Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh và một số bài học của nó đối với việc giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 172 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ NHƢ HUẾ




QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG
CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY





LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC










Hà Nội, 2013


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ NHƢ HUẾ



QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG
CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã ngành: 62 22 80 05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC




Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo


Hà Nội, 2013

2
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Triết học hiện sinh là một trào lưu triết học lớn của triết học phương
Tây hiện đại, phát triển và phổ biến rộng rãi đặc biệt vào những năm 50 - 60
của thế kỷ XX, có ảnh hưởng và để lại dấu ấn đậm nét ở văn hóa phương
Tây. Khi thể hiện các tư tưởng triết học của mình, chủ nghĩa hiện sinh đã
không sử dụng ngôn ngữ triết học trừu tượng, mà thường khai thác các hình
tượng nghệ thuật và ngôn ngữ văn học qua các tiểu thuyết, các truyện ngắn,
các vở kịch, các bài thơ với văn phong giản dị và khúc chiết để bước vào và
chinh phục trái tim các độc giả. Các nhà hiện sinh trình bày những quan điểm
của mình với diện mạo độc đáo. Họ cũng bàn đến vấn đề con người như bao
triết học khác, nhưng con người trong triết học hiện sinh được khai thác ở
khía cạnh nội tâm, tinh thần nằm trong miền sâu thẳm của mỗi con người.
Triết học hiện sinh đặc biệt nhấn mạnh những nỗ lực thường xuyên và tự giác
của mỗi cá nhân trong việc duy trì và bảo vệ những giá trị nhân bản đặc trưng
cho con người, phân biệt với các sinh vật khác trên trái đất, như tự do cá nhân,
lẽ sống, công bằng, lương tâm, trách nhiệm, v.v Bởi thế, triết học hiện sinh đã
có sức hấp dẫn và trở thành nền tảng tinh thần cho một bộ phận xã hội ở một
loạt nước phương Tây, như Đức, Pháp, Mỹ, Italia, v.v.; qua đó đã có ảnh hưởng
đến nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
Nền văn minh phương Tây mang trong mình nhiều giá trị chung

nhân loại; do vậy, chúng ta cần có thái độ sẵn sàng tiếp nhận những giá trị
đó và tất nhiên, phải tiếp nhận chúng trên cơ sở các giá trị văn hóa truyền
thống của người Việt. Điều này có nghĩa là những giá trị đó cần được
“Việt hóa”, cần được thích ứng với nền văn hóa Việt Nam với bản sắc độc
đáo và diện mạo riêng của nó, chứ không phải dẫn tới thủ tiêu nền văn hóa
đó. Chúng ta cũng phải tránh một thái cực khác là tâm thế sùng bái quá

3
mức văn hóa phương Tây, tuyệt đối hóa những giá trị của nó, mà không
biết rằng thực tế bản thân văn hóa phương Tây cũng có những nan đề của
nó. Do vậy, việc chủ động nghiên cứu, đánh giá đúng những giá trị cũng
như mặt hạn chế của đạo đức học phương Tây nói chung và đạo đức học
trong chủ nghĩa hiện sinh nói riêng để có định hướng đúng đắn cho việc
tiếp thu văn hóa phương Tây là hết sức quan trọng và cần thiết trong bối
cảnh thế giới đương đại.
Với việc luận giải những khái niệm nền tảng của đạo đức học, như thiện,
ác, lương tâm, trung thực, tội lỗi, hèn nhát, trách nhiệm, tự do, v.v , đạo đức học
trong chủ nghĩa hiện sinh cũng góp tiếng nói trong việc phê phán những tư
tưởng của thuyết định mệnh, những truyền thống lỗi thời, những tập quán xã
hội lạc hậu vốn trói chặt, kìm hãm tính năng động, tính sáng tạo của con
người. Đạo đức học hiện sinh có những đóng góp quan trọng trong việc tôn
vinh các giá trị nhân bản đích thực và lợi ích chính đáng của con người cá
nhân trong mối quan hệ với tha nhân, với cộng đồng. Nó thể hiện được tính
độc đáo, khả năng sáng tạo, đề cao lương tâm, trách nhiệm cao cả của mỗi
con người trước sự lựa chọn của mình, trước số phận của mình, trước tha
nhân, trước cộng đồng và xã hội. Vì lẽ đó, việc tiếp cận nghiên cứu đạo đức
học phương Tây nói chung, đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh nói riêng
là việc làm cần thiết nhằm tiếp tục phát triển triết học và đạo đức học Mác -
Lênin trong điều kiện mới.
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, ở Việt Nam đã

hình thành và phát triển nhiều giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Những giá trị này đã làm nên cốt cách, tinh thần, sức mạnh và bản sắc của
dân tộc và đã được thế giới trân trọng, khâm phục. Trong điều kiện hiện nay,
khi đất nước đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng kinh tế thị trường, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá mọi lĩnh vực đời sống xã hội, hội nhập sâu và tăng cường

4
các hoạt động mang tính toàn cầu hoá, thì có thể nhận thấy sự biến đổi của
các thang bậc giá trị và sự gia tăng của hiện tượng suy thoái đạo đức. Không
ít thanh niên sống thiếu tính tự lập, sáng tạo và nghị lực cá nhân. Một bộ
phận thanh niên quá đề cao vai trò của sự phát triển khoa học - công nghệ mà
không thấy tầm quan trọng của đời sống tinh thần; thậm chí vì lợi ích vật chất
trước mắt, vì quá đề cao lợi ích cá nhân mình mà có thể chà đạp lên những
giá trị đạo đức xã hội của dân tộc. Một bộ phận không nhỏ cán bộ làm việc
thiếu trách nhiệm cá nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển
của xã hội. Một số người đã đánh mất mình, đánh mất ý nghĩa cuộc sống của
chính cuộc đời mình, họ sống giả dối, không trung thực với chính mình. Bởi
thế, việc tiếp cận nghiên cứu đạo đức học phương Tây nói chung, đạo đức
học trong chủ nghĩa hiện sinh nói riêng, trên lập trường triết học Mác – Lênin
là việc làm cần thiết để tiếp thu, rút kinh nghiệm và vận dụng những giá trị,
hạt nhân hợp lý của đạo đức học hiện sinh vào việc giáo dục đạo đức ở Việt
Nam hiện nay.
Có thể nói, việc tìm hiểu quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh
là việc làm có ý nghĩa để hiểu đúng về triết học hiện sinh, tránh cái nhìn hời hợt,
phiến diện, sai lệch về trào lưu tư tưởng này cũng như sự đồng nhất một cách sai
lầm chủ nghĩa hiện sinh với một lối sống buông thả, bệnh hoạn, trái với đạo đức
truyền thống.
Với những lý do cơ bản trên, nghiên cứu sinh chọn Quan niệm đạo đức
học trong chủ nghĩa hiện sinh và một số bài học của nó đối với việc giáo dục
đạo đức ở Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là hệ thống hóa và làm rõ những nội dung đạo
đức học cơ bản trong chủ nghĩa hiện sinh, từ đó phân tích một số bài học của
nó đối với giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay.

5
Để thực hiện được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các
nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích bối cảnh và những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan niệm
đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh
- Hệ thống hóa và làm rõ những nội dung cơ bản của quan niệm đạo
đức học trong chủ nghĩa hiện sinh
- Phân tích một số bài học từ giá trị và từ hạn chế của đạo đức học trong
chủ nghĩa hiện sinh đối với việc giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đây là một đề tài nghiên cứu rất rộng. Tuy nhiên, luận án giới hạn
phạm vi nghiên cứu chỉ ở những vấn đề đạo đức học cơ bản qua một số nhà
triết học hiện sinh tiêu biểu, như K. Jaspers, M. Heidegger, J.P. Sartre, A.
Camus, Simone de Beauvoir.
Đặc biệt, luận án giới hạn việc phân tích một số bài học của đạo đức
học trong chủ nghĩa hiện sinh đối với việc giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện
nay, chủ yếu ở việc đưa ra những đánh giá về ưu điểm và hạn chế của đạo
đức học hiện sinh, từ đó, rút ra những khả năng vận dụng có ý nghĩa của nó
đối với việc giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay.
Nói cách khác, những bài học rút ra từ đạo đức học trong chủ nghĩa
hiện sinh được hiểu chủ yếu với tư cách là những gợi mở có ý nghĩa đối với
việc giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay nhằm bổ sung, phát huy những
mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của nó.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu
của những người đi trước.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là những
phương pháp mácxít nghiên cứu lịch sử triết học, phương pháp thống nhất
lịch sử và lôgíc, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh

6
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã hệ thống hóa, phân tích làm nổi bật những nội dung cơ
bản của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh.
Luận án rút ra một số bài học từ giá trị cũng như bài học từ hạn chế
của đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh đối với giáo dục đạo đức ở Việt
Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, luận án góp phần làm sáng tỏ hơn quan niệm đạo đức
học trong chủ nghĩa hiện sinh và một số bài học của nó đối với giáo dục đạo
đức ở Việt Nam hiện nay.
Về mặt thực tiễn, luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh
viên, phục vụ bước đầu cho việc nghiên cứu và giảng dạy về một trào lưu
triết học phương Tây hiện đại.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh
mục những công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, nội dung
luận án gồm 4 chương 11 tiết.


7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:
QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ

MỘT SỐ BÀI HỌC CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Loại công trình và tư liệu liên quan đến bối cảnh và những
tiền đề tư tưởng cho sự ra đời chủ nghĩa hiện sinh và nội dung của
triết học hiện sinh
Cuốn Hiện tượng luận về hiện sinh, [88] của tác giả Lê Thành Trị
(1974), đã dành phần lớn dung lượng cho việc phân tích ý nghĩa tổng quát
của triết lý hiện sinh gồm năm điểm cơ bản: 1) phê phán gay gắt chủ nghĩa
duy lý dưới nhiều hình thức; 2) phê phán các quan điểm nhìn con người như
một đồ vật và ứng xử với con người như một công cụ; 3) đề cao chân lý chủ
thể; 4) nhìn nhận và khai thác khía cạnh nội tại của con người, tự do chọn
lựa, sự đối lập giữa thiện và ác, giữa cố gắng và buông trôi…; 5) nhấn mạnh
khả năng của con người sẵn sàng đương đầu với thử thách của cuộc sống. Từ
năm điểm này, tác giả đi đến kết luận: Triết học hiện sinh chính là hiện tượng
luận áp dụng cho việc tìm hiểu con người. Sau đó, tác giả phân tích những
luận đề triết học của từng triết gia hiện sinh như Kierkegaard, Nietzsche,
Jaspers, Heidegger, Sartre.
Chủ nghĩa hiện sinh còn được giới thiệu trong cuốn Một số học thuyết
triết học phương Tây hiện đại, [30] của Nguyễn Hào Hải (2001). Trong cuốn
sách này, tác giả giới thiệu nguồn gốc và cơ sở về phương diện bản thể luận
và nhận thức luận trong hiện tượng luận Husserl như là một trong những tiền
đề cho sự ra đời của triết học hiện sinh, kết hợp với sự phân tích khá chi tiết
hoàn cảnh ra đời chủ nghĩa hiện sinh, cuốn sách đã dựng lại bức tranh khá
sinh động về sự kết hợp lý luận giữa hai trào lưu triết học phương Tây có tầm

8
ảnh hưởng rất to lớn giữa hiện tượng luận và chủ nghĩa hiện sinh trong nhiều
thập kỷ của thế kỷ XX ở phương Tây. Tác giả khẳng định “hai cuộc đại chiến
khốc liệt là hoàn cảnh quyết định để hình thành và phát triển mạnh mẽ chủ

nghĩa hiện sinh, nhưng không thể nói đơn giản rằng: chính hai cuộc đại chiến
này đã sinh ra triết học hiện sinh” [30, tr.118, 121]. Ông cũng chỉ ra nguyên
nhân khác bao quát hơn là: những sự bất công giữa những con người sống
trong những xã hội dựa trên bóc lột, và biểu hiện rõ nhất trong xã hội tư bản”
[30, tr.119]. Tác giả đã dành một dung lượng đáng kể phân tích vấn đề con
người trong triết học hiện sinh, trong đó nổi bật là luận đề tồn tại có trước
bản chất và thân phận con người theo quan điểm của Jaspers, Heidegger,
Camus và Sartre. Cuối cùng, tác giả đưa ra kết luận rằng, luận đề tồn tại có
trước bản chất có ý nghĩa đối với sự phê phán các thuyết “hữu thần luận”,
“nhân tính luận”. Tuy nhiên, hạn chế của chủ nghĩa hiện sinh theo tác giả là
“nhấn mạnh, khuyếch trương phóng đại tính co dãn, tính năng động về bản
chất của con người, làm cho nó thoát ly hẳn cơ sở vật chất, hoàn cảnh khách
quan, tính tất nhiên khách quan” [30, tr.147].
Tác giả Lưu Căn Báo (2003) đã viết về quãng đời của Nietzsche khi
ông còn là một cậu học trò bé bỏng, cô đơn và đau buồn nhưng có tài năng
xuất chúng trong cuốn sách Ph. Nietzsche [4]. Ở đây, tác giả cũng đã kể về
cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Nietzsche và Schopenhauer: “Lúc ấy tôi đang lẻ loi
chịu đựng một số thể nghiệm đau khổ, rất thất vọng, không có nguyên tắc,
không có hi vọng Từ sáng đến tối, tôi u uất âm thầm suy nghĩ Chính
trong tâm trạng ấy, tôi phát hiện ra Schopenhauer, tri âm của tâm hồn tôi” [4,
tr.30 – 31]. Sau đó tác giả đề cập đến nội dung cơ bản của một số tác phẩm
của Nietzsche như: Phía bên kia của cái thiện và cái ác, Zarathoustra đã nói
như thế.


9
Khi giới thiệu về các trào lưu tư tưởng của triết học phương Tây hiện
đại, cuốn Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI - Triết học phương Tây hiện đại
[24] của tác giả Lưu Phóng Đồng (2004) đã khái quát về chủ nghĩa hiện sinh
như một trường phái triết học xuất phát từ việc biểu thị ý nghĩa tồn tại thật sự

của con người tiến tới vạch ra mối quan hệ giữa cá nhân, tha nhân và thế giới.
Tác giả đề cập tới sự ra đời chủ nghĩa hiện sinh gắn với các mâu thuẫn xã hội
và cuộc khủng hoảng của chế độ tư bản chủ nghĩa và hiện tượng tha hóa
trong xã hội; đồng thời chỉ ra thực chất của chủ nghĩa hiện sinh. Ông viết:
“Miêu tả vạch ra sự đánh mất cá tính con người, sự tước đoạt tự do của con
người, sự chi phối của các lực lượng phi nhân trong xã hội hiện đại đầy rẫy
mâu thuẫn và khủng hoảng; luận chứng làm thế nào để con người được tự do
thực sự, thoát khỏi tình trạng tha hóa, khôi phục cá tính và sự tôn nghiêm của
con người, lực lượng được các triết gia hiện sinh coi là vấn đề trung tâm của
triết học” [24, tr. 512]. Sau đó, tác giả phân tích tư tưởng của các nhà triết
học hiện sinh như M. Heidegger, K. Jaspers, J. P. Sartre.

Cuốn Triết học hiện sinh [22] của Trần Thái Đỉnh (2005) cũng đã giới
thiệu khái quát về những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời và những nội dung
cơ bản của triết học hiện sinh. Tác giả cho rằng: “triết học hiện sinh là triết
học về ý nghĩa cuộc sống nhân sinh, nói tắt là triết học về con người” [22,
tr.22]. Tác giả phân tích một số tư tưởng chủ yếu của các nhà triết học hiện
sinh, trong đó khẳng định, triết học hiện sinh là triết học dạy ta suy nghĩ về
thân phận làm người và đề tài quan trọng nhất của triết học hiện sinh là con
người tại thế với những điều kiện sinh hoạt nhất định và “định mệnh” độc
đáo của mỗi người. Chủ thể tính và nhân vị tự do là hai phương diện chính
làm nên con người hiện sinh. Khảo sát về lịch sử của chủ nghĩa hiện sinh, tác
giả lần lượt chỉ ra khuynh hướng khác nhau của mỗi triết gia đã góp công tạo
lập nền tảng và sự đa diện mạo của chủ nghĩa hiện sinh: Kiergaard, ông tổ

10
hiện sinh đích thực; Nietzsche, ông tổ hiện sinh vô thần; Husserl, ông tổ văn
chương triết lý hiện tượng học; Jaspers, người khởi xướng hiện sinh hướng
về siêu việt; Marcel, người chủ trương hiện sinh và huyền nhiệm; Heidegger,
người đặt nền tảng cho hiện sinh và hiện hữu; Sartre, người đề cao hiện sinh

và hư vô.
Trong cuốn Lịch sử triết học Phương Tây hiện đại [17], hai tác giả
Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng (2005) đã khảo sát chủ nghĩa hiện sinh
ở châu Âu và ở Mỹ. Các tác giả đề cập đến nhiều chủ đề cùng một số khái
niệm đặc trưng của chủ nghĩa hiện sinh, trong đó chủ đề về bản chất con
người, về tự do, về cái chết và về sự lo âu… được phân tích khái quát trên
những nét chung nhất. Các tác giả đã khẳng định rằng, bản thể luận của chủ
nghĩa hiện sinh lấy con người làm đối tượng, nhưng không phải con người
phổ quát, chung chung, trừu tượng như trong triết học truyền thống, mà là
con người cá nhân độc nhất vô nhị lấy hiện sinh, mặt cơ bản của hiện hữu
để làm nhân vị cho mình, rằng “hiện sinh chỉ có ở con người chứ không có
ở bất cứ sự vật nào. Con người không có bản tính, không có sứ mạng phải
làm vì ai. Con người tự sáng tạo bản chất của mình” [17, tr.131].
Trong cuốn Tuyển tập danh tác triết học từ Platon đến Derrida [3], tác
giả Forrest E. Baird (2006) đã đề cập đến cội nguồn của triết học hiện sinh
với các luận điểm tiêu biểu như quan niệm về chủ thể tính: “tôi không thể
thay đổi sự kiện rằng cái cây này đang ở trước mặt tôi hay tôi không thể đi
xuyên qua nó. Nhưng cả ở đây, tự do của tôi vẫn thắng. Tôi tự tạo ra ý nghĩa
của cái cây này như một vật để trèo lên hay như một nguồn gỗ hay như một
vật phải giữ gìn hay như một mẫu sinh vật” [3, tr. 644]. Tác giả cũng đưa ra
quan niệm về trách nhiệm của chủ nghĩa hiện sinh là con người phải chịu
trách nhiệm về chính mình, về mọi người: “ khi chúng ta nói rằng một

11
người chịu trách nhiệm về chính mình, chúng ta không chỉ muốn nói người
ấy chịu trách nhiệm về cá nhân họ, mà về mọi người” [3, tr. 652].
Trong cuốn Diện mạo triết học phương Tây hiện đại [46] của tác giả
Đỗ Minh Hợp (2006), phần viết về chủ nghĩa hiện sinh, tác giả đã khẳng định
rằng, tuy có nhiều đại biểu không hoàn toàn đồng nhất, nhưng các nhà hiện
sinh đều thống nhất ở điểm coi con người là một thực thể đặc biệt hay là một

loại đặc biệt của cái hiện tồn là không thể so sánh, là hoàn toàn khác biệt với
tất cả các sinh vật và sự vật khác. “Lựa chọn là một bộ phận cấu thành quan
trọng bậc nhất của tồn tại người, là một trong các phạm trù phản ánh đặc
điểm của tồn tại người” [46, tr. 237]. Tác giả cũng lưu ý: trong hệ thuật ngữ
của chủ nghĩa hiện sinh “lo âu, quan tâm hay gánh nặng không phải là các
phạm trù xã hội, mà là các phạm trù hiện sinh” [46, tr.242].
Cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX
- nửa đầu thế kỷ XX [47] của các tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn,
Nguyễn Thanh (2008) đã đưa ra cái nhìn tổng quan về các nhà sáng lập ra
chủ nghĩa hiện sinh và tư tưởng cơ bản của các triết gia hiện sinh thông qua
việc phân tích một số tác phẩm tiêu biểu nhất của các nhà hiện sinh chủ
nghĩa, chẳng hạn, tác phẩm Tồn tại và thời gian của M.Heidegger; các tác
phẩm Buồn nôn và Chủ nghĩa hiện sinh – đó là chủ nghĩa nhân đạo của
J.P.Sartre và tác phẩm Thần thoại về Sidip hay Kẻ xa lạ của Camus. Cuốn
sách này cũng phân biệt các khái niệm “hiện sinh không đích thực” “hiện
sinh đích thực”. “Chỉ khi tiến gần tới nhận thức về cái chết như sự không có
khả năng tồn tại , con người mới tìm thấy tồn tại đích thực cho mình” [47,
tr. 152]. Tác giả đã khái quát một số luận điểm cơ bản của triết học hiện sinh:
“con người – đó là sự hiện sinh, đó là sự tự do lựa chọn. Sự hiện sinh lúc đầu
là hư vô, sự hiện sinh – đó là tự do, đó là hành vi sáng tạo. Con người, tức là
vượt ra khỏi giới hạn của mình, vượt lên trên tồn tại hiện có của mình, là giá

12
trị tự thân và không thể được thay thế bằng bất kỳ cái gì, kể cả loài” [47, tr.
232-233].
Xem xét mốt sống mang danh hiện sinh, Trần Thiện Đạo (2008)
trong cuốn Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc [21] khẳng định
rằng, nó không liên quan đến đặc tính của triết thuyết hiện sinh, mà chỉ là
sự thể hiện của một cái mốt chóng tàn. Sau đó, tác giả đề cập đến J.P.
Sartre với tư cách là một triết gia tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh và tìm

hiểu vở kịch “Ruồi” của Sartre. Ở đây, tác giả cũng đã chỉ ra một số nét tư
tưởng của J.P.Sartre: “hiện sinh có trước bản chất, cuộc đời này tự nó
không có ý nghĩa gì hết, nó chỉ đơn thuần mang ý nghĩa mà chính con
người gán cho nó Con người tự do là con người hành động một cách đích
thực” [21, tr. 72 – 73].
Tiếp tục khảo cứu các công trình về những triết thuyết trước chủ
nghĩa hiện sinh để hiểu cho đúng những tiền đề lý luận của chủ nghĩa này sẽ
được khảo sát trong luận án, có thể kể đến cuốn Hiện tượng học Husserl
[40] do tác giả Nguyễn Chí Hiếu chủ biên (2008). Cuốn chuyên khảo đề cập
đến cuộc đời và sự nghiệp của Husserl với sự ra đời hiện tượng học cũng
như một số nội dung cơ bản của hiện tượng học như tính ý hướng, phép quy
giản hiện tượng học vốn được các nhà hiện sinh hậu bối lấy làm phương
pháp suy tư và khảo cứu về tồn tại và bản chất người. Tác giả đưa ra quan
niệm của Husserl: “bất kỳ hành vi nào của ý thức cũng định hướng vào một
đối tượng nào đó” [40, tr. 181] và chỉ ra rằng “hiện tượng học đi liền với
những đòi hỏi như: hãy nhân thế giới sống (những cảm nghiệm) của mình
lên, hãy phát hiện ra bản chất ở trong chúng, hãy đừng tách bản chất khỏi
những cảm nghiệm, hãy hành động phù hợp với kết quả nhận thức hiện
tượng học của mình. Tất cả những đòi hỏi ấy đều mang đậm sắc thái đạo
đức, vì chúng là câu trả lời cho vấn đề cơ bản của đạo đức học: cần sống

13
như thế nào?” [40, tr. 253]. Như vậy, một phần của hiện tượng học gia
nhập, lột xác trong học thuyết đạo đức của chủ nghĩa hiện sinh.
Trong cuốn F.Nietzsche triết nhân và thi nhân [28] tác giả Trần Thanh
Hà (2009) đã khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nietzsche, cuộc đời của
ông là một chuỗi dài bi kịch nhưng ở con người ông luôn tồn tại một sức
mạnh vươn lên trên mọi khổ đau của cuộc sống. Ở đây, tác giả đã chỉ rõ tư
tưởng của Nietzsche rằng, tự do thực sự chỉ đến với con người khi họ tự chủ
lấy vận mệnh của mình mà không chịu tác động của hoàn cảnh xã hội, “con

người là một sinh thể phải được sống đúng với bản ngã của riêng mình, mà
không chịu sự áp chế của bất cứ thế lực nào” [28, tr. 78]; đồng thời tác giả
cũng phân tích những tư tưởng của Nietzsche mà sau này chủ nghĩa hiện sinh
kế thừa như tư tưởng về cô đơn, tự do, dấn thân Dĩ nhiên, những tư tưởng
của Nietzsche không phải là không cực đoan khi muốn cho con người thoát
khỏi mọi trói buộc của điều kiện, hoàn cảnh sống, nhưng chúng cũng thể hiện
khao khát muốn bứt phá, vượt qua số phận của những con người đang chịu sự
kìm nén bất công từ xã hội tư sản vị kỷ đầy vụ lợi.
Trong cuốn Triết học hiện sinh [51] do tác giả Đỗ Minh Hợp chủ biên
(2010), các vấn đề về triết học hiện sinh đã được đề cập đến như sự khái quát
đặc điểm chung của chủ nghĩa hiện sinh, đó là: 1) chủ nghĩa hiện sinh là sự
phản ứng lại và như là một con đường thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng của
triết học duy lý Hegel, chủ nghĩa nhân bản Feuerbach. Điều này được thể
hiện rõ qua sự khảo sát hệ vấn đề hiện sinh người ở những bậc tiền bối như
Dostoievski, Nietzsche và Kapka; 2) Xét về cội nguồn, trào lưu hiện sinh chủ
nghĩa thể hiện là sự phục sinh triết học Kierkegaard; 3) Cội nguồn gần gũi
hơn về mặt thời gian của chủ nghĩa hiện sinh là hiện tượng học Husserl; 4)
Việc phân tích sự hiện sinh được trình bày không những trong các tác phẩm
triết học mà cả trong các tác phẩm văn học của Sartre, Camus, Beauvoir,
Marcel; 5) Đề tài về tính phi duy lý của tồn tại người thể hiện rất rõ nét

14
trong chủ nghĩa hiện sinh; 6) Chủ nghĩa hiện sinh có ý định xây dựng một
triết lý nhân sinh mới, qua đó là một chủ nghĩa nhân đạo mới. Sau đó, các
tác giả phân tích tư tưởng của các bậc tiền bối cũng như các triết gia tiêu
biểu của trường phái này và đưa ra luận điểm cơ bản của triết học hiện
sinh: “Chủ nghĩa hiện sinh - đó là chủ nghĩa nhân văn”, cho rằng: “các nhà
hiện sinh khẳng định chính họ đem lại cho con người mục đích đích thực của
tồn tại người. Do vậy, họ đã đặt đạo đức học vào vị trí trung tâm của toà nhà
triết học” [51, tr. 362].

Tác giả Bùi Thị Tỉnh (2010), trong cuốn Phụ nữ và giới [86], đã đề cập
đến sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh như là sự phản kháng lại chủ nghĩa duy
lý. Tác giả đã đi tìm cội nguồn của chủ nghĩa hiện sinh từ Socrat đến
Kierkegaard, Husserl. Sau đó, tác giả đề cập đến quan điểm giải phóng phụ
nữ của nhà triết học nữ quyền Simone de Beauvoir dựa trên luân lý hiện sinh
như tự do, bản chất con người, tha nhân, chủ thể tính. Bà cũng rất đề cao tự
do, đặc biệt tự do của phụ nữ, quyền bình đẳng giới, phải là mục đích, phải
trở thành sự ưu tiên trong xã hội hiện đại: “tự do có nghĩa là con người phải
thoát khỏi mọi áp bức để khẳng định sự tồn tại của cá nhân mình cũng như
của toàn nhân loại” [86, tr. 171].
Tác giả Lộc Phương Thủy (2005) trong bài viết Jean – Paul Sartre
và phê bình hiện sinh, [83] đã nhấn mạnh tính vô thần trong chủ nghĩa
hiện sinh của J.P.Sartre. Theo đó, trách nhiệm của con người trong cuộc
đời thể hiện ở sự tự lựa chọn của mình trong từng tình huống cụ thể.
Trong bài viết này, Sartre được bàn đến chủ yếu như một nhà lý luận và
phê bình văn học xuất sắc.
Tác giả Lê Kim Châu (2007) trong bài viết khái quát về Chủ nghĩa
hiện sinh trong thế kỷ XX [8] thừa nhận bên cạnh những hạn chế ở việc quá
đề cao “cái tôi” cá nhân con người, thì chủ nghĩa hiện sinh có những ưu điểm
như là tiếng nói chống lại sự áp bức và vùi dập con người, là sự tố cáo đối

15
với các lực lượng làm tha hóa con người. Bên cạnh đó, tác giả còn khẳng
định: “chủ nghĩa hiện sinh dành ưu tiên cho những suy tư về con người, cho
rằng tìm hiểu con người là việc cần thiết hơn so với tìm hiểu giới tự nhiên.
Nhưng con người mà chủ nghĩa hiện sinh quan tâm không phải là con người
nói chung, con người trừu tượng mà là những cá nhân, tức những con người
có những số phận độc đáo riêng tư” (tr. 311).
Ngoài ra, cũng có thể kể đến bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thường
(2007), với nhan đề Sự hình thành, phát triển và đặc điểm cơ bản của chủ

nghĩa hiện sinh [85]. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến hai nguyên nhân
cơ bản dẫn tới sự ra đời triết học hiện sinh, một là, do phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa chạy theo lợi nhuận tối đa đã đẩy con người vào tình trạng
tha hóa cùng cực, nguyên nhân thứ hai là chủ nghĩa hiện sinh ra đời như là sự
phản kháng, đáp trả lại chủ nghĩa duy lý đã thổi phồng, quá đề cao vai trò của
khoa học - kỹ thuật, mà quên mất các khía cạnh tình cảm - nhân văn trong
bản tính con người. Tiếp đó, tác giả bàn đến dòng chảy nối tiếp nhau của chủ
nghĩa hiện sinh qua các triết gia tiêu biểu và tác giả kết luận: “Chủ nghĩa hiện
sinh lấy con người làm đối tượng nhưng không phải con người phổ quát,
cũng không phải cá nhân như trong triết học truyền thống , mà chủ nghĩa
hiện sinh tìm tới những đặc thù hiện hữu ở mỗi con người, mỗi cá nhân, cái
làm thành nhân vị của mỗi cá nhân Chủ nghĩa hiện sinh đích thực chính là
cái nhìn nhân bản về con người. Nó kêu gọi con người trở về với những bản
chất vốn có của mình” [85, tr. 547; 550].
Cũng trong Kỷ yếu này, tác giả Nguyễn Vũ Hảo (2007) đã có bài viết
Tư tưởng triết học của M. Heidegger và ảnh hưởng của nó đến các trào lưu
triết học phương Tây thế kỷ XX [33] trong đó tác giả đã giúp phân biệt các
khái niệm “cái tồn tại” và “cái hiện hữu”, cấu trúc của tồn tại người, phương
thức thực và phương thức không thực của tồn tại người theo quan niệm của
Heidegger. “Phương thức tồn tại không thực là phương thức tồn tại, trong đó

16
con người hoàn toàn bị nuốt chửng bởi môi trường tự nhiên hoặc xã hội của
mình. Khi đó con người có xu hướng được xem như một đồ vật; còn phương
thức tồn tại thực là phương thức tồn tại, trong đó con người ý thức được tính
lịch sử, tính hữu hạn và tự do của mình, sống trung thành với lương tâm của
mình, nguyên tắc của mình, cái tôi của mình” [33, tr.356 – 357]. Như vậy là
việc đề cao “cái tôi” cá nhân dù hiểu cá nhân đó theo những sắc thái nào đi
chăng nữa đều luôn là đặc trưng nhất quán, xuyên suốt tư tưởng của các nhà
hiện sinh chủ nghĩa ở các thời kỳ khác nhau.

Như vậy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện
sinh. Những tài liệu này đã ít nhiều đề cập đến tính chất thảm khốc, phi nhân
tính của hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai như là điều
kiện cơ bản khiến những người có lương tri phải suy ngẫm lại về thực chất
của tồn tại người, ý nghĩa cuộc sống con người. Những suy ngẫm mang tính
phản tư đó có ý nghĩa cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh. Nhưng trước khi
trở thành một trào lưu triết học có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội
thế giới phương Tây từ giữa thế kỷ XX thì trào lưu hiện sinh, như hầu hết các
tài liệu chúng tôi khảo cứu, đều thống nhất nhận định, đã tản mát định hình ở
một số nhà triết học như là sự phản kháng lại thực trạng xã hội tư bản có áp
bức bóc lột làm cho cho con người bị tha hóa, khủng hoảng, bế tắc trong đời
sống tinh thần, trong khi chủ nghĩa duy lý tỏ ra thờ ơ, không đáp ứng, giải
quyết sự khủng khoảng này nên chủ nghĩa hiện sinh ra đời đã được đón nhận
nồng nhiệt. Tuy nhiên, các công trình trên thường chỉ đề cập khái quát một
vài yếu tố liên quan đến sự ra đời chủ nghĩa hiện sinh, chưa phân tích một
cách có hệ thống để chỉ ra được tiến trình lịch sử và lôgic hình thành chủ
nghĩa hiện sinh. Và đây có lẽ cũng là một phần nhiệm vụ của luận án này: lấp
khoảng trống trong sự trình bày về hoàn cảnh ra đời và các tiền đề lý luận của
chủ nghĩa hiện sinh nói chung, quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện
sinh nói riêng.

17
Về mặt nội dung, các công trình đều thống nhất rằng triết học hiện sinh
là triết học áp dụng cho việc nghiên cứu con người, giúp con người suy tư về
thân phận của mình. Con người là phạm trù trung tâm của chủ nghĩa hiện
sinh, trong đó tự do và chủ thể tính là 2 đặc tính quan trọng của con người
hiện sinh. Con người trong triết học hiện sinh là con người tự kiến tạo bản
chất của mình và hiện sinh chỉ có ở con người. Các tác giả cũng đã nêu ra
những phạm trù triết học cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh như tự do, trách
nhiệm, cô đơn, cái chết, tồn tại người, phân biệt tồn tại thực với tồn tại không

thực Tuy vậy, các công trình này mới đề cập đến những nội dung một cách
tương đối cô lập, chưa phân tích một cách có hệ thống, nhất là chưa trình bày
và phân tích các nội dung triết học của chủ nghĩa hiện sinh nhằm mở đường
vào những lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu các quan niệm khác của chủ nghĩa
hiện sinh như về nghệ thuật, đạo đức, tâm lý, cũng như chưa đánh giá một
cách hệ thống và đầy đủ những ưu điểm và hạn chế của các tư tưởng hiện
sinh nói chung.

1.2. Loại công trình và tư liệu liên quan trực tiếp đến đạo đức
học trong chủ nghĩa hiện sinh
Vấn đề đạo đức học ở những đại diện chủ nghĩa hiện sinh tiêu biểu
nhất đã được tác giả Đỗ Minh Hợp (2005) phân tích trong loạt bài báo, mà
theo trình tự thời gian đăng tải, có thể kể ra đây, trước hết là bài Tư tưởng
đạo đức học của Gi. P. Xáctơrơ [45]. Trong bài viết này, tác giả trình bày
cách lý giải của chủ nghĩa hiện sinh về những phạm trù được coi là nền
tảng đối với đạo đức học, như thiện, ác, lương tâm, trung thực, tội lỗi, hèn
nhát, bổn phận. Theo sự phân tích của tác giả, thì chủ nghĩa hiện sinh coi
tự do luôn gắn với trách nhiệm và xuất phát từ tự do, người ta có thể làm
rõ mọi phạm trù của đạo đức học, bởi vì chúng đều có mối liên hệ tương
quan với tự do: “Thiện thể hiện nguyên tắc của tự do và trách nhiệm. Ác là sự

18
từ bỏ thiện. Không trung thực là thông tin xuyên tạc tình hình thực tế và định
hướng chống lại các lý tưởng về tự do. Lương tâm là sự tự đánh giá của cá
nhân trên phương diện tính cấp bách của nó đối với tự do. Tội lỗi là sự từ bỏ
trách nhiệm. Hèn nhát là sự che dấu tự do nhờ dựa vào hoàn cảnh. Bổn phận là
việc phục tùng những giá trị mà bản thân mình lựa chọn” [45, tr. 52]. Phân
tích của tác giả về lôgic liên hệ giữa các phạm trù đạo đức học hiện sinh là
hữu ích cho việc nghiên cứu của luận án.
Trong cuốn Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX [48], tác giả

Đỗ Minh Hợp (2007) cũng có bài viết nhan đề Tư tưởng đạo đức học của
F.Nietzsche. Ở đây, tác giả đã đưa ra 7 tư tưởng cơ bản về đạo đức học của
Nietzsche. “Thứ nhất, không nên tự ràng buộc mình với cái gọi là đạo đức;
Thứ hai, cần phải trở thành người theo chủ nghĩa phi đạo đức để nó cho phép
chúng ta né tránh được những sự bịa đặt trống rỗng, làm cho con người trở
nên bất lực; Thứ ba, trở thành người theo chủ nghĩa hư vô còn tốt hơn là
người theo chủ nghĩa duy luân lý; Thứ tư, cần phải đánh giá lại những giá trị
cũ; Thứ năm, cần tạo khoảng không vô hạn cho bản năng tự do, cần trải
nghiệm sự bành trướng của nó, vì đó là sự sống có đầy đủ giá trị, hay khát
vọng quyền lực ; Thứ sáu, cần phải quay về với bản thân để là chính mình;
Thứ bảy, không nên cam chịu sự yếu đuối, sự hèn kém, sự cào bằng, sự nhẫn
nhục, sự nô dịch, sự nghèo nàn, sự vâng lời, cảm giác tội lỗi, lý tính khoa
học” [48, tr.374 – 375]. Những tư tưởng này của Nietzsche đã được các nhà
hiện sinh thế kỷ XX tiếp thu phần nào trong học thuyết đạo đức của mình.

Nối tiếp mạch suy tư về đạo đức học của chủ nghĩa hiện sinh, tác giả
Đỗ Minh Hợp (2007) đã trình bày thêm 11 “tín điều” đạo đức học hiện sinh
trong bài viết Tư tưởng đạo đức học của Heidegger [49]: Hãy triết lý, nhưng
không phải theo cách nào khác mà bằng cách chất vấn tồn tại, chân lý của nó;
Hãy hiện sinh, đừng thay thế sự hiện sinh bằng cảm tính và tư duy khái niệm; Hãy

19
tiếp xúc với những sự vật hiện có và đối thoại với những người khác; Hãy nhớ
rằng chân lý ra đời trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ là ngôi nhà của tồn tại; Hãy thận
trọng lựa chọn ngôn từ và làm sáng tỏ ngữ nghĩa của chúng; Hãy cho phép
ngôn ngữ biểu thị sự bắt đầu của tồn tại, hãy gán ý nghĩa quyết định cho việc
nói ra cái gì và nói ra như thế nào, có cần nói hay không; Hãy nỗ lực để trở
thành một bộ phận của chân lý tồn tại, qua đó bạn sẽ hiện thực hoá được sứ
mệnh của riêng mình, bản ngã của mình, chứ không phải sứ mệnh của người
khác, lương tâm của mình, sự kiên định của mình; Hãy nhớ rằng con người

có năng lực khước từ chân lý của tồn tại, và khi đó nó sẽ rơi vào vòng phong
toả của cái không phải của riêng nó; Hãy lý giải những căn cứ, những cội
nguồn của tồn tại trong thế giới, hãy đừng vội vã, đừng chửi rủa nền văn
minh bị hiểu sai. Hãy im lặng bước đi thì sẽ đi xa hơn; Hãy đừng gán ép cho
triết học những đòi hỏi vô căn cứ; Hãy có ít những lời nói trống rỗng và
những hành vi hấp tấp, hãy quan tâm nhiều hơn đến lời nói, tư duy, đến
việc làm. Có thể coi những “tín điều” này như những phương châm sống
phù hợp với chuẩn mực đạo đức học hiện sinh, trong số chúng không phải
không có những điều vượt quá khả năng hạn hẹp của con người yếu đuối,
do vậy là bất khả thi, hoặc là ảo tưởng do những điều kiện thực tế chưa
cho phép thực hiện.
Khép lại loạt bài về đạo đức học của tác giả Đỗ Minh Hợp (2009)là
bài Tự do và trách nhiệm cá nhân trong Tồn tại và hư vô của J.P. Sartre
[50]. Tác giả cho rằng, với triết gia hiện sinh, tự do và trách nhiệm luôn là
những hiện sinh thể quan trọng nhất. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ
trách nhiệm với tư cách một khái niệm triết học với trách nhiệm với tư
cách khái niệm luật học: “Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm hiện sinh, chứ
hoàn toàn không phải là trách nhiệm trước một người nào đó, trước một cái
gì đó” [50, tr. 51]. Tác giả phân tích quan niệm của Sartre rằng, con người

20
vốn bị buộc phải tự do, coi đó là điều kiện tiên quyết để con người có đạo
đức, không có tự do thì cũng không thể nói đến đạo đức ở con người. Con
người và chỉ có con người mới có quyền tự do quyết định mình sẽ trở thành
người nào và như thế nào. Con người xuất phát từ lương tâm, từ thế giới nội
tâm của mình để tự quyết định việc đó, chứ không phải do người khác, nhân
tố khác quyết định thay cho mình; con người quyết định mà không chịu sự
chi phối của những thiên kiến. Tác giả cũng nhấn mạnh tự do trong quan
niệm của chủ nghĩa hiện sinh là không thể tách rời trách nhiệm: “Vốn có
thiên mệnh phải trở thành tự do, con người mang toàn bộ sức nặng của thế

giới trên đôi vai mình. Con người chịu trách nhiệm về thế giới và về bản
thân mình, và đó là phương thức tồn tại của nó” [50, tr. 52].
Trong loại tài liệu này chúng tôi không thể không giới thiệu cuốn sách
của nhà triết học nữ người Nga đương đại E. V. Zolotukhina-Abolina Đạo
đức học hiện đại: cội nguồn và những vấn đề [92].
Theo tác giả, đạo đức học của J. P. Sartre phát xuất thẳng từ cách ông
hiểu về chuẩn bản thể luận (tồn tại) của con người. Đặc thù của con người bắt
rễ từ trong ý thức của họ. Ý thức đối với J. P. Sartre không đơn giản là
khách thể trong số các khách thể, nó không bao giờ có thể là đối tượng và
vì thế dường như là “rơi ra” khỏi tồn tại, khỏi thế giới đối tượng, vật
nặng. Ý thức là hư vô, trống rỗng, lỗ thủng trong tồn tại. Nó vừa ở đây,
vừa không, vừa có, vừa không có. Nhưng đó là trống rỗng sống động
được lấp đầy bởi các ý nghĩa. Số phận con người, được khoác bởi ý thức,
thật độc ác: con người hướng đến việc trở thành “tồn tại chân chính”,
trong khi vẫn lưu giữ được ý thức và tự do vốn có ở nó, nhưng không bao
giờ có thể làm được điều đó. Sự thống nhất của đầy đủ và tồn tại với tự
do và ý thức là ưu tiên của Chúa. Con người hướng tới việc “trở thành
Chúa”, nhưng con người không phải là Chúa, và vì thế mà toàn bộ đời
sống của họ là “sự sôi động vô ích”.

21
Tác giả phân tích, trong quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh J. P. Sartre,
con người không trở thành Chúa, nhưng con người tự do xây dựng bản chất
của mình, bởi lẽ ngay từ đầu đã được cho mình chỉ như là sự tồn tại. Con
người không hoàn thiện như là sự vật, và tự làm ra từ mình cái mà con người
là: người trung thực hoặc kẻ giả tạo, kẻ hèn nhát hay người anh hùng. Hiện
sinh của con người, nhờ ý thức, là tự do trước mọi quyết định. Sartre cho
rằng, trong thế giới nội tâm của mình chúng ta không phụ thuộc vào xã hội
cũng như vào những người khác, cũng không phụ thuộc gì vào những định
chế đạo đức và tôn giáo, thậm chí cũng không phụ thuộc gì vào quá khứ của

mình. Sự độc lập đó là kết quả của khả năng của ý thức chối từ tất cả và giải
phóng khỏi mọi ảnh hưởng từ bên ngoài. Ý thức phấn chấn cao độ, nó hướng
ra ngoài các giới hạn của mọi trạng thái hiện tồn. Mỗi hành vi lựa chọn diễn
ra “trong trống rỗng”, từ không, giống như nếu ta không bị ảnh hưởng giáo dục
đã thụ hưởng, bởi các tâm thế giá trị, bởi các áp lực của hoàn cảnh, bởi nỗi đau,
bởi sự đe doạ. “Trong mọi tình huống con người đều có thể nói “không””. Theo
tác giả, những lời này của J. P. Sartre có tiếng vang đặc biệt ở Pháp những năm
40 của thế kỷ XX, bởi lẽ được viết ra trong thời kỳ chiếm đóng phát xít, mà
J.P.Sartre là một thành viên tích đã cực tham gia vào phong trào Kháng chiến.
Tự do lựa chọn là nút điểm của mọi hành động người. Theo J.P.Sartre,
con người có năng lực hướng đến tự do. Nó nhất định phải lựa chọn ngay cả
khi không muốn lựa chọn. Trong sự lựa chọn hành động và đạo đức, theo
J.P.Sartre, không phải ý thức phản tỉnh rõ ràng của con người tham gia lựa
chọn, mà là những mầm mống trước phản tư nào đó trong thế giới nội tâm
của nó. Con người lựa chọn không phải bằng trí tuệ, mà bằng chỉnh thể “cái
tôi” của mình, và sự lựa chọn của nó được hiện thực hoá trong hành vi. Khi ta
chưa hành động, thì ta vẫn chưa biết, trên thực tế ta là gì. Chỉ có hành động
mới nói cho con người về các phẩm chất thật của mình.

22
Trong các công trình của mình, J.P. Sartre trình bày một quan niệm
khá độc đáo về sự giao tiếp con người, trong đó ông dùng các thuật ngữ “tôi”
và “Tha nhân”. Những tha nhân là vật cản trở tôi trở thành tồn tại đầy đủ. Tha
nhân chỉ có khả năng xem tôi không phải như ý thức tự do, mà như một sự
vật trong số các sự vật khác. Thậm chí trong cái nhìn của Tha nhân, tôi chỉ là
một khách thể, tự do của tôi hoàn toàn bị tước đoạt. Hơn nữa, Tha nhân
còn nắm được bí mật “cái tôi” của tôi theo cách nào đó, bởi lẽ tôi không
thể tự thấy mình, bởi lẽ tôi được tạo ra bởi cái nhìn mang tính khách thể
của Tha nhân.
Phần thứ ba của cuốn sách về “Các phạm trù đạo đức cơ bản” đề cập

đến quan niệm của các nhà hiện sinh chủ nghĩa về các hiện tượng như thiện
và ác, nghĩa vụ, lương tâm, hổ thẹn và lỗi lầm, phẩm giá con người, hạnh
phúc và lẽ sống, tính trung thực và lẽ công bằng.
Trong cuốn Existentialist ethics (Đạo đức học hiện sinh) [101], M.
Warnock (1967) đề cập đến một số vấn đề liên quan tới đạo đức học hiện
sinh như chủ thể tính và tự do: “Tôi ý thức về thế giới và bản thân tôi – hai
điều này hợp với nhau sẽ cấu thành thế giới của tôi; bạn ý thức về thế giới
của bạn và bản thân bạn – đó là thế giới của bạn” [101, tr. 19] hay tự do: “nếu
như chúng ta là tồn tại có ý thức, theo nghĩa của Sartre, thì cũng có nghĩa là
chúng ta tự do” [101, tr. 29]; Tác giả cũng đưa ra mối quan hệ giữa cá nhân
với tha nhân theo quan điểm của Sartre: “Khi tôi cố gắng giải phóng tôi khỏi
sự nắm bắt của tha nhân, tha nhân lại đang cố gắng giải phóng bản thân anh
ta khỏi sự nắm bắt của tôi; khi tôi tìm cách biến tha nhân thành nô lệ cho
mình, thì tha nhân lại tìm cách biến tôi thành nô lệ” [101, tr. 45]. Nữ tác giả
E. V. Zolotukhina-Abolina cũng đã có những phát hiện tương tự trong cách
đặt vấn đề này.

23
Bài viết Applied existentialist (Thuyết hiện sinh ứng dụng) [98] của tác
giả Cunthia Gayman (2001) đã đề cập đến một số tư tưởng của S.Beauvoir
như tự do. Theo Beauvoir, Tha nhân là cần thiết đối với tồn tại người. “Tự do
đạo đức cần phải được mong muốn một cách tích cực, và tinh thần tự do đạo
đức của một người yêu cầu người đó cũng phải có tinh thần tự do đạo đức
của người khác. Và tự do đạo đức của người khác có thể được khuyến khích
bởi “càng nhiều người khác có thể phát triển được tự do của họ, tôi càng có
thể phát triển được sự tự do của tôi” [98, tr. 1 – 3].
Trong luận án tiến sĩ (bảo vệ tại trường Đại học Temple, Hoa Kỳ) với
tiêu đề Vietnamese existential philosophy: acritical reappraisal (Triết học
hiện sinh Việt Nam: sự đánh giá lại mang tính phê bình) [99], Tác giả Lương
Thu Hiền (2009) đã khái quát về chủ nghĩa hiện sinh và đưa ra đánh giá về lịch

sử du nhập và tồn tại của triết học hiện sinh ở Việt Nam thời kỳ trước năm
1975. Tác giả cũng đã phân tích đưa ra lịch sử của các cuộc tranh luận về chủ
nghĩa hiện sinh. Hơn nữa, tác giả đã đề cập đến Phật giáo Việt Nam như là một
hình thái của triết học hiện sinh theo một nghĩa nào đó. Tác giả thể hiện một
cái nhìn mới về chủ nghĩa hiện sinh Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975. Chủ
nghĩa hiện sinh Việt Nam trong giai đoạn này được bắt nguồn từ những đặc
thù của nền văn hóa truyền thống Việt, trong các kinh nghiệm sống của người
Việt Nam qua lịch sử hàng 1000 năm bị đô hộ. Tác giả mạnh dạn khẳng định
rằng triết học hiện sinh Việt Nam là một triết học đạo đức sâu sắc và nó cần có
sự bình đẳng về tư tưởng như ở các lĩnh vực chính trị xã hội khác. Chịu ảnh
hưởng của Phật giáo Việt Nam, các nhà triết học hiện sinh Việt Nam cho rằng
sự áp bức về đời sống thinh thần, nội tâm phải được giải phóng và bạo lực
trong xã hội phải được thay đổi. So sánh giữa các nhà tư tưởng hiện sinh Việt
Nam và hiện sinh phương Tây, tác giả luận án cho rằng triết học hiện sinh Việt
Nam cũng có những đóng góp ban đầu về tư tưởng triết học và phải được ghi
danh xứng đáng vào bản đồ triết học trên thế giới.

24
Như vậy, những tài liệu nghiên cứu chuyên về đạo đức học trong chủ
nghĩa hiện sinh (cả nguồn tài liệu viết bằng tiếng Việt và viết bằng tiếng
Anh) đã khái quát ở mức độ nào đó về thực chất và những nội dung cơ bản
của đạo đức học hiện sinh như vấn đề tự do, trách nhiệm. Tuy nhiên, do mục
đích của mình, những công trình này chưa phân tích có hệ thống và đầy đủ về
đạo đức học hiện sinh qua các đại biểu tiêu biểu, đặc biệt chưa đưa ra được
các đánh giá về các giá trị và hạn chế của đạo đức học hiện sinh cũng như các
bài học có thể được rút ra từ đó cho việc giáo dục đạo đức.
1.3. Loại công trình và tư liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của chủ
nghĩa hiện sinh đến Việt Nam
Trong cuốn sách Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa [38], Đỗ
Đức Hiểu (1978) đã phê phán triết học hiện sinh là triết học tinh thần hóa

con người và tự nhiên, tách con người khỏi thế giới vật chất khách quan.
Tác giả đã phê phán quan niệm về con người trong chủ nghĩa hiện sinh và
văn học hiện sinh chủ nghĩa là không tích cực, thụ động, không có hành vi
tác động vào thế giới, chứ chưa nói gì đến việc cải tạo thế giới. Tuy nhiên,
triết học hiện sinh lại xem con người chỉ là một hữu thể sợ hãi và run rẩy,
cô đơn và bất lực, hữu hạn và phi lý, do vậy cũng rất cần phải đánh giá
các tư tưởng hiện sinh chủ nghĩa từ cái nhìn bên trong, của chính họ, nhất
là phải thấy được hoàn cảnh lịch sử xã hội cho sự ra đời của chủ nghĩa
hiện sinh. Cũng quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể thì rất cần đồng tình
với kết luận mà tác giả đưa ra trên mặt trận văn học thời kỳ đó (sau giải
phóng Miền Nam, 35 năm trước) là: “một trong những di hại “cần phê
phán nghiêm khắc” của văn nghệ thực dân mới ở những vùng bị Mỹ, ngụy
tam chiếm đóng trước ngày 30/4/1975, là cái gọi là “văn học hiện sinh chủ
nghĩa Sài Gòn”” [38, tr. 233].

×