Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.94 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC NĂM 2015
HÀ NỘI - 2013
Hạn nộp bài theo qui định: ngày 01 tháng 11 năm 2013
Thời gian nộp bài: ngày 01 tháng 11 năm 2013
Nhận xét của giảng viên chấm bài:









Điểm: Giảng viên (kí tên):
2
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
Học phần Đánh giá trong giáo dục
ĐỀ BÀI
Câu 1: Hãy xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá trong dạy học môn học…?
Câu 2: Kèm theo bài kiểm tra 45’ (giữa kỳ) theo đúng kế hoạch trên.
BÀI LÀM
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT
QUA GIẢNG DẠY MÔN HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN
I. PHÂN TÍCH NHU CẦU
1. Căn cứ pháp lý về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
- Giáo dục toàn diện cho người học là mục tiêu quan trọng trong chủ trương


giáo dục của nước ta, điều này đã được khẳng định trong Điều 2, Luật Giáo dục:
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,
tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để
giúp học sinh phát triển toàn diện, giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) là hình thức
giáo dục có vai trò quan trọng.
- Chỉ thị 40/2008/CT–BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Chỉ thị xác định 5 nội
3
dung trọng tâm cần thực hiện để “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” thì GDKNS là một trong 5 nội dung đó.
2. Vai trò của GDKNS đối với lứa tuổi học sinh THPT
"Kỹ năng sống" (KNS) là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả
năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích
cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu
giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành
mạnh. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn,
thử thách; biết ứng ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ
thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của
chính mình. Ngược lại người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại
trong cuộc sống.
Đối với mỗi con ngườ i nói chung, học sinh THPT nói riêng, 3 yếu tố giúp
hình thành và phát triển năng lực là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong 3 yếu tố
này thì kỹ năng và thái độ thuộc về KNS, có vai trò quyết định trong việc hình
thành và phát triển nhân cách.
KNS tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng
niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết
định số phận của mình. KNS giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong

mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động
theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực.
3. Thực trạng GDKNS cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện
nay
- Những mặt đã làm được:
Việc tổ chức GDKNS ở các trường THPT trong Tỉnh hiện nay được tiến
hành thông qua môn học (nội khoá, ngoại khoá), thông qua việc dạy học tự chọn,
qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động câu lạc bộ cũng không còn xa lạ với
4
giáo viên bởi họ đã được làm quen với cách thức tổ chức này. Đây là một trong
những điều kiện thuận lợi cho việc đưa hoạt động giáo dục này vào nhà trường. Sự
phối hợp chặt chẽ GDKNS với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào
chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, phòng
chống ma tuý, giáo dục pháp luật,… sẽ tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai
GDKNS. Nhìn chung cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường phổ thông đã
bước đầu làm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống”, mặc dù mức độ hiểu biết có khác
nhau. Một số hoạt động GDKNS đã được đa số các trường chú ý thực hiện trong
khuôn khổ và yêu cầu của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” do Bộ Giáo dục và Ðào tạo phát động. GDKNS từ nhà trường cũng như
qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thu hút được sự chú ý và hưởng ứng
của xã hội, của phụ huynh học sinh. Hình thực tổ chức GDKNS đã bước đầu được
thực hiện trong một số môn học, thông qua hoạt động ngoại khoá và sinh hoạt câu
lạc bộ với nội dung khá đa dạng.
- Những mặt hạn chế:
+ Còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức GDKNS qua các hoạt động thích
hợp, đặc biệt chưa khai thác hiệu quả môn học GDCD trong việc GDKNS cho học
sinh.
+ Ý nghĩa, tầm quan trọng của KNS và GDKNS chưa được nhận thức một
cách đúng mức trong một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên. Thói quen chú trọng
vào kiến thức mang tính lý thuyết của giáo viên sẽ là cản trở lớn khi triển khai

GDKNS, loại hình giáo dục nhằm tạo thói quen, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp
với các tình huống của cuộc sống.
+ Thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo duc KNS trong nhà trường,
trước hết là tài liệu cho giáo viên và học sinh.
Trong những mặt hạn chế trên, hạn chế thứ nhất và thứ 2 được xem là những
hạn chế lớn nhất ở các trường THPT.
5
- Sự cần thiết của việc GDKNS qua giảng dạy môn giáo dục công dân
Việc GDKNS cho học sinh tại các trường THPT được thực hiện một cách
chắp vá, mang tính rời rạc, hầu như chỉ mới được đan xen vào một số môn học xã
hội và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các nhà trường còn thiếu hẳn chương trình
GDKNS, cơ chế quản lý và cách thức kiểm tra-đánh giá hình thức giáo dục này.
GDKNS không còn là điều mới mẻ ở các nhà trường, nhưng việc thực hiện nó như
thế nào mang lại hiệu quả cao, làm thế nào để rèn luyện KNS cho học sinh…vẫn là
những điều băn khoăn và lúng túng của các thầy cô giáo. GDCD là mảnh đất màu
mỡ trong việc GDKNS cho học sinh, nhưng làm thế nào để lồng ghép GDKNS vào
trong môn học này như thế nào để mang lại hiệu quả luôn là trăn trở của nhiều thầy
cô giáo. GDCD trong nhà trường hiện nay còn nặng về giáo dục chính trị, nhẹ giáo
dục kỹ năng sống, coi trọng lý thuyết, chưa chú ý vận dụng, thực hành. Đáng chú ý,
nhiều bài học còn khô khan, gượng ép, không phù hợp lứa tuổi và chưa gắn với
việc làm và hành vi cụ thể trong đời sống đói với học sinh. Hệ quả của những hạn
chế khiến cho học sinh thiếu hứng thú trong học tập khiến cho mục tiêu dạy người
qua môn học còn hạn chế. Tình trạng tiêu cực về đạo đức và vi phạm của một bộ
phận thanh, thiếu niên có một phần trách nhiệm thuộc về dạy, học GDCD trong nhà
trường
II. MỤC TIÊU
Sau khi học xong khóa tập huấn, học viên có thể:
1. Về Kiến thức:
- Phát biểu được các quan niệm cơ bản về KNS, GDKNS.
- Nêu và giải thích được 5 nguyên tắc GDKNS cho học sinh THPT

- Nêu và phân tích được những yêu cầu của một bài soạn môn GDCD trường
THCS có tích hợp GD KNS
- Nêu, phân tích, đánh giá được các nội dung GDKNS cơ bản cho học sinh
THPT tương ứng với các bài học trong chương trình GDCD THPT
6
2. Về Kỹ năng:
- Soạn được giáo án môn học GDCD của khối lớp mình giảng dạy tích hợp
được các GDKNS cơ bản cho học sinh
- Thiết kế được chương trình tích hợp các nội dung GDKNS cơ bản cho học
sinh THPT trong kế hoạch giảng dạy môn học GDCD lớp 10, 11, 12
- Tổ chức dạy học môn GDCD tích hợp hiệu quả việc rèn luyện KNS cho
học sinh.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tự tin trong quá trình GD KNS cho HS.
- Nhiệt tình hướng dẫn, hợp tác với đồng nghiệp thực hiện hiệu quả trong
lồng ghép GDKNS cho học sinh qua môn GDCD
4. Mục tiêu khác:
- Giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
- Kỹ năng khai thác thông tin trên mạng: Các tình huống, cách giải quyết tình
huống, ví dụ thực tế… để GDKNS cho học sinh qua giảng dạy môn GDCD.
7
III. NỘI DUNG – MỤC TIÊU CHI TIẾT
STT NỘI DUNG MỤC TIÊU CHI TIẾT
1 Những vấn đề chung về
GDKNS cho học sinh THPT
1.1 Quan niệm KNS và sự cần
thiết của các kỹ năng sống đối
với con người
Quan niệm về GDKNS và sự
cần thiết của GDKNS cho học

sinh THPT
Bậc 1: Phát biểu được các quan niệm về KNS, GDKNS. Nêu được quan
điểm chung nhất về KNS và GDKNS
Bậc 2: Giải thích được sự cần thiết phải GDKNS cho học sinh THPT
Bậc 3: Liên hệ tình hình GDKNS cho học sinh đơn vị mình đang công tác
1.2 Nguyên tắc GDKNS cho học
sinh THPT
Bậc 1: Nêu được 5 nguyên tắc GDKNS cho học sinh THPT
Bậc 2: Giải thích được vì sao cần thực hiện đồng bộ nguyên tắc 5T trong
GDKNS cho học sinh THPT
1.3 Nội dung GDKNS cho học
sinh THPT
Bậc 1: Gọi tên được 21 KNS cơ bản dành cho học sinh THPT
Bậc 2: Phân chia 21 KNS cơ bản dành cho học sinh THPT thành 4 nhóm
KNS
Bậc 3: Lập luận căn cứ phân chia các nhóm KNS
1.4 Phương pháp GDKNS cho
học sinh THPT
Bậc 1: Gọi tên được các phương pháp GDKNS cho học sinh THPT
Bậc 2: Vận dụng các phương pháp đã được tập huấn vào hoạt động GDKNS
cho học sinh
Bậc 3: Đánh giá được hiệu quả sử dụng các phương pháp GDKNS ở đơn vị
mình công tác
2 Nội dung và phương pháp
GDKNS cho học sinh THPT
qua giảng dạy môn học
GDCD
2.1 Nội dung GDKNS cho học
sinh THPT qua giảng dạy
môn học GDCD

Bậc 1: Xác định được các nội dụng GDKNS cần thiết cho học sinh THPT
tương ứng với các nội dung trong chương trình GDCD lớp 10, 11, 12.
Bậc 3: Thiết kế được chương trình tích hợp các nội dung GDKNS cho học
8
THPT trong kế hoạch giảng dạy môn học GDCD lớp 10, 11, 12.
2.2 Phương pháp GDKNS cho
học sinh THPT qua giảng dạy
môn học GDCD
- Bậc 1: Nêu được một số phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực
có thể sử dụng để GDKNS cho học sinh THPT
- Bậc 2: Vận dụng được một số phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học
tích cực trong dạy học môn GDCD nhằm GDKNS cho học sinh.
- Bậc 3: Thực hiện được các bài giảng môn GDCD sử dụng hiệu quả các
phương pháp GDKNS cho học sinh THPT
3 Soạn bài và giảng thử Bậc 1: Nêu được những yêu cầu của một bài soạn môn GDCD trường
THCS có tích hợp GD KNS
Bậc 2: Vận dụng các kiến thức đã được tập huấn để thiết kế 01 tiết dạy
GDCD có tích hợp GDKNS
Bậc 3: Giảng thử 01 bài dạy GDCD có tích hợp GDKNS cho học sinh qua
việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
IV. LỊCH TRÌNH CHUNG
Buổi 1 (5 tiết)
Thời gian
(tiết)
Hình thức
dạy học
Nội dung
Giờ tự
nghiên
cứu

Kiểm tra
đánh giá
1 Xemina
Quan niệm về KNS và sự cần thiết của KNS đối
với con người
Quan niệm về GDKNS và sự cần thiết của việc
GDKNS cho học sinh THPT
2
1 Lý thuyết 5 nguyên tắc GDKNS cho học sinh THPT 2
15 phút
(TN)
2 Làm việc nhóm Nội dung GDKNS cho học sinh THPT 4
1 Làm việc nhóm Phương pháp GDKNS cho học sinh THPT 2
Buổi 2 (5 tiết)
9
Thời
gian
Hình thức
dạy học
Nội dung
Giờ tự
nghiên
cứu
Kiểm tra
đánh giá
2 Lý thuyết
Những yêu cầu của một bài soạn môn GDCD
trường THCS có tích hợp GD KNS
4
Vấn đáp tại

chỗ
3 Làm việc nhóm
Các nội dung GDKNS cho học sinh THPT tương
ứng với các nội dung trong chương trình GDCD
lớp 10, 11, 12
6
Buổi 3 ( 5 tiết)
Thời
gian
Hình thức
dạy học
Nội dung
Giờ tự
nghiên
cứu
2 Làm việc cá nhân Thiết kế 01 tiết dạy GDCD có tích hợp GDKNS 4
2 Thực hành
Giảng thử 01 bài dạy GDCD có tích hợp GDKNS
cho học sinh qua việc vận dụng các phương pháp
và kỹ thuật dạy học tích cực.
4
1 Xemina Thảo luận, góp ý cho bài giảng thử của các nhóm 2
10
11
V HỌC LIỆU:
1. Tài liệu chính
- Sách giáo khoa GDCD lớp 10, 11, 12
- Tập sách phương pháp giảng dạy kỹ năng sống
- Website: Phusado.com
2. Tài liệu tham khảo

- Chuyên đề GD KNS cho học sinh THCS qua môn GDCD:
/>- 21 nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ
thông: />option=com_content&view=article&id=253:21-ni-dung-giao-dc-k-nng-
sng-cho-hc-sinh-trong-nha-trng-ph-thong-&catid=1:tin-tc&Itemid=3
12
VI LỊCH TRÌNH CHI TIẾT
Buổi 1 (5 tiết)
Thời
gian
Hình thức
dạy học
Nội dung Giờ tự nghiên cứu
Kiểm tra
đánh giá
1 Xemina
1. KNS là gì? Sự cần thiết
của các kỹ năng sống đối với con
người
2. GDKNS là gì? Tại sao
phải GDKNS cho học sinh THPT
Học viên đọc tài liệu tập
huấn phần I: Các quan niệm
về KNS, GDKNS và Sự cần
thiết của các kỹ năng sống
đối với con người
1 Lý thuyết
5 nguyên tắc GDKNS:
1. Tương tác
2. Trải nghiệm
3. Tiến trình

4. Thay đổi hành vi
5. Thời gian
Học viên đọc tài liệu tìm
hiểu các nguyên tắc GDKNS
2
Làm việc
nhóm
Phân chia 21 KNS cơ bản thành các
nhóm KNS
Đọc tài liệu và tìm hiểu trên
mạng 21 KNS và sắp xếp
thành các nhóm KNS
1
Làm việc
nhóm
Phương pháp GDKNS cho học sinh
THPT
Học viên nghiên cứu tài liệu
tập huấn và các tài liệu trên
mạng về phương pháp
GDKNS
3
Buổi 2 (5 tiết)
Thời
gian
Hình thức
dạy học
Nội dung Giờ tự nghiên cứu
Kiểm tra
đánh giá

2 Lý thuyết Những yêu cầu của một bài soạn Học viên tự nghiên cứu tài Vấn đáp tại
13
môn GDCD trường THPT có tích
hợp GDKNS
liệu trước về các yêu cầu một
bài soạn môn GDCD
chỗ
1
Làm việc
nhóm
Các KNS cơ bản đối với học sinh
THPT tương ứng với các nội dung
trong chương trình GDCD lớp 10
Học viên nghiên cứu các
KNS cơ bản, tìm các chuyên
đề phù hợp trong môn
GDCD lớp 10.
15 phút
(Tự luận)
1
Làm việc
nhóm
Các KNS cơ bản đối với học sinh
THPT tương ứng với các nội dung
trong chương trình GDCD lớp 11
Học viên nghiên cứu các
KNS cơ bản, tìm các chuyên
đề phù hợp trong môn
GDCD lớp 11
1

Làm việc
nhóm
Các KNS cơ bản đối với học sinh
THPT tương ứng với các nội dung
trong chương trình GDCD lớp 12
Học viên nghiên cứu KNS
cơ bản, tìm các chuyên đề
phù hợp trong môn GDCD
lớp 12
Buổi 3 ( 5 tiết)
Thời
gian
Hình thức
dạy học
Nội dung Giờ tự nghiên cứu
Kiểm tra
đánh giá
2
Cá nhân
thực hành
Soạn 01 tiết dạy GDCD có tích hợp
GDKNS
Tự soạn 01 tiết dạy GDCD
có tích hợp KNS
2
Thực hành
nhóm
Giảng thử 01 bài dạy GDCD có
tích hợp GDKNS cho học sinh qua
việc vận dụng các phương pháp và

kỹ thuật dạy học tích cực.
1 Xemina Góp ý cho bài giảng của các nhóm
14
VII. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN, CÔNG CỤ DẠY HỌC:
7.1. Phương pháp dạy học:
7.1.1. Các giờ lý thuyết
- Đặt vấn đề
- Thuyết trình
- Khai thác thông tin
- Giải quyết vấn đề
- Tổng kết vấn đề
7.1.2. Giờ làm việc nhóm/Xêmina
- Khai thác thông tin
- Giải quyết vấn đề
- Phân tích, tổng hợp
- Hợp tác
7.1.3. Giờ thực hành
- Giải quyết vấn đề
- Phân tích, tổng hợp
- Hợp tác
- Trình bày kết quả
- Nhận xét, góp ý
7.2. Phương tiện và công cụ dạy học
- Phiếu học tập;
- Câu hỏi thảo luận
- Máy tính, máy chiếu projector
- Giấy A4, Ao, bút dạ, nam châm
VIII. CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Bài viết tổng kết
15

KẾ HOẠCH BÀI DẠY – Buổi 1
***
I. GIẢNG VIÊN
Họ và Tên giảng viên PHAN THỊ NGA
Điện thoại 01674530263
E-mail
II. KHÓA TẬP HUẤN
Tên khóa tập huấn Giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh THPT qua giảng dạy môn
GDCD
Thời lượng 15 tiết trên lớp (30 tiết ở nhà)
3 buổi
III. BUỔI TẬP HUẤN
Buổi tập huấn Thứ 1
Tiêu đề bài dạy Những vấn đề chung về GDKNS cho học sinh THPT
Tóm tắt bài dạy KNS và GDKNS là những khái niệm không còn xa lạ, nhưng
để có cái nhìn toàn diện và hệ thống, khoa học về nó, đặc biệt
dành cho đối tượng học sinh THPT thì không phải lúc nào
cũng chúng ta cũng có dịp để tìm hiểu hoặc chia sẻ với nhau.
Buổi tập huấn hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 4 vấn
đề cơ bản: Quan niệm về KNS, GDKNS và sự cần thiết của nó
đối với xã hội hiện đại nói chung, đối với học sinh THPT nói
riêng; Các nguyên tắc GDKNS cho học sinh THPT; Nội dung
GDKNS cho học sinh THPT; Phương pháp GDKNS cho học
sinh THPT.
Câu
hỏi
khung
CH khái quát 3 yếu tố để hình thành nên năng lực của mỗi con người là:
Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ. Trong 3 yếu tố trên, 2 yếu tố
sau cùng thuộc về KNS. Vậy để góp phần hình thành và phát

triển năng lực của mỗi người, chúng ta phải làm gì?
CH bài học Đối với học sinh THPT, chúng ta cần giáo dục cho các em
những KNS nào? Chúng ta thực hiện những nội dung đó bằng
cách nào và dựa trên nguyên tắc gì?
CH nội dung 1. KNS là gì? GDKNS là gì? Vì sao cần thiết phải GDKNS
cho học sinh THPT
2. Những nguyên tắc nào cần tuân thủ khi GDKNS cho học
sinh THPT
3. GDKNS cho học sinh THPT gồm những nội dung nào?
4. Muốn GDKNS cho học sinh THPT cần thực hiên những
phương pháp nào?
Hình thức dạy học Xemina 1
Lý thuyết 1
Làm việc nhóm 3
IV. CÁC CHUẨN NỘI DUNG
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
Mục tiêu
bài dạy
A1. Phát biểu được các
quan niệm chính về
KNS, GDKNS
B1. Giải thích được sự
cần thiết phải GDKNS
cho học sinh THPT
C1. Liên hệ tình hình
GDKNS cho học sinh
đơn vị mình đang công
tác
A2. Nêu được 5 nguyên
tắc (5T) GDKNS cho

học sinh THPT
B2. Giải thích vì sao
cần thực hiện đồng bộ
nguyên tắc 5T trong
GDKNS cho học sinh
THPT
A3. Gọi tên được 21
KNS cơ bản dành cho
học sinh THPT
B3. Phân chia 21 KNS
cơ bản dành cho học
sinh THPT thành 4
nhóm KNS
C3. Lập luận căn cứ
phân chia các nhóm
KNS
A4. Liệt kê được các
phương pháp GDKNS
cho học sinh THPT
B4. Vận dụng các
phương pháp được tập
huấn vào hoạt động
GDKNS cho học sinh
THPT
C4. Đánh giá được hiệu
quả sử dụng các
phương pháp GDKNS ở
đơn vị mình công tác
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
* GIỜ XEMINA ( 1 tiết) 45’

1 - Các quan niệm về KNS và sự cần thiết của KNS đối với con
người:
20’
+ GV vấn đáp tại chỗ: Các anh chị hiểu thế nào là KNS? Mỗi học viên
lấy 1 ví dụ
+ Học viên đọc thêm tài liệu về các quan niệm KNS của UNESCO,
WHO, UNICEF và một số học giả tiêu biểu => GV kết luận bản chất của
KNS
+ GV đặt câu hỏi, cả lớp thảo luận: Tại sao KNS lại cần thiết đối với
chúng ta?
+ GV đưa ra các luận điểm kết luận
2 - Các quan niệm về GDKNS và sự cần thiết của GDKNS đối với
học sinh THPT
+ GV đặt câu hỏi: GDKNS là gì? Mỗi học viên nêu ra quan điểm của
mình => GV đưa ra kết luận cuối cùng
+ GV đặt câu hỏi,cả lớp thảo luận: Tại sao chúng ra phải GDKNS cho
học sinh THPT?
+ GV đưa các luận điểm kết luận
25’
GIỜ LÝ THUYẾT (1 Tiết) 45’
3 - Nguyên tắc 5T trong GDKNS cho học sinh THPT
+ GV định hướng cho Học viên nghiên cứu tài liệu
+ GV giới thiệu với các học viên từng nguyên tắc trong 5T
20’
4 - Tính đồng bộ của nguyên tắc 5T
+ GV đặt ra câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ: Vì sao chúng ta cần thực
hiện đồng bộ nguyên tắc 5T trong GDKNS cho học sinh THPT?
+ Học viên suy nghĩ và mỗi học viên trình bày quan điểm của mình
+ GV đưa ra các luận điểm kết luận
25’

* GIỜ LÀM VIỆC NHÓM (3 tiết) 135’
1 - Các nội dung GDKNS cho học sinh THPT (2 tiết) 90’
+ GV chuẩn bị sẵn 21 phiếu thăm, trong mỗi phiếu ghi sẵn tên 1 KNS
+ GV bốc 1 phiếu và hướng dẫn cách thức làm việc nhóm
5’
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm bốc thăm 5 phiếu nhỏ và yêu
cầu các nhóm thảo luận theo các nội dung GV yêu cầu, ghi kết quả ra
giấy A0
40’
+ Các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác lắng nghe, chất vấn
và cho điểm
45’
+ GV đưa ra kết luận cuối cùng
2 - Các phương pháp GDKNS cho học sinh THPT (1 tiết) 45’’
+ GV chia học viên trong lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các
nhóm thảo luận theo các nội dung GV yêu cầu:
Nhóm 1: Phương pháp dạy học ở mục 4.3.1, 4.3.2 trong tài liệu
Nhóm 1: Phương pháp dạy học ở mục 4.3.3, 4.3.4 trong tài liệu
Nhóm 1: Phương pháp dạy học ở mục 4.3.5, 4.3.6 trong tài liệu
Nhóm 1: Phương pháp dạy học ở mục 4.3.7, 4.3.8 trong tài liệu
30’
+ GV đưa ra các lưu ý đối với các phương pháp 15’
VI. GIÁO CỤ CẦN CHUẨN BỊ
Tài liệu
chính
- Tài liệu tập huấn
Tài liệu
tham
khảo
- Tập sách phương pháp giảng dạy kỹ năng sống

- Chuyên đề GD KNS cho học sinh THCS qua môn GDCD:
/>- 21 nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ
thông: />option=com_content&view=article&id=253:21-ni-dung-giao-dc-k-
nng-sng-cho-hc-sinh-trong-nha-trng-ph-thong-&catid=1:tin-
tc&Itemid=3
Website: Phusado.com
VII. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC
Hình thức Tiêu chí Nội dung TG
Xemina + Phát biểu được các quan niệm cơ
bản về KNS
+ Giải thích được sự cần thiết của
việc GDKNS cho học sinh THPT
+ Các quan niệm về KNS
và sự cần thiết của KNS đối
với con người
+ Các quan niệm về
GDKNS và sự cần thiết của
GDKNS đối với học sinh
THPT
Lý thuyết Nêu được nguyên tắc 5T. Giải thích Nguyên tắc 5T trong
được vì sao cần thực hiện đồng bộ
nguyên tắc 5T trong GDKNS cho
học sinh THPT
GDKNS cho học sinh
THPT
Làm việc
nhóm
Kể tên được 21 KNS cơ bản cho học
sinh THPT và phân loại được thành
4 nhóm KNS cơ bản.

Các nội dung GDKNS cho
học sinh THPT
Làm việc
nhóm
Kể tên được các phương pháp
GDKNS cho học sinh THPT
Các phương pháp GDKNS
cho học sinh THPT
VIII. NHẬT KÝ GIẢNG DẠY
Ngày Lớp Hiện tượng Nguyên nhân Khắc phục
PHẦN II: BÀI KIỂM TRA KẾT THÚC KHÓA TẬP HUẤN
Thời gian làm bài: 120 phút
1. Chuẩn bị cho việc ra đề:
- Xác định mục đích kiểm tra: Việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ
đạt được mục tiêu của học viên sau khi kết thúc khóa tập huấn, để từ
đó có kế hoạch điều chỉnh công tác tổ chức cho các khóa tập huấn
sau.
- Hình thức kiểm tra: Trắc nhiệm khách quan và tự luận
- Các nội dung cần kiểm tra và các bậc nhận thức ứng
+ Nội dung kiểm tra
Bậc nhận
thức
Nội dung
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
Nội dung 1:
Những vấn
đề chung về
GDKNS
cho học sinh
THPT

- Quan niệm về
KNS
- Nêu nguyên tắc
5T GDKNS cho
học sinh THPT
- Giải thích được sự
cần thiết của việc
GDKNS cho học sinh
THPT
- Giải thích vì sao cần
thực hiện đồng bộ
nguyên tắc 5T trong
GDKNS cho học sinh
THPT
Nội dung 2:
Nội dung và
phương
pháp
GDKNS
cho học sinh
THPT qua
giảng dạy
môn học
GDCD
- Nêu được các yêu
cầu của một bài
soạn môn GDCD
THPT có tích hợp
GDKNS
- Gọi tên được 21

KNS cơ bản dành
cho học sinh THPT
Nội dung 3:
Thực hành
soạn bài và
giảng thử
Soạn 01 tiết dạy
môn GDCD trong
chương trình THPT
có tích hợp
GDKNS cho học
sinh
+ Xác lập tỷ lệ điểm
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng
Nội dung 1 1 2 0 3
Nội dung 2 1 2 0 3
Nội dung 3 0 0 4 4
Tổng 2 4 4 10
+ Cấu trúc câu hỏi:
Mục tiêu bậc 1: Trắc nghiệm khách quan: 4 câu x 0,5điểm/câu = 2 điểm
Mục tiêu bậc 2: Tự luận ngắn: 2 câu x 2 điểm/câu = 4 điểm
Mục tiêu bậc 3: Tự luận tự do: 1 câu x 4 điểm = 4 điểm
2. Đề bài kiểm tra dự kiến
Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm (2đ)
Câu 1:
Quan niệm: “KNS là các KN mang tính tâm lý xã hội, là các khả năng để
thích ứng và hành vi tích cực cho phép các cá thể giải quyết có hiệu quả nhu
cầu và thách thức trong cuộc sống hằng ngày” là của ai?
a. UNESCO
b. WHO

c. UNICEF
d. Tác giả tác giả Xkomni
Câu 3:
Đâu là các nguyên tắc của GDKNS cho học sinh THPT?
a. Trải nghiệm, thay đổi hành vi, tương tác, tiến trình,
b. Trải nghiệm, thay đổi hành vi, tương tác
c.Thời gian, trải nghiệm, lứa tuổi
d. Tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi, thời gian
Câu 4
Liệt kê 5 yêu cầu của một bài soạn môn GDCD THPT có tích hợp
GDKNS vào bảng dưới đây:
STT Yêu cầu của một bài soạn môn GDCD tích hợp
GDKNS
1
2
3
4
5
Phần II: Câu hỏi tự luận ngắn (4 điểm)
Câu 5:
Theo Anh (Chị), tại sao phải GDKNS cho học sinh THPT?
Câu 6
Liệt kê 21 KNS cơ bản cần giáo dục cho học sinh THPT vào 4 nhóm
tương ứng dưới đây:
Nhóm KNS Tên KNS
Kỹ năng nhận thức
Kỹ năng xã hội
Kỹ năng quản lý bản
thân
Kỹ năng phòng chống

bạo lực
Phần III: Câu hỏi tự luận tự do (4 điểm)
Câu 7:
Anh (Chị) hãy soạn giáo án 01 tiết dạy GGCD thuộc chương trình
GDCD THPT có tích hợp GDKNS cho học sinh.

×