Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thuyết luân hồi trong phật giáo và thoát khỏi luân hồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.29 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT

BÀI TIỂU LUẬN MÔN:
LỊCH SỬ CÁC TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ I
(KITÔ GIÁO)
Đề tài: Thuyết luận hồi trong Phật giáo và ý nghĩa
của nó đối với đời sống
__________
GVHD: TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG
SVTH: TƯỞNG DIỄM THÚY
MSSV:1256070070
LỚP: TÔN GIÁO
TP.HỒ CHÍ MINH, ngày tháng năm 2014
MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Phần nội dung 2
I. Định nghĩa luân hồi 2
II. Luân hồi trong mọi sự vật 3
II.1 Đất luân hồi
II.2 Nước luân hồi
II.3 Gió luân hồi
II.4 Lửa luân hồi
III. Luân hồi trong con người 4
3.1 Thân người luân hồi
3.2 Tinh thần luân hồi
IV. Luân hồi theo luật nhân quả, qua sáu cõi 7
4.1 Địa ngục
4.2 Ngạ quỷ
4.3 A-tu-la


4 4 Súc sanh
4.5 Loài người
4.6 Cõi trời
V. Ý nghĩa của sự luân hồi 9
Phần mở đầu
Con người luôn cố công tìm hiểu về sự chết và chết rồi sẽ đi về
đâu hoặc là con người chết đi sẽ mất hẳn hay vẫn tồn tại vĩnh viễn.
Những câu hỏi đó trong cuộc đời của một người có lẽ ít nhất một lần
cũng đã nghĩ đến những điều đã nêu trên. Tuy nhiên vấn đề này thì
khoa học vẫn chưa khẳng định hay kết luận về vấn đề này. Chỉ có trong
các tôn giáo vấn đề này được bàn đến nhiều và tùy mỗi tôn giáo mà có
cách quan niệm khác nhau. Để có thể hiểu thêm về việc khi chết chúng
sinh sẽ về đâu và có mất hẳn hay không? Mỗi người cần có những tìm
hiểu riêng mình song tôi chỉ xin tìm hiểu và giải đáp vấn đề này thông
qua gốc nhìn của Phật giáo về thuyết luận hồi để hiểu được phần nào
về cái chết sẽ đi về đâu và mất hẳn hay không?. Theo Phật giáo thì tin
rằng chết rồi thì không mắt hẳn, cũng không tồn tại mãi mãi mà là luân
hồi.
PHẦN NỘI DUNG
I. Định nghĩa luân hồi
Luân hồi dịch ở chữ Samsera trong tiếng Phạn. Theo chữ Hán
thì Luân là bánh xe; Hồi là xoay tròn. Hình ảnh bánh xe quay tròn là
một hình ảnh rất rõ ràng mà Phật đã dùng để hình dung sự xoay
chuyển, lên xuống, xuất hiện của mỗi chúng sanh trong sáu cõi (lục
đạo: trời, người, A-TU-LA,địa ngục, ngã quỷ, súc sanh luân hồi chỉ
nằm trong sáu cõi này) khi đầu thai ở cõi này, khi ở cõi khác, luôn luôn
tiếp nối tử sanh, sanh tử không ngừng, như bánh xe lăn. Luân hồi là
một thuyết có thể chứng nghiệm được, không phải hoang đường.
Ngoài ra còn có từ đồng nghĩa với luân hồi đó là chữ tái sinh, tái
sinh là cuộc sống ở kiếp sau, kiếp sau này là tùy nghiệp mà con người

mà đi đến từng cõi của chúng sinh.
Khi đã công nhận luật nhân quả, thì không thể từ chối, không
công nhận sự luận hồi, vì luân hồi chẳng qua là nhân quả liên tục,
nhưng vì nó khi biến , khi hiện, khi lên, khi xuống, khi mất , khi còn,
khi thay hình đồi dạng,nên chúng ta tưởng như gián đoạn và không ảnh
hưởng, chi phối lẫn nhau.
Và vấn đề luân hồi này đã được sáng tỏ trong Trung Bộ Kinh
nói về quá trình khi Đức Phật giác ngộ dưới cội bồ đề: từ canh đầu
ngài chứng đắc Túc Mạng Minh thấy được những kiếp đời của ngài đã
từng sinh đi tử lại như thế nào. Canh giữa Ngài chứng đắc Thiên Mạng
Minh thấy được con đường tái sinh của chúng ta sau khi chết. Canh
cuối Đoạn trừ Lậu Tận Minh, và từ đó Ngài trả lời được câu hỏi con
người trước khi sinh như thế nào và sau khi chết đi về đâu
Thuyết luân hồi của nhà Phật lấy luật nhân quả làm nền tảng:
bất kỳ một sự cố nào cũng đều là hậu quả của một dãy nguyên nhân
xảy ra trước nó và cũng là nguyên nhân cho một dãy hậu quả xảy ra
sau nó. Nhân và quả liên kết với nhau chặt chẽ như một chuỗi dây xích
vô tận: bất kỳ mắt xích nào cũng là nguyên nhân cho những mắt kế tiếp
sau nó và là hậu quả cho những mắt liền trước nó. Việc luân hồi cũng
có thể được minh họa như vậy: mỗi kiếp tương tự như một mắt xích
trong một dây xích dài vô tận. Kiếp này sướng hay khổ, có những tài
năng hay khuynh hướng bẩm sinh nào đều có nguyên nhân từ trong
kiếp trước, và chính kiếp này lại là nguyên nhân quyết định những yếu
tố cấu tạo nên kiếp sau.
II. SỰ LUÂN HỒI TRONG MỌI VẬT
1. Đất luân hồi
Đất có thể dùng làm bất kì vật dụng nào ví như một viên
gạch khi viên gạch cũ nát sẽ vỡ vụn trở về với đất cát. Đất cát này
làm thức ăn cho cây cỏ, cây cỏ tàn lụi sau một thời gian sống, để trở
thành phân bón cho cây khác, hoặc làm thức ăn cho động vật. Động

vật này ăn cỏ vào hoặc bài tiết ra ngay ra ngoài để thành phân,
thành đất, hoặc biến thành máu huyết, da, thịt để một ngày kia thân
thể động vật già yếu, chết đi tan rã lại trở về thành đất cát. Đó chỉ là
sự thay đổi hình dạng chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái
khác, vì nhân duyên này hoặc nhân duyên khác, nhưng cuối cùng
đất cát vẫn trở về với đất cát.
2. Nước luân hồi
Nước cũng có sự luân chuyển nếu ta thấy hiện tại là một ao
nước thì nước thành sẽ thành mây bởi khi mặt trời chiếu sáng sẽ làm
nước bốc hơi, hơi nước tích tụ nhiều đến mức bão hòa gặp điều kiện
thuận lợi sẽ thành mưa, mưa rồi lại trở thành nước, nước thay đồi
trạng thái, xoay vòng mãi , nhưng nước vẫn là nước.
3. Gió luân hồi
Gió là sự luân chuyển của không khí. Không khí bị sức nóng
mặt trời bốc cháy, giãn ra, bốc lên cao làm thành những khoảng
trống. Để bù vào những khoảng trống ấy, không khí ở các nơi khác
chạy tới điền vào, gây thành luồng gió. Không khí xê dịch chậm thì
gió nhẹ, không khí xê dịch nhanh thì gió mạnh. Xê dịch nhanh hơn
nữa thì thành bão. Bản chất của gió cũng chỉ là không khí.
4. Lửa luân hồi
Lửa là một sức nóng làm cháy được vật. Khi đủ nhân duyên
thì sức nóng phát ra lửa. Chẳng hạn hai thanh củi trong trạng thái
bình thường thì chúng ta chẳng thấy sức nóng ở đâu cả, như khi chà
xát
III. LUÂN HỒI TRONG CON NGƯỜI
Con người cũng theo một quy luật tái sinh vào sáu cõi , là con
đường tương lai nhưng là phản phất của con người hiện tại. Đều này đã
được lí giải trong kinh trường A-HÀM quyển số 7 đó là Kinh Tể Túc
xác định được điều này là giữ một tỳ kheo Đồng nữ ca diếp với một
người bà la môn tên là tể túc. Một hôm Đồng nữ ca diếp cùng các tỷ

khưu đến nơi thôn dã của Bàlamôn tể túc để thuyết pháp. Người
Bàlamôn tể túc thì xem con người chết là hết mà không có đời sau.
Vì ông nghe rằng lời Phật dạy là có đời sau nên ông đến luận bàn với
đồng nữ ca diếp, khi đến làm lễ ông cũng làm như những người khác.
Và ông đặt một vấn đề với đồng nữ ca diếp rằng: thưa Ngài tôi nghe lời
Phật dạy con người có kiếp sau nhưng tôi thì không tin có đều này, thì
xin ngài cho tôi một vài câu trả lời trong phần tôi hỏi để tôi được sáng
tỏ. Đồng nữ ca diếp đồng ý. Người Bàlamôn tể túc đặt ra vấn đề rằng:
Phật đã dạy rằng một người giữ gìn 5 giới một người không giữ trọn 5
giới , không tu thập thiện thì khi chết bị đọa vào địa ngục. Tôi có một
người thân, ông ta không tu tập gì cả ông sống rất là tệ ác nếu căn cứ
vào đều này thì ông ta sẽ bị đọa vào địa ngục. Nên khi ông ta sắp chết,
tôi đến và nói với ông ta rằng này em ,sau khi em chết đi em có bị đọa
vào địa ngục thì em hãy quay về cho anh hay là vì em không sống
thiện, không giữ trọn năm giới nên em bị đọa vào địa ngục, nhưng mãi
đến nay tôi không thấy gì. Vì thế tôi không tin là có kiếp sau. Thi Đồng
nữ Ca Diếp trả lời rằng: nếu một tên phạm nhân bị treo ở cổng thành
chuẩn bị xử trám thì nói với tên đao phủ tôi còn có người thân , tôi còn
có những đều dặn dò người thân hãy để tôi trở về nhà vài hôm, rồi tồi
sẽ quay lại cho ông hành quyết. Thì ngay cả người Bàlamôn này cũng
trả lời là không được. Đồng nữ Ca diếp nói rằng: người ta lúc sống còn
làm điều này không được thì làm sao khi chết, họ làm được điều
đó.Nhưng người Bàlamôn vẫn chưa tin và hỏi tiếp tôi cũng có một
người thân ông ấy tu thập thiên và giữa trọn năm giới và khi ông ấy
sắp lâm trung tôi cũng đến nói với người đó rằng: theo lời đức phật nói
người giữ trọn năm giới sẽ được sanh thiên. Nếu ông được sanh thiên
thì hãy trở về cho tôi hay vì ông được sanh thiên do ông giữ trọn năm
giới, có thập thiện nên được sanh thiên. Nhưng đến bây giờ tôi vẫn
chưa thấy gì. Vì thế nên tôi không tin có kiếp sau. Đồng nữ ca diếp trả
lời rằng: ông có biết rằng một ngày trên trời bằng một trăm năm, một

ngàn năm ở dưới trần gian. Nếu ông ấy được sanh thiên sau khi được
nhập vào thiên cung và đi dạo quanh thiên cung một ngày thì mới về
cho ông biết. Thì ông có tiếp nhận được đều này không. Người
Bàlamôn nói rằng khi đó tôi đã chết rồi.
Như thế có thể thấy rằng chúng ta không thể nhìn thấy bằng cặp
mắt thường của chúng ta, không phải suy luận bằng việc nhìn nhận sự
vật bình thường và suy luận của chúng ta để hiểu được vấn đề luân hồi.
1. Thân người luân hồi
Thân người, hay thân thú vật cũng thế, xét cho cùng cũng do
tứ đại mà có là đất, nước, gió, lửa. Những chất cứng dẽo như da thịt
gân xương là thuộc về Đất; những chất đượm ướt như máu, mỡ, mồ
hồi, nước mắt, là thuộc về Nước; hơi thở ra vào, trái tim nhảy, phổi
hô hấp, tay chân cử động là thuộc về Giso; hơi nóng trong người là
thuộc về Lửa. Như trên chúng ta đã thấy, tứ đại đều luân hồi, thì
thân người, do tứ đại mà có, cũng phải luân hồi theo. Khi thân này
chết và đến lúc tan rã, thì chất cứng dẽo trả về cho Đất; chất đượm
ướt trả về cho Nước; hơi nóng trả về cho Lửa; hơi thở và sự cử
động trả về cho Gios. Rồi bốn chất này tùy theo duyên chung hợp
lại, làm thành cây cỏ hay thân người khác. Người khác đến khi chết
rồi bốn chất đó trở về bản thể cũ của chúng. Khi thành thân người,
lúc làm thân súc, năm nay tụ hợp ở đây, sang năm đã dời đi nơi
khác, không phải thường còn, cũng không phải mất hẳn, mà là luân
hồi.
2. Tinh thần luân hồi
Con người không phải chỉ gồm tứ đại. Ngoài tứ đại, còn có
phần tâm lý nữa hay nói một cách tổng quát hơn, còn có tinh thần.
Đó là gồm tất cả những thứ mà đạo Phật gọi là : Thọ, Tưởng, Hành ,
Thức. Phần thể xác gồm tứ đại chỉ là phần mà Đạo Phật gọi là Sắc.
Sắc đã không tiêu diệt mà chỉ biến hóa luân hồi, thì Tâm hay Tinh
thần, cũng không tiêu diệt mà chỉ biến chuyển xoay vần mà thôi.

Con người với những hành động của mình sẽ tạo ra những
cái nghiệp có thể đó là nghiệp tốt, nghiệp xấu. Cái nghiệp ấy biến
dịch, xoay vần mãi, khi đội lớp này mang hình dáng khác, quanh
lộn trôi lăn trong lục đạo mãi mai cho đến ngày nào được giác ngộ
mới thôi.
Nhưng sự lên xuống, trôi lăn, xoay vần của nghiệp trong ba
cõi sáu đường ấy không phải tình cơ, ngẫu nhiên, may rủi, vô lý, mà
trái lại, nó theo một cái định luật chung, đó là luật Nhơn quả. Đến
đây, chúng ta thấy được sự tương quan mật thiết giữa nhơn quả luân
hồi. Đã có nhơn quả, tức phải có luân hồi ( trừ trường hợp tu nhơn
giải thoát) đã có luân hồi phải tuân theo luật Nhơn quả.
V . LUÂN HỒI THEO LUẬT NHÂN QUẢ QUA
SÁU CÕI
Có thể nói rằng, sanh tiền tạo nhân gì thì khi chết nghiệp lực
dẫn dắt tinh thần đến chỗ nó thọ báo không sai. Nếu tạo nhân tốt, thì
luân hồi đến cảnh giới giàu sang, thân người tốt đẹp. Còn tạo nhân
tội ác, thì luân hỗi đến cảnh giới nghèo hèn, thân hình xấu xa, tàn
tật, sự nghiệp khi thăng khi giáng, lúc thịnh lúc suy. Tất cả đều là
tùy nghiệp và phước báo. Phước báo của mỗi người trong cuộc sống
là khác nhau nên mỗi người cần có sự nhìn nhận của riêng mình để
sống tốt. Để có được nghiệp báo tốt lành.Vì nghiệp báo là kết quả
của nhiều kiếp chứ không dừng lại chấm dứt ở một kiếp người.
1. Địa ngục
Tạo nhân sân hận, độc ác làm nhiều tội lỗi vừa hại mình
vừa hại người, phải luân hồi vào địa ngục, chịu đủ đều khổ sở.
2. Ngạ quỷ
Nhân tạo tham lam,bỏn, sẻn,không biết bố thí, giúp đỡ người,
từ tiền của đến giáo pháp. Trái lại, còn mưu sâu, kế độc, để cướp
đoạt của người, sau khi chết, luân hồi làm ngạ quỷ.
3. Súc sanh

Tạo nhân si mê sa đọa theo thất tình, lục dục, tửu tắc, tài
khí, không xét hay đỡ,tốt xấu, chết rồi, luân hồi làm súc sanh.
4. A-tu-la
Gặp việc nhân nghĩa thì làm, gặp việc sái quấy cũng
không tránh, vừa cang trực, mà cũng vừa độc ác. Mặc dù có làm
những điều phước thiện, nhưng tánh tình hung hăng nóng nảy
vẫn còn, lại thêm tà kiến si mê, tin theo tà giáo. Tạo nhân như
vậy, kết quả sẽ luân hồi làm A-tu-la, gặp vui sướng cũng có, mà
buồn khổ cũng nhiều.
5. Loài người
Tu nhân ngũ giới : không sát hại, không trộm cướp,
không tà dâm, không dối trá, không rượu trà say sưa, thì đời sau
trở lại làm người, cao quý hơn muôn vật.
6. Cõi trời
Bỏ mười điều ác tu nhơn Thập- thiện thì sau khi chết,
được sanh lên cõi trời. Nhưng nên nhớ cõi trời này cũng còn ở
trong vòng phàm tục, chịu cảnh sanh tử, luận hồi.
Muốn thoát ra ngoài cảnh giới sanh tử luân hồi, và đến
bốn cõi Thánh là Thanh- văn, Duyên- giác, Bồ-tát, và Phật, thì
phải tu nhân giải thoát.
Ngoài ra vấn đề Luân hồi này đã được nhắc đến rất nhiều
ở các tôn giáo khác và đâu đó ta thấy nó có những nét tương
đồng với nhau, như trong quan niệm của Upanishad cũng đã
từng xuất hiện về Luân hồi và điểm tương đồng ở đây chính là
Luân hồi dựa trên quy luật nhân quả. Nếu ở Upanish cho rằng
Nghiệp quả phản ứng tạo ra luân hồi sinh tử kế tiếp không bao
giờ hết, vô thủy, vô chung. Mỗi hành động phải sinh ra hậu quả
tự nhiên của nó trong thế giới, đồng thời lại để cấu tạo nên
khuynh hướng, cá tính.Chính cái khuynh hướng cá tính ấy thúc
đẩy người ta nhắc lại hành động đã làm. Ở Phật giáo cũng cho

thấy mối quan hệ mật thiết của nhân quả và luân là mối quan hệ
tương tác hai chiều nhân nào quả ấy, và quả nào nhân ấy nghĩa
là trong cuộc sống nếu ta làm đều tốt, đều thiên thì ta sẽ nhận
được một kết quả hay sự báo đáp tốt đẹp, song những đều đó
đôi khi không thể hiện ngay mà phải trãi qua quá trình- đó là
nghiệp. Ví như trong kiếp đời trước ta sống không lương thiện
nên kiếp này ta phải chịu cảnh khổ đau, nghèo hèn, nhưng ta lại
không vì đó mà trở nên xa đọa thối hóa ngược lại ta cải thiện nó
bằng việc thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và giúp đỡ mọi
người ắc cái nghiệp quả tốt của ta sẽ cải thiện những đều xấu xa
của quá khứ từ đó tạo tiền đề cho một cuộc sống tốt đẹp ở tương
lai
Trong Kitô giáo tuy không nói rõ cụ thể về vấn đề luân
hồi nhưng thấp thoáng ta vẫn thấy đâu đó hình ảnh của sự luân
hồi, có đều luân hồi trong Kitô lại khác với Luân hồi trong Phật
giáo cũng bởi chính cái quan niệm về thế giới sau khi chết cũng
đã có những nét khác nhau, nếu ở Phật giáo quan niệm con
người sau khi chết thì linh hồn sẽ có những con đường khác
nhau để đi đó chính là sáu cõi ( Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh,
A-tu-la, Loài người, Cõi trời ), còn trong Kitô giáo lại quan
niệm rằng con người sau khi chết thì linh hồn có hai con đường
để đi đó là thiên đàng hay địa ngục, tuy chưa thấy rõ quan điểm
về một kiếp sau song trong Kitô giáo cũngđã có sự phân chia
những ngã rẽ mà linh hồn cá nhân đi đến sau khi chết đấy cũng
chính do những đều mà ở quá khứ họ làm dẫn đến kết quả họ
được lên thiên đàng hay xuống địa ngục ( con người cần có cách
phản tỉnh cho riêng mình để được tha thứ, trong kinh thánh đã
từng có đoạn nói về người phụ nữ tội lỗi đã được tha thứ và đã
yêu mến Chúa nhiều (Lu-ca 7,50)).
IV. Ý nghĩa của thuyết luân hồi :

Chính từ thuyết luân hồi của Phật giáo đã cho con người
biết có kiếp sau vì thế mà con người phải tu tập và sống tốt đẹp
để có nghiệp tốt và có có kiếp sống tương lai tốt đẹp.
Từ đó mà định hướng con người sống tốt sống thiện. Và
không còn lo sợ về cái chết bởi chết theo như Phật giáo không
phải là hết, mà chết là quá trình thay đổi kiếp sống con người và
cuộc sống là vô cùng công bằng bởi nó là sự đền bù những
nghiệp báo của con người.
Là kết quả thực tiễn của nhân quả. Nếu ta gieo nhân tốt
sẽ có được quả tốt quả đó sẽ được nền đáp ở kiếp này hay kiếp
sau. Chính vì mà con người sống phải có đạo đức và theo lối
sống tốt.
Bởi đây là một quy luật nên nó cứ diễn ra mà chình tự
thân ta có thừa nhận hay không thì nó vẫn diễn ra, nếu tin tưởng
và nhìn nhận đúng về luân hồi thì giúp ta tạo nên con đường
luân hồi tốt cho chính mình trong tương lai .
VI. Kết luận
Đạo Phật nói lý luân hồi cũng là một quy luật sự thật của
vạn vật và con người. vì đối tượng của đạo Phật là con người,
nên chung quy đặt nặng về sự luân hồi của con người. Con
người nhận hiểu thấu đáo về lý luân hồi, nếu họ không có khả
năng thoát khỏi lý luân hồi, tự chọn lựa cuộc luân hồi an vui và
thoải mái. Nếu họ có khả năng thoát ly luân hồi, do hiểu luân
hồi tiến tu đạo giải thoát. Biết được lý luân hồi, chúng ta biết
được lẽ công bằng của con người , cũng nhận thấy sự tự do căn
bản ở chúng ta. Mọi mê tín ỷ lại đều tiêu tan, do biết ta là người
quyết định thân phận của mình. Tất cả oán hờn tủi hận đều sạch
hết, vì có ai áp đặt sự đau khổ cho mình mà than thở. Quả chúng
ta là con người độc lập tự do của chính mình trong hiện tại và vị
lai. Dù chưa giải thoát, biết lý luân hồi, chúng ta cũng sáng suốt

và yên ổn trong đời sống này. Mọi tương lai đều nằm trong tay
chúng ta, chúng ta trọn quyền chọn lấy một tương lai nào theo
sở thích của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phật học phổ thông (quyển một) –Hòa Thượng Thích
Thiện Hoa, Nxb. Phương Đông
2. Lịch sử triết học phương Đông ( tập 3)- Nguyễn Đăng
Thục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Kinh Thánh Tân Ước, Nxb Tôn Giáo
4. Thuyết Luân Hồi & Phật giáo Phương Tây –Martin
Willson ( việt dịch TK. Thích Nguyên Tạng), Nxb.
Phương Đông

×