Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Công tác bảo vệ môi trường tại công ty cổ phần môi trường Tây Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.88 KB, 38 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Của sinh viên: Lê Phương Anh
Lớp: CD7QM1
1. Việc chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan hoặc địa phương




2. Ý thức, tinh thần, trách nhiệm trong quá trình thực tập




3. Quan hệ với cán bộ trong cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền và nhân
dân địa phương



4. Điểm đánh giá của đơn vị thực tập

Ngày … tháng … năm 2011
CƠ QUAN ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
(Ký tên, đóng dấu)
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt khoảng thời gian gần 2 tháng thực tập tại Công ty cổ phần Môi
trường Tây Đô từ ngày 14/3/2011 đến ngày 7/5/2011, cùng với những kiến thức đã
học tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong suốt 3 năm qua đã
giúp tôi hoàn thành tốt quá trình thực tập về đúng chuyên ngành Quản lý môi


trường của mình. Dựa trên những tài liệu và số liệu Quý công ty cung cấp cùng theo
những kiến thức bộ môn chuyên ngành đã được học tập tại Nhà trường đã giúp tôi
một phần rất lớn trong quá trình thực tập. Tôi xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của Công ty cổ phần môi trường Tây Đô , cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo
của các anh chị trong cơ quan và sự chỉ dẫn tận tình của thầy giáo chủ nhiệm Lê
Đắc Trường đã giúp tôi hoàn thành tốt bài Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp
này. Tôi xin chân thành cảm ơn !
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề :
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát
triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế
với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo
vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành,
nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày
càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản
xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại
các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm
nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các
đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm
vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đó đã và đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có
thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô
nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc
càng trở nên trầm trọng. Điều này khiến ta phải suy nghĩ…

Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu thống kê mới về tình
trạng môi trường ở Việt Nam ta. Và đáng buồn thay, đó là những con số gây
thất.vọng…
Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp
Quốc (UNEP) Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm
không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt
Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ
tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố
này.
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước
thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị
đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên
60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có
khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý
nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường Hầu hết lượng
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là
510.000m3/ngày. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không
biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy
của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Điều này khiến cho con sông bị ô
nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh.
Một ví dụ khác chính là việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn
hoá dân tộc.
Chính vì những vấn đề nhức nhối đó nên tôi đã quyết định chọn chuyên đề : ”
Công tác bảo vệ môi trường tại công ty cổ phần môi trường Tây Đô” nhằm đưa
ra các giải pháp, các biện pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường đô thị.
Và sau đây là đôi dòng giới thiệu sơ lược về Công ty :
Công ty cổ phần môi trường Tây Đô ( URENCO5 ) được thành lập từ ngày

2/11/2005. Công ty vốn tiền than là Xí nghiệp Môi trường Đô thị số 5 thuộc Công
ty Môi trường Đô thị Hà Nội, nay là Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Môi
trường Đô thị - đơn vị hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động môi trường.
Song song với quá trình phát triển của Công ty TNHH Nhà nước Một thành
viên Môi trường Đô thị, Công ty Cổ phần Môi trường Tây Đô là một trong những
đơn vị hàng đầu tại Thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực phục vụ công tác vệ sinh môi
trường. Công ty đã và đang tiếp tục thực hiện hàng trăm dự án trong nước và nước
ngoài…
Công ty cổ phần môi trường Tây Đô có lực lượng cán bộ , công nhân viên
lành nghề, năng động, nhiều kinh nghiệm của nhiều ngành nghề khác nhau: Thiết kế
, xây dựng các hệ thống hạ tầng cơ sở, công nghệ môi trường, dịch vụ vệ sinh công
nghiệp, sinh hoạt, cho thuê xe vận tải hành khách… có trang thiết bị máy thi công,
hệ thống xe máy chuyên dùng đồng bộ. Có đội ngũ lái xe phục vụ chuyên nghiệp.
Công ty hiện đang đảm nhiệm công tác vệ sinh môi trương và hạ tầng đô thị
trên phần lớn địa bàn hai quận Tây Hồ và Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội. Ngoài ra
công ty đã thực hiện thi công và tư vấn xây dựng nhiều công trình : vệ sinh công
nghiệp , hạ tầng cơ sở, công trình thoát nước , công trình bảo vệ môi trường. Công
ty không ngừng nâng cao năng lực và trình độ cho cán bộ công nhân viên, đầu tư
máy móc thiết bị thi công để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong
lĩnh vực xây dựng và cải tạo môi trường.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngoài ra các hoạt động phục vụ công
tác vệ sinh môi trường trên địa bàn hai Quận Tây Hồ và Cầu Giấy, Công ty còn mở
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
rộng các hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực trong công tác môi trường, tai
nhiểu tỉnh thành trên toàn miền Bắc.
Mục tiêu phục vụ là “ Chất lương - Tiến bộ - Giá thành “
II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về các biện pháp, các giải pháp để

nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường đô thị.
2. Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện tại Công ty cổ phần môi trường Tây Đô –
Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội. Chuyên đề được thực hiện từ ngày 14/3/2011 đến ngày
7/5/2011.
3. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu thông tin của công ty , xử lý
số liệu bằng phương pháp thống kê, điều tra thực địa môi trường tại các khu vực
xung quanh do công ty quản lý…
III. Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề
1. Mục tiêu: Công ty cổ phần môi trường Tây Đô chuyên thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải bao gồm : chất thải sinh hoạt đô thị, chất thải y tế, chất
thải công nghiệp, chất thải xây dựng. Ngoài ra còn có dịch vụ vệ sinh làm sạch , đẹp
nhà cửa , công trình công cộng , cải tạo môi trường sinh thái. Sản xuất , kinh doanh
các sản phẩm hàng hóa từ nguồn phế thải tái chế, tái sử dụng phế thải. Xây dựng
các công trình dân dụng , đào tạo nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực
môi trường, vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa. Bên cạnh đó còn quản lý ,
duy trì, vận hành và bảo vệ hệ thống thoát nước đô thị. Thi công lắp đặt các công
tình hạ tầng kĩ thuật đô thị. Tất cả đều nhằm một mục đích vì một môi trường đô thị
mới là Một thành viên Môi trường Đô thị - đơn vị hàng đầu của Việt Nam trong
lĩnh vực hoạt động môi trường. Đồng thời,bảo vệ môi trường còn là nhiệm vụ có ý
nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm sức khoẻ và cuộc sống của nhân dân, góp phần
tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội.
2. Nhiệm vụ: - Đánh giá đúng thực trạng của vấn đề về môi trường trong khu
vực do Công ty cổ phần Tây Đô chịu trách nhiệm quản lý.
- Nêu được những phương hướng , giải pháp kiến nghị cho vấn đề môi trường khu
đô thị trong khu vực Quận Cầu Giấy – Tây Hồ mà Công ty Tây Đô quản lý.
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
NỘI DUNG
I. Khái quát những quy định của nhà nước về công tác quản lý và

bảo vệ môi trường
1. Khái quát chung về các quy định :
-Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 29 tháng 11 năm 2005 ,đã được ban hành theo Lệnh 29/2005/L/CTN ngày 12
tháng 12 năm 2005 của Chủ tịch nước và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07
năm 2006.Theo Luật bào vệ môi trường , tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh đang
hoạt động và các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội ,an ninh, quốc phòng đều
phải lập đánh giá tác động môi trường và cơ quan Nhà nước thẩm định (Điều 18,21)
-Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi
hành Luật Bảo vệ môi trường, trong đó có hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường.
-Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung
một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
-Thông tư 04/2008/TT-BTNMT ngày 18/09/2008 của Bộ Tài nguyên và môi
trường về việc hướng dẫn lập,phê duyệt hoặc xá nhận đề án bảo vệ môi trường và
kiểm tra ,thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường.
-Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn.
-Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 Hướng dẫn điều kiện
hành nghề và thủ tục lập hồ sơ ,đăng ký,cấp phép hành nghề,mã số quản lý chất
thải nguy hại.
-Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên môi
trường ban hành danh mục chất thải nguy hại.
Ngoài những nghị định và thông tư trên thì UBND Quận Tây Hồ còn có những
phong trào trong việc quản lý và bảo vệ môi trường với nội dung : “ Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa . Xây dựng trật tự văn minh đô thị, góp phần quan
trọng bảo vệ môi trường Thủ đô Xanh – sạch – đẹp.”
2. Ý nghĩa của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
-Công tác quản lý Nhà nước về môi trường luôn được tăng cường về nhiều
mặt. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường được chú trọng, nhất là quy hoạch hệ

SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thống bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, quy hoạch khu xử lý chất thải công nghiệp và
đô thị. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về môi trường được
quan tâm nhiều hơn. Trong thời gian qua, đã hình thành được hệ thống tổ chức làm
công tác bảo vệ môi trường từ tỉnh đến cơ sở; thành lập quỹ bảo vệ môi trường của
tỉnh; tăng cường một bước năng lực về quan trắc môi trường nhằm theo dõi, dự báo
những diễn biến môi trường; thực hiện chặt chẽ quy định về đánh giá tác động môi
trường của các dự án đầu tư; thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm
pháp luật về môi trường; hình thành cơ chế phối hợp giữa ngành tài nguyên và môi
trường với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc thực hiện công tác
truyền thông môi trường, tạo nên những bước phát triển mới trong hoạt động bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh.
-Góp phần hạn chế được mức độ gia tăng ô nhiễm và từng bước cải thiện chất
lượng môi trường ở một số khu vực trọng điểm. Môi trường tại các khu công nghiệp
được quan tâm nhiều hơn, một số doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới công nghệ, xây
dựng các công trình xử lý chất thải. Tuy nhiên đây là một nhiệm vụ vừa phức tạp,
vừa cấp bách nên cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự
quản lý chặt chẽ của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức đoàn thể và sự hưởng ứng của nhân dân trong toàn tỉnh. Trong thời gian tới,
chúng ta có nhiều việc phải làm, nhưng trước hết là cần sớm xác định được chương
trình hành động thật chi tiết, cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực đối
với công tác bảo vệ môi trường, quyết tâm xây dựng Hà Nội thành một Thủ đô phát
triển bền vững, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội và
có môi trường sống trong lành, tốt đẹp.
* Bên cạnh đó còn có ý nghĩa :
- Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường
- Khắc phục các khu vực môi trường đã bị ô nhiễm và suy thoái
- Điều tra nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo vệ,

khai thức hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học
- Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường
- Đáp ứng yêu cầu về môi trường trong hội nhập quốc tế.
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
II. Khái quát thực trạng môi trường , thực trạng quản lý và bảo vệ
môi trường.
1. Thực trạng môi trường
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tình trạng ô nhiễm môi trường
trên địa bàn thành phố đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trở nên nghiêm
trọng, nhất là đối với chất thải rắn, nước thải và không khí. Điều này đang gây bức
xúc, ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt của nhân dân tại nhiều khu vực
a. Về vấn đề chất thải rắn:
Theo thống kê chưa đầy đủ, chất thải rắn công nghiệp ở Hà Nội mỗi ngày có
khoảng 750 tấn, trong đó mới thu gom 85-90% và xử lý được khoảng 60% lượng
thu gom này. Công tác xử lý, tiêu hủy, tái chế chủ yếu dựa vào chôn lấp hợp vệ sinh
tại một số bãi rác. Trong khi đó, phế thải xây dựng (trên 1000 tấn/ngày) chưa được
thu gom triệt để.
Tại các khu vực nông thôn, do chưa có quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải
rắn nên đã hình thành các bãi rác tự phát với quy mô diện tích từ vài chục đến vài
trăm m2. Các bãi rác này phần lớn tận dụng vùng đất trũng, ao, hồ và không được
phân loại chất thải, không lót đáy, không có hệ thống thu gom nước rỉ rác… gây ô
nhiễm môi trường xung quanh.
Hiện tại, chất thải rắn y tế nguy hại của một số bệnh viện đã được thu gom và
xử lý tập trung tại lò đốt chất thải y tế Cầu Diễn, phần tro xỉ được đóng rắn và chôn
lấp. Tuy nhiên, vẫn còn một số bệnh viện, một ở quận Hà Đông và 13 bệnh viện
tuyến huyện có lò đốt nhưng hoạt động cầm chừng.
Trong khi đó, các bãi chôn lấp chất thải rắn hiện đã sắp đầy gây nên tình trạng
thiếu bãi chôn lấp. Đây thực sự là một khó khăn rất lớn của Thành phố.

b. Vấn đề môi trường nước mặt: thì bị ô nhiễm nặng
Hiện nay, tổng khối lượng nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố
khoảng từ 100.000 đến 120.000m3/ngày đêm. Lượng nước thải của các cơ sở công
nghiệp cũ nằm phân tán mới được xử lý 20-30%, chỉ có 3 khu công nghiệp tập
trung mới (KCN Bắc Thăng Long, Phú Nghĩa và Quang Minh 1), 2 cụm công
nghiệp (Ngọc Hồi và Phùng Xá) có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Còn lại phần
lớn các cơ sở sản xuất đều không có trạm xử lý nước thải.
Ô nhiễm nước mặt ngày càng trở nên nghiêm trọng do lượng nước chưa được
xử lý của các cơ sở sản xuất xả thẳng ra môi trường
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trong khi đó, quá trình kiểm tra cho thấy tổng lượng nước thải sinh hoạt khu
vực nội thành, nội thị khoảng 700.000m3/ngày đêm nhưng chỉ chưa đến 7% trong
số này được xử lý. Số còn lại được xả thẳng ra mương, ao, hồ, sông.
Chính vì các lý do trên, kết quả quan trắc tại 13 hồ của Hà Nội cho thấy, hầu
hết các chỉ số cũng đều vượt TCCP nhiều lần, đặc biệt là các hồ Thủ Lệ, Hoàn
Kiếm, Trúc Bạch, Ba Mẫu và Thành Công bị ô nhiễm nặng vào mùa khô.
4 con sông thoát nước chính của TP cũng đang bị ô nhiễm nặng bởi các chất
hữu cơ, vô cơ, các hợp chất nitơ, vi sinh vật, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ. Một số vị trí
phát hiện kim loại nặng vượt TCCP, nước có màu đen, mùi hôi thối, đặc biệt là vào
mùa khô.
c. Vấn đề không khí: ô nhiễm tiếp tục gia tăng
Theo số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thì hiện tại,
không khí ở hầu hết các khu vực dân cư do hoạt động giao thông trong vùng nội đô
đều bị ô nhiễm. Đặc biệt, các khu vực như Trung tâm Hội nghị quốc gia, đường
Xuân Thủy, đường Khuất Duy Tiến,… ô nhiễm bụi đang ở mức cao nhất Hà Nội và
xu hướng ngày càng gia tăng. Các khu vực ngã tư có mật độ xe cộ lưu thông cao, độ
ồn cũng vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP).
Kết quả quan trắc bụi giao thông năm 2008 cho thấy, có tới 85% số điểm đo

vượt tiêu chuẩn cho phép, cao hơn 2 lần so với năm 2007. Còn kết quả quan trắc 6
tháng đầu năm 2009 cho thấy tại 250 điểm đo kiểm thì có 180 điểm có hàm lượng
bụi lơ lửng vượt TCCP.
Tại các khu vực Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương, Kim Giang, Khương Đình,
nồng độ bụi cao gấp từ 3,8 đến 6,3 lần so với TCCP; đường Nguyễn Trãi có vị trí
vượt TCCP đến 11 lần, đường Nguyễn Văn Linh vượt 10,8 lần; ngã ba Tam Trinh –
Lĩnh Nam vượt 5,2 lần, đường Phạm Văn Đồng vượt 3,6 lần…
Về độ ồn, kết quả quan trắc cho thấy có 27/34 vị trí có độ ồn vượt TCCP. Tại
hai ngã tư: bến xe buýt Long Biên, chân cầu vượt Phạm Văn Đồng và Ngã tư Ngô
Gia Tự - Đức Gaing, độ ồn vượt 1,18 lần TCCP. Các ngã tư còn lại độ ồn vượt từ
1,05 – 1,15 lần TCCP.
Về nồng độ bụi mịn PM10, có 23/24 ngã tư có nồng độ trung bình vượt TCCP
do lưu lượng và mật độ xe cộ qua lại quá lớn. Phương tiện tham gia giao thông tại
các ngã tư này chủ yếu là xe ô tô khách, ô tô chở vật liệu xây dựng và ô tô tải.
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các chỉ tiêu về CO, SO2, NO2, C6H6… cũng đều vượt TCCP tại hầu hết các
điểm đo kiểm, trong đó 32/34 ngã tư có nồng độ C6H6 vượt TCCP, có nơi vượt tới
3 lần. Trong khi đó, bụi kim loại tại các ngã tư có nhưng nồng độ nhỏ do hạn chế
được việc sử dụng nhiên liệu xăng pha Pb.
d. Vấn đề môi trường nước tại Hà Nội ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng
Hàng ngày, các sông, hồ… tại Thủ đô đang phải tiếp nhận hàng trăm nghìn
mét khối nước thải độc hại chưa qua xử lý. Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề này, ngoài
việc các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, cố tình vi phạm pháp luật, thì thực trạng
ô nhiêm môi trường nước trên địa bàn thành phố còn do công tác quản lý nhà nước
đang tồn tại những bất cập.
Ô nhiễm môi trường tại hồ Tây, hồ Trúc Bạch đã trở nên nghiêm trọng hơn
bao giờ hết. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các nhà hàng, quán ăn xung
quanh và trên mặt nước hồ xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.

Danh sách số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm môi trường đều
được các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nắm rõ, nhiều doanh nghiệp
đã bị kiểm tra, phạt tiền song vi phạm vẫn tiếp diễn mà không hề có biện pháp khắc
phục. Điển hình trong đó là vụ việc du thuyền Potomac, địa chỉ tại số 4 Thụy Khuê,
quận Tây Hồ xả nước thải ra hồ Tây. Năm 2008, Sở Tài nguyên và môi trường;
Phòng Cảnh sát môi trường CATP Hà Nội đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo
vệ môi trường tại đây, phát hiện du thuyền xả bình quân mỗi tháng gần 200m3 nước
thải chưa qua xử lý ra hồ Tây.
Tại buổi kiểm tra đó, ông Phạm Văn Khánh - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và
môi trường Hà Nội - Trưởng đoàn kiểm tra đã yêu cầu đơn vị quản lý du thuyền
phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải theo quy định, không được xả
nước trái phép gây ô nhiễm hồ Tây. Tuy nhiên, đầu tháng 5-2010, khi Phòng Cảnh
sát môi trường trở lại kiểm tra vẫn phát hiện du thuyền xả thải không qua xử lý ra
hồ Tây.
Bên cạnh hồ Tây, hồ Trúc Bạch cũng ở tình cảnh tương tự. Ông Nguyễn Văn
Lưỡng - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội mới đây khẳng định:
kết quả đo kiểm tại hiện trường và phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm về sự
việc cá chết hàng loạt trên hồ Trúc Bạch vừa qua, là do nước hồ bị ô nhiễm nặng.
Theo Trung tâm quan trắc và phân tích Tài nguyên môi trường: hầu hết các chỉ
số đo được đều vượt từ hàng chục đến hàng trăm lần so với quy chuẩn Việt Nam.
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cụ thể, hàm lượng ôxy hòa tan (DO) thấp hơn từ 12,5 đến 25 lần; hàm lượng amoni
(NH4) vượt từ 7,8 đến hơn 32 lần; hàm lượng nitrit (NO2) vượt từ 48,5 đến 113 lần;
hàm lượng COD vượt từ 2,8 đến gần 10 lần Theo ông Lưỡng, nguyên nhân chính
của tình trạng nước hồ Trúc Bạch ô nhiễm nặng là do hồ phải nhận một lượng nước
thải chưa qua xử lý quá lớn.
Theo khảo sát trong tháng 4-2010 của Phòng Cảnh sát môi trường CATP Hà
Nôi, quanh hồ Trúc Bạch có 6 cơ sở, doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường

hồ, điển hình là: Xưởng sản xuất nhôm của hộ gia đình bà Lê Thị Quyên ở đường
Trần Tế Xương; nhà hàng bánh tôm Hồ Tây… tất cả các cơ sở này đều đã bị lực
lượng chức năng kiểm tra, song đến nay vẫn xả nước thải gây ô nhiễm môi trường.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là các doanh nghiệp
chưa chú trọng đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường, ý thức chấp hành của
các doanh nghiệp còn rất hạn chế, công tác bảo vệ môi trường chưa được thực hiện
đồng bộ, ngại tốn kém về chi phí, Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước đôi khi
vì mục tiêu thu hút đầu tư đã cho các chủ đầu tư nợ thủ tục về môi trường sau đó
mới hoàn thiện để hợp pháp hóa; việc xét duyệt cho các dự án vào thuê đất đến việc
cấp phép đầu tư xây dựng đã không tính đến công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
Một số loại hình sản xuất mang tính đặc thù, doanh nghiệp đầu tư trong khu vực
chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tư không lớn, do đó đầu tư vào đổi
mới công nghệ, giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường còn ít và gặp nhiều khó
khăn. Mặt khác, việc thực hiện cho thuê đất để xây dựng của các doanh nghiệp
trong các công ty không tuân thủ việc phân khu chức năng (ngành sản xuất) như
quy định trong dự án đã được duyệt, gây ra tình trạng lộn xộn giữa các ngành sản
xuất , gây khó khăn cho việc xử lý môi trường chung. Các ngành chức năng khi
xem xét, chấp thuận dự án đầu tư mới chỉ quan tâm về kinh phí đầu tư dự án mà
chưa thực sự quan tâm tới vấn đề xử lý môi trường của dự án.
2. Thực trạng quản lý và bảo vệ môi trường của địa phương , khu vực do
đươn vị hành chính quản lý
a. Ý thức xử lí rác thải của người dân còn thấp
Rác thải là thứ bỏ đi, nhưng cách bỏ nó như thế nào để không gây ô nhiễm môi
trường là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Thời gian qua, chính việc xử lý rác thải
chưa được quan tâm đúng mức đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.
Do dịch vụ vận chuyển, thu gom rác chưa được phổ biến – nhất là ở khu vực
nông thôn – nên đa số người dân xử lý rác tùy tiện, gây ảnh hưởng đến môi trường.
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đáng chú ý là những loại rác thải nguy hại trong quá trình sản xuất nông
nghiệp như chai, lọ, bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật,… sau khi sử dụng xong đa
số được bỏ tại ruộng hoặc vứt xuống kênh, rạch.
Tuy chưa có thống kê cụ thể, nhưng theo các nhà chuyên môn thì loại rác nguy
hại này đang thải ra môi trường ngày càng nhiều, là nguy cơ gây ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Bỏ rác đúng nơi qui định là việc làm cần thiết, thể hiện ý thức của con người
trong xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng, góp phần bảo vệ môi trường và
sức khỏe của cả cộng đồng. Chính vì vậy, mọi người chúng ta cần tập cho mình thói
quen bỏ rác đúng nơi, đúng chỗ.
b. Thực trạng chất thải rắn đô thị
- Loại rác thu gom hàng ngày chủ yếu là rác thải sinh hoạt, chủ yếu nằm trong
khu vực nội thành của thành phố. Lượng rác của thành phố Hà Nội tăng khá nhanh,
nếu như năm 2000 mới thu gom được 40.000 tấn/năm ( Bình quân 110 – 120
tấn/ngày tỷ lệ thu gom ước đạt 70%) thì đến năm 2008 đã thu gom được 60.000
tấn/năm, bình quân 165 – 175 tấn/ngày, ước tính đạt tỷ lệ thu gom 90%, năm 2009
đã thu gom được khoảng 57.305 tấn/năm , bình quân 158 tấn/ngày, ước đạt tỷ lệ thu
gom 92%, năm 2010 khối lượng thu gom khoảng 69.350 tấn/năm, khối lượng còn
lại các hộ gia đình ngoại thành tự xử lý.
- Rác thải nguy hại tại các khu công nghiệp do chưa có khu vực xử lý riêng
nên các đơn vị tự xử lý.
c. Về công tác thu gom và xử lý chất thải
- Rác thải sinh hoạt hàng ngày được tập kết từ nhiểu nguồn đưa ra các điểm
tập kết theo quy định bao gôm các loại rác thải từ các hộ dân cư, các hộ kinh doanh
dịch vụ, các cơ quan, các chợ, đường phố…
- Lực lượng thu gom chính của công ty Đô thị Tây Đô có nhiệm vụ quét, thu
gom và vận chuyển trên 93 tuyến đường chính với lực lượng 240 công nhân của các
đội môi trường và Xí nghiệp dịch vụ, thời gian thực hiện từ 22h đến 05h sáng hàng
ngày.
- Lực lượng Vệ sinh sinh viên ở 330 khối xóm được Công ty kí thỏa thuận trực

tiếp thu gom rác từ các hộ gia đình trong khối xóm đưa ra các điểm tập kết theo quy
định, thời gian thực hiện từ 19h đến 22h hàng ngày.
- Ngoài ra Xí nghiệp dịch vụ vệ sinh môi trường của Công ty Môi trường Đô
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thị Tây Đô trực tiếp ký hợp đồng bốc và vận chuyển rác thải cho các chợ, các cơ
quan, các xã ngoại thành tập kết về để xử lý, bình quân một ngày từ 60 – 70
m3/ngày, nạo vét đất đá xây dựng, xử lý khu vệ sinh.
d. Về nguồn nhân lực phục vụ công tác thu gom, quản lý chất thải rắn
- Các lãnh đạo chủ chốt của Công ty :
Chức vụ Họ và tên
Giới
tính
Trình độ
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Xuân Huynh Nam Kỹ sư GTVT
Giám đốc Phan Anh Tuấn Nam Kỹ sư GTVT
Phó Giám đốc Chủ Hồng Hải Nam Kỹ sư, cử nhân MT
Phó Giám đốc Nguyễn Thủy Ngân Nữ Cử nhân HV HCQG
Kế toán trưởng Nguyễn Kim Thu Nữ Cử nhân TCKT
T phòng tổ chức Hành chính Phương Thị Tuyết Nữ Cử nhân kinh tế
T phòng Kinh doanh Đinh Mạnh Tiến Nam Kỹ sư Môi trường
T phòng Kế hoạch Kỹ thuật Nguyễn Lê Minh Nam Cử nhân Thương Mại
Đội trưởg đội DV Cầu Giấy Trần Phương Thảo Nữ Cử nhân kinh tế
Đội trưởng đội DV Tây Hồ Chu Thi Hoa Nữ Cử nhân kinh tế
Đội trưởng Đội xe rác Trần Hồng Sơn Nam Cử nhân kinh tế
Đội xe quét hút, rửa đường Lê Anh Tuấn Nam Cử nhân kinh tế
- Năng lực cán bộ kỹ thuật – nghiệp vụ :
STT Trình độ chuyên môn Số Số năm kinh nghiệm trong
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1

11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nghiệp vụ
lượng
(người)
ngành
<= 5năm
5 – 10
năm
> 10 năm
Đại học, trên đại học 42
1 Kỹ sư Giao thông 05 1 3 1
2 Kiến trúc sư 02 1 1
3 Kỹ sư xây dựng 04 2 2
4 Cử nhân Luật 02 1 1
5 Kỹ sư Môi trường 06 1 4 1
6 Kỹ sư Bách Khoa 02 1 1
7 Cử nhân Kinh tế 08 3 4 1
8 Cử nhân ngân hàng 02 1 1
9 Kỹ sư cấp thoát nước 01 1
10 Cử nhân Kế toán 05 2 2 1
11 Các ngành khác 05 3 2
Cao đẳng , trung cấp 08
1 Cao đẳng Giao thông 02 1 1
2 Trung cấp Bách Khoa 01 1
3 Trung cấp kế toán 03 1 1
4 Trung cấp kinh tế 01 1
5 Trung cấp Xây dựng 01 1
e. Về phương tiện phục vụ công tác thu gom , lưu trữ và vận chuyển chất thải rắn
- Nhóm xe vận chuyển rác thải :

STT Chủng loại Số lượng Trọng tải Chuyên dung
1 ISUZU 03 10 tấn Vận chuyển rác
2 MISUBISHI 02 7,5 tấn Vận chuyển rác
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3 HINO 04 7,5 tấn Vận chuyển rác
4 IVECCO 01 10 tấn Vận chuyển rác
5 IFA – MTR97 07 5,5 tấn Vận chuyển rác
6 Xe Container 01 9 ; 12m3 Vận chuyển rác thải , phế thải
7 Thùng Container 12 9 ; 12m3 Chứa rác thải, phế thải hợp đồng
Tổng cộng 18 xe
- Nhóm xe vận chuyển đất thải , phế thải xây dựng :
STT Chủng loại Số lượng Trọng tải Chuyên dung
1 IFA thùng kín 05 6m3
Vận chuyển đất, phé thải
xây dựng
2 HUYNDAI 2,5 tấn 04 3m3
Vận chuyển đất, phế thải
xây dựng
3 Xe HUYNDAI Ben 06 15m3
Vận chuyển đất , phế thải
xây dựng
4 Xe Trung Quốc Ben 02 20m3
Vận chuyển đất, phế thải
xây dựng
Tổng cộng 17 xe
- Nhóm xe rửa đường, hút bụi, sitéc hút phân xí máy:
STT Chủng loại Số lượng Trọng tải Chuyên dùng
1 HUYNDAI 04 5m3 Hút bụi đường phố

2 ZIN 130 04 7m3 Tưới nước, rửa hè đường
3 KAMAZ 03 10,5m3 Tưới nước, rửa hè đường
4 HUYNDAI SITEC 01 05m3 Bơm hút phân bùn, xí máy
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tổng cộng 12 xe
- Nhóm máy công trình :
STT Chủng loại Số lượng Công suất Chuyên dùng
1 HUYNDAI 200W 01 200W Xe xúc, cẩu bánh lốp
2 DEAWOO SOLAR 140W 01 140W Xe xúc, cẩu bánh lốp
3 XÚC LẬT CAT 01 Xe xúc lật, san gạt
4 MÁY CẮT BÊ TÔNG 05
5 ĐẦM CHÂN CỪU 06 1,36T
g. Danh sách CTNH được phép vận chuyển :
TT Tên chất thải
Trạng
thái tồn
tại
Số lượng
được
phép
(kg/năm)

CTNH
Loại phương
tiện, thiết bị
chuyên dụng và
phương án vận
chuyển

1 Bùn thải nguy hại 1.000.000 Đóng bao PP ,
PE hoặc thùng
phuy 200 lít ,
vận chuyển bằng
xe tải hoặc xe
bồn chuyên
1.01 Cặn thải từ quá trình
chế biến quặng sunfua
(quặng sắt)
Lỏng ,
rắn
01 01 01
1.02 Các loại cặn thải nguy
hại từ quá trình chế
biến quặng sắt, quặng
01 01 02
01 02 01
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TT Tên chất thải
Trạng
thái tồn
tại
Số lượng
được
phép
(kg/năm)

CTNH

Loại phương
tiện, thiết bị
chuyên dụng và
phương án vận
chuyển
kim loại màu dụng
1.03 Bùn thải và chất thải có
chứ dầu từ quá trình
khoan
01 03 01
1.04 Bùn thải và chất thải
nguy hại từ quá trình
khoan
01 03 02
1.05 Bùn thải từ thiết bị khử
muối và quá trình lọc
dầu
01 04 01
1.06 Bùn đáy bể 01 04 02
1.07 Bùn thải chứa axit 01 04 03
1.08 Bùn thải có chứa dầu
từ hoạt động bảo sưỡng
01 04 05
1.09 Bùn thải nguy hại từ
quá trình xử lý nước
thải
01 04 07
1.10 Bùn thải nguy hạicủa
ngành sản xuất hóa
chất vô cơ

02 05 01
1.11 Bùn thải bari sunphat
chứa thủy ngân
02 07 03
1.12 Bùn thải có chứa các
thành phần nguy hại từ
quá trình xử lý nước
thải
03 01 08
03 02 08
03 03 08
03 04 08
03 05 08
03 07 08
04 02 04
04 02 05
1.13 Bùn thải và bã lọc chứa
các thành phần nguy
hại
05 01 03
05 02 09
05 03 06
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TT Tên chất thải
Trạng
thái tồn
tại
Số lượng

được
phép
(kg/năm)

CTNH
Loại phương
tiện, thiết bị
chuyên dụng và
phương án vận
chuyển
05 04 03
05 05 03
05 07 05
06 01 05
1.14 Bùn thải từ thủy luyện
kẽm
05 10 01
1.15 Bùn thải, chất thải chứa
xyanua
05 11 01
1.16 Bùn nghiền và đánh
bóng thủy tinh
06 01 03
1.17 Bùn thải photphát hóa 07 01 04
1.18 Bùn thải và bã lọc nguy
hại
07 01 05
1.19 Bùn thải hoặc dung
dịch rủa giải/tách rửa
07 01 08

1.20 Bùn thải nguy hại 07 03 07
1.21 Bùn thải kim loại
(nghiền,mài) có chứa
dầu
07 03 09
1.22 Bùn thải chứa sơn hoặc
véc ni
08 01 02
1.23 Bùn mức thải có chứa
các thành phần nguy
hại
08 02 02
1.24 Bùn thải chứa chất kết
dính và chất bịt kín có
chứa dung môi hữu cơ
08 03 02
1.25 Bùn thải có chứa các
thành phần nguy hại
10 02 03
1.26 Bùn đất nạo vét có
chứa các thành phần
nguy hại
11 05 02
1.27 Bã lọc từ quá trình xử
lý khí thải
12 01 01
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TT Tên chất thải

Trạng
thái tồn
tại
Số lượng
được
phép
(kg/năm)

CTNH
Loại phương
tiện, thiết bị
chuyên dụng và
phương án vận
chuyển
1.28 Bùn thải có chứa các
thành phần nguy hại
12 02 02
12 06 05
12 06 06
12 07 05
12 09 02
12 09 03
12 09 04
14 03 02
15 02 13
1.29 Dung dịch và bùn thải
từ quá trình tái sinh cột
trao đổi ion
12 06 02
1.30 Bùn thải từ thiết bị tách

dầu/nước
17 05 02
1.31 Bùn thải từ thiết bị
chặn dầu
17 05 03
1.32 Bùn hoặc nhũ tương
thải từ thiết bị khử
muối
17 07 01
1.33 Bùn Cromat thải 19 09 02
1.34 Bùn thải hoặc chất thải
rắn có chứa các loại
dung môi khác
17 08 05
2 Dầu thải và hỗn hợp
dầu nước
40.000 Đóng phuy 200
lít, vận chuyển
bằng các xe tải
hoặc chuyên chở
trực tiếp bằng xe
tải bồn chuyên
dụng.
2.01 Dầu tràn Lỏng 01 04 04
2.02 Dàu thải chứa axít 01 04 09
2.03 Chất thải lẫn dầu từ
quá trình xử lý nước
làm mát
05 01 02
05 02 10

05 03 07
05 04 04
05 05 04
05 06 10
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TT Tên chất thải
Trạng
thái tồn
tại
Số lượng
được
phép
(kg/năm)

CTNH
Loại phương
tiện, thiết bị
chuyên dụng và
phương án vận
chuyển
2.04 Dầu máy gốc khoáng
thải không chứa hợp
chất halogen
07 03 02
2.05 Dầu máy tổng hợp thải 07 03 05
2.06 Sáp và mỡ đã qua sử
dụng
07 03 06

2.07 Chất thải quá trình tẩy
mỡ nhờn bằng hơi
07 04 02
2.08 Dầu phân tán thải 08 02 05
2.09 Dầu thải từ quá trình
phân tách
12 02 03
2.10 Hỗn hợp dầu mỡ thải
từ quá trình phân tách
dầu/nước
12 06 04
2.12 Bộ lọc dầu đã qua sử
dụng
15 01 02
15 02 02
2.13 Dầu thải từ quá trình
bảo dưỡng thiết bị các
phương tiện giao thông
đường bộ , đường sắt ,
đường không , đường
thủy
15 01 07
15 02 05
2.14 Nước thải lẫn dầu hoặc
chứa các thành phần
nguy hại
15 02 11
15 02 12
17 05 06
2.15 Các loại dầu mỡ độc

hại thải
16 01 08
17 01 03
17 01 05
17 01 06
17 01 07
17 02 02
17 02 03
17 02 04
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TT Tên chất thải
Trạng
thái tồn
tại
Số lượng
được
phép
(kg/năm)

CTNH
Loại phương
tiện, thiết bị
chuyên dụng và
phương án vận
chuyển
3 Dung dịch axít thải 5.000 Đóng phuy nhựa
200 lít, vận
chuyển bằng các

xe chuyên dụng.
3.01 Axít sunfuric và axít
sinfurơ thải
Lỏng 02 01 01
04 01 02
07 01 01
3.02 Axít clohydric thải 02 01 02
3.03 Axít flohydric thải 02 01 03
3.04 Axit photphoric và axit
photphở thải
02 01 04
3.05 Axit nitric và axit nitrơ
thải
02 01 05
3.06 Các loại axit khác 02 01 06
07 01 02
08 02 03
16 01 02
19 08 02
3.07 Hắc ín axit thải 12 07 02
4 Dung dịch bazơ thải 10.000
4.01 Natri hidroxit và kali
hydroxit thải
Lỏng 02 02 01
4.02 Các loại bazơ thải khác 02 02 02
07 01 03
16 01 03
01 04 08
12 07 04
5 Hóa chất bảo vệ thực

vật hữu cơ , bảo quản
gỗ
10.000 Đóng bao PP ,
PE hoặc thùng
phuy 200 lít ,
vận chuyển bằng
xe chuyên dụng.
5.01 Hóa chất bảo vệ thực
vật hữu cơ , bảo quản
gỗ
Rắn ,
lỏng
02 11 01
14 01 01
14 01 02
14 01 03
14 01 04
14 01 05
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TT Tên chất thải
Trạng
thái tồn
tại
Số lượng
được
phép
(kg/năm)


CTNH
Loại phương
tiện, thiết bị
chuyên dụng và
phương án vận
chuyển
16 01 05
6 Hóa chất và hỗn hợp
hóa chất từ phòng thí
nghiệm, hóa chất
nguy hại và chất thải
silicon
5000 Đóng bao PP
hoặc thùng phuy
200 lít , vận
chuyển bằng xe
chuyên dụng
6.01 Chất thải có chứa
silicon nguy hại
Rắn ,
lỏng
03 02 10
02 08 01
6.02 Chất thải vô cơ có chứa
các thành phần nguy
hại
19 03 01
19 05 02
6.03 Chất thải hữu cơ có
chứa các thành phần

nguy hại
19 03 02
19 05 04
6.04 Hóa chất thải chứa
thành phần nguy hại và
hỗn hợp hóa chất
phòng thí nghiệm thải
13 01 02
13 02 02
15 01 08
15 03 06
7 Xỉ tro, tro , bụi 30.000 Đóng phuy
200lít , vận
chuyển bằng các
xe chuyên dụng
7.01 Bụi lò hơi và tro bay có
chứa dầu.
Rắn 04 01 01
7.02 Tro bay , bồ hóng 02 11 04
04 01 03
7.03 Cát, tro đáy, xỉ và bụi
lò có chứa các thành
phần nguy hại
04 02 01
04 02 02
05 02 06
05 02 07
05 03 03
05 03 04
05 04 01

05 05 01
05 08 02
05 09 02
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TT Tên chất thải
Trạng
thái tồn
tại
Số lượng
được
phép
(kg/năm)

CTNH
Loại phương
tiện, thiết bị
chuyên dụng và
phương án vận
chuyển
05 09 03
7.04 Xỉ từ quá trình sản xuất
sơ cấp thứ cấp
05 02 01
05 02 02
05 02 03
05 02 11
05 03 01
05 03 02

05 07 01
05 07 02
8 Than hoạt tính đã
qua sử dụng
10.000
8.01 Than hoạt tính thải Rắn 02 07 02
8.02 Than hoạt tính đã qua
sử dụng
02 11 02
12 01 04
9 Các lọa dung môi hữu

30.000
9.01 Chất thải từ sản xuất
hóa chất hữu cơ cơ bản
Lỏng 03 01 01
03 01 03
9.02 Chất thải từ điều
chế,cung ứng , sử dụng
nhựa,cao su,sợi nhân
tạo
03 02 01
03 02 03
9.03 Chất thải từ điều
chế,cung ứng , sử dụng
phẩm màu hữu cơ và
vô cơ
03 03 01
03 03 03
9.04 Chất thải từ điều

chế,cung ứng , sử dụng
các sản phẩm thuốc
bảo vệ thực vật,chất
bảo quản gỗ
03 04 01
03 04 03
9.05 Chất thải từ quá trình
sản xuất, điều chế,cung
03 05 01
03 05 03
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TT Tên chất thải
Trạng
thái tồn
tại
Số lượng
được
phép
(kg/năm)

CTNH
Loại phương
tiện, thiết bị
chuyên dụng và
phương án vận
chuyển
ứng,và sủ dụng dược
phẩm

9.06 Chất thải từ quá trình
sản xuất, điều chế,cung
ứng,sử dụng chất béo,
xà phòng, chất tẩy
rửa,sát tùng và mĩ
phẩm
03 06 01
03 06 03
9.07 Chất thải từ quá trình
sản xuất, điều chế,cung
ứng,sử dụng hóa chất
tinh khiết
03 07 01
03 07 03
9.08 Dung môi tẩy sơn, véc
ni thải
08 01 04
08 01 05
9.09 Chất kết dính và chất
bịt kín thải có chứa
dung môi hữu cơ
08 03 01
08 03 03
9.10 Các hợp chất isoxyânt
thải
08 03 04
9.11 Dung môi thải khác 10 01 01
10 02 02
12 02 04
16 01 01

17 08 03
10 Chất thải sơn, bột
màu, mực in
50.000 Đóng bao PP ,
PE, vận chuyển
bằng các xe
chuyên dụng
10.01 Sơn và véc ni thải có
chứa dung môi hữu cơ
Rắn 08 01 01
10.02 Chất thải từ quá trình
cạo bóc tách sơn hoặc
vécni có chứa dung
môi hữu cơ
08 01 03
10.03 Hộp mực in thải có 08 02 01
SV: Lê Phương Anh Lớp: CD7QM1
22

×