1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ NHƢ QUỲNH
XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH
CÔNG NGHỆ THÂN MÔI TRƢỜNG TRÊN
CƠ SỞ NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG
(Nghiên cứu trƣờng hợp Khu công nghiệp Thƣợng Đình)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Hà Nội, 2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ NHƢ QUỲNH
XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH
CÔNG NGHỆ THÂN MÔI TRƢỜNG TRÊN
CƠ SỞ NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG
(Nghiên cứu trƣờng hợp Khu công nghiệp Thƣợng Đình)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Tuấn
Hà Nội, 2014
3
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn, chuyên ngành Quản lý Khoa học
và Công nghệ, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo nhà
trường, quý thầy cô và người dân địa phương.
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong
khoa Khoa học quản lý, đặc biệt là các thầy: PGS. TS Vũ Cao Đàm, TS. Trần
Văn Hải, TS. Đào Thanh Trường đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn người hướng dẫn, TS. Nguyễn Quang Tuấn,
Viện Chiến lược chính sách Khoa học và Công nghệ, đã tận tình hướng dẫn
và góp ý trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn sự hợp tác của những người dân sống
gần khu công nghiệp Thượng Đình, tại khu tập thể thuốc lá Thăng Long, khu
tập thể Cao su Sao Vàng, trên đường Nguyễn Trãi và Nguyễn Tuân đã cung
cấp những thông tin cần thiết cho tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 6 năm 2014
Hà Nhƣ Quỳnh
4
MỤC LỤC
Nội dung Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đề tài 8
2. Lịch sử nghiên cứu 10
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 12
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 12
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 12
4. Phạm vi nghiên cứu 12
5. Câu hỏi nghiên cứu 12
6. Giả thuyết nghiên cứu 13
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 13
7.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu 13
7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 13
7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 14
7.4. Phương pháp quan sát 14
7.5. Phương pháp so sánh 14
8. Cấu trúc của luận văn 14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XUNG ĐỘT
VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG 15
1.1. Tổng quan về công nghệ và chính sách 15
1.1.1. Khái niệm công nghệ 15
1.1.2. Các thế hệ phát triển công nghệ 17
1.1.3. Lợi ích kinh tế và môi trường của sản xuất sạch hơn 18
1.1.4. Chính sách công nghệ thân môi trường 22
1.1.5. Giới thiệu Khu công nghiệp sinh thái 24
1.2. Tổng quan về môi trƣờng ……………………………………………. 26
5
1.2.1. Khái niệm môi trường ……………………………………………… 26
1.2.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, khủng hoảng
môi trường và sự cố môi trường ……………………………………………27
1.2.3. Các chức năng cơ bản của môi trường 30
1.2.4. Các hướng tiếp cận nghiên cứu môi trường 32
1.2.5. Khái niệm phát triển bền vững 35
1.3. Tìm hiểu xung đột môi trƣờng 37
1.3.1. Khái niệm xung đột môi trường 37
1.3.2. Các dạng xung đột môi trường 38
1.3.3. Nguyên nhân gây xung đột môi trường 39
1.3.4. Phương pháp giải quyết xung đột môi trường 41
1.3.5. Mối quan hệ giữa xung đột môi trường với các vấn đề môi trường 44
CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG VÀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA CÁC CHỦ THỂ TRONG VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG 48
2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng khu công nghiệp 48
2.2. Các lĩnh vực gây ô nhiễm môi trƣờng 58
2.2.1. Kết luận kiểm tra về bảo vệ môi trường 58
2.2.2. Đánh giá của người dân về môi trường 63
2.3. Nhận diện xung đột lợi ích về môi trƣờng 65
2.3.1. Tỷ lệ người dân mắc các triệu chứng bệnh năm 2005 65
2.3.2. Kết quả nghiên cứu đối chứng y tế năm 2009 66
2.3.3. Kết quả điều tra người dân năm 2013 67
2.4. Mối quan hệ giữa các chủ thể trong vấn đề môi trƣờng 69
2.4.1. Sự phản ánh của người dân về tình trạng môi trường 69
2.4.2. Vai trò của nhà quản lý trong việc giải quyết xung đột 70
2.4.3. Các biện pháp xử lý của Cục bảo vệ môi trường 71
2.5. Nguyên nhân của thực trạng ô nhiễm rác thải công nghệ 73
2.5.1. Một số nguyên nhân chủ quan của các công ty 73
2.5.2. Hệ thống pháp luật của Việt Nam về công nghệ và môi trường 76
2.5.3. Sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ môi trường 77
6
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN
TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP THƢỢNG ĐÌNH… 80
3.1. Tích cực đầu tƣ sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp 80
3.1.1. Quán triệt chiến lược sản xuất sạch hơn 80
3.1.2. Tăng cường hợp tác về sản xuất sạch hơn 85
3.1.3. Đề xuất mô hình khu công nghiệp sinh thái 87
3.2. Phát huy vai trò của ngƣời dân trong bảo vệ môi trƣờng 91
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 106
7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
Tên bảng biểu
Trang
Bảng 2.1
Ƣớc tính tổng lƣợng nƣớc thải và thải lƣợng các
chất ô nhiễm trong nƣớc thải tại các KCN thuộc
vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2009
49
Bảng 2.2
Ƣớc tính thải lƣợng các chất ô nhiễm không khí tại
các KCN thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2009
50
Bảng 2.3
Kết quả khảo sát áp dụng sản xuất sạch hơn tại Hà
Nội
51
Bảng 2.4
Tên công ty và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính
53
Bảng 2.5
Khu vực thực hiện điều tra bằng bảng hỏi
56
Bảng 2.6
Đánh giá môi trƣờng KCN của ngƣời dân
57
Bảng 2.7
Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trƣờng KCN của
ngƣời dân
57
Bảng 2.8
Dự báo tổng lƣợng nƣớc thải từ các KCN trong toàn
quốc đến năm 2020
60
Bảng 2.9
Sự nhiễm độc CO ở các mức độ khác nhau
62
Bảng 2.10
Phân loại nhóm ngành gây ô nhiễm tại KCN
Thƣợng Đình
62
Bảng 2.11
Ô nhiễm môi trƣờng theo đánh giá của ngƣời dân
64
Bảng 2.12
Kết quả nghiên cứu đối chứng y tế các bệnh hô hấp
ở vùng gần KCN Thƣợng Đình
66
Bảng 2.13
Một số triệu chứng bệnh vùng gần KCN Thƣợng
Đình
68
Bảng 2.14
Suy giảm tuổi thọ do gánh nặng bệnh tật
69
Bảng 2.15
Mức độ phản ánh của ngƣời lao động và ngƣời dân
70
8
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT
Bảo vệ môi trƣờng
CCN
Cụm công nghiệp
CGCN
Chuyển giao công nghệ
CNH
Công nghiệp hóa
CTNH
Chất thải nguy hại
HĐH
Hiện đại hóa
KCN
Khu công nghiệp
KH&CN
Khoa học và Công nghệ
PTBV
Phát triển bền vững
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
SXSH
Sản xuất sạch hơn
UBND
Ủy ban nhân dân
XĐMT
Xung đột môi trƣờng
Các chữ viết tắt tiếng anh
UNCTAD
Hội nghị Quốc tế về Thƣơng mại và Phát triển
United Nations Conference on Trade and Development
UNEP
Chƣơng trình môi trƣờng Liên hợp quốc
United Nations Environment Programme
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc
United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
WB
Ngân hàng thế giới
World Bank
WCED
Hội đồng thế giới về Môi trƣờng và Phát triển
World Council on Environment and Development
9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ giữa những năm 1970, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại
bắt đầu có những đặc điểm và xu hƣớng phát triển mới để chuyển sang giai
đoạn thứ hai, đó là cuộc cách mạng về công nghệ. Với nhu cầu tăng trƣởng
kinh tế và giành lợi thế cạnh tranh, công nghệ trở thành một trong các yếu tố
quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp. Công nghệ đƣợc áp dụng, thay
đổi liên tục theo vòng đời của công nghệ và mong muốn của sản phẩm tạo ra.
Nhƣng vấn đề ở chỗ sử dụng công nghệ nào và sử dụng nhƣ thế nào để vừa
hiệu quả, khả thi vừa phát huy tốt nhất nguồn lực có giới hạn và bảo vệ môi
trƣờng (BVMT).
Sự phát triển lực lƣợng sản xuất của chủ nghĩa tƣ bản hiện đại đã đạt
tới trình độ xã hội hoá cao độ, toàn cầu hóa là hệ quả tất yếu và đây cũng
chính là điều mà C. Mác đã dự báo. Xu thế mở rộng hợp tác, khuyến khích
thƣơng mại tạo thuận lợi cho các hoạt động mua bán, kể cả mua bán công
nghệ. Công nghệ có thể mua bán trên thị trƣờng thông qua hợp đồng chuyển
giao công nghệ (CGCN). Một số nhà kinh tế học có thể đƣa ra rất nhiều ƣu
điểm của toàn cầu hóa nhƣ toàn cầu hóa là con đƣờng để nâng cao thu nhập
cho ngƣời lao động và cải thiện chất lƣợng cuộc sống, là cách để một quốc gia
có thể tận dụng và khai thác tối đa các lợi thế của công nghệ mới. Nhƣng
không phải tất cả các thành tựu công nghệ đều mang lại lợi ích cho xã hội.
Tác giả Qazi Faruque Ahmed đã cho ngƣời đọc có thể thấy đƣợc những cảnh
báo hết sức thú vị mang đậm tính nhân văn: “Mù quáng bởi cái được gọi là
thành tựu khoa học và công nghệ” [10; 23].
Trƣớc sự tất yếu của việc sử dụng công nghệ trong sản xuất cũng nhƣ
những cảnh báo về tác động của công nghệ đối với môi trƣờng, tôi thấy đƣợc
sự cần thiết phải xây dựng chính sách công nghệ thân môi trƣờng, nhằm hạn
chế ảnh hƣởng của rác thải công nghệ đến môi trƣờng. Trong bối cảnh loại
hàng hóa này đƣợc tự do mua bán trên thị trƣờng, nƣớc ta đã có những yêu
cầu nhất định về CGCN để phù hợp với điều kiện quốc gia.
10
Pháp luật Việt Nam khuyến khích chuyển giao công nghệ cao, công
nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây: Tạo ra sản phẩm mới
có tính cạnh tranh cao; tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới; tiết kiệm năng
lƣợng, nguyên liệu; sử dụng năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo; bảo vệ sức
khỏe con ngƣời; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; sản xuất sạch, thân thiện
môi trƣờng; phát triển ngành, nghề truyền thống. Luật pháp Việt Nam cũng
hạn chế chuyển giao và cấm chuyển giao, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích quốc
gia; bảo vệ sức khỏe con ngƣời; bảo vệ giá trị văn hoá dân tộc; bảo vệ động
vật, thực vật, tài nguyên, môi trƣờng; thực hiện quy định của điều ƣớc quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Mặc dù ở Việt Nam đã xây dựng có hiệu lực nhiều luật liên quan đến
hoạt động mua bán và sử dụng công nghệ, nhƣ Luật Chuyển giao công nghệ
(2006), Luật Công nghệ cao (2008), Luật Bảo vệ môi trƣờng (2005) nhƣng
thực tế các khu công nghiệp (KCN) vì lợi ích trƣớc mắt mà thờ ơ, trốn tránh
việc thực thi các điều luật trên. Hiện nay, một trong những KCN đang gây ô
nhiễm nghiêm trọng môi trƣờng nƣớc và không khí cho khu vực nội thành
của thủ đô Hà Nội, gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý cũng nhƣ tài chính
của ngƣời dân sống xung quanh và khu vực lân cận là KCN Thƣợng Đình
(đƣờng Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội).
KCN Thƣợng Đình gồm 05 nhà máy. Trong thời kỳ thực hiện kế hoạch
cải tạo xã hội chủ nghĩa và bƣớc đầu phát triển kinh tế - văn hóa (giai đoạn
1958 - 1960), Hà Nội đã triển khai xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp quốc
doanh làm nền tảng cho kinh tế Hà Nội và miền Bắc. Từ năm 1957, Trung
Quốc đã giúp ta xây dựng một số cơ sở vật chất thiết yếu, đào tạo công nhân
cho ba nhà máy lớn của Hà Nội lúc đó là Nhà máy cao su Sao Vàng, Nhà máy
thuốc lá Thăng Long và Nhà máy xà phòng Hà Nội. Ngày 18/5/1960, các nhà
máy này đƣợc khánh thành, cùng với Nhà máy cơ khí Hà Nội và Công ty giầy
Thƣợng Đình tạo thành KCN Thƣợng Đình, KCN có quy mô đầu tiên ở Hà
Nội và miền Bắc nƣớc ta. Từ khi đi vào hoạt động, rác thải công nghệ của các
nhà máy này đang là nguyên nhân trực tiếp gây ra thực trạng ô nhiễm môi
11
trƣờng và xung đột môi trƣờng (XĐMT) tại đây. Nhƣng các nhà quản lý
doanh nghiệp vẫn chƣa xây dựng cho mình một chính sách công nghệ với
những giải pháp công nghệ có tính triệt để.
Dƣới góc độ quản lý Khoa học và Công nghệ (KH&CN), các hoạt động
công nghiệp luôn tiềm ẩn nguy cơ XĐMT bởi rác thải công nghệ của chính
các hoạt động đó. Thực tế cho thấy, việc tối đa hóa lợi nhuận của doanh
nghiệp dẫn đến nhiều hệ lụy trong đó có ô nhiễm môi trƣờng tại khu vực công
nghiệp Thƣợng Đình, ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của con ngƣời và gây
bức xúc cho ngƣời dân sống xung quanh. Do đó, nhận diện XĐMT để các nhà
đầu tƣ cũng nhƣ các đơn vị quản lý KH&CN thực hiện và quản lý các giải
pháp đổi mới công nghệ theo hƣớng thân môi trƣờng trong hoạt động sản xuất
công nghiệp. Đây cũng là lý do để tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Xây dựng
chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi
trường” (Nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Thượng Đình).
2. Lịch sử nghiên cứu
Con ngƣời biết đến tác dụng của công nghệ nhƣ “con dao hai lưỡi”,
bởi ngoài các giá trị kinh tế từ việc sử dụng công nghệ mang lại, rác thải của
nó đã gây ra những tác động xấu đến môi trƣờng sống của con ngƣời. Do đó,
hoạt động quản trị công nghệ đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình đào tạo của các
trƣờng đại học và cao đẳng, thậm chí hoạt động này còn đƣợc đƣa vào khung
chƣơng trình đào tạo của khối xã hội và nhân văn, điển hình là trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhiều giáo trình
đƣợc xuất bản và lƣu hành rộng rãi, để thấy rõ sự cần thiết trong việc quản lý
công nghệ của các bên liên quan nhƣ Giáo trình “Quản trị công nghệ” của
Nguyễn Đình Phi (2011), nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong lĩnh vực nghiên cứu môi trƣờng về khía cạnh xã hội, điển hình là
cuốn sách“Nghiên cứu xã hội về môi trường” do Vũ Cao Đàm chủ biên
(2009), nhóm tác giả đã đƣa ra những cách nhìn chung nhất về môi trƣờng
sống. Vấn đề XĐMT đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu nhƣ đặt ra một yêu cầu
cấp thiết cần phải quản lý và giải quyết nó, nhƣ luận văn “Đề xuất chính sách
12
giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc nhận dạng và giải quyết xung
đột môi trường giữa các cộng đồng dân cư trong khu vực sông Nhuệ, sông
Đáy (đoạn qua tỉnh Hà Nam)” của Nguyễn Đắc Dƣơng (2009), trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cũng trong lĩnh
vực nghiên cứu xã hội về môi trƣờng, thuật ngữ “Vốn xã hội” tuy còn khá
mới mẻ ở nƣớc ta nhƣng thực tế vốn xã hội có vai trò tích cực trong công tác
bảo vệ môi trƣờng (BVMT), bài viết “Phát huy vốn xã hội trong bảo vệ môi
trường” trên Tạp chí Cộng sản, tác giả Nguyễn Quang Tuấn (2008) đã phân
tích vai trò của yếu tố này.
Thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa việc sử dụng công nghệ với ô
nhiễm môi trƣờng là rất nhiều bài viết trên một số tạp chí, nhất là các tạp chí
thuộc lĩnh vực công nghệ và môi trƣờng. Nhờ đó, ngƣời đọc sẽ đƣợc cập nhật
thƣờng xuyên các thông tin về tình hình ô nhiễm môi trƣờng từ rác thải công
nghệ của các nhà nghiên cứu và các cơ quan chức năng, ví dụ nhƣ Báo cáo
môi trường quốc gia năm 2009: Môi trường khu công nghiệp Việt Nam của
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009) và trong “Các kết luận kiểm tra về bảo
vệ Môi trường” của Cục Bảo vệ môi trƣờng (2008); trong đó cũng có nhiều
bài viết về lợi ích từ sản xuất sạch hơn (SXSH) nhƣ “Lợi ích kinh tế và môi
trường từ áp dụng sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp công nghiệp” của
Nguyễn Thị Lâm Giang (2008) trên Tạp chí Công nghiệp, số 6 hoặc “Tích
cực đầu tư công nghệ xử lý chất thải tại công ty cổ phần Ắc quy Tia Sáng”
của Nguyễn Tuấn (2008) đăng trên Tạp chí Công nghiệp, số 9.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chƣa đề cập đến hiện trạng XĐMT
tại khu vực công nghiệp, tính cấp thiết cần phải xây dựng chính sách công
nghệ thân môi trƣờng tại các doanh nghiệp. Kế thừa những đề tài cùng hƣớng
nghiên cứu, cùng với yêu cầu khách quan trong việc đầu tƣ cho công nghệ sản
xuất sạch tại Hà Nội, tác giả thực hiện nghiên cứu về việc xây dựng chính
sách công nghệ thân môi trƣờng bằng giải pháp áp dụng SXSH trong hoạt
động công nghiệp tại KCN Thƣợng Đình. Tính mới của nghiên cứu thể hiện
rõ nhất trong phƣơng pháp nghiên cứu, tác giả không sử dụng phƣơng pháp
13
thực nghiệm để xét nghiệm mẫu nƣớc tại các lƣu vực sông bị ô nhiễm hay đo
nồng độ ô nhiễm trong khí thải. Ở đây, tác giả dùng phƣơng pháp điều tra xã
hội học, chủ yếu sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu đối với một số ngƣời
dân sống quanh KCN, điển hình là khu tập thể Thuốc lá Thăng Long, khu tập
thể Cao su Sao Vàng, đƣờng Nguyễn Trãi và đƣờng Nguyễn Tuân. Các thông
tin thu thập giúp đánh giá mức độ xung đột về môi trƣờng giữa hoạt động
công nghiệp của các đơn vị với quyền lợi của ngƣời dân.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nhận diện xung đột môi trƣờng khu công nghiệp, đề tài
hƣớng đến việc xây dựng chính sách công nghệ thân môi trƣờng tại khu công
nghiệp Thƣợng Đình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận các vấn đề về môi trƣờng;
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trƣờng khu công nghiệp;
- Chỉ ra mối quan hệ giữa các chủ thể trong xung đột môi trƣờng;
- Nhận diện mối quan hệ giữa xung đột và quản lý về môi trƣờng;
- Đề xuất một số giải pháp công nghệ thân môi trƣờng tại khu công
nghiệp Thƣợng Đình.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề xuất các giải pháp công nghệ thân môi trƣờng
tại khu công nghiệp Thƣợng Đình trên cơ sở nhận diện xung đột môi trƣờng,
nhằm hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trƣờng từ rác thải công nghệ.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu số liệu: từ năm 2005 đến năm 2012;
- Phạm vi không gian khảo sát: Vùng dân cƣ gần khu vực công nghiệp
(quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội).
5. Câu hỏi nghiên cứu
Việc nhận diện xung đột môi trƣờng có tác động nhƣ thế nào đến hành
vi của doanh nghiệp trong việc áp dụng các giải pháp công nghệ thân môi
trƣờng?
14
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nhận diện xung đột môi trƣờng tại một khu vực cụ thể là cơ sở thực
tiễn cho thấy những hạn chế của công nghệ sản xuất đang đƣợc các doanh
nghiệp sử dụng và nhất là các tác động môi trƣờng, ảnh hƣởng không tốt đến
cuộc sống của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng (Nghiên cứu trƣờng hợp tại Khu
công nghiệp Thƣợng Đình).
Việc nhận diện xung đột môi trƣờng có thể góp phần vào việc xây dựng
các chính sách công nghệ thân môi trƣờng tại các doanh nghiệp nhằm gắn kết
hoạt động chuyển giao công nghệ với bảo vệ môi trƣờng, phát triển hài hòa
giữa hoạt động công nghiệp với phát triển bền vững. Do đó, các doanh nghiệp
phải đổi mới công nghệ sang hƣớng thân thiện với mới trƣờng nếu vẫn muốn
tiếp tục các hoạt động sản xuất và kinh doanh tại đây.
Đồng thời, nhận diện xung đột môi trƣờng còn chỉ ra cho các nhà quản
lý thấy đƣợc những “lỗ hổng” cũng nhƣ những thiếu sót trong các văn bản
pháp quy về quản lý khoa học, công nghệ và môi trƣờng, từ đó có những điều
chỉnh hợp lý và kịp thời. Tuy nhiên, thái độ của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng
trong việc giải quyết xung đột môi trƣờng chƣa thực sự quyết liệt, mới chỉ
dừng lại ở mức độ phản ánh tình hình.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
Phân tích, tổng hợp tài liệu từ sách, báo, tạp chí, chủ yếu thuộc các
lĩnh vực quản lý khoa học và công nghệ, môi trƣờng. Tài liệu đƣợc chính dẫn
là những nguồn thông tin chính thống của các nhà nghiên cứu, các cơ quan
chức năng đã đƣợc công bố hoặc xuất bản.
7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Thực hiện phỏng vấn sâu đối với một số Ông/Bà là tổ trƣởng tổ dân
phố phƣờng Thanh Xuân Trung về thái độ của ngƣời dân, những biện pháp
quản lý của Ban lãnh đạo khu công nghiệp Thƣợng Đình nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trƣờng và hạn chế xung đột môi trƣờng; đồng thời trao đổi sâu hơn
với một số chuyên gia về xung đột môi trƣờng.
15
7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Thực hiện điều tra 100 bảng hỏi đối với ngƣời dân thuộc khu tập thể
Cao su Sao Vàng, khu tập thể Thuốc là Thăng Long và một số ngƣời dân trên
đƣờng Nguyễn Trãi và Nguyễn Tuân, nhằm thu thập những ý kiến làm cơ sở
thực tiễn chứng minh cho sự cần thiết phải thực hiện các giải pháp công nghệ
thân môi trƣờng tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Thƣợng Đình.
7.4. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát thực tế ô nhiễm môi trƣờng nƣớc tại một số sông
trên địa bàn Hà Nội mà KCN Thƣợng Đình trực tiếp xả thải nhƣ sông Tô
Lịch, nhằm thu thập chứng cứ khách quan cho nghiên cứu.
7.5. Phương pháp so sánh
Tác giả đƣa ra một số doanh nghiệp đã xây dựng thành công giải pháp
sản xuất sạch hơn, thu đƣợc nhiều lợi ích kinh tế và môi trƣờng. Với tƣơng
quan trong cùng môt điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, pháp luật của đất
nƣớc, sự so sánh này hy vọng sẽ giúp các nhà quản lý thu đƣợc một số bài học
kinh nghiệm trong hoạt động quản lý công nghệ của doanh nghiệp.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn đƣợc kết cấu thành 03 chƣơng, gồm:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa xung đột và các vấn đề môi
trƣờng
Chƣơng 2: Nhận diện xung đột môi trƣờng và mối quan hệ giữa các chủ thể
trong vấn đề môi trƣờng
Chƣơng 3: Một số giải pháp thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
tại khu công nghiệp Thƣợng Đình
Và một số nội dung, phụ lục khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu,
gồm: Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục các bảng biểu, Phần mở đầu, Phần kết
luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
16
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XUNG ĐỘT
VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG
1.1. Tổng quan về công nghệ và chính sách
1.1.1. Khái niệm công nghệ
Hiện nay, khái niệm về công nghệ đƣợc trình bày từ nhiều cách tiếp cận
khác nhau. Sau đây là một số khái niệm thƣờng gặp đƣợc trên sách, báo khoa
học trong và ngoài nƣớc. [22; 61]
Khái niệm 1: Theo J. R. Dunning (năm 1983), “Công nghệ là nguồn
lực bao gồm kiến thức đƣợc áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiếp thị
cho những sản phẩm và dịch vụ đang có và tạo ra những sản phẩm và dịch
vụ mới”.
Khái niệm 2: Sharif (trong Dự án của ESCAP: Technology Atlas
Projec - năm 1986) cho rằng: “Công nghệ bao gồm khả năng sáng tạo, đổi
mới và lựa chọn từ những kỹ thuật khác nhau và sử dụng chúng một cách tối
ƣu và tập hợp các yếu tố bao gồm môi trƣờng vật chất, xã hội và văn hóa”,
gồm 4 dạng cơ bản:
- Dạng vật thể: vật liệu, công cụ sản xuất, thiết bị và máy móc, sản
phẩm hoàn chỉnh (dạng này gọi là Technoware);
- Dạng con ngƣời: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm (dạng này gọi là
Humanware);
- Dạng ghi chép: bí quyết, quy trình , phƣơng pháp, dữ kiện thích
hợp… đƣợc mô tả trong các ấn phẩm, tài liệu…(dạng này gọi là Inforware);
- Dạng thiết chế tổ chức: dịch vụ, phƣơng tiện truyền bá, công ty tƣ
vấn, cơ cấu quản lý, cơ cấu pháp luật…(dạng này gọi là Orgaware).
Khái niệm 3: UNCTAD (1972) đƣa ra định nghĩa: “Công nghệ là một
đầu vào cần thiết cho sản xuất, và nhƣ vậy, nó đƣợc mua và bán trên thị
trƣờng nhƣ một hàng hóa đƣợc thể hiện một trong các dạng sau:
- Tƣ liệu sản xuất và đôi khi là các sản phẩm trung gian, đƣợc mua và
bán trên thị trƣờng, đặc biệt là gắn với các quyết định đầu tƣ;
17
- Nhân lực, thƣờng là nhân lực có trình độ và đôi khi là nhân lực có
trình độ cao, chuyên sâu, với khả năng sử dụng đúng các thiết bị, kỹ thuật và
làm chủ đƣợc bộ máy giải quyết vấn đề và sản xuất thông tin;
- Thông tin, dù đó là thông tin kỹ thuật hay thƣơng mại, đƣợc đƣa ra
trên thị trƣờng hay đƣợc giữ bí mật nhƣ một phần của hoạt động độc quyền.
Theo định nghĩa này, bản chất của công nghệ là tƣ liệu sản xuất, nhân
lực có trình độ và thông tin và có mục tiêu để làm đầu vào cần thiết cho quá
trình sản xuất.
Khái niệm 4: WB (1985) định nghĩa: “Công nghệ là phƣơng pháp
chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm, gồm ba yếu tố: Thông tin về
phƣơng pháp; Phƣơng tiện, công cụ sử dụng phƣơng pháp để thực hiện việc
chuyển hóa; Sự hiểu biết phƣơng pháp hoạt động nhƣ thế nào và tại sao”.
Định nghĩa này cho thấy công nghệ có bản chất là công cụ, thông tin, sự hiểu
biết và có mục tiêu chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành sản phẩm.
Khái niệm 5: Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam (2000) đƣa
ra định nghĩa: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí
quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến các nguồn lực thành sản phẩm.
Tóm lại, nhắc đến công nghệ là đề cập đến khả năng sáng tạo, một tập
hợp các kiến thức, một quy trình, thiết bị, phƣơng pháp để chuyển hóa các
nguồn lực thành sản phẩm và đƣợc mua bán trên thị trƣờng nhƣ một hàng
hóa. Tùy theo mục đích sử dụng hoặc lĩnh vực nghiên cứu, công nghệ đƣợc
phân loại theo các hƣớng tiếp cận khác nhau. Việt Nam là quốc gia đang bị ô
nhiễm môi trƣờng do sử dụng công nghệ ô nhiễm trong hoạt động công
nghiệp, khái niệm công nghệ môi trƣờng ngày càng đƣợc xã hội quan tâm
đúng mức.
Công nghệ môi trường là tổng hợp các biện pháp vật lý, hóa học, sinh
học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất và
hoạt động của con ngƣời. Công nghệ môi trƣờng bao gồm các tri thức dƣới
dạng nguyên lý, quy trình và các thiết bị kỹ thuật thực hiện nguyên lý và quy
trình đó. [15; 9]
18
1.1.2. Các thế hệ phát triển công nghệ
Các thế hệ công nghệ sau đây đƣợc phân theo tiêu chí đánh giá tác
động môi trƣờng, công nghệ sau càng hƣớng tới giảm thiểu ô nhiễm môi
trƣờng và thậm chí không gây ô nhiểm môi trƣờng. [23; 18]
(1) Công nghệ truyền thống: Bản chất của công nghệ truyền thống là
vận hành theo tuyến, các nguyên liệu và năng lƣợng qua chế tác đã chuyển
thành sản phẩm hàng hóa, một phần trở thành chất thải. Các sản phẩm hàng
hóa đƣợc con ngƣời sử dụng cuối cùng cũng trở thành chất thải. Cả hai loại
chất thải này không có cơ hội tái chế, tái sử dụng và đƣợc thải bỏ trực tiếp vào
môi trƣờng tự nhiên và đây là quy trình sản xuất một chiều. Công nghệ truyền
thống tạo ra các chất thải công nghiệp, kéo theo sự xuống cấp chất lƣợng môi
trƣờng và ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của con ngƣời. Từ lâu các nƣớc
phát triển đã đào thải công nghệ truyền thống sang các nƣớc đang phát triển vì
nó không đảm bảo đƣợc khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
(2) Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật
không gây ô nhiễm môi trƣờng, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô
nhiễm môi trƣờng. Có thể áp dụng công nghệ sạch đối với các quy trình sản
xuất trong bất kỳ ngành công nghiệp nào và bất kỳ sản phẩm công nghiệp
nào. Đối với các quá trình sản xuất, công nghệ sạch làm giảm thiểu các tác
động môi trƣờng và an toàn của các sản phẩm trong suốt chu trình sống của
sản phẩm, bảo toàn nguyên liệu, nƣớc, năng lƣợng, loại bỏ các nguyên liệu
độc hại, nguy hiểm, giảm độc tính của các khí thải, chất thải ngay từ khâu đầu
của quy trình sản xuất.
(3) Sản xuất sạch hơn: Theo UNEP (1995) “Sản xuất sạch hơn là việc
áp dụng liên tục chiến lƣợc phòng ngừa tổng hợp về môi trƣờng vào các quá
trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ, nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái, giảm
thiểu rủi ro cho con ngƣời và môi trƣờng”. Nhƣ vậy nội dung của SXSH có
thể đƣợc mô tả ở 5 mức: Chiến lƣợc, tiếp cận, vận hành, các lựa chọn và các
giải pháp.
Các kỹ thuật SXSH đƣợc chia thành 3 nhóm chính (Hình 1.1):
19
Hình 1.1: Phân loại các kỹ thuật sản xuất sạch hơn [17; 12]
(4) Công nghệ thân thiện môi trường đƣợc hiểu đơn giản là công nghệ
không gây ô nhiểm môi trƣờng, không ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng;
giảm thiểu đến mức thấp nhất phát sinh chất thải; bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên bằng các giải pháp tối ƣu hóa các dòng vật chất và năng lƣợng trong
quá trình sản xuất công nghiệp.
(5) Công nghệ sinh thái thƣờng đƣợc diễn ra trong các mô hình sinh
thái với chu trình sản xuất có tính hệ thống (khép kín). Các cơ sở sản xuất trở
thành những sinh thái công nghiệp, có mối quan hệ cộng sinh với nhau dựa
trên nguyên tắc trao đổi chất, chu trình sản xuất khép kín đảm bảo tuần hoàn
năng lƣợng và vật chất ở mức tối đa.
1.1.3. Lợi ích kinh tế và môi trường của sản xuất sạch hơn
Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) đất nƣớc. Điều này tất yếu kéo theo sự gia tăng tốc độ sản xuất
công nghiệp cũng nhƣ sự hình thành các KCN. Sự phát triển của các KCN đã
tạo sức ép không nhỏ đối với môi trƣờng và nếu công tác BVMT không đƣợc
đầu tƣ đúng mức, các thất thải công nghiệp sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực
đến tài nguyên và chất lƣợng môi trƣờng (Hình 1.2).
Các kỹ thuật SXSH
Tuần hoàn
Giảm tại nguồn
Cải tiến sản phẩm
Thu hồi và
tái sử dụng
tại chỗ
Tạo ra sản
phẩm có
ích
Thay đổi
quy trình
sản xuất
Quản lý tốt
nội vi
Thay
nguyên liệu
đầu vào
Kiểm soát
tốt hơn quy
trình SX
Cải tiến
thiết bị
Thay đổi
công nghệ
20
Hình 1.2: Mối tƣơng quan giữa phát triển KCN và các vấn đề môi trƣờng
[23; 20]
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và bức xúc của vấn đề môi trƣờng
trong quá trình CNH, HĐH hƣớng tới phát triển bền vững (PTBV) đất nƣớc,
khái niệm SXSH đã đƣợc giới thiệu và thử nghiệm áp dụng trong công nghiệp
đầu tiên ở nƣớc ta từ năm 1995 qua hai dự án do quốc tế tài trợ là: Sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp giấy và Giảm thiểu chất thải trong công nghiệp
dệt ở Hà Nội. Tiếp đó, Việt Nam đã ký Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH (1999),
thể hiện sự cam kết của chính phủ ta phát triển đất nƣớc theo chiến lƣợc bền
vững. Các khái niệm “Phòng ngừa ô nhiễm”, “Hiệu suất sinh thái”, “Sản xuất
không phế thải”, và “Năng suất xanh” cũng đƣợc giới thiệu vào nƣớc ta. Mặc
dù có tên gọi khác nhau, song bản chất của các khái niệm có nghĩa tƣơng tự
nhau nhằm: “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lƣợng và chủ
động ngăn chặn sự tạo thành chất thải ngay tại nguồn phát sinh ra chúng,
giảm thiểu các chất ô nhiễm đi vào môi trƣờng”. Nhận thức đƣợc tầm quan
trọng và vai trò cấp thiết của SXSH trong công nghiệp, ngày 07 tháng 9 năm
2009, Thủ tƣớng chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn
trong công nghiệp đến năm 2020”.
Hoạt
động của
các KCN
Cạn kiệt các
nguồn tài nguyên
Sự suy giảm đa
dạng sinh học
Hủy hoại môi
trƣờng sống
Các sự cố môi
trƣờng KCN
Chất thải rắn,
CTNH và ô
nhiễm đất
Phân bố lại địa bàn
dân cƣ và các vấn
đề môi trƣờng liên
quan
Nƣớc thải và
ô nhiễm các
nguồn nƣớc
Ô nhiễm do
tiếng ồn
Khí thải và ô
nhiễm không khí
21
Một số cái “hơn” của SXSH đƣợc các chuyên gia đánh giá nhƣ:
- Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng: Do giá thành ngày một
tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng nhƣ hiện trạng ngày càng khan hiếm
nƣớc, không một doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài
nguyên này dƣới dạng chất thải. Nƣớc và năng lƣợng là đặc biệt quan trọng,
đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng với khối lƣợng lớn.
- Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn: Các cơ quan tài chính ngày một nhận
thức rõ sự nghiêm trọng của việc huỷ hoại môi trƣờng và hiện đang nghiên
cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc hiện đại hoá mà trong đó các khoản vay
đều đƣợc nhìn nhận từ góc độ môi trƣờng. Các kế hoạch hành động về SXSH
sẽ đem lại hình ảnh môi trƣờng có lợi về doanh nghiệp tới các nhà cho vay,
do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.
- Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện: Việc nâng cao nhận thức
của ngƣời tiêu dùng về các vấn đề môi trƣờng đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu
về sản phẩm xanh trên thị trƣờng quốc tế. Chính vì vậy, khi các doanh nghiệp
đã có những nỗ lực nhận thức về SXSH có thể mở ra đƣợc nhiều cơ hội thị
trƣờng mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lƣợng cao hơn và có thể bán
ra với giá cao hơn. Các doanh nghiệp thực hiện SXSH sẽ đáp ứng các tiêu
chuẩn môi trƣờng, ví dụ nhƣ ISO 14001, hoặc các yêu cầu của thị trƣờng nhƣ
nhãn sinh thái.
- Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn: SXSH phản ánh và cải thiện hình
ảnh chung về doanh nghiệp. Một công ty với hình ảnh "xanh" sẽ đƣợc cả xã
hội cũng nhƣ các cơ quan hữu quan ghi nhận và đánh giá cao vì những nỗ lực
trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội về BVMT.
- Môi trường làm việc tốt hơn: Việc nhận thức ra tầm quan trọng của
một môi trƣờng làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong số các
công nhận. Bằng cách đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp thông qua
thực hành SXSH, nhà quản lý có thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng
thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động nhƣ vậy sẽ giúp cho
doanh nghiệp đạt đƣợc khả năng cạnh tranh.
22
- Tuân thủ tốt luật môi trường: Các tiêu chuẩn môi trƣờng về phát thải
các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên ngày một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng
đƣợc các tiêu này thƣờng yêu cầu việc lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm
phức tạp và đắt tiền. SXSH hỗ trợ cho việc xử lý các dòng thải, do đó doanh
nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền
hơn. SXSH dẫn dến việc giảm chất thải, giảm lƣợng phát thải và thậm chí
giảm cả độc tố theo quy luật vòng tròn.
Trong khuôn khổ Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI)
thuộc Chƣơng trình hợp tác phát triển Việt Nam - Đan Mạch về môi trƣờng
2006 - 2010, CPI đã tiến hành đánh giá SXSH cho 11 doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế và các lĩnh vực công nghiệp khác nhau sau 2 năm triển
khai tại các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam và Bến Tre.
Kết quả cho thấy các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều giải pháp quản lý nội
vi và các giải pháp SXSH chi phí thấp đã thu đƣợc những lợi ích về kinh tế và
điều kiện môi trƣờng đƣợc cải thiện đáng kể, giảm tác động xấu đến môi
trƣờng cộng đồng xung quanh. Thậm chí, các doanh nghiệp đã xây dựng đƣợc
một hệ thống quản lý môi trƣờng giúp duy trì các hoạt động SXSH cho cả
những năm tiếp theo.
Các hoạt động đánh giá SXSH đã giúp 11 doanh nghiệp xác định đƣợc
tổng số 311 giải pháp, trong số đó có 220 giải pháp đã đƣợc thực hiện với
tổng vốn đầu tƣ là 26 tỷ đồng. Mức đầu tƣ này mỗi năm mang lại hiệu quả
khoảng 19 tỷ đồng cho các doanh nghiệp tham gia. Chỉ với các giải pháp đơn
giản, chi phí thấp, mỗi năm 11 doanh nghiệp đã tiết kiệm đƣợc 129.300 m
3
nƣớc, 3.049.465 kWh điện, 1,195 tấn nguyên liệu sản xuất. Riêng về tác động
môi trƣờng, 11 doanh nghiệp đã đạt đƣợc một số thành công đáng kể nhƣ:
giảm 4,097 tấn CO
2
thoát ra khí quyển; 25,9 tấn bụi than; 5,9 tấn bụi độc hại
(có chứa 8% chì); 38,3 tấn hóa chất;… Ngoài ra, các doanh nghiệp còn xác
định đƣợc các giải pháp SXSH đòi hỏi chi phí cao và đề nghị CPI hỗ trợ 40 -
50% vốn đầu tƣ và thời gian hoàn vốn trung bình của các giải pháp đầu tƣ
khoảng 3,5 năm. [11; 4]
23
1.1.4. Chính sách công nghệ thân môi trường
Trong hệ thống quản lý, việc phân tích và hoạch định chính sách không
chỉ là một tất yếu khách quan, mà ngƣời quản lý còn phải có nhiệm vụ đƣa ra
các chính sách đảm bảo sự thành công trong công việc quản lý của chính
mình cũng nhƣ việc đạt đƣợc các mục tiêu chung của tổ chức. Xuất phát từ
những mục tiêu khác nhau, từng nhà quản lý lại xác định một số cách tiếp cận
chính sách sao cho phù hợp.
James E. Anderson đƣa ra định nghĩa chung: Chính sách là quá trình
hành động có mục tiêu, mà một hoặc một số chủ thể theo đuổi, để giải quyết
những vấn đề mà họ quan tâm. [9; 12]
Trong các Bài giảng về Khoa học chính sách, PGS. Vũ Cao Đàm đã
đƣa ra định nghĩa: “Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa,
mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo ra sự ưu
đãi một nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này, định
hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong
chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. [9; 18]
Khái niệm “Hệ thống xã hội” ở đây đƣợc hiểu theo một ý nghĩa khái
quát. Đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính tỉnh/thành phố, một
tổ chức nhƣ doanh nghiệp. Một số cách tiếp cận về chính sách nhƣ:
- Chính sách là một tập hợp biện pháp, có thể là một biện pháp kích
thích kinh tế, một biện pháp động viên tinh thần, một mệnh lệnh hành chính
hoặc một ƣu đãi đối với các các nhân hoặc các nhóm xã hội.
- Chính sách là một tập hợp biện pháp đƣợc thể chế hóa dƣới dạng các
đạo luật, pháp lệnh, sắc lệnh; các văn bản dƣới luật nhƣ nghị định, thông tƣ,
chỉ thị của chính phủ; hoặc các văn bản quy định nội bộ của một tổ chức,
chẳng hạn nhƣ một doanh nghiệp.
- Chính sách phải tác động vào động cơ hoạt động của các cá nhân và
nhóm xã hội. Đây phải là nhóm đóng vai trò động lực trong việc thực hiện
một mục tiêu nào đó, dựa vào những thang bậc giá trị khác nhau về nhu cầu
mà tạo động cơ cho đối tƣợng chính sách.
24
- Chính sách phải hƣớng động cơ của các cá nhân và nhóm xã hội nói
trên vào một mục tiêu nào đó của hệ thống xã hội nhƣ mục tiêu kinh doanh
của doanh nghiệp, mục tiêu phát triển của một địa phƣơng hay mục tiêu bảo
vệ đất nƣớc của một quốc gia.
Khi nói đến chính sách, nhiều ngƣời chỉ nghĩ đến các chính sách của
nhà nƣớc mà không đề cập đến các chính sách của doanh nghiệp. Dựa vào
phân tích tiếp cận ở trên, ta thấy doanh nghiệp nào cũng cần có chính sách để
đƣa ra các biện pháp kích thích sản xuất và tăng lợi nhuận, đảm bảo việc làm
và phát huy sự sáng tạo của ngƣời lao động tƣơng ứng với các mục tiêu về
kinh doanh, an toàn lao động và BVMT. Để làm rõ hơn vấn đề này, có thể
phân biệt chính sách của một quốc gia với một doanh nghiệp theo chủ thể
hoạch định chính sách.
Chính sách của một quốc gia: Sự hình thành và phát triển của một quốc
gia luôn thể hiện thông qua những chính sách: chính sách kinh tế, chính sách
xã hội, chính sách an ninh quốc phòng, chính sách đối nội, chính sách đối
ngoại. Chính sách sẽ dẫn quốc gia đến thịnh vƣợng hoặc thảm họa phụ thuộc
vào tính đúng đắn của chính sách.
Chính sách của một doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp là một chủ thể
quyết định chính sách phục vụ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp: chính
sách đầu tƣ, chính sách phát triển sản phẩm, chính sách cạnh tranh, chính sách
công nghệ. Nếu là một chính sách hợp lý, nó có thể tạo đà cho doanh nghiệp
phát triển; song cũng có thể dẫn doanh nghiệp đến thua lỗ, thậm chí phá sản
nếu đó là một chính sách sai lầm, không có tính khả thi.
Từ đó, chính sách công nghệ thân môi trường của doanh nghiệp đƣợc
hiểu là một tập hợp các biện pháp đƣợc cụ thể hóa bằng các văn bản cho việc
đầu tƣ đổi mới công nghệ sang hƣớng thân thiện với môi trƣờng, chuyển giao
công nghệ sạch, công nghệ không chất thải hoặc giảm thiểu đến mức thấp
nhất phát sinh chất thải; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bằng các giải pháp tối
ƣu hóa các dòng vật chất và năng lƣợng trong quá trình sản xuất công nghiệp;
đóng góp tích cực trong công tác BVMT.
25
1.1.5. Giới thiệu Khu công nghiệp sinh thái
“Khu công nghiệp sinh thái là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản
xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hƣớng tới một
hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trƣờng chất lƣợng cao, thông qua
sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trƣờng và nguồn tài nguyên”.
[13; 5]
Mục tiêu của KCN sinh thái là cải thiện hoạt động kinh tế dựa trên
nguồn tài nguyên có hạn, đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trƣờng
của các doanh nghiệp trong KCN sinh thái. Bốn lĩnh vực cơ bản là khai thác,
sản xuất, tiêu dùng và xử lý chất thải đƣợc hoạt động theo một chu trình khép
kín trong Hệ sinh thái công nghiệp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn và làm giảm
tác động tới các hệ thống khác (Hình 1.3).
Nguồn tài Lƣợng
nguyên chất thải
có hạn có hạn
Hình 1.3: Sơ đồ Hệ sinh thái công nghiệp [13; 23]
Một KCN sinh thái cần phải: Thiết lập BPX (by-product exchange), là
một mạng lƣới hay một nhóm các doanh nghiệp sử dụng các phế phẩm, phụ
phẩm của nhau (nhƣ năng lƣợng, nƣớc và nguyên vật liệu) hơn là đem tiêu
hủy chúng nhƣ các chất thải; là một tập hợp các doanh nghiệp tái chế, có công
nghệ sản xuất BVMT, sản xuất sản phẩm sạch; là KCN đƣợc thiết kế theo
một chủ đề môi trƣờng nhƣ KCN sinh thái năng lƣợng tái sinh, tái tạo tài
nguyên và với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng BVMT.
Khai thác
vật liệu
Sản xuất
sản phẩm
Xử lý
chất thải
Tiêu thụ
sản phẩm