Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nhận diện rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lý xung đột môi trường do tác động của rác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




VŨ HẢI TRANG



NHẬN DIỆN RÀO CẢN THỰC HIỆN CƠ CHẾ LIÊN KẾT
TRÁCH NHIỆM GIỮA NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ
CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT
MÔI TRƯỜNG DO TÁC ĐỘNG CỦA RÁC THẢI ĐIỆN TỬ



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.
Chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ




Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




VŨ HẢI TRANG





NHẬN DIỆN RÀO CẢN THỰC HIỆN CƠ CHẾ LIÊN KẾT
TRÁCH NHIỆM GIỮA NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ
CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT
MÔI TRƯỜNG DO TÁC ĐỘNG CỦA RÁC THẢI ĐIỆN TỬ



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số : 60.34.72.
\


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Cao Đàm


HÀ NỘI 2012

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN, XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG, E-
WASTE VÀ CÁC THIẾT CHẾ NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ CỘNG
ĐỒNG 11
1.1. Khái niệm rào cản và phân loại 11

1.2. Xung đột môi trường và các khái niệm liên quan 12
1.3. E-waste và các khái niệm liên quan 22
1.4. Cơ chế liên kết trách nhiệm giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong
xử lý xung đột môi trường 31
1.4.1. Vai trò của nhà nước trong xử lý xung đột môi trường 31
1.4.2. Vai trò của doanh nghiệp trong xử lý xung đột môi trường 31
1.4.3. Vai trò của cộng đồng trong xử lý xung đột môi trường 32
1.4.4. Cơ chế liên kết trách nhiệm giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng
trong xử lý xung đột môi trường 33
1.5. Trách nhiệm xử lý xung đột môi trường từ lý thuyết quản lý tài sản dùng
chung của Elinor Ostrom 34
1.6. Đạo đức sinh thái và đạo đức bền vững 37
1.7. Lệch chuẩn đạo đức bền vững 40
CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM XỬ LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG DO E-
WASTE CỦA NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ CỘNG ĐỒNG TẠI VN 43
2.1.Trách nhiệm giải quyết xung đột môi trường do e-waste của cơ quan quản lý
nhà nước 43
2.1.1. Hệ thống pháp luật quốc tế về xử lý e-waste 43
2.1.2. Hệ thống luật pháp Việt Nam về quản lý e-waste 44
2.1.3. Cơ chế thực thi và giám sát luật pháp về quản lý e-waste 47
2.2. Trách nhiệm giải quyết xung đột môi trường do e-waste của doanh nghiệp 49
2.2.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử 49
2.2.2. Trách nhiệm của các cơ sở thu gom e-waste 53
2.2.3. Trách nhiệm của cơ sở tái chế e-waste 55
2.2.4. Trách nhiệm của cơ sở xử lý e-waste 58
2.3. Trách nhiệm giải quyết XĐMT do e-waste của cộng đồng 60
2.4. Thực trạng xung đột môi trường do e-waste tại Việt Nam 62
2.5. Thực trạng liên kết trách nhiệm giữa ba bên trong giải quyết xung đột môi
trường do e-waste 79
CHƯƠNG 3: RÀO CẢN THỰC HIỆN CƠ CHẾ LIÊN KẾT TRÁCH NHIỆM

GIỮA NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG GIẢI QUYẾT
XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG DO E-WASTE TẠI VIỆT NAM 83
3.1. Giới hạn của các nguồn lực xã hội trong giải quyết xung đột môi trường do
rác thải điện tử 83
3.2. Xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội trong giải quyết xung đột môi trường
do e-waste 87
3.3. Lệch chuẩn đạo đức bền vững trong trách nhiệm giải quyết xung đột môi
trường do e-waste của thiết chế nhà nước 88
3.4. Lệch chuẩn đạo đức bền vững trong trách nhiệm giải quyết xung đột môi
trường do e-waste của thiết chế thị trường 90
3.5. Lệch chuẩn đạo đức bền vững trong trách nhiệm giải quyết xung đột môi
trường do e-waste của thiết chế cộng đồng 94
3.6. Hệ thống hoạch định và thực thi chính sách thiếu tính đồng bộ, tính minh bạch
98
PHẦN KẾT LUẬN 108

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT: bảo vệ môi trường
CTR: chất thải rắn
CTNH: chất thải nguy hại
CTSH: chất thải sinh hoạt
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CKBVMT: Cam kết bảo vệ môi trường
E-waste: Rác thải điện tử
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
KH&CN: Khoa học và Công nghệ
KT-XH: kinh tế - xã hội
LCA: Đánh giá vòng đời sản phẩm
NGO: Tổ chức phi chính phủ

PTBV: phát triển bền vững
TNTN: tài nguyên thiên nhiên
UNEP: United Nations environment program (Chương trình
môi trường của Liên hiệp Quốc)
VN: Việt Nam
XĐMT: xung đột môi trường
Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


1

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tên đề tài: Nhận diện rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa nhà
nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lý xung đột môi trường
do tác động của rác thải điện tử
2. Lý do nghiên cứu
Công nghiệp điện tử đã tạo nên một cuộc cách mạng trên khắp thế giới, ở đó
các thiết bị điện tử đã đi vào cuộc sống thường nhật và đóng vai trò không thể thiếu
trên khắp địa cầu. Người ta cũng không thể nghĩ đến một cuộc sống hiện đại với quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi diện mạo của các quốc gia nếu không
có các sáng chế điện tử xuất hiện. Song nền công nghiệp này cũng đưa tới một loại
hình rác thải mới: e-waste, một trong những nguồn chất thải đáng lo ngại cho sự phát
triển của nhân loại trong hiện và tương lai.
Theo báo cáo về thực trạng xử lý rác điện tử "Recycling from E-Waste to
Resources" của Chương trình môi trường - Liên Hợp Quốc vừa công bố ngày
22/2/2010, ngay trước cuộc họp của Hội đồng điều hành Chương trình Môi trường
Liên Hợp Quốc đã ước tính: Tại Liên minh Châu Âu các thiết bị điện tử được đưa vào
thị trường năm 2005 đã lên tới hơn 9.3 triệu tấn với tốc độ đáng lưu tâm, đặc biệt ở

khu vực Đông Âu bao gồm: 44 triệu thiết bị gia dụng cỡ lớn, 48 triệu máy tính bàn và
laptop, 32 triệu chiếc Tivi, 776 triệu bóng đèn. Tại Mỹ theo ước tính trong năm 2006
có hơn 34 triệu chiếc Tivi được đưa vào thị trường, 24 triệu máy tính cá nhân và gần
139 triệu các thiết bị nghe nhìn xách tay gồm điện thoại di động, máy nhắn tin, điện
thoại thông minh đã được chế tạo. Điều đáng lưu ý ở đây là chỉ cách đó hơn 2 năm,
các thiết bị nghe nhìn xách tay với tốc độ tăng trưởng cao nhất chỉ mới đạt mức 90
triệu sản phẩm trong năm 2003, các chuyên gia lúc đó dự tính đến năm 2008 sẽ sản
xuất được 152 triệu sản phẩm. Báo cáo cũng công bố những dự tính “khổng lồ” về e-
waste: năm 2020 lượng máy tính bị vứt bỏ tại Nam Phi và Trung Quốc sẽ tăng 200-
400% so với mức của năm 2007. Tại Ấn Độ mức tăng trong khoảng thời gian tương tự
là 500%.
1
Theo ước tính của Hiệp hội Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM) có
tới 896 triệu điện thoại di động đã được bán ra trong năm 2006 trên toàn thế giới.
Theo ước tính của Hiệp hội Viễn thông quốc tế (ITU) hiện có khoảng 5 tỉ điện thoại di
động lưu hành trên khắp thế giới, 1/3 dân số sử dụng internet và mỗi năm có 310 triệu
máy tính được đưa ra bán.
Theo ước tính của UNEP, có trên 50 triệu tấn rác thải từ các sản phẩm điện tử hư
hỏng được thải ra hàng năm. Rác điện tử đang phát triển nhanh nhất dưới dạng chất
thải rắn của đô thị, chiếm từ 3 - 5% nguồn nguyên vật liệu, đồng thời tăng trung bình
3 – 5% mỗi năm. Ước tính có trên 60 triệu tấn rác điện tử cần phải được tái sử dụng,
tái chế hoặc tiêu hủy vào năm 2013. ITU đã thống kê năm 2010 thế giới đã thải ra hơn
40 triệu tấn rác thải, riêng Châu Âu chiếm 10 triệu tấn, Mỹ chiếm 3,2 triệu tấn, và
Trung Quốc chiếm 2,5 triệu tấn. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu tại Đại học Liên
hiệp quốc tốc mức tăng của rác thải điện tử tại 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu
lên tới 8.3 – 9.1 triệu tấn/năm. Chỉ tính riêng tại Mỹ có hơn 400 triệu thiết

1

2


bị điện tử xếp loại "rác điện tử" có nhu cầu được thải bỏ hằng năm, theo thống kê của
Tổ chức hoàn trả đồ điện tử của San Francisco, nhưng chỉ 12% số đó được tái chế.
E-waste xuất sang các quốc gia châu Á được gắn mác "để tái chế", trong khi đó
khả năng kiểm soát dạng rác thải này ở VN còn nhiều hạn chế, do vậy một lượng
không nhỏ rác thải đã được đưa vào nội địa. Đến nay lượng e-waste về các quốc gia
đang phát triển tại châu Á vẫn không ngừng gia tăng bởi giá nhân công rẻ, các qui định
về nghề nghiệp và môi trường còn lỏng lẻo, và cuối cùng chính do tính hợp pháp trong
việc xuất khẩu rác thải điện tử của một số quốc gia phát triển. Là một quốc gia đang
phát triển trong giai đoạn toàn cầu hóa, bên cạnh những cơ hội, lợi thế trong việc đón
đầu công nghệ tiên tiến và hiện đại của các nước phát triển, VN cũng đồng thời đối
diện với nguy cơ là điểm đến của rác thải công nghệ từ các quốc gia khác dưới nhiều
hình thức khác nhau. Như vậy lượng rác thải mà VN phải hứng chịu không chỉ là
kết quả của việc tiêu thụ thiết bị điện tử trong nước mà còn xuất phát từ nguồn
nhập khẩu không được kiểm soát một cách chặt chẽ.
Theo UNEP, các nước phát triển là những nước thải rác điện tử nhiều nhất. Riêng
tại Mỹ hàng năm có đến 14-20 triệu máy tính cá nhân bị loại bỏ. Theo tổ chức BVMT
Mỹ, trong năm 2005, người tiêu dùng Mỹ đã thải ra gần 2 triệu tấn rác điện tử. Tại
nước Anh mỗi năm có khoảng 1,5 triệu chiếc máy tính bị thải ra bãi rác tương đương
125.000 tấn thiết bị tin học. Canada năm 2005 thải ra 67.000 tấn máy tính, máy in,
điện thoại di động là những thứ rác điện tử chứa nhiều hóa chất độc. Tại các nước
đang phát triển lượng rác điện tử sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2011. Còn số điện thoại
di động thì sẽ vượt ngưỡng 2 tỷ chiếc vào năm 2012 trên thế giới, trong khi tuổi đời sử
dụng của chúng chỉ khoảng 2 năm. Bất chấp các quy định ngặt nghèo của các quốc
gia phát triển, các công ước quốc tế về xử lý rác thải điện tử, hiện nay các bãi rác
tập trung đồ phế thải điện tử tại các nước đang phát triển vẫn trở thành một
trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Sự gia tăng của e-waste trên toàn thế giới nói chung, và mức độ nguy hại của
chúng với xã hội ngày càng được khẳng định đã làm nảy sinh các XĐMT liên quan
đến loại rác này ở các cấp độ từ địa phương, quốc gia đến vùng và liên vùng… Thực tế

cho thấy, các biểu hiện của xung đột này là vô cùng đa dạng, dù rằng chưa có nhiều
chứng cứ rõ ràng chỉ ra mức độ cao điểm nhất của xung đột có thể xảy đến (như chiến
tranh) nhưng tầm quan trọng của việc nhận diện và xử lý các xung đột này đối với các
nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý doanh nghiệp hay các chính khách theo
đuổi chiến lược phát triển bền vững là thực tế không thể phủ nhận. Thông qua quá
trình nhận diện được XĐMT do e-waste gây ra, đánh giá được cấp độ xung đột, phạm
vi của xung đột, từ đó lý giải được nguyên nhân của việc xử lý xung đột, đặt nền
tảng cho việc đề xuất các giải pháp xử lý xung đột một cách thỏa đáng, đáp ứng yêu
cầu của quá trình phát triển bền vững.
Việc thiết lập một hệ thống quản lý chất thải điện tử hiệu quả ở quy mô quốc gia
và quốc tế là yêu cầu tất yếu đối với các xã hội công nghiệp hiện đại nhằm giảm thiểu
các tác động bất lợi của sự phát triển đến môi trường sống. Trên thế giới, nhiều quốc
gia đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc và nhất quán đến vấn nạn e-waste, đồng thời đã có
những hành động cấp thiết nhằm giảm thiểu, và quản lý loại hình rác thải này một cách
có hệ thống trên toàn quốc. Các tổ chức quốc tế cũng nỗ lực thúc đẩy các quốc gia
đang phát triển mau chóng có những phản ứng và biện pháp quản lý rác thải công nghệ
nhằm thay đổi thực trạng đáng lo ngại mang tính chất toàn cầu như hiện nay. Trên thực
tế, để đối phó với cuộc khủng hoảng rác điện tử trên thế giới, các tổ chức quốc tế và
3

từng quốc gia đă đề ra những quy định bắt buộc về quản lý và xử lý rác thải công nghệ
độc hại.
Tuy nhiên theo UNEP, hiện có khoảng 75 - 85% rác điện tử được chôn trực tiếp
xuống đất hoặc thiêu cháy ra tro. Việc xử lý lượng rác thải này không đúng cách có
thể giải phóng nhiều hóa chất và kim loại nặng nguy hiểm vào môi trường. Tỷ lệ tái
chế có thể tăng tới 50% hoặc cao hơn trong năm 2013 hay không còn tùy thuộc vào sự
can thiệp của Chính phủ hoặc những hỗ trợ về kinh tế cho người dùng. Theo
Greenpeace, trong 8,7 triệu tấn e-waste thải ra hằng năm tại EU, có đến 6,6 triệu tấn
không được tái chế theo đúng quy trình. Đối chứng giữa biểu hiện và mức độ
XĐMT do e-waste gây ra cùng với kết quả can thiệp của các ba thiết chế xã hội:

nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng thực tế cho thấy bài toán môi trường chưa
thực có lời giải đáp. Theo tổ chức Greenpeace, chỉ có khoảng 10% lượng máy tính cũ
hỏng được tái chế; tỷ lệ điện thoại di động cũ hỏng được tái chế còn thấp hơn, chỉ
khoảng từ 2%-3%. Nói cách khác, tỷ lệ rác thải điện tử không được tái chế lên tới
91%… Khi những loại rác này bị đốt cháy - phương pháp xử lý thường thấy nhất -
chúng có thể giải phóng khói độc, còn các hóa chất như bari và thủy ngân sẽ ngấm
vào đất.Vừa qua, tại Bờ Biển Ngà, đă có ít nhất 10 người chết và hơn 70.000 người
phải điều trị vì hơi độc phát ra từ bãi rác chôn quanh vùng Abidjan.
Không là một ngoại lệ, VN cũng cho thấy nhiều nỗ lực dù chưa thực sự hiệu quả
từ phía các thiết chế nhà nước, thiết chế doanh nghiệp và thiết chế cộng đồng trong
việc giải quyết các XĐMT do rác thải công nghệ gây ra. Các nhà hoạch định chính
sách vẫn nỗ lực đưa ra các chính sách nhằm quản lý hoạt động BVMT nói chung, quản
lý e-waste nói riêng một cách có hiệu quả hơn, các doanh nghiệp vẫn mong muốn thu
được lợi nhuận tốt nhất từ các sản phẩm của mình mà vẫn đảm bảo được các tiêu
chuẩn của nhà nước, cộng đồng mong muốn muốn được hưởng thụ các sản phẩm công
nghệ cao song lại không hài lòng về chất lượng môi trường sống … Rõ ràng các thiết
chế này vẫn chưa tìm thấy một cách thức liên kết trách nhiệm nhằm phát huy sức
mạnh của tổng thể hệ thống xã hội cho quá trình phát triển bền vững. Vì vậy, thực tế
XĐMT do rác thải điện tử vẫn chưa được nhìn nhận dưới dạng các cơ hội cho phát
triển theo quan điểm của nhà kinh tế học Steiner (Đức) “Bằng cách hành động ngay từ
bây giờ và lập kế hoạch cho tương lai, nhiều quốc gia có thể biển những thách thức từ
rác điện tử thành cơ hội kinh tế”.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa
nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lý xung đột môi
trường do tác động của rác thải công nghệ” là để nhìn nhận được các rào cản trong
quá trình liên kết trách nhiệm giữa các thiết chế xã hội thông qua việc mô tả các kiến
tạo xã hội đặc thù từ XĐMT do rác thải công nghệ tại VN. Qua đó góp phần đem lại
một tiếp cận dung hòa cho việc hình thành các cầu nối chính sách từ hoạch định đến
thực thi trong đời sống xã hội một cách hiệu quả hơn.
3. Lịch sử nghiên cứu

Các nghiên cứu về rào cản tập trung tìm hiểu những khó khăn, trở ngại, vướng
mắc của các hoạt động xã hội, quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống Tiếp
cận nghiên cứu ở lĩnh vực nông lâm nghiệp, Hiệp hội quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên
và tài nguyên thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources) tiến hành module “Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới quản lý rừng bền
vững và công bằng” trong khuôn khổ của Dự án “Tăng cường tiếng nói để có sự lựa
4

chọn tốt hơn” do Ủy ban châu Âu tài trợ, 2008. Nghiên cứu mô tả thực trạng ngành
lâm nghiệp VN, thực tiễn luật pháp và quản trị rừng, luật tục và quản trị rừng, từ đó
đưa ra so sánh về quản trị rừng theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp
dụng theo luật tục, đồng thời chỉ ra những tác động kinh tế xã hội ở mức độ rộng hơn
đối với rừng và sinh kế.
Trong lĩnh vực BVMT và phát triển bền vững, chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ chính
phủ VN thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho Chương trình hỗ trợ
ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC). SP-RCC được xây dựng để đưa ra các biện
pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở VN sau khi đánh giá tình hình thực hiện các hành
động chính sách đặc thù của chính phủ VN trong 15 ngành dễ bị ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu. Trong khuôn khổ Dự án “Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị tại VN”
của chuỗi hành động nhằm ứng phó với biến đổi khía hậu tài trợ bởi JICA, “Báo cáo
nghiên cứu về giải pháp tháo gỡ cho các dự án theo cơ chế phát triển sạch” được
công bố vào 3/2011đề cập tới rào cản như các nút thắt cổ chai của việc triển khai dự án
theo cơ chế phát triển sạch (CDM). Nghiên cứu cho hay, việc triển khai CDM ở VN
không chỉ thực hiện các hành động thân thiện môi trường, mà còn ảnh hưởng đến cả
các hoạt động phát triển bền vững thông qua việc phát trển và sử dụng các năng lượng
tái tạo, tạo điều kiện bảo tồn năng lượng, kiểm soát thiệt hại về diện tích rừng …CDM
hiện vẫn là một cơ chế mới được xây dựng và còn tồn tại nhiều rào cản khiến cho việc
tiến hành CDM trên thực tế không thuận lợi. Các rào cản được đề cập và phân tích
trong nghiên cứu bao gồm: Rào cản về hành chính và pháp lý; Rào cản về kinh doanh;
Rào cản về nguồn nhân lực; Rào cản công nghệ; Rào cản thực tế về các thông lệ.

Cho đến nay nghiên cứu về rào cản trong các lĩnh vực BVMT, an ninh môi trường
hiện còn khá ít ỏi. Những nghiên cứu về rào cản trong quản lý XĐMT còn hiếm hoi
hơn. Nghiên cứu về XĐMT ở VN từ một thập niên trở lại đây trở thành một chủ đề thu
hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Theo Vũ Cao Đàm “XĐMT đáng được xem là
một chủ đề quan trọng hàng đầu trong xã hội học mội trường và thực tiễn hoạch định
chính sách và quản lý môi trường. Cũng chính vì vậy, XĐMT ngày càng trở nên một
phạm trù khoa học có ý nghĩa then chốt trong các nghiên cứu lý thuyết của bộ môn
khoa học về xã hội học môi trường [18, tr.37]
Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như: “Giải quyết XĐMT trong các làng
nghề - nội dung tất yếu của quản lý môi trường”, Vũ Cao Đàm, 2000; “Vai trò của
cộng đồng dân cư và tổ chức xã hội trong việc thực hiện chính sách môi trường tại
VN”, Bạch Tân Sinh; “XĐMT nguyên nhân và giải pháp”, Nguyễn Quang Tuấn, 2000.
Bài viết đặc biệt nhấn mạnh “Cơ chế chính sách yếu kém cũng là nguyên nhân làm gia
tăng các XĐMT. Trong đó quyền sử dụng các tài sản môi trường không được xác định
rõ là một nguyên nhân trọng yếu. Sự phát triển của khoa học - công nghệ cũng như sự
gia tăng dân số đã làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên dẫn đến gia tăng tính khan
hiếm của tài nguyên. Kết quả là sự gia tăng khả năng XĐMT, đặc biệt đối với những
tài nguyên mà ở đó quyền sử dụng không được xác định rõ”; “Chính sách quản lý môi
trường đối với việc giải quyết XĐMT”, Lê Thanh Bình, 2000. Bài nghiên cứu nhằm
tìm kiếm cơ sở thực tiễn và lý luận cho việc giải quyết XĐMT dựa trên các đề xuất
trong chính sách quản lý môi trường tại VN.
Trong nghiên cứu “Quản lý chất thải rắn tại VN”, Nguyễn Thảo, Đại học
Colombia phân tích: Trong thập kỉ trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cùng với
quá trình đô thi hóa không được kiểm soát chặt chẽ đã đưa đến một loạt các vấn đề cho
hệ thống quản lý chất thải rắn của VN, quản lý chất thải đang đứng trước những thách
5

thức về môi trường nghiêm trọng. Không chỉ là sự tăng lên của lượng chất thải, mà các
thành phần chất thải cũng đã có những biến đổi rất khác so với trước đây. Hệ thống
quản lý hiện tại đã bị quá tải do thiếu năng lực thể chế, nhân lực, nguồn lực tài chính

thể hiện ở tỉ lệ thu gom chất thải còn ở mức thấp, các thiết bị xử lý đã không còn phù
hợp. Nghiên cứu này phần nào mô tả được cách tiếp cận trong quản lý XĐMT do chất
thải rắn nói chung tại VN, làm rõ được vai trò của các bên liên quan trong quản lý chất
thải rắn. Nghiên cứu trọng tâm vào việc mô tả hiện trạng nhiều hơn là nỗ lực làm rõ lý
do của thất bại trong bài toán quản lý CTR.
Ủy ban điều phối giải quyết tranh chấp môi trường (The Environmental dispute
coordination commission) là cơ quan hành chính được thành lập 1/7/1972 là bộ phận
mở rộng của văn phòng Thủ tướng (theo quy định tại Điều 3 của Luật Tổ chức chính
phủ) từ việc sát nhập Hiệp hội liên kết về đất đai và Hiệp hội đánh giá ô nhiễm môi
trường. Chức năng của cơ quan này bao gồm: Giải quyết nhanh chóng và kịp thời các
tranh chấp môi trường: Cung cấp các dịch vụ hòa giải, dàn xếp, phân xử, điều đình
nhằm giải quyết các tranh chấp môi trường, Phối hợp việc sử dụng đất với công nghiệp
khai khoáng : cân bằng giữa việc sử dụng đất đai cho công nghiệp khai khoáng, khai
thác đã, thu nhặt sỏi với lợi ích công cộng và việc sử dụng đất đai hiệu quả và phù
hợp.
Thực hiện điều 14 Công ước Basel của Liên hiệp Quốc (Basel convention) về
kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc loại bỏ
chúng (13/5/1995) các trung tâm khu vực được thành lập phục vụ hoạt động đào tạo và
chuyển giao công nghệ. Tại Châu Á Thái Bình Dương Indonesia được lựa chọn là địa
điểm đặt cơ quan đầu não của Trung tâm cấp vùng theo Nghị quyết III/19 tại Hội nghị
các bên tham gia lần thứ III năm 1995. Đến nay các quốc gia ký thỏa thuận khung
tham gia Trung tâm cấp vùng công ước Basel gồm: Brunei Darussalam, Cambodia,
Lao PDR, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Singapore, Philippines, Thailand and
Vietnam. Trung tâm cấp vùng thực hiện mục tiêu xây dựng và triển khai các chương
trình đào tạo, hội thảo, seminar và các dự án hợp tác trong lĩnh vực quản lý về môi
trường đối với chất thải độc hại, chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường và tối
thiểu hóa chất thải độc hại thông qua hình thức “training the trainer” và thúc đẩy việc
phê chuẩn công ước Basel trên toàn thế giới Sự ra đời của các trung tâm này góp
phần đưa mục tiêu của công ước Basel sớm được thực hiện, đồng thời góp phần thiết
lập một cơ chế tòan cầu trong giải quyết XĐMT do việc vận chuyển rác thải nguy hại

nói chung gây ra.
Diễn đàn Thiết bị điện và điện tử (The WEEE Forum) là hiệp hội lớn nhất tại
Châu Âu với hệ thống thu gom và tái chế e-waste thông qua nguyên tắc tối ưu về quy
định trách nhiệm của người sản xuất. Diễn đàn được thành lập vào tháng 4 năm 2002
đúng vào thời điểm Hướng dẫn số 2002/96/EC về thiết bị điện và điện tử đầu tiên
được đưa ra thảo luận trước Nghị viện Châu Âu và Hội đồng liên minh Châu Âu. Với
40 thành viên, tổ chức này đã thu gom được 1,5 tấn hệ mét e-waste trong năm 2008
chiếm một nửa số lượng e-waste thu gom được thống kê báo cáo một cách chính thức
trên toàn Châu Âu. Mục tiêu hoạt động của tổ chức này là tiếp tục hoàn thiện các hoạt
động có yếu tố môi trường trong các quy định và khung pháp lý hiện có nhằm giảm
thiểu chi phí cho người sản xuất, chia sẻ các kinh nghiệm đạt được cho toàn bộ thành
viên trong hệ thống, nâng cao hơn nữa năng lực thu gom và tái chế cho các thành viên.
Sự ra đời của một hệ thống quốc tế chuyên biệt về e-waste cho thấy tầm quan trọng
của vấn đề này trong giai đoạn hiện nay, cũng như việc thúc đẩy những nỗ lực của các
6

bêen trong việc giảm thiểu những sức ép môi trường do ngành công nghiệp điện tử gây
ra. Các thành viên của diễn đàn về e-waste đã đóng góp tích cực vào quá trình giảm
thiểu các XĐMT do e-waste tạo ra giữa các đương sự: nhà nước, doanh nghiệp và
cộng đồng thông qua việc hoàn bị các nguyên tắc định hướng chính sách có liên quan.
Nghiên cứu về xung đột môi tường do e-waste được đặc biệt quan tâm trong thế kỉ
XXI với sự tiến bộ vượt bậc của các thành tựu về KH&CN. Các nghiên cứu gần đây
cho thấy phần lớn mối nguy hại do rác thải điện tử gây ra đối với đời sống con người
đều được nhận thức ít nhiều ở đại bộ phận xã hội. Nghiên cứu cũng cho hay đến nay e-
waste không chỉ là một mối đe dọa của tương lai như những ước đoán trước đây của
nhiều chuyên gia.
2
Nó đã trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của
cộng đồng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hoạt động quản lý của các cơ
quan nhà nước, hoạt động xã hội của các tổ chức dân sự.

Trong bài báo “E-waste: Các vấn đề môi trường và Phương thức quản lý hiện tại”
của nhóm tác giả đến từ Trường ĐH Thrace, Hy Lạp các vấn đề môi trường do e-waste
gây ra được xem xét một cách khá toàn diện. Từ việc thống nhất cách hiểu về e-waste,
tác động gây ô nhiễm môi trường do việc chôn và xử lý e-waste, sự gia tăng e-waste
trên toàn cầu cho đến các cách thức quản lý e-waste ở một số quốc gia tiêu biểu được
đề cập một cách chi tiết và khúc triết. Các kết quả được công bố trong bài báo cho thấy
để ứng phó với vấn đề e-waste hiện nay nhóm tác giả tìm kiếm thông qua một số mô
hình kiểu mẫu về thúc đẩy vai trò của người sử dụng sản phẩm điện tử, các tổ chức
NGO, và cơ quan quản lý nhà nước
3
.
Phần lớn các nghiên cứu về e-waste được thực hiện độc lập ở các quốc gia với
những đặc trưng riêng biệt về lao động, về công nghiệp điện tử, về mức sống của
người dân Nghiên cứu của Hiệp hội Viễn thông quốc tế về điện thoại di động và máy
tính cá nhân tại Philipine cho thấy từ 1991 đến năm 2007 các sản phẩm này đã tăng từ
34.000 đơn vị lên 52 triệu đơn vị, trung bình cứ 2 trong 3 người dân Philipine sẽ sở
hữu 1chiếc điện thoại di động; từ năm 1991 đến năm 2006 số lượng máy tính cá nhân
tăng từ 6300 đơn vị lên đến 6.3 triệu đơn vị; từ năm 1995-2005 khối lượng rác thải này
đã xấp xỉ 25 triệu đơn vị cho năm loại thiết bị điện tử chính: tivi, điều hòa, máy giặt, tủ
lạnh và radio, trong 5 năm tiếp theo sẽ tiếp tục tăng thêm 14 triệu đơn vị. Số lượng e-
waste tại quốc gia này vẫn đang tăng lên với một tốc độ khó đoán định, do vậy tác
động môi trường do sự tích lũy rác thải này ở Philipines được đánh giá là một vấn đề
vô cùng phức tạp của xã hội hiện đại. Trước thực trạng trên, nghiên cứu của Brian
Crisma “Thuận lợi và Thách thức trong quản lý e-waste ở Philipine”
4
dựa trên việc
phân tích sự khác biệt giữa các nhóm lợi ích liên quan trong xã hội để chỉ ra các tác

2
Electronics waste: a threat in the future: Sharon M. Mañalac

3
“E-waste: Environmental Problems and Current Management “G. Gaidajis*, K. Angelakoglou and D. Aktsoglou
Department of Production Engineering and Management, School of Engineering, Democritus University of Thrace, 67100,
Xanthi, Greece (Journal of Engineering Science and Technology Review 3 (1) (2010) 193-199)
4
Brian Crisma công tác tại Khoa Kĩ thuật môi trường tại Đại học Philippine. Trong nghiên cứu này, các tác nhân ảnh hưởng
đến hoạt động quản lý e-waste được nhìn nhận ở hai chiều cạnh. Tác nhân tích cực đối với các biện pháp quản lý e-waste
bao gồm: quy định của các nước nhập khẩu, sức ép bên trong và bên ngoài đối với công nghiệp điện tử, sáng kiến e-waste tại
địa phương, và các điều kiện thị trường, các điều kiện địa lý, công nghiệp khai khoáng đô thị, mức giá của kim loại, nguồn
cung nhân công dư thừa, giá rẻ và nhu cầu về công nghiệp điện tử nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
Tác nhân tiêu cực đến các biện pháp quản lý e-waste gồm: thiếu vắng các quy định của pháp luật, sự không đồng thuận đối
với các quy định bổ sung của công ước Basel, sự tồn tại các quan ddierm song phương và đa phương giữa các nước có giao
dịch thương mại, nhận thức về các vấn đề môi trường còn yếu, thiếu nhận thức đầy đủ trong thi hành pháp luật, chuỗi
cung cấp e-waste nội địa không đầy đủ, sự cạnh tranh giữa khu vực chính thức và phi chính thức trong thị
trường thiết bị điện tử.
7

nhân tích cực và tiêu cực đối với quản lý e-waste, qua đó đưa ra những gợi ý chính
sách nhiều triển vọng cho Philipine.
Hơn 20 năm phát triển kinh tế không kiểm soát đã đặt áp lực lớn tới nguồn tài
nguyên giới hạn của đất nước Nhật Bản và sức khỏe của người dân ở nhiều vùng bị đe
dọa nghiêm trọng. Đối phó với tình hình này chính phủ Nhật đặt ra những tiêu chuẩn
môi trường rất nghiêm ngặt liên quan đến sự phát thải công nghiệp. Chính phủ đã ban
hành những biện pháp hợp tác nhiều hơn là đối đầu với công nghiệp, mức độ tuân thủ
môi trường ở Nhật nằm trong mức cao nhất thể giới. Chính phủ Nhật được đánh giá là
một trong những quốc gia tiên phogn trong hoạt động xử lý e-waste. Minh chứng rõ
ràng nhất là việc ban hành các điều luật quy chuẩn khắt khe về hoạt động này. Điều
luật Tái chế một số thiết bị gia dụng đặc thù được ban hành ngày 1/4/2001 một là ví dụ
về nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và năng lượng giá trị, cũng
như giảm thiểu lượng rác thải nguy hại thông qua hoạt động tái chế

5
. Ước tính 80% e-
waste là thiết bị gia dụng đã được tái chế tại Nhật, rất nhiều các kim loại quý đã được
tháo gỡ và đưa vào quy trình tái sử dụng.
Nghiên cứu của Clara Lingren đến từ Học viện Môi trường toàn cầu, Đại học
Nagoya, Nhật Bản cung cấp một bối cảnh cụ thể về thể chế quản lý e-waste qua nghiên
cứu trường hợp máy tính đã qua sử dụng tại Nhật Bản và Thụy Điển. Tác giả mô tả
một cách chi tiết các điều luật liên quan đến hoạt động tái sử dụng máy tính cũ nói
riêng, đồ điện tử nói chung ở cấp độ quốc gia và quốc tế, song song với quá trình chỉ
ra thái độ và hành động của người dân với vấn đề này. Qua việc phân tích các điều
luật trong hoàn cảnh cụ thể về kinh tế - xã hội, sự phát triển của KH&CN, tác giả đi
đến nhận định về giải pháp hợp tác giữa người tiêu dùng, nhà sản xuất và các chính trị
gia. Tuy nhiên giải pháp hợp tác như thế nào vẫn còn là một nội dung còn để mở trong
nghiên cứu này.
Trong các nghiên cứu về giải quyết XĐMT do e-waste gây ra có thể nhắc đến
Nghiên cứu so sánh về hệ thống tái chế e-waste tại Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan
từ tiếp cận trách nhiệm mở rộng của người sản xuất: Ngụ ý cho các nước phát triển
6
của nhóm tác giả Sung-Woo Chung và Rie Murakami-Suzuki. Nghiên cứu đã chỉ ra lý
do cốt yếu dẫn đến việc các quốc gia này hình thành thành hệ thống luật pháp về tái
chế e-waste như là những quốc gia tiên phong của Châu Á, phân tích hệ thống tái chế
e-waste của từng quốc gia, và cung cấp những phân tích về mức độ trách nhiệm của
nhà sản xuất được quy định. Những thành công trong hệ thống tái chế của Nhật Bản,
Hàn Quốc, và Đài Loan được đưa ra không phải để cung cấp những mô hình hiệu quả
trong xử lý e-waste, mà hơn cả là hướng đến những gợi ý chính sách cho các quốc gia
Châu Á trong việc kiểm soát và quản lý hiệu quả e-waste trong giai đoạn toàn cầu hóa
thông qua xác định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.
Nghiên cứu về e –waste tại VN được bắt đầu quan tâm trong hơn một thập kỉ trở
lại đây như một trong những điểm đến tiềm năng của e-waste trên thế giới. TS Sunil
Herat đến từ Trường Kĩ thuật, Đại học Griffith, Australia công bố kết quả nghiên cứu

về Quản lý Chất thải nguy hại và e-waste ở các nước phát triển¸ trong đó tác giả có đề
cập đến tốc độ tăng nhanh chóng của e-waste tại VN, cũng như thách thức của quản lý
e-waste tại VN nói riêng và các quốc gia ở khu vực Mekong. Vấn đề về e-waste tại
VN cũng được đề cập đến trong Báo cáo của Dự án về Quản lý xuất nhập khẩu rác thải

5
The Law for Recycling of Specified Kinds of Home Appliance was put into effect on April 1, 2001
6

8

điện tử và thiết bị điện và điện tử đã qua sử dụng” của Trung tâm phối hợp thực hiện
công ước Basel tại Châu Á Thái Bình Dương. Nghiên cứu này đưa ra những tiêu chí
phân biệt giữa e-waste với các thiết bị điện và điện tử đã qua sử dụng, từ đó đề xuất
việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu loại
hình rác thải đặc biệt này. Năm 2005 đề tài cấp “Phân loại chất thải rắn ngành công
nghiệp điện tử trên địa bàn Hà Nội, đề xuất giải pháp quản lý và công nghiệp nhằm
tận thu, tái sử dụng” của Huỳnh Trung Hải đã đặt thêm một dấu mốc cho thấy sự e-
waste đã và đang trở thành một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Nghiên cứu này đi đến những nỗ lực về giải pháp công nghệ nhằm giải quyết việc tận
thu và tái sử dụng e-waste hơn là tìm ra phương thức xử lý e-waste một cách toàn diện.
Năm 2009 đề tài “Phát triển công nghệ tái chế chất thải điện tử và thiết bị điện tử” tài
trợ bởi Dự án hợp tác với Viện Tài nguyên và Khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM) cũng
cho thấy cách tiếp cận tương tự trong quản lý e-waste tại VN.
Trong bài báo “Vấn đề rác thải điện tử (Ewaste) – XĐMT giữa các nước công
nghiệp và các nước đang phát triển” của Trương Việt Trường đăng tải trên Tạp chí
Môi trường Số 8/2011, Hà Nội nêu bật vấn đề về XĐMT do rác thải điện tử gây ra
giữa hai bên đối kháng: các nước phát triển và các nước đang phát triển. Qua các phân
tích về thực trạng e-waste ngày càng gia tăng và có xu hướng nhập khẩu vào các nước
đang phát triển như VN, tác giả nhận diện các tác động về kinh tế, về xã hội, môi

trường và sức khỏe do e-waste đưa lại, đồng thời nhấn mạnh giải pháp gắn trách nhiệm
xử lý e-waste cho nhà sản xuất như cách thức tối ưu nhằm giải quyêt xung đột. Tuy
nhiên, bài báo mới chỉ dừng ở mức đề xuất vấn đề XĐMT do rác thải điện tử gây ra tại
VN, nêu một vài khuyến nghị về chính sách quản lý xung đột mà chưa xác định được
giới hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong việc xử lý xung đột.
Kết quả tổng hợp các nghiên cứu về XĐMT nói chung, XĐMT do e-waste gây ra
nói riêng cho thấy chưa có nghiên cứu nào xác định rõ ràng trách nhiệm của các bên
trong xử lý loại hình xung đột này, qua đó nhận diện được rào cản trong liên kết trách
nhiệm giữa doanh nghiệp, cộng đồng và nhà nước nhằm đi đến một phương thức quản
lý môi trường hướng đến phát triển bền vững. Do vậy nghiên cứu này sẽ tập trung vào
việc làm sáng tỏ: Nhận diện rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa nhà
nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lý xung đột môi trường do
tác động của rác thải điện tử
4. Mục tiêu nghiên cứu
Chỉ ra được yếu tố, tác nhân ngăn cản sự liên kết trách nhiệm của các thiết chế
nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc xử lý XĐMT do e-waste gây ra
tại VN.
- Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
o Chỉ ra được các hình thức tồn tại của XĐMT do e-waste gây ra tại VN:
XĐMT do e-waste được nhìn nhận dựa trên việc nhận diện kiến tạo xã hội
của xung đột, trong đó, nội dung quan trọng nhất là nhận diện những tác
động của XĐMT dẫn đến những biến đổi về chất lượng sống, lối sống, cách
tổ chức hoạt động xã hội và bản thân cấu trúc xã hội. Từ đó chỉ ra các dạng
XĐMT do e-waste.
o Nhận diện được vai trò, trách nhiệm xử lý XĐMT do e-waste gây ra của các
đương sự
9

o Thực trạng cơ chế liên kết trách nhiệm trong xử lý XĐMT do e-waste tại
VN

o Nhận diện được các rào cản cho cơ chế liên kết trách nhiệm trong xử lý
XĐMT do e-waste tại VN
5. Phạm vi nghiên cứu và mẫu khảo sát
- Phạm vi về thời gian: Chuỗi sự kiện được đề cập trong nghiên cứu nằm trong
khoảng thời gian từ năm 2000 – 2011.
- Phạm vi không gian: Các sự kiện về XĐMT do e-waste gây ra tại VN
- Mẫu khảo sát: Các số liệu và biểu đồ được phân tích và tổng hợp từ số liệu cung
cấp bởi Tổng cục Thống kê VN, các nghiên cứu về thực trạng e-waste tại các nước
Châu Á, các báo cáo của các tổ chức quốc tế về quản lý và tái chế chất thải điện tử
tại VN và trên thế giới. Mẫu khảo sát gồm các cơ quan quản lý môi trường tại VN,
các doanh nghiệp sản xuất, thu gom và tái chế e-waste và những người dân chịu tác
động của việc xử lý e-waste không đúng cách tại VN.
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu chỉ tập trung làm rõ các dạng XĐMT do tác động
của e-waste, đây là một bộ phận của rác thải công nghệ nói chung. Nghiên cứu
cũng giới hạn phạm vi về rào cản liên kết trách nhiệm trong hoạt động xử lý
XĐMT bởi tác động của e-waste.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp và
cộng đồng trong việc xử lý XĐMT do e-waste gây ra tại VN là gì?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Vấn đề cốt lõi của sự bất hợp tác trong xử lý XĐMT do e-waste gây ra tại VN
giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng cốt yếu được nhìn nhận trong nghiên
cứu này là các lệch chuẩn đạo đức bền vững của các bên liên quan trong quá trình
giải quyết xung đột.
Sự bất hợp tác trong xử lý xung đột hay rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách
nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong xử lý XĐMT do e-waste tại
VN gồm:
- Hạn chế về nguồn lực xã hội trong nỗ lực giải quyết XĐMT do e-waste
- Xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội trong giải quyết vấn đề rác thải và điện tử
- Các dạng lệch chuẩn đạo đức bền vững

- Sự thiếu thống nhất, đồng bộ trong các chế tài pháp luật về quản lý chất thải điện tử
- Hạn chế về năng lực quản lý và thực thi pháp luật về e-waste
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành thu thập và phân tích các tài liệu, số
liệu trong lĩnh vực e-waste tại VN và trên thế giới. Các bảng số liệu thứ cấp được
tổng hợp từ số liệu sơ cấp cung cấp bởi Tổng cục thống kê VN, và các nghiên cứu
điều tra về sản lượng sản phẩm điện tử tại VN, công nghiệp phụ trợ thúc đẩy sự
phát triển của ngành điện tử tại VN
10

- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát động thái của một số doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm điện tử, các cơ sở thu gom phế liệu điện tử, các cửa hàng thu gom
đồ điện tử, các bãi rác xử lý có chôn lấp CTR tại VN trước vấn nạn e-waste, quan
sát cách thức sử dụng sản phẩm điện tử của người dân VN
- Phương pháp phỏng vấn sâu đối với đại diện cơ quan quản lý nhà nước về tài
nguyên và môi trường, đại diện doanh nghiệp và tổ chức dân sự trong lĩnh vực tài
nguyên và môi trường, các chuyên gia trong lĩnh vực xã hội học về khoa học, công
nghệ và môi trường.
18 chuyên gia trong lĩnh vực liên ngành về xã hội học Khoa học, Công nghệ và
Môi trường, 25 cán bộ quản lý trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường,
doanh nghiệp và đại diện tổ chức dân sự trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Phương pháp tiếp cận của đề tài: Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận logic và hệ
thống trong quá trình thu thập luận cứ và chứng minh giả thuyết nghiên cứu về vấn
đề liên kết trách nhiệm trong xử lý XĐMT do e-waste. Cách tiếp cận này đảm bảo
việc xem xét các sự kiện nghiên cứu trong hệ thống các mối liên hệ tương tác thực
tiễn với vai trò của các bên liên quan, trong hệ thống luật pháp về quản lý môi
trường nói chung, quản lý chất thải điện và điện.
9. Kết cấu của đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận về XĐMT, e-waste và các thiết chế nhà nước, doanh nghiệp
và cộng đồng
Chương 2: Trách nhiệm xử lý XĐMT do e-waste của nhà nước, doanh nghiệp và cộng
đồng tại VN
Chương 3: Rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa nhà nước, doanh nghiệp
và cộng đồng trong giải quyết XĐMT do e-waste tại VN
PHẦN KẾT LUẬN
Phụ lục

11

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN, XĐMT, E-WASTE VÀ
CÁC THIẾT CHẾ NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ CỘNG ĐỒNG
1.1. Khái niệm rào cản và phân loại
Định nghĩa rào cản được đề cập đến trong một số từ điển với nội hàm chỉ những
đối tượng vật chất, hoặc những vật thể được sử dụng để tách biệt, phân định ranh giới,
hoặc là các chướng ngại vật nói chung
7
(Theo từ điển bách khoa toàn thư Merriam
Webster). Theo từ điển Ngôn ngữ tiếng Anh
8
, rào cản có thể giải thích theo 7 ý nghĩa,
như một dạng cấu trúc vật chất được xây dựng để ngăn trở việc vượt qua; là yếu tố phi
vật chất với vai trò ngăn cản, gây trở ngại; trong lĩnh vực sinh lý học rào cản là một
lớp màng, lớp mô, hoặc một cơ chế có khả năng ngăn cản quá trình chuyển đổi của
một số chất; trong lĩnh vực sinh thái học rào cản là yếu tố vật lý hoặc sinh học giới hạn
sự di cư, sự giao phối hoặc những hành động tự do của các cá nhân hoặc cộng đồng;
rào cản có thể là một làn ranh giới hoặc giới hạn, hoặc là thứ có khả năng tách biệt

hoặc giữ khoảng cách; rào cản có thể dùng để chỉ các dạng thanh chắn (cầu đường)
Theo từ điển đa ngôn ngữ Kernerman, rào cản được định nghĩa là những gì được thiết
lập để bảo vệ hoặc ngăn trở, hoặc gây khó khăn
9
. Cách diễn giải trên đều nhận diện
đặc trưng của rào cản là bất cứ thứ gì (vật chất hoặc phi vật chất) có khả năng ngăn
chặn, cản trở, gây trở ngại cho sự vượt qua một giới hạn hoặc duy trì sự tách biệt hoặc
ngưỡng ranh giới nhất định.
Cách phân loại thông dụng về rào cản được khá nhiều người chấp nhận gồm: rào
cản nhận thức, rào cản cảm xúc, rào cản trí tuệ, rào cản diễn ngôn, rào cản môi trường,
rào cản văn hóa. Luận văn này tập trung bàn về rào cản liên kết trách nhiệm đối với
BVMT và phát triển bền vững.
Rào cản nhận thức tồn tại khi con người không thể nhận thức đầy đủ được vấn đề
hoặc các thông tin để có cách giải quyết phù hợp. Rào cản nhận thức xuất hiện trong
quá trình học hỏi để tiếp nhận thông tin về thế giới khách quan của con người. Rào cản
về cảm xúc xuất hiện khi những cảm xúc, tình cảm của con người xung đột với bối
cảnh, hoàn cảnh cụ thể, do đó hạn chế khả năng phản ứng, và ra quyết định của con
người. Rào cản này tồn tại khi chúng ta nhận biết có sự tổn hại đến nhu cầu cảm xúc
(loại nhu cầu khác biệt nhau về loại hình và cường độ ở mỗi cá nhân có thể là: nhu cầu
về thành công, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu được ra mệnh lệnh, nhu cầu phụ
thuộc và nhu cầu về lòng tự trọng. Rào cản trí tuệ xuất hiện khi con người không đủ
khả năng để hấp thụ thông tin, kiến thức cần thiết nhằm giải quyết vấn đề nảy sinh).
Rào cản trí tuệ tồn tại khi con người không có những kĩ năng tư duy cần thiết để tìm ra
giải pháp phù hợp cho các vấn đề nảy sinh, hoặc không thể sử dụng chúng một cách
tối ưu. Rào cản về diễn ngôn là sự khó khăn khi cá nhân hoặc nhóm người không thể
giao tiếp, hay diễn đạt ý muốn nói theo ngôn ngữ được sự thông hiểu của những người

7

8

The American Heritage® Dictionary of the English Language, Fourth Edition copyright ©2000 by Houghton Mifflin
Company. Updated in 2009. Published by Houghton Mifflin Company
9
Kernerman English Multilingual Dictionary © 2006-2010 K Dictionaries Ltd: barrier: something put up as a defence or
protection a barrier between the playground and the busy road, something that causes difficulty His deafness was a barrier
to promotion.

12

khác. Rào cản môi trường xuất hiện do những trở ngại, chướng ngại trong môi trường
tự nhiên hoặc xã hội cản trở việc con người đạt được hoặc giải quyết được những vấn
đề trong đời sống.
Rào cản văn hóa xuất hiện khi những đặc trưng văn hóa biểu hiện qua hành vi được
cho là khác thường, nằm ngoài những dự liệu về cách ứng xử văn hóa thông thường
(theo tập tục, tập quán, theo nghi lễ, theo chuẩn mực xã hội ). Rào cản văn hóa tồn tại
khi việc giải quyết vấn đề gặp trở ngại bởi sự khác biệt giữa một bên cho rằng giải
pháp đó là phù hợp với thông lệ, trong khi bên còn lại có ý kiến hoàn toàn trái ngược.
Đứng trước một tình huống nan giải con người thường có thói quen tạo lập các giải
pháp hơn là tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi của vấn đề (nếu một việc không hoàn thành
thì ngay lập tức người ta sẽ đặt câu hỏi tại vì sao việc đó lại không được hoàn thành
hơn là đặt câu hỏi vì sao việc đó cần phải hoàn thành). Con người là chủ thể sáng tạo
song cũng là những cá nhân không thích sự thay đổi bởi thay đổi thường liên quan đến
những yếu tố bất định, khó biết trước được kết quả có thể xảy ra. Bên cạnh những rào
cản mang tính văn hóa cá nhân, thì tồn tại những rào cản văn hóa mang tính đại chúng
như rào cản do niềm tin, rào cản do định kiến, rào cản giữa hợp tác và bất hợp tác, rào
cản do những điều cấm kỵ, rào cản do khác biệt về giá trị.
Lý thuyết về rào cản bên cạnh sự đa dạng và phong phú trong cách phân tích và
diễn giải khái niệm, thì việc phân loại rào cản và tìm hiểu về nguyên nhân của các rào
cản còn khá ít ỏi. Do vậy hiện nay rào cản được nhận diện là những trở ngại, khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thiết kế và thực thi các giải pháp nhằm ngăn trở sự vượt

qua các giới hạn, chuẩn mực cho phép ở cả khía cạnh lý luận và thực tiễn. Các phân
loại rào cản dù đã được đưa ra song vẫn có những phần còn trùng lặp về nội dung, do
đó vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn, hệ thống hơn về khái niệm này. Một nhận thức
sâu chuỗi trong đề tài này là rào cản và xung đột được đặt trong mối nguyên nhân và
hệ quả, trong đó rào cản càng thúc đẩy những hoạt động bất hợp tác trong quản lý thì
khả năng xảy ra và tính phức tạp của những xung đột ngày càng tăng cao là không thể
tránh khỏi. Bởi tương tác này mà rào cản cũng được nhìn nhận như môi trường thuận
lợi cho xung đột, và xung đột là hệ lụy tất yếu của sự phát triển các rào cản.
Nghiên cứu này nhằm nhận diện rào cản liên kết trách nhiệm trong BVMT là
các nhân tố, hành vi gây khó khăn, vướng mắc, cản trở sự hình thành “tính trội”
trong hệ thống quản lý XĐMT của xã hội. Rào rản này xuất hiện khi nhà nước,
doanh nghiệp và cộng đồng không tìm được cách thức xử lý XĐMT xuất phát
những khác biệt về nhận thức, văn hóa và lợi ích trong hoạt động BVMT và phát
triển bền vững.
1.2. XĐMT và các khái niệm liên quan
Bản chất của XĐMT
Theo cách hiểu thông thường xung đột là trạng thái bất đồng, xích mích do sự đối
lập, đối kháng về nhu cầu, giá trị và lợi ích thực tế hoặc trong nhận thức. Xung đột
biểu hiện cho sự khác biệt trong quan điểm, cách thức hành động giữa các chủ thể về
một đối tượng nhất định trong định hướng mục tiêu của mỗi bên, nó có thể là những
đối kháng trực tiếp hoặc gián tiếp với những cấp độ khác nhau do nhiều tác nhân chi
phối. Điều cần nhấn mạnh ở đây là xung đột là một hiện tượng xã hội có tính tất yếu
bao hàm cả các tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển chung của vũ trụ.
13

Cơ sở chung của lý thuyết xung đột xã hội là tính chất không tương hợp giữa
quyền lợi, địa vị xã hội chi phối các hành vi mỗi chủ thể tham gia xung đột. Sự khác
biệt giữa các nhu cầu, lợi ích, quyền thế làm cơ sở cho những đối kháng xảy ra, làm
phân hóa xã hội tạo nên các tầng bậc quan hệ khác nhau. Xung đột xã hội có thể được
đặt trong tầm kiểm soát nếu các bên liên quan nhận diện được các đường biên của sự

mặc cả và nhân nhượng trong khuôn khổ cam kết về lợi ích được đảm bảo giữa các
bên. Do đó có thể nhận định xung đột xã hội là các quan hệ và các quá trình xã hội
mà ở đó có thể phân biệt hai hay nhiều cá nhân, hay nhóm có sự đối lập nhau
trong những cách giải quyết vấn đề nhất định phát sinh từ sự không nhất trí về
nhận thức, mục tiêu, lợi ích và quyền lực. Trong bình diện chung về các dạng xung
đột xã hội, XĐMT nổi lên như một sự kiện gây nhiều chú ý của các học giả bởi tầm
quan trọng và tính cấp thiết của các vấn đề môi trường sau một giai đoạn phát triển
không kiểm soát của nền kinh tế thế giới.
Khoảng giữa những năm 1980 nhà nghiên cứu Arthur Westing
10
đã khơi dậy
những ý tưởng đầu tiên mở rộng khái niệm an ninh cổ điển sang bao hàm các vấn đề
mới như thay đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên. Nghiên cứu của Westing mở đầu
bằng trường hợp các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, sau đó là
cuộc chiến Algeria, các cuộc chiến chinh phục thuộc địa, các vùng lãnh thổ, theo sau
là cuộc nội chiến, chiến tranh ly khai thập kỉ 90 của thế kỷ XX. Ông cho rằng, điểm
chung nổi bật của những cuộc chiến này là việc tranh giành tài nguyên thiên nhiên như
nước, khí đốt, ngư trường, sản phẩm từ đất và bản thân đất đai. Những cuộc tranh luận
có tính liên ngành trên diện rộng về khái niệm này gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong giới
chuyên môn cũng như trong giới chính trị gia cho tới cuối thời kỳ chiến tranh lạnh.Vấn
đề hàng đầu lôi kéo sự quan tâm của giới nghiên lúc đó là tìm câu trả lời cho câu hỏi:
Có hay không và trong trường hợp nào môi trường sinh thái có thể đe doạ đến an ninh
quốc gia và an ninh toàn cầu?
Đầu những năm 1990 đánh dấu sự tham gia tích cực của các nghiên cứu thực
nghiệm về mối liên hệ giữa môi trường và xung đột, mà chủ yếu là về mối liên hệ nhân
quả giữa khan hiếm, suy kiệt môi trường với các cuộc xung đột tại các quốc gia đang
phát triển hoặc các quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi. Dựa trên các trường hợp
nghiên cứu về mối liên hệ giữa tài nguyên có thể tái tạo với sự suy giảm môi trường và
các cuộc xung đột (kèm hành động bạo lực), phần lớn các giả thuyết cho rằng môi
trường đóng vai trò quyết định hành vi con người, và xung đột do sự khan hiếm nguồn

lực sẽ càng tăng cao khi tốc độ tăng dân số toàn cầu cũng tăng lên nhanh chóng. Hai
nhóm nghiên cứu nổi bật trong thời kỳ này là các nhà nghiên cứu đến từ Đại học
Toronto (đại biểu là Thomas Homer-Dixon)
11
; và các chuyên gia trong Dự án “Môi
trường và Xung đột” (ENCOP)
12
của Viện Công nghệ tại Zurich và Quỹ Hòa bình
Thụy sĩ tại Bern. Các nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích hậu nghiệm đối
với trường hợp khan hiếm môi trường dẫn đến xung đột thông qua các quá trình xã hội
– chính trị. Vấn đề về XĐMT không chỉ dừng ở các nghiên cứu trường hợp, ở việc lý
luận hóa các quan điểm về xung đột có chứa đựng các yếu tố môi trường mà đã được
xem xét như một nỗ lực giải quyết cho tiến trình phát triển bền vững của con người.

10
Arthur Westing, ed. Global Resources and International Conflict: Environmental Factors in Strategic Policy and Action
(Oxford: Oxford University Press, 1986)
11
Val Percival and Thomas Homer-Dixon, “Environmental Scarcity and Violent Conflict: The Case of South Africa”,
Journal of Peace Research, 35 (1998), tr. 279-98; Daniel M. Schwartz, Tom Deligiannis, and Thomas Homer-Dixon, “The
Environment and Violent Conflict”, In: Environmental Conflict, op. cit., tr. 273-94.
12
Günther Baechler, “Why Environmental Transformation Causes Violence: A Synthesis”, Environmental Change and
Security Report, 4 (1998), tr. 24-44.
14

Như vậy, nghiên cứu về XĐMT được đề cập tới trước tiên liên quan đến giả định
về liên kết giữa các vấn đề nhân chủng học, tài nguyên dự trữ với hành vi bạo lực của
con người. Giữa những năm 90 của thế kỉ XX những tranh luận sôi nổi về chủ đề
XĐMT bùng phát. Các nghiên cứu trước thường tập trung vào khái niệm XĐMT trên

hai khía cạnh là hình thức và các mối liên hệ nhân quả. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ
giới hạn ở những ví dụ thực chứng như đấu tranh vì nguồn nước, xung đột liên quan
đến tị nạn môi trường, hoặc những tranh cãi về vấn đề trách nhiệm trước sự biến đổi
khí hậu toàn cầu. Các giả định đều nhằm minh hoạ cho mối liên hệ nhân quả giữa
môi trường và xung đột, đồng thời họ tìm kiếm những bằng chứng thực tế để
chứng minh những giả định đó.
Stephan Libiszewski
13
đưa ra một tiếp cận mới nhằm làm rõ tính chất các nguyên
nhân môi trường dẫn đến xung đột cũng như mối liên hệ nhân quả giữa các tiến trình
sinh hoá trong tự nhiên và sự tăng lên của các xung đột giữa các nhóm xã hội. Stephan
nhận định “sự thay đổi môi trường do con người phải được hiểu là sự can thiệp làm
mất ổn định trạng thái cân bằng của hệ sinh thái”
14
. Sự can thiệp của con người buộc
hệ sinh thái chuyển dịch sang vị trí cân bằng mới, tuy nhiên trạng thái này là sự tự điều
chỉnh của tự nhiên đối với các nhân tố đã bị thay đổi, đó không hoàn toàn là sự chuyển
biến có lợi cho chất lượng sống của con người mà hệ quả của nó có thể là sự suy giảm
tài nguyên thiên nhiên. Điều cần lưu ý ở đây là thiên nhiên hay hệ sinh thái không tự
nó đánh giá được giá trị của mình, sự thay đổi môi trường do đó dẫn đến sự giảm sút
giá trị hay sự suy giảm tài nguyên là dựa trên quan điểm nhận thức của mỗi người. Do
vậy, khái niệm suy giảm môi trường là sự thay đổi môi trường do sự tác động của
con người tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội loài người là cách thể
hiện đúng đắn nhất những tư tưởng về nguyên nhân môi trường dẫn đến xung đột.
Theo Stephan Libiszewski XĐMT cần phải được phân biệt với các dạng xung đột
lợi ích khác trong xã hội
15
. Quan điểm về XĐMT của ông xuất phát từ việc phân biệt
sự khan hiếm trên bốn góc độ:
o Khan hiếm tự nhiên là dạng tài nguyên chỉ tồn tại với một lượng tài nguyên

nhất định trên địa cầu.
o Khan hiếm do yếu tố địa chính trị là do các nguồn lực thường phân bổ không
đồng đều trên bề mặt trái đất khiến một số quốc gia buộc phải phụ thuộc vào sự phân
phát của các quốc gia khác.
o Khan hiếm do yếu tố KT-XH đề cập đến sự phân phối bất bình đẳng về các
nguồn tài nguyên giữa các nhóm xã hội dựa trên quyền thừa kế và các quyền tài sản.
o Khan hiếm do suy thoái môi trường: các tài nguyên thiên nhiên vốn đa dạng và
trù phú bị trở nên khan hiếm do sự thất bại của con người trong việc áp dụng các biện
pháp quản lý, nói cách khác đó là sự suy giảm môi trường dẫn đến tình trạng khan
hiếm.

13
Nhà nghiên cứu tại Center for Security Studies and Conflict Research, Swiss Federal Institute of Technology, Thụy Sĩ
14
Ví dụ nhận định trong nghiên cứu: Hiện tượng sa mạc hoá là một ví dụ điển hình: đó là hệ quả của việc làm biến mất thảm
thực vật và việc lạm dụng tài nguyên đất làm mất trạng thái cân bằng giữa thảm thực vật và vi khí hậu dẫn đến sự suy giảm
lượng mưa và sói mòn đất. Như vậy, hệ sinh thái sau đó sẽ tìm tới một trạng thái cân bằng mới, sự thay đổi môi trường là
quá trình thích nghi và biến đổi.
15
Ông đưa ra một ví dụ minh họa để phân biệt như sau: Đất đai nông nghiệp là một nguồn tài nguyên có thể tái tạo, sự tranh
chấp loại đất này chỉ được nhìn nhận là XĐMT khi đất trở thành đối tượng của sự tranh chấp do sự sói mòn đất, sự thay đổi
khí hậu, sự thay đổi hướng chảy của dòng sông hoặc bất kì biểu hiện nào của sự suy giảm môi trường. XĐMT không phải là
các cuộc chiến tranh giành lại chủ quyền như chiến tranh Thế giới, chiến tranh phi thực dân hóa…hay với mục đích phân
phối lại đất đai một cách công bằng hơn như cuộc nổi dậy chống chế độ cai trị.
15

Theo đó, ông đưa ra định nghĩa: XĐMT là dạng xung đột có nguyên nhân từ sự
khan hiếm nguồn tài nguyên môi trường, diễn giải cụ thể hơn thì đó là những đối
kháng xuất phát từ việc con người làm “rối loạn” mức độ tái sinh/phục hồi thông
thường của các yếu tố môi trường. Sự giới hạn về phía môi trường đề cập đến các

nguồn lực có thể tái tạo song chúng trở nên khan hiếm do sự thất bại của con người
trong việc áp dụng các phương pháp duy trì bền vững trong hoạt động quản lý của
mình.
Trong quan điểm đánh giá của Carius và Imbusch về XĐMT thì những sự thay đổi
môi trường và sự tăng lên của các nguồn tài nguyên khan hiếm đóng vai trò quyết định
trong việc làm nảy sinh các xung đột. Tuy nhiên chỉ ngay sau đó, họ lại bổ sung: sức
ép của môi trường có thể che dấu xung đột hoặc cũng có thể dẫn đến hành vi bạo lực
sẽ phụ thuộc vào chuỗi các biến tình huống/điều kiện KT-XH bao gồm : yếu tố/khung
cảnh văn hóa và truyền thống, các nhân tố chủng tộc-chính trị, cơ chế xã hội dân sự
trong việc giải quyết các xung đột một cách hòa bình, sự ổn định của hệ thống chính
sách trong nước, nói chung đó là năng lực xã hội, thể chế, kinh tế và công nghệ.
Các cuộc tranh luận diễn ra trong suốt một thập kỉ giữa trường phái XĐMT và
những người chống đối những phát kiến của họ
16
. Tựu trung, các nghiên cứu nhằm
định nghĩa về XĐMT đều nhấn mạnh đến sự khan hiếm hoặc suy giảm tài nguyên là
nguyên nhân cốt lõi cho hiện tượng biến đổi môi trường dẫn đến các xung đột trong xã
hội loài người (cũng có một số người nhấn mạnh khía cạnh xã hội của XĐMT). Điều
này cũng đồng nghĩa là các nghiên cứu về khái niệm và sự phân loại XĐMT đều thể
hiện thông qua các thực thể nằm ngoài con người. Trong khi đó các nguồn lực dù
khan hiếm hay dồi dào chúng ta đều phải nhìn nhận đó là mối quan hệ giữa các
nhóm người và hệ sinh thái của họ, và do đó không thể phủ nhận sự khan hiếm
cũng sẽ bị quy định bởi sự phát triển của xã hội qua các thời kì
17
.
Như vậy có thể xác định XĐMT là hiện tượng xảy ra ở điểm giao thoa của
các nhân tố tự nhiên và xã hội, nó không hoàn toàn do nguồn lực tự nhiên chi phối
hay yếu tố chính trị, xã hội chỉ định.
Viện Khoa học Công nghệ châu Á (AIT) định nghĩa XĐMT là:
- Xung đột quyền lợi cộng đồng, vị trí nghề nghiệp và ưu tiên chính trị; là mâu

thuẫn giữa hiện tại và tương lai. Kết quả của XĐMT có thể là xây dựng hoặc
phá hủy phụ thuộc vào quản lý xung đột.
- XĐMT là kết quả của việc sử dụng tài nguyên không công bằng do một nhóm
người gây ra cho nhóm khác.
- XĐMT là kết quả của việc khai thác tài nguyên quá mức hoặc làm dụng tài
nguyên thiên nhiên.

16
Nhiều bài viết cho rằng những tranh cãi về vấn đề xung đột gây ra bởi môi trường đã bị bế tắc và không hữu ích cho các
nhà làm luật cũng thực hiện sự hỗ trợ ngăn chặn các xung đột. Gleditsch cũng đồng thuận rằng những nghiên cứu về XĐMT
chỉ là những “đánh giá bi quan về những nguyên nhân xuất phát từ môi trường dẫn đến xung đột”. Thậm chí, Tobias
Hagmann còn không thừa nhận sự tồn tại của khái niệm XĐMT. Tranh luận của ông bao gồm ba khía cạnh:
- Những nghiên cứu về các nguồn gốc ‘sinh thái của xung đột” bị ấn định bởi thuyết nhân quả phiến diện.
- Lĩnh vực nghiên cứu về XĐMT đã trộn lẫn giữa các khái niệm lấy con người làm trung tâm và lấy sinh thái làm trung tâm
là không hợp lý.
- Nó cũng không tính đến những nhân tố xã hội tham gia và đối đầu với sự thay đổi và suy giảm môi trường như thế nào.
17
Quan hệ giữa các nhóm và hệ sinh thái luôn tồn tại và là sản phẩm của tiến bộ xã hội, khi đó dạng XĐMT tiêu biểu là giai
cấp thống trị nhờ nắm giữ những công cụ nhất định mà đạt được mục đích chính trị của mình đồng thời chiếm đoạt được các
nguồn tài nguyên một cách phi pháp.
16

XĐMT xuất phát từ hiện tượng khan hiếm tài nguyên, xung đột tranh chấp về môi
trường, sự xâm lược sinh thái của các nhóm, các tập đoàn xã hội và giữa các quốc gia
hay do chính sự mất khả năng phối hợp giữa các chức năng môi trường. Đó cũng là
những xung đột (mâu thuẫn) về quyền lợi giữa các nhóm xã hội khác nhau trong
việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên môi trường. Nhóm này muốn tước đoạt
lợi thế của nhóm khác trong việc sử dụng tài nguyên do đó dẫn đến những hành động
đấu tranh giữa các nhóm để phân phối lại lợi thế về tài nguyên. Một cách phát biểu
khác thì XĐMT là quá trình hình thành và phát triển những mâu thuẫn có tính đối

kháng giữa các nhóm xã hội trong khai thác và sử dụng các tài sản môi trường.
Ngoài ra, XĐMT còn liên quan đến những cuộc đấu tranh giữa các nhóm xã hội trong
việc phân phối lại các nguồn tài nguyên, phong trào đấu tranh BVMT sống, chống lại
những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, chống lại những nhóm xã hội đã tước đoạt
lợi thế về môi trường trước các nhóm xã hội khác.
Từ các nghiên cứu về bản chất của XĐMT có thể nhận diện khái niệm này trên
bốn phương diện sau
18
:
- Xung đột do môi trường: môi trường sống của con người gồm các dạng tài
nguyên không thể tái tạo và tái tạo qua vòng quay sinh thái. Nhìn chung các dạng
tài nguyên luôn có mức giới hạn về lượng và chất, nó không thể đáp ứng/thỏa mãn
mọi nhu cầu sống ngày một đa dạng và tăng cao của con người. Xung đột nảy sinh
giữa loài người với giới tự nhiên vì sự khan hiếm tài nguyên nói chung, và do sự
phân bổ tự nhiên của các nguồn tài nguyên này.
- Xung đột vì môi trường: là dạng xung đột nảy sinh khi con người ý thức được các
quyền và lợi ích của họ gắn kết với các yếu tố môi trường bị đe dọa hoặc xâm
phạm bởi chủ thể khác. Các đương sự đấu tranh, hay tranh đoạt các nguồn lực tài
nguyên thiên nhiên nhằm đạt được lợi ích về kinh tế, hoặc nhu cầu về quyền lực
của mình. Có thể thấy sự hiện diện của dạng xung đột này qua tình huống một nhà
máy trong quá trình sản xuất xả chất thải xuống khu vực trồng trọt của người nông
dân khiến đất mất khả năng cung cấp các điều kiện sinh trưởng cho cây cối. Dạng
xung đột này cũng được nhìn nhận thông qua sự phân phối và tiếp cận các nguồn
lợi tài nguyên trong xã hội không bình đẳng giữa các nhóm người.
- Xung đột với môi trường: Trong hoạt động sống của mình loài người đã gây ra
những tác động phá hoại sự cân bằng sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực đến các chức
năng môi trường, dẫn đến các biến đổi bất lợi cho sự sinh tồn và phát triển qua các
thế hệ. Môi trường và con người tồn tại trong mối quan hệ tương hỗ, điều này cũng
có nghĩa nếu những hoạt động của con người không đi ngược lại các quy luật của
tự nhiên, môi trường sẽ phát triển bền vững. Song thực tế cùng với sự tiến bộ về

KH&CN, con người ngày càng lún sâu vào hành động phá hoại các chức năng
phục vụ sự sống của môi trường. Sự cố thủng tầng Ozon là một bằng chứng cho
thấy sự hành vi của con người thải ra các loại khí vượt quá ngưỡng chịu đựng của
sinh quyển, và kết quả là sự nóng lên của trái đất hiện nay mà giới khoa học kết
luận là hệ quả của hiệu ứng nhà kính. Được đánh giá ở góc độ quản lý, xung đột
với môi trường nằm trong phạm vi các nghiên cứu về phát triển bền vững từ việc
sử dụng một cách hợp lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên.
- Xung đột của môi trường: Các chức năng của môi trường nếu được đảm bảo sẽ
đem lại điều kiện sống tốt nhất cho con người cũng như các loài sinh vật khác. Tuy

18
Vũ Cao Đàm, Giáo trình Xã hội học Khoa học, Công nghệ và Môi trường,2006
17

nhiên trong vòng quay sinh hóa biến đổi liên tục không ngừng, bản thân các chức
năng, các yếu tố trong môi trường cũng xảy ra các tranh chấp, hoặc có những đối
kháng trong quá trình hoạt động của mình. Sự vận động của hệ sinh thái khi đó sẽ
bắt đầu chuyển dịch từ trạng thái cũ sang trạng thái cân bằng mới, do vậy xung đột
của môi trường cần phải được nhìn nhận ở hai khía cạnh tiêu cực và tích cực đối
với xã hội loài người trên cơ sở của sự thích nghi cũng như sự chuyển biến về chất
được tạo thành qua xung đột.
Các quan điểm về XĐMT hiện nay thường xem xét các dạng xung đột vì môi
trường và với môi trường. Với mỗi trường hợp nghiên cứu cụ thể, các XĐMT được
quy về các dạng đặc thù nêu trên căn cứ vào đặc thù của các yếu tố môi trường tham
gia vào xung đột, mức độ không tương đồng về lợi ích của các bên liên quan, mức độ
tổn hại được các bên nhận thức.
Điều cần nhấn mạnh ở đây là cách nhìn nhận, đánh giá về XĐMT trong quan hệ
với sự biến đổi và phát triển của giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Với vai trò là một bộ
phận của xung đột xã hội, XĐMT xuất hiện khi hai hoặc nhiều nhóm tin rằng lợi ích
của họ là không tương xứng trong quyền sở hữu và tiếp cận tài nguyên, và bản chất

của XĐMT không phải là một hiện tượng tiêu cực hoàn toàn. Xung đột không bao
hàm vũ lực là một bộ phận thiết yếu cho sự phát triển và biến đổi xã hội, việc giải
quyết xung đột phi bạo lực góp phần tạo dựng sự tin tưởng của các cá nhân, các nhóm
xã hội đối với thiết chế nhà nước, cộng đồng và các tổ chức xã hội nhằm hài hòa hóa
các quan hệ lợi ích.
Mặc dù khái niệm XĐMT được mô tả theo những cách khác nhau song hầu hết đều
thống nhất với nhau đó là sự xung đột về lợi ích giữa các nhóm xã hội trong khai thác
và sử dụng tài nguyên môi trường cụ thể là giữa các cộng đồng trong xã hội, giữa các
quốc gia, và giữa bảo tồn và phát triển. Trong nghiên cứu này khái niệm về XĐMT
được sử dụng làm nền tảng là: “XĐMT là xung đột về quyền lợi giữa các nhóm xã
hội khác nhau trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên môi
trường. Nhóm này muốn tước đoạt lợi thế của nhóm khác trong việc đấu tranh giữa
các nhóm để phân phối lại lợi thế về tài nguyên
19

Mức độ XĐMT
XĐMT tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau từ giai đoạn tiềm ẩn như sự khác nhau
trong mục đích, không tương hợp trong hành động dẫn đến sự hình thành của các
nhóm đối lập. Đến giai đoạn cao hơn là những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm trong
khai thác sử dụng tài nguyên môi trường và chia sẻ nguồn lợi xuất hiện qua các sự
công khai cách thức hoạt động của các nhóm trên. Những mâu thuẫn này nếu không
được giải quyết, nó sẽ phát triển lên mức cao hơn, gay gắt hơn, dẫn đến việc các nhóm
tiến hành đấu tranh như mít tinh, biểu tình, khiếu kiện, và mức độ cao nhất là sự xuất
hiện của các cuộc xung đột có vũ trang làm mất ổn định chính trị và xã hội. Diễn trình
của XĐMT được phản ánh qua sự tương tác giữa các yếu tố môi tường và các tác nhân
kinh tế, chính trị, xã hội khác, trong đó mỗi hình thức kết hợp có thể biểu hiện cho
mọi cấp độ xung đột.


19

Vũ Cao Đàm, Giáo trình Xã hội học Khoa học, Công nghệ và Môi trường,2006
18

Biểu đồ 1: Minh họa về nguồn gốc và hệ quả của sự khan hiếm tài nguyên
20


XĐMT do đó có thể nhìn nhận ở các mức độ
21
:
Không nghiêm trọng: dạng xung đột không đưa tới những chênh lệch quá lớn về
mặt lợi ích, việc xử lý hay không xử lý cũng không lôi kéo sự quan tâm nhiều của các
bên tham gia do hậu quả của xung đột là không lớn.
Ít nghiêm trọng: dạng xung đột có thể dễ dàng được giàn xếp trên cơ sở thương
lượng tìm được phương án hài hòa được lợi ích các bên, hoặc nêu có thiệt hại cho một
bên song thì đó là không lớn trong tương quan so sánh về mặt lợi ích lâu dài trong
tương lai có thể đạt được.
Nghiêm trọng: dạng xung đột xuất hiện có thể dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ
của các đương sự tham gia xung đột, nó gắn bó chặt chẽ với các vấn đề về lợi ích,
quyền lực về tài nguyên của các nhóm trong xã hội bị xâm hại, hoặc bị đe dọa.
Rất nghiêm trọng: là dạng xung đột bắt nguồn sự bất bình đẳng giữa các nhóm
trong sự phân phối và hưởng thụ các lợi ích tài nguyên dẫn đến các chênh lệch khác
như quyền lực, địa vị,… khiến các đương sự buộc phải có hành động đối kháng mạnh
mẽ, thậm chí là đấu tranh vũ trang để cân bằng lại lợi ích trong xã hội.
Các dạng XĐMT
Theo phân loại của Thomas Homer Dixon
22
xuất phát từ tiếp cận XĐMT do cạn
kiệt tài nguyên, ông đặt giả định rằng suy thoái môi trường nghiêm trọng sẽ dẫn đến ba
loại hình xung đột đặc thù (Cũng cần nhấn mạnh rằng, sự tồn tại tách biệt thuần túy

của mỗi loại hình xung đột này trong thực tế là khá hiếm hoi).
Các xung đột thuần túy do khan hiếm tài nguyên: XĐMT dạng này được giải
thích và dự báo bởi các lý thuyết cấu trúc chung (general structural theories). Xung
đột xảy ra khi các quốc gia tính toán lợi ích của mình tại tổng bằng 0 hoặc tại tổng lợi
ích giảm sút ngày càng tăng cao bởi sự khan hiếm tài nguyên. XĐ này đặc biệt được
lưu ý đối với ba loại tài nguyên cụ thể là nước sông, cá và đất sản xuất nông nghiệp.
Những tài nguyên có thể tái tạo này dường như có khả năng thổi bùng các cuộc xung
đột bởi tính chất khan hiếm của nó ngày càng tăng cao nhanh chóng ở một số khu vực,

20
E. Franklin Dukes, What We Know About Environmental Conflict Resolution: An Analysis Based on Research, Conflict
resolution quarterly, vol. 22, no. 1–2, Fall–Winter 2004 © Wiley Periodicals, Inc., and the Association for Conflict
Resolution
21
Vũ Cao Đàm, Tuyển tập các công trình đã công bố, 2009, NXB Thế giới
22
Environmental Scarcities and Violent Conflict: Evidence from Cases, Peace and Conflict Studies Program, University of
Toronto International Security, Vol. 19, No. I (Summer 1994), pp. 5-40
19

đặc biệt cần thiết cho sự sống của con người, và có thể được phân vùng và quản lý
trong thực tế. Tương tác đáp trả tích cực giữa xung đột và năng suất trong nông nghiệp
là một ví dụ điển hình cho thấy chuỗi cung cấp thức ăn bị giảm sút bởi biến đổi môi
trường có thể khiến các quốc gia phải tham gia các cuộc chiến, và chính các trận chiến
này tiếp tục góp phần làm giảm thiểu khối lượng lương thực.
Các xung đột từ nhóm đồng nhất: Từ các nghiên cứu thực nghiệm về XĐMT
Thomas cho rằng tồn tại những luận cứ thực tế mạnh ủng hộ giả thuyết về XĐMT bởi
sự di dân (di cư) dẫn đến những mâu thuẫn, đối kháng với nhóm đồng nhất. Sự di cư
tạo nên những tác nhân đặc trưng đối với hệ sinh thái-xã hội. Các chức năng giới tự
nhiên, của nền kinh tế, chính trị, văn hóa lúc này sẽ tác động đến mối liên hệ giữa

khan hiếm, di dân và xung đột. Những người di cư thường là những đối tượng yếu
thế và bị đẩy ra ngoài lề xã hội, điều này làm hạn chế các nhu cầu của họ. Nhà
nước lúc này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường tiếp nhận trước
khi xung đột có khả năng nảy sinh, điều này phần lớn phụ thuộc vào chính sách của
quốc gia đó. Thiếu sự hỗ trợ này di cư sẽ tạo ra tình trạng nghèo đói, chết chóc hơn
là các xung đột vũ trang, và chính điều này cũng tạo nên sự bất ổn trong các quốc
gia đó. Những tranh chấp giữa các nhóm sắc tộc và văn hóa tiếp tục xuất hiện bởi
các thực trạng thiếu hụt và căng thẳng. XĐMT lúc này diễn ra giữa các nhóm đa
sắc tộc, đa văn hóa hoặc giữa các quốc gia là kết quả tất yếu của sự di cư môi
trường.
Xung đột do sự thiếu hụt tương đối: Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự
khan hiếm từ môi trường thúc đẩy sự suy giảm kinh tế và phá hủy các thiết chế xã hội,
điều này lại tiếp tục tạo ra các xung đột như tình trạng nội chiến hay nổi loạn. Sự suy
giảm và cạn kiệt tài nguyên ảnh hưởng đến sức sản xuất của các quốc gia kém phát
triển, theo đó sự thiếu hụt càng lúc càng lớn. Như vậy XĐMT dạng này xuất hiện do
ảnh hưởng về khía cạnh kinh tế của các sự thiếu hụt môi trường xoáy sâu vào sự phân
hóa xã hội và sự bất mãn nói chung trong xã hội. Nó thường xảy ra ở các xã hội bị
phân tách với hệ thống pháp luật nhà nước còn nhiều hạn chế.
Nghiên cứu về mối liên hệ giữa tài nguyên có thể tái tạo với xung đột được phân
định về 4 dạng sau (dù rằng ranh giới giữa những dạng thức xung đột này còn nhiều
điều chưa rõ ràng):
• Xung đột quốc tế trực tiếp: Nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng cao bởi
sức ép dân số cùng với sự thu hẹp lại khả năng đáp ứng của các nguồn lực này tạo nên
sự suy thoái hệ sinh thái, do vậy xuất hiện cuộc tranh giành giữa các quốc gia về
nguồn cung hiện có. Cuộc chiến tài nguyên khiến căng thẳng leo thang, tiếp tục thúc
đẩy các giai đoạn đấu tranh giữa các quốc gia. Nước hay dầu, hoặc bất kỳ tài nguyên
nào có thể tái tạo và sinh ra lợi nhuận đều có thể trở thành nguồn lực quan trọng của
nền kinh tế, biểu trưng cho sức mạnh quân sự của một quốc gia. Khi nhu cầu về nước
nằm ngoài khả năng cung cấp, quốc gia đó có khả năng tiến hành các hoạt động quân
sự (bảo vệ hoặc tấn công) dưới hình thức duy trì sự phát triển kinh tế và đảm bảo an

ninh quốc gia.
• Xung đột trong nước trực tiếp: Chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra khả năng về xung
đột trực tiếp do tiếp cận tài nguyên trong phạm vi một quốc gia. Điều này cũng dễ hiểu
khi thiết chế pháp luật quốc gia tham gia vào việc xử lý các xung đột trực tiếp ngay khi
vừa nảy sinh. Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng kênh đào ở sông Cauvery tại
20

Ấn Độ là một trong những ví dụ minh họa có tính chất điển hình về xung đột kèm bạo
lực trong nội bộ một quốc gia.
• Xung đột quốc tế gián tiếp: Xuất phát từ sự tranh chấp trực tiếp về quyền tiếp cận tài
nguyên, xung đột quốc tế có xu hướng gia tăng khi sự khan hiếm tài nguyên tương tác
với các yếu tố kinh tế, xã hội thổi bùng sự căng thẳng giữa các quốc gia. Các nhà
nghiên cứu dự báo khuynh hướng phát triểnđáng lo ngại, theo đó một lượng lớn diện
tích rừng nguyên sinh sẽ bị suy giảm, sự khai thác quá mức thủy hải sản, sự xói mòn
đất, sự ô nhiễm nguồn nước, sự biến đổi khí hậu, và một loạt những ảnh hưởng do suy
thoái môi trường và hệ sinh thái sẽ dẫn đến tình trạng di cư ở diện rộng, sự giảm sút về
sức khỏe và sự đeo bám của đói nghèo. Những hệ quả xã hội to lớn này sẽ tiếp tục
tương tác với những cuộc chiến còn đang âm ỉ giữa các quốc gia, hệ quả là sự bất bình
leo thang mà lối thoát sau cùng không gì khác hơn là các cuộc chiến. XĐMT quốc tế
gián tiếp được lý giải bởi hệ quả của sự biến đổi môi trường rộng lớn như sự ấm lên
của toàn cầu hay sự suy giảm tầng ozon.
• Xung đột trong nước gián tiếp: Khi XĐMT trong một quốc gia tăng lên do khan hiếm
môi trường tương tác với các bối cảnh xã hội nhất định sẽ tạo ra những điều kiện chín
muồi cho sự xuất hiện của xung đột. Tương tự như cách lý giải về XĐMT quốc tế gián
tiếp, XĐMT trong nước gián tiếp diễn ra khi cá tác nhân môi trường như suy thoái đất
đai, ô nhiễm đất nông nghiệp, và ô nhiễm nguồn nước làm trầm trọng thêm các vấn đề
xã hội khác như đói nghèo, phân hóa chủng tộc, di cư, và phân phối không đồng đều
về các nguồn lợi kinh tế và chính trị. Các nhà nghiên cứu đã làm rõ được mối liên hệ
giữa sự lan rộng của các vi sinh vật và các bệnh tryền nhiễm (khởi phát do các điều
kiện môi trường bị xuống cấp) với tình trạng sức khỏe về thể chất cũng như về kinh tế

- xã hội của cộng đồng. Kết quả của sự kết hợp những bất ổn trên là xung đột trong
phạm vi một quốc gia, nó có thể biểu hiện qua các cuộc bạo động có tính cách mạng,
xung đột sắc tộc, tội phạm đô thị hoặc các cuộc đàn áp của chính phủ đối với công
dân.
Cách phân loại này cho thấy mối liên hệ giữa môi trường và xung đột không
phải lúc nào cũng thẳng tắp, đa số các tác nhân môi trường đan xen vào mạng lưới
phức tạp các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội để tạo ra xung đột. Như vậy hoàn toàn
khả năng các giải pháp cho xung đột được đề xuất từ việc nhận diện bản chất và
nguyên nhân của xung đột như trên, các điều kiện môi trường và các nguồn tài nguyên
sẽ được xem là tâm điểm của các giải pháp giải quyết và ngăn ngừa xung đột từ cấp
quốc gia đến cấp quốc tế.
Căn cứ nguyên nhân xung đột, trong nghiên cứu môi trường người ta phân biệt
những dạng xung đột sau:
1. Xung đột nhận thức là dạng xung đột có căn nguyên từ sự khác biệt nhau trong
hiểu biết của các nhóm, sự trái ngược nhau về quan niệm do văn hóa hoặc do khả
năng lĩnh hội vấn đề có thể dẫn tới các hành vi khác nhau trong ứng xử với môi
trường.
2. Xung đột mục tiêu do sự khác biệt trong mục tiêu của các bên đương sự khi khai
thác hoặc phân phối các nguồn tài nguyên. Sự xung khắc về mục tiêu hướng tới
này thúc đẩy các nhóm xã hội có hành vi đối kháng nhau hoặc kết quả đạt được có
xu hướng “phủ định” lẫn nhau.

×