Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN Kỹ thuật đặt câu hỏi trong dạy Toán 5 nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.24 KB, 9 trang )

A- Đặt vấn đề
Dạy học là một môn khoa học, đồng thời cũng là một nghệ thuật. Trên
phơng diện khoa học, ngời giáo viên vận dụng các quy luật mà khoa học
"khoa học cơ bản, tâm lý học, giáo dục học " đã tổng kết đợc. Khi vận dụng
các quy luật (tri thức khoa học) muốn đạt hiệu quả thì bao giờ cũng là sự vận
dụng sáng tạo. Dạy học theo hớng phát huy tính tích cực của ngời học, thực
chất là tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh thông qua sử dụng hiệu
quả một hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt ngời học theo những dụng ý s phạm
định trớc.
Năm học 2006-2007, năm đầu dạy học toán lớp 5 theo chơng trình giáo
dục mới. Để học sinh phát triển năng lực t duy khả năng suy luận hợp lý và
diễn đạt đúng (nói và viết), giáo viên phải thiết kế hệ thống câu hỏi trong dạy
học Toán là rất cần thiết. Việc thiết kế hệ thống câu hỏi và sử dụng câu hỏi
trong dạy học Toán nhằm tích cực hoá ngời học, góp phần hình thành bớc đầu
phơng pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt,
sáng tạo.
Toán 5 có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học Toán ở tiểu
học. Quá trình dạy học Toán 5 luôn gắn với việc củng cố ôn tập các kiến thức
và kỹ năng cơ bản của môn Toán ở tiểu học. Toán 5 đem lại mức chất lợng
giáo dục cơ bản về môn Toán ở tầm cao hơn trớc cho mọi đối tợng học sinh,
góp phần nâng cao chất lợng giáo dục và thực hiện sự bình đẳng trong giáo
dục tiểu học.
Việc dạy Toán 5 phải tạo đợc hứng thú và tinh thần trách nhiệm trong
học tập của học sinh, tạo lập môi trờng học tập thân thiện và động viên,
khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập, hình thành kỹ
năng, thói quen tự học theo năng lực của từng học sinh.
Làm thế nào để học sinh học tốt Toán 5 theo chơng trình sách giáo khoa
mới. Đây là trách nhiệm của ngời dạy Toán 5. Với lí do trên tôi đã nghiên cứu
và thực hiện đề tài "K thut t cõu hi trong dy Toỏn 5 nhm tớch cc
hoỏ hot ng hc tp ca hc sinh".
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tìm ra một số giải pháp hữu


hiệu để nhằm tích cực hoạt động học tập của học sinh khi học Toán 5.
1
B- Nội dung cơ bản
I. Cơ sở lý luận
Câu hỏi đợc thiết kế và sử dụng nh thế nào thì tích cực hoá ngời học.
Với mục đích: Hớng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học rồi tổ chức
cho học sinh huy động những hiểu biết của bản thân (hoặc nhóm) để thiết lập
mối quan hệ giữa vấn đề mới, phát hiện với những kiến thức thích hợp đã biết,
từ đó tự tìm cách giải quyết vấn đề. Hạn chế những lời giải theo kiểu truyền
đạt kiến thức sẵn có. Khuyến khích mọi ý kiến đóng góp của học sinh trong
phát hiện giải quyết vấn đề và giúp học sinh lựa chọn ý kiến hợp lý nhất.
Hệ thống câu hỏi khoa học giúp học sinh tự phát hiện ra mối liên hệ
giữa vấn đề (tình huống) có vấn đề trong bài tập và các kiến thức đã tích luỹ
đợc, từ đó học sinh biết lựa chọn sử dụng những kiến thức để giải bài tập.
Giúp học sinh tự luyện tập thực hành theo khả năng của từng học sinh.
Tránh cách dạy học "đồng loạt" "bình quân"; nên chấp nhận tình trạng trong
cùng một khoảng thời gian học sinh làm đợc nhiều bài tập. Khuyến khích sự
hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tợng học sinh bằng cách tổ chức cho học sinh
trao đổi ý kiến về cách giải của các bạn để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Tập cho học sinh có thói quen. Tìm nhiều cách giải (nếu có thể) và lựa
chọn cách giải hợp lý nhất, không thoả mãn với kết quả đã đạt đợc. Tự kiểm
tra, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm khi làm bài và chữa bài. Muốn nh vậy,
giáo viên cần phải có hệ thống câu hỏi hợp lý, khoa học, lôgic, vừa sức để tích
cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Nhìn chung, cha có công trình nghiên cứu nào đa ra một quy trình
nghiêm ngặt để thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi cho mọi tình huống dạy
học. Hiệu quả của hệ thống câu hỏi không chỉ phụ thuộc nhiều vào trình độ
chuyên môn và kỹ năng s phạm của giáo viên mà còn phụ thuộc vào cả nội
dung và đối tợng dạy học trong một tình huống cụ thể.

Mỗi dụng ý s phạm cần đặt vào sử dụng một dạng câu hỏi đặc thù. Tuy
nhiên, mỗi câu hỏi phát huy đợc hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều
yếu tố khác nh: Thời điểm nêu câu hỏi, ngôn ngữ dùng trong câu hỏi; tính
lôgic của hệ thống câu hỏi; mức độ hớng đích của câu hỏi.
Yêu cầu cơ bản về kĩ thuật đặt câu hỏi nhằm tích cực học tập của học
sinh.
+ Câu hỏi không quá dễ và cũng không quá khó.
2
+ Phù hợp với mục đích, tính yêu cầu nội dung bài học.
+ Mỗi câu hỏi phải có nội dung chính xác, không mập mờ.
+ Câu hỏi đa ra đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ.
Một cách khái quát, kĩ thuật đặt câu hỏi, cần tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản
sau:
- Đảm bảo tính s phạm: dễ hiểu, rõ ràng, ngắn gọn vừa sức với đối tợng
học sinh.
- Đảm bảo tính lôgic, tính hệ thống của các câu hỏi theo dụng ý s phạm
nhất quán.
- Đảm bảo tính đa dạng: tính phát triển liên tục theo mức độ phát triển
của kiến thức và trình độ học tập của học sinh.
2. Những khó khăn và hạn chế của giáo viên khi sử dụng là thuật
đặt câu hỏi trong dạy toán:
* Về phía giáo viên:
- Trong thực tế những yêu cầu kĩ thuật đặt câu hỏi nêu trên, ít đợc giáo
viên chú ý đúng mức. Nên vẫn có thể có những sai lầm xảy ra. Tôi đã tham
gia dự giờ, rút kinh nghiệm nhiều tiết toán của đồng nghiệp, đã xác định một
vài lúng túng phổ biến của giáo viên về kĩ thuật đặt "câu hỏi trong dạy toán".
- Giáo viên còn đặt câu hỏi chung chung, chỉ có tính hình thức mà
không đặt bất cứ một hớng giải cho bài toán cụ thể.
Giáo viên thờng dùng các câu hỏi sau:
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

+ Muốn trả lời đợc câu hỏi của bài toán ta làm thế nào?
- Giáo viên còn mắc bệnh " sốt ruột" bản thân nhiều lúc học sinh cha trả
lời đợc câu hỏi hay còn lúng túng, giáo viên đã trả lời thay hoặc áp đặt cách
trả lời trớc khi học sinh tìm ra cách trả lời.
* Về phía học sinh:
- Do nhiều học sinh không hiểu đầy đủ về quy tắc và nội dung khái niệm
toán học dẫn đến nắm bài không chắc, giải toán thờng sai, hoặc cha chắc
chắn.
- Học sinh tham gia tích cực trả lời các câu hỏi có hệ thống sẽ nhanh
chóng hiểu bài, phân tích nội dung bài toán, nắm chắc kiến thức để từ đó hình
thành kĩ năng học toán.
Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi đã tiến hành một số giải pháp để
sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy toán nhằm phát huy tính tích cực học
tập của học sinh.
II- Một số giải pháp cụ thể:
3
1- Tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh thông qua việc sử
dụng hệ thống câu hỏi hợp lý, lôgic dẫn dắt ngời học theo những dụng ý
s phạm định trớc.
Ví dụ:
Giáo viên muốn hớng dẫn học sinh tìm cách tính diện tích của thửa
ruộng nh hình vẽ trên.
- Chúng ta hãy so sánh xem 2 cách đặt câu hỏi sau:
* Cách 1: Giáo viên đa ra câu hỏi gợi ý sau:
Câu hỏi 1: Mảnh đất của thửa ruộng đợc ghép bởi những hình nào?
(Từ "ghép bởi" dùng sai về ý nghĩa thực tế ở chỗ ai ghép).
Câu hỏi 2: Hãy viết công chức tính diện tích hình tam giác? Công thức
tính diện tích hình thang.
Câu hỏi 3: Đã biết công thức nào để tính diện tích của mảnh đất này ch-
a?

Với hệ thống câu hỏi trên, cha sắp xếp các câu hỏi hợp lý, lôgic và
không có độ gắn kết giữa nội dung toán học và cách diễn đạt từ thực tế, mặc
dù đã đặt đợc câu hỏi đúng.
* Cách 2: Giáo viên đa ra hệ thống câu hỏi hợp lý, lôgic sau:
Câu hỏi 1: Ta đã có công thức nào để tính diện tích của mảnh đất này
cha?
Câu hỏi 2: Mảnh đất của thửa ruộng có thể tách thành những hình nào
đã biết công thức tính diện tích?
Câu hỏi 3: Hãy viết công thức tính diện tích của các hình đó (hình tam
giác? hình thang? )
Câu hỏi 4: Diện tích thửa ruộng bằng tổng diện tích của những mảnh
đất hình nào?
4
B C
A
D
M
N
E
Với cách hai, hệ thống câu hỏi đảm bảo tính lôgic, khoa học sẽ giúp học
sinh nắm bắt kiến thức, tích cực hoạt động học tập.
2- Với mỗi dụng ý s phạm cần đặt và sử dụng một dạng câu hỏi
thích hợp:
* Thu hút sự chú ý của học sinh với dạng câu hỏi "lửng" chẳng hạn:
- Liệu có thể giải quyết đợc điều đó hay không?
- Vấn đề khó khăn nằm ở đâu?
- Ngời ta giải quyết bằng cách nào?
* Gọi động cơ cho những hoạt động chủ động, tích cực với dạng cây hỏi
"khơi ngòi".
Ví dụ: Qua bài này giúp chúng ta điều gì?

- Vận tốc đà điểu 1050m/phút cho biết điều gì?
- Vận tốc của một chuyển động cho ta biết điều gì?
* Dẫn dắt ngời học tiến tới một hoặc nhiều cách giải quyết với dạy câu
hỏi "kích thích".
- Chúng ta có còn cách giải nào khác không?
* Thăm dò, chuẩn đoán một số lỗi sai với dạy câu hỏi yêu cầu trả lời
nhanh.
- Tại sao đúng?
- Tại sao sai?
* Ví dụ: Dạng toán trắc nghiệp [Đúng, Sai]
(Bài 3, trang 30): Đúng ghi Đ, sai ghi S.
a- 85km
2
< 820ha.
b- 51ha > 60.000m
2
.
c- 4dm
2
7cm
2
= 4
10
7
dm
2

Yêu cầu giải bài toán này là ghi chữ Đ hoặc chữ S đúng với nội dung
câu hỏi.
Tuy nhiên cần phải có câu hỏi để học sinh "giải thích".

- Vì sao ghi đợc Đ (hoặc S) nh vậy?
3- Cần tôn trọng thời gian suy nghĩ, cân nhắc của học sinh:
Khi học sinh có câu trả lời không đúng, giáo viên cần gợi mở u điểm,
làm bật lên mọi cố gắng, dù nhỏ nhất của học sinh, giúp học sinh nắm bắt đợc
kiến thức.
Ví dụ: Các bài toán "trắc nghiệm" trong Toán 5, trong đó có "trắc
nghiệm 4 lựa chọn" là các dạng toán mới làm quen trong sách giáo khoa mới,
5
cần có những câu hỏi để khẳng định kết quả trả lời đúng; tránh tình trạng học
sinh chỉ "khoanh" vào chữ theo cảm tính hoặc dựa vào bạn.
(Bài 2 - trang 149) Có 20 viên bi trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi
xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Nh vậy
4
1
số viên bi có màu:
A- Nâu (B)- Đỏ C- Xanh D- Vàng
* Trong trờng hợp này, nếu học sinh còn lúng túng giáo viên gợi ý bằng
câu hỏi:
- Câu hỏi 1: Viết phân số biểu thị số bi từng màu so với toàn bộ số bi ta
viết nh thế nào?
- Câu hỏi 2: Trong các phân số viết đợc có phân số nào bằng
4
1
?
- Sau khi học sinh giải thích cách làm:
Hỏi câu hỏi 3: Dựa vào tính chất nào của phân số em làm đợc bài này?
- Giáo viên tránh bệnh "sốt ruột". Phải kiên trì, gợi mở để học sinh tự
phát hiện ra kiến thức.
4- Cần tận dụng những câu trả lời tốt vừa khẳng định, vừa nêu vấn
đề mới.

Ví dụ: Khi giải toán chuyển động đều, học sinh còn "lúng túng" về ghi
kết quả phép tính liên quan đến các đơn vị đo của vận tốc thời gian, quãng đ-
ờng. Do đó cần lu ý rõ sự "tơng ứng" giữa các đơn vị đo vận tốc, thời gian và
quãng đờng. Chẳng hạn:
S t v
km giờ km/giờ
m phút m/phút
m giây m/giây
- Để học sinh hiểu rõ: cần thờng xuyên có các câu hỏi:
- 5km/giờ cho em biết điều gì?
- 15km/ phút cho em biết điều gì?
Để tính vận tốc: Công thức V =
t
S
đã khẳng định nêu suy ra cách tìm
quãng đờng (S) hoặc tìm thời gian (t) ta làm nh thế nào?
Học sinh sẽ không bị nhầm lẫn đến các đơn vị đo của V, S, t.
C- Kết luận
I- Kết quả:
6
Trên đây là một số giải pháp tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong năm
học 2006 - 2007. Đó là những kĩ thuật thiết kế và sử dụng câu hỏi nhằm gợi
hớng t duy tích cực học tập cho học sinh trong dạy toán ở tiểu học nói chung
và dạy Toán 5 nói riêng. Với tất cả những cố gắng nỗ lực của bản thân trong
việc rèn cho học sinh học toán, tôi thấy mình đã đạt những thành công nhất
định. Trong lớp rất nhiều em tích cực hứng thú khi học Toán, biết tự kiểm tra
bài của mình, tự kiểm tra bài cho bạn và giúp bạn sửa sai. Các giờ học thực sự
có hiệu quả cao.
II- Bài học rút kinh nghiệm:
- Để có kĩ thuật đặt câu hỏi nhằm gợi hớng t duy tích cực của học sinh

trong dạy Toán cần: Xác định mục đích dạy học, tính chất của nội dung bài
học, đối tợng dạy học. Phân chia nội dung bài học thành các đơn vị tri thức
nhỏ sát với mục tiêu thành phần của tiết học. Dự kiến phần nội dung sẽ sử
dụng câu hỏi, mục đích hỏi, số câu hỏi. Chính xác hoá các câu hỏi theo mục
đích s phạm. Vận dụng các giải pháp trên vào từng bài học thật linh hoạt.
Ngời thầy là "trọng tài" có vai trò tổ chức điều hành hớng dẫn, động
viên học sinh trong suốt quá trình học tập. Sau mỗi câu trả lời đúng, ngời thầy
phải đánh giá và động viên kịp thời để gây hứng thú học tập cho học sinh.
III- Giải pháp thời gian tới:
"Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy toán nhằm tích cực hoá hoạt
động của học sinh" là rất cần thiết, rất khoa học. Đây là cả một quá trình lao
động bền bỉ, kiên trì, sáng tạo, nghiêm túc của cả thầy và trò. Vậy trong thời
gian tới tôi tiếp tục duy trì và cố gắng thực hiện và sáng tạo hơn nữa.
Trong cách diễn đạt ý tởng của mình, chắc hẳn sẽ có những điều thiết
sót hoặc cha rõ ràng. Tôi rất mong đợc sự đóng góp tham gia của cấp trên và
đồng nghiệp, giúp cho đề tài của tôi thêm sâu sắc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tiên Dơng, ngày tháng 4 năm 2007
Ngời viết
Bùi Văn Hùng
7
Mục lục
Trang
A- Đặt vấn đề 1
B- Nội dung 2
I- Cơ sở lý luận 2
II- Thực trạng vấn đề 4
1- Tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh thông qua sử dụng
hệ thống câu hỏi hợp lý, lôgic, dẫn dắt ngời học theo dụng ý s phạm. 4
2- Với mỗi dụng ý s phạm cần đặt và sử dụng một dạng câu hỏi thích hợp 5

3- Cần tôn trọng thời gian suy nghĩ, cân nhắc của học sinh 6
4- Cần tận dụng những câu trả lời vừa khẳng định, vừa nêu vấn đề mới. 7
C- Kết luận 8
8
9
Phòng giáo dục huyện đông anh
Trờng tiểu học tiên dơng
Giáo viên: Bùi Văn Hùng
"Kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy
toán
nhằm tích cực hoá hoạt động học
tập
của học sinh"
Năm học 2006 - 2007

×