Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TIẾT 31 BỆNH và tật DI TRUYỀN ở NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.04 KB, 7 trang )

TIẾT 31 - BÀI 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
A: MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nhận biết được bệnh nhân Đao & bệnh nhân Tơcnơ qua các
đặc điểm hình thái.
- Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm
sinh và tật 6 ngón tay.
- Trình bày được nguyên nhân của các tật bệnh di truyền và đề xuất được một
số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kênh chữ
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm cho học sinh.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ sức khoẻ.
B: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án điện tử
- Tranh phóng to hình 29.1, 29.2 và 29.3 SGK.
- Một số hình ảnh khác có liên quan đến bài học.
- Phim tư liệu.
- Máy tính, máy chiếu, máy Scan ảnh.
- Các phương án trả lời: A, B, C, D.
- Các phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
TT TÊN BỆNH ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN BIỂU HIỆN BÊN NGOÀI
1 BỆNH ĐAO
2 BỆNH TƠCNƠ
Tên Phiếu học tập số 2
Hãy đánh dấu (X) vào ô trống thích hợp cho các câu sau đây:
TT Tên dị tật bẩm sinh Tật do đột biến
NST


Tật do đột biến
gen trội
1 Tật khe hở môi - hàm.
2 Tật xương chi ngắn.
3 Tật bàn tay mất ngón.
4 Tật bàn chân nhiều ngón.
5 Tật bàn chân mất ngón và dính ngón.
6 Tật bàn tay nhiều ngón.
Phiếu học tập số 3
( Các nhóm hãy chọn và giơ phương án trả lời đúng nhất)
Nguyên nhân dẫn đến bệnh, tật di truyền?
A. Do tác nhân vật lí, hoá học.
B. Do ô nhiễm môi trường.
C. Do quá trình trao đổi chất nội bào.
D. Cả A, B, C đều đúng.
TRÒ CHƠI: NHỚ NHANH GHÉP GIỎI
Đội A Các đặc điểm của bệnh, tật di truyền Đội B
Da, tóc, lông mày trắng, mắt màu hồng.
Bệnh nhân là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát
triển
Bệnh nhân bé, lùn, cổ rụt, má phệ miệng hơi há, lưỡi
thè ra, ngón tay ngắn.
Người bị câm điếc từ nhỏ.
Bàn tay có 6 ngón.
2. Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu một số bệnh, tật di truyền.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
1. Câu hỏi:
- Học sinh 1: Hãy vẽ sơ đồ cơ chế sự hình thành thể di bội (2n + 1) và (2n - 1)?

- Học sinh 2: Có những phương pháp nghiên cứu di truyền nào ở người? Tại sao ở
người lại không áp dụng các phương pháp nghiên cứu thông thường như các loài
sinh vật khác?
2. Giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét, giáo viên chiếu lên màn hình đáp
án, chốt và cho điểm.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1 phút) Trong bài đột biến gen, đột biến NST các em đã biết
những loại đột biến này gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng ở các
loài sinh vật, trong đó có các bệnh và tật di truyền ở người. Vậy các bệnh
mvà tậ này có những đặc điểm gì? Chúng ta cần có những biện pháp nào để
hạn chế các bệnh và tật đó? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em trả lời
những câu hỏi đó.
2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 (17 phút)
MỘT VÀI BỆNH DI TRUYỀN Ở NGƯỜI.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
H: Theo em các bệnh và tật di truyền
khác với các bệnh, tật thông thường ở
những điểm nào?
- Giáo viên nhận xét, bổ xung.
- Giáo viên dẫn dắt học sinh vào
phần I.
H: Em hãy kể vài bệnh di truyền mà
em biết?
- Giáo viên chiếu phiếu học tập số 1
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 29 1 a,
b, c; hình 29.2 a, b, c và thảo luận hoàn
thành phiếu học tập số 1.
- Giáo viên chiếu kết quả của 1 nhóm,
yêu cầu học sinh nhận xét. Giáo viên đưa

đáp án trên máy.
H: Em hãy cho biết nguyên nhân nào
dẫn đến bênh Đao và bệnh Tơcnơ?
Giáo viên chốt ghi bảng.
H: Em hãy cho biết bộ nhiễm sắc thể của
người bị bệnh Đao và bộ nhiễm sắc thể
của người bình thường có điểm gì khác
biệt?
Bệnh Đao thuộc thể đột biến dạng nào?
Giáo viên giải thích cơ chế của bệnh
Đao.
H: Em hãy cho biết bộ nhiễm sắc thể của
người bị bệnh Tơcnơ và bộ nhiễm sắc
thể của người bình thường có điểm gì
khác biệt?
Bệnh Tơcnơ thuộc thể đột biến dạng
nào?
Giáo viên giải thích cơ chế của bệnh
Đao.
Chốt ghi bảng.
- Giáo viên yêu cầu một học sinh quan
sát trên máy nhắc lại các đặc điểm bên
ngoài của bênh Đao. Sau đó mở rộng về
đặc điểm sinh lí, tỉ lệ phát sinh bệnh
- Giáo viên tiến hành tương tự với bệnh
Tơcnơ.
- Giáo viên chốt hai bệnh này và yêu cầu
học sinh ghi nhớ theo SGK.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời: Bệnh

Đao, bệnh Tơcnơ,
Học sinh hoạt động theo
nhóm.
Học sinh các nhóm khác
nhận xét bổ sung.
Học sinh trả lời: Do đột
biến số lượng nhiễm sắc
thể.

Học sinh trả lời:
Bệnh Đao: Cặp số 21 có 3
NST
Thể dị bội (2n + 1)
Học sinh trả lời:
Bệnh Tơcnơ: Cặp số 23
có 1 NST
Thể dị bội (2n - 1)
Do đột biến nhiễm
sắc thể.
Bệnh Đao: Cặp số
21 có 3 NST
Thể dị bội (2n +
1)
Bệnh Tơcnơ: Cặp số
23 có 1 NST
Thể dị bội (2n -
1)
Hoạt động 2 (8 phút).
MỘT SỐ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI.
Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

H: Dựa vào SGK em hãy cho biết
nguyên nhân nào gây ra các tật di
truyền ở người?
- Giáo viên yêu cầu học sinh:
+ Quan sát hình 29.3 SGK
+ Làm phiếu học tập số 2.
- Giáo viên kiểm tra kết quả của 1 học
sinh, đưa đáp án nhận xét và đánh
giá.
H: Hãy kể tên một số tật do đột biến
nhiễm sắc thể?
- Giáo viên giảng mở rộng
H: Em hãy nhắc lại tên một số dị tật do
đột biến gen trội gây ra?
Giáo viên giới thiệu thêm về một số
bệnh, tật di truyền ở người: Bệnh già
sớm, tật mất sọ não, tật ngón tay di
dạng,
HS trả lời: Do đột biến
gen và đột biến số lượng
nhiễm sắc thể.
HS quan sát, hoạt động cá
nhân.
Học sinh trả lời:
+ Tật khe hở môi - hàm.
+ Tật bàn tay mất ngón,
nhiều ngón.
+ Tật bàn chân mất ngón,
dính ngón.
HS trả lời:

+ Tật xương chi ngắn.
+ Tật bàn chân có nhiều
ngón.
+ Tật khe hở môi -
hàm.
+ Tật bàn tay mất
ngón, nhiều ngón.
+ Tật bàn chân mất
ngón, dính ngón.
+ Tật xương chi
ngắn.
+ Tật bàn chân có
nhiều ngón.
Hoạt động 3 (10 phút)
CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
Giáo viên cho học sinh xem một đoạn
phim tư liệu.
H: Em hãy cho biết những nguyên nhân
nào có thể gây ra bệnh và tật di truyền
ở người?
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu
đoạn thông tin trên máy, tìm thêm
nguyên nhân gây bệnh và tật di truyền.
- Giáo viên cho hoạt động nhóm theo
phiếu học tập số 3 (giơ bảng phương án
A, B, C, D).
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
H: Em hãy nêu nguyên nhân gây ra
bệnh tật di truyền ở ngưòi?

- Giáo viên nhận xét - ghi bảng.
H: Cần có biện pháp gì để hạn chế các
bệnh, tật di truyền ở người?
- Giáo viên chốt trên máy các nguyên
nhân và biện pháp hạn chế phát sinh
bệnh và tật di truyền.
- Giáo viên mở rộng liên hệ thực tế với
việc bảo vệ môi trường, liên hệ bản thân
học sinh cần làm gì để bảo vệ môi
trường.
Học sinh xem đoạn băng.
HS trả lời: Chất độc hoá
học, chất độc da cam
Đioxin, các chất phóng
xạ
HS trả lời: Do ô nhiễm
môi trường, sử dụng thuốc
trừ sâu bừa bãi,
HS làm bài tập theo nhóm.
HS trả lời:
+ Tác nhân vật lí, hoá học.
+ Do ô nhiễm môi trường.
+ Do quá trình trao đổi
chất nội bào.
HS nghe và ghi bài.
HS trả lời: (SGK trang 85)
Học sinh liên hệ.
+ Tác nhân vật lí,
hoá học.
+ Do ô nhiễm môi

trường.
+ Do quá trình trao
đổi chất nội bào.
Hoạt động 4 (5 phút)
CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
* Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại
nội dung chính của bài.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi
nhớ nhanh ghép giỏi:
+ Giáo viên thông báo luật chơi.
+ Phân công 2 đội chơi.
+ Tổ chức cho học sinh chơi.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả 2
đội chơi và củng cố bài học.
* Giáo viên dặn dò về nhà:
+ Học bài trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Đọc mục em có biết.
+ Chuẩn bị bài 30: Di truyền học với
con người.
Học sinh trả lời.
Học sinh lắng nghe và
tham gia chơi trò chơi.
Học sinh lắng nghe và ghi
nhớ.

×