Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Hoạt động thanh toán quốc tế thông qua tín dụng chứng từ tại NHTM CP Á Châu chi nhánh Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 60 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Học viện Ngân hàng đã nhiệt tình
giảng dạy em trong quá trình học tập tại trường. Cảm ơn các anh chị Phòng
TTQT của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu chi nhánh Thăng Long và
các anh chị tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phương Thanh
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH 5B
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
MỤC LỤC
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH 5B
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký tự viết tắt Nguyên văn
1 ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
2 DNXNK Doanh nghiệp xuất nhập khẩu
3 KH Khách hàng
4 L/C Letter of credit - Thư tín dụng
5 NH Ngân hàng
6 NHCĐ Ngân hàng chỉ định
7 NHNN Ngân hàng Nhà nước
8 NHPH Ngân hàng phát hành
9 NHTB Ngân hàng thông báo
10 NHTM Ngân hàng thương mại
11 NHXN Ngân hàng xác nhận
12 NK Nhập khẩu
13 XK Xuất khẩu
14 TDCT Tín dụng chứng từ
15 TTQT Thanh toán quốc tế


16 SGD Sở giao dịch
17 NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
18 UCP Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
19 ICC Phòng thương mại quốc tế
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH 5B
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
STT Tên bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị Trang
Bảng 2.1 Doanh số hoạt động TTQT của ACB Thăng Long
Error:
Refer
ence
sourc
e not
found
Bảng 2.2 Doanh số L/C ACB Thăng Long
Error:
Refer
ence
sourc
e not
found
Biểu đồ 2.1 Doanh số L/C, L/C xuất, L/C nhập của ACB Thăng Long
Error:
Refer
ence
sourc
e not
found
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu về L/C ACB Thăng Long

Error:
Refer
ence
sourc
e not
found
Bảng 2.4
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thanh toán L/C của ACB Thăng
Long
Error:
Refer
ence
sourc
e not
found
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH 5B
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận thanh toán L/C của ACB Thăng Long
Error:
Refer
ence
sourc
e not
found
Bảng 2.5 Thời gian xử lý L/C ở ACB Thăng Long
Error:
Refer
ence
sourc
e not

found
Bảng 2.6 Số lượng khách hàng giao dịch L/C ở ACB Thăng Long
Error:
Refer
ence
sourc
e not
found
Đồ thị 2.1 Số lượng KH giao dịch L/C của ACB, VCB, Techcombank
Error:
Refer
ence
sourc
e not
found
Bảng 2.7
Kết quả hoạt động TTQT của Sở giao dịch NHNNo&PTNT
Việt Nam 2006-2010
Error:
Refer
ence
sourc
e not
found
Bảng 2.8 Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu qua SGD từ 2006-2010
Error:
Refer
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH 5B
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
ence

sourc
e not
found
Bảng 2.9
Tình hình sử dụng các phương thức TTQT trong nhập khẩu tại
SGD từ năm 2008-2010
Error:
Refer
ence
sourc
e not
found
Biểu đồ 2.3
Tỷ lệ sử dụng các phương thức TTQT trong thanh toán hàng
nhập tại SGD năm 2008- 2010
Error:
Refer
ence
sourc
e not
found
Bảng 2.10
Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu qua SGD từ năm 2006-
2010
Error:
Refer
ence
sourc
e not
found

Bảng 2.11
Tình hình sử dụng các phương thức TTQT trong xuất khẩu tại
SGD từ năm 2008-1010
Error:
Refer
ence
sourc
e not
found
Biểu đồ 2.4 tỷ lệ sử dụng các phương thức TTQT trong thanh toán hàng
xuất tại SGD năm 2008 – 2010
Error:
Refer
ence
sourc
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH 5B
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
e not
found
Biểu đồ 2.5 Doanh số thanh toán L/C nhập và L/C xuất tại SGD
Error:
Refer
ence
sourc
e not
found
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH 5B
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua hệ thống ngân hàng thương mại đã có những đóng

góp không nhỏ vào quá trình hội nhập nên kinh tế nước ta với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Hoạt động ngân hàng thương mại của nước ta đã trưởng
thành về nhiều mặt, được bạn bè quốc tế biết đến và tín nhiệm. Đóng góp không
nhỏ tạo nên vị thế của ngành là nhờ vào các hoạt động thanh toán quốc tế, trong
đó thanh toán tín dụng chứng từ là nhân tố chủ yếu nhờ tính ưu việt của nó so với
các phương thức thanh toán quốc tế khác. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng
thanh toán tín dụng chứng từ là một yêu cầu cấp thiết của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam.
Để nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, các Ngân
hàng Thương mại đã không ngừng cải tiến và đổi mới các hoạt động của mình ngày
càng phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Tuy có vị trí quan trọng nhưng hoạt động
thanh toán quốc tế chưa thực sự được các ngân hàng nước ta quan tâm đúng mức và
ở trình độ còn thấp hơn nhiều so với mức độ phật triển mà đáng ra nó phải đạt tới.
Do vậy, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu và đưa ra các
biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ, em đã chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ
tại Sở Giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam và NHTM CP Á Châu chi nhánh Thăng
Long“ để nghiên cứu.
Kết cấu chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu và kết luận,danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng
biểu, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng
chứng từ tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở
giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á
Châu, chi nhánh Thăng Long
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán TDCT tại Sở Giao
dịch NHNo&PTNT Việt Nam và ACB Thăng Long
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B

1
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN TDCT CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm TDCT
Tín dụng chứng từ được nêu điều 2, UCP 600, như sau:
“ TDCT là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế
nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành
( NHPH ) về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.
Từ định nghĩa của UCP nêu trên, chúng ta có thể diễn đạt theo một cách khác
như sau:
Tín dụng chứng từ là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó
một ngân hàng (NHPH) theo yêu cầu của một khách hàng ( người yêu cầu mở thư
tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ ba, hoặc trả cho bất kỳ người nào theo lệnh của
người thứ ba đó ( người thụ hưởng ), hoặc sẽ trả, chấp nhận hối phiếu do người thụ
hưởng phát hành, hoặc ủy quyền ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu
hối phiếu đó, khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều khoản của
thư tín dụng đã được thực hiện đầy đủ.
1.1.2. Quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán L/C
1.1.2.1. Các thành phần tham gia thanh toán TDCT
Trong quá trình thanh toán TDCT, thông thường có các thành phần tham gia
như sau:
a. Người đề nghị phát hành thư tín dụng ( Applicant for Credit): người nhập khẩu
b. Ngân hàng phát hành (Issuing bank): ngân hàng phục vụ người nhập
khẩu, ngân hàng mở thư tín dụng.
c. Người thụ hưởng (Beneficiary): người xuất khẩu
d. Ngân hàng thông báo(Advising bank): ngân hàng phục vụ người xuất

khẩu. Ngân hàng thông báo có thể là ngân hàng đại lý hoặc là chi nhánh của ngân
hàng phát hành ở nước người xuất khẩu.
Ngoài thành phần tham gia thanh toán nêu trên, trong thực tế tùy thuộc vào
từng loại thư tín dụng có thể xuất hiện thêm một số thành phần khác:
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
2
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
e. Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): ngân hàng được chỉ định trong
thư tín dụng, thực hiện xác nhận(đảm bảo) TDCT theo yêu cầu của NHPH
f. Ngân hàng được chỉ định (Norminated Bank): ngân hàng này được chỉ
định trong thư tín dụng.Tùy theo từng loại thư tín dụng mà ngân hàng này có thể
thực hiện một trong các nghiệp vụ sau đây:
- Ngân hàng chỉ định thanh toán( Norminated Paying Bank)
- Ngân hàng chỉ định chấp nhận ( Norminated Accepting Bank)
- Ngân hàng chỉ định chiết khấu (Norminated Negotiating Bank)
g. Ngân hàng bồi hoàn ( Reimbursing Bank): là ngân hàng được ngân hàng
phát hành ủy nhiệm thực hiện thanh toán giá trị tín dụng thư cho ngân hàng được
chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu. Ngân hàng bồi hoàn thường tham gia trong
trường hợp giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định không có quan hệ
tài khoản trực tiếp với nhau.
1.1.2.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT
a. Trường hợp L/C có giá trị thanh toán tại NHPH
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C (1)
(3)
(6’)
(7)
(9) (8) (2) (7’) (6) (4)
(1)
(5)

Chú giải:
(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh
toán theo phương thức L/C.
(2) Căn cứ vào các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương,
người đề nghị mở L/C làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân
hàng phát hành một L/C cho nhà XK hưởng.
(3) Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu chấp nhận thì NHPH lập L/C và thông qua
ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
3

NHPH
( Issuing bank)
NHTB
( Advising bank)
Người đề nghị mở
L/C
( Applicant)
Người thụ hưởng
(Beneficiary)
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
cho nhà XK
(4) Khi nhận được L/C NHTB kiểm tra, nếu L/C là chân thật thì thông báo
L/C cho người thụ hưởng, nếu ngược lại thì gửi lại cho NHPH.
(5) Người thụ hưởng kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã kí thì tiến
hành giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp
với hợp đồng ngoại thương.
(6) và (6’) Sau khi giao hàng, người thụ hưởng lập bộ chứng từ theo yêu
cầu của L/C và xuất trình cho NHPH để thanh toán.

(7) NHPH sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến
hành thanh toán, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi lại nguyên
vẹn bộ chứng từ cho nhà XK
(8) Người đề nghị mở L/C hoàn trả cho NHPH
(9) NHPH trao bộ chứng từ cho người đề nghị mở L/C
b. L/C có giá trị thanh toán tại NHCĐ
Sơ đồ 1.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C (2)
(3)
(8)
(9)
(11) (10) (2) (7) (6) (4)
(1)
(5)
Chú giải:
Các bước từ (1-5) giống trường hợp L/C có giá trị tại NHPH
(6) Sau khi giao hàng, người thụ hưởng lập bộ chứng từ theo yêu cầu của
L/C và xuất trình cho NHCĐ để thanh toán
(7) NHCĐ sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến
hành thanh toán, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại
nguyên vẹn bộ chứng từ cho người thụ hưởng.
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
4

NHPH
( Issuing bank)
NHTB & NHCĐ
(Advising bank &
Norminated bank)
Người đề nghị mở

L/C
( Applicant)
Người thụ hưởng
(Beneficiary)
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
(8) NHCĐ gửi bộ chứng từ cho NHPH để được hoàn trả.
(9) NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành
thanh toán cho NHCĐ, nếu thấy không phù hợp, thì từ chối thanh toán và gửi trả lại
nguyên vẹn bộ chứng từ cho NHCĐ.
(10) NHPH đòi tiền người đề nghị mở L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân
hàng người đề nghị mở L/C sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
(11) Người đề nghị mở L/C kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C
thì trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối
trả tiền.
1.1.3. Cơ sở pháp lý:
Bởi hoạt động thanh toán TDCT khá phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro nên
cần có một quy tắc chung để đơn giản hóa hoạt động thanh toán này. Nếu quy tắc
đó mà được các bên vận dụng thì sẽ giúp hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất khi tham
gia vào quá trình thanh toán tín dụng chứng từ. Đó là lý do mà bản “ Quy tắc và
thực hành thống nhất về TDCT” ( Uniform Customs and Practice For Documentary
Credit – UCP) và “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế” ( The International
Standard Banking Pratice for the examination of documents under documemtary
credit – ISBP) đã được Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và ban hành
rộng rãi.
1.1.4. Ưu và nhược điểm của phương thức thanh toán TDCT
1.1.4.1. Ưu điểm:
a. Đối với NHPH:
-Thu phí từ phát hành L/C và các khoản phí khác liên quan đến L/C, các
khoản thu nhập liên quan đến chuyển đổi tiền tệ.
- Thông qua việc cung cấp dịch vụ thanh toán giúp khách hàng phát triển

kinh doanh, thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng phát triển theo. Ví dụ tăng
được tài khoản ký quỹ, tăng được quan hệ tín dụng với nhà NK…
- Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinh
doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau.
b. Đối với NHTB/NHCĐ/NHXN
- Thu phí từ việc thông báo/thanh toán/xác nhận L/C và các khoản thu nhập
khác liên quan đến chuyển đổi tiền tệ.
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
5
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
- Thông qua việc cung cấp dịch vụ thông báo/thanh toán/chấp nhận giúp
khách hàng phát triển kinh doanh, thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng phát
triển theo. Ví dụ: mở được các khoản tín dụng xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ…
- Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, làm tăng năng lực kinh
doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau.
c. Đối với doanh nghiệp XNK
Mục tiêu hàng đầu đối với các doanh nghiệp là lợi nhuận, tuy nhiên đối với
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì việc đạt được mục tiêu này khó khăn hơn vì
hoạt động của họ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố bên ngoài như: tình hình
thị trường thế giới, khả năng thanh toán của đối tác nước ngoài…Các doanh nghiệp
này chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi các hợp đồng ngoại thương mà họ tham gia
thực hiện trôi chảy. Điều này được thực hiện với sự giúp đỡ của các ngân hàng
thông qua nghiệp vụ TDCT.
Ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, có khả năng tài chính để tài trợ cho cả
người bán và người mua, có mạng lưới và quan hệ đại ký rộng khắp, có công nghệ
kỹ thuật tiên tiến, nên có thể thực hiện hoạt động thanh toán TDCT nhanh chóng, an
toàn và chính xác nhất.
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, thanh toán TDCT qua ngân hàng sẽ
giúp cho việc thanh toán được diễn ra nhanh chóng, tạo lòng tin cho đối tác, đảm

bảo an toàn. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, thanh toán TDCT qua ngân hàng sẽ
thu được tiền hàng nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho các hoạt động tiếp sau.
1.1.4.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm của phương thức thanh toán TDCT đối với ngân
hàng thương mại thì còn có nhược điểm của nó. Nhược điểm đó là những rủi ro mà
nó đem lại cho ngân hàng. Tùy thuộc vào vai trò của ngân hàng trong quy trình
thanh toán L/C mà nó gặp phải những rủi ro khác nhau.
a. Rủi ro đối với NHPH
NHPH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C
ngay cả trong trường hợp nhà XK chủ tâm không hoàn trả hoặc không có khả năng
hoàn trả. Với lý do này, rủi ro tín dụng đối với NHPH là rất hiện hữu, do đó, trước
khi chấp nhận phát hành L/C, ngân hàng cần áp dụng một quy trình thẩm định chặt
chẽ giống như việc cấp tín dụng cho KH.
Trong số các nhân tố NHPH cần phải xem xét là liệu NH có thu lại được một
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
6
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
phần hay toàn bộ số tiền đã thanh toán từ việc bán hàng nếu nhà NK bị phá sản.
- Khi L/C không có xác nhận, NHPH hay được yêu cầu chấp nhận thanh toán
cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ. Trong trường hợp này, nếu
không có sự chấp thuận trước của người NK về việc hoàn trả, thì NHPH sẽ gặp rủi
ro khi bộ chứng từ có sai sót, nên nhà NK không chấp nhận, do đó NH sẽ không
truy hoàn được tiền từ nhà NK.
- Nếu NHPH trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không
có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà NK
không chấp nhận thì không thể đòi tiền nhà NK.
b. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo (NHTB)
NHTB chịu trách nhiệm phải có sự “quan tâm hợp lý” để đảm bảo rằng thư
tín dụng là chân thật, bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khóa mã, mẫu điện trước

khi gửi thông báo cho nhà NK.
c.Rủi ro đối với ngân hàng được chỉ định (NHCĐ)
Trừ khi là ngân hàng xác nhận, các ngân hàng được chỉ định không có một
trách nhiệm nào phải thanh toán cho người XK trước khi nhận được tiền từ NHPH.
Tuy nhiên, trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình, các ngân hàng được chỉ
định thường ứng trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi( with recourse) để
trợ giúp nhà xuất khẩu, do đó ngân hàng này phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với
NHPH hoặc nhà XK.
d.Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận (NHXN)
Nếu bộ chứng từ này là hoàn hảo, thì ngân hàng xác nhận phải trả tiền cho
người XK bất luận là có truy hoàn được tiền từ NHPH hay không. Như vậy, NHXN
chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH, cũng như rủi ro chính trị và rủi ro cơ chế( hạn
chế ngoại hối) của nước NHPH.
Nếu NHXN trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không có
sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, NHPH không
chấp nhận, thì không thể đòi tiền NHPH.
1.2. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm chất lượng thanh toán TDCT
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
7
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Thanh toán TDCT là hoạt động mang lại doanh thu cực lớn cho các ngân
hàng không những về giá trị tuyệt đối mà cả về tỷ trọng. Vậy để chúng ta có thể
phát triển nghiệp vụ quan trọng này thì cần phải nắm bắt rõ những vấn đề ảnh
hưởng đến tính chất, chất lượng thanh toán.Chất lượng của nghiệp vụ thanh toán
TDCT được hiểu là giá trị của việc thanh toán mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích
cho cả ngân hàng và khách hàng. Mà chất lượng của hoạt động dịch vụ được đo
bằng những đặc tính làm thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng và chỉ được

đánh giá sau khi đã tiêu dùng nó. Tức là không chỉ bằng các phép tính hay con số là
thể hiện được mà còn phải quan sát các yếu tố định tính nên công tác đánh giá chất
lượng càng khó khăn hơn.
Chất lượng thanh toán TDCT được thể hiện ở cả hai mặt là thanh toán hàng
nhập và thanh toán hàng xuất. Trong đó, chất lượng thanh toán hàng nhập khẩu
được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như thời gian mở L/C hợp lý, chất lượng kiểm
tra chứng từ…Thanh toán hàng xuất khẩu thì biểu hiện ở thời gian thanh toán
chính xác, nhanh chóng, kịp thời và khả năng tư vấn của ngân hàng đối với các nhà
kinh doanh XNK với chi phí thấp nhất.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thanh toán TDCT của NHTM
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hoá, các NHTM đều phải
tiến tới mô hình ngân hàng hiện đại – ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ và
thu nhập từ dịch vụ phải chiếm 50% tổng thu nhập của Ngân hàng ( con số này trên
thực tế chỉ chiếm 30%, còn lại 70% là thu từ tín dụng). Trong các sản phẩm dịch vụ
NH thì kinh doanh ngoại hối và Thanh toán quốc tế chiếm một vị trí quan trọng.
Việc nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán L/C thiết lập nên nhiều mối
quan hệ NH đại lý với NH nước ngoài nhằm sử sụng tối ưu công suất của máy và
người, làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận, đồng thời bổ sung và hỗ trợ các hoạt
động khác của Ngân hàng, gián tiếp tạo ra lợi nhuận từ những hoạt động này, từ đó
góp phần tăng doanh thu TTQT cũng như mở rộng thị trường cho các NHTM.
Nghiệp vụ thanh toán TDCT được mở rộng và nâng cao chất lượng còn đáp
ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở nâng cao uy tín và tên
tuổi cho NHTM không chỉ trên thị trường trong nước mà còn trên cả thị trường
quốc tế.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ
1.2.3.1. Xác định chính xác tính chân thực bề ngoài của L/C:
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
8
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Việc xác định tính chân thực bề ngoài của L/C là trách nhiệm của ngân hàng
thông báo (NHTB). Nếu một L/C mà được thông báo tới người thụ hưởng với cam
kết của NHTB rằng đó là L/C chân thực thì ngân hàng đó sẽ phải chịu mọi rủi ro
phát sinh khi kết luận của họ là không chính xác. Thời gian kiểm tra của NHTB
càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu có thể thực hiện hợp đồng ngoại
thương nhanh chóng hơn.
1.2.3.2. L/C được mở vào thời gian hợp lý và có nội dung phù hợp:
L/C sẽ được NHPH mở khi họ nhận thấy đơn yêu cầu mở L/C của nhà nhập
khẩu hội đủ các tiêu chuẩn: phù hợp với khả năng của ngân hàng, chính xác so với
các hợp đồng ngoại thương, không vi phạm quy định của các điều luật và công ước
quốc tế, quốc gia, đảm bảo lợi ích tương đối cho các bên, trong đó có cả NHPH.
Thời gian mở L/C được NHPH rất chú ý vì phải không vi phạm các thỏa thuận
trong hợp đồng ngoại thương nhưng cũng phải tính toán đến thời gian luân chuyển
L/C tới tay nhà xuất khẩu để họ quyết định xem L/C đã phù hợp chưa và chuẩn bị
giao hàng cho kịp. Nhưng nếu mở quá sớm thì nhà nhập khẩu sẽ bị đọng vốn,
không có lợi ích cho việc sản xuất kinh doanh.
Về nội dung, NHPH phải đảm bảo rằng L/C dễ hiểu, chuyển tải đầy đủ
những nội dung cơ bản, quan trọng của hợp đồng ngoại thương. Các điều khoản
phải chặt chẽ và phù hợp với các văn bản pháp quy điều chỉnh, không nên làm ảnh
hưởng đến quyền lợi của nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu vì dễ dẫn đến bổ sung,
sửa chữa, vừa tốn thời gian, chi phí lại làm giảm uy tín của NHPH.
1.2.2.3. Chất lượng dịch vụ tư vấn khách hàng:
Phương thức thanh toán L/C là phương thức đã mang lại nhiều lợi ích hơn
cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu so với các phương thức thanh toán
khác, song cùng với đó là sự phức tạp trong quá trình tiến hành thanh toán. Đặc biệt
đối với nhà xuất khẩu, việc họ được thanh toán sớm hay muộn phụ thuộc rất nhiều
vào bộ chứng từ mà họ xuất trình có hoàn hảo hay không. Do trình độ nghiệp vụ về
thanh toán quốc tế của thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp phần lớn còn kém,
vì vậy họ luôn nhờ tới sự tư vấn của ngân hàng trong việc lựa chọn khách hàng, lựa
chọn loại L/C, cách lập bộ chứng từ hoàn hảo…để đảm bảo trong quá trình thanh

toán họ hạn chế được mức tối thiểu những sai sót, rủi ro có thể xảy ra. Nếu ngân
hàng làm tốt được việc này thì cũng góp phần hạn chế rủi ro và đẩy nhanh quá trình
kiểm tra chứng từ, một yếu tố cũng góp phần nâng cao chất lượng thanh toán cho
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
9
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
ngân hàng.
1.2.2.4. Chất lượng kiểm tra chứng từ:
Quyền hạn và trách nhiệm của các ngân hàng tham gia thanh toán đã được
quy định rất rõ ràng trong các điều khoản của UCP. Chất lượng kiểm tra bộ chứng
từ của các ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến uy tín, khả năng cạnh
tranh của các ngân hàng mà còn đến quyền lợi của nhà xuất khẩu và nhập khẩu.
Nếu bộ chứng từ có sai sót mà các ngân hàng lại quyết định là phù hợp và thanh
toán cho nhà xuất khẩu thì làm cho nhà nhập khẩu bị rủi ro vô cùng lớn. Ngược lại,
nếu ngân hàng từ chối thanh toán và đưa ra những lý do không hợp lý thì có thể sẽ
bị nhà xuất khẩu kiện ra toàn án quốc tế, vừa mất uy tín vừa làm ảnh hưởng nghiêm
trọng tới quan hệ buôn bán giữa hai bên, và như thế không chỉ mất khách hàng
trong một lĩnh vực mà có thể ở cả nhiều sản phẩm khác của ngân hàng đó.
Ngoài ra, chất lượng kiểm tra chứng từ của các ngân hàng còn thể hiện ở thời
gian mà ngân hàng đó hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra sự phù hợp hay tính chân thực
của bộ chứng từ được xuất trình. Vì nếu càng kiểm tra nhanh và chính xác thì thời
gian thanh toán sẽ càng được rút ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ kinh
doanh giữa các bên. Do đó, để tăng tính cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các ngân
hàng vừa phải kiểm tra cẩn thận vừa phải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất có
thể. Nếu ngoài thời hạn kiểm tra chứng từ đã được quy định trong UCP thì dù có phát
hiện ra sai sót của bộ chứng từ các ngân hàng cũng đã mất quyền từ chối thanh toán.
1.2.2.5. Khả năng tài trợ của ngân hàng theo phương thức TDCT:
Như chúng ta biết không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng ký quỹ
toàn bộ giá trị L/C khi xin NHPH mở một tín dụng thư, nhất là đối với các doanh

nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển ngành xuất nhập khẩu,
trong khi phần lớn các doanh nghiệp nước ta thuộc loại hình doanh nghiệp có quy
mô vốn còn nhỏ hẹp, thì cần đến sự giúp đỡ rất lớn từ phía các ngân hàng. Nếu ngân
hàng chấp nhận tài trợ cho nhiều doanh nghiệp mà theo thẩm định của ngân hàng là
đủ độ tin cậy thì ngoài việc tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp thông
suốt còn quảng bá được năng lực của ngân hàng mình trên thị trường.
1.2.2.6.Sự cân đối giữa L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu:
Sự cân đối giữa L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu thể hiện khả năng của ngân
hàng trong việc thực hiện đồng đều cả chức năng phục vụ nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu trong phương thức thanh toán TDCT. Nếu số lượng và giá trị có khả
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
10
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
năng tài trợ cho nhà xuất khẩu tốt, các điều kiện để được tài trợ cũng đơn giản, hoặc
có đại lý rộng lớn, thích hợp cho việc thông báo L/C tới nhà xuất khẩu nhưng lại
không đủ năng lực và uy tín để khách hàng xin mở L/C. Trường hợp ngược lại
chứng tỏ ngân hàng rất chặt chẽ trong việc kiểm tra sự phù hợp của chứng từ trước
khi trả tiền cho nhà xuất khẩu, giúp đảm bảo an toàn trong thanh toán TDCT nhưng
lại yêu cầu cao đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu xin tài trợ trước. Đó
là các lý do xuất phát từ các yếu tố nội tại của ngân hàng chứ chưa tính đến đặc thù
của thị trường. Với nước ta thì hiện tượng nhập siêu luôn chiếm tỷ trọng lơn hơn so
với xuất siêu nên khả năng cân đối L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu cũng cần xem
xét một cách tương đối.
Muốn có được sự cân đối trên thì trước hết ngân hàng cần có nguồn vốn
ngoại tệ đủ mạnh để trang trải cho các chi phí phát sinh trong các hoạt động thanh
toán. Nguồn vốn đó có phần không nhỏ là đóng góp của doanh thu từ các hoạt động
tài trợ nhập khẩu. Sau khi đã thanh toán cho nhà xuất khẩu ngân hàng sẽ quay lại
yêu cầu người xin mở L/C hoàn trả lại khoản mà ngân hàng đã thay mặt thanh toán.
Hiệu quả của quá trình thanh toán không chỉ thể hiện giữa ngân hàng và người thụ

hưởng mà còn ở giai đoạn thu hồi vốn của ngân hàng từ nhà nhập khẩu. Để tránh rủi
ro xảy ra cho mình thì ngay từ khi thẩm định đơn yêu cầu mở L/C của khách hàng,
ngân hàng phải đánh giá được đối tượng và có tin tưởng vào nhà NK thì ngân hàng
mới chấp nhận phát hành L/C.
1.2.2.7. Tỷ lệ rủi ro trong thanh toán thấp:
Tỷ lệ này càng thấp càng chứng tỏ chất lượng thanh toán của các ngân hàng
càng cao. Mỗi ngân hàng với khả năng riêng, hoàn cảnh và chức năng riêng sẽ gặp
phải những rủi ro khác nhau.
-NHPH: Do NHPH sẽ gặp rủi ro khi họ thẩm định sai khách hàng, dẫn đến
sau khi đã làm xong trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng thì họ không thể
thực hiện quyền đòi tiền của mình. Hoặc nhà xuất khẩu có chủ tâm lừa đảo ngân
hàng, lập các chứng từ giả làm ngân hàng không phát hiện được và phải thanh toán.
Rủi ro cũng đến từ các nhà nhập khẩu khi họ không có khả năng tài chính để trả cho
ngân hàng do các tình huống bất khả kháng. Cũng có khi do nhà nhập khẩu không
có thiện chí trả tiền, việc kiện ra tòa để giải quyết có thể sẽ lấy lại được lợi ích mà
ngân hàng đáng được hưởng nhưng sẽ mất thời gian và gây ảnh hưởng lớn đến các
hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, NHPH có thể không thu hồi được tiền trong
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
11
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
khi vẫn phải thanh toán cho bên xuất khẩu khi ngân hàng đó không làm đúng theo
UCP hay các điều kiện, điều khoản mà L/C đã dẫn chiếu.
-NHTB: Vì trách nhiệm của NHTB là kiểm tra tính chân thực bề ngoài của
L/C hay sửa đổi L/C nên rủi ro đến với ngân hàng này cũng xuất phát từ khả năng
thẩm định của họ. NHTB có thể chỉ thông báo mà không xác nhận là L/C đó có tính
chân thực bề ngoài, nhưng nếu thông báo nhầm một L/C giả không ghi chú gì thì sẽ
phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan.
-Ngân hàng xác nhận (NHXN): L/C cần phải xác nhận khi nó có giá trị lớn,
nhà xuất khẩu chưa tin tưởng vào NHPH do đó là ngân hàng lạ, chưa có uy tín cao,

hoặc do hai bên mới kết giao buôn bán với nhau mà nhà xuất khẩu không hiểu rõ
luật lệ, tập quán của nước nhập khẩu. Rủi ro xảy đến xác nhận L/C mà không yêu
cầu ký quỹ. Đến khi NHPH thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí
bị phá sản thì NHXN sẽ phải trả tiền cho người thụ hưởng khi người này có một
xuất trình phù hợp.
- Ngân hàng chiết khấu: Có hai hình thức chiết khấu là miễn truy đòi và có
truy đòi.Nếu ngân hàng sử dụng chiết khấu miễn truy đòi thì sẽ hứng chịu rủi ro lớn
khi NHPH từ chối thanh toán cho bộ chứng từ, khi đó họ sẽ không thể yêu cầu
người thụ hưởng hoàn trả số tiền đã chiết khấu.Ngân hàng chiết khấu cũng sẽ không
đòi được tiền khi NHPH bị mất khả năng thanh toán hoặc thực hiện sai các chỉ thị
trong L/C.
1.2.2.8. Chất lượng hoạt động của các ngân hàng đại lý:
Nếu một ngân hàng mà có mạng lưới đại lý hoạt động hiệu quả và phân bổ rộng
khắp trên thế giới thì họ sẽ không bị giới hạn trong khu vực địa lý nào. Khi đó quy
trình thanh toán sẽ diễn ra một cách nhanh chóng và suôn sẻ, ít gặp phải rủi ro vì đã có
mối quan hệ với các ngân hàng đại lý từ trước, hiểu rõ về nhau và về luật pháp của
nhau. Hơn nữa, khi các ngân hàng đại lý hoạt động hiệu quả còn giúp xác minh tính
chân thực của các bên trong hợp đồng ngoại thương, không phải thông qua các bên
trung gian vừa mất phí vừa tốn kém thời gian.
1.2.2.9.Thu phí dịch vụ hợp lý:
Phí dịch vụ cao hay thấp là phụ thuộc vào chất lượng thanh toán ở từng ngân
hàng, vào đặc điểm của khoản thanh toán( giá trị cao hay thấp, khoảng cách địa lý
xa hay gần, ở nước đó có ngân hàng đại lý của mình hay không) và vào tình hình
cạnh tranh trên thị trường.
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
12
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán TDCT
1.2.4.1 Nhân tố khách quan:

a.Sự đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật:
Hệ thống pháp lý trong hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh toán
TDCT nói riêng đầy đủ, rõ ràng cũng tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển. Vì
hoạt động thanh toán TDCT chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật: luật quốc gia,
các quyết định của ngân hàng, các thông lệ và luật pháp quốc tế. Nếu hệ thống pháp
luật đồng bộ, có hiệu quả và thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi, làm giảm rủi ro
cho hoạt động TTQT của ngân hàng, giúp tránh được những xung đột pháp lý trong
quá trình giao lưu thương mại giữa các quốc gia.
b.Môi trường kinh tế- chính trị xã hội:
Môi trường kinh tế - chính trị xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của
các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp XNK từ đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến
doanh số L/C.Khi nền kinh tế phát triển mạnh về nền chính trị ổn định thì kim
ngạch XNK tăng và doanh số L/C tăng theo nếu khách hàng chọn phương thức tín
dụng chứng từ để thanh toán, giá trị của mỗi món cũng tăng theo và ngược lại.
Ngoài ra, sự ổn định về cơ chế chính sách cũng có tác động tương tự.Cơ chế
chính sách càng ổn định tạo điều kiện cho hoạt động XNK càng dễ dàng, từ đó hoạt
động thanh toán TDCT càng mạnh hơn. Mọi sự biến động về cơ chế chính sách
trong lĩnh vực liên quan đến XNK ( thuế quan, hạn ngạch…), quy định hoạt động
của ngân hàng…đều ảnh hưởng đến thanh toán TDCT.
c.Môi trường tài chính quốc tế:
Một nền kinh tế khi đã mở cửa với thế giới thì luôn phải đứng trước những
thách thức về những biến động của thị trường quốc tế. Thị trường tài chính các
nước có liên hệ chặt chẽ với nhau, nên các ngân hàng, doanh nghiệp ở các nước
khác nhau nhưng phải đối mặt với một vấn đề giống nhau. Khi thị trường tài chính
của một nước có vấn đề, sớm muộn gì cũng tác động đến thị trường tài chính của
nước khác, đặc biệt là nước có nền kinh tế lớn thì tác động này càng nhanh và càng
mạnh tới phần còn lại của thế giới. Các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã
chứng minh cho điều này. Trước các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, nền kinh
tế của tất cả các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng, nhất là lĩnh vực XNK, từ đó
ảnh hưởng đến hoạt động TDCT. Các doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng dẫn đến

việc ngân hàng có thể không thu được tiền đã bỏ ra từ đó ảnh hưởng đến chất lượng
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
13
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
thanh toán TDCT.
d.Sự ổn định của tỷ giá:
Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền
khác. Lựa chọn đồng tiền nào là đồng tiền thanh toán trong thanh toán TDCT là
điều rất quan trọng. Đồng tiền đó có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc
cả hai bên. Vì là ngoại tệ nên tỷ giá của đồng tiền thanh toán có thể biến động và
gây thiệt hại cho nhà XK
e.Yếu tố khách hàng:
Trình độ của khách hàng về nghiệp vụ ngoại thương phần nào sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng thanh toán TDCT. Nếu trình độ nghiệp vụ ngoại thương của khách
hàng còn hạn chế, dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện có thể kéo dài thời gian
và ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán L/C.
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan:
a. Công nghệ:
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì công nghệ
thông tin đã trở thành một yếu tố quan trọng trong bất kỳ một hoạt động nào có sự
ứng dụng của nó.Một ngân hàng với công nghệ thanh toán hiện đại sẽ giúp cho việc
thanh toán của ngân hàng được thực hiện một cách trôi chảy và nhanh chóng. Đảm
bảo an toàn và tiết kiệm chi phí góp phần quảng bá hình ảnh và sản phẩm NH tới
khách hàng.
b.Nguồn nhân lực:
Con người là yếu tố quyết định đối với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh
nào. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ, tin học của các nhân
viên tham gia trực tiếp vào hoạt động thanh toán TDCT nói riêng và hoạt động NH
nói chung là yếu tố không chỉ giúp cho việc xử lý các nghiệp vụ dễ dàng, nhanh

chóng mà nó còn tạo ra ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng về ngân hàng, giúp ngân
hàng có thể thu hút khách hàng.
c. Chính sách của ngân hàng:
Đối với ngân hàng, chính sách đối ngoại đề cập đến việc mở rộng các quan
hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài, phát triển các hoạt
động TTQT, đưa ra các quy trình nghiệp vụ TTQT.Do đó, một chính sách đối ngoại
đúng đắn, phù hợp với tình hình thị trường sẽ giúp ngân hàng phát huy hết các tiềm
lực của mình để không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà con vươn tầm ảnh
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
14
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
hưởng ra ngoài thế giới.
Luôn cần phải có chính sách khách hàng phù hợp, các chiến lược Marketing
cần phân đoạn thị trường để tìm hiểu rõ thị hiếu của nhiều nhóm khách hàng mà
ngân hàng sẽ phục vụ.
Ngoài thanh toán TDCT, ngân hàng còn có các sản phẩm khác như tài trợ
thương mại, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh…Khi khả năng tài chính của khách hàng
không đảm bảo để có thể mở một L/C thì tùy từng trường hợp ngân hàng có thể cấp
tín dụng hay đứng ra bảo lãnh cho nhà nhập khẩu để quy trình thanh toán được hoàn
tất. Ngược lại, khách hàng xuất khẩu muốn ngân hàng tài trợ thông qua việc chiết
khấu bộ chứng từ hoặc cho vay ứng trước, nếu một trong các khâu này không thực
hiện được suôn sẻ thì cả quá trình thanh toán sẽ bị đình trệ.
d. Chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng đại lý:
Hệ thống ngân hàng đại lý là cầu nối giữa ngân hàng với các đối tác nước
ngoài. Các ngân hàng đại lý sẽ thay mặt mình để giao dịch với khách hàng nên
chất lượng phục vụ của các ngân hàng đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của
ngân hàng mình trên trường quốc tế. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng đại lý còn giúp
các ngân hàng hiểu rõ thực chất tình hình kinh doanh cũng như tính chân thực của
các khách hàng nước ngoài, từ đó hạn chế được rất nhiều rủi ro trong quá trình

thanh toán.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
15
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
TẠI: SỞ GIAO DỊCH NHNo&PTNT VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHẤU CHI NHÁNH
THĂNG LONG
2.1.1.Khái quát hoạt động Thanh toán quốc tế tại ACB Thăng Long
Ngân hàng Á Châu ( ACB) vừa vinh dự đón nhận giải thưởng xuất sắc về tỉ lệ
điện chuẩn trong thanh toán thương mại quốc tế - khu vực Châu Á do tập đoàn
Citigroup trao tặng. Giải thưởng uy tín này được trao cho những định chế tài chính có
tỉ lệ điện thanh toán quốc tế được xử lý tự động trên 95% và có khối lượng giao dịch
cao. Trong năm 2009, trên toàn cầu có gần 200 định chế tài chính được nhận giải
thưởng lần này, trong đó có 36 ngân hàng ở Châu Á và ACB là ngân hàng duy nhất
tại Việt Nam được nhận giải thưởng năm nay với tỉ lệ xử lý tự động lên đến 98%.
Để đạt được thành quả trên, ACB đã luôn không ngừng đào tạo đội ngũ cán
bộ, nhân viên thanh toán quốc tế có chuyên môn nghiệp vụ cao, đáp ứng tốt nhu cầu
của khách hàng, nâng cao uy tín của ACB trong giao dịch thanh toán quốc tế với
các quốc gia trên thế giới. Chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của ACB đã được
công nhận bởi các ngân hàng hàng đầu như JP Morgan Chase, HSBC, Wachovia,
Standard Chartered và Citi
Bảng 2.1: Doanh số hoạt động TTQT của ACB Thăng Long
Đơn vị: 1.000 USD
Năm 2007 2008 2009 2010
DS TTQT 17,552 54,657 82,361 70,598

1.L/C 3,636 21,727 18,032 30,112
2.Nhờ thu 0,011 0,560 3,456 1,724
3.Chuyển tiền 13,905 32.370 60,873 38,762
( Nguồn: Phòng TTQT của ACB Thăng Long)
Qua bảng 2.1 ta thấy, hoạt động doanh số TTQT của chi nhánh tăng trưởng
khá mạnh từ năm 2007 đến 2009, và đột nhiên giảm vào năm 2010. Cụ thể: năm
2007 đạt 17,552 nghìn USD; năm 2008 đạt 54,657 nghìn USD, tăng 211% so với
năm 2007, quả là một năm tăng trưởng mạnh; năm 2009 đạt 82,361 nghìn USD,
tăng 50,68% so với năm 2008; năm 2010 đạt 70,598 nghìn USD, tăng -14,28% so
với năm 2009. Qua bảng 2.1 ta cũng nhận thấy chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh
số TTQT là doanh số chuyển tiền, trung bình trên 60%. Điều này cũng dễ hiểu vì tỉ
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
16
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
lệ điện xử lý tự động của ACB Thăng Long lên đến 98%.
Lý do làm doanh số TTQT năm 2010 giảm là do hoạt động chuyển tiền giảm
mạnh từ 60,873 nghìn USD năm 2009 xuống chỉ còn 38,762 nghìn USD, giảm
36,32% so với năm 2008. Nguyên nhân hoạt động chuyển tiền giảm, một mặt do sự
cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao, mặt khác là do tình hình kinh tế thế
giới không ổn định khiến hoạt động của các doanh nghiệp trở nên yên ắng hơn đôi
chút để tránh rủi ro.
2.1.2. Thực trạng chất lượng thanh toán TDCT tại ACB Thăng Long
Chất lượng thanh toán TDCT được xem xét qua các chỉ tiêu cụ thể:
2.1.2.1. Doanh số thanh toán L/C
Bảng 2.2: Doanh số L/C
Đơn vị: 1.000USD
Năm 2007 2008 2009 2010
DS TTQT 17,552 54,657 82,361 70,598
L/C 3,636 21,727 18,032 30,112

1. L/C nhập 3,610 21,548 16,790 24,783
2. L/C xuất 0,026 0,179 1,233 5,329
Tốc độ tăng DS L/C (%) 44,86 498 -17 67
(Nguồn: Phòng TTQT của ACB Thăng Long)
Qua bảng 2.2 ta thấy, doanh số thanh toán L/C luôn luôn biến động qua các
năm. Cụ thể : từ năm 2006 sang năm 2008 doanh số L/C tăng mạnh, năm 2007 đạt
3,636 nghìn USD tăng 44,86% so với năm 2006, năm 2008 tăng đột biến đạt 21,727
nghìn USD, tăng 498% so với năm 2007; sau khi tăng nó lại giảm mạnh ngay sau
đó, năm 2009 giảm 17% so với năm 2008, chỉ đạt 18,032 nghìn USD; năm 2010
doanh số này lại tăng lên 30,112 nghìn USD, tăng 67% so với năm 2009. Tình trạng
biến động thất thường của doanh số L/C là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới, nền kinh tế gặp khó khăn, điều này ảnh hưởng đến hoạt động XNK
của nước ta, từ đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán L/C của ngân hàng.
Mặc dù doanh số có giảm nhưng ngay sau đó lại tăng lên được chứng tỏ khả năng
phục hồi của ACB Thăng Long là khá tốt. Sự phục hồi nhanh chóng cho thấy chất
lượng thanh toán L/C của ngân hàng được đánh giá cao.
Không chỉ tăng giảm bất thường mà doanh số thanh toán L/C còn chiếm tỷ
lệ khiêm tốn trong tổng doanh số TTQT các năm quá. Cụ thể, tỷ trọng qua các năm
lần lượt là 24,47%; 20,71%; 39,75%; 21,89% và 42,65%.
Cũng qua bảng 2.2 ta thấy, trong tổng doanh số L/C thì doanh số L/C nhập
là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lần lượt qua các năm là 99,2%; 99,28%; 99,17%;
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
17
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
93,11%; 82,30%. Và điều đó cũng nói nên là doanh số L/C xuất là rất thấp. Nguyên
nhân sự chênh lệch giữa L/C xuất và L/C nhập hiện tại có thể lý giải bởi đặc điểm
cán cân thanh toán của nước ta là nhập siêu, tỷ trọng và giá trị hàng hóa nhập khẩu
lớn hơn rất nhiều so với hàng hóa xuất khẩu. Hơn nữa, độ tin cậy của các doanh
nghiệp nước ta đối với các doanh nghiệp nước ngoài là chưa cao.

Biểu đồ 2.1: Doanh số L/C, L/C xuất, L/C nhập
Đơn vị: 1.000USSD
( Nguồn: Phòng TTQT của ACB Thăng Long)
Số liệu trên biểu đồ 2.1 được làm tròn từ số liệu của bảng 2.2
Qua biểu đồ 2.1, xét về mặt trực quan có thể thấy rõ được sự chênh lệch giữa
L/C nhập và L/C xuất. Doanh số L/C nhập tăng trưởng không đều, cùng quy luật
với tổng doanh số L/C. Doanh số L/C xuất có xu hương tăng lên nhiều nhưng so với
tổng doanh số L/C thì không đáng kể.
Lý do làm doanh số nhập khẩu theo phương thức TDCT của Ngân hàng năm
2009 giảm so với năm 2008 trong khi số lượng phát hành vẫn tăng là do kim ngạch
nhập khẩu giảm và phần lớn các L/C mở tại ACB Thăng Long có giá trị không cao.
Năm 2009, giá thế giới giảm mạnh, nhiều mặt hàng sản xuất trong nước đã dần thay
thế được hàng nhập khẩu, tiêu thụ trong nước chậm nên kim ngạch nhập khẩu hàng
hóa của các nước giảm khoảng 5% so với năm 2008, xuống còn 76 tỉ USD ( tương
đương mức bình quân 6,33 tỉ USD mỗi tháng). Sang năm 2010, kim ngạch NK đạt
hơn 82,8 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2009 kéo theo doanh số thanh toán L/C
NK tại ACB Thăng Long cũng tăng theo.
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp LTĐH
5B
18

×