Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phân tích tác động của Nghị định 119 1999 của Thủ tướng Chính phủ tới hoạt động đầu tư cho đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.23 KB, 96 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________________________





PHẠM THỊ HÀ








PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 119/1999 CỦA
CHÍNH PHỦ TỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ CHO ĐỔI MỚI CÔNG
NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA





LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12

















Hà Nội, tháng 01năm 2014




1
Mục lục

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
LỜI CẢM ƠN 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Lý do nghiên cứu: 5
2. Lịch sử nghiên cứu: 6
3. Mục tiêu nghiên cứu: 7
4. Phạm vi nghiên cứu: 7

5. Câu hỏi nghiên cứu: 8
6. Giả thuyết nghiên cứu: 8
7. Phƣơng pháp nghiên cứu: 9
8. Các luận cứ 9
9. Cấu trúc của luận văn: 11
CHƢƠNG 1. 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH KHUYẾN KHÍCH DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẦU TƢ VÀO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 12
1.1: Các khái niệm cơ bản: 12
1.1.1. Lý luận chung về doanh nghiệp 12
1.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
nền kinh tế. 14
1.1.3. Chính sách: 16
1.1.4. Chính sách tài chính 17
1.1.5. Công nghệ 17
1.1.6. Đổi mới công nghệ và vai trò của đổi mới công nghệ 18
1.1.7. Chính sách tài chính khuyến khích theo tinh thần của Nghị định 119 20
1.1.8. Đầu tư cho đổi mới công nghệ trong Nghị định 119 21
1.2. Một số vấn đề đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam hiện
nay. 211
1.2.1. Tình hình ĐMCN của doanh nghiệp Việt Nam 21
1.2.2. Những khó khăn của các doanh nghiệp Việt nam trong quá trình ĐMCN:
26
1.3. Một số kinh nghiệm quốc tế về Chính sách tài chính khuyến khích doanh
nghiệp đầu tƣ cho đổi mới công nghệ. 29
1.3.1. Kinh nghiệm hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ ở
Singapore: 30
1.3.2. Kinh nghiệm hỗ trợ tài chính để đổi mới công nghệ đối với khu vực
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Canada 33




2
1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc về khuyến khích tài chính cho hoạt động đổi
mới công nghệ trong doanh nghiệp 38
CHƢƠNG 2. 433
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 119 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
NGHỊ ĐỊNH ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM TRONG
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 433
2.1. Cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện Nghị định 119/1999 44
2.2: Việc triển khai Nghị định 119 tại một số doanh nghiệp……………………………44
2.2.1. Nhóm các doanh nghiệp thực hiện Nghị định (được thụ hưởng ưu đãi) 44
2.2.2. Nhóm áp dụng Nghị định 119 nhưng thực hiện các dự án gắn với điều
kiện cụ thể của địa phương theo các hình thức khác nhau: 477
2.2.3. Nhóm doanh nghiệp có biết nội dung Nghị định 119 nhưng không thực
hiện được: 488
2.2.4. Nhóm doanh nghiệp không biết thông tin gì về Nghị định 119: 49
2.3. Việc triển khai Nghị định 119 tại một số cơ quan quản lý Nhà nƣớc Trung
ƣơng và địa phƣơng: 4949
2.4. Phân tích tác động của chính sách trong nghị định đến hoạt động đầu tƣ cho
đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 51
2.5. Những mặt tích cực của Nghị định: 555
2.6. Những mặt còn hạn chế của Nghị định 56
2.7 Những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 58
2.8. Một số nghiên cứu trƣờng hợp: 62
2.8.1. Trường hợp Công ty Cổ phần hươu giống Hương Sơn, Hà Tĩnh 62
2.8.2. Trường hợp Công ty Cổ phần Cao su – Nhựa Hải Phòng 644
2.9. Đánh giá chung. 66
KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 699
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

PHỤ LỤC: DANH SÁCH DOANH NGHIỆP ĐƢỢC TÀI TRỢ THEO NGHỊ
ĐỊNH 119 78














3
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

CN Công nghệ
CTCP Công ty cổ phần
CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân
ĐMCN Đổi mới công nghệ
KT-XH Kinh tế xã hội
NCKH Nghiên cứu khoa học
R&D Nghiên cứu và triển khai

SX&KD Sản xuất và kinh doanh

















4
LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập Chương trình cao học chuyên ngàmh Quản lý
Khoa học và Công nghệ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -
Đại học Quốc gia Hà nội, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
Thầy, Cô giáo trong Khoa Khoa học quản lý, các Thầy, Cô giáo trong trường
và Ban lãnh đạo nhà trường. Với sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của PGS.TS
Trần Ngọc Ca- Vụ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cùng
với những nhận xét góp ý quí báu các Thầy, Cô giáo trong Khoa, đến nay
Luận văn tốt nghiệp chương trình cao học của tôi đã hoàn thành.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Ngọc Ca đã giành
nhiều thời gian, công sức giúp đỡ hướng dẫn, tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Chân thành cám ơn các thầy, cô giáo Khoa Khoa học quản lý – Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các chuyên gia, các đồng nghiệp và
bạn bè đã tạo điều kiện ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Bản Luận văn tuy đã có cố gắng cao, nhưng không thể tránh khỏi
những thiếu sót, khiếm khuyết, rất mong nhận được những ý kiến góp ý của
các thầy cô giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để Luận văn được
hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.








5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong thời kỳ phát triển nhanh và bền
vững, khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ
nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng, kể từ khi tiến hành đổi mới
kinh tế, Việt Nam đã có những thời kỳ đạt mức tăng trƣởng kinh tế khá cao.
Để duy trì tỷ lệ tăng trƣởng cao nhƣ thời gian trƣớc, trong bối cảnh hội nhập
nền kinh tế khu vực và trên thế giới, môi trƣờng cạnh tranh trong nƣớc và

quốc tế hết sức khốc liệt, hoạt động khoa học công nghệ không chỉ đƣợc thể
hiện ở các trung tâm nghiên cứu, ở các trƣờng viện mà còn đóng một vai trò
quan trọng trong các doanh nghiệp. Năng suất của các doanh nghiệp là một
tiêu chí quan trọng để đo khả năng cạnh tranh quốc gia. Để tăng cƣờng năng
lực cạnh tranh quốc gia, bên cạnh môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định, cần thiết
phải có chính sách kinh tế vi mô tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
tiến hành các hoạt động nhằm tăng năng suất trong đó đổi mới công nghệ
đƣợc cho là điều kiện sống còn cho các doanh nghiệp để có thể gia nhập và
cạnh tranh đƣợc trong nền kinh tế toàn cầu.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động khoa học và công
nghệ nhằm đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và
hiệu quả sản xuất kinh doanh, Nhà nƣớc có thể sử dụng nhiều công cụ trong
đó các công cụ tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động khoa
học và công nghệ đƣợc biết đến là công cụ hữu hiệu thúc đẩy hoạt động đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc sử dụng công cụ tài chính
nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động đổi mới công nghệ để
nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam là rất cần thiết.
Ngày 18 tháng 9 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các



6
doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng
sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hoạt động đổi mới công nghệ đƣợc khuyến khích theo quy định của
Nghị định này bao gồm: Ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ, đổi
mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới; Dịch vụ khoa học và công nghệ
Năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo Báo cáo sơ

kết thực hiện Nghị định 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về
hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu đổi mới công nghệ” nhằm mục đích tiếp tục
sửa đổi Nghị định 119 cho phù hợp với tình hình thực tiễn và các quy định
của Tổ chức Thƣơng mại thế giới, đồng thời tạo điều kiện để khuyến khích
các doanh nghiệp đầu tƣ nhiều hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu đổi mới
công nghệ. Tuy nhiên, việc thực thi một số chính sách này đến đâu, gặp
những thuận lợi và khó khăn gì vẫn đang còn là một câu hỏi lớn. Với lý do
nêu trên, tôi hi vọng đề tài này sẽ làm rõ hơn những vấn đề đó.
2. Lịch sử nghiên cứu
Ở Việt Nam đã có đề tài cấp cơ sở :
Nghiên cứu đánh giá chính sách hỗ trợ tài chính cho hoạt động đổi mới
công nghệ của doanh nghiệp theo Nghị định 119 (năm 2006) của ThS. Cao
Thu Anh (Viện chiến lƣợc và chính sách KH&CN).
Báo cáo chuyên đề về tình hình thực hiện Nghị định 119/1999 của
Chính phủ (năm 2010) nhóm Nghiên cứu của Văn phòng Hội đồng Chính
sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Những nghiên cứu đã có chủ yếu ở tầm vĩ mô hoặc một số khía cạnh
liên quan đến chính sách tài chính trong các doanh nghiệp nói chung. Luận
văn kế thừa có chọn lọc những tƣ tƣởng, quan điểm và kết quả nghiên cứu đã
đƣợc công bố, từ đó phân tích tình hình thực hiện Nghị định 119 trong các
doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nƣớc, đồng thời phân tích tác động của



7
chính sách tài chính theo Nghị định đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Việt Nam trong hoạt động đổi mới công nghệ và đƣa ra một số khuyến nghị
để Nghị định 119 thực sự đi vào cuộc sống, giúp các doanh nghiệp Việt nam
nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng có thể vận dụng một cách dễ
dàng hơn trong quá trình hoạt động của mình.

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích tác động của Nghị định 119 về các chính sách tài chính khuyến
khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào đầu tƣ cho đổi mới công nghệ.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xem xét việc thực thi các cơ chế, chính sách trong Nghị định 119 của
Chính phủ ở một số ngành, Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW đối với các
Doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động Khoa học và Công nghệ.
- Tác động của các chính sách trong Nghị định 119 đối với các hoạt động
đầu tƣ cho đổi mới công nghệ trong các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Đề xuất phƣơng án bổ sung, hoặc xây dựng lại một số cơ chế, chính
sách rõ ràng và đồng bộ với các Luật và các văn bản đã ban hành trong hoạt
động đổi mới công nghệ của các Doanh nghiệp, bảo đảm tính khả thi trong
qúa trình thực hiện, nhằm gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất có
hiệu quả, chất lƣợng và tính cạnh tranh cao .
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Do điều kiện không cho phép nên
trong đề tài này tôi chỉ phân tích tác động của Nghị định 119 tới hoạt động
đầu tƣ cho đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đƣợc
thụ hƣởng chính sách của Nghị định này. Đồng thời đƣa ra một số thuận lợi
và khó khăn trong quá trình thực hiện, trên cơ sở đó đƣa ra một vài phƣơng án
đề xuất điều chỉnh một số điều khoản trong Nghị định cho phù hợp hơn với



8
tình hình thực tế hiện nay cũng nhƣ để các doanh nghiệp áp dụng một cách dễ
dàng hơn và có hiệu quả hơn.
5. Câu hỏi nghiên cứu
5.1. Câu hỏi chính

Nghị định 119/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ có tác động nhƣ thế nào
đến hoạt động đầu tƣ cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ?
5.2. Câu hỏi phụ
- Việc thực thi chính sách tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào
hoạt động khoa học và công nghệ theo Nghị định 119/1999 hiện nay nhƣ thế
nào?
- Chính sách tài chính theo Nghị định 119 có những ƣu và nhƣợc điểm gì?
- Trong quá trình thực hiện những chính sách này gặp phải những thuận lợi và
khó khăn gì?
- Nên điều chỉnh những chính sách này nhƣ thế nào để có thể tiếp tục khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tƣ và đổi mới công nghệ.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Các chính sách trong Nghị định đã tác động tích cực đến hoạt động đầu tƣ
cho ĐMCN, đặc biệt là DN đã mạnh dạn đầu tƣ vào hoạt động NCKH để qua
đó ĐMCN, tuy nhiên tác động của Nghị định tới DN còn mờ nhạt và số lƣợng
DN thực hiện thành công không nhiều. Ngoài những ƣu điểm của Nghị định
nhƣ Nghị định là đòn bẩy kích cầu để DN tăng cƣờng đầu tƣ cho KHCN
song vẫn còn tồn tại một số bất cập không còn phù hợp với quy định về ƣu đãi
tại các Luật liên quan đƣợc ban hành những năm gần đây. Mặt khác các thủ
tục hành chính để hƣởng các ƣu đãi của Nghị định 119 quá rƣờm rà, nếu đƣợc
cấp kinh phí thì kéo dài, cấp nhiều lần nên mất tính thời cơ của một kết quả



9
nghiên cứu để đƣa sản phẩm ra thị trƣờng nên doanh nghiệp không mặn mà,
thậm chí còn bức xúc với cơ chế hành chính, với cơ quan quản lý nhƣ cơ chế
hỗ trợ tài chính, tổ chức thực hiện, công tác tuyên truyền quảng bá….
7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu tài liệu: Các văn bản pháp qui về quản lý khoa học và công
nghệ, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các tài liệu liên quan đến cơ chế và
chính sách tài chính cho doanh nghiệp.
Thăm dò ý kiến các tỉnh, thành phố trực thuộc TW: Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Bình Định, Phú Yên…, một số doanh nghiệp đƣợc
thụ hƣởng theo NĐ 119 và một số doanh nghiệp khác,
7.2. Phƣơng pháp chuyên gia
Phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp thông qua việc tổ chức
Hội thảo và thu thập thông tin từ các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học, các
nhà quản lý trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
8. Các luận cứ
8.1. Cơ sở lý thuyết
Ngày 18-9-1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/1999/NĐ-
CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu
tƣ vào các hoạt động KH&CN nhằm khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến
và ĐMCN, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngày 28 tháng 11 năm 2000, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng
và Bộ Tài chính đã có thông tƣ liên tịch số 2341/2000/TTLT/BKHCNMT-
BTC hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 119. Tiếp đó, tại thông tƣ liên tịch số
25/2003/TTLT/BKHCN-BTC, Liên Bộ Khoa học công nghệ và Tài chính đã
bổ sung một số quy định tại thông tƣ liên tịch số
2341/2000/TTLT/BKHCNMT-BTC để thống nhất về công tác quản lý tài



10
chính đối với việc hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học cho doanh nghiệp thực
hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực Nhà
nƣớc ƣu tiên theo qui định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 119/1999/NĐ-

CP.
Theo Nghị định 119, doanh nghiệp nhận đƣợc các ƣu đãi sau:
- Miễn, giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp; ƣu đãi về tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất; ƣu đãi về thuế nhập khẩu hàng hoá phục
vụ trực tiếp cho KH&CN và ƣu đãi về tín dụng.
- Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có đề tài nghiên cứu khoa học tạo ra công
nghệ mới thuộc ngành nghề Nhà nƣớc ƣu tiên, khuyến khích do doanh nghiêp
thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học thực hiện thì sẽ đƣợc Nhà
nƣớc hỗ trợ một phần kinh phí (tối đa không quá 30% tổng kinh phí) thực
hiện đề tài. Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, 50% thu nhập tăng thêm sau thuế
do áp dụng công nghệ mới (thời hạn không quá 3 năm kể từ khi có thu nhập
tăng thêm) đƣợc trích lại để đầu tƣ cho hoạt động KH&CN và thƣởng cho cá
nhân, tập thể trong và ngoài doanh nghiệp có công trong việc nghiên cứu, tạo
ra và tổ chức áp dụng công nghệ mới đó.
Nghị định 119 quy định một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào đổi mới công nghệ, với các hoạt động chủ
yếu nhƣ: “ ứng dụng các kết quả KH&CN, đổi mới công nghệ, sản xuất sản
phẩm mới, dịch vụ KH&CN” (tại Điều 1); “Miễn giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp”(tại Điều 4); “Ƣu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng
đất”(tại Điều 5); “Ƣu đãi về thuế nhập khẩu” (tại Điều 6); “Ƣu đãi về tín
dụng” (tại Điều 7) và “Các chính sách khuyến khích khác nhƣ: mức tiền phải
trả thù lao cho tác giả; nhà nƣớc hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí thực hiện đề
tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới; tỷ lệ trích thu nhập đầu tƣ trở lại cho
hoạt động khoa học và công nghệ; tỷ lệ mức thƣởng ”(tại Điều 8). Đó là
những ƣu tiên cơ bản của Nghị định 119 mà đối tƣợng đƣợc hƣởng thụ là các



11
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động theo Pháp luật Việt

Nam (Điều 2).
8.2. Luận cứ thực tiễn
Luận văn kế thừa kết quả từ các đề tài nghiên cứu về chính sách tài
chính nhằm khuyến khích hoạt động khoa học công nghệ.
Theo kết quả trƣng cầu tại một số Sở Khoa học và Công nghệ và một
số doanh nghiệp đã đƣợc thụ hƣởng các chính sách khuyến khích theo Nghị
định 119.
Kế thừa kết quả của các cuộc phỏng vấn một số nhà lãnh đạo, một số
chuyên gia quản lý nhà nƣớc ngành quản lý khoa học và công nghệ của các đề
tài nghiên cứu trƣớc đó.
Kinh nghiệm về chính sách tài chính khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tƣ hoạt động khoa học công nghệ của một số nƣớc trên thế giới.
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận
Phần nội dung bao gồm 2 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về chính sách tài chính khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tƣ vào đổi mới công nghệ
Chƣơng 2. Phân tích tình hình thực hiện Nghị định 119 và phân tích tác
động của Nghị định đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong
việc đầu tƣ cho đổi mới công nghệ.
Kết luận và Một số khuyến nghị đề xuất chính sách.





12
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH KHUYẾN KHÍCH
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẦU TƢ VÀO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ


1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Lý luận chung về doanh nghiệp

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà
XHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29-11-2005, có hiệu
lực từ ngày 01-7-2006, thay thế Luật Doanh nghiệp đã ban hành năm 1999,
Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc năm 2003 và Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm
1996, một số khái niệm cơ bản về doanh nghiệp đƣợc thống nhất nhƣ sau:
1. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. (Điều 4).
2. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lợi. (Điều 4).
Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các
ngành nghề mà pháp luật không cấm. Trên thực tế khái niệm doanh nghiệp
đƣợc hiểu nôm na, dùng chung đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc
mọi thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức, các ngành nghề khác nhau, có
tƣ cách pháp nhân.
3. Doanh nghiệp nhà nƣớc là doanh nghiệp trong đó nhà nƣớc sở hữu
trên 50% vốn điều lệ. Hiện tại ở Việt Nam có loại hình doanh nghiệp 100%
vốn nhà nƣớc, doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nƣớc và công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên 100% vốn nhà nƣớc.
4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành



13

viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lƣợng thành viên không vƣợt quá 50 Thành
viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Phần vốn góp
của thành viên chỉ đƣợc chuyển nhƣợng theo quy định của Luật doanh
nghiệp.
5. Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc
một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của
công ty.
Công ty TNHH không đƣợc quyền phát hành cổ phiếu.
6. Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ đƣợc chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá
nhân có cổ phần. Số lƣợng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lƣợng
tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời
khác. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động
vốn. CTCP có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại
trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
7. Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành
viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dƣới một tên
chung. Ngoài các thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn. Thành
viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp
danh không đƣợc phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
8. Doanh nghiệp tƣ nhân là một doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ
và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp tƣ nhân không đƣợc phát hành bất kỳ một loại




14
chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ đƣợc quyền thành lập một doanh nghiệp tƣ
nhân.
9. Nhóm công ty là tập hợp công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với
nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trƣờng và các dịch vụ kinh doanh khác.
Nhóm công ty bao gồm các hình thức: Công ty mẹ - công ty con, tập đoàn
kinh tế và các hình thức khác.
10. Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là doanh nghiệp do nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập để thực hiện đầu tƣ tại Việt Nam hoặc doanh
nghiệp Việt Nam do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập,
mua lại.
11. Doanh nghiệp công nghiệp là doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghiệp.
12. Hộ sản xuất, kinh doanh (hộ cá thể, hộ gia đình) là cơ sở sản xuất
kinh doanh quy mô gia đình, có dƣới 10 lao động thƣờng xuyên (theo Nghị
định 109 - CP ngày 02/4/2004 về Đăng ký kinh doanh).
Trong khuôn khổ luận văn này, nghiên cứu tập trung vào loại hình
doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm số lƣợng rất lớn và đóng góp ngày càng
nhiều cho xã hội, lại dễ bị tổn thƣơng nhất trong quá trình hội nhập. Doanh
nghiệp nhỏ và vừa với tiêu chí đƣợc xác định ở phần sau đây.
1.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong nền kinh tế
Theo Công văn số 681/CP – KTN ngày 20 tháng 6 năm 1998 của Văn
phòng Chính phủ quy định Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có vốn
điều lệ dƣới 5 tỷ đồng và có số lao động dƣới 200 ngƣời.
Theo Nghị định 90/2001/NĐ – CP ngày 23 tháng 1 năm 2001 về trợ giúp
doanh nghiệp nhỏ và vừa thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là các cơ sở sản xuất
kinh doanh độc lập, có mức vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao

động trung bình hàng năm không quá 300 ngƣời, các doanh nghiệp này đƣợc



15
thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Doanh nghiệp nhà
nƣớc hoặc Luật hợp tác xã hay một số hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh
doanh.
Quy mô


Khu vực
Doanh
nghiệp
siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Số lao
động
Tổng
nguồn
vốn
Số lao
động
Tổng
nguồn vốn
Số lao động
I. Nông, lâm
nghiệp và thủy
sản

10 ngƣời
trở xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
ngƣời đến
200 ngƣời
từ trên 20 tỷ
đồng đến
100 tỷ đồng
từ trên 200
ngƣời đến
300 ngƣời
II. Công nghiệp
và xây dựng
10 ngƣời
trở xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
ngƣời đến
200 ngƣời
từ trên 20 tỷ
đồng đến
100 tỷ đồng
từ trên 200
ngƣời đến
300 ngƣời
III. Thƣơng mại
và dịch vụ

10 ngƣời
trở xuống
10 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
ngƣời đến
50 ngƣời
từ trên 10 tỷ
đồng đến 50
tỷ đồng
từ trên 50
ngƣời đến
100 ngƣời

Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số
vai trò tƣơng đồng nhƣ sau:
- Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thƣờng chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở
Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì
thế, đóng góp của DNNVV vào tổng sản lƣợng và tạo việc làm là rất đáng kể.
- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều



16
chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có đƣợc sự ổn
định. Vì thế, DNNVV đƣợc ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.

- Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy
mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh
nghiệp nhỏ và vừa thƣờng chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết đƣợc
dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
- Là trụ cột của kinh tế địa phƣơng: nếu nhƣ doanh nghiệp lớn thƣờng
đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nƣớc, thì doanh nghiệp nhỏ và
vừa lại có mặt ở khắp các địa phƣơng và là thành phần kinh tế đóng góp quan
trọng vào thu ngân sách, tạo sản lƣợng và giải quyết việc làm cho ngƣời lao
động ở địa phƣơng.
Với vai trò vô cùng quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền
kinh tế, vì vậy nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích
doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nói chung và đổi mới công nghệ nói
riêng. Những chính sách đó nhất là chính sách về tài chính sẽ đƣợc đề cập ở
các chƣơng sau.
1.1.3. Chính sách
Theo James Anderson: "Chính sách là một quá trình hành động có mục
đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà
họ quan tâm".
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp
đƣợc thể chế hóa mà một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đƣa ra, trong
đó tạo sự ƣu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt
động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ƣu tiên nào đó trong chiến lƣợc
phát triển của một hệ thống xã hội”. Theo tác giả thì khái niệm “hệ thống xã
hội” đƣợc hiểu theo một ý nghĩa khái quát. Đó có thể là một quốc gia, một
khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một nhà trƣờng.



17

1.1.4. Chính sách tài chính

Chính sách tài chính là một khái niệm rất rộng, đƣợc hợp thành bởi nhiều
chính sách khác nhằm điều tiết, kiểm soát, định hƣớng sự phát triển của nền
kinh tế. Chính sách tài chính quốc gia là chính sách điều chỉnh các mối quan
hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dƣới hình thức giá trị. Nội
dung của chính sách tài chính bao gồm: chính sách về vốn, chính sách tài
chính doanh nghiệp, chính sách tài khoá, chính sách tài chính đối ngoại, các
chính sách về tín dụng, tiền tệ
1.1.5. Công nghệ

Thuật ngữ công nghệ gần đây đã đƣợc nhiều ngƣời thuộc các lĩnh vực
khác nhau quan tâm, đã có nhiều tổ chức quốc tế về khoa học và công nghệ cố
gắng đƣa ra một định nghĩa công nghệ có thể dung hoà các quan điểm, đồng
thời tạo thuận lợi cho việc phát triển và hoà nhập của các quốc gia, trong từng
khu vực và phạm vi toàn cầu.
Theo Tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc UNIDO thì: Công
nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết
quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp.
Định nghĩa này của UNIDO đứng trên góc độ một tổ chức phát triển
công nghiệp, nhấn mạnh tính khoa học là thuộc tính của công nghệ và khía
cạnh hiệu quả khi xem xét sử dụng công nghệ cho một mục đích nào đó.
Theo tổ chức Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dƣơng ESCAP
thì: Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến
vật liệu và thông tin.
Và sau đó ESCAP mở rộng thêm: Công nghệ bao gồm tất cả các kỹ
năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo, dịch
vụ quản lý, thông tin.
Định nghĩa này không coi công nghệ phải gắn chặt với quá trình sản
xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể, mà còn mở rộng khái niệm công nghệ ra




18
lĩnh vực dịch vụ và quản lý, vì vậy nó đƣợc coi là một bƣớc ngoặt trong lịch
sử quan niệm về công nghệ.
Ở Việt Nam, quan niệm phổ biến nhất hiện nay, phù hợp với các quan
điểm, chính sách phát triển và quản lý công nghệ, đó là:
Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam (năm 2000) định nghĩa: Công
nghệ là tập hợp các phƣơng pháp, qui trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ,
phƣơng tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Theo Luật Chuyển giao công nghệ (năm 2006 số 80/2006/QH ngày
29/11/2006): Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc
không kèm công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Theo Gaynor G. (1996) Công nghệ có thể hiểu là:
- Các phƣơng tiện để thực hiện đƣợc một nhiệm vụ bao gồm tất cả
những gì cần thiết để chuyển các nguồn lực trở thành các sản phẩm hoặc dịch
vụ.
- Bao gồm kiến thức và các nguồn lực cần thiết để đạt đƣợc một mục
tiêu nào đó.
- Là phần kiến thức khoa học và kỹ thuật có thể đƣợc áp dụng trong
việc thiết kế sản phẩm hay các quy trình hoặc áp dụng trong việc nghiên cứu
kiến thức mới.
1.1.6. Đổi mới công nghệ và vai trò của đổi mới công nghệ
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, do nhu cầu càng cao
của con ngƣời do tiến bộ của tri thức và khoa học, do cạnh tranh… nên nhu
cầu về sản phẩm ngày càng cao và càng đa dạng cùng với yêu cầu cao trong
việc tiết kiệm chi phí. Do vậy công nghệ luôn đƣợc thay đổi, cải tiến không
ngừng để thoả mãn nhu cầu đó nên việc thay đổi công nghệ là một xu thế tất
yếu của hệ thống công nghệ toàn cầu và đã mang lại những hiệu quả to lớn

đối với sự phát triển của từng doanh nghiệp, mỗi quốc gia và toàn thế giới,



19
nhờ liên tục đổi mới công nghệ. Vậy đổi mới công nghệ là gì? Đó chính là
cấp cao nhất của thay đổi công nghệ và là quá trình quan trọng nhất của sự
phát triển đối với tất cả các hệ thống công nghệ. Để có thể quản lý đƣợc hoạt
động đổi mới thì cần tập trung vào những vấn đề cơ bản tất cả các thay đổi
nhỏ về công nghệ ta chỉ coi là cải tiến công nghệ.
Theo OECD, đổi mới là việc triển khai thực hiện một sản phẩm (hàng
hóa hoặc dịch vụ) hoặc qui trình công nghệ mới hoặc được cải tiến căn bản,
một cách tiếp thị mới hoặc một cách tổ chức kinh doanh, cách tổ chức sản
xuất hay cách quan hệ với bên ngoài mới. Với định nghĩa đổi mới này ngƣời
ta phân biệt bốn loại đổi mới bao gồm: đổi mới sản phẩm, đổi mới qui trình,
đổi mới cách tiếp thị và đổi mới cách tổ chức.
Khái niệm đổi mới công nghệ thƣờng liên quan đến doanh nghiệp. Đổi
mới thƣờng đƣợc hiểu là một thứ gì đó mới đƣợc áp dụng vào sản xuất, phân
phối hay tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ. Đổi mới công nghệ đƣợc định
nghĩa nhƣ một sản phẩm mới (đổi mới sản phẩm) và một máy móc mới (đổi
mới quy trình) hay cải tiến các sản phẩm hoặc quy trình đang có thông qua
việc thay đổi về công nghệ do các nhà đổi mới tạo ra nhằm vào mục đích
thƣơng mại. (Beije, 1998).
Trong nghiên cứu này tôi muốn sử dụng từ tài liệu hƣớng dẫn của tổ
chức OECD (Oslo Manual 1996) trong đó giải thích rằng đổi mới công nghệ
cho một sản phẩm hoặc một chu trình có thể chia thành các hoạt động sau:
hoạt động R&D, thu nạp công nghệ, trang bị máy móc và thiết kế công
nghiệp, kiểu dáng công nghiệp, phát triển sản xuất, hoạt động marketing cho
sản phẩm mới hoặc sản phẩm cải tiến và hoạt động đào tạo.
Công nghệ là một sản phẩm đặc biệt của con ngƣời và trƣớc hết nó

cũng là một sản phẩm cho nên nó cũng tuân theo quy luật chu trình sống của
sản phẩm, tức là nó cũng đƣợc sinh ra, phát triển và cuối cùng là bị đào thải.
Chính vì lẽ đó việc quan tâm đặc biệt đến đổi mới công nghệ sẽ gắn chặt đến



20
lợi ích sống còn của doanh nghiệp, đến sự phát triển của nền kinh tế. Nếu một
quốc gia nào, hay một doanh nghiệp nào không có những hoạt động nhằm
không ngừng ĐMCN thì chắc chắn ở quốc gia đó, ở doanh nghiệp đó không
thể có sự phát triển. Một điều quan trọng đó là ĐMCN sẽ mang lợi ích cho
doanh nghiệp đổi mới cũng nhƣ cho nền kinh tế, các lợi ích đó là:
- Đổi mới công nghệ cải thiện, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đây là
một lợi ích thiết thực, trực tiếp và đƣợc các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.
- Từ việc nâng cao đƣợc chất lƣợng sản phẩm sẽ làm cho doanh nghiệp
duy trì, củng cố và mở rộng thị phần của sản phẩm.
- Một lợi ích rất quan trọng khác đó là đổi mới công nghệ sẽ mở rộng
phẩm cấp của sản phẩm, tạo thêm chủng loại sản phẩm mới.
- Đáp ứng đƣợc các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ và các quy định ngày
càng khắt khe đƣợc thế giới và các quốc gia xây dựng lên.
- Giảm tiêu hao nguyên liệu, năng lƣợng, đây là một lợi ích hết sức
quan trọng, nhất là trong bối cảnh thế giới đang lâm vào cảnh thiếu năng
lƣợng, giá xăng dầu tăng rất cao.
- Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất cho con
ngƣời và thiết bị.
- Giảm tác động xấu đến môi trƣờng tự nhiên nói chung và môi trƣờng
sống nói riêng.
Vì tất cả các lý do kể trên có thể khẳng định đổi mới công nghệ là một
tất yếu phù hợp với quy luật phát triển.
Công nghệ và đổi mới công nghệ có ý nghĩa quyết định nâng cao khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng việc nâng cao năng xuất, chất lƣợng
hạ giá thành sản phẩm.
1.1.7. Chính sách tài chính khuyến khích theo tinh thần của NĐ 119
Chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích đƣợc áp dụng trong nghị
định 119 bao gồm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp”(tại Điều 3); “Miễn



21
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp”(tại Điều 4); “Ƣu đãi về tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất, thuế sử dụng đất”(tại Điều 5); “Ƣu đãi về thuế nhập khẩu” (tại
Điều 6); “Ƣu đãi về tín dụng” (tại Điều 7) và “Các chính sách khuyến khích
khác nhƣ: mức tiền phải trả thù lao cho tác giả; nhà nƣớc hỗ trợ tối đa 30%
tổng kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới; tỷ lệ trích thu
nhập đầu tƣ trở lại cho hoạt động khoa học và công nghệ; tỷ lệ mức thƣởng
”(tại Điều 8).
1.1.8. Đầu tư cho đổi mới công nghệ trong Nghị định 119
Đổi mới công nghệ theo tinh thần của Nghị định 119 là ứng dụng các
kết quả của hoạt động nghiên cứu triển khai vào thực tế, ứng dụng các thành
tựu khoa học và công nghệ đã có do chuyển giao công nghệ, cải tiến đáng kể
công nghệ đã có, sản xuất sản phẩm mới, hoặc các sản phẩm hiện có nhƣng
đã đƣợc cải thiện đáng kể tính năng chất lƣợng sản phẩm.
1.2. Một số vấn đề đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp của Việt
Nam hiện nay

1.2.1. Tình hình ĐMCN của doanh nghiệp Việt Nam
Đổi mới công nghệ có thể ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế ở cấp độ
doanh nghiệp, nơi tạo ra đổi mới công nghệ và có ảnh hƣởng đến toàn bộ nền
kinh tế. Công nghệ đƣợc coi là nhân tố quan trọng tạo khả năng cạnh tranh
của một quốc gia. Nếu không có phát triển công nghệ một quốc gia có thể đạt

đƣợc tăng trƣởng cao chẳng hạn nhƣ thông qua mức sống cao, tích lũy tƣ bản
lớn nhƣng họ không thể có tăng trƣởng kinh tế lâu dài và bền vững.
Ở cấp độ doanh nghiệp, tác giả Beije (1998) lập luận rằng đổi mới có
tác động giúp doanh nghiệp cải thiện vị trí cạnh tranh và giúp tăng sản lƣợng
hoặc lợi nhuận ròng. Hơn nữa, theo tác giả Kim và Nugent (1994): cải tiến
công nghệ là một phƣơng thức quan trọng để các doanh nghiệp tăng cƣờng
khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ họ



22
đang ở khu vực bất lợi so sánh với các doanh nghiệp lớn hơn bởi vì các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng hạn hẹp về nguồn lực đề đầu tƣ cho hoạt
động R&D hay thu nạp công nghệ. Bởi vậy các hệ thống hỗ trợ về mặt kỹ
thuật giữ vai trò quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong môi trƣờng hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhƣ hiện
nay, công nghệ đƣợc đánh giá là công cụ chiến lƣợc để phát triển kinh tế-xã
hội một cách nhanh chóng và bền vững. Do vậy, với một quốc gia còn yếu về
công nghệ nhƣ Việt Nam, đổi mới công nghệ là yêu cầu bức thiết cần đƣợc
thực hiện đồng bộ từ Nhà nƣớc đến doanh nghiệp (DN).
Nghiên cứu trƣớc đây (Nguyễn Võ Hƣng, 2005) đã chỉ ra ĐMCN ở các doanh
nghiệp Việt Nam, nhất là DNNVV, chủ yếu là các đổi mới mang tính nhỏ lẻ,
nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất, ít đổi mới mang
tính đột phá về công nghệ, nếu có thì chủ yếu dựa vào các công nghệ có sẵn
mua về từ nƣớc ngoài, việc tự nghiên cứu, tạo ra công nghệ mới thay thế hầu
nhƣ rất hiếm có doanh nghiệp thực hiện. Theo các nghiên cứu này có tới 81%
doanh nghiệp cho biết đó chỉ là các cải tiến nhỏ lẻ, 60% doanh nghiệp thực
hiện cải tiến sản phẩm của doanh nghiệp, 47% doanh nghiệp hiện đai hóa một
số công đoạn trong quy trình sản xuất, chỉ có 26% doanh nghiệp sản xuất và

đƣa ra thị trƣờng loại sản phẩm mới. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp
ĐMCN bằng cách nhập máy móc, thiết bị của nƣớc ngoài (hơn 70%), làm
theo mẫu sản phẩm nƣớc ngoài (70%).
Các hoạt động đổi mới công nghệ mà doanh nghiệp đã thực hiện

Hoạt động đổi mới
Tỷ lệ (%)
1.
Cải tiến nhỏ/thay thế/bổ sung thiết bị lẻ/đồ gá lắp
để nâng cao năng suất, tiết kiện chi phí
81
2.
Hiện đại hóa một số công đoạn chính trong quy
47



23

Hoạt động đổi mới
Tỷ lệ (%)
trình sản xuất để nâng cao chất lƣợng, năng suất
3.
Cải tiến mẫu mã/tính năng/công dụng của sản
phẩm mà doanh nghiệp đã từng sản xuất trƣớc đó
60
4.
Sản xuất, đƣa ra thị trƣờng loại sản phẩm mới mà
doanh nghiệp chƣa từng sản xuất trƣớc đó
26

5.
Nhập máy móc, thiết bị của nƣớc ngoài kèm theo
các dịch vụ tƣ vấn kỹ thuật, đào tạo của nhà cung
cấp
35
6.
Nhập máy móc, thiết bị của nƣớc ngoài, sau đó
hợp tác với chuyên gia trong nƣớc lặp đặt/chạy
thử/khắc phục sự cố
37
7.
Làm theo mẫu sản phẩm nhập ngoại, nhƣng sản
phẩm có giá cạnh tranh so với hàng ngoại nhập
70
Nguồn: Hiện trạng đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt nam trong bối cảnh hội nhập
Nguyễn Thanh Tùng (NISTPASS)

Cũng theo nhận định của các nghiên cứu này thì hoạt động ĐMCN có ý nghĩa nhất
đối với doanh nghiệp chính là các hoạt động nhập máy móc, công nghệ của nƣớc
ngoài, sau đó mới đến các hoạt động hiện đại hóa một số công đoạn sản xuất, cải tiến
sản phẩm, thiết bị sản xuất của doanh nghiệp.
Hoạt động đổi mới công nghệ có ý nghĩa nhất
TT
Hoạt động ĐMCN có ý nghĩa nhất
Tỷ lệ (%)
1.
Cải tiến nhỏ thiết bị
12.50
2.

Hiện đại hóa một số công đoạn
16.07
3.
Cải tiến sàn phẩm đang sản xuất
16.07



24
TT
Hoạt động ĐMCN có ý nghĩa nhất
Tỷ lệ (%)
4.
Sản xuất sản phẩm mới
5.36
5.
Nhập máy móc kèm dịch vụ tƣ vấn
17.86
6.
Nhập máy móc, hợp tác chuyên gia trong nƣớc
12.50
7.
Làm theo sản phẩm nhập ngoại
12.50
8.
Nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng
1.79
9.
Đổi mới nguyên liệu
1.79

10.
Ứng dụng tin học
1.79
11.
Phát triển thƣơng hiệu mới
1.79

Tổng
100.00
Nguồn: Hiện trạng đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt nam trong bối cảnh hội nhập
Nguyễn Thanh Tùng (NISTPASS)

Để ĐMCN, các doanh nghiệp phải đầu tƣ nhiều nhất vào các khâu nhƣ lập
phƣơng án sản xuất kinh doanh (53%), sau đó là huy động vốn đầu tƣ (51%)
và cách thức làm chủ, cải tiến công nghệ (47%). Bên cạnh đó, nhiều doanh
nghiệp đã phải đầu tƣ nhiều cho việc tìm kiếm công nghệ, nhà cung cấp công
nghệ (39%). Nhƣ vậy, kết quả này cho thấy các nội dung đƣợc lựa chọn để
tìm hiểu nhu cầu hƣớng dẫn DNNVV thực hiện ĐMCN là xác đáng.
Các nội dung doanh nghiệp đầu tƣ để thực hiện ĐMCN
TT
Nội dung
Tỷ lệ (%)
1.
Tìm công nghệ/nhà cung cấp
39
2.
Lập phƣơng án sản xuất kinh doanh
53
3.

Huy động vốn đầu tƣ
51
4.
Góp vốn hợp tác với nhà khoa học
4

×