Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 123 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THANH BÌNH



NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI
CÁC ĐƠN VỊ R&D CỦA NGÀNH NĂNG LƯỢNG
NGUYÊN TỬ VIỆT NAM THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ
CHỊU TRÁCH NHIỆM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC




LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ









Hà Nội - 2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THANH BÌNH



NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI
CÁC ĐƠN VỊ R&D CỦA NGÀNH NĂNG LƯỢNG
NGUYÊN TỬ VIỆT NAM THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ
CHỊU TRÁCH NHIỆM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC



LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Cao Đàm






Hà Nội - 2010


ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
PHẦN MỞ ĐẦU 4 U
1. Đặt vấn đề 4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
3. Mục tiêu nghiên cứu 8
4. Phạm vi nghiên cứu 8
5. Mẫu khảo sát 9
6. Vấn đề nghiên cứu 9
7. Giả thuyết nghiên cứu 9
8. Phương pháp nghiên cứu 10
9. Kết cấu của luận văn 10
PHẦN NỘI DUNG 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 11
1.1. Hoạt động khoa học và công nghệ 11
1.1.1. Nghiên cứu (research - R) 11
1.1.2. Triển khai (Development - D) 14
1.1.3. Đổi mới công nghệ 15
1.1.4. Dịch vụ KH&CN 16
1.2. Cách tiếp cận phổ biến về hoạt động nghiên cứu và triển khai 18
1.3. Phân biệt khái niệm “Triển khai” và “Phát triển” trong quản lý KH&CN 18
1.4. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm của tổ chức R&D 19
1.5. Khái niệm về chính sách 22
1.6. Chính sách cho các Viện R&D tự chủ, tự chịu trách nhiệm 25
1.7. Phân tích chính sách 30
Chương 2: PHÂN TÍCH NGHỊ ĐỊNH 115 VỀ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC KH&CN CÔNG LẬP VÀ
NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC ĐƠN VỊ R&D NGÀNH

NLNT VIỆT NAM KHI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 33
2.1. Phân tích Nghị định 115 33
2.1.1. Bối cảnh ra đời của Nghị định 33
2.1.2. Mục tiêu, mục đích của Nghị định 36
2.1.3. Các nội dung cơ bản của Nghị định 37
2.1.4. Tác nhân của Nghị định 40

1
2.1.5. Triết lý của Nghị định 43
2.1.6. Phương tiện thực hiện mục tiêu quy định trong Nghị định 44
2.1.7. Tác động của Nghị định 49
2.1.8. Phân hóa do chính sách 49
2.2. Tình hình chung về thực hiện Nghị định 115 trên phạm vi cả nước 50
2.3. Những khó khăn của các đơn vị R&D ngành NLNT Việt Nam khi triển
khai thực hiện 51
2.3.1. Tổng quan về Viện NLNT Việt Nam 51
2.3.2. Những khó khăn mà Viện NLNT Việt Nam và các đơn vị R&D trực
thuộc gặp phải trong quá trình chuyển đổi
54
a) Khó khăn của Viện NLNT Việt Nam 54
b) Khó khăn của nhóm các đơn vị R&D đã chuyển đổi 57
c) Khó khăn của nhóm các đơn vị có tiềm năng chuyển đổi 69
d) Khó khăn của nhóm các đơn vị chưa chuyển đổi được theo quy định 72
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỰC HIỆN TỰ CHỦ, TỰ
CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC R&D NGÀNH
NLNT
89
3.1. Đề xuất các giải pháp 91
3.1.1. Phân tích khoản 1 Điều 7 sửa đổi, bổ sung và đề xuất biện pháp áp
dụng có tính đến đặc thù của KH&CN hạt nhân 91

3.1.2. Thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm KH&CN để tăng cường sự
gắn kết với sản xuất và đời sống, tăng nguồn thu ngoài NSNN 96
3.1.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật 97
3.1.4. Hình thành vốn lưu động 97
3.1.5. Đổi mới tổ chức và quản lý 98
3.1.6. Xây dựng lộ trình chuyển đổi phù hợp 98
3.1.7. Đa dạng hoá hình thức chuyển đổi 99
a) Cơ sở và nội dung giải pháp 99
b) Dự kiến các bước áp dụng 101
3.2. Một số ý kiến nhận xét, đánh giá về các giải pháp 102
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 112

2
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Splitter.
A watermark is added at the end of each output PDF file.
To remove the watermark, you need to purchase the software from
/>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATBX
ATHN
ĐHN
FNCA
IAEA
KH&CN
KPHĐTX
KT-XH
LPƯ
NCS
NDE

NLNT
NSNN
R&D
RCA
SNKH
SX, DV
Trung tâm CXHN
Trung tâm HN Tp. HCM
Trung tâm NC&TKCNBX

Trung tâm NDE
Trung tâm ƯDKTHNCN

UNESCO

Viện CNXH
Viện KH&KTHN
Viện NCHN
Viện NLNT Việt Nam
An toàn bức xạ
An toàn hạt nhân
Điện hạt nhân
Diễn đàn Hợp tác Hạt nhân châu Á
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
Khoa học và công nghệ
Kinh phí hoạt động thường xuyên
Kinh tế - xã hộ
i
Lò phản ứng
Điều khiển hạt nhân tự động

Đánh giá không hủy thể
Năng lượng nguyên tử
Ngân sách Nhà nước
Nghiên cứu và triển khai
Tổ chức hợp tác vùng châu Á - Thái bình dương
Sự nghiệp khoa học
Sản xuất, dịch vụ
Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội
Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh
Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức
xạ, Tp. Hồ Chí Minh
Trung tâm Đánh giá không hủy thể, Hà Nội
Trung tâm Ứ
ng dụng Kỹ thuật Hạt nhân trong Công
nghiệp, Đà Lạt
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc
Viện Công nghệ Xạ - Hiếm, Hà Nội
Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Hà Nội
Viện Nghiên cứu Hạt nhân, Đà Lạt
Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Hà Nội

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày 05.9.2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP quy
định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ
(KH&CN) công lập và ngày 05.6.2006 liên Bộ: KH&CN, Tài chính và Nội vụ đã
ban hành Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV Hướng dẫn thực
hiện Nghị định (sau đây xin gọi tắt là Nghị định 115 và Thông tư 12). Thông tư 12

cũng đưa ra thời hạn xây dựng và phê duyệt Đề án chuyển đổi của các tổ chức
KH&CN thuộc đối tượng áp dụng tại Nghị định 115, theo đó cơ quan có thẩm
quyền sẽ hoàn tất việc phê duyệt các Đề án chuyển đổi trước ngày 15.12.2006 và
các tổ chức KH&CN thuộc diện chuyển đổi sẽ được ngân sách Nhà nước (NSNN)
bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định đến hết năm 2009 [
6, 2].
Có thể nói Nghị định 115 và Thông tư 12 là những văn bản quy phạm pháp
luật quan trọng, chứa đựng các giải pháp mang tính đột phá trong đổi mới quản lý
KH&CN ở nước ta, nhằm đưa ra nhanh kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất
và đời sống, thúc đẩy sự đầu tư của toàn xã hội và nâng cao hiệu quả đầu tư cho
KH&CN; hy vọng rằng với quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, điều kiện làm
việc và thu nhập tốt hơn, các nhà khoa học sẽ năng động, sáng tạo và cống hiến
nhiều sản phẩm KH&CN có giá trị hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-
XH) của đất nước, v.v… Một số nhà khoa học và quản lý cho rằng Nghị định 115 là
“cơ chế khoán 10” trong lĩnh vực KH&CN.
Tuy vậy, sau hơn bốn năm triển khai thực hiện Nghị định 115 (tính từ ngày có
Thông tư hướng dẫn), các kết quả thu được không đạt như mong muốn. Theo số
liệu thống kê gần đây nhất của Bộ KH&CN, số tổ chức KH&CN thuộc các
bộ/ngành và 63 tỉnh/thành phố thuộc diện phải chuyển đội là 546 (tại báo cáo số
3056/BC-BKHCN ngày 23.11.2007, số lượng các tổ chức KH&CN thuộc diện phải
chuyển đổi là 659, nhưng sau khi Bộ KH&CN có hướng dẫn cụ thể, các Bộ/ngành
đã xác định lại đối tượng thực hiện Nghị định 115, nên số lượng giảm xuống), trong
đó có 242 tổ chức có đề án được phê duyệt chuyển đổi (chiếm tỷ lệ 44,3%), 137 tổ
chức có đề án trình cấp thẩm quyền (chiếm tỷ lệ khoảng 25,1%), 137 tổ chức đang
xây dựng đề án (chiếm tỷ lệ khoảng 25,1%) và 30 tổ chức đã được các Bộ/ ngành,
địa phương cho áp dụng chuyển đổi theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định

4
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế
và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (chiếm tỷ lệ 5,5%) [

3]. Ngành Năng
lượng Nguyên tử (NLNT) Việt Nam có 9 đơn vị nghiên cứu và triển khai (R&D) là
Viện NLNT Việt Nam và 8 đơn vị R&D trực thuộc, cũng có bức tranh chuyển đổi
tương tự và do có tính đặc thù, một số đơn vị xây dựng đề án chuyển đổi với đề xuất
xin tự chủ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên.
Như vậy, nhìn chung tiến độ thực hiện Nghị định 115 còn chậm, đặc biệt là
các tổ chức KH&CN ở khối Địa phương, khối công ích và khối hàn lâm. Mặc dù
với một thái độ tích cực, chúng ta đều khẳng định việc chuyển đổi theo cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm là xu hướng và bước đi tất yếu để đổi mới quản lý hoạt
động KH&CN ở nước ta.
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân của tình trạng khó khăn và chậm
chạp trong việc chuyển đổi, như nhận thức chưa đúng về tinh thần của Nghị định, tư
duy cũ về tiếp tục duy trì sự bao cấp của Nhà nước đối với các tổ chức KH&CN vẫn
nặng nề; nhiều cán bộ, trong đó có những người đứng đầu các tổ chức KH&CN
chưa hiểu đúng, chưa hiểu hết, chưa quyết tâm, chưa đủ bản lĩnh và ý chí thực hiện
Nghị định 115; chưa có sự chỉ đạo quyết liệt và thống nhất của lãnh đạo các địa
phương, đơn vị; việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trực tiếp là KH&CN, Nội
vụ, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, đặc biệt là ở các địa phương chưa được lãnh đạo,
chỉ đạo sát sao, do vậy ở các địa phương, chủ yếu chỉ các tổ chức KH&CN thuộc Sở
KH&CN xây dựng đề án chuyển đổi; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực
hiện Nghị định còn chậm và chưa đồng bộ; tiềm lực của các tổ chức KH&CN còn
yếu; nhu cầu ứng dụng KH&CN của doanh nghiệp và xã hội chưa cao, chưa có thị
trường công nghệ ổn định và phát triển, v.v…
Trước thực trạng nêu trên, ngày 20.11.2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 1926/QĐ-TTg quy định về việc cấp kinh phí hoạt động thường
xuyên năm 2010 cho các tổ chức KH&CN thực hiện Nghị định 115. Bộ KH&CN
cũng đã phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan trình Chính phủ Dự thảo Nghị định
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115.
Nguyên nhân của những khó khăn và chậm trễ nói trên đều đúng, nhưng đã
thật đầy đủ chưa? Điều này gợi ý cho người viết ý tưởng lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R&D của ngành Năng lượng

5
Nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải pháp khắc
phục”, với mong muốn vận dụng Khoa học về Chính sách và quản lý, đồng thời
thông qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn, góp phần nhận diện thêm đầy đủ những
khó khăn, đặc biệt là những khó khăn cụ thể, đặc thù trong việc chuyển đổi của
Ngành NLNT hiện nay và khuyến nghị các giải pháp bổ sung, hỗ trợ để các đơn vị
R&D nói trên từng bước chuyển đổi thành công theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, góp phần hiện thực hoá ý tưởng tốt đẹp của Nghị định 115.
- Ý nghĩa lý luận của đề tài:
Bổ sung cơ sở để nhận diện thêm đầy đủ những khó khăn trong việc chuyển
đổi các tổ chức KH&CN công lập theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm quy định
tại Nghị định 115.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Nhận diện các khó khăn cụ thể và đưa ra các khuyến nghị để lãnh đạo các đơn
vị R&D thuộc ngành NLNT Việt Nam cân nhắc, sử dụng trong quá trình thực hiện
chuyển đổi.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ các kết quả nghiên cứu của các cơ quan hoạch định chính sách về tính tất
yếu phải đổi mới căn bản cơ chế quản lý KH&CN ở nước ta cho phù hợp với nền
kinh tế chuyển đổi, ngày 28 tháng 9 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
quyết định số 171/2004/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN,
bao gồm Mục tiêu, 5 Quan điểm chủ đạo và 6 Giải pháp chủ yếu, trong đó có đề cập
đến việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN
công lập [
5, 1].
Căn cứ vào Đề án đổi mới nói trên và trước những bức xúc của thực tiễn, Bộ
KH&CN đã phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị
định 115/2005/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức

KH&CN công lập và ngày 5.6.2006 liên Bộ: KH&CN, Tài chính và Nội vụ đã ban
hành Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV Hướng dẫn thực
hiện Nghị định 115.

6
Các nghiên cứu mà kết quả của nó thể hiện thành các văn bản chính sách nói
trên, đã tạo hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập
theo cơ chế mới.
Từ khi Nghị định 115 ra đời đến nay, đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu
phản ánh các khía cạnh khác nhau của Nghị định, được đăng tải trên các trang web,
như
www.vietnamnet.vn, www.nistpass.gov.vn, www.tapchicongnghiep, v.v Trên
các báo và tạp chí, như báo Khoa học và Phát triển, tạp chí Tia sáng, tạp chí Hoạt
động Khoa học, v.v…, các chuyên mục Vấn đề hôm nay, Diễn đàn và Từ nghiên
cứu đến triển khai, sản xuất của Tạp chí Hoạt động Khoa học là địa chỉ đăng tải một
cách có hệ thống và đầy đủ nhất hơn 30 bài viết, bài nghiên cứu về chủ đề này.
Có những bài viết, bài nghiên cứu đề cập tới các nội dung cơ bản và nhấn
mạnh tính chất đột phá của Nghị định trong đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, tiêu
biểu như các bài Nghị định 115 - giải pháp đột phá mới đối với các tổ chức
KH&CN [
27], Nghị định 115 thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ.
Có những bài bàn về các vấn đề cần lưu ý khi triển khai thực hiện Nghị định, tiêu
biểu như Bàn về tổ chức thực hiện Nghị định 115 [
21], Bàn về cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các tổ chức KH&CN [
35], Bàn về thực hiện Nghị định 115 [36],
Để cơ chế khoán kinh phí thực sự thúc đẩy KH&CN [
31], Về quyền hạn và trách
nhiệm của người đứng đầu tổ chức KH&CN khi chuyển sang cơ chế tự chủ [
28],

Bàn về trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với tổ chức chuyển đổi theo Nghị
định 115 [
19], v.v…
Từ tháng 7 năm 2007, tức là sau một năm Thông tư 12 hướng dẫn thực hiện
Nghị định 115 ra đời, bắt đầu xuất hiện các bài viết, các bài nghiên cứu, mà trong
đó những khó khăn, thách thức mà các tổ chức KH&CN công lập gặp phải và cần
khắc phục khi chuyển đổi hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm quy
định tại Nghị định 115, được đề cập đến. Có bài đề cập đến khó khăn nói chung của
các tổ chức KH&CN, tiêu biểu như bài Cần nâng cao năng lực thực hiện Nghị định
115 [
24]. Có những bài đề cập đến khó khăn của các tổ chức KH&CN tại Địa
phương, tiêu biểu như các bài Thực hiện Nghị định 115 tại các Địa phương - những
khó khăn cần tháo gỡ [
17], Câu chuyện 115 tại các Địa phương - vẫn còn nhiều bất
cập [
18], Vì sao các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Địa phương còn lúng
túng khi chuyển đổi sang cơ chế tự chủ [
30]. Có những bài đề cập đến khó khăn của

7
các tổ chức KH&CN ở các Bộ, ngành trung ương, tiêu biểu như các bài Điều kiện
cần thiết để chuyển đổi có hiệu quả các tổ chức KH&CN Thuỷ lợi theo Nghị định
115 [
20], Chuyển đổi cơ chế hoạt động theo Nghị định 115 tại Viện KH&CN Giao
thông Vận tải [
34], Cần đổi mới cơ chế chính sách trong quản lý KH&CN Ngành
nông nghiệp [
33].
Do tính chất phức tạp và có nhiều điểm đặc thù của đối tượng quản lý là hoạt
động và các tổ chức KH&CN, tính cách mạng, đột phá của yêu cầu chuyển đổi sang

cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cũng do mỗi địa phương, đơn vị có những
điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, thuận lợi riêng, nghĩa là có xuất phát điểm để
chuyển đổi khác nhau, nên đều đang phải nhận diện các khó khăn, tìm cho mình
những biện pháp thích hợp để hiện thực hoá ý tưởng tốt đẹp của Nghị định 115. Các
đơn vị R&D Ngành NLNT - một Ngành có những nét đặc thù, cũng đang trong xu
thế đó.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Chỉ rõ những khó khăn mà các đơn vị R&D của ngành NLNT Việt Nam gặp
phải khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm quy định tại Nghị định
115 và đề xuất các giải pháp khắc phục.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các khó khăn mà các đơn vị R&D của ngành NLNT Việt Nam gặp
phải trong việc chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế quy định tại Nghị định 115,
trong đó chia ra 3 nhóm:
• Khó khăn của nhóm các tổ chức R&D đã chuyển đổi theo quy định.
• Khó khăn của nhóm các tổ chức R&D có tiềm năng chuyển đổi theo quy
định.
• Khó khăn của nhóm các tổ chức R&D chưa chuyển đổi được theo quy định.
+ Đề xuất các giải pháp thúc đẩy thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các
tổ chức R&D Ngành NLNT.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài giải quyết các mục tiêu đề ra ở Mục 3

8
- Phạm vi về thời gian: Từ ngày Nghị định 115 ra đời đến nay; riêng phần xây
dựng các luận cứ thực tiễn sẽ sử dụng thêm các thông tin, số liệu từ năm 2001 đến
nay.
5. Mẫu khảo sát
Nghiên cứu được tiến hành đối với các đơn vị R&D thuộc ngành NLNT Việt

Nam, gồm:
- Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (NLNT)
- Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ (NC&TKCNBX)
- Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Hạt nhân trong Công nghiệp (ƯDKTHNCN)
- Trung tâm Đánh giá không hủy thể (NDE)
- Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội (CXHN)
- Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh (HN Tp. HCM)
- Viện Công nghệ Xạ - Hiếm (CNXH)
- Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân (KH&KTHN)
- Viện Nghiên cứu Hạt nhân (NCHN).
6. Vấn đề nghiên cứu
- Những khó khăn nào mà các đơn vị R&D của ngành NLNT Việt Nam gặp
phải khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm quy định tại Nghị định
115 ?
- Những giải pháp nào để tháo gỡ các khó khăn nêu trên ?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Các khó khăn:
+ Viện NLNT Việt Nam bao gồm nhiều đơn vị R&D trực thuộc, với nhiều loại
hình hoạt động KH&CN khác nhau, nên khó khăn trong việc áp dụng cùng một
hình thức chuyển đổi theo tiêu chí tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên.
+ Khó tự chủ trong việc đề xuất, thực hiện loại nhiệm vụ KH&CN thường
xuyên theo chức năng.
+ Khó khăn do không phải mọi kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực NLNT đều
có thể thương mại hóa, đặc biệt là ở Việt Nam.
- Các giải pháp khắc phục khó khăn, được chia thành 2 nhóm:


9
+ Điều chỉnh những quy định còn bất cập.
+ Tăng cường các điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm:

• Điều kiện chung
• Điều kiện của đơn vị R&D ngành NLNT.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Tập hợp, thống kê, phân tích, đánh giá các số liệu, tài liệu về các tiêu chí chủ
yếu sau:
+ Tình trạng tài chính từ 2001 đến nay, cân đối thu - chi và so sánh, đánh giá
khả năng tự đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên.
+ Thực trạng tổ chức và hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ,
chuyển giao công nghệ, sản xuất và dịch vụ từ 2001 đến nay.
- Phân tích so sánh giữa các đơn vị đã chuyển đổi được và các đơn vị chưa
chuyển đổi được.
- Phỏng vấn sâu các nhà quản lý của các đơn vị R&D trực thuộc.
- Quan sát, khảo sát thực tiễn.
9. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm các phần sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung, gồm có 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận.
+ Chương 2: Phân tích Nghị định 115 về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ
chức KH&CN công lập và những khó khăn của các đơn vị R&D ngành NLNT Việt
Nam khi triển khai thực hiện.
+ Chương 3: Những giải pháp thúc đẩy thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của các tổ chức R&D Ngành NLNT.
- Kết luận.

10
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Hoạt động khoa học và công nghệ [
9, 11, 13, 14, 15]

Hoạt động KH&CN theo UNESCO là một chuỗi các hoạt động bao gồm
nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, trong đó nghiên cứu cơ
bản chia thành nghiên cứu cơ bản thuần tuý và nghiên cứu cơ bản định hướng;
nghiên cứu cơ bản định hướng lại chia thành nghiên cứu nền tảng và nghiên cứu
chuyên đề) & triển khai (bao gồm 3 giai đoạn: tạo vật mẫu - prototype, tạo quy
trình - làm pilot để tạo công nghệ và làm thí điểm loạt nhỏ - sản xuất thử loạt 0 hay
làm “Sêri 0”) và đổi mới công nghệ (bao gồm chuyển giao công nghệ và phát triển
công nghệ). Hoạt động KH&CN còn bao hàm một loại hình hoạt động khác nữa có
chức năng phục vụ cho tất cả các loại hình hoạt động KH&CN nói trên, đó là hoạt
động dịch vụ KH&CN.
Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học, trong đó có 3 cách phân loại
nghiên cứu khoa học thường dùng là: phân loại theo chức năng nghiên cứu (mô tả,
giải thích, giải pháp, dự báo), phân loại theo phương pháp thu thập thông tin phục
vụ nghiên cứu (thư viện, điền dã, labô) và phân loại theo các giai đoạn của nghiên
cứu: Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai.
Trong luận văn này, cách phân loại nghiên cứu khoa học nói riêng và phân
loại hoạt động KH&CN nói chung theo các giai đoạn và tính chất đặc trưng sản
phẩm của mỗi giai đoạn được sử dụng. Việc thống nhất cách hiểu những khái niệm
này là rất quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý KH&CN. Dưới đây xin
được trình bày chi tiết về từng loại hình hoạt động KH&CN nói trên.
1.1.1. Nghiên cứu (research - R)
a) Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu cơ bản (fundamental research hay basic research) là những nghiên
cứu nhằm tìm ra các thuộc tính, cấu trúc, động thái của các đối tượng nghiên cứu,
các sự vật và hiện tượng. Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản là những phân tích lý
luận, những kết luận về quy luật, định luật, định lý, v.v… trên cơ sở đó, hình thành
nên các phát hiện, phát minh và các hệ thống lý thuyết mới. Ví dụ, Marie và Pierre
Curie phát hiện ra nguyên tố phóng xạ radium; các nghiên cứu về lý thuyết hạt

11

nhân, lý thuyết trường, vật lý tia vũ trụ, phản ứng hạt nhân với nơtron và các hạt
tích điện, vật lý nơtron, vật lý và nhiệt thủy động lò phản ứng hạt nhân, sinh học
phóng xạ, hóa phóng xạ, hóa bức xạ, đang tiến hành ở Viện NLNT Việt Nam, có
thể liệt vào loại nghiên cứu này.
Nghiên cứu cơ bản được chia thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần tuý và
nghiên cứu cơ bản định hướng.
- Nghiên cứu cơ bản thuần túy
Nghiên cứu cơ bản thuần túy (pure fundamental research hay pure research)
còn gọi là nghiên cứu cơ bản tự do hay nghiên cứu cơ bản không định hướng, là
những nghiên cứu tìm hiểu về bản chất sự vật và quy luật của các hiện tượng tự
nhiên và xã hội, nhằm nâng cao nhận thức, tri thức mà chưa có hoặc chưa bàn đến
bất kỳ một ý nghĩa ứng dụng nào. Loại hình nghiên cứu này, nhìn chung mang đậm
dấu ấn cá nhân của nhà nghiên cứu: họ tự suy nghĩ, tự đề xuất đề tài nghiên cứu,
quyết định chọn lựa đối tượng nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu với tính tự chủ rất
cao. Ví dụ, Nghiên cứu vi mô những kích hoạt hạt nhân đồng khối và các hiệu ứng
liên quan trong Vật lý thiên văn, Nghiên cứu phân rã gamma nối tầng của các hạt
nhân nhóm đất hiếm bằng phổ kế cộng biên độ các xung trùng phùng trên lò phản
ứng hạt nhân Đà Lạt, đang tiến hành ở Viện NLNT Việt Nam.
- Nghiên cứu cơ bản định hướng
Nghiên cứu cơ bản định hướng (oriented fundamental research) hay đôi khi
còn gọi là nghiên cứu thăm dò, là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến trước mục
đích ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản định hướng được chia thành nghiên cứu nền tảng
và nghiên cứu chuyên đề.
+ Nghiên cứu nền tảng (background research) là những nghiên cứu về quy luật
tổng thể của một hệ thống sự vật, ví dụ như các hoạt động điều tra cơ bản tài
nguyên thiên nhiên, điều tra cơ bản về các điều kiện tự nhiên như địa chất, khí
tượng, thuỷ văn, điều tra cơ bản về KT-XH, v.v… Ví dụ, Điều tra tổng thể tài
nguyên phóng xạ và đất hiếm của Việt Nam, Điều tra tổng thể phóng xạ môi trường
và liều chiếu xạ lên dân chúng do các nguyên tố phóng xạ tự nhiên tại tỉnh Ninh
Thuận trước khi khởi công xây dựng nhà máy điện Hạt nhân.


12
+ Nghiên cứu chuyên đề (thematic research) là nghiên cứu có hệ thống về một
hiện tượng, sự vật. Nghiên cứu chuyên đề có thể dẫn đến những cơ sở lý thuyết
quan trọng và những ứng dụng có ý nghĩa to lớn trong đời sống, KT - XH, ví dụ
Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm các phương pháp tách - chiết Uranium từ
quặng phóng xạ Việt Nam, Nghiên cứu tính toán nơtron và nhiệt thuỷ động của lò
phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
b) Nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu ứng dụng (applied research) là sự vận dụng các lý thuyết, quy luật
thu được từ trong nghiên cứu cơ bản, tức là dựa trên cơ sở các kết quả, sản phẩm
của nghiên cứu cơ bản, để đưa ra những mô tả, giải thích, dự báo hoặc những
nguyên lý về các giải pháp. Ở đây, giải pháp được hiểu theo nghĩa rộng nhất của
thuật ngữ này, theo đó có thể là các giải pháp về công nghệ, vật liệu, sản phẩm, giải
pháp về xã hội, quản lý, tổ chức, v.v… Nghiên cứu ứng dụng cũng có thể là nghiên
cứu để áp dụng các kết quả nghiên cứu đã thành công ở một môi trường nhất định,
vào trong một môi trường mới của sự vật và hiện tượng.
Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng có thể là một hệ thống tri thức về nhận
dạng trạng thái của sự vật, hiện tượng trong hiện tại và tương lai, ví dụ: Nghiên cứu
thực trạng sử dụng NLNT ở Việt Nam (thực trạng ứng dụng bức xạ, Điện hạt nhân,
hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, mạng lưới các cơ quan R&D, công tác quản lý nhà nước,
cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách trong lĩnh vực này), Tính toán dự báo cháy
nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và các kịch bản tái nạp nhiên liệu tối
ưu, v.v ; cũng có thể là một hệ thống tri thức về giải thích nguyên nhân, nguồn gốc,
động thái, cấu trúc, tương tác, hậu quả, quy luật chung chi phối sự vật, hiện tượng,
ví dụ: Nguyên nhân suy kiệt nguồn lợi thuỷ sản ở Việt Nam, Nguyên nhân của hiện
tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, v.v…Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng cũng có
thể là một giải pháp mới về công nghệ, vật liệu, sản phẩm, về xã hội, tổ chức và
quản lý, v.v… Sáng chế - loại thành tựu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công
nghệ, là một sản phẩm đặc biệt của nghiên cứu ứng dụng. Ví dụ, từ kết quả thành

công của đề tài nghiên cứu ứng dụng “Nghiên cứu chế tạo chế phẩm kích thích tăng
trưởng và bảo vệ thực vật từ alginat rong biển và chitosan vỏ tôm, cua bằng kỹ
thuật bức xạ”, năm 2000, một nhóm tác giả thuộc Viện NLNT đã đăng ký và được
cấp patent cho Quy trình chế tạo chế phẩm tăng trưởng thực vật T&D 4DD.

13
Một điều cần lưu ý là, mặc dù mang tên gọi như vậy, nhưng kết quả của
nghiên cứu ứng dụng vẫn chưa thể ứng dụng được ngay, mà để có thể đưa chúng
vào sử dụng trong thực tế, còn phải trải qua một giai đoạn nghiên cứu nữa, gọi là
triển khai. Ví dụ, mặc dù một tập thể các nghiên cứu viên của Viện NCHN đã được
đánh giá tốt và nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật ghép bức xạ chế
tạo polyme có khối lượng phân tử cao, ổn định về tính chất trong môi trường nhiệt
độ, áp suất và độ muối cao” với định hướng ứng dụng trong tăng cường thu hồi dầu,
song do chưa có điều kiện để sản xuất “Sêri 0”, nên chế phẩm vẫn chưa thể đưa vào
sử dụng trong mỏ đang khai thác.
1.1.2. Triển khai (Development - D)
Triển khai (development) ở đây là viết tắt của một thuật ngữ đầy đủ là triển
khai thực nghiệm kỹ thuật (technical experimental development), sau này còn gọi là
triển khai thực nghiệm công nghệ (technological experimental development), là
hoạt động vận dụng các quy luật (sản phẩm của nghiên cứu cơ bản) và các nguyên
lý, giải pháp (sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng) để tạo ra các vật mẫu và công
nghệ sản xuất vật mẫu với các tham số kỹ thuật khả thi. Triển khai bao gồm ba giai
đoạn:
a) Tạo ra vật mẫu (làm prototype) là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra được
sản phẩm mẫu hay còn gọi là vật mẫu chức năng (functional prototype), mà chưa
quan tâm đến quy trình sản xuất ra vật mẫu và quy mô áp dụng vật mẫu đó.
b) Tạo quy trình, công nghệ (làm pilot) là giai đoạn tìm kiếm, thử nghiệm và
tạo ra công nghệ để sản xuất sản phẩm theo mẫu mới (prototype) vừa thành công ở
giai đoạn trước, đôi khi còn gọi đây là giai đoạn tạo vật mẫu kỹ thuật (engineering
prototype).

c) Sản xuất thử loạt đầu/sản xuất thử loạt nhỏ (sản xuất “Sêri 0”) là giai
đoạn kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy mô nhỏ hay làm thí điểm, trong
thực tế còn được gọi là sản xuất bán đại trà hay bán công nghiệp.
Về mặt lý thuyết, sau giai đoạn triển khai, kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển
giao vào sản xuất, hình thành nên chuyển giao công nghệ theo chiều dọc (xin xem
Chuyển giao công nghệ theo chiều dọc trong
Mục 1.1.3 dưới đây). Tuy nhiên, trên
thực tế vì nhiều lý do khác nhau, có thể do doanh nghiệp chưa sẵn sàng tiếp nhận,
cũng có thể do tổ chức R&D còn muốn giữ lại know-how, muốn tiếp tục hoàn thiện

14
công nghệ, v.v…tình huống đó thúc đẩy tổ chức R&D lập ra các doanh nghiệp
ngoại biên (doanh nghiệp spin-off) để tự mình đưa ra thị trường các công nghệ, sản
phẩm mới và độc đáo. Ví dụ, sau kết quả thành công của đề tài “Nghiên cứu ứng
dụng kỹ thuật bức xạ chế tạo vật liệu polyme siêu hấp thụ nước để điều hoà độ ẩm
đất”, năm 2005, Trung tâm NC&TKCNBX đã triển khai sản xuất thử loạt nhỏ
thành công chế phẩm GamSorb, nhưng cho đến nay chưa có doanh nghiệp nào tiếp
nhận công nghệ này, vì để sản xuất đòi hỏi phải đầu tư lớn vào nguồn chiếu xạ, nên
Trung tâm đã xin cấp phép và tự sản xuất quy mô nhỏ Chế phẩm đưa ra thị trường.
1.1.3. Đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ (technological innovation) là hoạt động thay thế một công
nghệ lạc hậu hơn bằng một công nghệ tiến bộ hơn nhằm mục đích nâng cao năng
lực cạnh tranh cho sản phẩm.
Đổi mới công nghệ được thực hiện thông qua hai loại hình hoạt động là:
chuyển giao công nghệ và phát triển công nghệ.
a) Chuyển giao công nghệ
Trong xã hội luôn luôn tồn tại các luồng di động công nghệ từ nơi có trình độ,
năng lực công nghệ cao đến nơi có trình độ, năng lực công nghệ thấp hơn - luồng di
động đó tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ, xét về mặt bản chất đó chính là quá
trình trao tri thức công nghệ.

Chuyển giao công nghệ (transfer of technology) là sự chuyển nhượng quyền
sở hữu hoặc quyền sử dụng một công nghệ giữa hai đối tác. Công nghệ được
chuyển giao bao gồm: các bí quyết, quy trình, công thức, quyền sở hữu và quyền sử
dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp. Chuyển giao công nghệ có thể đi kèm hoặc
không đi kèm hợp đồng licence hoặc hợp đồng patent-licence, có thể đi kèm hoặc
không đi kèm đầu tư thiết bị, tiền vốn. Chuyển giao công nghệ bao gồm: chuyển
giao công nghệ theo chiều ngang và chuyển giao công nghệ theo chiều dọc.
- Chuyển giao công nghệ theo chiều ngang là sự chuyển giao công nghệ giữa
các doanh nghiệp. Thực chất đây là quá trình nhân rộng công nghệ về mặt số lượng,
không có biến đổi về mặt trình độ, năng lực công nghệ và chất lượng sản phẩm. Ưu
điểm của hình thức chuyển giao theo chiều ngang là ít rủi ro, nhưng năng lực cạnh
tranh thấp.

15
- Chuyển giao công nghệ theo chiều dọc là sự chuyển giao tri thức công nghệ
từ khu vực R&D vào doanh nghiệp, thực chất đây là quá trình áp dụng kết quả
nghiên cứu vào sản xuất. Mặc dù xác suất rủi ro của hình thức chuyển giao theo
chiều dọc có thể cao, song đổi lại, năng lực cạnh tranh cũng lại có thể rất cao, do tạo
ra được các sản phẩm mới dựa trên công nghệ mới. Ví dụ, chuyển giao công nghệ
chiếu xạ để khử trùng dụng cụ y tế và bảo quản lương thực, thực phẩm từ Viện
NLNT Việt Nam sang một số công ty cổ phần chiếu xạ ở phía Nam, đã tạo ra bước
đột phá trong công nghệ khử trùng dụng cụ y tế và bảo quản nông sản ở Việt Nam,
thay thế cho các công nghệ cũ sử dụng nhiệt hoặc hoá chất.
Đây cũng chính là nơi thể hiện rõ nhất sự giao nhau của hoạt động KH&CN
với hoạt động thương mại và trong nhiều trường hợp, nó gần với hoạt động thương
mại hơn.
b) Phát triển công nghệ
Phát triển công nghệ (development of technology hay technology
development) là sự mở rộng và/hoặc nâng cấp công nghệ, bao gồm hoạt động phát
triển công nghệ theo chiều rộng - nhân rộng, mở rộng công nghệ (extensive

development of technology hay diffusion of technology) và hoạt động phát triển
công nghệ theo chiều sâu - nâng cấp công nghệ (intensive development of
technology hay upgrading of technology). Ví dụ, kế thừa kết quả của đề tài
50A.01.02, giai đoạn 1986 - 1990 về “Nghiên cứu điều chế các chất đồng vị phóng
xạ trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt”, trong giai đoạn 1991-1995, Viện NCHN đã
thành công trong đề tài nghiên cứu, triển khai“Chế tạo máy phát đồng vị phóng xạ
Tc-99m xách tay có hoạt độ phóng xạ cao dựa trên phương pháp sắc ký cột dạng
gel & phản ứng kích hoạt” và sản xuất loạt nhỏ, cung cấp máy phát này cho một số
khoa y học hạt nhân để chẩn đoán chức năng các cơ quan nội tạng, nay do yêu cầu
của ngành Y tế tăng lên, một mặt Viện bổ sung cơ sở vật chất để tăng công suất sản
xuất máy phát mỗi tháng - phát triển công nghệ theo chiều rộng, mặt khác Viện tiến
hành “Nghiên cứu chế tạo máy phát Tc - 99m với sắc ký cột dạng PZC” để tăng
hoạt độ riêng của từng máy phát - phát triển công nghệ theo chiều sâu.
1.1.4. Dịch vụ KH&CN
Dịch vụ KH&CN là một loại hình hoạt động KH&CN, có chức năng cung ứng

16
dịch vụ cho mọi loại hình hoạt động KH&CN khác, đồng thời cung ứng dịch vụ cho
mọi hoạt động KT-XH theo nhu cầu và năng lực. Dịch vụ KH&CN bao gồm: các
loại hoạt động phục vụ cho nghiên cứu, triển khai, chuyển giao và phát triển công
nghệ, như các dịch vụ tính toán, cung cấp thông tin tư liệu, môi giới, trợ giúp kỹ
thuật (lắp đặt, cân chỉnh máy móc thiết bị; duy tu, bảo dưỡng kỹ thuật phần cứng và
phần mềm; kiểm định đo lường, thử nghiệm, hiệu chuẩn; phân tích, kiểm định mẫu
nguyên liệu, sản phẩm, v.v…) và thực hiện các dịch vụ nghiên cứu, tư vấn, kỹ thuật
phục vụ sản xuất, kinh doanh, tổ chức, quản lý và phục vụ các hoạt động KT-XH
khác.
Một số ví dụ về dịch vụ KH&CN trong lĩnh vực NLNT ở Việt Nam: dịch vụ
xác định và quản lý liều chiếu xạ nghề nghiệp cho nhân viên vận hành máy X-
quang trong Y tế, dịch vụ phân tích mẫu cho các ngành bằng phương pháp hạt nhân,
dịch vụ đánh giá chất lượng các công trình xây dựng, giao thông bằng phương pháp

phóng xạ không huỷ thể, dịch vụ khảo sát sa bồi luồng tàu, cảng biển bằng phương
pháp đồng vị đánh dấu, dịch vụ chiếu xạ bảo quản nông sản, v.v…
Tổng hợp về các loại hình hoạt động KH&CN được trình bày một cách trực
quan trên hình 1.1, với đường kẻ vuông góc, nét rời và khối về Nghiên cứu chiến
lược, chính sách phục vụ quản lý Nhà nước được thêm vào, để phục vụ cho việc
phân tích ở Chương 2.














17





















Hình 1.1: Tổng hợp các loại hình hoạt động KH&CN
1.2. Cách tiếp cận phổ biến về hoạt động nghiên cứu và triển khai
R&D là một chuỗi bộ phận trong tổng thể các hoạt động KH&CN, theo
UNESCO, R&D là “các hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống để
tăng cường vốn tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hoá, xã hội và sử dụng
vốn tri thức này để tìm ra các ứng dụng mới”. Hoạt động R&D bao gồm các loại
hình: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai [
43].
1.3. Phân biệt khái niệm “Triển khai” và “Phát triển” trong quản lý [
25]
Triển khai - gọi một cách đầy đủ là triển khai thực nghiệm công nghệ
(Technological experimental development - viết tắt là Development) bao gồm 3 giai
đoạn: làm ra vật mẫu, làm công nghệ để sản xuất sản phẩm theo mẫu mới và sản
xuất thử để kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ - là khâu cuối cùng của hoạt động
Hoạt động KH&CN

Dịch vụ KH&CN
Chuyển
giao

công
nghệ
Phát
triển
công
nghệ

Nghiên
cứu và
triển
khai
(R&D)
Nhân rộng
công nghệ
Nâng cấp
công nghệ
Nghiên
cứu cơ
bản
(NCCB)
Nghiên
Làm ra vật mẫu (prototype)

Triển khai
(D)
cứu chiến
lược,
phục vụ
quản lý
ước

Nghiên
cứu ứng
dụng
(NCƯD)
Tạo CN SX sản phẩm theo
mẫu mới (làm Pilot)
chính sách
Sản xuất thử ở loạt đầu
(“Sêri 0”)
Nhà n
NCCB
định
hướng
NCCB
thuần
tuý
Nghiên cứu nền tảng
(ĐTCB)
Nghiên cứu chuyên đề

18
R&D. Quản lý hoạt động này thuộc phạm trù quản lý R&D và đòi hỏi sự chú ý đầy
đủ tới các đặc điểm về tính mới, tính rủi ro, tính bất định, tính phi kinh tế và tính trễ
của nó.
Kết thúc khâu Triển khai, công nghệ được chuyển giao và vận hành trong sản
xuất, lúc đó hoạt động Phát triển công nghệ (Development of technology) bao gồm
nhân rộng công nghệ & nâng cấp công nghệ bắt đầu và kèm theo đó là sự bắt đầu
của quá trình quản lý công nghệ với nhiều đặc điểm khá trái ngược với quản lý hoạt
động R&D, đó là tính lặp lại theo chu kỳ (chu kỳ chế tạo sản phẩm, chu kỳ sống
của sản phẩm và công nghệ), tính tin cậy, sản phẩm xác định, tính kinh tế cao, v.v

Như vậy hoạt động “Triển khai” và “Phát triển” hoàn toàn khác biệt nhau với
tư cách là các đối tượng quản lý và đối tượng phân biệt đối xử trong chính sách.
1.4. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm của tổ chức R&D
Trong Từ điển tiếng Việt, do tác giả Hoàng Phê chủ biên, Viện Ngôn ngữ học,
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992, tr.
1055), tự chủ là “Tự điều hành, quản lý mọi công việc của mình, không bị ai chi
phối. Tự làm chủ tình cảm, hành động của mình, không để bị hoàn cảnh chi phối”.
Trong Từ điển tiếng Việt, do tác giả Nguyễn Văn Xô chủ biên (NXB Trẻ,
Tp. HCM, 1999, tr. 823), tự chủ là “Tự làm chủ tình cảm, hành động của mình,
không bị hoàn cảnh chi phối. Tự mình điều hành, quản lý, không bị ảnh hưởng của
ai (quyền tự chủ trong sản xuất)”.
Trong Đại từ điển tiếng Việt, do tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên, Trung tâm
Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo (NXB Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội, 1999, tr. 1762), tự chủ là “Tự mình làm chủ, không để bị phụ thuộc
hoặc bị chi phối”.
Các khái niệm về tự chủ đưa ra trong các Từ điển tiếng Việt nêu trên gần như
đồng nhất với nhau và đồng nhất một khái niệm được gọi là tự chủ thể chế
(institutional autonomy) - cho phép một tổ chức điều hành hoạt động của mình mà
không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Tất nhiên mọi sự tự chủ của một tổ chức đều phải nằm trong khung khổ của
pháp luật, nó là sự tự chủ có điều kiện và các điều kiện này được xác định bởi mối
quan hệ giữa Nhà nước, xã hội và tổ chức. Từ đó cũng phát sinh những cách phân
loại tự chủ chi tiết hơn, như tự chủ thực chất (substantive autonomy) - Tổ chức có

19
quyền xác định các chương trình hoạt động của mình và mục đích của những
chương trình này, tự chủ về thủ tục (procedural autonomy) - Tổ chức có quyền xác
định các phương tiện cần thiết để hoàn thành các chương trình hoạt động đã xác
định và tự chủ về tổ chức (organic autonomy) - Tổ chức có quyền xác định các đơn
vị trực thuộc nó [

26].
Nghị định 115/2005/NĐ-CP “Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
tổ chức KH&CN công lập” được dịch sang tiếng Anh là Decree “providing for the
autonomy and self-management mechanism applicable to public scientific and
technological organizations” (
Vì thế chúng ta thử tìm
hiểu thêm về khái niệm tự chủ qua khái niệm autonomy.
Autonomy (người Hy Lạp cổ đại gọi là autonomos, người Hy Lạp đương đại
gọi là autonomia, xuất phát từ auto“self”+ nomos, “law”) có nghĩa là một người có
sự tự do của ý chí để làm luật hay quy tắc cư xử cho mình, ngược với heteronomy -
dị trị hay tha trị (lệ thuộc vào luật lệ của người khác). Autonomy là một khái niệm
được tìm thấy trong triết học về luân lý, đạo đức và chính trị. Một trong những lý
thuyết Triết học về quyền tự chủ được biết đến nhiều nhất là lý thuyết của Kant.
Trong một phân ngành của Xã hội học có tên gọi là Xã hội học tri thức, sự
tranh luận về ranh giới của quyền tự chủ dừng lại ở khái niệm tự chủ tương đối, cho
đến khi khái niệm về quyền tự chủ được xuất hiện và phát triển trong nghiên cứu
khoa học. Theo đó, hình thức hiện đại của quyền tự chủ trong khoa học là tự chủ tự
thân, có nghĩa là: các nhà khoa học và các tổ chức khoa học có quyền và có khả
năng tác động tới việc lựa chọn các chủ đề nghiên cứu, cũng như có quyền và có
khả năng giải thích hoặc phản ánh các chủ đề nghiên cứu khác nhau, tức là tự chủ
trong việc lựa chọn các chủ đề nghiên cứu, cũng như tự chủ trong cách thức thực
hiện (

Theo tác giả Vũ Cao Đàm, bản chất quyền autonomy của các tổ chức KH&CN
cần được thể hiện bằng các khía cạnh sau: (1) Tự trị quyết định phương hướng phát
triển khoa học, (2) Tự trị tìm kiếm các nguồn tài trợ, (3) Xóa bỏ mọi ràng buộc hành
chính, (4) Tự trị chuyển đổi tổ chức và (5) Xác định các tiêu chí đánh giá kết quả và
hiệu quả nghiên cứu dựa trên cơ sở các chuẩn mực khoa học [
13].


20
Khái niệm autonomy mà Tác giả đề cập ở đây có thể hiểu là khái niệm dùng
chung cho mọi tổ chức KH&CN, mà chưa quan tâm tới việc chúng thuộc hình thức
sở hữu nào.
Đối với các tổ chức KH&CN công lập, được Nhà nước lập ra vì những lý do
khác nhau, nên nội dung chủ yếu khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm có thể được hình dung như sau:
- Tự chủ trong đề xuất và thực hiện nhiệm vụ KH&CN với định hướng ưu tiên
phục vụ các mục tiêu của Nhà nước (bởi lẽ chính vì những mục tiêu đó mà tổ chức
R&D công lập được thành lập);
- Tự chủ lập kế hoạch hoạt động KH&CN của Tổ chức theo định hướng nhu
cầu;
- Tự chủ huy động kinh phí cho hoạt động KH&CN từ nhiều nguồn khác
nhau: từ NSNN và từ các nguồn ngoài NSNN;
- Tự chủ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN;
- Tự chủ trong tổ chức, bộ máy và nhân lực;
- Khắc phục các biểu hiện hành chính hoá khoa học;
- Tự chịu trách nhiệm về sản phẩm làm ra đối với yêu cầu của các tổ chức
cung cấp tài chính, của các nhà tài trợ, v.v… và do đó chất lượng sản phẩm làm ra
phải được đánh giá dựa trên các chuẩn mực khoa học [
8].
Xét trong mối quan hệ giữa hai khái niệm này thì tự chủ là quyền và tự chịu
trách nhiệm là nghĩa vụ.
Tuy vậy, khái niệm “tự chịu trách nhiệm” của tổ chức KH&CN cũng cần phải
được làm sáng tỏ thêm về các khía cạnh: Tổ chức phải “tự chịu trách nhiệm” trước
những đối tượng nào và “tự chịu trách nhiệm” về những nội dung gì? Vấn đề ở đây
không chỉ đơn thuần là câu chữ, vì nếu khái niệm này không được chuẩn hoá, có thể
dẫn đến những cách ứng xử lệch lạc cả từ 2 phía: Đối tượng quản lý và Chủ thể
quản lý. Ví như: Đối tượng quản lý có thể hiểu rằng họ chỉ phải tự chịu trách nhiệm
với chính mình, còn Chủ thể quản lý thì nghĩ rằng đã có Đối tượng quản lý phải tự

chịu trách nhiệm về mọi mặt, nên có thể dẫn tới lơi lỏng trong quản lý, v.v…
Trong một số văn bản pháp quy liên quan (NĐ 115 và NĐ 43) có nói “Thực
hiện quyền tự chủ phải đi đôi với tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của tổ chức
khoa học và công nghệ. Thực hiện công khai và dân chủ trong các hoạt động của tổ

21
chức khoa học và công nghệ. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được
Nhà nước giao và các nguồn lực khác của tổ chức khoa học và công nghệ. Hoàn
thành với chất lượng cao các nhiệm vụ được các cơ quan nhà nước giao hoặc đặt
hàng, các nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ, bảo đảm sự phát triển của
tổ chức khoa học và công nghệ” và “Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu
trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những
quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền”. Cụm từ “Tự chịu trách nhiệm” với những giải thích nêu trên được
chuyển ngữ sang tiếng Anh là “Self-management” hoặc “Self-responsibility”.
Cách giải thích và chuyển ngữ nêu trên, theo thiển nghĩ của người viết có thể
là chưa thật đầy đủ, khó có thể kể ra thật đầy đủ; và chưa thật chuẩn xác. Trong xu
thế mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, chúng ta cũng
nên kế thừa những khái niệm đã được chuẩn hoá trong quản lý KH&CN, quản lý
giáo dục - đào tạo (GD&ĐT) của cộng đồng quốc tế và đưa vào trong hệ thống quản
lý KH&CN, GD&ĐT của chúng ta. Liên quan đến vấn đề đang được bàn luận ở đây,
thế giới có khái niệm “Accountability” và được hiểu với nghĩa là “Tính trách nhiệm,
phạm vi trách nhiệm, trách nhiệm giải thích, trách nhiệm giải trình”, theo đó tổ
chức KH&CN, GD&ĐT và trước tiên là người đứng đầu các tổ chức này có trách
nhiệm giải trình trước “Stakeholders” - tức là trước tất cả các bên có lợi ích liên
quan về các hoạt động của mình. Một phần những quan niệm trên cũng đã được Tác
giả Ngô Doãn Đãi đề cập đến trong bài viết Trường ĐH: Thay trách nhiệm “tự
chịu” bằng “trách nhiệm giải trình” (
ngày 19/10/2009).
1.5. Khái niệm về chính sách

Thuật ngữ chính sách được sử dụng rất phổ biến trên các phương tiện thông
tin đại chúng, trên sách báo và trong mọi mặt của đời sống KT-XH. Tuy nhiên, trên
thực tế lại có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm chính sách.
Theo Peter Aucoin, “Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do chính
phủ tiến hành”.
Theo William Jenkin, “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên
quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với
việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó”.

22

×