Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

3 những điểm mới của luật doanh nghiệp 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.47 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 2
CHƯƠNG I: NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT DOANH
NGHIỆP NĂM 2005
3
1. Đặt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào một
khung pháp lý chung
3
2. Các quy định về đăng ký kinh doanh 4
3. Hoàn thiện quản trị doanh nghiệp 5
4. Các quy định về nhóm công ty: 5
5. Các quy định về công ty hợp danh: 5
6. Các quy định Công ty TNHH một thành viên 6
7. Các quy định về công ty TNHH hai thành viên trở lên 7
8. Các quy định về công ty cổ phần 8
9. Các quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 10
10. Tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp 11
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BẤT CẬP CÒN TỒN TẠI ĐỐI VỚI
LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005
12
1. Đưa DNNN vào Luật Doanh nghiệp thống nhất còn nhiều
thách thức
12
2. Quy định về con dấu thứ hai 13
3. Vấn đề chủ doanh nghiệp tư nhân có được thành lập Công ty
TNHH một thành viên
13
4. Về chứng chỉ hành nghề 13
5. Về danh mục nghành nghề kinh doanh 14
6. Bất cấp trong quy định tại một số điều về công ty cổ phần 14


Kết luận 17
1
LỜI NÓI ĐẦU
Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong
pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời phản ánh được tư tưởng và
mục tiêu nổi bật của luật Doanh nghiệp năm 2005 là hình thành một khung
pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp.
Đây là lần đầu tiên nước ta ban hành một văn bản pháp luật chung điều chỉnh
thống nhất tất cả các loại hình doanh nghiệp. Với việc ban hành Luật Doanh
nghiệp năm 2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã có điều kiện để hoạt động
bình đẳng trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Sự ra
đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đáp ứng được yêu cầu đối xử bình
đẳng giữa các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8,
Quốc hội khoá XI. Trên cơ sở kế thừa và phát triển Luật Doanh nghiệp năm
1999, Luật Doanh nghiệp 2005 tạo ra một bước tiến lớn trong hệ thống pháp
luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Luật doanh nghiệp năm 2005;
những điểm mới tiền bộ và những bất cập còn tồn tại” sẽ giúp cho chúng ta
thấy được tính tiến bộ cũng như những bất cập trong quá trình thực thi Luật
doanh nghiệp năm 2005.
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp chúng ta nhìn nhận được một
số điểm mới tiến bộ của Luật doanh nghiệp năm 2005, đánh giá những mặt
tích cực và nhìn nhận một số bất cập còn tồn tại của Luật doanh nghiệp năm
2005 để làm cơ sở hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Trong khuôn khổ của bài viết, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung
chính của đề tài gồm 02 phần
Chương I: Những điểm mới cơ bản của Luật doanh nghiệp năm 2005
Chương II: Một số bất cập còn tồn tại của Luật doanh nghiệp năm 2005
2

CHƯƠNG I: NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP
NĂM 2005
1. Đặt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào một khung
pháp lý chung
Trước đây, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trong nước và vốn đầu tư nước ngoài về cơ bản chịu sự điều chỉnh của hai hệ
thống văn bản khác nhau. Điều này ít nhiều đã tạo ra lợi thế cho các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trong nước do có sự khác biệt về thủ tục. Với sự ra đời
của Luật Doanh nghiệp, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế, bất kể là trong nước hay ngoài nước, vốn sở hữu nhà nước hay vốn sở hữu
tư nhân đều sẽ chơi trong một sân chơi chung.
Điêu 1 Luật doanh nghiệp quy định: "Luật này quy định về việc thành
lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh
tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); quy định về nhóm công ty."
Luật Đầu tư 2005 cũng sẽ tạo nên những thuận lợi cơ bản như thể chế
hoá các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) liên
quan tới hoạt động đầu tư như nguyên tắc đối xử quốc gia, công khai, minh
bạch, giải quyết tranh chấp… tạo ra môi trường pháp lý minh bạch và phù
hợp với thông lệ quốc tế cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhưng đồng
thời cũng đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những thử thách rất lớn. Các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với
những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thường là rất hùng mạnh, rất
chuyên nghiệp trong một môi trường kinh doanh về cơ bản là bình đẳng. “Về
cơ bản” là vì việc mở cửa môi trường đầu tư trong từng ngành, từng lĩnh vực
3
còn phụ thuộc và kết quả đàm phán giữa Việt Nam và các quốc gia trong quá
trình hội nhập.
2. Các quy định về đăng ký kinh doanh
Thay cho việc có Đơn đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp năm

1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định về Giấy đề nghị đăng ký
kinh doanh, Luật năm 2005 cũng có những quy định cụ thể về hồ sơ đăng ký
kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp bao gồm hồ sơ đăng ký kinh
doanh đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm
hữu hạn và công ty cổ phần. Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đã quy định
cụ thể về tên của doanh nghiệp, trong đó có cách đặt tên cho doanh nghiệp,
những trường hợp cấm về cách đặt tên doanh nghiệp, đặt tên doanh nghiệp
trong trường hợp tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt của
doanh nghiệp và những trường hợp tên trùng và tên gây nhầm lẫn.
Một điểm mới khác của luật Doanh nghiệp năm 2005 theo hướng là luật
chung cho các loại hình doanh nghiệp, là gắn thủ tục đăng ký kinh doanh với
thủ tục đăng ký đầu tư. Điều này xuất phát từ quan điểm đổi mới, đơn giản
hoá tối đa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp gia nhập thị trường và thực hiện các hoạt động đầu tư. Rút ngắn hơn
thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo khoản 2 Điều 15
Luật Doanh nghiệp 2005, “”Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem
xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ”. Hồ sơ, trình tự,
thủ tục, điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư
nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam được thực hiện theo quy định
của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và pháp luật về đầu tư. Giấy chứng nhận
đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4
3. Hoàn thiện quản trị doanh nghiệp
Khung quản trị doanh nghiệp được hoàn thiện hơn, rõ ràng hơn và bảo
vệ mạnh mẽ hơn quyền và lợi ích của thành viên, cổ đông thiểu số, cụ thể: -
Khung quản trị được thiết kế tùy theo loại hình doanh nghiệp và được áp
dụng thống nhất đối với doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài hay doanh nghiệp có sở hữu tư nhân, doanh nghiệp sở hữu vốn
nhà nước. - Xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối với

thành viên HĐQT và giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và
cẩn trọng; quy định rõ điều kiện và tiêu chuẩn của một chức danh quản lý
quan trọng trong công ty. - Tăng thêm quy định yêu cầu công khai và minh
bạch hóa, nhất là đối với những người quản lý. - Nâng cao, tăng cường và quy
định cụ thể hơn vai trò, vị trí và trách nhiệm của Ban kiểm soát. - Tăng cường
thêm các quy định về quản lý vốn, hạn chế nguy cơ lạm dụng trách nhiệm hữu
hạn.
4. Các quy định về nhóm công ty:
Luật Doanh nghiệp năm 2005 bổ sung quy định về nhóm công ty .Thực
chất, quy định về nhóm công ty nhằm mục đích tăng cường sự công khai,
minh bạch trong hoạt động kinh doanh cũng như hạn chế chế độ trách nhiệm
hữu hạn và bảo vệ lợi ích của cổ đông thiểu số. Đó là các quy định trách
nhiệm đền bù của công ty mẹ đối với công ty con, hay nghĩa vụ lập báo cáo
tài chính hợp nhất của nhóm công ty .Đây là một bước phát triểm mới của
pháp luật doanh nghiệp Việt Nam trong việc tạo ra cơ sở pháp lý để hình
thành các tập đoàn kinh tế lớn có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong
nước và quốc tế.
5. Các quy định về công ty hợp danh:
Thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh
5
6. Các quy định Công ty TNHH một thành viên
Một trong những nội dung mới nhất của Luật Doanh nghiệp 2005 (LDN
2005) là phần về công ty TNHH một thành viên. Nếu ở luật cũ, các điều
khoản dùng để chuyển tải loại hình doanh nghiệp này chỉ gói gọn trong chừng
một trang, thì luật mới đã tăng lên ít nhất là gấp năm lần, nội dung thì có
nhiều điểm rất mới.
Nếu trước đây công ty TNHH một thành viên chỉ có thể được thành lập
bởi một tổ chức, thì nay không cần như vậy. Một cá nhân cũng có thể đứng ra
thành lập loại hình công ty một chủ này. Nhưng cũng do “mở cửa” cho các
chủ sở hữu cá nhân vào sân chơi này, luật đã thận trọng dựng lên các “dải

phân cách” cùng nhiều chỉ dẫn khác để cho biết “anh” nào được làm gì, được
làm thế nào và tới đâu Chính vì vậy đã có một sự phân định khá rõ trong
luật, và cũng dễ thấy loại công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ
sở hữu sẽ hơi khác so với loại có chủ sở hữu là cá nhân.
Cụ thể, về “cơ cấu tổ chức quản lý công ty” (điều 67), tùy theo số nhân
sự được bố trí làm đại diện, loại do tổ chức làm chủ sở hữu sẽ áp dụng một
trong hai cách sau: (1) trường hợp có ít nhất hai người được tổ chức bổ nhiệm
làm đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu ấy là “Hội đồng thành viên - Tổng giám
đốc - Kiểm soát viên”. Hoặc (2) trường hợp chỉ có một người được tổ chức bổ
nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu sẽ là “Chủ tịch công ty - Tổng
giám đốc - Kiểm soát viên”. Như vậy, chỉ với cách (1) thì công ty mới có chủ
tịch hội đồng thành viên, và chức vụ này sẽ do chủ sở hữu công ty chỉ định
(điều 68). Còn đối với công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở
hữu thì, theo luật, chỉ có mỗi một đường (lại rất ngắn) là “Chủ tịch công ty -
Tổng giám đốc” (điều 74). Cũng theo luật thì “Chủ tịch công ty chính là chủ
sở hữu công ty”.
Có một số điểm khác cũng rất đáng lưu ý. Theo quy định về “quyền của
chủ sở hữu công ty” (điều 64) thì ở phần liệt kê dành cho loại công ty do tổ
6
chức làm chủ sở hữu, có quyền được “thành lập công ty con, góp vốn vào
công ty khác”. Trong khi đó, phần liệt kê dành cho loại công ty có chủ sở hữu
là cá nhân thì không thấy có các quyền này (nhưng cũng không thấy cấm).
Vậy ta có thể nào hiểu ngầm rằng với công ty TNHH một chủ là cá nhân thì
sẽ không “đẻ con” được (?). Về tổ chức công ty, luật mới đã bỏ khái niệm hội
đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị, thay vào đó là hội đồng thành
viên và chủ tịch hội đồng thành viên (điều 67 và 68). Điều này là hợp lý và
cần thiết để có sự phân biệt (giữa TNHH và cổ phần). Mặt khác, cũng theo
luật mới thì công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ
(điều 76).
7. Các quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã đưa ra quy định cụ thể khác biệt và cụ
thể hơn so với Luật Doanh nghiệp năm 1999 về người đại diện theo pháp luật
đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, theo đó Chủ tịch
Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện
theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện
theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt
ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác
theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
người đại diện theo pháp luật của công ty. Những quy định về người đại diện
theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cũng
tương đồng với quy định về vấn đề này của công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã đưa ra quy định về người đại diện theo
uỷ quyền. Đây là quy định mới so với Luật Doanh nghiệp năm 1999. Theo
quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, việc chỉ định người đại diện theo
uỷ quyền phải bằng văn bản, được thông báo đến công ty và cơ quan đăng ký
kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chỉ định.
7
8. Các quy định về công ty cổ phần
Tinh thần chung của luật, yêu cầu minh bạch, trung thực, công bằng, để
bảo vệ và duy trì niềm tin cho môi trường đầu tư, đã được tập trung khá rõ
trong chương IV chế định về công ty cổ phần. Nhưng cũng do đây là loại tổ
chức doanh nghiệp có “độ phức tạp cao”, làm sao để có được một môi trường
đủ tốt, có khả năng tạo ra một “rừng cây lâu năm” cho nền kinh tế, là điều
không dễ
Có thể bắt đầu từ điều 79 về “quyền của cổ đông phổ thông”, đặc biệt là
phần “cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ
thông” (khoản 2, 3, 4). Phần này hầu như đã được viết lại rất chi tiết và là
những nội dung cần ghi nhận, làm cơ sở nghiên cứu, cân nhắc trong việc soạn
điều lệ công ty. Tuy nhiên, tại khoản 1, điều 80, quy định “nghĩa vụ cổ đông

phổ thông phải thanh toán đủ số cổ phần mua trong thời hạn 90 ngày” có vẻ
đã nhầm với quy định về cam kết của cổ đông sáng lập. Cũng vậy, ở khoản
5.c, “cổ đông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty thanh
toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với
công ty” đã nhầm với quy định về nghĩa vụ của người quản lý công ty (vì tư
cách cổ đông không làm được việc này).
Về “cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập” (điều 84), luật mới đã bổ
sung một số điểm có tính điều chỉnh cụ thể, có ý nghĩa thực thi rất đáng chú ý.
Chẳng hạn, “trường hợp cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần
được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán hết trong thời
hạn ba năm” (khoản 4). Quy định này là mới và hợp lý. Thế nhưng, quy định
“cổ đông sở hữu 5% tổng số cổ phần phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh
doanh” (khoản 4, điều 86) nếu có cần thiết với công ty đại chúng thì e rằng sẽ
ít ý nghĩa (lại có hơi phiền) với các công ty cổ phần nội bộ, là loại nhỏ chiếm
đa số hiện nay ở ta. Vả lại, nếu sở hữu 5% đã được xem là cổ đông lớn, thì tại
sao tại khoản nói về “hợp đồng, giao dịch phải được đại hội đồng cổ đông
(ĐHĐCĐ) hoặc hội đồng quản trị chấp thuận” (điều 120) cổ đông lớn lại
8
được nới đến 35%? (Luật cũ là 10%). Mặt khác, quy định về “số chiết khấu
hoặc tỷ lệ chiết khấu” trên giá bán cổ phần cho người môi giới hoặc người
bảo lãnh mà “phải được sự chấp thuận của số cổ đông đại diện cho ít nhất
75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết” (điều 87.1.c) thì e sẽ khó bán được
nhanh.
Trong luật cũng có một số thay đổi tuy nhỏ mà không nhỏ, như việc mua
lại cổ phần theo quyết định của công ty (điều 91) quy định “hội đồng quản trị
có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần trong mỗi 12
tháng”. Hoặc, việc chi trả cổ tức sẽ không còn tình trạng “ăn đong” với quy
định khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty
(điều 93). Đồng thời, hàng loạt tỷ lệ liên quan đến điều kiện họp ĐHĐCĐ, tỷ
lệ tối thiểu trong biểu quyết thông qua (điều 102, điều 104) đã được nâng lên.

Thông thường, các mức 51% của luật cũ nay là 65%, các mức 65% nay là
75%, ngoại trừ hình thức lấy ý kiến bằng văn bản đã được nâng từ 51% lên
75%.
Liên quan đến ĐHĐCĐ, việc họp và lấy ý kiến bằng văn bản, LDN 2005
có hai điều mới quy định về trình tự, thủ tục, các yêu cầu cần tôn trọng hoặc
phải thực hiện. Cụ thể, điều 103 nói về thể thức tiến hành họp và biểu quyết
tại ĐHĐCĐ, trong số những nội dung cơ bản có cả nội dung về tình huống
hoãn hoặc dừng họp ĐHĐCĐ (luật cũ không có). Không biết nếu luật mới có
hiệu lực sớm hơn thì “bi kịch” Đay Sài Gòn có dễ phân xử hơn? Tương tự,
điều 105 quy định về thẩm quyền và thể thức thông qua quyết định của
ĐHĐCĐ theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản cũng hoàn toàn mới. Cuộc
họp ĐHĐCĐ thường niên nay cũng đã được nới đến tháng 4, thay vì chỉ trong
quí 1 như luật cũ.
Về hội đồng quản trị (từ điều 108-115) có một số nội dung cần ghi nhận.
“Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là năm năm - Nhiệm kỳ của thành viên hội
đồng quản trị là không quá năm năm”. Cách quy định này có cái lý riêng. Vậy
có lẽ các công ty niêm yết sẽ phải thay đổi cách bầu luân phiên như theo điều
9
lệ mẫu. Thành viên hội đồng quản trị cũng đã được khẳng định “không nhất
thiết phải là cổ đông của công ty”. Điều này nghe hơi lạ, nhưng là một cách
làm từ lâu của thế giới, vấn đề là cần biết rõ và nắm vững đó là gì. Đối với
tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên hội đồng quản trị, tuy luật có ghi “là
cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông” nhưng đó chỉ
là một chuẩn. Luật mới còn quy định “cuộc họp của hội đồng quản trị được
tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên”, là cao hơn luật cũ
(chỉ cần hai phần ba). Đồng thời, một số yêu cầu liên quan đến họp hội đồng
quản trị nay đã được nâng lên thành luật, gồm các đề nghị của ban kiểm soát,
tổng giám đốc, của năm người quản lý, và của hai thành viên hội đồng quản
trị. Vậy, dù hội đồng quản trị có 11 người thì cũng chỉ cần hai người yêu cầu
là phải họp!

Luật mới cũng quy định việc bầu hội đồng quản trị theo thể thức bầu
dồn phiếu (điều 104). Thể thức này đáp ứng tính đại diện tốt hơn, có lợi cho
cổ đông nhỏ hay các nhóm cổ đông, hoàn toàn khác với cách ở ta thường làm
trước đây. Những nội dung vừa kể kết hợp với rất nhiều chi tiết khác trong
luật cho thấy hội đồng quản trị quả là đầy trọng trách, lắm áp lực. Bởi thế, nếu
thành viên hội đồng quản trị mà thấy cứ “khỏe re” thì đó có thể là điều lạ
LDN 2005 cũng đã chính thức đưa chi phí, thù lao, tiền lương của hội
đồng quản trị và ban kiểm soát vào chi phí kinh doanh của công ty (điều 117).
Việc công khai các lợi ích liên quan đến các “VIP” trong công ty cổ phần
cũng được nêu rất chặt chẽ (điều 118) với yêu cầu phải “kê khai”, “niêm yết”,
đáp ứng quyền được xem xét nội dung kê khai bất cứ lúc nào thấy cần Luật
vậy là khá sâu. Hy vọng hiệu lực triển khai cũng đạt được độ sâu mong đợi.
9. Các quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Xác định cụ thể thời hạn (chậm nhất là bốn năm) kết thúc quá trình
chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty
cổ phần, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Việc xác định thời hạn 4 năm xuất phát từ yêu cầu đẩy nhanh quá trình sắp
10
xếp, tổ chức lại và nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu
tạo lập môi trường kinh doanh bình thường, không phân biệt đối xử giữa các
doanh nghiệp theo thành phần kinh tế, đồng thời, đã tính đến các điều kiện,
các vấn đề cần phải xử lý trong quá trình chuyển đổi.
Như vậy, lộ trình chuyển đổi DNNN đã được luật hoá, theo đó các quy
định hiện hành về DNNN sẽ chỉ được áp dụng trong khoảng thời gian 4 năm,
kể từ ngày Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực. Sau thời gian này, các doanh
nghiệp không kể thành phần kinh tế đều hoạt động trong một hành lang pháp
lý chung về doanh nghiệp và đầu tư.
10. Tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp được tăng cường và cụ thể hơn.
Điều này được thể hiện bằng các quy định về cung cấp thông tin giữa các cơ

quan nhà nước, quy định rõ và cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước,
cấp chính quyền trong quản lý doanh nghiệp, quy định cụ thể điều kiện giải
thể doanh nghiệp, quy định cụ thể các hành vi bị cấm, bổ sung thêm trường
hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Đổi mới cơ bản cơ chế
thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, trong đó, tách
chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu ra khỏi chức năng quản lý hành chính
nhà nước, thực hiện tập trung và thống nhất các quyền chủ sở hữu, đồng thời
tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp.
11
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BẤT CẬP CÒN TỒN TẠI ĐỐI VỚI LUẬT
DOANH NGHIỆP NĂM 2005
1. Đưa DNNN vào Luật Doanh nghiệp thống nhất còn nhiều thách
thức
DNNN, để tham gia vào sân chơi chung với các doanh nghiệp ĐTNN
và doanh nghiệp tư nhân, sẽ phải hoặc cổ phần hóa hoặc chuyển sang công
ty TNHH một thành viên. Một khi chuyển đổi, DNNN cũng sẽ phải tuân thủ
các quy định về quản trị doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp 2005 như
đối xử công bằng với cổ đông, ban giám đốc điều hành phải được trao đủ
quyền để điều hành và quản lý nhân sự của công ty, tuân thủ các quy định
về công bố thông tin. Cho dù DNNN chuyển đổi sang hình thức nào đi
chăng nữa mà không có những quy định rõ ràng về cơ quan hành chính chủ
quản (không tách biệt được chức năng chủ sở hữu với chức năng quản lý
hành chính nhà nước), vẫn không được tự chủ trong việc phát triển kinh
doanh và quản lý nhân sự (không được tự chủ trong việc sử dụng vốn để đạt
mục tiêu chiến lược) thì sẽ chỉ là “bình mới rượu cũ". DNNN sẽ không thay
đổi được động cơ cũng như hiệu quả hoạt động.
Hơn nữa hiện nay rất nhiều DNNN tồn tại và phát triển một phần do
được hưởng ưu đãi, thậm chí trợ cấp từ nhà nước dưới nhiều hình thức như
trợ cấp trực tiếp (như trợ giá mềm, tín dụng mềm, đánh thuế mềm, và giá
hành chính mềm); các chính sách ưu đãi từ các ngân hàng thương mại nhà

nước; và tiếp cận dễ dàng với các cơ quan chính phủ.
11
Vẫn chưa có một sân
chơi bình đẳng thực sự giữa DNNN và khu vực doanh nghiệp tư nhân trong
và ngoài nước. Để tạo được một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, nhất là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới WTO, những ưu đãi này cần được xóa bỏ và DNNN
cần hoạt động theo đúng các quy luật của thị trường cạnh tranh.
12
2. Quy định về con dấu thứ hai
Có những vướng mắc hết sức đơn giản nhưng lâu nay vẫn cứ vướng.
Một trong số đó là quy định về con dấu thứ hai. Điều 36 Luật Doanh nghiệp
quy định: “Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu,
doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai”. Quy định này được nhiều doanh
nghiệp hưởng ứng, nhất là doanh nghiệp có tầm hoạt động rộng khắp nước.
Tuy nhiên, mười tháng qua, chưa có doanh nghiệp nào xin được con dấu thứ
hai này. Không cơ quan nào dám cấp dấu vì không rõ “cần thiết” là như thế
nào, quản lý, sử dụng con dấu ra sao, ai có quyền nắm giữ con dấu thứ
hai…
3. Vấn đề chủ doanh nghiệp tư nhân có được thành lập Công ty
TNHH một thành viên
Lấy quy định cũ (trước khi có Luật Doanh nghiệp 2005) áp dụng cũng
không xong vì chỉ từ Luật Doanh nghiệp 2005 mới có Công ty TNHH một
thành viên! Áp dụng theo luật mới thì…bó tay vì không có hướng dẫn.
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp hiện thiếu các hướng dẫn cụ thể về trình tự,
thủ tục chuyển Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai
thành viên trở lên và ngược lại, chuyển Công ty Cổ phần thành Công ty
TNHH và ngược lại. Trình tự, thủ tục, giải thể như thế nào cũng chưa được
làm rõ.
4. Về chứng chỉ hành nghề

Vướng mắc được xoáy nhiều nhất là quy định về chứng chỉ hành nghề.
Luật Doanh nghiệp chỉ nói chung chung cho rằng “giám đốc và cá nhân
khác” phải có chứng chỉ hành nghề nếu kinh doanh vào ngành nghề có điều
kiện (khoảng 11 ngành nghề như luật, kiểm toán, dược, khám chữa bệnh,
xây dựng, thuốc thủy sản…). Thế nhưng hiểu quy định này như thế nào thì
mỗi nơi mỗi khác. Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM buộc cả giám đốc lẫn
một người quản lý khác trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề
mới cấp phép kinh doanh. Trong khi đó, một thành viên của Tổ công tác thi
13
hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư hướng dẫn theo hướng hoàn toàn
khác: chỉ cần giám đốc “hoặc’ cá nhân khác có chứng chỉ là được. Tuy
nhiên, hướng dẫn của thành viên Tổ công tác không được xem là văn bản có
tính pháp lý để được áp dụng!
5. Về danh mục nghành nghề kinh doanh
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì cá nhân được kinh doanh
những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, ngoài ngành nghề
cấm còn có những ngành nghề “nhạy cảm’. Đó là những ngành ngoài danh
mục mã ngành nghề đã có sẵn, đang chờ hướng dẫn, đang xem xét cân
nhắc…Tại TP.HCM, có ông Trần Đình Bảo Quốc xin thành lập doanh nghiệp
đòi nợ thuê nhưng không được cấp phép vì ngành này không có trong danh
mục, lại đang chờ Bộ Tài chính trình chính phủ ban hành nghị định hướng
dẫn riêng. Luật Doanh nghiệp không quy định trong trường hợp này cấp phép
hay không cấp nên các Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng chùn tay.
Xét theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì đòi nợ thuê không phải là
ngành nghề cấm kinh doanh. Cũng không có văn bản nào quy định tạm ngưng
cấp phép ngành nghề đang chờ hướng dẫn. Trong lúc “ầu ơ” như thế thì
doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh mà không biết phải chờ đến bao giờ. Sở
kế hoạch và Đầu tư TP.HCM thì bị doanh nghiệp mắng xối xả, hăm kiện ra
tòa.
Báo cáo đánh giá rằng: “Đây thực chất là một loại giấy phép kém minh

bạch hơn các loại giấy phép khác đã được quy chính thức trong các văn bản
pháp luật có liên quan”.
6. Bất cấp trong quy định tại một số điều về công ty cổ phần
• Sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm quyền giữa Hội đồng quản trị
(HĐQT) và Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của Công ty cổ phần (CTCP)
Điều 120, Luật Doanh nghiệp quy định như sau:
14
“1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải
được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận:(a) ; (b) , (c) ;
“2. HĐQT chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50%
tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc
một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty
3. ĐHĐCĐ chấp thuận các hợp đồng và giao dịch khác trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này ”
Quy định trên đã gây ra cách hiểu không rõ ràng về thẩm quyền của
ĐHĐCĐ và HĐQT CTCP, dẫn tới hai vấn đề sau:
• Một là, nếu nội dung của khoản 1, khoản 2 và khoản 3 không độc lập
mà có liên quan với nhau: Trong trường hợp này, khoản 2 và khoản 3 được sử
dụng để phân định các trường hợp quy định tại khoản 1. Tuy nhiên, theo cách
quy định của Điều 120 thì chưa đưa ra được nội dung này. Như vậy, yêu cầu
đặt ra là phải quy định lại Điều 120 theo hướng cụ thể, dẫn chiếu từ Khoản 2,
Khoản 3 lên Khoản 1 để việc áp dụng được dễ dàng.
•Hai là, nếu nội dung của khoản 1 độc lập với khoản 2 và khoản 3:
Trong trường hợp này, khoản 1, Điều 120 không xác định rõ ràng chủ thể có
thẩm quyền quyết định các hợp đồng, giao dịch của công ty (ĐHĐCĐ hay
HĐQT). Mặt khác, điều khoản này chồng chéo thậm chí mâu thuẫn với Điều
108.2.g của Luật Doanh nghiệp.
Điều 108.2.g, Luật Doanh nghiệp quy định HĐQT có quyền: “Quyết
định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp
đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn

50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty
hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và
giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3, Điều 120 của Luật này”;
15
Như vậy, Điều 108.2.g đã quy định "hợp đồng và giao dịch quy định tại
khoản 1" của Điều 120 không thuộc thẩm quyền của HĐQT. Đây là một quy
định mang tính loại trừ.
Nhưng Khoản 1, Điều 120 lại quy định các hợp đồng, giao dịch đó phải
được HĐQT hoặc ĐHĐCĐ chấp thuận. Đây chính là sự mâu thuẫn và trong
trường hợp này các doanh nghiệp không biết phải áp dụng theo quy định nào
để phù hợp với pháp luật
• Quy định không rõ ràng về thủ tục gửi tài liệu cho các cổ đông trước khi
tiến hành họp ĐHĐCĐ
Khoản 2, Điều 100 Luật Doanh nghiệp quy định: “Kèm theo thông báo
mời họp phải có mẫu chỉ định đại diện theo uỷ quyền dự họp, chương trình
họp, phiếu biểu quyết, các tài liệu thảo luận làm cơ sở thông qua quyết định
và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp. Nếu công
ty có trang thông tin điện tử thì thông báo mời họp và các tài liệu gửi kèm
theo phải được công bố trên trang thông tin điện tử đó đồng thời với việc gửi
thông báo cho các cổ đông".
Quy định trên được hiểu là trong trường hợp công ty có trang thông tin
điện tử thì phải có trách nhiệm công bố thông báo mời họp và các tài liệu gửi
kèm theo trên trang thông tin điện tử đó.
Tuy nhiên, quy định “đồng thời với việc gửi thông báo cho các cổ
đông”gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, theo đó, việc đồng thời gửi thông báo
có nghĩa là chỉ gửi thông báo mời họp hay phải gửi cả thông báo mời họp và
các tài liệu kèm theo. Thực tế, chúng tôi nhận thấy hiện nay, các Doanh
nghiệp áp dụng điều khoản này theo nhiều cách khác nhau, có Công ty vừa
công bố thông tin trên trang thông tin điện tử, vừa gửi thông báo và toàn bộ
tài liệu có liên quan đến các cổ đông; có Công ty thì chỉ gửi duy nhất Thông

báo mời họp cho cổ đông cùng với việc công bố thông tin trên trang thông tin
điện tử.
16
KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi tất yếu, bức thiết của đất nước
ta. Nhận rõ lợi thế và thách thức để chủ động hội nhập là điều hết sức cần
thiết. Có vậy chúng ta mới đẩy nhanh quá trình hội nhập với quy mô rộng
hơn, trình độ cao hơn…
Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới tranh thủ được nguồn vốn,
kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới mở rộng được thị trường
xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Mở cửa
hội nhập do đó, không chỉ là để các doanh nghiệp của ta vươn ra, mà còn để
các doanh nghiệp nước ngoài đi vào sản xuất và kinh doanh ở nước ta.
Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu nội sinh của bản thân nền kinh tế
nước ta, chứ không phải do chúng ta bị o ép, bị bắt buộc. Thời cơ đang đến,
yêu cầu của chính bản thân đòi hỏi, không còn sự lựa chọn ưu việt nào hơn.
Vấn đề đặt ra là chúng ta lựa chọn như thế nào để vẫn hội nhập phát triển mà
vẫn bảo toàn trọn vẹn độc lập tự chủ, vẫn hội nhập mà không đánh mất truyền
thống, hội nhập mà an ninh trật tự xã hội được bảo đảm, hội nhập mà xã hội
lành mạnh và phát triển.
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi nội sinh, bức thiết của
đất nước ta. Đây là một công việc hết sức mới mẻ, khó khăn và không ít thách
thức. Xây dựng một chiến lược hội nhập với những kế hoạch cụ thể với một
hệ thống tổ chức chặt chẽ và hệ thống chính sách thông thoáng cởi mở, một
đội ngũ cán bộ giỏi, thạo việc là những điều kiện cần phải có để chúng ta đủ
sức hội nhập.
Luật doanh nghiệp là một trong những luật được sự quan tâm rất lớn của
các nhà đầu tư trong và ngoài nước, sự thông thoáng, bình đẳng và ổn định có

ảnh hưởng to lớn đến hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam. Ngày 29
17
tháng 11 năm 2005 Luật doanh nghiệp ra đời đánh dấu một bước ngoặt lịch
sử trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật doanh nghiệp năm 2005 có những điểm tiến bộ so với Luật doanh
nghiệp năm 1999, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số bất cập còn tồn tại cần
được hoàn thiện, bài viết này sẽ đưa ra được một số điểm mới cơ bản mà em
cho là quan trọng nhất của đạo luật này nhằm có được cái nhìn toàn diện hơn
về Luật doanh nghiệp năm 2005.
18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn bản pháp luật
1. Luật doanh nghiệp năm 1999
2. Luật doanh nghiệp năm 2005
3. Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003
4. Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh
II. Các tài liệu chuyên khảo
5. Giáo trình Luật thương mại – Trường đại học Luật Hà Nội xuất bản năm
2007
III. Các trang Web
6. vietlaw.org.vn
7. dangkykinhdoanh.net
8. issi.gov.vn
9. kinhdoanh.com.vn
10. dangcongsan.vn
11. bussine.gov.vn
19

×