Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI Ở VIỆT NAM (1990- 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.85 KB, 26 trang )

Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
KHOA KẾ TOÁN
TIỂU LUẬN
NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
TỚI THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI Ở VIỆT NAM (1990- 2011)
NHÓM 6:
1. Đỗ Lê Minh Châu
2. Nguyễn Huyền Diệu
3. Lê Thị Thùy Dung ( Hà Tĩnh)
4. Đinh Hồng Hạnh
5. Lê Thị Huyền
6. Đỗ Thị Hoa
7. Trịnh Thị Hòa
8. Đỗ Huỳnh Phương Ngân
9. Nguyễn Hồng Ngọc
10. Bùi Thị Minh Thơ
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2011
MỤC LỤC Trang
Trang 1
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
Lời mở đầu 3
Tóm tắt nghiên cứu………………………………………………… 4
Chương I: Tổng quan về đề tài và cơ sở lí thuyết 5
I/ Vấn đề nghiên cứu 5
II/ Mục đích nghiên cứu 5
IV/ Cơ sở lý thuyết 6
1. Thu nhập bình quân đầu người 6
2. Dân số 8
3. Nông – Lâm – Ngư nghiệp 19
4. Dịch vụ 11


5. Công nghiệp 12
Chương II: Kết quả nghiên cứu 14
I/ Xây dựng mô hình 14
II/ Mô tả số liệu 15
III/ Phân tích kết quả thực nghiệm 16
1. Kiểm định giả thiết 17
2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình 19
3. Kiểm định đa cộng tuyến với các biến 19
Chương III: Tổng kết……………………………………………… 25
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………26
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 2
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
Kinh tế lượng là một môn khoa học cung cấp các phương pháp phân tích về mặt lượng
mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế cùng với sự tác động qua lại giữa chúng dựa trên cơ
sở các số liệu thu thập từ thực tế. Nhằm củng cố thêm các giả thiết kinh tế từ đó đưa ra các
quyết định đúng đắn hơn.
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đều không phân biệt khuynh hướng chính trị. Mỗi
quốc gia đều tự xác định riêng cho mình một chiến lược riêng để phát triển kinh tế- xã hội. Tăng
trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ
yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của quốc gia. Không riêng một đất nước nào cả, ở Việt
Nam cũng vậy luôn xem việc phát triển kinh tế là một nhiệm vụ rất bức thiết. Việt Nam sau hơn
20 năm đổi mới, đã có những bước phát triển đáng kể, đất nước ta từ nền kinh tế thời bao cấp
trì trệ đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.Tổng thu nhập quốc
dân hằng năm đã tăng lên, kéo theo đó là thu nhập bình quân đầu người cũng tăng cao. Hơn
thế nữa đất nước chúng ta hiện nay đang gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu WTO, hội nhập
kinh tế quốc tế .Đây là một bước tiến rất quan trọng và mở ra cho nền kinh tế nước nhà nhiều
hứa hẹn.
Tăng trưởng kinh tế diễn ra nó biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng GNI (GDP, GNP,NNP,
….) ngày càng cao và ổn định trong thời gian dài, nền kinh tế sẽ có nhiều thành tựu to lớn và

nhờ vậy mà chất lượng cuộc sống của con người ngày càng cao, đáp ứng đầy đủ các vấn đề
về giáo dục đào tạo, y tế, …Như vậy thu nhập và mức sống của người dân càng ổn định thì
đất nước càng phát triển. Chính vì vậy mà thu nhập bình quân trên đầu người của một quốc
gia được xem là một tiêu chí để đánh giá mức sống của dân cư một nước và được xem như là
vấn đề hấp dẫn trong nghiên cứu kinh tế nó chính là tiêu điểm để phản ánh sự thay đổi bộ
mặt nền kinh tế quốc gia… Để đánh giá nền kinh tế của một quốc gia, các nhà kinh tế đánh
giá qua tổng thu nhập quốc dân GNI ( Gross National Income) bình quân đầu người hay tổng
sản phẩm quốc gia GDP ( Gross National Product) bình quân đầu người.
Một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu để đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế
là thu nhập. Vì vậy với mong muốn là tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tổng thu
nhập bình quân đầu người mà nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu sự ảnh
hưởng của các yếu tố dân số, tổng sản phẩm nông-lâm –ngư nghiệp, tổng sản phẩm công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ đến tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Việt Nam
từ năm 1990-2011”. Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến tổng thu nhập bình
quân đầu người chúng em đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy OLS ( Ordinary Least
Square) trong kinh tế lượng.
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 3
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
Trong tiểu luận nhóm tập trung nghiên cứu những thông tin có liên quan đến lĩnh vực
vĩ mô như: thu nhập bình quân đầu người, dân số, tổng giá trị sản phẩm nông-lâm-ngư, tổng
giá trị sản phẩm công nghiêp- xây dựng, tổng giá trị sản phẩm dịch vụ. Trong quá trình tìm
hiểu nhóm nhận thấy:
Khi dân số tăng làm cho thu nhập quốc dân tăng cao dẫn đến thu nhập bình quân trên
người cũng có xu hướng tăng (trong trường hợp dân số tăng nhưng thu nhập quốc gia tăng
cao hơn dân số).
Tổng giá trị các nhóm ngành nông, lâm, ngư tăng (giảm) sẽ làm cho tổng thu nhập
quốc gia giảm(tăng), đối với ngành công nghiệp và dịch vụ cũng gây ra sự biến động tương
tự. Do đó chúng cũng đóng vai trò quan trọng và có sự ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập
bình quân đầu người.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
Trang 4
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
I. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Đối với mỗi nền kinh tế ở bất kì nước nào, một khu vực nào hay một châu lục nào đó
trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thì mục tiêu hàng đầu của họ là làm thế nào
để có được một nền kinh tế vững mạnh và phát triển,dân họ có cuộc sống ấm no và hạnh
phúc, kể từ đó có một vị trí quan trọng trên trường quốc tế. Vậy một câu hỏi đặt ra là họ
phải làm gì để có được điều đó? Vâng, điều đó đồng nghĩa với thu nhập quốc dân của họ
phải cao và ổn định, mới có thể dẫn đến thu nhập bình quân/người mới cao .Đó là kết quả
của quá trình hoạt động kinh tế. Vai trò của nó trong một quốc gia là vô cùng quan trọng.
Thu nhập bình quân/ người biểu thị mức thu nhập trung bình của người dân trong một năm.
Dựa vào nó để đánh giá mức tăng trưởng và phát triển kinh tế trong các năm cũng như giữa
các nước với nhau.Trong những năm qua nhìn chung tình hình thu nhập quốc dân của Việt
Nam có nhiều biến đổi sâu sắc, có những lúc thì rất ổn định, có những lúc thì rất cao,nhưng
có những lúc thì xuống rất thấp. Kết quả ấy là kết quả của nhiều nguyên nhân tác động,
chúng ta hãy cùng tìm hiểu những yếu tố tác động đó qua đề tài của nhóm: "Nghiên cứu sự
ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1990-2011”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việt Nam sau 20 năm đổi mới từ nền kinh tế bao cấp trì trệ chuyển sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có những tiến bộ vượt bậc. Thu nhập bình quân đầu
người ngày càng tăng nhanh theo từng năm. Việt Nam từ nước kém phát triển đã trở thành
một nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực Đông Nam Á và khu vực ASEAN. Tuy
nhiên so với thế giới Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển.Vậy các yếu tố dân số,
nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ ảnh hưởng như thế nào đến thu
nhập bình quân đầu người? Thông qua đề tài này sẽ giúp cho chúng ta tìm hiểu một cách
khái quát hơn về mối quan hệ giữa các yếu tố và đồng thời có những nhận định chiến lược
trong tương lai.
Khái quát về mô hình hồi quy:
Dân số

Thu nhập bình quân đầu người tổng giá trị nông lâm ngư
Tổng giá trị công nghiệp- xây dựng
Tổng giá trị dịch vụ
III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trang 5
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
1. Thu nhập bình quân đầu người
Chỉ số GNI bình quân đầu người của một nước được tính bằng cách lấy tổng thu nhập
quốc dân (GNI - Gross National Income) chia cho số dân của nước ấy trong một thời gian,
thường là một năm.
Chỉ số này thường được sử dụng để đánh giá mức độ thu nhập của người dân ở các
nước. Nó phản ánh những biến đổi về mặt tăng trưởng kinh tế, là bộ phận cấu thành
của một số chỉ số tổng hợp khác.
1.1. Thực trạng thu nhập trong phát triển hiện nay của Việt Nam

Một trong những thành tựu quan trọng nhất trong quá trình đổi mới của Việt Nam là
luôn đạt và duy trì được tốc độ tăng trưởng GNI cao hàng đầu trong khu vực và cả trên thế
giới. Đây là một yếu tố cơ bản để đảm bảo Việt Nam có thể sớm vượt ngưỡng nước đang
phát triển có thu nhập thấp. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 1990-
2007, tốc độ tăng trưởng GNI bình quân hàng năm của Việt Nam đạt 7,5%, trong đó năm cao
nhất đạt 9,5% (1995) và năm thấp nhất đạt 4,8% (1999).Trong giai đoạn 1990- 2007, sự sụt
giảm tăng trưởng GNI trong các năm1997, 1998 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ châu Á. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng GNI luôn được
duy trì ở mức khá cao, ổn định và vững chắc. Xu thế này nhiều khả năng sẽ tiếp tục trong
những năm tới.
Tốc độ tăng trưởng GNI cao hơn đáng kể so với tốc độ gia tăng dân số trong
nhiều năm liên tục là nhân tố chủ yếu khiến mức GNI bình quân đầu người của Việt
Nam tăng cao gấp nhiều lần trong giai đoạn 1990- 2007. Theo số liệu của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, GNI bình quân đầu người năm 2007 của Việt Nam đạt 835 USD,
cao gấp hơn 7 lần so với mức GNI bình quân đầu người năm 1990 (Hình 2)

0
4,000,000
8,000,000
12,000,000
16,000,000
20,000,000
90 92 94 96 98 00 02 04 06 08 10
NAM TNBQ
Biểu đồ: THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI VIỆT NAM (1990-2011)
( nghìn đồng)
Với tốc độ tăng trưởng GNI khá vững chắc hiện nay, năm 2008 nền kinh tế
Trang 6
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 8,5-9% như kế hoạch đã đề ra, khi đó GNI
bình quân đầu người sẽ đạt 960 USD. Nếu kịch bản này xảy ra, thì kết thúc năm
2008 lần đầu tiên mức GNI bình quân đầu người của Việt Nam vượt ngưỡng thu
nhập bình quân của nước đang phát triển có thu nhập thấp. Năm 2009, dự báo mức
GNI bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt 1.060 USD, khi đó Việt Nam sẽ
hoàn toàn vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp.
1.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được nêu trên, quá trình gia tăng thu nhập
trong phát triển của Việt Nam vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế. Đánh giá khái quát,
những tồn tại, hạn chế thể hiện ở một số khía cạnh sau đây:
 Thứ nhất, tính chất tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua
còn nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu. Tăng trưởng đạt được chủ yếu do gia
tăng về lượng các yếu tố đầu vào như vốn đầu tư, số lượng lao động, trong khi chất
lượng, hiệu quả đầu tư còn thấp, trình độ công nghệ lạc hậu và chất lượng lao động
còn nhiều hạn chế.
Hiện nay, tăng trưởng kinh tế ở nước ta chủ yếu do đóng góp của yếu tố vốn

và lao động, đóng góp của các nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) có tăng, nhưng còn
rất thấp nếu so với các nước đang phát triển ở châu Á. Đóng góp của TFP vào tăng
trưởng trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay chỉ đạt 28,2% (Bảng 2), thấp hơn nhiều
so với các con số 39,96% và 40,78% tương ứng của Hàn Quốc và Ấn Độ trong thời
kỳ 1980- 2000.
 Thứ hai, tuy mặt bằng thu nhập của người dân Việt Nam tăng lên theo đà
tăng trưởng kinh tế nhưng sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các vùng miền, giữa
các tầng lớp dân cư có xu hướng ngày càng gia tăng. Xét tới cả ba phương pháp
đánh giá mức chênh lệch giàu nghèo ở nước ta thì đều cho kết quả là chênh lệch
giàu nghèo có xu hướng ngày càng tăng lên.
 Thứ ba, ở Việt Nam trong những năm qua, cùng với tăng trưởng kinh tế thì
cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm
trọng, ảnh hưởng xấu trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân. Các tệ nạn
xã hội như mại dâm, nghiện hút ma tuý, nhiễm HIV/AIDS, có xu hướng gia tăng,
diễn biến phức tạp, tỷ lệ các trường hợp tái phạm cao, cho dù các ngành, các cấp đã
thực hiện nhiều biện pháp phòng và chống. Sự phát triển của tệ nạn xã hội không chỉ
ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nhân lực, mà còn ảnh hưởng đến môi trường xã hội
và làm gia tăng chi phí của xã hội cho việc phòng, chống tệ nạn cũng như giải quyết
hậu quả của nó. Tình trạng khai thác khoáng sản quá mức, phá rừng, xói mòn đất, ô
nhiễm các nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường công nghiệp, đô thị
và nông thôn, thiên tai thường xuyên với tần suất cao và diễn biến phức tạp, sự suy
giảm các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, tình trạng ô nhiễm xuyên biên giới,
đang là một thực tế nghiêm trọng ngày càng phổ biến ở nước ta. Điều đáng ngại là
những người nghèo lại chính là những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất
của tình trạng ô nhiễm và tàn phá môi trường.
2. Dân số
2.1. Khái niệm
Trang 7
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
Dân số là dân cư được xem xét và nghiên cứu ở góc độ: quy mô và cơ cấu. Nội hàm

của dân cư không bao hàm số người, cơ cấu theo độ tuổi và giới tính, nó còn bao hàm cả
những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội…tức là nó rộng hơn rất nhiều so với nội hàm khái
niệm dân số. Dân số là đối tượng quản lý của nhà nước.
Trong mối quan hệ với nền sản xuất kinh tế xã hội, con người vừa là chủ thể quyết
định sự tồn tại và phát triển của nó, vừa là khách thể là lực lượng tiêu dùng những của cải do
mình tạo ra.
Quy mô, cơ cấu dân số dân số thường là sự kết tinh của các yếu tố kinh tế xã hội, phàn
ánh các điều kiện xã hội. Vì vậy, xuất phát từ các đặc trưng dân số, các yếu tố dân số, có thể
phát hiện, dự báo phản ánh các vấn đề kinh tế- xã hội khác. Chẳng hạn trong đề tài này, dân
số là một trong những biến ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người.
2.2. Tình hình biến động dân số ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có quy mô dân số lớn, tốc độ phát triển dân số ngày càng
nhanh. Năm 2000 Việt Nam đạt 77,68 triệu người, đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á. Chỉ
sau Indonexia và xếp thứ 13 trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới. Quy mô dân số còn
thể hiện ở mối quan hệ giữa dân số và đất đai. Theo các nhà khoa học tính toán mật độ dân
số thích hợp chỉ nên dừng lại từ 35 đến 40 người/1km
2
, thì ở VN gấp 5 đến 6 lần “ Mật độ
chuẩn” và gấp 2 lần mật độ dân số của Trung Quốc – nước đông dân nhất thế giới
65,000
70,000
75,000
80,000
85,000
90,000
95,000
1,988 1,990 1,992 1,994 1,996 1,998 2,000 2,002 2,004 2,006 2,008 2,010 2,012
NAM
DS
Biểu đồ: DÂN SỐ VIỆT NAM(1990-2011)

( nghìn người)
2.3. Tác động của dân số đến thu nhập bình quân
Trang 8
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
Dân số vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng. Vì vậy quy mô, cơ cấu và
sự gia tăng của dân số liên quan mật thiết đến nền kinh tế và tới toàn bộ sự phát triển của
mỗi quốc gia. Quy mô dân số lớn, nên lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam vừa có khả
năng phát triển toàn diện các ngành kinh tế vừa có thể chuyên môn hóa lao động sâu sắc, tạo
điều kiện nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy xã hội phát triển. Lực lượng lao động nước
ta vào loại trẻ giữa chuyển dịch và tạo ra tính năng động cao trong hoạt động kinh tế. 77 triệu
dân là 77triệu người tiêu dùng. Đây là một thị trường rộng lớn hấp dẫn đầu tư, kích thích sản
xuất, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những đặc điểm dân số nói trên cũng có nhiều tác động
tiêu cực đến sự phát triển kinh tế. Do đó trong hoạch định các chính sách kinh tế phát triển
kinh tế- xã hội các nhà nghiên cứu đều quan tâm tới mối liên hệ giữa phát triển dân số với
tăng trưởng kinh tế hiển nhiên thấy được mối quan hệ 2 chiều:
Một là: khi dân số tăng nhanh nghĩa là thu nhập bình quân đầu người càng thấp.
Hai là: khi dân số tăng nhanh nhưng tăng trưởng kinh tế tăng gấp nhiều lần thì thu
nhập bình quân đầu người càng tăng.
3. Ngành nông- lâm- ngư nghiệp
3.1. Nông nghiệp.
3.1.1 Hệ thống nông nghiệp là kết hợp của nhiều ngành:
 Nông nghiệp là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản
phẩm may mặc khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia
súc( nuôi trong nhà). Công việc nông nghiệp cũng được biết đến với những người
nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến
phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây tròng và vật nuôi.
 Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là
trong các thế kỷ trước đây khi Công nghiệp chưa phát triển và Nông nghiệp chiếm tỷ
trọng cao trong nền kinh tế.
 Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, và

công nghệ sau khi thu hoạch.
 Trong nông nghiệp cũng có hai ngành chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc
dạng nào cũng rất quan trọng.
 Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi
người nông dân, không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.
 Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môm hóa
trong tất cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi,hoặc trong quá trình chế
biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, tái tạo giống, nghiên cứu
các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu là hoạt động
thương mại, làm hàng hoá bán ra thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong
sản xuất nông nghiệp chuyên sâu làsự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài
chính cao nhất từ ngũ cốc hay các sản phẩm từ vật nuôi.
3.1.2 Vai trò của sản xuất nông nghiệp:
Trang 9
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
 Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người và đảm bảo ổn định
cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Ở các quốc gia đang phát triển, điển hình là Việt Nam
với phần đông dân cư sống bằng nghề nông thì ngành nông nghiệp càng giữ vai trò tạo
ổn định cho sự phát triển kinh tế- xã hội.
 Ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho
công nghiệp và khu vực thành thị. Nông nghiệp, đặc biệt là các nước đang phát triển là
khu vực dự trữ và cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp và đô thị trong quá trình
công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Khu vực nông nghiệp nông thôn có vai trò trong việc
cung cấp vốn cho nền kinh tế, nhất là giai đoạn đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bởi vì
đây là khu vực lớn của nền kinh tế kể cả lao động và tổng sản phấm quốc dân. Nguồn
vốn từ nông nghiệp có thể tạo ra thông qua: vốn tích lũy của nông dân đầu tư vào hoạt
động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ, tiển sử dụng đất, ngoại tệ thu được do xuất
khẩu hàng hóa, v.v…

 Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp.
 Nông nghiệp đóng góp vào xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước.Đối với các nước đang
phát triển thì nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các sản phẩm nông- lâm-
thủy sản, giá trị xuất khẩu nông- lâm- thủy sản thường chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu
hướng giả dần.Trong điều kiện hiện nay, giá các sản phẩm nông- lâm- thủy sản đag có
xu hướng giảm xuống, nhất là các sản phẩm thô.
 Nông nghiệp và nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
3.2. Lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp nước ta có vai trò về mặt kinh tế và sinh thái.
Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, lài có rừng ngập mặn ven biển. Do vậy, ngành lâm
nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của hẩu hết các vùng lãnh thổ.
Rừng được chia làm ba loại:
 Rừng phòng hộ
 Rừng đặc dụng
 Rừng sản xuất
Sản phẩm của rừng và nông nghiệp được phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng của con
người và phục vụ cho công nghiệp chế biến. Xuất phát từ những điểm đó, ành hưởng của
rừng đối với sản xuất nông nghiệp là tất yếu.
3.3. Ngư nghiệp
Ngư nghiệp là ngành kinh tế có chức năng và nhiệm vụ nuôi trồng và khai thác các loại
thủy sản, chủ yếu là cá ở các ao hồ, đầm, ruộng nước, sông ngòi, trong nội địa và ở biển.
Nói chung, ngư nghiệp là một thực thể tham gia trong việc nâng cao hoặc thu hoạch cá,
đượcxácđịnh bởi một số cơ quan phải là nghề cá.
Tình hình phát triển ngư nghiệp:
Việt Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển ngư nghiệp.Với đường
bờ biển dài 3260 km,thủy hải sản phong phú nước ngọt,nước mặn,nước lợ .Dọc bờ biển có
nhiều đầm phá,rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trông,đánh bắt thủy sản,ven bờ biển có
Trang 10
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
nhiều đảo và quần đảo. Vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn với 4 ngư trường lớn.Sản lượng

thủy sản năm 2005 hơn 3.4 triệu tấn,lớn hơn so với sản lượng thịt cộng lại từ gia súc,gia
cầm.Sản lượng thủy sản tính bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 42kg/năm .
Hiện nay diện tích nuôi trồng thủy sản đang tăng nhanh,cùng với đó là ngư dân trang
bị nhiều tàu lớn có thể đánh bắt xa bờ nên sản lượng thủy hải sản tăng cao.Nuôi trồng thủy
sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản
Khó khăn ngư nghiệp:
Hằng năm có đến 9-10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông,cùng với nhiều đợt gió mùa,gây
thiệt hại về người và thủy sản,hạn chế số ngày ra khơi.Việc chế biến thủy sản,nâng cao chất
lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế dẫn đến việc nhiều mặt hàng thủy sản không đáp ứng
được tiêu chuẩn của người tiêu dùng ở một số vùng ven biển,môi trường bị ô nhiểm và suy
thoái.Nguồn lợi thủy hải sản đang bị đe dọa suy giảm.
Biện pháp trong ngư nghiệp:
 Cải tạo lại môi trường biển đang bị ô nhiễm.
 Kết hợp nhiều biện pháp nuôi trồng thủy hải sản để đem lại nguồn thủy sản chất lượng
tốt.
 Đáp ứng đầy đủ kiến thức cơ sơ hạ tầng trang thiết bị cần thiết cho ngư dân đánh bắt
và nuôi trồng thủy hải sản.
4. Dịch vụ
Khái niệm: Dịch vụ là những hoạt động mang tính chất xã hội tạo ra các sản phẩm
hàng hóa không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất nhằm thỏa mãn kịp thời thuận lợi và hiệu
quả nhu cầu của xã hội.
Ở Việt Nam hiện nay, sự phát triển của các ngành dịch vụ có đặc điểm là:
 Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng trong GDP chưa cao và mức
độ lan tỏa còn thấp.
 Ngành dịch vụ đang góp phần tạo ra nhiều việc làm nhưng tỷ trọng trong tổng lao
động của toàn nền kinh tế còn thấp.
 Cơ cấu của ngành dịch vụ còn thiên về các ngành dịch vụ truyền thống.
 Các doanh nghiệp dịch vụ có quy mô còn nhỏ, chuyên môn hóa thấp và hoạt động
 Thương mại dịch vụ còn chưa phát triển và thâm hụt cao.
 Đầu tư vào ngành dịch vụ đang tăng mạnh song hiệu quả còn chưa cao.

 Các ngành dịch vụ công góp phần quan trọng nâng cao đời sống xã hội và giảm nghèo
song khả năng vẫn còn bị hạn chế.
Trang 11
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
5. Ngành công nghiệp- xây dựng
5.1. Khái niệm công nghiệp
Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, một bộ phận cấu thành
nền sản xuất vật chất của xã hội.
Giá trị sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của ngành công nghiệp tạo ra dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ trong một
thời gian nhất định, thường là một năm.
Giá trị xản xuất công nghiệp bao gồm: Giá trị của nguyên vật liệu, năng lượng, phụ tùng
thay thế, chi phí dịch vụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động, thuế sản xuất và
chi phí thặng dư, tạo ra trong cấu thành giá trị sản phẩm công nghiệp.
5.2. Vai trò công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Công nghiệp là một trong nhưng ngành sản xuất vất chất có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quôc dân, vi trí đó xuất phát từ các lí do chủ yếu sau.
Công nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, do
những đặc điểm vốn có của nó. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên sản xuất lớn , công
nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó.
Công nghiệp là ngành khai thác tài nguyên và tiếp tục chế biến các loại khoáng sản
động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nhằm thoả
mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Trang 12
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vậy vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình
phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn là một tất yếu khách quan.Tính tất yếu khách quan
đó xuất phát từ bản chất những đặc điểm vốn có của công nghiệp.Công nghiệp có vai trò chủ
đạo trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa bởi

trong quá trình phát triển nền kinh tế , công nghiệp là ngành có khả năng tạo ra động lực là
định hướng sự phát triển các ngành kinh tế khác lên nền sản xuất lớn.
Công nghiệp có những điều kiện tăng nhanh tốc độ phát triển khoa học công nghệ ,
ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ đó vào sản xuất, có khả năng và điều kiện sản
xuất hoàn thiện. Nhờ động lực đó sản xuất công nghiệp phát triển nhanh hơn các ngành kinh
tế khác. do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ và tính chất phát triển của lực
lượng sản xuất.
Thực tế ta đã thấy ngành công nghiệp là một ngành kinh tế sản xuất vật chất rất quan
trọng trong cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc dân .Do đặc thù của sản xuất công nghiệp, là
ngành duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng là tu liệu lao động trong các ngành kinh tế từ
đó mà công nghiệp có vai trò quyết định trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào , xây dựng
cơ sở vật chất cho toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân, ngoài ra công nghiệp còn có vai trò
quan trọng góp phần vào việc giải quyết các nhiệm vụ có tính chiến lược của nền kinh tế i
như tạo việc làm cho lực lượng lao động, xoá bỏ cách biệt giữa thành thị và nông thôn ,giữa
miền xuôi với miền núi.vv
5.3. Tình hình sản xuất công nghiệp của nước ta hiện nay
Từ năm 1991 tới nay, tốc độ tăng trưởng công nghiệp xây dựng luôn tăng cao hơn so
với tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế, bình quân cả tời kì đạt 10,9%/ năm, một tốc độ
tăng vừa cao, vừa liên tục, vừa trong thời gian dài và chưa từng có trong lịch sử nền kinh tế
của nước ta. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng trong 16 năm qua đạt gần mức
bình quân ở 2 con số, nhờ đó quy mô giá trị sản xuất năm 2006 sấp xỉ gần 8 lần so với năm
1991. Năm 2008, do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu nên giá trị sản xuất công nghiệp giảm
chỉ còn 5,9%/ năm 2009. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng tăng
lên đạt 7,9%/ năm.
Trang 13
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I/ Xây dựng mô hình:
 Mô hình gồm 4 biến độc lập: dân số(nghìn dân), tổng giá trị nông - lâm - ngư, tổng giá
trị công nghiệp – xây dựng, tổng giá trị dịch vụ (nghìn tỷ). tương ứng với X

1
, X
2
, X
3
, X
4
.
 Biến phụ thuộc là GNI/người(Y) (nghìn đồng/ người).
Thiết lập mô hình hồi quy như sau:
Mô hình hồi quy tổng thể: Y = β
1

2
X
1

3
X
2

4
X
3

5
X
4
+ U
i

Mô hình hồi quy mẫu: =
1
+
2
X
1
+
3
X
2
+
4
X
3
+
5
X
4
Trong đó:
+
1
: là thông số biểu thị tung độ góc (hệ số chặn).
+
2
: là hệ số của biến độc lập dân số.
+
3
: là hệ số của biến độc lập tổng giá trị sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp.
+
4

: là hệ số của biến độc lập tổng giá trị sản phẩm công nghiệp - xây dựng.
Trang 14
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
+
5
: là hệ số của biến độc lập tổng giá trị sản phẩm dịch vụ.
+ U
i:
sai số trong quan sát thứ i.
II/ Mô tả số liệu
Nguồn thu thập dữ liệu:
Năm
THU NHẬP
BÌNH QUÂN
ĐẦU NGƯỜI
(nghìn
đồng/N)
DÂN
SỐ
(nghìn
dân)
NÔNG,
LÂM,
NGƯ
(nghìn
tỷ)
CN- XD
( nghìn
tỷ)
DV

( nghìn
tỷ)
1990 595061.6 66016.7 16252 9513 16190
1991 1079973.4 67242.7 31058 18252 27397
1992 1559632.5 68480.1 37513 30135 42884
1993 1937166.6 69644.5 41895 40535 57828
1994 2457017 70824.5 48968 51540 75026
1995 3176268 71995.5 62219 65820 100853
1996 3685978.2 73156.7 75514 80876 115646
1997 4153046.4 74306.9 80826 100595 132202
1998 4676006.2 75456.7 93073 117299 150645
1999 5126761.3 76596.7 101723 137959 160260
2000 5607548 77630.9 108356 162220 171070
2001 6039798.5 78621 111858 183515 185922
2002 6626409.5 79538.7 123383 206197 206182
2003 7502174.8 80468.4 138285 242126 233032
2004 8618932 81437.7 155922 287616 271699
2005 9981758.3 82393.5 175984 344224 319003
2006 11420258.5 83313 198798 404697 370771
2007 13164777 84221.1 232586 474423 436706
2008 11881064.1 85122.3 329886 591608 563544
2009 18222148.1 86024.6 346786 667323 644200
2010 18743930.6 89300 356426 718707 692730
2011* 19574077.8 90549.4 370683 758401 741152
Ghi chú: Năm 2011*: số liệu sơ bộ
Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ như sau:
Trang 15
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
0
4,000,000

8,000,000
12,000,000
16,000,000
20,000,000
1,988 1,990 1,992 1,994 1,996 1,99 8 2,000 2,002 2,004 2,00 6 2,008 2,010 2,012
NAM
TNBQ
DS
NLN
CN
DV
MÔ HÌNH HỒI QUY:
Trang 16
III/ Phân tích kết quả thực nghiệm
Kết quả chạy mô hình từ phần mềm Eview:
Dependent Variable: TNBQ
Method: Least Squares
Date: 10/26/12 Time: 08:06
Sample: 1990 2011
Included observations: 22
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -12646675 4045770. -3.125900 0.0062
DS 211.2604 57.26361 3.689261 0.0018
NLN -63.18841 16.20513 -3.899285 0.0012
CN 12.05067 9.192312 1.310951 0.2073
DV 38.19791 11.80124 3.236770 0.0048
R-squared 0.990116 Mean dependent var 7537718.
Adjusted R-squared 0.987791 S.D. dependent var 5799395.
S.E. of regression 640802.0 Akaike info criterion 29.77554
Sum squared resid 6.98E+12 Schwarz criterion 30.02351

Log likelihood -322.5310 Hannan-Quinn criter. 29.83396
F-statistic 425.7585 Durbin-Watson stat 2.701267
Prob(F-statistic) 0.000000
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
TNBQ= -12646675+ 211.2604DS- 63.18841NLN+12.05067CN+38.19791DV
Giải thích ý nghĩa :
-
1
= -12646675 có nghĩa là khi DS, NLN, CN, DV bằng 0 thì TNBQ nhỏ nhất là
12646675.
-
2
= 211.2604 có nghĩa là khi NLN, DV, CN không đổi thì khi DS tăng (giảm) 1000
người thì TNBQ tăng (giảm) 211.2604 nghìn đồng.
-
3
= -63.18841 có nghĩa là khi DS, DV, CN không đổi thì khi NLN tăng (giảm)1 tỷ đồng
thì TNBQ giảm (tăng) 63.18841nghìn đồng.
-
4
= 12.05067 có nghĩa là khi DS, DV, NLN không đổi thì khi CN tăng (giảm)1 tỷ đồng
thì TNBQ tăng (giảm)12.05067 nghìn đồng
-
5
= 38.19791có nghĩa là khi CN, NLN, DS không đổi thì khi DV tăng (giảm)1 tỷ đồng
TNBQ tăng (giảm) 38.19791 nghìn đồng.
1. Kiểm định giả thiết:

Kiểm định giả thiết β
1

H
0
:
1
=0(không có ý nghĩa)
H
1

1
≠0(có ý nghĩa)
C1: theo phương pháp P-Value:
Ta có: prob(β
1
)=0.0062 <0.05
=> bác bỏ H
0
chấp nhận H
1
=> Vậy
1
có ý nghĩa.
C2:theo phương pháp giá trị tới hạn:
Ta có t(
1
)=-3.1259 ; t
18

0.025
= 2.101
 t(

1
) <- t
18
0.025
: bác bỏ H
0
, chấp nhận H
1
. Vậy β
1
có ý nghĩa.
C3: Theo phương pháp khoảng tin cậy:
[
1
-t
n-4
α
/2
* se(
1
);
1
+ t
n-4
α
/2
* se(
1
)]
(-21146837.77;-4146512.23)

Vậy β
1
không thuộc khoảng tin cậy =>bác bỏ H
0
,chấp nhận H
1
.Vậy β
1
có ý nghĩa.

Kiểm định giả thiết β
2
:
H
0

2
=0(dân số không ảnh hưởng đến thu nhập bình quân)
H
1

2
≠0(dân số ảnh hưởng đến thu nhập bình quân)
C1:theo phương pháp P- Value:
Ta có prob(
2
)=0.0018<0.05 => chấp nhận H
1
,bác bỏ H
0

Vậy dân số có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân.
C2: Theo phương pháp giá trị tới hạn:
Ta có t(
2
)=3689261.; t
18

0.025
= 2.101
=>t(
2
)> t
18

0.025
: bác bỏ H
0
,chấp nhận H
1
.Vậy dân số có ảnh hưởng đến thu nhập bình
quân.
Trang 17
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
C3: Theo phương pháp khoảng tin cậy:
[
2
-t
n-4
α
/2

* se(
2
);
2
+ t
n-4
α
/2
* se(
2
)]
= (90.95;331.57)
Vậy
2
không thuộc khoảng tin cậy
=>bác bỏ H
0
,chấp nhận H
1
.
=> Vậy dân số ảnh hưởng đến thu nhập bình quân.

Kiểm định giả thiết β
3
:
H
0

3
=0(nông lâm ngư không ảnh hưởng đến thu nhập bình quân)

H
1

3
≠0(nông lâm ngư ảnh hưởng đến thu nhập bình quân)
C1: Theo phương pháp P-Value:
Ta có prob(
3
)=0.0012<0.05 => chấp nhận H
1
,bác bỏ H
0
.
Vậy nông lâm ngư có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân.
C2: Theo phương pháp giá trị tới hạn:
Ta có t(
3
)=-3.899285; t
18

0.025
= 2.101
=>t(
3
) < - t
18

0.025
: bác bỏ H
0

,chấp nhận H
1
.
Vậy nông lâm ngư có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân.
C3: Theo phương pháp khoảng tin cậy:
[
3
-t
n-4
α
/2
* se(
3
);
3
+ t
n-4
α
/2
* se(
3
)]
=(-97.24; -29.14)
Vậy
3
không thuộc khoảng tin cậy
=> Bác bỏ H
0
,chấp nhận H
1

.
=> Vậy nông lâm ngư có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân.

Kiểm định giả thiết β
4
:
H
0

4
=0(công nghiệp không ảnh hưởng đến thu nhập bình quân)
H
1

4
≠0(công nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập bình quân)
C1: Theo phương pháp P-value:
Ta có prob(
4
) = 0.2073 > 0.05
=> chấp nhận H
0
,bác bỏ H
1
.
=> Vậy công nghiệp không ảnh hưởng đến thu nhập bình quân.
C2: Theophương pháp giá trị tới hạn:
Ta có: t(
4
)=1.310951; t

18

0.025
= 2.101
 - t
18

0.025
< t(
4
) < t
18

0.025

 bác bỏ H
1
,chấp nhận H
0
.Công nghiệp không ảnh hưởng đến thu nhập bình quân.
C3: Theo khoảng tin cậy:
[
4
-t
n-4
α
/2
* se(
4
);

4
+ t
n-4
α
/2
* se(
4
)]
= (-7.26;31.36)
 Vậy
4
thuộc khoảng tin cậy.
Trang 18
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
 Chấp nhận H
0
,bác bỏ H
1
.
 Vậy công nghiệp không ảnh hưởng đến thu nhập bình quân.

Kiểm định giả thiết β
5
:
H
0
: β
5
=0(dịch vụ không ảnh hưởng đến thu nhập bình quân)
H

1
: β
5
≠0(dịch vụ ảnh hưởng đến thu nhập bình quân)
C1: Theo phương pháp P-value:
Ta có: prob(
5
) = 0.0048 < 0.05
=> Chấp nhận H
1
,bác bỏ H
0
.
=> Vậy dịch vụ có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân.
C2: Theo phương pháp giá trị tới hạn:
Ta có: t(
5
) = 3.236077; t
18

0.02
= 2.101
 t(
5
) > t
18

0.025

 bác bỏ H

0
,chấp nhận H
1
.
 Vậy dịch vụ có ảnh hưởng đến thun hập bình quân.
C3: Theo khoảng tin cậy:
[
5
-t
n-4
α
/2
* se(
5
);
5
+ t
n-4
α
/2
* se(
5
)]
= (13.41;62.99)
 Vậy
5
không thuộc khoảng tin cậy.
 Vậy chấp nhận H
1
,bác bỏ H

0.
 Dịch vụ ảnh hưởng đến thu nhập bình quân.
2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình:
Từ bảng Eview ta có R
2
= 0.990116. Tức là dân số, giá trị sản phẩm nông lâm ngư, giá
trị sản phẩm công nghiệp và giá trị sản phẩm dịch vụ giải thích được 99,0116% sự
biến thiên của thu nhập bình quân.
H
0
: R
2
= 0 ( mô hình không phù hợp)
H
1
: R
2
≠ 0 (mô hình phù hợp)
Ta có: Prob(F-statitic) = 0.0000 < 0.05
=> Bác bỏ H
0
, chấp nhận H
1.
=> Vậy suy ra mô hình hoàn toàn phù hợp.
3. Kiểm định đa cộng tuyến đối với các biến
3.1. Đối với biến dân số:
Kết quả chạy phầm mềm Eview:
Trang 19
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
Mô hình hồi quy phụ:

DS= 70288.04+
0.036544NLN+
0.035565CN-0.027090DV
Ta có : R
2
= 0.881815
 VIF
DS
= = =
8.46131
 VIF
DS
<10 : biến
dân số không
gây nên đa cộng
tuyến.
3.2. Đối với biến
Nông- Lâm-
Ngư nghiệp.
Kết quả chạy phầm
mềm Eview:
Dependent Variable: NLN
Method: Least Squares
Date: 10/26/12 Time: 09:45
Sample: 1990 2011
Included observations: 22
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -14275.63 58749.11 -0.242993 0.8108
DS 0.456313 0.825921 0.552490 0.5874
CN 0.064184 0.132843 0.483156 0.6348

DV 0.420872 0.140080 3.004515 0.0076
R-squared 0.994130 Mean dependent var 147181.5
Adjusted R-
squared 0.993151 S.D. dependent var 112622.8
S.E. of
regression 9320.411 Akaike info criterion 21.28077
Sum squared
resid 1.56E+09 Schwarz criterion 21.47914
Log likelihood -230.0884 Hannan-Quinn criter.21.32750
F-statistic 1016.069 Durbin-Watson stat 1.489470
Prob(F-statistic) 0.000000
Mô hình hồi quy phụ: NLN=- 14275.63 + 0.456313DS+0.064184CN+ 0.420872DV
Trang 20
Dependent Variable: DS
Method: Least Squares
Date: 10/26/12 Time: 09:37
Sample: 1990 2011
Included observations: 22
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 70288.04 1687.395 41.65477 0.0000
NLN 0.036544 0.066143 0.552490 0.5874
CN 0.035565 0.036896 0.963929 0.3479
DV -0.027090 0.048154 -0.562572 0.5807
R-squared 0.881815 Mean dependent var 77833.71
Adjusted R-
squared 0.862117 S.D. dependent var 7103.190
S.E. of regression 2637.600 Akaike info criterion 18.75609
Sum squared resid 1.25E+08 Schwarz criterion 18.95446
Log likelihood -202.3170 Hannan-Quinn criter.18.80282
F-statistic 44.76766 Durbin-Watson stat 0.203548

Prob(F-statistic) 0.000000
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
Ta có: R
2
= 0.99413
 VIF
NLN
= = = 170.3577> 10
 Biến NLN gây nên đa cộng tuyến.
3.3. Đối với biến Công Nghiệp- Xây Dựng
Kết quả chạy phầm mềm Eview:
Mô hình hồi quy phụ:
CN-XD= -122050.6
+1.380173DS+
0.199472NLN
+0.939551DV
Ta có: R
2
= 0.996030
 VIF
CN
= = =
251.889> 10
 Biến công
nghiệp- xây dựng
gây nên đa cộng
tuyến.
3.4. Kiểm định đa
cộng tuyến
đối với biến Dịch Vụ:

Kết quả chạy phầm mềm Eview:
Dependent Variable: DV
Method: Least Squares
Date: 10/26/12 Time: 10:01
Sample: 1990 2011
Included observations: 22
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 45083.54 80103.06 0.562819 0.5805
DS -0.637834 1.133783 -0.562572 0.5807
NLN 0.793596 0.264134 3.004515 0.0076
CN 0.570052 0.125115 4.556211 0.0002
Trang 21
ependent Variable: CN
Method: Least Squares
Date: 10/26/12 Time: 09:53
Sample: 1990 2011
Included observations: 22
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -122050.6 99670.03 -1.224546 0.2365
DS 1.380173 1.431820 0.963929 0.3479
NLN 0.199472 0.412851 0.483156 0.6348
DV 0.939551 0.206213 4.556211 0.0002
R-squared 0.996030 Mean dependent var 258799.1
Adjusted R-
squared 0.995369 S.D. dependent var 241440.0
S.E. of
regression 16430.96 Akaike info criterion 22.41469
Sum squared
resid 4.86E+09 Schwarz criterion 22.61306
Log likelihood -242.5616 Hannan-Quinn criter.22.46142

F-statistic 1505.440 Durbin-Watson stat 0.293473
Prob(F-statistic) 0.000000
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
R-squared 0.997173 Mean dependent var 259770.1
Adjusted R-
squared 0.996701 S.D. dependent var 222841.3
S.E. of regression12798.52 Akaike info criterion 21.91501
Sum squared
resid 2.95E+09 Schwarz criterion 22.11338
Log likelihood -237.0651 Hannan-Quinn criter. 21.96174
F-statistic 2116.120 Durbin-Watson stat 0.561041
Prob(F-statistic) 0.000000
Mô hình hồi quy phụ: DV= 45083.54 – 0.637834DS + 0.793596NLN + 0.570052CN
Ta có : R
2
= 0.997173
 VIF
DV
= = = 353.7318 > 10
 Biến Dịch Vụ gây nên đa cộng tuyến.
 Mô hình ban đầu có xảy ra đa cộng tuyến.
3.5. Biện pháp khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến:
 Loại bỏ biến NLN, CN hoặc DV ra khỏi mô hình
3.5.1 Mô hình hồi quy mới khi loại bỏ biến NLN
Trang 22
Dependent Variable: TNBQ
Method: Least Squares
Date: 10/26/12 Time: 10:10
Sample: 1990 2011
Included observations: 22

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -11744621 5402709. -2.173839 0.0433
DS 182.4267 75.95366 2.401816 0.0273
CN 7.995001 12.21654 0.654441 0.5211
DV 11.60369 12.88207 0.900763 0.3796
R-squared 0.981277 Mean dependent var 7537718.
Adjusted R-
squared 0.978156 S.D. dependent var 5799395.
S.E. of regression857127.3 Akaike info criterion 30.32353
Sum squared
resid 1.32E+13 Schwarz criterion 30.52190
Log likelihood -329.5588 Hannan-Quinn criter.30.37026
F-statistic 314.4592 Durbin-Watson stat 2.854150
Prob(F-statistic) 0.000000
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
TNBQ= -11744621+ 182.4267DS+7.995001CN+ 11.60369DV
Ta có: R
2
loại bỏ NLN
= 0.981277.
3.5.2 Mô hình hồi quy mới khi loại bỏ biến CN- XD
Dependent Variable: TNBQ
Method: Least Squares
Date: 10/26/12 Time: 10:16
Sample: 1990 2011
Included observations: 22
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -14117467 3963930. -3.5614830.0022
DS 227.8924 56.94422 4.002029 0.0008
NLN -60.78465 16.41931 -3.7020230.0016

DV 49.52013 8.201206 6.038152 0.0000
R-squared 0.989117 Mean dependent var 7537718.
Adjusted R-
squared 0.987304 S.D. dependent var 5799395.
S.E. of
regression 653467.8 Akaike info criterion 29.78094
Sum squared
resid 7.69E+12 Schwarz criterion 29.97931
Log likelihood -323.5903 Hannan-Quinn criter. 29.82767
F-statistic 545.3343 Durbin-Watson stat 2.558135
Prob(F-
statistic) 0.000000
TNBQ= -14117467+227.8924DS-60.78465NLN+49.52013DV
Ta có R
2
=0.989117
3.5.3 Mô hình hồi quy mới khi loại bỏ biến DV
Trang 23
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
TNBQ=-
10924578+186.8965DS-32.87471NLN+33.82546CN
Có R
2

loai biên DV
=0.984025
 Qua ba mô hình hồi quy mới khi đã loại bỏ bớt một biến độc lập thì nhóm nhận
thấy rằng:
R
2

loại biến NLN
< R
2
loại biến DV
<

R
2
loại biến CN

 Vậy có thể nhận thấy rằng mức độ phù hợp của mô hình hồi quy khi đã loại biến
CN là cao nhất. Nên chúng ta có thể loại bỏ biến CN ra khỏi mô hình trong những
trường hợp cần thiết.
CHƯƠNG III: TỔNG KẾT
1. Từ những kiểm định trên chúng ta có thể rút ra những kết luận sau:
Trang 24
Dependent Variable:
TNBQ
Method: Least Squares
Date: 10/26/12 Time:
10:20
Sample: 1990 2011
Included observations: 22
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -10924578 4955175. -2.204681 0.0407
DS 186.8965 70.13580 2.664780 0.0158
NLN -32.87471 16.33935 -2.011996 0.0594
CN 33.82546 7.739631 4.370423 0.0004
R-squared 0.984025
Mean dependent

var 7537718.
Adjusted R-squared 0.981363
S.D. dependent
var 5799395.
S.E. of regression 791716.5
Akaike info
criterion 30.16476
Sum squared resid 1.13E+13 Schwarz criterion 30.36313
Log likelihood -327.8124
Hannan-Quinn
criter. 30.21149
F-statistic 369.5986
Durbin-Watson
stat 2.267049
Prob(F-statistic) 0.000000
Môn: Kinh Tế Lượng- GVHD: ThS.Phạm Tấn Nhật
 Dân số, tổng giá trị sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp, tổng giá trị dịch vụ có ảnh
hưởng đến thu nhập bình quân đầu người giai đoạn từ năm 1990-2011.
 Mô hình lựa chọn là phù hợp với lý thuyết kinh tế.
 Dân số, giá trị nông - lâm - ngư, giá trị dịch vụ giải thích được 98,9193% sự biến
động của thu nhập bình quân đầu người.
 Mô hình ban đầu có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, khắc phục bằng cách loại bỏ
biến CN – XD khi cần thiết.
 Khi dân số tăng nhanh thi dẫn đến thu nhập của người dân tăng cao kéo theo thu nhập
bình quân đầu người tăng.
 Giá trị nông - lâm - ngư tăng (giảm) 1 đơn vị (tỷ đồng) thì thu nhập bình quân giảm
(tăng) 1 đơn vị ( nghìn đồng).
 Giá trị ngành dịch vụ tăng (giảm) 1 đơn vị (tỷ đồng) thì thu nhập bình quân tăng
(giảm) 1 đơn vị (nghìn đồng).
 CN- XD không ảnh hưởng đến TNBQ có thể giải thích như sau: Việt Nam trước nay

là một nước đi lên chủ yếu dựa vào sản xuất Nông nghiệp, giá trị sản xuất Nông
nghiệp thường chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế. Trong những thời gian
trở lại đây thì ngành Công nghiệp- Xây dựng đã và đang bắt đầu phát triển ở Việt Nam
nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy giá trị sản xuất Công nghiệp-Xây dựng
tăng cao qua từng năm nhưng nó vẫn chưa là một ngành sản xuất “mũi nhọn” của
nước ta. Do đó, trong mô hình mới có hiện tượng CN-XD không ảnh hưởng đến
TNBQ. Hy vọng những năm sau này, cơ bản là tiến tới năm 2020, Việt Nam trở thành
một nước CN - XD theo hướng hiện đại.
2. Hạn chế:
 Số liệu khai thác từ nhiều nguồn nên có thể kết quả chưa chính xác tuyệt đối.
 Do năng lực của nhóm có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong
nhận được sự đóng góp và nhận xét của thầy và các bạn để nhóm cũng cố thêm kiến
thức, hoàn chỉnh bài hơn.
 Mô hình quan sát còn hạn chế ( chỉ qua 22 năm) nên kết luận của mô hình chưa
phản ánh chính xác thực tế.
3. Lời cảm ơn:
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Phạm Tấn Nhật, người đã
tận tình hướng dẫn cho chúng em hoàn thành đề tài này. Bài tiểu luận này còn có nhiều
thiếu sót nhưng nhóm chúng em hy vọng qua sự cố gắng tìm hiểu của nhóm sẽ đem đến
một cái nhìn tổng quan và rõ rệt nhất về các yếu tố ảnh hưởng tới Tổng thu nhập quốc
dân bình quân của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình kinh tế lượng của PGS-TS Nguyễn Quang Đông- NXB Giao Thông Vận Tải.
- Hướng dẫn báo cáo đề tài, hướng dẫn sử dụng phần mềm EVIEW, thống kê kinh tế của
thầy Phạm Tấn Nhật.
- Các website: www.gos.gov.vn
www.docstoc.com/docs/72274744.
/> Trang 25

×