Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nhận diện những rào cản trong đổi mới công nghệ các làng nghề ở Tỉnh Nam Định ( nghiên cứu trường hợp Làng nghề cơ khí Xuân Tiến, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN QUỲNH TRANG

NHẬN DIỆN NHỮNG RÀO CẢN TRONG ĐỔI MỚI CÔNG
NGHỆ TẠI CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH NAM ĐỊNH
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÀNG NGHỀ CƠ KHÍ
XUÂN TIẾN, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KH&CN
Mã số: 603472
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Ngọc Ca

Hà Nội, 2011


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 3
1. Lý do nghiên cứu: ................................................................................... 4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 5
3. Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................. 6
4. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................... 7
5. Mẫu khảo sát: .......................................................................................... 7
6. Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................ 7
7. Giả thuyết nghiên cứu: ............................................................................ 7
8. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 8
9. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ LÀNG NGHỀ .. 10


1.1. Khái niệm về rào cản, công nghệ và đổi mới công nghệ ..................... 10
1.1.1. Khái niệm về rào cản .................................................................... 10
1.1.2. Khái niệm về công nghệ ................................................................ 10
1.1.3. Khái niệm đổi mới công nghệ....................................................... 11
1.2. Khái niệm về làng và làng nghề ......................................................... 15
1.2.1. Khái niệm làng.............................................................................. 15
1.2.2. Khái niệm làng nghề ..................................................................... 16
1.3. Tổng quan về hoạt động sản xuất và hoạt động đổi mới công nghệ của
các làng nghề Việt Nam ............................................................................ 19
CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN NHỮNG RÀO CẢN TRONG ĐỔI MỚI CÔNG
NGHỆ TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH NAM ĐỊNH ................................... 28
2.1. Hoạt động sản xuất và thực trạng công nghệ của các làng nghề ở tỉnh
Nam Định ................................................................................................. 28
2.1.2. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nam Định ......................................... 28
2.1.2. Tổng quan về các làng nghề tỉnh Nam Định.................................. 29
2.1.3. Tổng quan về làng nghề cơ khí Xuân Tiến .................................... 36
2.2 Những rào cản trong thúc đẩy đổi mới công nghệ tại các làng nghề ở
tỉnh Nam Định .......................................................................................... 42
1


2.2.1. Rào cản về mặt nhận thức ............................................................. 42
2.2.2. Rào cản về quy mơ sản xuất và trình độ nhân lực ......................... 46
2.2.3 Rào cản về nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ .................... 56
2.2.4 Rào cản trong tiếp cận thông tin về công nghệ, thị trường ............. 60
2.2.5 Rào cản từ việc thiếu các chính sách đủ mạnh để thúc đẩy đổi mới
công nghệ tại các làng nghề ................................................................... 64
2.2.6. Rảo càn từ sự thiếu thống nhất, đồng bộ trong công tác quản lý
nhà nước đối với các làng nghề .............................................................. 67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC

LÀNG NGHỀ Ở TỈNH NAM ĐỊNH ............................................................ 70
3.1. Giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất
tại các làng nghề chú trọng đến đổi mới công nghệ ................................... 70
3.2. Giải pháp về đào tạo nhân lực cho các làng nghề ............................... 71
3.3. Giải pháp hỗ trợ về tài chính và đầu tư cho phát triển công nghệ theo
nhu cầu thực tế của các làng nghề ............................................................. 74
3.4. Giải pháp hỗ trợ thơng tin, và tư vấn tìm kiếm, lựa chọn công nghệ ... 77
3.5. Giải pháp tăng cường các chính sách hỗ trợ của nhà nước ................. 79
3.6. Giải pháp quản lý nhà nước các làng nghề ......................................... 81
KẾT LUẬN .................................................................................................. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 87
PHIẾU HỎI .................................................................................................. 89

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KH&CN

Khoa học & Công nghệ

CN – TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

R&D

Research & Development


HTX

Hợp tác xã

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu:
Phát triển kinh tế nông thôn là một ưu tiên chú trọng của Việt Nam, trong
những năm gần đây khi mà mức độ chênh lệch thu nhập và điều kiện sống của
thành phố và nơng thơn ngày càng tăng thì vấn đề này lại càng được chú tâm hơn
nữa. Cụ thể đã có Nghị quyết 24/2008/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ
7 khố X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn , Nghị định số 66/2006/NĐ-CP
ngày 07/7/2006 của chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
Làng nghề là một nét riêng, đặc thù của nông thôn Việt Nam, hiện cả
nước có khoảng 2.790 làng nghề, thu hút 1,42 triệu hộ gia đình tham gia, với
khoảng 1,35 triệu lao động chính và hàng triệu lao động phụ trong lúc nơng
nhàn, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống của cư dân nông thôn.
Sự phát triển của làng nghề góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
địa phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ

60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40%. Kim ngạch xuất khẩu của
khu vực làng nghề không ngừng tăng, từ 273,7 triệu USD (Năm 2000) lên 900
triệu USD (năm 2009).
Tỉnh Nam Định có 94 làng nghề, mỗi năm các làng nghề đóng góp từ
13-15 triệu USD vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, giải quyết việc làm cho
một lượng lớn lao động trong tỉnh. Đến năm 2004, công nghiệp dân doanh làng
nghề của Nam Định đã chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thu nhập của làng nghề năm sau cao hơn năm trước, giải quyết hàng trăm ngàn
lao động, có nhiều nghề đã trở thành ngu n thu nhập chính.
Trên cả nước nói chung và tại tỉnh Nam Định nói riêng, hầu hết các làng
nghề đều phổ biến tình trạng cơng nghệ và thiết bị sản xuất ở trình độ lạc hậu,
chắp vá, mẫu mã cũ, kiến thức tay nghề khơng tồn diện, kết quả là dẫn tới tiêu
hao nhiều nguyên liệu, tăng phát thải nhiều chất gây ô nhiễm ra môi trường, sức
cạnh tranh kém. Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề chủ yếu là thủ cơng, bán cơ
khí, cho tới nay chưa có một làng nghề nào có áp dụng tự động hóa.
4


Với xu thế gia tăng về số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung,
nếu các làng nghề tiếp tục duy trì cơng nghệ sản xuất lạc hậu như hiện nay thì
khơng chỉ tạo ra hiệu quả thấp về mặt kinh tế, lãng phí nguyên vật liệu khiến
cho làng nghề có nguy cơ bị mai một mà làng nghề cịn góp phần làm gia tăng
ơ nhiễm mơi trường gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cả nền
kinh tế đất nước. Tuy nhiên vấn đề đổi mới công nghệ sản xuất của các làng
nghề hiện nay vấp phải khơng ít những khó khăn, cần được nhận diện để từ
đó có được các giải pháp phù hợp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đổi mới cơng nghệ là nhằm đạt được hiệu quả cao trong sản xuất và
nâng cao sức cạnh tranh, do đó đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm và
nghiên cứu trong thời gian gần đây. Đã có những nghiên cứu chỉ ra những rào

cản đổi mới cơng nghệ trong các doanh nghiệp nói chung, và trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Các nghiên cứu này đã chỉ ra được những khó
khăn về vốn, thông tin, nhận thức, nhân lực… trong việc tiếp cận với những
công nghệ mới của các doanh nghiệp.
Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ
và vừa nói chung ví dụ như: Thúc đẩy đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hội nhập quốc tế
- Bùi Trọng Tín, Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động
đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương
– Nguyễn Duy Hưng, Xây dựng chính sách thơng tin hỗ trợ đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Phan Thu Trang, … Bên cạnh đó các nghiên
cứu cũng chủ yếu tập trung vào một số công cụ để thúc đẩy việc đổi mới công
nghệ như công cụ tài chính, thơng tin, chính sách. Điển hình có các nghiên cứu:
Sử dụng cơng cụ thuế để kích thích đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong hội nhập – Nguyễn Văn Đồn,
Sử dụng cơng cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới
công nghệ Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) – Nguyễn Quang Hải, Sử
dụng công cụ hỗ trợ về tài chính của nhà nước nhằm thúc đẩy đổi mới công
5


nghệ (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh Bến Tre) –
Trương Minh Nhựt…
Trong nghiên cứu về các làng nghề thì với tình trạng ơ nhiễm mơi trường
nghiêm trọng đang diễn ra tại các làng nghề, đã có nhiều đề tài liên quan đến
vấn đề này như Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng
xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phịng chống ơ nhiễm mơi trường
(Nghiên cứu trường hợp Làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện
Thường Tín, Thành phố Hà Nội) – Thân Trung Dũng, tập trung vào việc tìm
hiểu cách thức quản lý xung đột mơi trường trong q trình phát triển làng

nghề để từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển làng nghề; Đánh giá
hiện trạng môi trường làng nghề chế biến thực phẩm Dương Liễu, huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội - Phạm H ng Nhung. Đối với hướng nghiên cứu về
đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ tại làng nghề có các đề tài như
Chính sách hỗ trợ để đổi mới công nghệ trong các làng nghề (nghiên cứu
trường hợp tại làng nghề ở tỉnh Hải Dương) – Nguyễn Ngọc Thụy; Những rào
cản trong chuyển gia công nghệ vào các doanh nghiệp của làng nghề Nguyễn H ng Anh.
Tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu sâu tập trung vào việc nhận
diện những rào cản thúc đẩy đổi mới cơng nghệ tại các làng nghề, để có thể đề
xuất những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ tại các làng
nghề nhằm nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của các làng nghề. Riêng đối
với các làng nghề tại tỉnh Nam Định cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đi
sâu vào nhận diện các rào cản trong thúc đẩy đổi mới công nghệ tại các làng
nghề của tỉnh.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhận diện những rào cản trong đổi mới công nghệ tại các làng nghề ở tỉnh
Nam Định, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục các rào cản để thúc đẩy đổi mới
công nghệ trong các làng nghề ở tỉnh Nam Định.
6


4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các khó khăn trong
việc thúc đẩy đổi mới công nghệ của các làng nghề ở tỉnh Nam Định.
- Phạm vi không gian: Các làng nghề của tỉnh Nam Định, nghiên cứu
sâu tại làng nghề cơ khí Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi thời gian: 05 năm từ năm 2006 đến nay
5. Mẫu khảo sát:
- Mẫu khảo sát không gian: các cơ sở sản xuất tại làng nghề Xuân Tiến,
nghiên cứu 5 cơ sở sản xuất (Công ty cổ phần Thanh Bằng, Công ty TNHH

Nhật Việt, Doanh nghiệp tư nhân Tân Việt, Xí nghiệp cơ khí Quang Tuyến,
Xưởng cơ khí Thế Sự).
- Hình thức khảo sát: Phỏng vấn sâu chủ hoặc người quản lý các doanh
nghiệp/cơ sở sản xuất trên thông qua phiếu hỏi.
6. Câu hỏi nghiên cứu:
- Yếu tố nào là rào cản trong đổi mới công nghệ tại các làng nghề của
tỉnh Nam Định?
- Làm thế nào để hạn chế các rào cản đó để thúc đẩy đổi mới cơng nghệ
tại các làng nghề ở tỉnh Nam Định?
7. Giả thuyết nghiên cứu:
Việc chậm đổi mới công nghệ tại các làng nghề tỉnh ở Nam Định xuất
phát từ các rào cản:
- Rào cản từ chính bên trong các làng nghề: Nhận thức khơng đầy đủ,
trình độ nhân lực thấp, quy mơ sản xuất nhỏ, thiếu vốn, thiếu thông tin…
- Rào cản từ việc thiếu các chính sách đủ mạnh và từ trong công tác
quản lý nhà nước đối với các làng nghề.
Một số giải pháp khắc phục rào cản đổi mới cơng nghệ tại các làng nghề:
- Cần có một cơ quan quản lý chính thức các làng nghề
- Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao tay nghề dài hạn và ngắn hạn
- Tăng cường tuyên truyền về lợi ích và hiệu quả của đổi mới cơng nghệ
- Hồn thiện hệ thống thông tin công nghệ tại địa phương; hỗ trợ tư vấn
các cơ sở sản xuất lựa chọn công nghệ phù hợp;
7


- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất của các làng nghề tiếp cận được với các
ngu n vốn trung và dài hạn của Nhà nước;
- Đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào các làng nghề.
- Xây dựng các chính sách ưu đãi tập trung riêng cho ưu tiên phát triển
làng nghề nói chung và hỗ trợ đổi mới cơng nghệ tại làng nghề nói riêng.

8. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu: Thu thập, phân tích,
tổng hợp các tài liệu, số liệu về các làng nghề, thực trạng cơng nghệ tại các
làng nghề tại tỉnh Nam Định nói chung và của làng nghề cơ khí Xn Tiến
nói riêng để từ đó có được một bức tranh tổng thể về đổi mới công nghệ tại
các làng nghề của tỉnh Nam Định, cũng như thấy được các rào cản trong đổi
mới công nghệ.
- Phương pháp quan sát thực tế: quan sát hoạt động sản xuất và quy mô
công nghệ, loại công nghệ đang được áp dụng tại làng nghề.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: thu thập những thông tin thông qua việc
phỏng vấn chủ các cơ sở sản xuất của làng nghề cơ khí Xuân Tiến. Cụ thể là:
05 cơ sở sản xuất sau: Công ty cổ phần Thanh Bằng, Công ty TNHH Nhật
Việt, Doanh nghiệp tư nhân Tân Việt, Xí nghiệp cơ khí Quang Tuyến, Xưởng
cơ khí Thế Sự. Đ ng thời phỏng vấn sâu lãnh đạo UBND xã Xn Tiến để có
thêm các thơng tin cụ thể, chi tiết.
9. Kết cấu của luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG
NGHỆ VÀ LÀNG NGHỀ
1.1. Khái niệm về công nghệ và đổi mới công nghệ
1.2. Khái niệm về làng nghề
1.3. Tổng quan về hoạt động sản xuất và hoạt động đổi mới công nghệ của
các làng nghề Việt Nam
CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN NHỮNG RÀO CẢN TRONG ĐỔI MỚI CÔNG
NGHỆ TẠI CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Hoạt động sản xuất và thực trạng công nghệ của các làng nghề ở tỉnh Nam Định
8


2.2. Những rào cản trong đổi mới công nghệ tại các làng nghề ở tỉnh Nam Định
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC

LÀNG NGHỀ Ở TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. Giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở sản
xuất tại các làng nghề chú trọng đến đổi mới công nghệ
3.2. Giải pháp về hỗ trợ đào tạo nhân lực cho làng nghề
3.3. Giải pháp hỗ trợ về tài chính và đầu tư cho phát triển công nghệ theo
nhu cầu thực tế của các làng nghề
3.4. Giải pháp hỗ trợ thông tin, và tư vấn tìm kiếm, lựa chọn cơng nghệ
3.5. Giải pháp tằng cường các chính sách hỗ trợ của nhà nước
3.6. Giải pháp quản lý nhà nước các làng nghề
KẾT LUẬN

9


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ LÀNG NGHỀ
1.1. Khái niệm về rào cản, công nghệ và đổi mới công nghệ
1.1.1. Khái niệm về rào cản
Theo Từ điển bách khoa tồn thư Việt Nam thì “rào” ngoài nghĩa đen là
hàng cây, cọc, giậu, sản phẩm xây dựng có chức năng ngăn cách khơng gian,
địa giới thì hiểu theo nghĩa bóng có nghĩa là ngăn, chắn vì dụ như rào trước
đón sau; cịn “cản” có nghĩa là ngăn lại. Như vậy “rào cản” ở đây có thể hiểu
là việc ngăn, không cho vượt qua, là sự trở ngại, ngăn cách.
[]
1.1.2. Khái niệm về công nghệ
Khái niệm “công nghệ” vốn dĩ là một khái niệm phức tạp với nhiều
cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào từng bối cảnh hay lĩnh
vực cụ thể mà có những định nghĩa tương ứng.
Thuật ngữ “công nghệ” được xuất hiện lần đầu trong tiếng Hy Lạp,
được ghép bởi hai thuật ngữ: “techne” và “logos” – “Technology” có thể hiểu
là kiến thức về cái gì đó được làm như thế nào.

Các định nghĩa về công nghệ hiện nay thường ở hai xu hướng chung phổ
biến nhất, ở xu hướng thứ nhất công nghệ được hiểu thuần túy chỉ là phần mềm
khơng bao g m máy móc, thiết bị, cơng cụ sản xuất được thể hiện dưới các dạng
khác nhau như: dạng kiến thức, cách thức, tập hợp các kiến thức, ngu n lực bao
g m các kiến thức, sự áp dụng khoa học (các kiến thức khoa học). Chẳng hạn
như tác giả F.R. Root định nghĩa “công nghệ là dạng kiến thức có thể áp dụng
được vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản phẩm mới”
Ở xu hướng thứ hai, ngoài phần kiến thức (phần mềm) thì cơng nghệ cịn
được thể hiện dưới dạng phần cứng như là: thiết bị, công cụ, tư liệu sản xuất, vật
thể (thiết bị máy móc)… Theo xu hướng này thì cơng nghệ được định nghĩa
rộng hơn. Định nghĩa về công nghệ của Tổ chức PRODEC (1982) là một điển
hình trong số đó “cơng nghệ là mọi loại kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương
pháp được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, chế biến và dịch vụ”.
OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) đã đưa ra một định
nghĩa trung nhất “công nghệ được hiểu là một tập hợp các kỹ thuật, mà bản
10


thân chúng được định nghĩa là một tập hợp các hành động và quy tắc lựa chọn
chỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự các kỹ thuật đó mà theo hiểu biết của con
người thì sẽ đạt được một kết quả định trước (và đơi khi được kỳ vọng) trong
hồn cảnh cụ thể nhất định.”
Luật KH&CN năm 2000 có định nghĩa Cơng nghệ là tập hợp các
phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ, phương tiện dùng để biến
đổi các ngu n lực thành sản phẩm.
Còn theo Luật chuyển giao cơng nghệ 2006 thì Cơng nghệ là giải pháp,
quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc khơng kèm công cụ, phương tiện
dùng để biến đổi ngu n lực thành sản phẩm.
Với cách định nghĩa của Luật Chuyển gia công nghệ (2006) công nghệ
được hiểu linh hoạt hơn là sự tổng hợp của cả xu hướng thứ nhất coi công

nghệ chỉ g m phần mềm và xu hướng thứ hai coi công nghệ không chỉ bao
g m phần mềm mà còn cả phần cứng. Ở đây bản chất của cơng nghệ là các
giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm (tức là có tính đến phần cứng)
hoặc không kèm (tức là không bao g m phần cứng) công cụ, phương tiên và
mục tiêu là để biến đổi ngu n lực thành sản phẩm.
Bên cạnh việc định nghĩa cơng nghệ theo tiêu chí phần cứng và phần
mềm thì cơng nghệ cịn được định nghĩa theo những tiêu chí khác. Ví dụ theo
Hall&Johnson (1970), cơng nghệ là thơng tin và kiến thức, có thể được chia
ra theo cơng nghệ chung, công nghệ đặc thù cho một hệ thống nào đó hoặc
cho một cơng ty nào đó.
1.1.3. Khái niệm đổi mới công nghệ
Đổi mới ngày nay được coi là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát
triển KH&CN của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát
triển, nơi mà nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào trình độ tri thức.
Hiện nay có khơng ít những định nghĩa khác nhau về đổi mới công nghệ.
Theo OECD: Đổi mới KH&CN có thể được xem như là biến đổi một ý
tưởng thành sản phẩm mới có thể bán được hoặc thành q trình vận hành trong
cơng nghiệp, trong thương mại hoặc thành phương pháp mới về dịch vụ xã hội.
11


Theo hội đ ng tư vẫn KH&CN Anh: Đổi mới cơng nghệ là q trình kỹ
thuật, cơng nghiệp, thương mại nhằm marketing sản phẩm mới, nhằm sử dụng
các quá trình kỹ thuật và thiết bị mới.
Đổi mới được hiểu là một hệ thống và là một cách tiếp cận có nhiều tính
chất nhất thể hóa nhiều yếu tố đối với việc tạo ra, phổ biến cơng nghệ và của
những chính sách liên quan đến đổi mới. Cụ thể các kiểu đổi mới như sau:
- Du nhập một sản phẩm mới hoặc nâng cao chất luợng sản phẩm đang có
- Đưa một q trình mới vào một ngành cơng nghiệp
- Mở ra một thị truờng mới

- Phát triển ngu n cung cấp mới nguyên liệu hoặc các đầu vào khác;
- Thay đổi trong các tổ chức, sản xuất công nghiệp.
Đổi mới công nghệ là động lực tăng trưởng kinh tế dài hạn, động lực
của năng suất lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đổi mới công nghệ
diễn ra theo một quá trình nhất định bắt đầu từ nghiên cứu, triển khai, chuyển
giao, phổ biến những tư tưởng, sản phẩm, cơng nghệ mới trong nền kinh tế.
Q trình này diễn ra theo kiểu lan tỏa “tạo mới – phá cũ”.
Ở thời đại mà KH&CN ngày càng đóng vai trị qua trọng trong sự phát
triển của mỗi nền kinh tế, chúng ta thấy rằng việc áp dụng các công nghệ mới
đã chuyển hóa cấu trúc kinh tế của nhiều nước và nâng tỷ lệ tăng truởng qua
đó tạo ra sự giàu có, thịnh vuợng cho các quốc gia. Tại các nước phát triển
việc tiến hành đổi mới công nghệ liên tục đã giúp cho các doanh nghiệp ngày
càng phát triển và liên tục lớn mạnh từ đó góp phần tạo ra một nền kinh tế
hùng mạnh.
Hiện nay các nuớc đều tiến hành xây dựng và thực thi các chính sách
đổi mới và phổ biến công nghệ nhằm mục tiêu tạo ra các điều kiện trong đó
các ý tuởng, sản phẩm, cơng nghệ mới có thể chuyển hóa nhanh thành lợi ích
lớn nhất về kinh tế và xã hội. Trong nền kinh tế thị truờng đó là điều kiện của
q trình thuơng mại hóa các hoạt động và sản phẩm KH&CN. Tuy nhiên để
q trình này có thể xảy ra thì các doanh nghiệp ngịai việc củng cố để có các
cơ sở trí tuệ thì cần phải có đuợc các điều kiện phổ biến, tiếp nhận thực hiện
12


cơng nghệ trong tịan nền kinh tế. Và để làm được điều này thì ngồi sự nỗ
lực của bản thân doanh nghiệp ra cịn cần phải có sự hỗ trợ từ phía chính phủ
mà cụ thể là các chính sách về đổi mới cơng nghệ.
Đổi mới cơng nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài tốn tối ưu các
thơng số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả... (Đổi mới q trình)
hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường (Đổi

mới sản phẩm). Đổi mới cơng nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những
cơng nghệ hồn tồn mới (ví dụ sáng chế cơng nghệ mới) chưa có trên thị
trường cơng nghệ hoặc là mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hồn
cảnh hồn tồn mới (ví dụ đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ
theo chiều ngang).
Theo J.Schumpeter có 5 trường hợp đổi mới :
- Đưa ra sản phẩm mới;
- Đưa ra phương pháp sản xuất và thương mại hóa mới;
- Chinh phục thị trường mới;
- Sử dụng ngu n nguyên liệu mới;
- Tổ chức mới đơn vị sản xuất;
Các hình thức đổi mới cơng nghệ
- Đổi mới cơng nghệ theo tính sáng tạo: g m đổi mới gián đoạn
(Discontinuous Innovation) và đổi mới liên tục (Continuous Innovation).
+ Đổi mới gián đoạn còn gọi là đổi mới căn bản (Radical Innovation),
thể hiện sự đột phá về sản phẩm và quá trình, tạo ra những ngành mới, quá trình
mới và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường mới.
+ Đổi mới liên tục còn gọi là đổi mới dần dần (Incremental
Innovation), nhằm cải tiến sản phẩm và quá trình để duy trì vị thế cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường hiện có.
- Đổi mới cơng nghệ theo sự áp dụng: Nếu xem công nghệ g m công
nghệ sản phẩm (product technology) và cơng nghệ q trình (process
technology) thì đổi mới cơng nghệ bao g m đổi mới sản phẩm (sản phẩn g m
hàng hoá và dịch vụ) và đổi mới quá trình.
13


+ Đổi mới sản phẩm: Đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới
(mới về mặt công nghệ).
+ Đổi mới quá trình: Đưa vào doanh nghiệp hoặc đưa ra thị

trường một q trình sản xuất mới (mới về mặt cơng nghệ).
Đổi mới sản phẩm và q trình có thể là đổi mới gián đoạn hay liên tục.
Đặc điểm của đổi mới công nghệ:
- Đổi mới tác động đến năng suất, chất lượng sản phẩm, chu kỳ sống
của sản phẩm, chiến lược cạnh tranh, việc làm…
- Cơ sở của đổi mới là các thành tựu của khoa học bao g m phát minh
và sáng chế.
- Đổi mới công nghệ là quá trình thay thế theo quy luật phủ định.
- Đổi mới cơng nghệ có tính xã hội chỉ thành cơng khi được thương mại
hóa và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đổi mới công nghệ là tất yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu
quả sản xuất kinh doanh, góp phần duy trì, củng cố và mở rộng thị truờng. Đổi
mới giúp giảm chi phí sản xuất, tạo ra tính linh hoạt cao và khả năng đáp ứng
nhanh nhu cầu của thị truờng cho doanh nghiệp. Đổi mới nâng cao chất luợng
của sản phẩm nhưng đ ng thời lại rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm. Trong
chiến luợc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, đổi mới làm thay đổi thiết kế về
sản phẩm, hệ thống sản xuất, thiết bị, kiến thức và kỹ năng lao động.
Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ
- Thị trường : Những nền kinh tế thị trường có thể có lợi thế trong quá
trình đổi mới. Nếu thị trường của một loại sản phẩm nào đó được mở rộng thì
điều này sẽ thúc đẩy đổi mới. Đổi mới chỉ thực sự hoàn thành sau khi sản
phẩm hay quá trình được người tiêu dùng chấp nhận, do vậy một khía cạnh rất
quan trọng của đổi mới là marketing
- Nhu cầu: Phần lớn các trường hợp đổi mới cơng nghệ xuất phát từ
nhu cầu. Có thể là do áp lực của môi trường kinh doanh (các yếu tố vĩ mơ như
chính trị, xã hội, kinh tế, cơng nghệ...) làm xuất hiện nhu cầu, thí dụ: do áp
lực của xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường, các nhà sản xuất ô tô nghiên
14



cứu để chế tạo thiết bị giảm ô nhiễm trang bị cho ô tô. Nhu cầu của người tiêu
dùng cũng thúc đẩy đổi mới thí dụ như cuộc sống hiện đại bận rộn thúc ép các
nhà sản xuất nghiên cứu ra nhiều thiết bị thay thế cho con người tiến hành các
cơng việc gia đình (máy giặt, máy rửa bát, máy hút bụi,…).
- Hoạt động R&D : R&D là khâu quan trọng trong quá trình đổi mới.
Báo cáo về năng lực cạnh tranh của châu Âu nêu rõ: "Nếu không có cơ sở
nghiên cứu khoa học mạnh và đa dạng thì sẽ khơng hề có bất kỳ một sự cất
cánh cơng nghệ nào cả". Các doanh nghiệp có ngân sách R&D lớn và ngu n
nhân lực R&D có kỹ năng nghiên cứu sẽ thuận lợi trong đổi mới công nghệ.
- Cạnh tranh: Nói chung, cạnh tranh thúc đẩy đổi mới.
- Các chính sách quốc gia hỗ trợ đổi mới: Để khuyến khích các doanh
nghiệp đổi mới cơng nghệ, chính phủ thường có những chính sách thích hợp
để hỗ trợ và tạo điều kiện cho đổi mới công nghệ.
1.2. Khái niệm về làng và làng nghề
Với đặc thù là một đất nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống tại
nông thơn, thì làng nghề hiện nay nhận được sự quan tâm và chú trọng phát
triển khơng nhỏ từ phía các cơ quan chính quyền. Mặc dù hai chữ làng nghề
đã xuất hiện, t n tại từ rất lâu và được sử dụng phổ biến trên nhiều văn bản,
sách báo, phương tiện thông tin đại chúng… nhưng cho đến nay vẫn chưa có
một định nghĩa thống nhất về khái niệm làng nghề.
1.2.1. Khái niệm làng
Làng vốn là một đơn vị hành chính trong hệ thống hành chính của các
triều đại phong kiến nước ta trước đây. Theo đó nhà nghiên cứu Đào Duy
Anh thì cơ cấu của xã hội Việt Nam thời kỳ phong kiến về cơ bản được phân
chia theo thứ tự như sau:
- Chính quyền phong kiến trung ương, gọi là triều đình, đứng đầu là
Vua (chúa) và dưới vua chúa có triều đại có tể tướng, có triều đại khơng và
lục bộ (bộ binh, bộ lĩnh, bộ hình, bộ hộ, bộ cơng và bộ lễ).
- Chính quyền địa phương có tỉnh (hoặc châu). Đứng đầu tỉnh là quan
tuần phủ.

15


- Dưới tỉnh có phủ và huyện. Đứng đầu phủ có quan tri phủ và đứng
đầu huyện có quan tri huyện. Sở dĩ dưới tỉnh có đặt ra các phủ vì do điều kiện
giao thơng vận tải khó khăn, nên trong một tỉnh chia ra một số phủ, người
đứng đầu huyện (tri huyện) ở địa phương được chọn gọi là tri phủ có trách
nhiệm giúp tuần phủ, theo dõi và giám sát một số phủ, cũng như chuyển công
văn giấy tờ từ tỉnh về huyện và ngược lại.
- Dưới huyện có các làng, đứng đầu làng có chức lý trưởng làm chức
năng quản lý nhà nước trong làng (quản lý đinh, điền, thu thuế, trật tự an
ninh). Đặc trưng cho mỗi làng đều có đình làng, với mấy chức năng sau:
+ Thờ cúng thần hồng làng là người có cơng xây dựng làng
hoặc người có nhiều cơng với nước;
+ Trụ sở hành chính của làng - Đây là nơi hội họp xem xét
những vấn đề trọng đại của làng. Đặc biệt đây là nơi làng xem xét luận tội
những người vi phạm lệ làng (nhiều nơi gọi là hương ước hoặc hiện nay gọi
chung là luật ước). Tổ chức hội hè đình đám,… Tuỳ thuộc vào quy mơ của
làng, dưới làng có thể chia ra một số thơn, xóm.
Từ năm 1945, sau khi nước ta giành độc lập, theo hiến pháp 1946, 1959, 1980
và đặc biệt là Hiến pháp 1992 đã quy định rõ hệ thống chính quyền 4 cấp: Trung
ương, tỉnh, huyện, xã. Dưới xã tổ chức thành các thơn/ xóm/ bản và “khái niệm” làng
để chỉ địa danh của một cụm dân cư g m nhiều thơn/ xóm/ bản hợp thành.
Từ những điều phân tích trên đây có thể rút ra một kết luận khái niệm
“làng” là một phạm trù lịch sử và văn hố có sự thay đổi từ thời đại này sang
thời đại khác.
1.2.2. Khái niệm làng nghề
Khái niệm làng nghề hiện vẫn được hiểu và đưa ra dưới nhiều hình
thức khác nhau. Nhà nghiên cứu Trần Minh Yến cho rằng “Làng nghề là một
thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và

nghề, t n tại trong một khơng gian địa lý nhất định, trong đó bao g m nhiều
hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ cơng là chính, giữa họ có mối liên hệ về
kinh tế, xã hội và văn hóa”. Nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng lại cho rằng
16


“Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy
không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ
công nhiều trường hợp cũng đ ng thời làm nghề nông. Nhưng u cầu chun
mơn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống
ngay tại làng quê của mình”.
Trải qua thời gian dài phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế
đất nước thì hiện nay làng nghề khơng cịn bó hẹp trong cơng nghệ thủ cơng,
nhiều cơng đoạn đã được cơ khí hóa, và trong làng nghề khơng chỉ có các cơ
sở sản xuất hàng hóa mà đã có thêm các cơ sở dịch vụ và ngành nghề phục vụ
cho sản xuất, như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối hàng hóa,
cung ứng đầu vào và đầu ra cho sản phẩm làng nghề.
Như trên đã trình bày thì làng là một đơn vị hành chính trong q khứ
và hiện tại khơng được thừa nhận trong các văn bản hành chính ngày nay, do
đó khơng thể lấy khái niệm làng như trước đây đây mà phải gắn với đơn vị
hành chính hiện tại để định nghĩa làng nghề. Hiện t n tại 2 loại ý kiến về khái
niệm làng nghề.
Ý kiến thứ nhất cho rằng nên lấy đơn vị xã làm đơn vị cơ bản để tính
làng nghề, xuất phát từ thực tế xã là đơn vị hành chính hồn chỉnh quản lý
toàn dân, toàn diện mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội. Bộ máy hành chính của
xã sẽ chịu trách nhiệm theo dõi ghi chép và quản lý số liệu thông qua đăng ký
sản xuất kinh doanh về ngành nghề. Tuy nhiên việc xem một xã như một làng
cũng có phần chưa hợp lý vì trong một xã có thể có nhiều nghề, mà theo các
tiêu chí nhận dạng hiện hành thì rất ít xã đạt được. Điều đó dẫn đến bỏ sót các
hoạt động sản xuất làng nghề.

Ý kiến thứ hai, lấy làng trước đây để làm đơn vị làng nghề. Nhược
điểm lớn nhất của ý kiến này là ở chỗ khơng thống kê được chính xác số
lượng làng trong một đơn vị hành chính. Do vậy khơng thể tính tốn các chỉ
tiêu như tỷ lệ huyện, xã có làng nghề chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng
số làng của huyện, xã. Hơn nữa, khái niệm “làng” chỉ là tên gọi theo lệ cũ chứ
17


không phải một đơn vị cấp dưới của xã do đó khó thu thập thơng tin về hoạt
động nghề.
Trong luận văn này sẽ thống kê làng nghề theo thơn/xóm/bản.
Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông
tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định nội dung và các
tiêu chí cơng nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Theo
đó “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, bn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm
khác nhau.”
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời
điểm đề nghị cơng nhận;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nhà nghiên cứu Vũ Quốc Tuấn trong cuốn “Làng nghề, phố nghề
Thăng Long – Hà Nội trên đường phát triển” (2010) đã phân chia làng nghề
thành 14 nhóm như sau:
- Mây tre đan, kể cả sản phẩm đan lát, bện thủ cơng (kể cả bàn, ghế,
nón lá);
- Cói

- Gốm sứ;
- Sơn mài, khảm trai;
- Thêu, ren;
- Dệt (vải, khăn tay, áo, khăn quàng, kể cả dệt thổ cẩm);
- Đ gỗ (đ mộc dân dụng, gỗ mỹ nghệ, điêu khắc gỗ, làm trống);
- Đá mỹ nghệ;
- Giấy thủ công;

18


- Tranh nghệ thuật (bằng hoa khơ, tre hun khói, lá khô, ốc… ); hoa các
loại bằng vải, lụa, giấy;
- Trò chơi dân gian (sản xuất và biểu diễn rối cạn, rối nước, tị he)
- Sản phẩm kim khí (đ đ ng, sắt, nhôm … sản xuất và tái chế);
- Chế biến nông sản, thực phẩm (các loại nước chấm, bún bánh, miến
dong, đường, mật, mạch nha, rượu, trà, kể cả đóng giày da);
- Cây cảnh (gây tr ng và kinh doanh sinh vật cảnh).
Việc phân nhóm trên đây chỉ mang tính quy ước; vì cho đến nay, chúng
ta chưa có nghiên cứu đầy đủ về phân nhóm làng nghề. Năm 2004, Dự án của
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hợp tác với Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nơng thơn chỉ phân 11 nhóm ngành nghề thủ công nghiệp, không đề
cập các làng như chế biến nông sản thực phẩm, cây cảnh… Có thể thấy là do
nhu cầu của thị trường, đã có thêm những ngành nghề mới xuất hiện và làm
phong phú thêm danh mục các làng nghề.
1.3. Tổng quan về hoạt động sản xuất và hoạt động đổi mới công nghệ
của các làng nghề Việt Nam
Theo nhà nghiên cứu Trần Minh Yến, trên thế giới, từ những năm đầu
của thế kỷ XX cũng có một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến làng
nghề như: “Nhà máy làng xã” của Bành Tử (1922); “Mô hình sản xuất làng

xã” và “Xã hội hóa làng thủ công” của N.H.Noace (1928). Năm 1964, tổ chức
WCCI (World crafts council International – Hội đ ng Quốc tế về nghề thủ
công thế giới) được thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của
các quốc gia có nghề thủ công truyền thống.
Đối với các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống
là giải pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội nơng thơn. Thực tế nhiều
quốc gia trong khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng
nghề, điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.
Trung Quốc sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì
Xí nghiệp Hương Trấn, tăng trưởng với tốc độ 20 – 30 % đã giải quyết được
12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn. Hay ở Nhật Bản, “Hiệp hội khôi phục
19


và phát triển làng nghề truyền thống” được thành lập đã trở thành yếu tố quan
trọng, đóng vai trị then chốt trong việc khôi phục và phát triển ngành nghề có
tính truyền thống dựa theo “Luật phát triển làng nghề truyền thống”. Cho đến
nay ở Nhật Bản có gần 900 nghề thủ cơng truyền thống được duy trì và phát
triển. Người Nhật coi đây là một kho tàng quý báu của dân tộc. [27, tr.22]
Tương tự, Thái Lan một đất nước có nhiều nét tương đ ng với Việt
Nam học tập Nhật Bản, từ năm 2001 đã phát động thực hiện chuơng trình
“One tampon, one product” tạm dịch là “Mỗi làng, một sản phẩm”; nhờ
chương trình này mà chỉ trong 4 tháng đầu năm 2002, lợi nhuận đạt được là
3,66 tỷ Baht (84,2 triệu USD). Sang năm 2003, các làng tham gia chương
trình này đã thu được 30,8 tỷ Baht, tăng 13% so với năm 2002. [27, tr 26]
Dù chưa có các con số thống kê chính xác, và cũng có những sự khác
nhau về số liệu các làng nghề truyền thống của Việt Nam, nhưng theo thống
kê của Hiệp hội làng nghề có thể xác định là hiện Việt Nam đang có khoảng
2.790 làng nghề, thu hút 1,42 triệu hộ gia đình tham gia, với khoảng 1,35 triệu
lao động chính và hàng triệu lao động phụ trong lúc nơng nhàn, góp phần

quan trọng trong việc cải thiện đời sống của cư dân nông thôn. Sự phát triển
của làng nghề góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa
phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ
60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40%, tập trung tại Đ ng bằng
Sông H ng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Kim ngạch xuất khẩu của khu
vực làng nghề không ngừng tăng, từ 273,7 triệu USD (Năm 2000) lên 900
triệu USD (năm 2009).
Các làng nghề truyền thống đã và đang đóng một vai trị quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nơng
thơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng thơn.
Kể từ khi bắt đầu xuất hiện và phát triển cho đến nay, làng nghề của
Việt Nam đã trải qua nhiều sự biến đổi thăng trầm của lịch sử. Ngoài việc
phục vụ cho các nhu cầu tại chỗ của người dân các làng nghề, thì ngày nay
20


các sản phẩm của các làng nghề không chỉ phục vụ cho nhu cầu đời sống
hàng ngày của nhân dân tại các địa phương khác mà còn phục vụ cho các hoạt
động sản xuất, kinh doanh và cho cả xuất khẩu…
Tính từ giai đoạn Cách mạng tháng 8, sau khi nước ta giành được độc
lập đến nay, theo GS.TS Đặng Thị Kim Chi - ngun Phó Viện trưởng Viện
KH&CN, Mơi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có thể chia lịch sử
phát triển của các làng nghề như sau:
- Giai đoạn 1954 – 1978: Do chính sách Cơng nghiệp hóa, ưu tiên phát
triển cơng nghiệp nặng, khuyến khích các thợ thủ công tham gia vào các Hợp
tác xã. Tại một số làng nghề đã xuất hiện những HTX tiểu thủ công nghiệp, chủ
yếu sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang các nước XHCN, với các hàng hóa
chính là hàng thủ công mỹ nghệ. Chủng loại, số lượng và giá trị hàng hóa của
các sản phẩm này đều được quyết định bởi đường lối, chính sách của Nhà

nước. Cũng chính trong giai đoạn này, nhiều làng nghề đã bị mai một. [7, tr.12]
- Giai đoạn 1978 – 1985: Kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động,
cùng với sức ép về dân số và sự cấm vận của Mỹ kinh tế Việt Nam đã lâm
vào giai đoạn khủng hoảng, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Đ ng thời hệ thống bao cấp đã ngày càng bộc lộ các điểm hạn chế khiến cho
các hộ nông dân và tiểu thủ cơng nghiệp buộc phải tìm đường cải thiện cuộc
sống theo con đường tự phát. Nhiều làng nghề đã được khôi phục lại nhằm
đáp ứng nhu cầu rất thấp của nhân dân. [7, tr.12 – tr.13]
- Giai đoạn 1986 – 1992: Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát
triển của làng nghề, nó được đánh dấu bằng sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý
bao cấp sang cơ chế thị trường. Các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách
đổi mới quản lý trong nông nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế đã có
tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn nói chung
và với làng nghề nói riêng. Trong giai đoạn này, nhiều làng nghề truyền thống
đã được khôi phục và phát triển, mở rộng quy mơ sản xuất, đầu tư vốn, kỹ
thuật, hình thành nhiều cơ sở kinh doanh mới, thu hút ngày càng nhiều lao

21


động, tăng dần sản lượng và kim ngạch xuất khẩu… Điển hình như làng gốm
Bát Tràng, gốm Đ ng Nai, chạm khắc Hà Tây, thêu ren Thái Bình… [7, tr.13]
Các sản phẩm truyền thống của làng nghề Việt Nam đã được tiêu thụ
khá ổn định ở các thị trường Đông Âu và Liên Xô, kim ngạch xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ đạt trên 246 triệu rúp. Tuy vậy, do biến động của nền kinh
tế thế giới, mà xuất phát từ sự sụp đổ của mơ hình Chủ nghĩa xã hội của Liên
Xô và Đông Âu, sản xuất của các làng nghề bị đình trệ do thị trường tiêu thụ
khơng còn như trước nữa, số lao động trong các làng nghề giảm nhanh chóng.
[7, tr. 13]
- Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Do tìm được hướng đi mới cho các

sản phẩm của làng nghề và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung mà nền kinh
tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới,
cùng với sự dỡ bỏ cấm vận của Mỹ, sự hợp tác kinh tế mà điển hình là việc
Việt Nam gia nhập WTO đã giúp cho các thị trường của Việt Nam không
ngừng được mở rộng. Nhiều làng nghề đã khơi phục nhanh chóng, trong đó
nhiều làng vẫn duy trì được cả nghề nghiệp và mặt hàng truyền thống (như
làng Chạm bạc Đ ng Xâm, làng nghề thêu Quất Động, làng gốm Bát
Tràng…). Hơn nữa nhiều làng nghề mới đã được hình thành (Làng gỗ Đ ng
Kỵ, gạch ngói Hương Canh…). [7, tr.13 – tr.14]
Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách nhằm khuyến khích làng nghề
phát triển, đặc biệt từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập
(2005), đã có nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo t n, thúc đẩy sự phát
triển làng nghề.
Tuy nhiên, nhiều làng nghề có nguy cơ lâm vào tình trạng suy thoái do
nhiều nguyên nhân khác nhau (do bế tắc về thị trường, do bị cạnh tranh, do
thiếu vốn để cải tiến sản xuất, gây ô nhiễm môi trường…). Để giải quyết
những khó khăn này, cần có cái nhìn tổng quan về làng nghề và gắn với thực
trạng kinh tế xã hội trong nước và thế giới nói chung.
Theo kết quả điều tra năm 2009 của Cục Chế biến, Thương mại nông
lâm thủy sản và nghề muối - Bộ NN&PTNT và JICA thực hiện, số làng nghề
truyền thống chỉ chiếm khoảng 15% tổng số làng nghề của cả nước, còn lại là
22


các làng nghề mới hình thành. Hầu hết đều làng nghề có quy mơ nhỏ và vừa.
Các làng nghề có quy mô nhỏ chiếm trên 60% và số làng nghề quy mơ vừa
vào khoảng 36%, cịn số làng nghề có quy mô lớn chỉ chiếm không quá 4% .
Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện trong cả nước có
13% số hộ nơng dân chun sản xuất nghề, 27% số hộ nông dân tham gia sản
xuất nghề, thu hút hơn 29% lực lượng lao động ở nông thơn. Các làng nghề

hoạt động với các hình thức khá đa dạng: Trong tổng số 40.500 cơ sở sản xuất
ở các làng nghề có 80,1% là các hộ cá thể, 5,8% theo hình thức Hợp tác xã và
14,1% thuộc các dạng sở hữu khác.
Các làng nghề tại Việt Nam với 14 nhóm ngành, phân bố chủ yếu ở
Đ ng bằng Sông H ng, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, trong đó tập trung
nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đ ng bằng sơng H ng. Miền Trung có
khoảng 111 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 300 làng nghề. Các làng nghề
ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung và miền Nam, chiếm gần 70% số
lượng các làng nghề trong cả nước.
Hiện nay các làng nghề chủ yếu sử dụng các nguyên liệu cho sản xuất
khai thác được từ các địa phương trong cả nước. Hầu hết các nguyên liệu
được lấy trực tiếp từ tự nhiên, việc sơ chế chủ yếu do các hộ, các cơ sở sản
xuất tự làm với kỹ thuật thủ công, hoặc các máy móc thiết bị tự chế lạc hậu
nên chưa khai thác được hết hiệu quả của các nguyên liệu, gây nên sự lãng
phí nguyên liệu sản xuất.
Hơn nữa, do tình trạng khai thác triệt để và khơng có quy hoạch dẫn đến
việc cạn kiệt các ngu n tài nguyên thiên nhiên thì ở thời điểm hiện tại các làng
nghề phải bổ sung nguyên liệu sản xuất từ ngu n cung nhập khẩu nước ngoài.
Đặc điểm chung của thị trường nguyên liệu đầu vào cho các làng nghề đó là tính
tự phát và riêng lẻ, khơng ổn định, giá ngun liệu thường xuyên biến động gây
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và các đơn đặt hàng.
Phần lớn các cơ sở sản xuất tại các làng nghề hiện nay đều sử dụng các
công nghệ lạc hậu, chắp vá, các máy móc thiết bị phần lớn đều rất cũ kỹ
không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, an tồn, vệ sinh mơi trường.
23


Do nhu cầu của thị trường cũng như do vấp phải sự cạnh tranh quyết
liệt, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề đã bắt đầu áp dụng
các cộng nghệ hiện đại, thay thế các máy móc cũ, tuy nhiên trình độ cơng

nghệ thủ cơng và bán cơ khí vẫn chiếm một tỷ lệ cao. Vì thế, chất lượng sản
phẩm không cao, chưa đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi ngày càng gắt gao
của thị trường, bên cạnh đó là năng suất thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Bên cạnh đó, tình trạng nhà xưởng, kho bãi của các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất tại các làng nghề cũng là điều đáng lưu tâm. Các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất do gặp khó khăn về vốn sản xuất nên không chú trọng đến việc
xây dựng, kiên cố hóa các cơ sở sản xuất, kho bãi cho nên dẫn đến tình trạng
phần lớn các nhà xuởng kho bãi đều là tạm bợ hoặc bán kiên cố. Hơn nữa do các
làng nghề tập trung ở khu vực nông thơn, nơi mà điều kiện cơ sở hạ tầng cịn yếu
kém, hạ tầng giao thông chưa phát triển nên càng gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm qua với sự khơi phục, phát triển và không ngừng lớn
mạnh của các làng nghề, một luợng lớn việc làm đã được tạo ra khơng chỉ góp
phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người nơng dân mà cịn cung cấp thêm
việc làm cho những người ở xa, các vùng khác đến, hay các công việc thời vụ
lúc nông nhàn.
Tuy nhiên do hạn chế về công nghệ và kỹ thuật sản xuất, nên tại các
làng nghề hầu hết chỉ sử dụng lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, làm các
công việc thủ công ở hầu hết các giai đoạn, kể cả ở những cơng đoạn nặng
nhọc và độc hại nhất. Nhìn chung chất lượng và trình độ chun mơn của lực
lượng lao động của các làng nghề còn rất thấp, số lượng lao động có nghề chỉ
chiếm một tỷ lệ khơng đáng kể.
Với người lao động trực tiếp, thành phần đã tốt nghiệp phổ thông ở các
cơ sở sản xuất và các hộ chuyên chiếm hơn 70%; còn đối với các hộ kiêm và
các hộ thuần nông, lao động nghề chiếm từ 40 đến 70% mới tốt nghiệp cấp I
và II, tỷ lệ hết cấp III chưa đến 20%.
Đối với các chủ hộ và chủ doanh nghiệp, nhìn chung trình độ học vấn,
chuyên mơn cịn rất hạn chế. Có tới 1,3 – 1,6% trong số họ không biết chữ,
24



×