Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ NGỮ VĂN 6 BẰNG CÁCH DÙNG TRANH MINH HỌA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 16 trang )

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRONG GIỜ NGỮ VĂN 6 BẰNG CÁCH DÙNG
TRANH MINH H ỌA
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước bước vào hội nhập, những chủ nhân của tương lai phải chuẩn bị cho mình một hành
trang mới để tự tin bước đi trên những nẻo đường đời. Do đó “con đường chuẩn bị hành trang” là sự
kế thừa và phát huy nhưng không thể lạc hậu và trì trệ, không thể cứ theo kiểu thầy hỏi trò là trả lời
mà thầy phải đốt lên trong trò một ngọn lửa đam mê bởi “Chỉ ham học thôi chưa đủ mà cần phải học
say mê”. Đó chính là mong muốn của biết bao đồng nghiệp dạy học, bởi khi học sinh biết say mê học
tức là thành công đã đến với quá trình dạy học … nhưng bí quyết nào tạo sự say mê cho học sinh?
Với đặc thù của môn Ngữ văn thì câu trả lời đó không đơn giản chút nào. Trong dạy học không có
phương pháp nào là “vạn năng” mà phải phối kết hợp nhiều phương pháp nhưng theo tôi một trong
những hình thức dạy học có thể làm cho học sinh say mê và nó rất “thịnh” rất phù hợp cho việc sử
dụng giáo án điện tử hiện nay là: trong tiết dạy ngữ văn giáo viên nên sử dụng tranh minh hoạ, nhưng
dùng tranh gì? dùng vào thời điễm nào? dùng như thế nào? tranh đâu để sử dụng? … Mời các đồng
nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến cho tôi qua đề tài “Phát huy tính tích cực học tập của học
sinh trong giờ Ngữ văn 6 bằng cách dùng tranh minh họa”
B- TÌNH HÌNH CHUNG
1 )Thuận lợi
Được sự quan tâm của BGH, chi bộ, BCH công đoàn nhà trường.
Đội ngũ giáo viên tổ văn tương đối đông. Đa số giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác
giảng dạy, giáo viên trong tổ rất đoàn kết, nhiệt tình hỗ trợ lẫn nhau.
Trang 1
Qua học tập và quá trình giảng dạy bản thân tôi đã có được vốn kiến thức và kinh nghiệm giảng
dạy, đồng thời thường xuyên thăm lớp dự giờ những giáo viên có kinh nghiệm hơn để học hỏi.
Phương pháp dạy học mới là phương pháp tích cực, tiến bộ giúp giáo viên có tâm huyết và đầu tư
hơn vào tiết dạy của mình cũng như có thêm cơ hội để phát huy khả năng sáng tạo của bản thân. Học
sinh cũng có hứng thú học hơn so với phương pháp dạy học theo lối thuyết trình cũ.
1) Khó khăn
Chất lượng đầu vào của học sinh lớp 6 thực tế còn yếu. Nhiều em viết chữ xấu, chưa biết cách
diễn đạt ý, học hành chểnh mảng làm ảnh hưởng đến chất lượng chung.


Kiến thức của đa số học sinh về mọi lĩnh vực còn hạn chế các em còn học lệch chú ý nhiều hơn
đến các môn thuộc lĩnh vực tự nhiên, chưa thật coi trọng môn Ngữ văn, đây là một trong những khó
khăn lớn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Phương pháp mới là phương pháp dạy học tích cực nhưng lưu lượng thời gian dành cho mỗi bài
lại quá hạn hẹp vì thế đôi khi giáo viên phải dạy lướt qua và học sinh phải nhồi nhét kiến thức mà
không có sự thấm nhuần đây cũng là một khó khăn đáng kể.
B- PHẠM VI ĐỀ TÀI
Chương trình Ngữ văn lớp 6 cụ thể là các bài học sau:
Phần văn bản:
+ Em bé thông minh (truyện cổ tích)
+ Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)
Phần ngữ pháp:
+ Từ mượn
+ Nhân hoá
+ Tính từ
Phần tập làm văn: phần văn miêu tả.
+ Bài tìm hiểu chung về văn miêu tả.
Trang 2
C- BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
I- Đối với giáo viên :
Trước hết giáo viên phải yêu nghề luôn có mong muốn học hỏi để nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến nội dung bài học để việc soạn bài chu đáo hơn. Giáo
viên cần có kiến thức sâu rộng, đưa ra hệ thống câu hỏi rõ ràng, lô gíc.
Thường xuyên chuẩn bị đồ dùng dạy học và áp dụng một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất
lượng cho tiết dạy ngữ văn.
Cần nắm chắc tiến trình lên lớp của việc dạy và học Ngữ văn, sử dụng đa dạng, linh hoạt các
bước, các phương pháp dạy học trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt giáo viên cần hiểu rõ mục đích
yêu cầu, thao tác, tác dụng của từng phương pháp.
Đồng thời dạy học cũng cần có tính nghệ thuật và luôn luôn sáng tạo.
II- Đối với học sinh :

Học sinh là trung tâm, là chủ thể, là mục đích của quá trình dạy học. Học sinh phải chiếm lĩnh
tri thức một cách chủ động vì thế để đạt được kết quả trong học tập, học sinh cần thực hiện tốt các
theo tác trí tuệ (sự chú ý, sự ghi nhớ, sự thông hiểu, sự suy nghĩ, tưởng tượng và sáng tạo)
Học sinh phải có ý thức tự giác, hăng say trong học tập.
III- MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ VIỆC DÙNG TRANH MINH HOẠ CHO TIẾT DẠY NGỮ
VĂN.
1. Tác dụng của việc dùng tranh minh hoạ cho tiết dạy ngữ văn 6.
Tại sao lại nên dùng tranh minh hoạ cho tiết dạy Ngữ văn? Để trả lời được câu hỏi này trước hết
cần phải hiểu khái niệm “minh hoạ”. Minh hoạ là làm rõ thêm, sinh động thêm nội dung của tác phẩm
văn học hoặc văn bản trình bày, bằng hình vẽ hoặc bằng những hình thức dễ thấy, dễ hiểu và dễ cảm
Trang 3
nhận. Bắt nguồn từ khái niệm này mà chúng ta dễ nhận thấy được tác dụng rất lớn của việc dùng
tranh minh hoạ cho tiết dạy Ngữ văn cụ thể là những tác dụng sau:
- Làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn hơn, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.
- Góp phần khắc sâu kiến thức cho học sinh trong học tập.
- Giúp giáo viên dẫn dắt học sinh đến với khái niệm dễ dàng hơn.
- Tạo cho học sinh cảm giác yêu văn học và nghệ thuật
2. Những tranh cần có:
Thực tế tranh minh hoạ được trang bị cho chương trình Ngữ văn THCS nói chung và chương
trình Ngữ văn 6 nói riêng chưa phong phú, thậm chí là chưa đáp ứng được mong muốn của người
dạy, người học . Do vậy chưa phát huy được hết mặt mạnh của nó trong dạy học Ngữ văn. Tuy nhiên
không phải bài nào, sự vật, hiện tượng nào cũng sử dụng tranh để minh hoạ mà phải xét thấy mục tiêu
chính cần đạt của bài học liên quan đến tranh bức minh hoạ nào chúng ta sẽ sáng tạo, không ngừng
sáng tạo để có được tranh sử dụng. Tranh phục vụ cho chương trình Ngữ văn chủ yếu phục vụ cho
phần văn bản của văn học dân gian (truyện truyền thuyết, truyện cười,truyện ngụ ngôn,truyện cổ tích)
còn phần văn học hiện đại những bức tranh còn gắn vào SGK; đây cũng là những khó khăn đáng kể
đối với giáo viên, vả lại ngoài việc dùng tranh minh hoạ cho tiết dạy văn bản thì việc dạy Ngữ pháp
và Tập làm văn cũng có thể dùng tranh minh hoạ. Như thế để giải quyết phần nào vấn đề naỳ đòi hỏi
người dạy phải có kỹ năng sáng tạo, sáng tạo “ý tưởng hình ảnh” để đưa vào minh hoạ phục vụ cho
tiết học, nhằm khắc sâu kiến thức tạo hứng thú cho học sinh. Theo tôi cần rất nhiều tranh để phục vụ

cho nhiều bài nhưng tôi xin đưa ra vài bức tranh cần có dưới đây để làm ví dụ :
- Dạy văn bản “Em bé thông minh” cần có 04 bức tranh về 04 lần thử tài:
+ Bức tranh 1: Em bé giải câu đố của viên quan.
Trang 4
+ Bức tranh 2: Em bé giải câu đố lần thứ nhất của vua.
+ Bức tranh 3: Em bé giải câu đố lần thứ hai của vua.
+ Bức tranh 4: Em bé giải câu đố của sứ giả nước láng giềng.
Trang 5
- Dạy bài “Tìm hiểu chung về văn miêu tả” có thể dùng 04 bức tranh:
+ Bức tranh 1 +2 : Quang cảnh về hai vườn nhà.
+ Bức tranh 3 : Quang ảnh một cửa hàng quần áo.
+ Bức tranh 4 : Hình ảnh của một lực sĩ.
- Dạy bài “Từ mượn” có thể dùng tranh để phục vụ cho phần II “Nguyên tắc mượn từ”
+ Bức tranh 1: Xe lửa
+ Bức tranh 2: Máy bay
- Dạy văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” trong sách đã có tranh với nội dung “Dế Mèn
đang trịch thượng với Dế Choắt”, vậy cũng sẽ cần có thêm tranh với nội dung “ Dế Mèn đang đứng
trước mộ Dế Choắt với sự ân hận -> để làm nổi bật nội dung của văn bản.
3. Làm thế nào để có tranh sử dụng:
Tranh sử dụng có hai dạng: tranh động và tranh tĩnh. Tranh động tức là những đoạn phim thì
giáo viên có thể tự tìm và sưu tầm còn nếu dùng tranh tĩnh thì thực tế các trường học đã đưa vào môn
Hoạ, nhiều học sinh vẽ rất đẹp rất nghệ thuật nhưng chấm điểm xong thì tác phẩm nghệ thuật của các
em lại trở nên vô nghĩa. Vậy tại sao lại không tận dụng những thành quả của học sinh? Nhưng để tận
dụng được cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên dạy Hoạ và giáo viên Ngữ văn trong một số
bài vẽ về “đề tài tự chọn”. Giáo viên dạy Hoạ có thể định hướng cho học sinh một số bức tranh mà
bên môn Ngữ văn cần thiết, làm như thế sẽ giảm được phần kinh phí cho việc dùng tranh minh họa
phục vụ tiết dạy.
4. Cách thức sử dụng:
Sử dụng tranh minh họa không nên tuỳ tiện mà cũng có những nguyên tắc nhất định:
- Tranh được sử dụng không nên cho học sinh xem trước nhằm tạo bất ngờ hứng thú khi học.

Trang 6
- Sử dụng tranh có hiệu quả và hợp lý giữa các khâu, các phần. Khi đưa tranh vào sử dụng phải
đặt câu hỏi để đưa học sinh vào tình huống có vấn đề nhằm phát huy tác dụng của việc dùng tranh
minh họa.
Ví dụ: Dạy “Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài) sẽ sử dụng bức tranh SGK và đặt câu hỏi
(cho mục 2)
? Bức tranh này minh hoạ cho sự việc gì trong văn bản.
(Dế Mèn coi thường Dế Choắt)
? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh, tính nết của Dế Choắt.
(như gã nghiện thuốc phiện, cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ)
-> Đồng thời với việc trả lời của học sinh, giáo viên sẽ chỉ vào tranh và nói về các chi tiết đó.
?Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt có gì đặc biệt?
Trang 7
(chú mày). ?Như thế dưới mắt Dế Mèn, Dế Choắt hiện lên như thế nào? (yếu ớt, xấu xí, lười
nhác, đáng khinh). Thái độ đó đã tô đậm thêm tính cách gì của dế Mèn? (kiêu căng, tự phụ).
Giáo viên chỉ lên tranh đồng thời thuyết minh: Dế Mèn thanh niên hùng dũng đẹp đẽ là vậy
nhưng lại tự phụ, kiêu căng …
Ngoài tranh này ra với văn bản này còn có thể sử dụng tranh với cảnh:Dế Mèn đứng trước mộ
Dế Choắt
Tranh này thực tế chưa có giáo viên phải sáng tạo. Có thể tiến hành bằng cách giáo viên treo bức
tranh sau đó đặt câu hỏi: Thái độ Mèn đã thay đổi như thế nào khi dế Choắt chết? (hối hận, xót
thương, quỳ xuống nâng dế Choắt lên mà than, đắp mộ to cho dế Choắt, đứng lặng hồi lâu nghĩ về
bài học đường đời đầu tiên). Học sinh trả lời, giáo viên vừa giảng chi tiết nào liên quan đến hình ảnh
sẽ đồng thời giới thiệu rồi tiếp tục hỏi học sinh: Vậy thái độ ấy giúp em hiểu gì thêm về dế Mèn?
Trang 8
Theo em sự hối lỗi đó của Mèn có cần thiết không?. Cuối truyện là hình ảnh của dế Mèn đứng hồi lâu
trước mộ bạn, em thử hình dung tâm trạng của Mèn lúc này? Học sinh dựa hoàn toàn vào tranh tự
hình dung cảm nhận và trả lời.
Ví dụ: Dạy bài “Từ mượn” giáo viên sử dụng bức tranh thứ nhất là hình ảnh xe lửa,
Bức tranh thứ hai là máy bay.

Trang 9
Đặt câu hỏi để phục vụ cho phần II: Nguyên tắc mượn từ.
Bức tranh 1 là sự vật nào (xe lửa)
Bức tranh 2 là sự vật nào (máy bay)
Vậy tiếng Việt đã có từ để sử dụng thế chúng ta có cần mượn từ nước ngoài không? (không)
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này một em đọc phần ý kiến phát biểu của Bác trong SGK.
?Qua lời phát biểu đó Bác muốn lưu ý chúng ta điều gì trong mượn từ (mượn từ không nên tuỳ
tiện, những từ chúng ta có thì chúng ta không mượn)
Dạy bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả, sẽ sử dụng 4 bức tranh:
Cách tiến hành : Học sinh đọc tình huống 1.
Giáo viên chiếu về quang cảnh một ngôi nhà:
Trang 10
Sau đó có thể đặt câu hỏi : Nếu đây là ngôi nhà của em thì em sẽ làm thế nào để người khách
nhận ra được ngôi nhà của mình ? (Học sinh sẽ tự nêu những đặc điểm tiêu biểu của ngôi nhà dựa vào
bức tranh vừa xem) .
Kế tiếp giáo viên chiếu quang cảnh hai ngôi nhà trong đó có ngôi nhà mà học sinh vừa tả:
Tiếp tục đặt câu hỏi: Trong hai ngôi nhà này ngôi nhà nào là ngôi nhà của bạn vừa nói đến ?
Giáo viên sẽ khen ngợi cả học sinh tái hiện và học sinh hình dung như vậy là tình huống thứ
nhất đã được giải quyết.
Giáo viên treo bức tranh 3: (Quang cảnh cửa hàng bán quần áo).
Trang 11
Sau đó chỉ định một học sinh đóng vai người mua hàng, cho một học sinh đóng vai người bán
hàng. Em muốn mua chiếc áo nào ở trong sạp quần áo này? Vậy em làm thế nào để người bán lấy
xuống cho em chiếc áo đó? (học sinh tự trả lời theo sự hình dung và ngôn ngữ của mình). Thế ai có
thể làm người bán hàng giúp bạn lấy được chiếc áo bạn cần nào? (một học sinh xung phong lên chỉ
vào tranh) sau đó nếu đúng giáo viên sẽ khen ngợi và nhấn mạnh về sự tái hiện lại cũng như sự hình
dung rất tốt của học sinh.
Sau khi giải quyết xong tình huống thứ hai giáo viên sẽ chiếu hình Lực sĩ :
Trang 12
Có thể đặt câu hỏi: Người trong hình này là ai? (lực sĩ).

Giả sử có một học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là người như thế nào? Em sẽ nói ra sao để em
nhỏ đó hình dung được về người lực sĩ (học sinh có thể trả lời: Lực sĩ là người có thân hình cân đối,
các cơ bắp cuồn cuộn, nước da đen bóng . . .). Kế tiếp giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi trong
những tình huống trên chúng ta đã dùng thể văn gì? (miêu tả) và cho học sinh thảo luận với câu hỏi:
Hãy nêu một số tình huống mà chúng ta cần sử dụng đến thể văn này. Sau đó nhận xét kết quả thảo
luận và gút lại vấn đề bằng cách hỏi học sinh: Trong trường hợp nào người ta dùng văn miêu tả? (Khi
người ta cần tái hiện hoặc giới thiệu một sự vật, con người, phong cảnh . . . mà người được giới thiệu
chưa nhận ra chưa trông thấy, chưa hình dung được).
Việc các bạn giúp người đọc, người nghe hình dung được đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật,
sự việc, con người tức là bạn làm gì? (miêu tả)
Một bức tranh có thể dùng cho nhiều phần, nhiều bài. Chẳng hạn: tranh “Dế Mèn và dế Choắt
trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài) cũng có thể đưa sử dụng phục vụ cho phần 2
trong I của bài “Tìm hiểu chung về văn miêu tả”. Cũng bức tranh này có thể dùng để dạy bài “Nhân
hoá”. Ngoài 3 ví dụ trong SGK thì giáo viên có thể tiến hành bằng cách yêu cầu học sinh đọc đoạn
văn bản miêu tả về dế Mèn (bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực ……… khoan thai đưa
cả hai chân lên vuốt râu) và đặt câu hỏi: Đoạn văn trên miêu tả con vật nào? (dế Mèn), sau đó giáo
viên treo tranh và tiếp tục câu hỏi: Những từ ngữ đó vốn dùng để tả ai? (tả người) khi ta sữ dụng từ
ngữ vốn để tả con người để tả con vật tức là chúng ta đã sử dụng phép tu từ nào? (nhân hoá). Việc
dùng từ ngữ tả người để tả vật có tác dụng gì? (làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con
người) -> từ đó hướng tới rút ra khái niệm nhân hoá và chẳng hạn bức tranh xe lửa và máy bay có thể
phục vụ cho bài:”Danh từ và cụm danh từ”
Trang 13
Ngoài việc sử dụng tranh để phục vụ cho nội dung trong SGK, giáo viên có thể tự nghĩ ra
những hình ảnh khác để có thể phục vụ cho phần luyện tập. Chẳng hạn có thể sử dụng những đoạn
phim hoặc hình ảnh tĩnh tùy theo đặc trưng và yêu cầu của từng bài, ví dụ : khi dạy bài “Tính từ” thì
phần củng cố bài có thể chiếu đoạn phim về Vịnh Hạ Long:
Sau đó yêu cầu các em viết đoạn văn ngắn miêu tả cảnh đẹp của Vịnh Hạ Long có sử dụng
những tính từ.
IV- KẾT QUẢ
Đề tài này đã được sử dụng trong quá trình giảng dạy của năm học qua và mang lại kết quả rất

khả quan. Học sinh ham học môn ngữ văn hơn, kiến thức các em nắm bắt được nhanh hơn và ghi nhớ
lâu hơn.
Cụ thể chất lượng đạt được như sau:
Lớp/loại Giỏi Khá TB Yếu
Trang 14
6/5 17% 28% 46% 9%
6/6 20% 22% 50% 8%
6/7 18% 28% 46% 8%
V- RÚT KINH NGHIỆM
Trong dạy học không có phương pháp nào là vạn năng cả vì thế để có thể thành công người dạy
phải phối kết hợp nhiều phương pháp một cách nhịp nhàng, đồng thời người kỹ sư tâm hồn đó phải là
người có tâm huyết với nghề nghiệp, bởi chính tâm huyết với nghề sẽ tạo nên sức mạnh kì diệu sẽ
giúp họ làm được nhiều việc vượt lên trên khả năng của mình. Có thể khẳng định rằng một giáo viên
yêu nghề sẽ là người biết sáng tạo và không ngừng sáng tạo cho thành công toả sáng xứng đáng với
danh hiệu “Nghề cao quí trong những nghề cao quí, nghề vinh quang nhất trong những nghề vinh
quang, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo.”
Về phía học sinh cần có ý thức cao trong học tập phải ham học, học một cách say mê, soạn và
làm bài chu đáo đầy đủ.
VI- KIẾN NGHỊ
Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn ngữ văn trong nhà trường THCS hiện nay. Chúng tôi
rất mong Sở GD – ĐT Đồng Nai cung cấp cho chúng tôi nhiều hơn, đầy đủ hơn về các thiết bị dạy
học: phim đèn chiếu, tài liệu tham khảo, tranh minh hoạ …
Tổ chức thường xuyên hơn những chuyên đề có dạy minh hoạ.
*LỜI KẾT:
Kinh nghiệm mà tôi đưa ra trên đây không có gì là mới mẻ mà chủ yếu là hệ thống lại và đưa ra
những khía cạnh nhỏ về việc dùng tranh minh hoạ vì thế còn thiên về chủ quan không tránh khỏi
Trang 15
thiếu sót. Kính mong quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.

Biên hoà ngày 10 tháng 09 năm 2006
Người viết
Trang 16

×