Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Phân tích tác động biến đổi xã hội của công nghệ thích hợp với phát triển nông thôn Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp công nghệ Khí sinh học và bếp đun cải tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 86 trang )


2

đại học quốc gia Hà Nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn



Vũ Thị Ngọc Loan




phân tích tác động biến đổi xã hội
của cộng nghệ thích hợp với phát triển
nông thôn Việt Nam
(Nghiên cứu tr-ờng hợp công nghệ Khí sinh học
và Bếp đun cải tiến)


Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành ql khoa học và công nghệ
Mã số: 60 34 72


Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Trần Ngọc Ca






Hà Nội - 2010


1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Lịch sử nghiên cứu 8
3. Mục tiêu nghiên cứu 9
4. Phạm vi nghiên cứu 9
5. Mẫu khảo sát 10
6. Vấn đề nghiên cứu 10
7. Giả thuyết nghiên cứu 10
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
9. Kết cấu luận văn 11
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 12
1.1. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong luận văn 12
1.1.1. Khái niệm biến đổi xã hội 12
1.1.2. Khái niệm công nghệ 15
1.1.3. Khái niệm công nghệ thích hợp 24
1.1.4. Công nghệ Khí sinh học 25
1.1.5. Công nghệ Bếp đun cải tiến 28
1.2. Lý thuyết về xã hội học Khoa học và Công nghệ 29
CHƢƠNG 2.
TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI CỦA CÔNG NGHỆ KHÍ SINH HỌC

VÀ BẾP CẢI TIẾN VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 32
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu về công nghệ Khí sinh học 32
2.1.1. Tỉnh Bắc Giang 32
2.1.2. Tỉnh Sơn La 34
2.1.3. Tỉnh Đồng Nai 35

2
2.2. Thông tin về hộ điều tra sử dụng công nghệ Khí sinh học 37
2.2.1. Tổng số hộ điều tra 37
2.2.2. Một số thông tin chung về hộ điều tra 37
2.2.3. Thu nhập bình quân của hộ điều tra 38
2.2.4. Phân loại hộ điều tra theo thu nhập 39
2.3. Tác động biến đổi xã hội của công nghệ Khí sinh học 39
2.3.1. Công trình Khí sinh học làm giảm gánh nặng nội trợ cho phụ
nữ 39
2.3.2. Công nghệ Khí sinh học cải thiện môi trường và sức khỏe 41
2.3.3. Công nghệ Khí sinh học thay đổi tập quán sinh hoạt và sản
xuất của người dân 44
2.3.4. Những khó khăn khi ứng dụng công nghệ Khí sinh học 47
*. Kết luận 50
2.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu về Bếp đun cải tiến 51
2.4.1. Huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ 51
2.4.2. Huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 52
2.5. Thông tin về hộ điều tra sử dụng Bếp đun cải tiến 53
2.5.1. Thông tin về nhóm đối tượng 53
2.5.2. Tình hình sử dụng Bếp đun cải tiến 53
2.6. Tác động biến đổi xã hội của Bếp đun cải tiến 54
2.6.1. Bếp đun cải tiến làm giảm gánh nặng cho phụ nữ 54
2.6.2. Bếp đun cải tiến cải thiện môi trường và sức khỏe 59
2.6.3. Bếp đun cải tiến cải thiện vấn đề bình đẳng giới 61

2.6.4. Một số vấn đề khó khăn khi ứng dụng công nghệ Bếp đun cải
tiến 65
* Kết luận 69
CHƢƠNG 3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÍCH HỢP Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 69

3
3.1. Giải pháp tăng cƣờng và đa dạng hoá công tác truyền thông
nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân về lợi ích của công nghệ
thích hợp 69
3.2. Giải pháp mở rộng thị trƣờng công nghệ 70
3.3. Giải pháp thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ 71
3.4. Giải pháp tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính
sách 72
3.5. Giải pháp tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật cho đội ngũ
nhân lực triển khai công nghệ 72
3.6. Giải pháp thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá 73
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 80










6
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam hiện có hơn 80% dân số sống ở nông thôn, lao động nông
nghiệp chiếm khoảng 75% tổng số lao động xã hội. Nói như vậy để thấy rằng,
nước ta là một nước nông nghiệp và nơi khởi đầu công cuộc đổi mới đất nước
cũng bắt đầu từ nông thôn. Trước đây, ở nông thôn Việt Nam về mặt bằng
dân trí, điều kiện để tiếp cận với công nghệ mới là rất khó. Tuy vậy, những
năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách ưu
tiên cho phát triển công nghệ cho vùng nông thôn được ban hành, người dân ở
vùng nông thôn có nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ. Thực sự, nhiều
công nghệ dù là giản đơn được đưa về nông thôn cũng mang lại biến đổi xã
hội hết sức lớn lao, chẳng hạn công nghệ Khí sinh học và Bếp đun cải tiến
là một ví dụ.
Thực tế, ở nông thôn Việt Nam, vấn đề về nhiên liệu đun nấu, không khí
trong bếp và sức khoẻ trong gia đình đang là một vấn đề bức bách. Bởi vì,
“Khoảng 80% người dân sống ở nông thôn và 70% trong số đó đun nấu bằng
nhiên liệu sinh khối. Loại nhiên liệu sinh khối chủ yếu là ở nông thôn bao
gồm gỗ, củi, rơm rạ, trấu, vỏ cây, lá…” [12; 2]. Sự cạn kiệt của nguồn nhiên
liệu này sẽ làm cho cuộc sống của người dân ở nông thôn ngày càng trở nên
khó khăn trong những năm tới vì các nguồn nhiêu liệu thay thế hoặc là có giá
thành quá cao hoặc là khó có thể phổ biến ở khu vực nông thôn.
Theo báo cáo của ngành Năng lượng và Lâm nghiệp, bên cạnh việc chế
biến thành các bán thành phẩm nông nghiệp, trên 50% sản lượng gỗ khai thác
từ rừng tự nhiên được sử dụng cho những mục đích trên. Rừng tự nhiên ngày
càng bị khai thác cạn kiệt để phục vụ cho nhu cầu đun nấu. Diện tích rừng
ngày càng bị thu hẹp dẫn đến những hậu quả không thể lường trước như hạn
hán, lụt lội, suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc

sống của cộng đồng dân cư. Ở một số vùng nông thôn, đặc biệt ở khu vực

7
miền Trung, sự cạn kiệt của nguyên liệu đun nấu đang ngày càng trở thành
vấn đề cấp thiết.
Trong khi đó, hầu như mọi gia đình ở nông thôn hiện nay đang sử dụng
các loại bếp đun truyền thống để đun nấu như bếp kiềng 3 chân, kiềng 4
chân…"Các loại bếp này khi đun nấu có nhiều nhược điểm như tốn nhiên
liệu, tốn thời gian, không an toàn. Đặc biệt, tạo ra nhiều khói bụi khi đun nấu
nên các loại bếp này gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người sử dụng và
làm cho nhà bếp không đảm bảo điều kiện vệ sinh” [21; 2].
Bên cạnh đó, hiện nay ngành chăn nuôi cũng đặt ra một thách thức. Chăn
nuôi càng phát triển càng gây ô nhiễm môi trường, nhưng nếu có giải pháp xử lý
thích hợp thì không những môi trường không bị ô nhiễm mà còn được cải thiện,
nhất là môi trường đất và cây xanh…Với quy mô chăn nuôi ngày càng mở
rộng, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn
nuôi. Theo đó, số hộ chăn nuôi gia trại, trang trại có hệ thống xử lý chất thải
chiếm 12% năm 2006 sẽ tăng lên 45% năm 2010, 65% năm 2015 và 80% vào
năm 2020.
“Theo tính toán, một năm đàn gia súc, gia cầm của Việt Nam sẽ thải ra
trên 73 triệu tấn chất thải rắn, 25-30 triệu khối chất thải lỏng (nước tiểu,
nước rửa chuồng, nước từ sân chơi, bãi vận động, bãi chăn). Chất thải này
phần lớn được sử dụng làm phân bón hữu cơ. Trong số đó, khoảng 50% số
lượng chất thải rắn, 20% chất thải lỏng được xử lý qua công trình khí sinh
học, hoặc các phương pháp ủ khác. Phần còn lại sử dụng không qua xử lý
hoặc cho thải trực tiếp ra môi trường đã làm tăng độ ô nhiễm và hủy hoại môi
trường”
1
.
Mặc dù chất thải chăn nuôi là mối nguy hiểm ảnh hưởng đến môi trường

sinh thái, song không thể không phát triển chăn nuôi. Vì chăn nuôi cung cấp
năng lượng và chất bổ dưỡng cho con người, tạo việc làm, tăng thu nhập và
cải thiện điều kiện sống cho hầu hết người lao động. Vấn đề đặt ra là phải hạn


1
Nguyễn Thiện (2007), Bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi bền vững ở Việt Nam, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.

8
chế mức độ gây ô nhiễm trong quá trình chăn nuôi. Hoạt động chăn nuôi,
cũng như bất cứ hoạt động nào diễn ra trong xã hội, dù nhỏ hay lớn đều phải
thân thiện với môi trường nhằm phát triển bền vững.
Mô hình xử lý chất thải động vật bằng công nghệ tạo Khí sinh học
(biogas) là một giải pháp thân thiện với môi trường, đang được ứng dụng
ngày càng rộng rãi ở nước ta.
Vì thế, việc ứng dụng công nghệ Khí sinh học và Bếp đun cải tiến là cần
thiết. Nếu ứng dụng rộng rãi công nghệ Khí sinh học và Bếp đun cải tiến thì
hiệu quả mà nó sẽ mang lại là rất lớn không những về kinh tế, về xã hội mà
còn giải quyết tốt các vấn đề về môi trường.
Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng công nghệ Khí sinh học và Bếp đun
cải tiến ở nông thôn vẫn chưa được phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do
công tác tuyên truyền, cũng như chính sách phát triển công nghệ nói chung,
cũng như về công nghệ thích hợp nói riêng chưa thực sự được đầu tư, quan
tâm nhiều. Vì vậy, lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích tác động biến đổi
xã hội của công nghệ thích hợp với phát triển nông thôn Việt Nam”
(Nghiên cứu trường hợp công nghệ Khí sinh học và Bếp đun cải tiến) là
cần thiết, có ý nghĩa quan trọng để phần nào tác giả đưa ra bức tranh tổng
quát về tác động biến đổi xã hội của công nghệ thích hợp với phát triển nông
thôn Việt Nam.


2. Lịch sử nghiên cứu

Vấn đề tác động biến đổi xã hội của công nghệ thích hợp với phát triển
nông thôn Việt Nam là một nghiên cứu mới chưa được thể hiện ở bất kỳ cấp
độ nào. Qua khảo sát các công trình Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực xã
hội và nhân văn, tác giả chỉ tìm thấy một vài công trình hay bài báo khoa học
tưởng như có liên quan đến đề tài này như đề tài “Một số biến đổi xã hội ở
nông thôn vùng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới” của PGS.TS Lê Tiêu
La, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài tập trung trình bày một
số khía cạnh lý luận và thực tiễn của biến đổi xã hội; phân tích thực trạng và

9
các nhân tố tác động đến sự biến đổi của một số vấn đề xã hội ở vùng nông
thôn ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới; dự báo một số xu hướng biến đổi
về xã hội và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững xã hội nông
thôn vùng ven đô Hà Nội hoặc như đề tài “Biến đổi xã hội ở Việt Nam trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá, qua nghiên cứu nhóm
doanh nhân” của tác giả Trịnh Duy Luân, Viện xã hội học; Đề tài “Lựa chọn
công nghệ thích hợp trong quá trình chuyển giao công nghệ” năm 1991 của
TS. Trần Ngọc Ca tại đại học Lund, Thuỵ Điển; Đề tài “Một số vấn đề về biến
đổi xã hội ở Việt Nam trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước” của
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; Bài viết của GS.TS Hoàng Chí Bảo, Hội
đồng lý luận TW về “Biến đổi xã hội ở Việt Nam qua hơn 20 năm đổi mới”
.v.v. .Các đề tài, bài viết mới chỉ đề cập đến tác động biến đổi xã hội một cách
chung chung do nhiều nhân tố tác động. Như vậy, chúng tôi cho rằng đây là
đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tác động biến đổi xã hội của công nghệ thích hợp với phát triển
nông thôn Việt Nam.


4. Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích tác động biến đổi xã
hội của công nghệ Khí sinh học và Bếp đun cải tiến với phát triển nông thôn Việt
Nam tại một số địa bàn của tỉnh Bắc Giang, Sơn La, Đồng Nai và Phú Thọ.
Thời gian nghiên cứu: Tháng 8-12, năm 2009
Khách thể nghiên cứu: Hộ gia đình đang sử dụng công nghệ Khí sinh
học và hộ gia đình đang sử dụng Bếp đun cải tiến.
Đối tượng khảo sát:
- Trường hợp nghiên cứu công nghệ Khí sinh học: Hộ gia đình đang sử
dụng công nghệ Khí sinh học tại Bắc Giang, Sơn La và Đồng Nai.

10
- Trường hợp nghiên cứu Bếp đun cải tiến: Hộ gia đình đang sử dụng
Bếp đun cải tiến tại 2 huyện của tỉnh Phú Thọ: huyện Yên Lập và Cẩm Khê
5. Mẫu khảo sát

- Trường hợp nghiên cứu công nghệ Khí sinh học: Địa bàn khảo sát được
thực hiện tại 3 tỉnh: Bắc Giang, Sơn La và Đồng Nai. Kích cỡ mẫu điều tra:
Số hộ có sử dụng Khí sinh học: tổng số 180 hộ, mỗi tỉnh điều tra 60 hộ vì số
mẫu ở các tỉnh không lớn nên chỉ phân tích chung, không phân tích theo tỉnh.
- Trường hợp nghiên cứu Bếp đun cải tiến: Địa bàn được thực hiện tại 2
huyện của tỉnh Phú Thọ: huyện Cẩm Khê và Yên Lập. Kích cỡ mẫu điều tra:
Số hộ sử dụng Bếp đun cải tiến: tổng số 100 hộ.
6. Vấn đề nghiên cứu
Công nghệ thích hợp có đã có tác động biến đổi xã hội như thế nào đối
với phát triển nông thôn Việt Nam?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Trong điều kiện xuất phát điểm về trình độ dân trí, khả năng áp dụng

công nghệ còn hạn chế, thì công nghệ thích hợp với điều kiện phát triển của
khu vực nông thôn có thể mang lại biến đổi xã hội hết sức lớn lao chẳng hạn
như tác động về môi trường, tác động về xã hội, tác động về tập quán.v.v.,
trong đó công nghệ Khí sinh học và Bếp đun cải tiến cũng không phải là
trường hợp ngoại lệ.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Được chúng tôi sử dụng để
phỏng vấn đối tượng khảo sát nhằm tìm hiểu tác động biến đổi xã hội của
công nghệ Khí sinh học và Bếp đun cải tiến với phát triển nông thôn.
Trường hợp nghiên cứu công nghệ Khí sinh học đó là các hộ gia đình
đang sử dụng công nghệ Khí sinh học tại Bắc Giang, Sơn La và Đồng Nai,
được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Tổng số phiếu phát ra là
180 phiếu, số phiếu thu về và xử lý là 180 phiếu, cụ thể mỗi tỉnh là 60 phiếu.

11
Trường hợp nghiên cứu Bếp đun cải tiến là các hộ gia đình đang sử dụng
Bếp đun cải tiến tại địa bàn thuộc 2 huyện của tỉnh Phú Thọ: huyện Cẩm Khê
và Yên Lập, được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Tổng số phiếu
phát ra là 100 phiếu, số phiếu thu về và xử lý là 100 phiếu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện nhằm thu thập thêm
thông tin sâu sắc và cụ thể hơn về tác động biến đổi xã hội của hai công nghệ
đối với sự phát triển phát triển nông thôn.
Trường hợp nghiên cứu công nghệ Khí sinh học: 4 trường hợp phỏng
vấn sâu được thực hiện đối với hộ gia đình đang sử dụng công nghệ Khí sinh
học (3); cán bộ phòng Nông nghiệp (1).
Trường hợp nghiên cứu Bếp đun cải tiến: 3 trường hợp phỏng vấn sâu
được thực hiện đối với hộ gia đình đang sử dụng công nghệ Bếp đun cải tiến.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Tác giả đã tiến hành thu nhập các tài
liệu có liên quan, trong đó chú trọng khai thác sử dụng một số kết quả nghiên
cứu đã công bố: luận văn; các bài viết; sách, tạp chí Đây là cũng là nguồn dữ

liệu thông tin quan trọng trong quá trình nghiên cứu.
9. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc gồm ba
chương. Chương 1 trình bày những khái niệm chủ chốt, những vấn đề lý luận
có liên quan mật thiết đến nội dung nghiên cứu của luận văn. Chương 2 được
sử dụng để phân tích tác động biến đổi xã hội của công nghệ Khí sinh học và
Bếp đun cải tiến với phát triển nông thôn Việt Nam. Trong chương này, thông
qua nghiên cứu thực tế, tác giả phân tích tác động tích cực về nhiều mặt của
công nghệ thích hợp mà cụ thể là công nghệ Khí sinh học và Bếp đun cải tiến
đang được ứng dụng triển khai tại nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở phân tích
của chương 2, từ đó tác giả đề xuất các giải pháp phát triển và ứng dụng công
nghệ thích hợp ở nông thôn Việt Nam trong chương 3.




12
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong luận văn
Một khái niệm có cấu trúc gồm hai phần, nội hàm và ngoại diên, nội hàm
là những thuộc tính, bản chất tạo thành khái niệm, còn ngoại diên là tất cả
những các thể có chứa những thuộc tính mà khái niệm chứa đựng. Nếu xét ở
góc độ phân tích khái niệm, định nghĩa một khái niệm chỉ mới cho biết nội
hàm của khái niệm đó, còn phân loại sẽ cho biết ngoại diên khái niệm.
Trước khi tiến hành trình bày những nội dung cơ sở lý thuyết của luận
văn này, tác giả xin đề nghị một cách hiểu thống nhất đối với một số khái
niệm công cụ quan trọng được sử dụng trong nghiên cứu, đó là các khái niệm:

Biến đổi xã hội, công nghệ, công nghệ thích hợp, công nghệ Khí sinh học,
công nghệ Bếp đun cải tiến. Việc thống nhất một cách hiểu chung đối với
những khái niệm công cụ vừa nêu là rất cần thiết để tạo cơ sở vững chắc trong
việc hiểu rõ những nội dung sẽ đưa ra phân tích trong luận văn này.
1.1.1. Khái niệm biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội (tiếng Anh: Social change) “Là một quá trình qua đó
những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã
hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian”
2
.
Cũng giống như tự nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi. Sự ổn định
của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay
đổi bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho
dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự biến
đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này cho thấy
rõ hơn là sự biến đổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở thành chuyện
thường ngày. Mọi cái đều biến đổi và xã hội cũng giống như các hiện thực
khác, không ngừng vận động và thay đổi. Tất cả các xã hội đều ở trong một


2
: Bách Khoa toàn thư, Biến đổi xã hội, ngày 04.10.2010

13
thực trạng đứng yên trong sự vận động liên tục. Có nhiều cách quan niệm về
sự biến đổi xã hội, như:
Phạm vi rộng: biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tình
trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước;
Phạm vi hẹp: biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc xã hội hay tổ
chức xã hội của xã hội đó, mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần

lớn các thành viên của một xã hội;
Riêng những biến đổi chỉ tác động đến một số ít cá nhân, thì ít được các
nhà xã hội học quan tâm và chú ý.
Auguste Comte đưa ra thuật ngữ xã hội học đã tin tưởng rằng khi các nhà
xã hội học xác định những nguồn gốc của sự biến đổi xã hội, thì họ có thể giúp
chương trình cho một tương lai tốt hơn. Auguste Comte cho rằng, biến đổi xã
hội là:
- Chắc chắn xảy ra;
- Sẽ theo một con đường phát triển;
- Những tiến bộ đương nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn.
Auguste Comte tin tưởng rằng, thông qua biến đổi xã hội, nhân loại
chuyển từ người nguyên thủy dốt nát đến con người được giáo dục, và những
cái mà chúng ta được học hoặc được phát triển tiến về con đường tách khỏi sự
sắp đặt của thuợng đế vì sự tiến bộ của nhân loại.
 Đặc điểm của biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến, nhưng nó diễn ra không giống
nhau giữa các xã hội;
Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả;
Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch, vừa có tính phi kế hoạch.

14
 Các khái niệm liên quan
Có nhiều cách hiểu biết khác nhau về sự biến đổi xã hội; một phần do
quan điểm học thuật, cách tiếp cận vấn đề khác nhau, một phần bởi khái niệm
biến đổi xã hội có liên quan gần gũi với một vài khái niệm gần kề nó. Cho
nên, cần phải hiểu rõ hơn một số khái niệm liên quan đến biến đổi xã hội.
- Biến cố xã hội: các nhà xã hội học thường phân biệt khái niệm biến cố
xã hội với biến đổi xã hội. Một biến cố xã hội hay một sự kiện xã hội như một
cuộc bầu cử, biểu tình, đình công, có thể đem lại sự thay đổi và cũng có thể
không đem lại một sự thay đổi nào. Chính vì vậy, một số nhà xã hội học đưa

ra sự phân biệt giữa sự thay đổi về sự bình quân và sự thay đổi có tính kết
cấu. Thay đổi về sự bình quân là việc đi đến một sự bình quân mới sau những
xáo trộn, những biến cố; nhưng các đặc trưng của hệ thống xã hội vẫn không
thay đổi, chính xác hơn chỉ một bộ phận của tổng thể xã hội biến đổi, nhưng
cơ cấu của xã hội vẫn không bị ảnh hưởng - Thực chất, sự thay đổi bình quân
không liên quan đến sự biến đổi xã hội;
- Tiến bộ xã hội: là một sự vận động có ý thức trong một chiều hướng
được tán thành và đáng mong đợi. Như vậy, tiến bộ liên quan đến giá trị - đây
là sự khác biệt giữa sự tiến bộ và sự biến đổi xã hội. Thuật ngữ "tiến bộ” là
một phán quyết giá trị chứ không phải là một lời tường thuật về một sự
kiện. Ngược lại thuật ngữ "biến đổi” là một thuật ngữ không chỉ định
hướng giá trị mà thể hiện một sự mô phỏng của một nền văn hóa hay cấu
trúc xã hội hiện hữu;
- Tiến hóa: thuyết tiến hóa ban đầu do Charles Darwin (1809 – 1882)
đưa ra trong lĩnh vực sinh học, như một học thuyết về sự phát triển của tự
nhiên - học thuyết này ảnh hưởng rất lớn đến nhiều nhà xã hội học nổi tiếng:
Lewis Henry Morgan (1818-1881), Herbert Spencer (1820-1903). Morgan
cho rằng, con người tiến hóa qua ba trạng thái: hoang dã, man dã và văn
minh. Spencer xây dựng lý thuyết thống nhất về sự tiến hóa: chuyển từ cái
thuần nhất đơn giản sang cái không thuần nhất phức tạp, thông qua phân hóa

15
để đạt tới sự thống nhất. Trong xã hội học, phân biệt hai hình thức biến đổi
lớn - tiến hóa và cách mạng; hai hình thức này phụ thuộc vào những yếu tố
bên trong và bên ngoài. Thoạt nhìn, chúng tự phân biệt với nhau bằng tính
chất chậm chạp hay nhanh chóng của sự biến đổi diễn ra trong xã hội ở những
thời điểm nhất định. Những biến đổi bên trong, ở bất kỳ lĩnh vực nào, cũng
kéo theo một sự tiến hóa và sự tiến hóa này đôi khi diễn ra nhanh chóng trên
phương diện vật chất, nhưng chậm hơn ở phương diện tinh thần. Sự tiến hóa
gần đây nhất và gần gũi với cách mạng là sự tiến hóa được biết đến với cái tên

"phát triển” - đây là khái niệm được nhiều nhà xã hội học quan tâm và trở
thành một khái niệm thịnh hành nhất vào nửa sau của thế kỷ 20. Các nhà xã
hội học cho rằng, phát triển là một quá trình trong đó toàn thể loài người áp
dụng những công cụ hiện đại của khoa học và công nghệ vào những mục tiêu
của mình, qua những thời kỳ khác nhau và có tính không thể đảo ngược của
quá trình đó.
1.1.2. Khái niệm công nghệ
Ngày nay, cụm từ "công nghệ” đã trở nên phổ biến như công nghệ chế
biến, công nghệ nano, công nghệ vũ trụ.v.v. nó rất gần gũi với hoạt động của
con người. Nhưng để hiểu được nó cần một quá trình tư duy về nó. Thuật ngữ
công nghệ xuất phát từ tiếng Hy Lạp "techne” có nghĩa là một nghệ thuật hay
kỹ năng, và "logia” có nghĩa là một khoa học hay sự nghiên cứu.
Khi xem xét công nghệ với tư cách là sản phẩm có thể trao đổi, mua bán,
một thành tố quyết định của thị trường công nghệ. Trong báo cáo của Ban
Chính sách Công nghệ, Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công
nghệ tại Hội nghị Khoa học năm 2002 đã nêu ra một khái niệm về công nghệ
như sau:
Định nghĩa 1: Theo tác giả F.Root, “công nghệ là dạng kiến thức có thể
áp dụng được vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản phẩm
mới”. Trong định nghĩa này, bản chất của công nghệ là dạng kiến thức và mục
tiêu sử dụng công nghệ là áp dụng vào sản xuất và tạo ra các sản phẩm mới.

16
Định nghĩa 2: do tác giả R.Jones (1970) đưa ra, cho rằng “công nghệ là
cách thức mà qua đó các nguồn lực được chuyển thành hàng hóa”. Như vậy,
với định nghĩa này có thể hiểu là: Về bản chất, công nghệ là cách thức (cũng
là kiến thức) và về mục tiêu, công nghệ dùng để chuyển hóa nguồn lực thành
hàng hóa.
Định nghĩa 3: “Công nghệ là tập hợp các kiến thức về một quy trình
hoặc/và các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và

sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh”. Đây là định nghĩa của tác giả J.
Baranson (1976), theo đó, bản chất của công nghệ là tập hợp các kiến thức
với mục tiêu là sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm.
Định nghĩa 4: “Công nghệ là nguồn lực bao gồm kiến thức được áp dụng
để nâng cao hiệu quả sản xuất và việc nghiên cứu tiếp cận thị trường
(marketing) cho những sản phẩm và dịch vụ đang có và tạo ra những sản
phẩm và dịch vụ mới” theo J. R. Dunning (1982). Như vậy, theo định nghĩa
này, xét về bản chất, công nghệ được hiểu là kiến thức và xét về mục tiêu,
công nghệ được hiểu là nâng cao hiệu quả sản xuất và marketing.
Định nghĩa 5: Theo E.M. Graham (1988) “Công nghệ là kiến thức không
cầm nắm được và không phân chia được, có lợi về mặt kinh tế khi sử dụng để
sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ. Như vậy, theo định nghĩa này, xét về bản
chất, công nghệ được hiểu là kiến thức và về mục tiêu, công nghệ được hiểu
là để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ.
Định nghĩa 6: Tác giả P.Strunk (1986) cho rằng “công nghệ là sự áp
dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và cách
xử lý một cách có hệ thống và có phương pháp”. Công nghệ là kiến thức (có
sẵn trong óc con người, không phải hàng hóa). Như vậy, theo định nghĩa này,
xét về bản chất, công nghệ được hiểu là kiến thức khoa học và về mục tiêu,
công nghệ được hiểu là để áp dụng vào công nghiệp.
Định nghĩa 7: nhằm mục đích tiêu chuẩn hoá công tác thống kê về cán
cân thanh toán công nghệ (TBP), OECD (1990) định nghĩa "công nghệ được

17
hiểu là một tập hợp các kỹ thuật, mà bản thân chúng được định nghĩa là một
tập hợp các hành động và quy tắc lựa chọn chỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự
các kỹ thuật đó mà theo hiểu biết của con người thì sẽ đạt được một kết quả
định trước (và đôi khi được kỳ vọng) trong hoàn cảnh cụ thể nhất định”. Công
nghệ trong định nghĩa này được hiểu là tập hợp các hành động và quy tắc lựa
chọn và có mục đích là đạt được một kết quả mong muốn.

Định nghĩa 8: Tổ chức PRODEC (1982), theo đó “công nghệ là mọi loại
kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp được sử dụng trong sản xuất công
nghiệp, chế biến và dịch vụ”. Như vậy, theo định nghĩa này, xét về bản chất,
công nghệ được hiểu là kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp và xét về
mục tiêu, công nghệ được hiểu là để sử dụng trong sản xuất công nghiệp, chế
biến và dịch vụ.
Định nghĩa 9: Ngân hàng Thế giới (1985) đưa ra định nghĩa như sau:
“công nghệ là phương pháp chuyển hóa các nguồn thành sản phẩm, gồm 3 yếu
tố: (1) Thông tin về phương pháp; (2) phương tiện, công cụ sử dụng phương
pháp để thực hiện việc chuyển hóa và (3) sự hiểu biết phương pháp hoạt động
như thế nào và tại sao?. Như vậy, xét về bản chất, công nghệ là thông tin, công
cụ và sự hiểu biết và xét về mục tiêu, công nghệ để chuyển hóa nguồn vào
thành sản phẩm.
Định nghĩa 10: Công nghệ là một đầu vào cần thiết cho sản xuất, và như
vậy, nó được mua và bán trên thị trường như một hàng hóa được thể hiện ở
một trong những dạng sau:
(1) Tư liệu sản xuất và đôi khi là các sản phẩm trung gian, được mua và
bán trên thị trường, đặc biệt là gắn với các quyết định đầu tư.
(2) Nhân lực, thông thường là có trình độ và đôi khi là nhân lực có trình
độ cao và chuyên sâu, với khả năng sử dụng đúng các thiết bị và kỹ thuật và
làm chủ được bộ máy giải quyết vấn đề và sản xuất thông tin.

18
(3) Thông tin, dù đó là thông tin kỹ thuật hay thông tin thương mại,
được đưa ra trên thị trường hay được giữ bí mật như một phần của hoạt
động độc quyền”.
Định nghĩa này của UNCTAD (1972) cho thấy, về bản chất công nghệ là
tư liệu sản xuất, nhân lực có trình độ và thông tin; và có mục tiêu là làm đầu
vào cần thiết cho sản xuất.
Định nghĩa 11: Tác giả Sharif (1986) cho rằng “công nghệ bao gồm khả

năng sáng tạo, đổi mới và lựa chọn từ những kỹ thuật khác nhau và sử dụng
chúng một cách tối ưu vào tập hợp các yếu tố bao gồm môi trường vật chất, xã
hội và văn hóa”. Tác giả này còn coi công nghệ là một tập hợp của phần cứng
và phần mềm, bao gồm 4 dạng cơ bản: dạng vật thể (vật liệu, công cụ sản xuất,
thiết bị và máy móc, sản phẩm hoàn chỉnh,…); dạng con người (kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm); dạng ghi chép (bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ
kiện thích hợp….được mô tả trong các ấn phẩm, tài liệu v.v…); ở dạng thiết
chế tổ chức (dịch vụ, phương tiện truyền bá, công ty tư vấn, cơ cấu quản lý, cơ
sở luật pháp…)
Theo tổ chức ESCAP (Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á- Thái Bình
Dương) thì Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để
chế biến vật liệu thông tin. Tuy nhiên, khái niệm này chưa thật đầy đủ và nó
không phản ánh hết những thuộc tính của công nghệ. Vì lý do này mà ESCAP
có mở rộng thêm "Công nghệ gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và
phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin ”
Định nghĩa này không coi công nghệ phải gắn chặt với quá trình sản xuất chế
tạo ra các sản phẩm cụ thể, mà mở rộng khái niệm công nghệ ra các lĩnh vực
dịch vụ và quản lý. Do vậy, định nghĩa này được coi là một bước ngoặt trong
lịch sử quan niệm về công nghệ.
Ở nước ta, trong những năm gần đây khái niệm công nghệ đã được Luật
"Khoa học và Công nghệ” năm 2000 định nghĩa một cách cô đọng như sau:

19
“Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công
cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”[24; điều 2].
Theo Luật Chuyển giao công nghệ (2006), công nghệ là “giải pháp, quy
trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”[25; điều 3].
Với định nghĩa về công nghệ như trên có thể hiểu công nghệ một cách
đơn giản là sự hiểu biết cách làm một việc gì đó. Công nghệ tồn tại trong mọi

hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội. Mỗi người dưới một góc độ khác
nhau, ở một vị trí khác nhau có thể nhìn nhận công nghệ dưới những khía
cạnh khác nhau.
Về nội dung công nghệ: Theo quan điểm của Trung tâm Chuyển giao
công nghệ châu Á- Thái bình Dương (APCTT) thì bất cứ một công nghệ nào,
dù đơn giản đến đâu cũng bao gồm 4 thành tố có tác động qua lại lẫn nhau để
tạo ra biến đổi mong muốn.
- Công nghệ hàm chứa trong các vật thể (Technoware- T) bao gồm
mọi phương tiện vật chất như các công cụ, trang bị, máy móc, vật liệu,
phương tiện vận chuyển, nhà xưởng. Có thể gọi dạng hàm chứa này là
phương tiện kỹ thuật.
- Công nghệ hàm chứa trong con người (Humanware-H) bao gồm mọi
năng lực của con người về công nghệ như kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức,
tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng lãnh đạo, đạo đức lao động Dạng
hàm chứa này gọi là phần con người của công nghệ.
- Công nghệ hàm chứa trong các kiến thức (Inforware-I) có tổ chức đã
được tư liệu hoá như lý thuyết, các khái niệm, các phương pháp, thông số,
công thức, bí quyết. Dạng hàm chứa này gọi là phần thông tin của công nghệ.
- Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế (Orgaware-H) tạo nên
khung tổ chức của công nghệ, như phần thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ, sự
phối hợp, mối liên kết. Dạng hàm chứa này gọi là phần tổ chức của công nghệ.

20
Theo cách hiểu phổ thông hiện nay thì công nghệ bao gồm 2 phần là
"phần cứng” và "phần mềm”.
Công nghệ phần cứng là phần công nghệ có liên quan đến cơ sở hạ tầng
(nhà xưởng, điện- nước, giao thông.v.v.) và các phương tiện kỹ thuật (máy
móc, thiết bị, vật tư, dụng cụ ) cần thiết và có vai trò nối dài khí quan của
con người trong quá trình thực hiện các quy trình công nghệ.
Công nghệ phần mềm là phần công nghệ có liên quan đến việc sử dụng,

khai thác có hiệu quả phần cứng của công nghệ (bao gồm các phương pháp,
quy trình, kinh nghiệm, bí quyết, thông tin, tài liệu hướng dẫn, chương trình
điều khiển, biểu mẫu, sơ đồ, bản vẽ, tổ chức sản xuất )
 Các thuộc tính (đặc điểm) của công nghệ
Công nghệ là một loại hàng hoá trên thị trường với tư cách là một hệ
thống công cụ chế biến vật chất và chế biến thông tin, hàng hoá công nghệ có
thuộc tính riêng. Những thuộc tính này do 4 yếu tố cơ bản của công nghệ tạo
nên, nó quyết định và những hưởng trực tiếp tới việc mua, bán, đánh giá, định
giá, trao đổi, sử dụng công nghệ.
- Tính hệ thống:
Tính hệ thống thể hiện ở chỗ bất cứ một công nghệ nào cũng hàm chứa
trong đó mối quan hệ hữu cơ giữa bốn yếu tố cấu thành nên nó.
Trang thiết bị là cốt lõi của bất kỳ sự chuyển đổi. Nó được phát triển, lắp
đặt, vận hành bởi con người. Yếu tố con người là yếu tố chủ chốt của bất kỳ
thao tác chuyển đổi, nó được phần thông tin hướng dẫn. Thông tin được tạo ra
và được con người sử dụng để quyết định và vận hành trang thiết bị.
Thiết chế tiếp nhận và kiểm soát phần thông tin, phần con người và phần
trang thiết bị để tiến hành quá trình chuyển đổi.
Bốn yếu tố này liên kết trực tiếp với nhau. Trong đó yếu tố con người là phần
tối quan trọng của công nghệ. Tính hệ thống thể hiện trình tự, bước thực hiện theo
một chu trình nghiêm ngặt, theo quy trình, thời gian, địa điểm trong từng yếu tố.
Sự tương tác giữa các yếu tố của công nghệ được thể hiện trong sơ đồ sau.

21
Biu 1.1. S tng tỏc gia cỏc thnh phn ca cụng ngh

Ngun: on Chõu Thanh (2002), Chuyn giao cụng ngh nc ngoi
vo Vit Nam trong cụng cuc CNH, HH nn kinh t, Lun vn thc s kinh
t, Trng i hc ngoi thng, tr.4


Qua biu 1 cho ta thy chnh th thng nht ca cụng ngh. Cụng ngh
ú l tng ho mi yu t t yu t cụng ngh hin thõn trong con ngi, n
cụng ngh hin thõn trong vt th biu hin phn k thut, cụng ngh hin
thõn trong ti liu k thut biu hin phn thụng tin, cho n cụng ngh hin
thõn trong th ch biu hin phn t chc. Nh vy khi cp n cụng
ngh, chỳng ta phi ng thi phn tớch cỏc yu t cu thnh nờn cụng ngh
trong mt chnh th thng nht khụng tỏch ri, nu khụng chỳng ta s phm
phi sai lm khú trỏnh khi khi a ra quyt nh la chn cụng ngh.
- Tớnh sinh th v tin hoỏ
õy l thuc tớnh ca c th sng, tc l bo m cung cp cỏc yu t
u vo, cú mụi trng tt, c thớch nghi hoỏ, cú bo dng, duy trỡ v
hon thin. Cụng ngh ch cú th tn ti v phỏt trin nu c nuụi dng.
phần thông
tin
phần thông
tin
phần con
ng-ời
phần kỹ
thuật
phần tổ
chức

22
Nếu xem công nghệ như một đối tượng tĩnh, một sản phẩm “chết" thì trước
sau công nghệ sẽ trở thành gánh nặng cho người sử dụng nó.
Công nghệ nào cũng có riêng vòng đời của mình cho dù công nghệ nhập
từ nước ngoài hay công nghệ phát sinh trong nước đều tri qua những giai
đoạn có quan hệ mật thiết lẫn nhau mà người ta gọi nó là vòng đời công
nghệ.Vòng đời của công nghệ gồm 4 giai đoạn: nghiên cứu (Research), triển

khai (Development), sản xuất (Production) và thị trường (Marketing).
- Công nghệ mang bản chất thông tin
Bắt nguồn từ khoa học, công nghệ cũng mang bản chất thông tin. Thông
tin công nghệ không dừng ở việc mô tả bản chất của các giải pháp công nghệ,
mối quan hệ giữa các yếu tố hàm chứa trong công nghệ, mà còn tổng hợp về
giá cả, điều kiện áp dụng, khả năng đạt hiệu qủa khi sử dụng công nghệ. Do
đó, việc xác định sở hữu, bảo vệ, đánh giá, xử lý, cập nhật trong việc mua bán
công nghệ là hết sức phức tạp. Nó đòi hỏi có sự can thiệp và bảo hộ của hệ
thống luật pháp không chỉ ở phạm vi quốc gia mà cả quốc tế. Đồng thời nó
cũng đòi hỏi các kỹ năng linh hoạt và các kinh nghiệm trong quá trình thăm
dò, tình báo, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Để đảm bảo thông tin công nghệ khỏi bị đánh cắp và công nghệ không bị
bắt chước, có một thông tin trung gian là thông tin Patent (về các sáng chế,
giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ
của hàng hoá). Thông tin Patent thể hiện được điểm cốt lõi của công nghệ,
nhưng còn thiếu mức độ chi tiết và thiếu yếu tố kỹ thuật, thương mại đồng bộ
kèm theo để có thể nắm được công nghệ. Patent là một văn bằng mà nội dung
của nó được Nhà nước bảo hộ độc quyền, là bộ phận của hệ thống bảo hộ sở
hữu trí tuệ thế giới thông qua các hiệp định quốc tế. Việc sử dụng thông tin
Patent điều phi được phép của chủ sở hữu và đăng ký với cơ quan quản lý có
thẩm quyền (Cục quản lý phát minh sáng chế).
Giữa thông tin công nghệ và thông tin khoa học có sự khác nhau. Sự
nhầm lẫn về bản chất này có thể dẫn đến những thiếu sót khi xử lý thông tin

23
và thất bại khi sử dụng công nghệ. Thông tin công nghệ là thông tin có thể
đem lại lợi nhuận ngay hôm nay hoặc ngày mai, còn thông tin khoa học có thể
đem lại lợi nhuận sau một thời gian dài 5 năm chẳng hạn. Thông tin khoa học
thường đề cập sâu hơn về một đối tượng, ngược lại thông tin công nghệ lại
thường tổng hợp nhiều khía cạnh. Thông tin công nghệ thường rất rộng,

không chỉ dừng ở khía cạnh kĩ thuật, mà còn bao quát cả khía cạnh thưng mại
hoá, sở hữu công nghiệp và những vấn đề xung quanh hoạt động chuyển giao
công nghệ. Như vậy, công nghệ không chỉ đem lại thông tin về chi tiết kỹ
thuật mà còn cung cấp cả các chi tiết khác về mặt công nghệ như đào tạo,
huấn luyện, chuyên gia. Để sử dụng công nghệ cần có đầy đủ thông tin để đưa
ra các quyết định đầu tư đúng đắn.
- Tính đặc thù
Đặc thù theo mục tiêu (Objective Specific)
Mặc dù khái niệm công nghệ rất rộng nhưng rất cụ thể, công nghệ luôn
gắn liền với việc giải quyết một mục tiêu cụ thể. Mỗi một công nghệ cho ra
một sản phẩm nhất định với số lượng và chất lượng nhất định, tương ứng với
một lượng hao phí nhất định về nhân vật lực để tạo ra sản phẩm đó.
Xuất phát từ thuộc tính đặc thù của công nghệ hoạt động (R&D) được
định hướng cụ thể tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi doanh nghiệp và
mỗi quốc gia khác nhau.
Đặc thù về địa điểm (Location specific)
Khi một công nghệ được chuyển giao từ nơi này sang nơi khác thì nó trở
nên khác trước. Khi trở nên lạc hậu ở một nước không còn đáp ứng việc tạo
sản phẩm mới thì ở nước nước khác nó có thể vẫn được coi là mới và thích
hợp. Điều đó có nghĩa là lúc sản phẩm đang ở giai đoạn thoái trào tại nước
phát triển công nghệ thì nó lại ở trong giai đoạn cao trào ở nước tiếp nhận
công nghệ có nền công nghệ kém phát triển hơn. Sự khác nhau này là do yếu
tố của con người, môi trường, thị trường, các yếu tố đầu vào, văn hoá của một
nước quyết định. Điều này cho thấy rằng, chuyển giao công nghệ không đơn

24
thuần là chuyển dịch công nghệ từ vị trí địa lý này sang vị trí khác mà là cả
quá trình cải tiến sửa đổi thích nghi hoá, "địa phương hoá" cho phù hợp với
điều kiện của môi trường mới.
1.1.3. Khái niệm công nghệ thích hợp

Các đặc điểm của công nghệ thể hiện qua bản chất của sản phẩm mà
nhờ áp dụng công nghệ đó sản xuất ra cũng như việc sử dụng các nguồn lực
cho việc áp dụng công nghệ đó. "Công nghệ thích hợp có thể được hiểu là
công nghệ mà nguồn nhân, vật lực sử dụng cho công nghệ đó phù hợp với
nơi sử dụng” [14; 63].
Trong điều kiện ở vùng nông thôn Việt Nam hiện nay công nghệ thích
hợp là công nghệ tạo ra sản phẩm mà sử dụng nhiều nhân công với trình độ
kỹ năng ở mức trung bình phù hợp với mức thu nhập, thanh toán của người sử
dụng (sản phẩm) và khai thác (công nghệ); tận dụng được các nguồn tài
nguyên phong phú giá rẻ; phù hợp quy mô sản xuất nhỏ và trung bình ở nông
thôn Việt Nam; từng bước nâng cao năng lực công nghệ nội sinh và không
tách rời vấn đề bảo vệ môi trường.
Thật khó mà có thể đưa ra một mối quan hệ có tính chất hàm số giữa
công nghệ thích hợp với các yếu tố quyết định nó bởi vì có những yếu tố
không thể lượng hoá được cũng như rất khó khăn trong việc gán cho chúng
những trọng số thích hợp. Vì vậy chỉ có thể lựa chọn được công nghệ thích
hợp trên cơ sở căn cứ vào những tiêu chuẩn cụ thể sau đó đánh giá công nghệ
theo chỉ tiêu đó dựa trên các quan điểm và mục đích khác nhau.
Một số chỉ tiêu cụ thể của một công nghệ thích hợp với vùng nông
thôn ở Việt Nam
3

- Phù hợp với điều kiện sử dụng, hạ tầng, năng lực vận hành ở vùng
nông thôn Việt Nam


3
Phạm Đức Hưng (2002), Các giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam- Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học ngoại thương, Hà
Nội


25
- Tính thích nghi hoá
- Góp phần tăng năng suất lao động và giải quyết tốt việc làm
- Tiết kiệm nguồn tài nguyên
- Bảo vệ môi trường sinh thái
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả lựa chọn hai công nghệ thích
hợp đang được triển khai ở vùng nông thôn Việt Nam, đó là công nghệ Khí
sinh học và công nghệ Bếp đun cải tiến.
1.1.4. Công nghệ Khí sinh học
"Khí sinh học là một hỗn hợp khí được sinh ra trong quá trình phân giải kỵ
khí của các hợp chất hữu cơ như: Phân động vật, xác động thực vật và các hợp
chất hữu cơ khác Thành phần chủ yếu của khí sinh học là khí mêtan (CH4),
điôxit các bon (CO2) và một số khí khác. Mêtan lại là khí cháy được nên khí sinh
học cũng là khí cháy được” [7; 9].
Công nghệ Khí sinh học là công nghệ đa mục tiêu, được ứng dụng với
ba mục đích chính: xử lý chất thải hữu cơ; sản xuất khí sinh học để cung cấp
năng lượng; sản xuất bã thải để làm phân bón cho cây trồng, nuôi thuỷ sản và
làm thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm.
Công trình Khí sinh học: bao gồm thiết bị khí sinh học, đường ống và
dụng cụ sử dụng khí, bể lưu giữ và chế biến phân hữu cơ. Trong đó, trung tâm
của hệ thống khí sinh học là thiết bị khí sinh học. Nó là thiết bị dùng để phân
huỷ các hợp chất hữu cơ, sản xuất ra hai sản phẩm là khí sinh học và bã thải.
Hiện có rất nhiều loại thiết bị khí sinh học nhưng có thể chia thành hai loại
chính như sau:
Thiết bị chảy qua và khuấy trộn đều: Đây là loại đơn giản đã được dùng
từ lâu để sản xuất khí sinh học từ nguồn nguyên liệu đặc biệt như phân động
vật, cây xanh, rác hữu cơ.
Thiết bị năng suất cao: Đây là loại mới phát triển vài chục năm gần đây
để xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Mục tiêu chủ yếu của các công


26
trình thuộc loại này là xử lý nước thải để bảo vệ môi trường. Đối với khu vực
nông thôn, loại thiết bị chảy qua và khuấy trộn đều là loại thích hợp nhất và
được phát triển rộng rãi.
Trên thế giới và ở Việt Nam hiện có rất nhiều kiểu thiết bị khí sinh
học Qua quá trình kiểm nghiệm và sàng lọc, có một số kiểu thiết bị đang sử
dụng phổ biến như sau:
1. Thiết bị khí sinh học nắp nổi
Thiết bị được Viện Năng lượng nghiên cứu thử nghiệm thành công và
được ứng dụng rộng rãi trên toàn quốc. Bể phân huỷ được xây bằng gạch, cổ
có gioăng nước để giữ nắp, có dạng hình trụ, gần đây được Viện cải tiến sang
dạng đới cầu. Nắp thường chế tạo bằng tôn. Hiện đây là kiểu được ứng dụng
phổ biến nhất ở các tỉnh vì dễ bảo đảm kín khí. Nhược điểm lớn nhất của nó
là giá thành chế tạo và vận chuyển nắp khá cao, chiếm khoảng 30% giá thành
toàn bộ công trình (kể cả phần đường ống và dụng cụ sử dụng). Ngoài ra ở
loại nắp nổi, áp suất khí thường thấp nên việc sử dụng khí để thắp sáng kém
hiệu quả. Hiện nay loại này đang được tiếp tục phát triển ở miền nam nhưng
có cải tiến.
2. Thiết bị vòm cầu xây bằng gạch
Thiết bị này do Viện Năng lượng nghiên cứu và thử nghiệm thành công
từ năm 1987 và các mẫu đã được cải tiến qua nhiều lần.
3. Thiết bị vòm cầu bằng composist
Thiết bị do Trung tâm hỗ trợ Phát triển Nông thôn triển khai trong
khuôn khổ chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Phần vòm được
chế tạo tại xưởng bằng composist hoặc bằng xi măng lưới thép, được đặt lên
trên phần trụ xây gạch ở dưới.
4. Thiết bị khí sinh học bằng túi dẻo
Túi được chế tạo từ chất dẻo có độ dày 3mm, có đường kính 0,8-
1,2m. Một thiết bị khí sinh học cần chiều dài túi khoảng 10 m. Như vậy

×