Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường (nghiên cứu trường hợp Làn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 128 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





THÂN TRUNG DŨNG



QUẢN LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ BẰNG XÂY DỰNG KHU SẢN XUẤT TÁCH BIỆT
VÀ LẬP QUỸ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Nghiên cứu trường hợp Làng nghề sơn mài Hạ Thái - Duyên Thái -Thường Tín - Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ






Hà Nội-2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






THÂN TRUNG DŨNG



QUẢN LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ BẰNG XÂY DỰNG KHU SẢN XUẤT TÁCH BIỆT
VÀ LẬP QUỸ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Nghiên cứu trường hợp Làng nghề sơn mài Hạ Thái - Duyên Thái -Thường Tín - Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KH&CN
Mã số: 60.34.72

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH HOÀ BÌNH








Hà Nội-2009


1
MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU 5
1. Tính cấp thiết của đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu 6
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 9
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu 12
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 12
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 13
4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 13
4.1. Khách thể nghiên cứu 13
4.2. Phạm vi nghiên cứu 13
5. Vấn đề nghiên cứu 13
6. Giả thuyết nghiên cứu 14
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 14
7.1. Phương pháp tiếp cận 14
7.2. Phương pháp thu thập thông tin cụ thể 15
8. Luận cứ chứng minh 15
9. Cấu trúc luận văn 16
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN 17
CHƢƠNG 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 17
1.1 Xung đột và các khái niệm liên quan 17
1.1.1. Khái niệm xung đột 17
1.1.2. Các dạng xung đột 18
1.1.3. Các đương sự xung đột 19


2
1.1.4. Cách thức xử lý xung đột 19
1.1.5. Các nguyên nhân xung đột 21
1.1.6. Các hậu quả của xung đột 22

1.2. Xung đột môi trƣờng và các khái niệm liên quan 23
1.2.1 Khái niệm xung đột môi trường 23
1.2.2. Đặc điểm của xung đột môi trường 25
1.2.3. Các dạng xung đột môi trường 25
1.2.4. Các đương sự trong xung đột môi trường 27
1.2.5. Nguyên nhân xung đột môi trường 28
1.2.6. Các biện pháp công cụ chủ yếu giải quyết xung đột môi trường 30
1.3. Môi trƣờng và các khái niệm liên quan 34
1.3.1. Môi trường 34
1.3.2. Ô nhiễm môi trường 35
1.4. Quản lý và các khái niệm liên quan 35
1.4.1. Quản lý 35
1.4.2. Quản lý môi trường 37
1.4.3. Quản lý xung đột môi trường 38
1.4.4. Các công cụ quản lý môi trường 38
1.5. Làng nghề và một số khái niệm liên quan 39
1.5.1. Làng nghề 39
1.5.2. Khái niệm cộng đồng 40
1.5.3. Khái niệm khu sản xuất tách biệt 41
1.5.4. Quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường 41




3

1.6. Hƣớng tiếp cận và lý thuyết áp dụng vào luận văn 41
1.6.1. Lý thuyết về xung đột xã hội 41
1.6.2. Tiếp cận chính sách trong quản lý xung đột môi trường 41
1.6.3. Tiếp cận xã hội học 43

1.6.4. Lý thuyết về mô hình “tam giác” (delta) trong quản lý môi trường 44
CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG TẠI LÀNG NGHỀ
SƠN MÀI HẠ THÁI 47
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn khảo sát 47
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của làng nghề 47
2.1.2. Vài nét về lịch sử phát triển và hoạt động ngành nghề của làng nghề 49
2.1.3. Quy mô, hình thức và địa điểm sản xuất sản xuất làng nghề 50
2.1.4. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
50
2.2. Đôi nét về hiện trạng xung đột môi trƣờng giữa các nhóm xã hội trong
cộng đồng làng nghề Sơn Mài Hạ Thái 53
2.2.1. Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong làng nghề 53
2.2.2. Xung đột môi trường giữa nhóm làm nghề và nhóm không làm nghề 58
2.2.3. Xung đột môi trường giữa nhóm làm nghề với nhau 61
2.2.4. Xung đột giữa hoạt động sản xuất với mỹ quan, văn hoá làng nghề. 63
2.2.5. Xung đột giữa người dân làng nghề với bộ máy quản lý môi trường
xã/thôn 64
2.3. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng xung đột môi trƣờng làng nghề 65



4
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG
VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ SƠN MÀI HẠ THÁI 69
3.1. Thực trạng quản lý xung đột môi trƣờng trong sự phát triển làng nghề sơn
mài Hạ Thái 69
3.1.1. Hệ thống quản lý môi trường làng nghề 69
3.1.2. Một số biện pháp giải quyết xung đột và quản lý môi trường làng nghề đã
thực hiện tại làng nghề sơn mài Hạ Thái 72

3.1.3. Thực trạng quản lý xung đột môi trường bằng xây dựng khu sản xuất tách
biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường 82
3.2. Giải pháp quản lý xung đột môi trƣờng ở làng nghề sơn mài Hạ Thái 101
3.2.1. Quan điểm và định hướng quản lý xung đột môi trường 101
3.2.2. Các giải pháp quản lý môi trường cụ thể ở làng nghề sơn mài Hạ Thái 103
3.2.3. Giải pháp quản lý xung đột môi trường làng nghề bằng xây dựng khu sản
xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường. 104
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 106
1. Kết luận 106
2. Khuyến nghị 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


5
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn
cầu. Trong khi ở các nước công nghiệp hiện đại đang quan tâm lo lắng nhiều
đến sự ô nhiễm môi trường từ các nhà máy điện, hoá chất, từ các lò phản ứng
hạt nhân nguyên tử, hoặc các chất thải công nghiệp, thì ở Việt Nam nỗi quan
ngại đó lại được xuất phát ngay từ các làng nghề. Chủ đề môi trường trong
các làng nghề đã được bàn đến khá nhiều ở nước ta, trong đó nội dung được
bàn nhiều nhất là thực trạng ô nhiễm môi trường, những nguyên nhân công
nghệ của ô nhiễm, nhận thức của con người dẫn tới ô nhiễm. Mặc dù vậy, chủ
đề XĐMT làng nghề lại chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu, đặc
biệt là những nghiên cứu chuyên sâu về các giải pháp quản lý XĐMT trong
quá trình phát triển làng nghề.
Rất cần nêu lên rằng, trong thực tế đã có nhiều giải pháp được sử dụng
để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, cũng như quản lý XĐMT làng nghề,

song chưa có giải pháp nào thực sự hiệu quả. XĐMT trong làng nghề diễn ra
rất phức tạp, do vậy xử lý nó là vấn đề hết sức khó khăn. Một điều đáng lưu ý
nữa là xử lý xung đột giữa cộng đồng dân cư làng nghề với các doanh nghiệp
làm nghề đã khó, song xử lý XĐMT trong nội bộ công đồng làng nghề còn
khó khăn nhiều hơn. “Bởi vì, XĐMT giữa cộng đồng dân cư với các doanh
nghiệp làm nghề là dạng xung đột giữa hai đương sự đối chọi trực tiếp với
nhau về quyên lợi, còn xung đột trong nội bộ cư dân làng nghề thì không có
“chiến tuyến” rõ ràng, bởi vì người bị hại môi trường với người gây hại có khi
lại là một, hoặc người bị hại lại bị ràng buộc bởi những quan hệ kinh tế hoặc
quan hệ huyết thống với người gây hại. Vì vậy, XĐMT luôn tiềm ẩn và sẽ bộc lộ
một cách rất mạnh mẽ trong một số tình huống đột biến nào đó. XĐMT trong
làng nghề là một nội dung bao trùm trong các biện pháp quản lý môi trường”
[29]. Mặt khác, ở hầu hết các làng nghề, vấn đề lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên


6
trên vấn đề BVMT và sức khoẻ cộng đồng, điều này dẫn đến những mâu
thuẫn và xung đột trong cộng đồng. Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để tránh ô
nhiễm môi trường hay quản lý được XĐMT trong khi vẫn duy trì tốt sự tồn tại
và phát triển của làng nghề. Vì vậy, nghiên cứu quản lý XĐMT trong quá trình
phát triển làng nghề có ý nghĩa thiết thực không chỉ về lý luận mà cả thực tiễn
khi xem xét các giải pháp quản lý XĐMT.
Với tất cả những lý do trên, tác giả lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề
tài “Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựng
khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường”. (Nghiên
cứu trường hợp làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín,
Thành phố Hà Nội).
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
XĐMT từ lâu đã là một chủ đề quan trọng của nhiều ngành khoa học

như triết học, xã hội học, tâm lý học, luật học, quản lý học, quốc tế
học…Nhiều học giả nổi tiếng đã viết về chủ đề này như Karl Marx, Marx
Weber, Georg Simmel…Các nghiên cứu của các tác giả này đã cung cấp cơ
sở lý thuyết tương đối hoàn chỉnh cũng như những thực tiễn đa dạng, phong
phú về xung đột, XĐMT.
Karl Marx (1818-1883) đã đưa ra thuyết xung đột giai cấp theo đó, với
sự phát triển của phân công lao động và sở hữu xã hội sẽ hình thành nên các
giai cấp khác nhau bên trong một xã hội với những vị thế khác nhau trong quá
trình sản xuất của xã hội mà trước hết là sự chiếm hữu hay không chiếm hữu
các phương tiện sản xuất như máy móc, nguyên liệu và đất đai. Điều này dẫn
tới sự bất bình đẳng giữa các giai cấp, sự quan tâm khác nhau và đối kháng
với việc nên giữ lại hay phải thay đổi những dạng thống trị và sở hữu đang
tồn tại. Các cuộc đấu tranh giai cấp này có thể trì hoãn và thay thế bằng các


7
dạng và mặt trận mới nhờ đó thúc đẩy quá trình phát triển của lịch sử nhưng
về cơ bản không giải quyết được trong khuôn khổ các xã hội có giai cấp. Chỉ
có sự loại bỏ mọi mâu thuẫn giai cấp trong một xã hội tương lai không có sở
hữu cá nhân về phương tiện sản xuất, không có thống trị và phân công lao
động xã hội thì động lực cho các quyền lợi cá nhân và xung đột xã hội mới
được giải toả.
Marx Weber (1864 -1918) cho rằng, xung đột xã hội có những ý nghĩa
rất khác nhau. Nó tuỳ thuộc vào quyền lợi giai cấp do thị trường môi giới, nhu
cầu khác biệt của các cộng đồng xã hội hay quyền lợi, quyền lực của các Đảng.
Ông đã mở ra một cách đặt vấn đề quan trọng và mới mẻ cho thuyết xung đột:
vấn đề không phải chỉ còn là sự phá vỡ những cấu trúc xã hội đang tồn tại
thông qua xung đột hay là quan hệ quyền lực cuối cùng không có tính xã hội,
giữa hai người hành động là hành động xung đột xã hội mà nó tìm thấy được ý
nghĩa của mình trong khuôn khổ một thể chế thống trị, nếu không liên hệ với ý

nghĩa này sẽ không hiểu một cách đầy đủ được về xung đột xã hội.
Georg Simmel (1858-1918), đã đưa ra các đặc trưng hình thức của quan
hệ xung đột mà không chú ý tới nguyên nhân và mục đích của xung đột. Ông
cho rằng xung đột không chỉ là kết quả không tránh khỏi của các cấu trúc xã hội
hay động cơ cần thiết cho lịch sử, mà là thành phần cấu thành trung tâm của
chính quá trình xã hội và đối tượng độc lập của phân tích xã hội học. Thực tế, xã
hội được tạo thành từ sự tồn tại của hai quá trình trái ngược nhau đó là: kết hợp
và phân ly. Quá trình kết hợp hướng tới việc tạo ra cộng đồng thống nhất. Còn
quá trình phân ly có bản chất đối kháng thể hiện ở xung đột và phân tách các đơn
vị xã hội. Đây là hai quá trình đều cần thiết như nhau đối với sự tồn tại của các
hệ thống xã hội, nên xung đột không còn được coi là hiện tượng giới hạn ở các
xã hội có giai cấp mà phải là những dạng cơ bản và phổ biến của quan hệ xã hội.
Lewis Coser đề nghị từ bỏ việc ưu tiên liên hệ tới sự hội nhập và ổn
định trong khuôn khổ việc phân tích chức năng và hãy đặt câu hỏi về các chức


8
năng tích cực của xung đột xã hội cho hệ thống xã hội. Theo Coser, xung đột
xã hội không chỉ tạo ra tác dụng pháp vỡ và xoá bỏ cấu trúc xã hội mà còn
làm tăng khả năng thích nghi của một hệ thống xã hội bằng cách tạo ra khả
năng để dung hoà các mâu thuẫn về quyền lợi, giải toả căng thẳng và khôi
phục sự mất cân bằng. Xung đột là những điều không tránh được ở các hệ
thống xã hội. Chính luận điểm này là cơ sở quan trọng cho những giải pháp
giải quyết XĐMT hiện nay. Ông đã phân tích các chức năng tích cực của
xung đột xã hội đối với việc củng cố tình đoàn kết và sự thống nhất chuẩn
mực trong các nhóm xung đột.
“Năm 1990, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường (The
center for Resources and Enviromental Studies - CRES) thuộc đại học
Ốtrâylia, Canberra đã được cấp một khoản kinh phí ưu tiên đại học quốc gia
để phát triển một khoá đào tạo về quản lý XĐMT trên những nghiên cứu điển

hình về quản lý môi trường ở Ốtrâylia. Năm 1995, trung tâm này cũng đã xuất
bản cuốn sách: “Những rủi ro và cơ hội. Quản lý XĐMT và biến đổi môi
trường”. Đây là tài liệu hướng dẫn cho quản lý biến đổi môi trường và giải
quyết thành công các XĐMT.
Năm 1996, Chris Master đã cho ra đời cuốn sách dày 250 trang với nhan
đề: “Giải quyết XĐMT: hướng tới phát triển cộng đồng bền vững” (Resolving
Enviromental conflict: Towards Sustainable Community Devolopment). Chris
Master là một chuyên gia về lĩnh vực hoà giải môi trường, đồng thời là một nhà
nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lịch sử tự nhiên và sinh thái học. Ông đã
làm việc ở nhiều nơi trên thế giới như Hylạp, Nêpan, Nhật Bản, Đức, Canada,
Hà Lan, Thuỵ Điển, Pháp, Malaixia, Tiệp Khắc.
Năm 1998, Quốc hội Mỹ đã thành lập Viện nghiên cứu giải quyết
XĐMT (US Institute for Enviromental conflict Revolution - IECR) nhằm hỗ
trợ các đối tác trong việc giải quyết những xung đột và các tranh cãi về môi
trường, tài nguyên thiên nhiên, sử dụng đất thông qua các cuộc hoà giải,


9
thương lượng và hợp tác giải quyết khó khăn. Từ khi thành lập viện này đã tổ
chức nhiều khoá đào tạo, bồi dưỡng tập huấn về XĐMT dưới nhiều hình thức
khác nhau như: Chính sách môi trường và cộng đồng để giải quyết tranh chấp,
lý thuyết và thực tiễn hoà giải, các kỹ thuật và kỹ năng hoà giải, các mô hình
thương lượng v.v ”[14, tr.45-46].
Trên internet cũng xuất hiện ngày càng nhiều các trang web của các trường
đại học, các viên nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của nhiều nước trên thế
giới liên quan đến khía cạnh môi trường, ô nhiễm môi trường và XĐMT.
Như vậy, từ lâu các nhà khoa học đã quan tâm nhiều đến các vấn đề
liên quan đến xung đột xã hội, XĐMT, gần đây vấn đề này ngày càng được
chú trọng quan tâm nhiều hơn. Những nghiên cứu trên đã cung cấp cơ sở lý
luận và thực tiễn sinh động cho việc giải quyết những XĐMT nhức nhối đang

diễn ra ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, một số nhà khoa học đã quan
tâm nghiên cứu về XĐMT. Những nghiên cứu cụ thể như:
Về mặt lý luận, đáng quan tâm nhất là công trình “Xã hội học môi
trường” của tập thể tác giả do Vũ Cao Đàm là chủ biên. Trong công trình này
những khía cạnh lý thuyết của vấn đề XĐMT đã được phân tích khá chi tiết.
Cuốn sách là nguồn tài liệu quý giá, cung cấp những kiến thức cơ bản về môi
trường, XĐMT dưới giác độ tiếp cận xã hội học. Tuy nhiên, hệ thống những
dẫn chứng minh hoạ các khía cạnh lý thuyết của vấn đề XĐMT còn ít, chưa
phản ánh được đầy đủ chiều cạnh của các hình thức cũng như bản chất các
XĐMT đã xảy ra trong thực tiễn.
Tương tự như vậy, luận văn thạc sỹ “Chính sách quản lý môi trường đối
với việc giải quyết XĐMT” của tác giả Lê Thanh Bình (2000) quan tâm chủ yếu
đến việc tìm những cơ sở lý luận và luận cứ khoa học mang tính lý thuyết cho
việc giải quyết XĐMT. Những giải pháp khả thi, được rút ra từ thực tiễn, gắn


10
với những địa bàn nghiên cứu cụ thể ít được tác giả đề cập và phân tích.
Công trình “Điều hoà XĐMT giữa có nhóm xã hội trong vấn đề rác
thải ở Hà Nội” của Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2000 đã chú trọng nghiên cứu
XĐMT tại địa bàn đô thị. Nghiên cứu chỉ ra rằng có tồn tại mâu thuẫn gay gắt
giữa các nhóm xã hội cùng một cộng đồng ở Hà Nội với vấn đề rác thải.
Trong khi xuất hiện và tồn tại những xung đột, các đương sự thường ưa dùng
lý lẽ để buộc tội, lên án nhau hơn là dùng các biện pháp mang tính tình cảm
của cộng đồng.
Công trình “Giải pháp điều hoà XĐMT giữa các nhóm xã hội trong
làng nghề” tiến hành nghiên cứu tại Làng So, Tân Hoà - Quốc Oai – Hà Tây
chỉ ra rằng trong cùng một cộng đồng làng/xã, không tồn tại những mâu

thuẫn, XĐMT có tính chất đối kháng trong khi điều này lại xảy ra giữa cộng
đồng Làng So với cộng đồng lân cận (Nguyễn Thị Hiền, 2002). Tuy nhiên,
kết luận được rút ra giữa tính cộng đồng và việc điều hoà tính XĐMT mới chỉ
dừng lại ở mức giả thuyết, thiếu bằng chứng tường minh do một trong những
giả thuyết ban đầu của đề tài bị đổ vỡ khi cho rằng, cường độ của XĐMT tỷ lệ
thuận với mức độ của sự ô nhiễm. Điều này không đúng với thực tế, thậm chí
tại địa bàn khảo sát còn tồn tại xu thế đối nghịch. Do đó, công trình này đã
không đưa ra được những giải pháp hay nói cách khác không cần đưa ra giải
pháp vì trong nội tại cộng đồng Làng So không tồn tại XĐMT tới mức cần
phải có những can thiệp nhằm giải quyết xung đột [7,tr36].
Luận văn thạc sỹ “Giải pháp quản lý môi trường thông qua việc nhận
dạng XĐMT giữa cơ sở xử lý rác thải với cộng đồng dân cư sống xung
quanh” (nghiên cứu trường hợp tại bãi rác thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006 đã nêu lên
thực trạng xung đột môi trường giữa cơ sở xử lý rác thải với cộng đồng dân
cư sống xung quanh và đưa ra những giải pháp: giải pháp trước mắt và giải
pháp lâu dài đối với bãi rác Nam Sơn. Luận văn cũng có những đóng góp cơ


11
bản về cả lý luận và thực tiễn.
Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” NXB Khoa học và Kỹ
Thuật, Hà Nội, 2005 do các tác giả Đăng Kim Chi (chủ biên), Nguyễn Ngọc
Lân, Trần Lệ Minh, đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về lịch sử phát triển,
phân loại làng nghề Việt Nam; hiện trạng kinh tế xã hội làng nghề Việt Nam;
hiện trạng môi trường các làng nghề; những tồn tại ảnh hưởng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội làng nghề Việt Nam qua đó dự báo xu hướng phát triển
và mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động làng nghề tới năm 2010; nghiên
cứu định hướng xây dựng một số chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền
vững; đề xuất các giải pháp phát triển môi trường làng nghề. Các giải pháp

được đề xuất bao gồm các giải pháp về kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường
tại làng nghề và các giải pháp quản lý như quy hoạch không gian làng nghề,
sắp xếp lại các làng nghề theo hướng tập trung hay phân tán Cuốn sách là
một tài liệu quý giá cho những ai quan tâm đến các vấn đề làng nghề, đặc biệt
là vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam.
Đề tài “Hành vi sức khoẻ của cư dân nông thôn trong bối cảnh
XĐMT” (nghiên cứu trường hợp làng nghề Đồng bằng Bắc Bộ) do Viện xã
hội học – Viện KHXHVN thực hiện năm 2007 tập trung nghiên cứu hành vi
chăm sóc sức khoẻ của người dân trong bối cảnh xung đột môi trường. Đề tài
đã chỉ ra những xung đột trong nội bộ môi trường làng nghề Hạ Thái, nổi lên
là xung đột giữa ô nhiễm môi trường do hoạt động làm nghề với hành vi chăm
sóc sức khoẻ của người dân. Tuy nhiên, đề tài đã giới hạn và dừng lại ở tiếp
cận hành vi chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng trong bối cảnh xung đột môi
trường theo cách nhìn xã hội học chứ chưa quan tâm đến các giải pháp quản
lý XĐMT trong sự phát triển làng nghề.
Cuốn sách Nghiên cứu Xã hội về môi trường của tập thể tác giả do Vũ
Cao Đàm làm chủ biên đã tập hợp các nghiên cứu xã hội về môi trường, góp
phần làm sinh động thực tiễn nghiên cứu xã hội về môi trường ở Việt Nam.


12
Trong công trình nghiên cứu này, nhiều chủ đề nghiên cứu về môi trường, quản
lý XĐMT, an ninh môi trường, giáo dục môi trường v.v được các tác giả bàn
đến với cơ sở lý luận và những bằng chứng thực tiễn phong phú, thuyết phục.
Tuy nhiên, vì là một công trình có nhiều tác giả tham gia trong một lĩnh vực còn
rất mới mẻ, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau cho nên về cơ bản, cuốn sách vẫn
mang tính chất một chuyên khảo, chưa đòi hỏi những quan điểm nhất quán giữa
các tác giả, cũng như không đòi hỏi phải phù hợp với quan điểm của các cơ quan
quản lý môi trường. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích, bổ xung thêm cả về
cơ sở lý luận và thực tiễn về XĐMT, quản lý XĐMT, góp phần mở rộng các

diễn đàn xoay quanh chủ đề nghiên cứu xã hội về môi trường.
Gần đây, “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 - Môi trường làng
nghề Việt Nam”, Bộ tài Nguyên và Môi trường thực hiện đã mô tả, phân tích
hiện trạng môi trường và những nguyên nhân, ảnh hưởng xấu của ô nhiễm môi
trường, dự báo xu hướng diễn biến của môi trường trong những năm tiếp theo,
đồng thời làm rõ thực trạng và những tồn tại trong công tác quản lý môi trường,
từ đó đề xuất các giải pháp BVMT làng nghề Báo cáo cơ bản kế thừa tổng
hợp các kết quả nghiên cứu về môi trường làng nghề trong những năm gần đây
nên chỉ có thể đưa ra những nhận định, những giải pháp mang tính định hướng,
chung chung cho các làng nghề.
Như vậy, tựu chung lại, cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều
nghiên cứu sâu về quản lý XĐMT trong phát triển làng nghề bằng xây dựng khu
sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường. Vì thế, tác giả
luận văn xác định đi sâu tìm hiểu với hy vọng sẽ làm sáng tỏ hơn vấn đề này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các biện pháp QLXĐ môi trong quá trình phát triển làng nghề.
- Đề xuất giải pháp quản lý XĐMT trong quá trình phát triển làng nghề bằng


13
xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc tìm hiểu cách thức quản lý XĐMT
trong quá trình phát triển làng nghề.
- Tiến hành khảo sát thực địa tại làng nghề và phân tích những tài liệu
liên quan đến quản lý XĐMT làng nghề.
- Xử lý, phân tích các số liệu, thông tin thu thập được từ khảo sát hình
thành các luận cứ, luận chứng chứng minh các giả thuyết nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp quản lý XĐMT trong phát triển làng nghề bằng xây

dựng khu sản xuất tách biệt và thành lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường.
4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Làng nghề Sơn mài Hạ Thái – Duyên Thái - Thường Tín – Hà Nội và
cộng đồng dân cư làng nghề.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Các cơ sở sản xuất và cộng đồng dân cư
Làng nghề Sơn mài Hạ Thái.
+ Phạm vi về thời gian: Từ năm 1999 đến năm 2009.
5. Vấn đề nghiên cứu
- Chính quyền và người dân làng nghề đã sử dụng những biện pháp nào
để quản lý XĐMT trong quá trình phát triển của làng nghề? Hiệu quả của các
biện pháp đó?
- Phải chăng làng nghề càng phát triển mạnh thì việc quản lý XĐMT
càng trở nên khó khăn, phức tạp?
- Giải pháp nào để quản lý XĐMT trong khi vẫn duy trì tốt sự tồn tại và
phát triển của làng nghề?


14
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Người dân và chính quyền địa phương đã sử dụng nhiều biện pháp để
quản lý XĐMT, song các biện pháp đó chưa thực sự hiệu quả (1).
- Trong tiến trình phát triển của làng nghề, XĐMT ngày càng diễn ra
phức tạp dẫn đến xử lý XĐMT trong sự phát triển làng nghề càng trở nên khó
khăn (2).
- Để quản lý tốt XĐMT làng nghề cần thực hiện một số giải pháp cơ
bản (3):
+ Xây dựng khu sản xuất riêng, tách biệt khỏi khu dân cư. Khu sản xuất
này phải được trang bị phương tiện, công nghệ xử lý các chất thải gây ô

nhiễm môi trường.
+ Lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường do Hiệp hội làng nghề
quản lý để đầu tư mua các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu dựa trên quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác để tìm hiểu, nhận thức các vấn đề
nghiên cứu. Trên quan điểm phương pháp luận của Mác, mọi sự vật, hiện
tượng phải được xem xét trong mối liên hệ, tác động qua lại, trong mâu thuẫn
và quá trình vận động, phát triển không ngừng của lịch sử. Mặt khác, mọi sự
vật, hiện tượng đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định. Người
nghiên cứu cần xem xét sự vật hiện tượng trên những cơ sở khoa học đó.
Trên cơ sở phương pháp luận nhận thức duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của Mác, đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống; tiếp cận quản
lý học và các phương pháp xã hội học để tìm luận cứ chứng minh các giả
thuyết nghiên cứu của đề tài luận văn.


15
7.2. Phương pháp thu thập thông tin cụ thể
- Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích các tài liệu sẵn có về quản
lý XĐMT làng nghề và các tài liệu, thông tin thu được từ khảo sát.
- Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát thực tế hiện trạng môi
trường và công tác quản lý XĐMT ở làng nghề.
- Phương pháp điều tra chọn mẫu:
+) Điều tra bằng bảng hỏi (định lượng):
Trong phạm vi nguồn lực có thể, tác giả khảo sát 280 phiếu hỏi dành
cho đại diện các hộ gia đình thuộc làng nghề.
+) Phỏng vấn sâu (định tính):
- Tiến hành PVS 25 trường hợp gồm các đối tượng và số lượng cụ thể

như sau:
+ Lãnh đạo xã: 02 ca
+ Chủ tịch và Thư ký Hiệp hội làng nghề: 02 ca
+ Doanh nghiệp và chủ sản xuất: 04 ca
+ Trưởng thôn/phó trưởng thôn: 02 ca
+ Người dân trong làng nghề: 15 ca

Tổng cộng: 25 ca PVS
- Phương pháp xử lý thông tin:
+ Những bảng hỏi định lượng được xử lý trên máy tính bằng phần mềm thống
kê SPSS 17.0. Những số liệu định lượng sẽ được xử lý dưới dạng tần suất và các
tương quan nhằm so sánh, đánh giá vấn đề nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau.
+ Do số ca PVS không nhiều nên những thông tin định tính được xử lý
thủ công bằng việc phân chia thông tin theo các nhóm chủ đề cụ thể phục vụ
mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn góp phần làm rõ vấn đề nghiên cứu.
8. Luận cứ chứng minh
+ Luận cứ lý thuyết
- Các khái niệm của đề tài.
- Một số quan điểm, lý thuyết xã hội học và quản lý học về xung đột và


16
quản lý XĐMT.
+ Luận cứ thực tế
- Những thông tin, số liệu, liên quan đến đề tài thu thập được.
- Những thông tin, số liệu thu thập được qua khảo sát thực địa tại làng nghề.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn được kết cấu thành ba phần chính:
Phần I. Mở đầu
Trình bày các nội dung: Tính cấp thiết của đề tài; lịch sử nghiên cứu;

mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu; khách thể, phạm vi nghiên cứu; vấn đề
nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và giới thiệu cấu
trúc luận văn.
Phần II. Nội dung chính của luận văn
Gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của đề tài
Chƣơng 2. Hiện trạng xung đột môi trƣờng tại làng nghề sơn mài Hạ Thái
Chƣơng 3. Thực trạng quản lý xung đột môi trƣờng và giải pháp quản lý
xung đột môi trƣờng trong phát triển làng nghề sơn mài Hạ Thái.
Phần III. Kết luận và Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


17
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
CHƢƠNG 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Xung đột và các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm xung đột
Đã có nhiều tác giả đưa ra những khái niệm xung đột khác nhau. Bản
thân từ “xung đột” (conflict) đứng riêng bao hàm nhiều nghĩa, nhiều cấp độ.
Theo từ điển tiếng Anh, conflict là trạng thái đối lập hoặc thù địch, sự đấu
tranh; conflict cũng có nghĩa là sự mâu thuẫn, bất đồng, bất hoà, tranh cãi,
tranh luận, sự khác nhau, sự va chạm, không tương hợp. Theo từ điển trực
tuyến Wikipedia, “Xung đột là trạng thái bất hoà do sự đối lập mang tính
nhận thức hoặc hành động thực tế về các nhu cầu, giá trị và lợi ích. Xung đột
có thể mang tính chất nội tâm (bên trong cá nhân) hoặc hướng ngoại (giữa
hai hay nhiều cá nhân)[12].
Hai tác giả G.Endrweit và G.Trommsdorff cho rằng, “theo cách hiểu
rộng lý thuyết xung đột là mọi tiếp cận khoa học xã hội mà trong đó các hiện

tượng xung đột xã hội mang một ý nghĩa trung tâm đối với việc giải thích các
quan hệ xã hội và quá trình xã hội” [11, tr. 890].
Bernhard Giesen đưa ra định nghĩa: “Xung đột xã hội là các quan hệ và
quá trình xã hội trong đó hai hay nhiều cá nhân hay nhóm xã hội có sự đối
lập nhau trong việc giải quyết những vấn đề nhất định” [10, tr. 171-172]
Bernhard Giesen đã nhận xét rằng nếu hiểu khái niệm xung đột quá hẹp
thì nó sẽ loại trừ những quan hệ xung đột tiềm ẩn giữa các nhóm xã hội ra
khỏi việc phân tích, qua đó những điều kiện cấu trúc quan trọng cho sự hình
thành hành động xung đột rõ ràng sẽ biến mất khỏi tầm quan sát. Trái lại, nếu
hiểu quá rộng thì nó sẽ bao hàm bất kỳ dạng nào của sự bất bình đẳng hay sự
không cố định là quan trọng đối với hành động và phạm vi đối tượng của
khoa học xã hội [31, tr. 9]. Do đó, để tránh việc hiểu quá rộng hay quá hẹp


18
chúng tôi chọn định nghĩa xung đột của Bernhard Giesen đã nêu ở trên.
Như vậy, hầu hết các lý thuyết về xung đột hiện nay đều thừa nhận
xung đột là yếu tố đối lập sự hợp tác. Xung đột là tất yếu, phổ biến, đa dạng
và tạo nên những bước phát triển bình thường trong tất cả các quá trình xã hội
và phát triển lịch sử. Bên cạnh khái niệm xung đột, các lý thuyết xung đột còn
quan tâm nhiều đến vấn đề của xung đột như các dạng xung đột, khía cạnh xã
hội của xung đột, nguyên nhân của xung đột, cường độ, các hình thức diễn
biến, điều chỉnh và kết thúc xung đột. Tuy nhiên, với mục tiêu phân tích xung
đột để quản lý, nghiên cứu này sẽ tập trung vào các đương sự xung đột (các
nhóm xã hội trong làng nghề) và cách thức xử lý xung đột của họ, các nguyên
nhân xung đột và hậu quả mà các xung đột gây ra.
1.1.2. Các dạng xung đột
Có thể phân loại xung đột theo nhiều tiêu chí khác nhau tuỳ theo cách
tiếp cận. Dưới đây, tác giả đưa ra một số cách phân loại như sau:
- Phân loại theo đương sự xung đột: Người ta phân biệt 3 dạng đương

sự xung đột hay phe phái xung đột, bao gồm: (1) Các cá nhân hoặc các nhóm
tương tác; (2) Các tổ chức; (3) Các cộng đồng xã hội.
- Phân loại theo mức độ xung đột: Có thể phân loại xung đột theo các
mức độ xung đột khác nhau như: Không nghiêm trọng; Ít nghiêm trọng;
Nghiêm trọng và Rất nghiêm trọng.
+ Không nghiêm trọng: Là xung đột ở mức thấp, không bắt nguồn từ
những chênh lệch lợi thế về quyền lực, lợi ích, đồng thời các bên đương sự
đều hiểu rất rõ, nó cũng không dẫn đến những tác hại quá lớn cho mỗi bên.
+ Ít nghiêm trọng: Xung đột ở mức này thường xuất hiện giữa các cơ sở
sản xuất Sơn mài trong việc cùng cạnh tranh đưa sản phầm làng nghề sang thị
trường các nước. Trong chừng mực nào đó, dạng xung đột này dễ dàn xếp
giữa các đương sự.
+ Nghiêm trọng: Là những xung đột có thể dẫn đến phản ứng mạnh mẽ


19
giữa các đương sự xung đột như: biểu tình, chặn đường v.v Ví dụ vụ xung
đột bãi rác Kiêu Kỵ, mâu thuẫn giữa cộng đồng nhân dân địa phương với chủ
đầu tư dự án dẫn đến biểu tình, chặn đường.
+ Rất nghiêm trọng: Là những xung đột bắt nguồn từ những bất bình
đẳng lớn về quyền lực, không chỉ về mặt tài nguyên mà cả những bất bình
đẳng về tài chính, chính trị. Loại xung đột này có thể dẫn tới xung đột vũ
trang như cuộc chiến tranh tranh chấp nguồn nước giữa một số nước.
- Phân loại theo nguyên nhân dẫn đến xung đột: Có xung đột nhận
thức; xung đột mục tiêu; xung đột lợi ích; và xung đột quyền lực.
1.1.3. Các đương sự xung đột
Các đương sự xung đột hay phe phái xung đột về cơ bản được chia
thành hai loại là các cá nhân và nhóm tham gia vào xung đột. Người ta phân
biệt ba dạng đương sự xung đột hay phe phái xung đột, bao gồm: gồm các cá
nhân hoặc các nhóm tương tác; các tổ chức; các cộng đồng xã hội. Khi xung

đột diễn ra và chúng ta cần có các biện pháp để giải quyết xung đột bởi vì đặc
trưng của xung đột là:
• Xung đột không tự mất đi.
• Xung đột có thể đem lại lợi ích.
• Xung đột là một hiện tượng tự nhiên.
• Xung đột có thể tạo xung đột lớn hơn.
Vậy giải quyết xung đột bằng cách nào? Vấn đề này sẽ được tìm hiểu
trong phần tiếp theo.
1.1.4. Cách thức xử lý xung đột
Theo học thuyết xung đột xã hội, giải quyết xung đột xã hội nghĩa là
duy trì trật tự xã hội, là hoạt động ổn định tạo ra sự hài hoà giữa các thành
viên trong cơ cấu xã hội. Nó biểu hiện tính tổ chức của đời sống xã hội, tính
chuẩn mực của các hành động xã hội.


20
Các cơ chế đảm bảo cho trật tự xã hội là các thiết chế xã hội. Các thiết
chế xã hội này điều chỉnh các mối quan hệ (mà chủ yếu là mối quan hệ kinh
tế giữa các nhóm hoặc các giai cấp xã hội). Sự điều chỉnh này thường cần đến
những lợi ích của các nhóm, các lợi ích này sẽ được điều chỉnh cho đến khi
đạt được một sự công bằng theo quan niệm của xã hội cụ thể nào đó, thông
qua chức năng kiểm soát xã hội, các thiết chế bảo đảm tính ổn định và trật tự
xã hội phụ thuộc vào sự mềm dẻo, tính hiệu quả của các thiết chế đó.
Biểu hiện bên ngoài của sự phá vỡ tính ổn định và trật tự xã hội là sự
suy giảm tính năng động của hệ thống, sự xuất hiện những trì trệ, hoặc là tăng
cường về số lượng và phạm vi của những xung đột, hay là sự suy giảm mức
độ hài lòng về xã hội. Nó còn thể hiện qua sự tăng cường về số lượng những
biểu hiện chống đối như bãi công, bạo động, bãi khoá, tăng cường sự vô tổ
chức. Sự vi phạm tính ổn định và trật tự xã hội có thể mang tính chất định
tính hoặc định lượng. Các nhà lý luận của lý thuyết xung đột cho rằng trật tự

xã hội được thiết lập khi nhóm xã hội có quyền lực, sức mạnh phù hợp để duy
trì vị trí thống trị của mình và nhóm bị thống trị phải chấp nhận địa vị phụ
thuộc. Tuy nhiên, trật tự này chỉ mang tính chất tạm thời vì trong nó ngầm
chứa một mâu thuẫn cơ bản. Mâu thuẫn của các nhóm xã hội có lợi ích đối
lập nhau.
Các nhà xã hội học thừa nhận xung đột là hiện tượng phổ biến trong xã
hội. Cần phân biệt xung đột xã hội với rối loạn xã hội. Không phải xung đột
nào cũng dẫn tới rối loạn xã hội. Người ta chia xung đột xã hội làm hai loại.
Loại thứ nhất là những xung đột làm nguy hại cho sự tồn tại của nhóm - tức là
nguy hại đến trật tự xã hội. Loại khác là biểu trưng cho sức sống cá nhân. Đó
là loại xung đột không phá vỡ trật tự xã hội mà thậm chí còn duy trì, củng cố
và phát triển nó. Như vậy, về mặt lý thuyết, cách thức xử lý xung đột là dùng
các thiết chế xã hội để quản lý, điều tiết xung đột xã hội.


21
1.1.5. Các nguyên nhân xung đột
Các nhà nghiên cứu theo trường phái xung đột đều cho rằng có thể có
nhiều nguyên nhân dẫn tới xung đột. Tuy vậy, tư tưởng của họ đều gặp nhau
ở một điểm đó là: Sự hưởng lợi không đồng đều, cao hơn nữa là sự cạnh tranh
về mặt lợi ích giữa các cá nhân hoặc các nhóm xã hội thường là nguyên nhân
gốc rễ dẫn đến xung đột. Các nhà xã hội học cũng chỉ ra rằng: Những nhóm
được ưu đãi (chiếm ưu thế trong việc phân chia quyền lợi) thường cố gắng
trong việc tạo ra khả năng giữ vững một hệ thống giá trị để duy trì một cơ cấu
xã hội theo hướng có lợi cho họ. Hệ thống giá trị này vận hành theo hai cách
chính. Thứ nhất, những giá trị này tồn tại nhờ sự kiểm soát và cưỡng chế hành
vi mang tính trực tiếp của nhóm lợi thế đối với nhóm bất lợi. Tuy nhiên, trong
thực tế, đây là các kiểm soát xã hội thiếu tính bền vững. Hình thức tồn tại thứ
hai dựa trên những nỗ lực không phải để nghiền nát sự đối lập mà ngăn chặn
chúng ngay từ đầu bằng cách kiểm soát ý thức của nhóm bất lợi và cố gắng

tạo ra sự tán thành từ phía họ để họ chấp nhận địa vị bị phụ thuộc và kém
được ưu đãi của chính mình, cho đến nay, đây vẫn là hình thức kiểm soát xã
hội hiệu quả nhất (Tony Bilton, 1993)[7, tr.30].

Theo định nghĩa của Bernhard Giesen thì sự đối lập về quyền lợi là
nguyên nhân gây ra xung đột. B.Balla cho rằng, có hai dạng xung đột chính là
xung đột về quyền lợi và xung đột về giá trị [11, tr.890]. Theo C.W. Moore,
bên cạnh nguyên nhân về quyền lợi và giá trị còn có 3 nguyên nhân khác là:
dữ liệu, cơ cấu và quan hệ. Cụ thể như sau:
- Xung đột lợi ích (quyền lợi): Là do sự cạnh tranh giữa các lợi ích thực chất,
lợi ích về mặt thủ tục hoặc tâm lý mà các đương sự thực sự có hoặc cho là có.
- Xung đột giá trị: Bắt nguồn từ các giá trị khác nhau như các tiêu chí
đánh giá hành vi, ý kiến, các mục tiêu giá trị, cách sống, lý tưởng và tôn giáo.
- Xung đột dữ liệu: Bắt nguồn từ việc thiếu thông tin, sai lệch, hiểu sai
hoặc diễn đạt thông tin khác nhau, các quan niệm khác nhau về cái gì là quan


22
trọng và quy trình đánh giá khác nhau.
- Xung đột cơ cấu: Xuất phát từ các mô hình hình hành vi hoặc tương
tác tiêu cực, sự bất bình đẳng trong kiểm soát/sở hữu hoặc phân bổ các nguồn
lực, các yếu tố về địa, vật lý hoặc môi trường cản trở hợp tác, các giới hạn về
thời gian.
- Xung đột quan hệ: Là do những cảm xúc thái quá, quan niệm sai, sự
hiểu lầm rập khuôn, yếu kém/nhầm lẫm trong giao tiếp, lối xử sự tiêu cực.
Cả về mặt lý thuyết và thực tiễn đều tồn tại rất nhiều nguyên nhân dẫn
đến xung đột xã hội. Những tư tưởng, lý thuyết phong phú của các nhà khoa
học là cơ sở để lý giải, phân tích, chứng minh những giả thuyết nghiên cứu
của đề tài luận văn.
1.1.6. Các hậu quả của xung đột

Các nghiên cứu cho thấy, xung đột có thể mang lại nhiều hậu quả tích
cực cũng như tiêu cực. Việc tìm hiểu và đo lường các hậu quả về xung đột
trên thực tế là rất quan trọng vì đây là cơ sở để chúng ta quyết định xem liệu
có cần phải can thiệp điều chỉnh, quản lý các xung đột này không, và nếu có
thì ở mức nào và bằng cách nào, nhằm tối đa hoá các hậu quả tích cực và
giảm thiểu các hậu quả tiêu cực của chúng. “Sự không có xung đột không
phải lúc nào cũng tốt, vì nó có thể chỉ ra sự thờ ơ, sự không hiểu biết hoặc sự
kém năng lực của một bộ phận trong cộng đồng. Xung đột chính là một phần
của mọi quá trình giải quyết sự khác biệt, phân hoá” (Valerie Brown, 1995)
[22, tr.16,17].
Theo Vũ Cao Đàm, xung đột có thể có những hậu quả tích cực như dẫn
đến những lỗ lực cứng rắn hơn dẫn đến chiến thắng; tăng những cam kết, tăng
nhóm trung thành; làm rõ một vấn đề nào đó mà trước đó có nhiều yếu tố
không minh bạch; dẫn tới những đột phá sáng tạo và những thành tựu mới;
tập trung sự chú ý đến các vấn đề cơ bản và đi đến giải quyết; và sự tham gia
vào xung đột có thể làm tăng khả năng hoà giải, gây ảnh hưởng và cạnh tranh.


23
Bên cạnh đó, xung đột có thể có các kết quả tiêu cực như dẫn đến sự tức giận,
tránh né, công kích, chỉ trích, sự lo sợ, cảm giác của sự không bình đẳng, kìm
hãm thông tin quan trọng; hạ thấp năng suất; nghề nghiệp có thể thay đổi, một
số quan hệ bị huỷ hoại; làm gián đoạn các phương thức làm việc; và tiêu phí
một số lượng lớn thời gian [25, tr.102-103].
Như vậy, xung đột vừa có tác động tiêu cực vừa có những tác động tích
cực. Tuy nhiên, dù thế nào vẫn cần có sự điều tiết, QLXĐ một cách hợp lý để
phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của xung đột.
1.2. Xung đột môi trƣờng và các khái niệm liên quan
1.2.1 Khái niệm xung đột môi trường
Thuật ngữ XĐMT chỉ bắt đầu xuất hiện trên thế giới những năm gần đây.

Một số nhà nghiên cứu dùng thuật ngữ xung đột do môi trường (Environmental-
inclucded conflict) để chỉ các xung đột nhằm mô tả một thực tế là chúng xuất
hiện liên quan đến vấn đề môi trường. Những nhà nghiên cứu khác thường dùng
thuật ngữ đơn giản hơn là XĐMT. Nhiều thuật ngữ cho thấy, thuật ngữ XĐMT
xuất hiện trên báo chí vào khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ 20.
XĐMT được hiểu và định nghĩa khác nhau trên thế giới. Tác giả Lê
Thanh Bình, trong nghiên cứu của mình đã dẫn ra ba cách hiểu XĐMT của
Viện Khoa học Công nghệ Châu Á – AIT như sau:
- XĐMT là xung đột quyền lợi của cộng đồng, vị trí nghề nghiệp và ưu
tiên chính trị; là mâu thuẫn giữa hiện tại và tương lai; giữa bảo tồn và phát
triển. Kết quả của XĐMT có thể là xây dựng hoặc phá huỷ phụ thuộc vào
QLXĐ.
- XĐMT là kết quả của việc sử dụng tài nguyên do một nhóm người
gây bất lợi cho nhóm khác.
- XĐMT là kết quả của việc khai thác quá mức hoặc lạm dụng tài
nguyên thiên nhiên [22; tr.11].

×