Tải bản đầy đủ (.ppt) (35 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN SỐ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.63 KB, 35 trang )

Hà Nội tháng 3/2009

Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
Khoa Môi Trường
Khoa Môi Trường
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 1
Môn: Dân số và phát triển bền vững
Đề tài: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN SỐ HỌC
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Phạm Thị Thu Hà
Thành viên nhóm:

Vũ Thị Lan Anh
Thái Văn Bảo
Nguyễn Long Biên
Lê Hồng Chiến

Một số vấn đề chung về dân số học
MỞ ĐẦU
Thế giới vào những năm 50-60 của thế kỷ 20 đã diễn ra hiện tượng
bùng nổ dân số. Từ đó vấn đề dân số trở thành một vấn đề nóng bỏng
và luôn được quan tâm của xã hội. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay
khi vấn đề dân số gắn liền với môi trường thì con người nên có cái nhìn
nghiêm túc hơn trước thực trạng diễn biễn ngày càng phức tạp của vấn
đề dân số.
Dân số vẫn là nguyên nhân chủ yếu tác động chủ yếu tới sự suy
thoái và tàn phá của môi trường trong hiện tại và tương lai. Trong bài
tiểu luận này chúng tôi xin đưa ra những vấn đề khái quát chung về dân
số học một môn khoa học nghiên cứu về dân số.
NỘI DUNG
Một số vấn đề chung về dân số học


KHÁI NIỆM VỀ
DÂN SỐ HỌC
ĐẶC TRƯNG CƠ
BẢN CỦA DÂN SỐ
HỌC
CÁC THỜI KỲ DÂN SỐ
HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
I II
III
I. KHÁI NIỆM VỀ DÂN SỐ HỌC
Một số vấn đề chung về dân số học
Năm 1953 các nhà khoa học lớn nhất nước tư bản: Mĩ, Anh, Pháp, Thụy
Điển, Brazil, Cộng Hòa Liên Bang Đức và Ấn Độ hợp tác viết cuốn “nghiên
cứu dân số”( the study of Population) với tham vọng bức tranh toàn cảnh và
đầy đủ về dân số học như một khoa học và nghề nghiệp của thế kỷ XX.
Trong đó các tác đã đưa
ra định nghĩa:
“ Dân số học là môn khoa học nghiên cứu số lượng, phân bố và cơ cấu dân
cư cũng như những biến động xảy ra trong dân cư mà yếu tố của những biến
động này là sinh, tử, biến động cơ học và biến động xã hội”.
Trong cuốn giáo trình dân số học xuất bản năm 1985 của nhiều
trường đại học ở Liên Xô (cũ) định nghĩa:
“ Dân số học là khoa học nghiên cứu số lượng, phân bố theo lãnh thổ
và cơ cấu của dân số với những biến động của chúng, giải thích
nguyên nhân và hậu quả của những biến động đó. Mối quan hệ lẫn
nhau giữa yếu tố kinh tế xã hội với những biến động trong dân cư”.
Trường phái Mác xít của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô cũng
trong năm đó đã đưa ra định nghĩa về dân số học như sau: “ Dân số
học là khoa học nghiên cứu những quy luật của tái sản xuất dân số
trong những điều kiện xã hội và lịch sử nhất định”

Một số vấn đề chung về dân số học
Ngày nay dân số học được hiểu theo nghĩa cụ thể hơn:
“Dân số học (Demography) là một môn khoa học nghiên cứu
dân số và quy luật vận động, phát triển của dân số trong mối
quan hệ tương tác với các yếu tố tự nhiên và xã hội, nghiên cứu
cơ cấu dân số, những hiện tượng biến đổi và sự đoán biến đổi
dân số trong một thời kỳ dài, có ý nghĩa quan trọng trong đời
sống kinh tế- xã hội”
Các phương pháp dân số học được sử dụng.
1) Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
2) Phương pháp thống kê 4) Phương pháp đồ thị
3) Phương pháp mô hình hóa 5) Phương pháp hệ
thống
Một số vấn đề chung về dân số học
II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DÂN SỐ HỌC
1) Tỷ lệ sinh (Crude Birth Rate – CBR)
Tỉ lệ sinh có thể được tính bằng số cá thể được sản xuất bởi cá thể
cái trong môt đơn vị thời gian so với tổng số cá thể của loài ở cùng
một thời điểm. Ðối với loài người, tỷ lệ sinh bằng số trẻ em được
sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Đơn
vị tính là
phần nghìn (‰):
CBR = (s/Dtb)*1000
CBR: Tỷ lệ sinh
s: Số trẻ em sinh ra còn sống trong năm
Dtb: Dân số trung bình
Một số vấn đề chung về dân số học
Với CBR > 30 ‰ được gọi là cao (tập trung ở đường cận xích
đạo và nam bán cầu)
Với CBR <20 ‰ được coi là thấp ( đặc trưng cho các nước công

nghiệp phương Bắc như các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật).
Với CBR trong khoảng 20 đến 30 ‰ được gọi là trung bình
( đặc trưng
cho một số nước mới phát triển)
CBR < 15 ‰ ứng với các nước giảm dần dân số
Đây là thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh.
Một số vấn đề chung về dân số học
2) Tỷ lệ tử (Crude Death Rate – CDR)
Tỷ lệ tử được tính bằng số lượng cá thể chết đi trong một đơn vị thời
gian so với tổng số cá thể của loài ở cùng một thời điểm.
Đối với con người thì tỷ lệ tử được tính bằng số người chết trong năm
so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là phần nghìn
(‰).
CDR = (t/Dtb)*1000
CDR: Tỷ lệ tử
t: Tổng số người chết trong năm
Dtb: Dân số trung bình
Với CDR >20 ‰ được gọi là cao (tập trung ở các nước chưa phát
triển, chủ yếu là Châu Phi).
CDR < 10 ‰ là tỷ lệ thấp
Một số vấn đề chung về dân số học
Tỉ lệ tử trên toàn thế giới nói chung, ở các khu vực và trong từng
nước nói riêng có xu hướng giảm đi rõ rệt so với thời gian trước
đây nhờ các điều kiện sống, mức sống và thu nhập ngày càng
được cải thiện. Các nguyên nhân dẫn tới tỉ suất tử thô cao chủ
yếu là kinh tế - xã hội (chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật…) và
thiên tai (động đất, núi lửa, hạn hán, bão lụt,…).
Mức tử vong của dân số còn liên quan chặt chẽ đến tuổi thọ
trung bình của dân số một nước. Nhìn chung, tuổi thọ trung bình
của dân số trên thế giới ngày càng tăng và được coi là một trong

những chỉ số cơ bản đánh giá trình độ phát triển con người.
Một số vấn đề chung về dân số học
Các vùng Tỷ lệ sinh Tỷ lệ tử Tỷ lệ tăng
trưởng
trung bình
năm
Thời gian
tăng gấp
đôi
Tổng số dân
số (triệu)
Tổng diện
tích
(10
6
km
2
)
Mật độ trên
km
2
Mật
độ( trên
km
2
) năm
2000
Toàn thế
giới
27 10 1,8 39 5.321(3

3)
*
135 39 45
Châu Phi
44 15 2,9 24 661(45) 30 22 29
Bắc Mỹ
16 9 0,7 93 278(22) 22 13 14
Châu Âu
13 10 0,3 266 501(19) 5 100 102
Châu Á
27 9 1,9 37 3.116(3
4)
27 115 131
Mỹ La tinh
28 8 1,2 33 447(38) 21 21 26
Liên Xô
19 10 0,9 80 291(25) 22 22 14
Châu Đại
Dương
20 8 1,2 57 27(27) 9 9 3
Một số vấn đề chung về dân số học
Bảng 1: Những chỉ số dân số chính của các khu vực trên thế giới năm
1990
(Ghi chú: * số % lứa tuổi dưới 15 ghi trong ngoặc)
(Nguồn: Vũ Trung Tạng, 2007)
3) Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh IMR

Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (Infant Mortality Rate - IMR.) là số tử
vong của trẻ sơ sinh dưới một năm tuổi trong một năm cho mỗi
1000 ca sinh trong cùng một năm đó.

IMR = ( Số trẻ dưới 1 tuổi/ Số ca sinh đẻ)*1000
Tỷ lệ này thường được sử dụng như là một chỉ báo về mức độ
sức khỏe trong một quốc gia. Hiện nay trên thế giới tỷ lệ tử vong
trẻ sơ sinh là 49,4 theo Liên Hợp Quốc và 42,64 theo CIA World
Fact Book.
Một số vấn đề chung về dân số học
Những nước có nền kinh tế phát triển, có cơ sở vật chất y tế
đầy đủ như các nước Châu Âu như Thụy Sĩ là 4,23, Phần Lan
là 3,50, các nước Châu Á như Hồng Kông là 2,93, Nhật Bản là
2,8. Trong đó Thụy Điển và Xingapo là quốc gia có tỷ lệ tử
vong trẻ sơ sinh ít nhất thế giới, chỉ là 2,75 và 2,30. Việt Nam
có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh vào khoảng 23,61, xếp trong tổng số
222 quốc gia.
Một số vấn đề chung về dân số học
4) Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên (Growth rate)
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (r) được xác định bằng hiệu số giữa
tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử, đơn vị tính là phần trăm (‰)
r = CBR – CDR
Tg: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên
CBR: Tỷ lệ sinh
CDR: Tỷ lệ tử
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình
biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số
Một số vấn đề chung về dân số học
5) Độ mắn tổng số ( total fertility Rate - TFR)
TFR phản ánh lượng sinh sản của cộng đồng người, là số con
trung bình có thể được sinh ra bởi một người mẹ, nếu giả thiết
trong suốt độ tuổi sinh đẻ của mình ( 15- 49), người phụ nữ đó sinh
đẻ với tốc độ trung bình của phụ nữ trong cộng đồng. TFR có thể
được định nghĩa tóm gọn là “ số con trung bình còn sống trong đời

của một phụ nữ “.

Một số vấn đề chung về dân số học
Giá trị TFR Mức độ
TFR ≥ 4.2 Cao
TFR= 3.2 – 4.1 Trung bình cao
TFR= 2.2 – 3.1
Trung bình thấp
TFR ≤ 2.1 Thấp
Bảng 2: Phân loại mức độ TFR
CIA World Factbook Factbook Thế giới cung cấp một cập nhật danh sách
xếp hạng độ mắn tổng số ( phụ lục) và bản đồ độ mắn tổng số cho các
quốc gia trên toàn thế giới.
Một số vấn đề chung về dân số học
Màu sắc
Độ mắn tổng
số
Tác động lâu
dài
Đỏ Ít hơn 2 Giảm dân số
Màu vàng khoảng 2 Ổn định dân số
Xanh lục 3 đến 4 Dân số tăng
Xanh lam
4 hoặc nhiều
hơn
Dân số tăng
nhanh
Màu xám
Dữ liệu không
có sẵn

(Nguồn: CIA World Fact Book, 2008)Hình 1: Bản đồ độ mắn tổng số các quốc gia trên thế giới.
Theo thống kê của CIA World Fact Book, Việt Nam có độ mắn
tổng số năm 2000 là 2,53 ( năm 2000) và 1,86 ( 2008 ) xếp thứ 150
trong tổng số 195 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với trung bình thế
giới thì Việt Nam có TFR nhỏ hơn ( 2,65 và 2,55). Dự báo năm
2009 con số này sẽ tiếp tục giảm xuống còn 1,83.
Một số nước có độ mắn tổng số cao như Afghanistan 6,64; 6,49 tại
Yemen và Samoa là 4,21; Ma-li có độ mắn tổng số là 7,38; Niger là
7,37 ( kể từ giữa năm 2007). Một số nước có độ mắn tổng số thấp
như: Singapore là 1,07; tại Lithuania là1,21; Cộng hòa Séc là
1,22…
Nhóm văn hóa khác nhau trong một quốc gia có thể có độ mắn
tống số khác nhau.
Một số vấn đề chung về dân số học
Đồ biểu thị mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và độ mắn
tổng số
Một số vấn đề chung về dân số học
Hình 2: Mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và độ mắn tổng số năm
2004 (Thống kê những quốc gia có số dân trên 5 triệu người, khoảng 108 quốc
gia)
(Nguồn: CIA World Fact Book, 2004)
6) Sức ỳ dân số
Khi đạt đến độ mắn tổng số TFR = 2.1 không có nghĩa là chấm dứt sự tăng
dân số. Do cấu trúc tuổi dân cư, khi nhóm dân cư trẻ bước vào trưởng
thành, có khả năng sinh đẻ thì số trẻ em sinh ra vẫn ngày càng tăng lên.
Hiện tượng này gọi là sức ỳ dân số hay còn gọi là hiện tượng quán tính dân
số. Sức ỳ chỉ thật sự chấm dứt khi nhóm này vượt qua độ tuổi sinh đẻ. ( 49
tuổi ).
Sức ỳ dân số có thể sẽ dẫn tới mật độ dân số vượt qua khả nằng tải của
lãnh thổ. Lúc đó xảy ra hiện tượng quá tải dân số. Những vùng có khả năng

tải lớn là những vùng có khí hậu thuận hòa, trình độ công nghệ cao. Vì vậy
mật độ dân số cao chưa chắc là đã quá tải dân số, ngược lại vùng dân số
thưa chưa chắc là vùng đã đủ người
Đối với những vùng đất có dân tái định cư thì cần phải chú ý đến sức ỳ dân
số của cộng đồng bản địa trong khoảng vài thập kỷ tới, nếu không chắc chắn
sẽ xảy ra quá tải dân số vùng tái định cư.
Một số vấn đề chung về dân số học
III. CÁC THỜI KỲ DÂN SỐ HỌC
Trải qua nhiều năm tiến hóa, từ Người Vượn (Australopithecus)
xuất hiện sớm nhất, cách chúng ta khoảng 5 triệu năm đến Người
Homo ra đời vào khoảng 1,7 triệu năm về trước và cuối cùng là Người
Thông minh (Homo sapiens) sinh ra muộn nhất vào khoảng 200.000
năm trước. Những con người này chủ yếu định cư ở Châu Phi.
Sự phát triển của dân số thế giới thực tế phụ thuộc chủ yếu vào
trình độ phát triển kinh tế xã hội loài người. Theo đó có thể chia quá
trình phát triển dân số theo các thời kỳ khác nhau của lịch sử. Các thời
kỳ đó là:
Một số vấn đề chung về dân số học
1) Tiền sản xuất nông nghiệp
Một số vấn đề chung về dân số học
Thời kỳ này tính từ khi loài người xuất hiện đến khoảng 7000
năm trước công nguyên, dân số có khoảng 125.000 người sống tập
trung ở Châu Phi. Con người trong giai đoạn này có đời sống hoàn
toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, chủ yếu là leo trèo, săn bắt, hái
lượm,…sống tập hợp nhau lại thành bầy, đàn để tránh thú dữ, kẻ
thù. Sau khi dời khỏi cuộc sống leo trèo để sống dưới đất, qua quá
trình kiếm ăn được tích lũy đã giúp con người đứng thẳng, chi
trước biến đổi thành tay linh hoạt.

Qua quá trình tích lũy dần về tri thức, học hỏi và tìm con

đường phát triển, từ việc hình thành các tổ chức xã hội,…cho
đến cách đây khoảng 200.000 năm xuất hiện người khôn ngoan
Homo sapiens có não bộ khoảng 1350 cm
2.
Dân số thời kỳ này có tỷ lệ sinh khoảng 0,4 – 0,5%. Các tiến
bộ về văn hóa đã làm cho con người thời kỳ này phần nào giảm
tỷ lệ tử. Tỷ lệ tăng dân số tuyệt đối vào khoảng 0,0004%. Con
người chết vì đói, rét, bệnh tật và xung đột giữa các bộ lạc. Tuổi
thọ trung bình không vượt quá 20 tuổi.
Một số vấn đề chung về dân số học
Một số vấn đề chung về dân số học
( Nguồn )
Hình 3: Quá trình tiến hóa của loài người
2) Cách mạng nông nghiệp
Giai đoạn này tính từ năm 7000 – 5500 trước Công nguyên đến
năm 1650. Các nghiên cứu cho thấy canh tác nông nghiệp đã xuất
hiện vào khoảng năm 7000 – 5500 trước Công nguyên ở vùng Trung
Đông, làm xuất hiện ngành chăn nuôi, trồng trọt và chuyển hoạt
động săn bắt, hái lượm thuần túy sang sản xuất các sản phẩm nông
nghiệp. Cuộc sống của con người lúc này được an toàn hơn, ít hiểm
họa hơn, tuổi thọ trung bình đã cao hơn lên đến 25 – 30 năm.
Một số vấn đề chung về dân số học
Từ sau cuộc cách mạng nông nghiệp sự gia tăng dân số lúc này
không còn tiếp diễn liên tục mà lúc tăng lúc giảm nhưng về cơ
bản thì vẫn tăng. Cũng như những thời kỳ trước, thời kỳ này
không thể tránh khỏi những mất mùa, dịch bệnh, chiến tranh, có
nhiều biến động xã hội. Những điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ đến sự gia tăng dân số. Vào những năm 1348 – 1350 bệnh
dịch hạch đã làm cho dân số Châu Âu giảm đi 25%, ở Anh từ năm
1348 – 1379 giảm tới gần 50% dân số. Bên cạnh đó nạn đói

hoành hành, xảy ra liên tiếp do mất mùa, thiên tai.
Một số vấn đề chung về dân số học

×