Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Những điểm mới của Luật trọng tài thương mại 2010 so với pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.44 KB, 11 trang )

Đề bài: Những điểm mới của Luật trọng tài thương mại 2010
so với pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.
Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngày càng
tham gia nhiều vào các hoạt động thương mại trên quy mô toàn thế giới, và
đương nhiên, những tranh chấp thương mại phát sinh trong quá trình đó là
không tránh khỏi, do vậy, việc nghiên cứu các biện pháp giải quyết tranh
chấp thương mại hiện nay là rất cần thiết để chúng ta có thể bảo vệ quyền lợi
chính đáng của mình trong mọi hoạt động thương mại.
I, Những hiểu biết cơ bản
1, Tranh chấp thương mại.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Thương mại 2005, Luật tố
tụng dân sự 2004, thì tranh chấp thương mại (TCTM) được hiểu là những
mâu thuẫn(bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong
quá trình thực hiện các hoạt động thương mại
1
.
Theo quy định về thẩm quyền của luật Trọng tài thương mại 2010, TCTM là
những tranh chấp có đặc điểm sau đây:
- thứ nhất, TCTM là những tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại.
-thứ hai, TCTM là những tranh chấp phát sinh chủ yếu giữa các thương
nhân.
1
Giáo trình luật thương mại Việt Nam tâp 2-trường Đại học Luật Hà Nội-Nxb CAND 2009 tr.432
1
Tất nhiên, khi tranh chấp đã xuất hiện thì nhu cầu tất yếu của các bên tham
gia vào sự tranh chấp đó là giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng nhất
và có lợi nhất.
Các hình thức giải quyết TCTM cơ bản, trên thế giới cũng như Việt Nam
hiện nay bao gồm:
-Giải quyết TCTM qua thương lượng.
-Giải quyết TCTM qua hòa giải


-Giải quyết TCTM qua trọng tài thương mại
-Giải quyết TCTM thông qua tòa án.
Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ đề cập đến phương pháp giải quyết
TCTM bằng trọng tài thương mại.
2, Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến trên
thế giới, nhất là tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Thoả thuận
trọng tài là một thoả thuận đặc biệt bởi nó quy định việc giải quyết tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng phải bằng trọng tài mà thoả thuận trọng tài nằm
ngay trong chính hợp đồng. Hiện nay, khi soạn thảo các điều khoản về giải
quyết tranh chấp trong Hợp đồng thương mại, các bên trong quan hệ giao
dịch thường quy định việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức Trọng tài
thương mại, đặc biệt là khi quan hệ giao dịch này có yếu tố nước ngoài.
Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc
(trọng tài ad-hoc) và trọng tài thường trực.
Phương thức giải quyết bằng trọng tài thương mại có một số ưu điểm:
2
Thời gian xử lý một vụ việc bằng hình thức trọng tài ngắn hơn so với
các phương pháp khác, trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Minh Chí, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế
Việt Nam: sở dĩ trong thời gian gần đây các vụ TCTM giữa các doanh
nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài được xử lý tranh chấp bằng
trọng tài chiếm số lượng ngày càng nhiều là do thời gian xử lý một vụ việc
bằng hình thức trọng tài rất ngắn. Một vụ tranh chấp trị giá hàng triệu USD
có khi chỉ được giải quyết trong vòng 3-4 tháng. Trong khi đó, nếu đưa ra
toà án sẽ kéo dài hàng năm. Có như vậy là bởi một trong những yếu tố làm
cho các vụ tranh chấp được xử lý nhanh là tính chất chung thẩm của quyết
định trọng tài không có kháng cáo và các bên ngay lập tức phải thi hành các
quyết định của trọng tài.
Thủ tục tố tụng linh hoạt: đây là một ưu điểm lớn, vì các bên tham gia

tranh chấp có thể lựa chọn thủ tục một cách linh hoạt, mềm dẻo, chứ không
bắt buộc phải tuân theo các thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ như giải quyết qua
tòa án.
Tính trung lập, vô tư, khách quan và tính chuyên nghiệp của trọng tài
viên, theo đó thì thẩm quyền cả trọng tài được hình thành dựa trên sự thoả
thuận của các bên. Các trọng tài viên thường là người có nhiều kiến thức và
kinh nghiệm trọng một số lĩnh vực cụ thể. Những tranh chấp chuyên ngành
đó đòi hỏi người phân xử phải có kiến thức rộng và am hiểu trong lĩnh vực
đó. Nếu ghé thăm trang web của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam -
VIAC, chúng ta có thể thấy một danh sách dài(cỡ hơn 100 trọng tài viên), họ
đều các học giả, các cán bộ nhà nước cấp cao, các luật sư nổi tiếng… mà tên
tuổi của họ cũng là làm các bên đương sự cảm thấy tin tưởng.
3
Tính bí mật: nguyên tắc giải quyết tranh chấp của trọng tài là không
công khai . đây là một trong những điểm khác biệt và là một ưu điểm so với
các phương thức giải quyết tranh chấp khác. Bởi vì trong lĩnh vực kinh
doanh bí quyết kinh doanh là yếu tố quan trọng, nhất là những lĩnh vực sở
hữu trí tuệ, công nghệ cao, nếu giải quyết tại toà án sẽ có nguy cơ làm tiết lộ
bí mật, hơn nữa, việc các đối tác biết được doanh nghiệp đang phải tham gia
tranh chấp có thể sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanh
nghiệp.
Sự công nhận quốc tế: phán quyết trọng tài được công nhận rộng rãi:
cho đến nay đã có nhiều Công ước quốc tế về trọng tài thương mại được ký
kết và phê chuẩn bởi nhiều quốc gia như Công ước New York 1958, Công
ước Washington 1965, Công ước Liên Mỹ về trọng tài thương mại quốc tế;
do đó, các phán quyết của trọng tài được công nhận rộng rãi hơn và dễ thực
thi hơn so với các phán quyết ở tòa án.
Ông Jason Fry, Tổng thư ký Tòa án trọng tài quốc tế cho biết: phán
quyết của trọng tài được quốc tế thừa nhận và thi hành ở nhiều quốc gia hơn
so với quyết định của tòa án. Hiện đã có 150 quốc gia đã ký công ước New

York về việc thực hiện các quyết định của trọng tài. Đây là một thuận lợi
cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đưa các vụ TCTM cho trọng tài xử lý,
bởi trong thời gian qua có đến 60% các vụ TCTM của doanh nghiệp Việt
Nam đều có yếu tố quốc tế.
Phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm, nhờ đó mà hiệu lực
của phán quyết của trọng tài thương mại được đảm bảo thi hành bởi cơ chế
pháp lý rõ ràng, không phụ thuộc vào thiện chí của các bên như thương
lượng hay hòa giải.
4
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài cũng có nhược điểm:
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đòi hỏi chi phí cao
hơn so với những phương thức khác, vụ việc cần giải quyết có giá trị tính
bằng tiền càng lớn thì chi phí trọng tài càng cao.
Sau đây là biểu phí trọng tài tham khảo, theo nguồn tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam - VIAC.
Đơn vị: USD
Trị giá tranh chấp Phí Trọng tài
Từ 20.000 trở xuống 2.000
Từ 20.001 đến 50.000 2.000 + 3% số tiền vượt quá 20.000
Từ 50.001 đến 100.000 2.900 + 2,5% số tiền vượt quá 50.000
Từ 100.001 đến 500.000 4.150 + 2% số tiền vượt quá 100.000
Từ 500.001 đến 1.000.000
Từ 1.000.001 đến 2.000.000
12.150 + 1,75% số tiền vượt quá 500.000
20.900 + 1,50% số tiền vượt quá 1.000.000
Từ 2.000.001 đến 5.000.000 35.900 + 1% số tiền vượt quá 2.000.000
Từ 5.000.001 đến 10.000.000 65.900 + 0,50% số tiền vượt quá 5.000.000
Từ 10.000.001 đến 30.000.000 90.900 + 0,20% số tiền vượt quá 10.000.000
5

×