Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Giải pháp phát triển hoạt động e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 47 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề
tài,được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa,sự hướng dẫn nhiệt tình
của các anh chị trong đơn vị thực tập kết hợp với kiến thức tích lỹ trong bảy kỳ
học tại khoa Thương mại điện tử,Trường đại học thương mại để chuyên đề của
tác giả được hoàn thành.Qua đây tác giả cũng tổng hợp được những kiến thức đã
học và qua đó vận dụng kiến thức vào thực tế môi trường làm việc từ đó tích lũy
kinh nghiệm vào cuộc sống và công việc sau này
Xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô khoa Thương mại điện tử trường
Đại học thương mại đã dìu dắt và truyền đạt những kiến thức trong suốt quá trình
học tập của tác giả
Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thông Thái đã tận tình giúp
đỡ,hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc công ty cổ phần thiết bị công nghiệp
Hoàng Mai cùng toàn thể anh chị phòng kinh doanh đã chỉ bảo và tạo điều kiện
giúp đỡ trong suốt quá trình thực tập.Cảm ơn anh Chu Lê Vương Đinh trưởng
phòng kinh doanh tại công ty đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận và tìm hiểu
với công việc thực tế trong bộ phận phòng kinh doanh và các bộ phận khác.
Sau cùng cảm ơn đến gia đình bạn bè đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm chuyên đề.
Xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2011
Sinh viên: Nguyễn Khắc Tuấn
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
i
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
TÓM LƯỢC
Công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai là công ty cung cấp các
trang thiết bị công nghiệp sản phẩm chủ yếu là máy khâu,ngoài ra công ty còn
kinh doanh trang thiết bị phụ tùng ô tô và giấy.Công ty hoạt động trong lĩnh vực


xuất nhập khẩu với tầm quan trọng là hệ thống logistics.Biết được tầm quan trọng
của hệ thống này công ty đang dần phát triển hệ thống logistics truyền thống kết hợp
với logistics TMĐT để tạo giá trị cho khách hàng và tăng sức cạnh tranh với
đối thủ
Trong quá tình thực tập tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
tôi đã tìm hiểu được phần nào cách thức hoạt động logistics tại công ty.Vì vậy tôi
đã mạnh dạn chọn đề tài chuyên đề của mình là: “Giải pháp phát triển hoạt động
e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai”
Nội dung chuyên đề của tôi gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài giải pháp phát triển hoạt đông e-logistics
tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
Chương này tập trung chủ yếu vào việc giải thích tính cấp thiết của việc
phát triển hoạt động e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai,
xác lập và tuyên bố vấn đề , đề ra các mục tiêu của chuyên đề tốt nghiệp
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng phát triển hoạt động e-logistics
tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
Tập trung đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển
e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai. Đưa ra các kết
quả phân tích xử lý dữ liệu của phiếu điều tra và các dữ liệu thứ cấp thu được
trong quá trình thực tập để rút ra những tồn tại cũng như những điều cần phát huy
trong hoạt động e-logistics tại công ty
Chương III: Kết luận và đề xuất phát triển hoạt động e-logistics tại công ty
cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
Tập trung đi sâu vào việc rút ra kết luận từ phần xử lý dữ liệu, từ đó đưa ra
một số giải pháp chính yếu nhằm phát triển phát triển hoạt động e-logistics
tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
ii
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
MỤC LỤC

PHỤ LỤC
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
iii
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TMĐT : Thương mại điện tử
DN : Doanh nghiệp
CNTT : Công nghệ thông tin
B2B : Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
(Business to Business)
B2C : Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với khách hàng
(Business to Consumer)
C2C : Giao dịch thương mại điện tử giữa khách hàng với khách hàng
(Consumer to Consumer)
Công ty :Công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
CRM :Quản trị quan hệ khách hàng(customer relationship management)
ERP :Quản lý nguồn lực doanh nghiệp(Enterprise Resource Planning)
ACS :Phần mềm kế toán doanh nghiệp
VNĐ :Việt nam đồng
Logistics :Hậu cần thương mại
E-Logistics: Hậu cần thương mại điện tử
TNHH :Trách nhiệm hữu hạn
TTĐT :Thông tin điện tử
SXKD :Sản xuất kinh doanh
WWW :World Wide Web
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
iv
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
DANH MỤC BẢNG
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn

v
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
DANH MỤC HÌNH
Hình:2.1 web site công ty Error: Reference source not found
Hình 2.2: Mô hình hậu logistics đầu ra Error: Reference source not found
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
vi
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG E-LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ
CÔNG NGHIỆP HOÀNG MAI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Mạng thông tin toàn cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế, tới
từng quốc gia, tới từng doanh nghiệp và cùng với nó là các hoạt động e-logistics
kinh doanh. Xây dựng website, hệ thống đặt hàng và thu hút khách hàng đến với
doanh nghiệp là một việc làm khó. Nhưng để thực hiện các đặt hàng một cách
nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện và cung ứng giá trị cao nhất tới khách,theo xu
hướng rất tích cực đóng góp cho sự phát triển từng doanh nghiệp nói riêng và cả
nền kinh tế nói chung.
Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh là hoạt động
e- logistics .Đối với toàn bộ quá trình lưu thông, phân phối, ứng dụng hệ thống
Logistics là một bước phát triển cao hơn của công nghệ vận tải. Vận tải đa
phương thức đã liên kết được tất cả các phương thức vận tải với nhau để phục vụ
cho nhu cầu cung ứng và tiêu thụ của hãng sản xuất.Nhưng việc kết hợp TMDT
vào hệ thống logistics đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp. Hoạt
động e-Logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được
thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận tải. Nhờ đó hàng
hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Người tiêu dùng sẽ
mua được hàng hoá một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình.

Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi
fax, gửi e-mail hoặc giao dịch qua Internet…. cho người bán hàng, thậm chí cho
hãng sản xuất hàng hoá là có thể nhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua,
được vận chuyển đến tận nhà.Quản trị logistics là một lĩnh vực phức tạp, với chi
phí lớn và “bụi bặm”, nhưng đó lại là một trong những yếu tố chủ đạo quyết
định lợi nhuận của doanh nghiệp trong TMĐT. Xử lý đơn đặt hàng, thực hiện
đơn hàng, giao hàng, thanh toán và cả việc thu hồi lại những hàng hoá mà
khách hàng không ưng ý là những nội dung của công tác logistics trong môi
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
1
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
trường TMĐT. Bản chất và nội dung của các tác nghiệp thì không khác biệt
nhiều so với môi trường kinh doanh truyền thống. Nhưng những yếu tố về
CNTT và kỳ vọng của khách hàng trong môi trường này đang đặt ra cho công
tác logistics những cơ hội và thách thức không nhỏ.
Xuất phát từ chiến lược kinh doanh trong môi trường TMĐT, doanh nghiệp
cần phải đổi mới lại quy trình thực thi các nghiệp vụ logistics; tích hợp yếu tố
công nghệ thông tin trong toàn bộ hệ thống, tập hợp được nguồn nhân sự đủ năng
lực và năng động để vận hành, giám sát hệ thống đó. Một hệ thống logistics hoàn
chỉnh, tương thích với các quy trình của TMĐT, đáp ứng được những đòi hỏi của
khách hàng trong thời đại CNTT là một trong những yếu tố cốt lõi để vươn tới
thành công trong bối cảnh kinh doanh mới mẻ này.Trong dây chuyền cung ứng
và tiêu thụ bao gồm rất nhiều khâu, giữa mắt xích của các khâu có các dịch vụ:
giao nhận, xếp dỡ, lưu kho,… Nếu để hàng hoá phải tồn kho nhiều hoặc lưu kho
quá lâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản xuất, do đó họ đã chú ý khâu này bằng
những giải pháp khác nhau
Thực tế không một khách hàng nào muốn quay lại với một công ty mà ở đó
khả năng logistics kém về khả năng dự trữ đặt hàng hay mua hàng,hay những
tính năng hỗ trợ phân phối bán hàng không phát huy được hiệu quả, không đem
lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng. Vì vậy các doanh nghiệp cần nghiên cứu

thật kỹ về hoạt động e-logistics chú trọng tìm hiểu, quan tâm đến logistics bán và
mua coi đó như một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp cận, mở rộng thị
trường của doanh nghiệp mình. Cung cấp những hỗ trợ dịch vụ sau mua,bán
không chỉ giúp đỡ khách hàng, mà nó còn tạo ra những mối quan hệ tốt và có lợi
với khách hàng.
Hiện nay đối với công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai e-
logistics là một lĩnh vực khá mới mẻ,kinh doanh theo kiểu truyền thống là
chính.Việc ứng dụng e-logistics còn khá nhiều hạn chế,quy trình mua bán trao
đổi các luồng thông tin từ khách hàng,doanh nghiệp,nhà cung ứng không tạo
được sự liên tục.Việc không áp dụng e-logistics làm giảm doanh thu và tăng chi
phí trong việc kinh doanh, không tạo được lợi thế cạnh tranh đối với đối thủ
cạnh tranh.Đặc biệt Hoàng Mai trong lĩnh vực kinh doanh liên quan tới nhập
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
2
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
khẩu và phân phối vì vậy logistics là rất quan trọng.Nếu kết hợp TMĐT với
logistics truyền thống thì luồng thông tin sản phẩm từ nhà cung cấp sẽ dễ dàng
hơn ,đem lại giá trị cho doanh nghiệp.Vì vậy cần phải phát triển hệ thống
logistics tại công ty
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu các hoạt động công ty cổ phần thiết bị
công nghiệp Hoàng Mai, như đã phân tích tầm quan trọng của việc phát triển hoạt
động e-logistics , công ty là nhà phân phối và cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực
máy khâu công nghiệp vì vậy hệ thống logistics rất quan trọng trong việc xuất
nhập khẩu.Hoạt động e-logistics tại công ty chưa thật lớn mạnh nên đã ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là vấn đề cấp thiết phải phân tích và
nghiên cứu sâu hơn nữa và đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, kiến
nghị những biện pháp nhằm phát triển và hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống e-logistics. Tôi đã đề xuất và
nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động e-logistics tại công ty cổ phần

thiết bị công nghiệp Hoàng Mai” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề:
Qua quá trình nghiên cứu, tôi muốn vận dụng những kiến thức mà mình
được đào tạo tại trường Đại học thương mại vào thực tế tại công ty cổ phần thiết
bị công nghiệp Hoàng Mai
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản hoạt động e-logistics và các
nghiệp vụ cơ bản,phân tích những cơ hội và thách thức của công tác logistics
trong môi trường kinh doanh điện tử của công ty cổ phần thiết bị công nghiệp
Hoàng Mai
Nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống e-logistics (hạ
tầng cơ sở,hạ tầng phân phối vật chất) các tác nghiệp e- logistics :xử lý đơn
đặt hàng,quản trị dự trữ ,vận chuyển hàng hóa,nghiệp vụ kho bao bì và dịch vị
khách hàng…
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động e-logistics tại
công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
3
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
Với mục tiêu nghiên cứu trên tôi hy vọng rằng chuyên đề của mình sẽ mang
lại kết quả thiết thực nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt
động e-logistics, tạo sự tin tưởng và trung thành từ các khách hàng của mình.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu đó chính là bộ phận hoạt động kinh doanh tại công ty
cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc phát triển thị trường và sản phẩm dựa
trên hoạt động e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
1.4.3. Thời gian nghiên cứu

Từ năm 2008- 2010
Không gian nghiên cứu tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của hoạt động e-logistics
trong doanh nghiệp
1.5.1 Một số khái niệm và tổng luận về E.Logistics
1.5.1.1 Khái niệm Logistics và e-logistics
Logistics được hiểu là ‘‘Quá trình tối ưu hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ
các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay
người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”
* Vai trò hoạt động của logistics;
Hệ thống Logistics hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế:Lưu thông phân phối
hàng hoá, trao đổi giao lưu thương mại giữa các vùng trong nước với nhau và với
nước ngoài là hoạt động thiết yếu của nền kinh tế quốc dân. Nếu những hoạt
động này thông suốt, có hiệu quả, thì sẽ góp phần to lớn làm cho các ngành sản
xuất phát triển; còn nếu những hoạt động này bị ngưng trệ thì sẽ tác động xấu
đến toàn bộ sản xuất và đời sống.
Hệ thống Logistics góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh từ
sự phân công lao động quốc tế, do quá trình toàn cầu hoá tạo ra. Các công ty
xuyên quốc gia có các chi nhánh, các cơ sở sản xuất, cung ứng và dịch vụ đặt ở
nhiều nơi, ở nhiều quốc gia khác nhau, do đó các công ty này đã áp dụng “hệ
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
4
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
thống Logistics toàn cầu” để đảm bảo hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao, khắc
phục ảnh hưởng của các yếu tố cự ly, thời gian và chi phí sản xuất.
Hệ thống Logistics góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất một cách
hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Mỗi một vùng địa lý có những đặc điểm về địa hình khác nhau, nguồn tài nguyên
khoáng sản khác nhau và có phương thức lao động, tập quán khác nhau, do đó
cần phải có sự phân bố, sắp xếp các ngành sản xuất, các khu công nghiệp, các

trung tâm kinh tế sao cho phù hợp với những điều kiện riêng và tổng thể nhằm
phát huy được các nguồn lực một cách hiệu quả nhất
*Khái niệm về e-logistics
Trong bối cảnh của hoạt động TMĐT,e-logistic có thể được định nghĩa như
sau:’’E-logistics là quá trình hoạch định chiến lược,thiết kế và thực thi tất cả các
yếu tố cần thiết của hệ thống ,quy trình cơ cấu tổ chức và tác nghiệp logistics để
hiện thực hóa và vật chất hóa cho hoạt động thương mại điện tử”
* Vai trò hoạt động của e-logistics;
Ngành logistics TMĐT có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế
hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế quốc gia toàn cầu.Phần
giá trị gia tăng do ngành logistics tạo ra ngày càng to lớn và tác động của nó thể
hiện rõ ở các khía cạnh mà nó tham gia
a) Trong chuỗi cung ứng tổng thể
Các hoạt động logistics(đáp ứng đơn hàng,kho bãi ,dự trữ ,vận chuyển vv v )
có nhiệm vụ kết nối một cách hiệu quả các thành viên trong chuỗi cung
ứng,từ đó đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng và các thành viên.Nhiệm vụ
kết nối của logistics được thể hện qua việc vận hành một cách trôi chảy của 3
dòng sau:
Dòng sản phẩm:con đường dịch chuyển hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung
cấp tới khách hàng,đảm bảo đúng dủ về số lượng và chất lượng
Dòng thông tin:dòng giao và nhận của các đơn dặt hàng theo dõi quá trình
dịch chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận
Dòng tiền tệ:thể hiện sự thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp,thể
hiện hiệu quả kinh doanh
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
5
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
Trong TMĐT ,dòng thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng.Đây là yếu tố
duy nhất có tiềm năng vừa góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics vừa
đồng thời giảm tổng chi phí trong tòn bộ chuỗi cung ứng.

b)Trong chuỗi giá trị doanh nghiệp
Trong những năm gần đây ,quản trị logistics được ghi nhận như một nhân tố
quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp
.Trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp,logistics đầu vào và logistics đầu ra cùng
với quản trị tác nghiệp,marketing và dịch vụ là những hoạt động chủ chốt tạo nên
giá trị cho khách hàng và doanh thu cho doanh nghiệp
Quản trị logistics là chức năng tổng hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động
logistics như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như kinh
doanh sản xuất,tài chính……. Nhằm đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng
-Giá trị sản phẩm:đặc điểm,chức năng và công dụng ;
-Giá trị dịch vụ:sửa chữa bảo hành vận chuyển hướng dẫn sử dụng ;
-Giá trị giao tiếp:sự hài lòng trong tiếp xúc với nhân viên;
-Giá trị biểu tượng:thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cung ứng được giá trị cao tới khách hàng trong mối tương
quan với chi phí mà họ phải bỏ ra để có nhiều cơ hội giành được giá trị cao hơn
cho chính mình,thể hiện ở lợi thế cạnh tranh,mở rộng thị trường và tăng trưởng
doanh thu bền vững cho doanh nghiệp
1.5.1.2Vai trò của TMĐT trong hệ thống Logistics của doanh nghiệp
(e-Logistics)
Để quản trị logistics thành công, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý được hệ
thống thông tin phức tạp. Bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh
nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng), thông tin trong từng bộ phận chức năng của
doanh nghiệp, thông tin giữa các khâu trong dây chuyền cung ứng (kho tàng, bến
bãi, vận tải…) và sự phối hợp thông tin giữa các tổ chức, bộ phận và công đoạn ở
trên. Trong đó trọng tâm là thông tin xử lý đơn đặt hàng của khách, hoạt động
này được coi là trung tâm thần kinh của hệ thống logistics. Trong điều kiện hiện
nay, những thành tựu của công nghệ thông tin với sự trợ giúp của TMĐT sẽ giúp
cho việc quản trị thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Nhờ đó doanh
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
6

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng đắn vào thời điểm nhạy cảm nhất.
Điều này giúp cho logistics thực sự trở thành một công cụ cạnh tranh lợi hại của
doanh nghiệp.
Kênh phân phối truyền thống cần tới các trung gian thương mại (bán buôn
bán lẻ,đại lý,nhà phân phối ) để hỗ trợ cho dòng hàng hóa thông suốt từ tay người
tiêu dùng cuối cùng.Các trung gian này làm nhiệm vụ điều hòa dòng hàng hóa và
dịch vụ,lấp đầy khoảng cách về không gian ,thời gian giữ hai bên sản xuất và tiêu
dùng.Các thành viên trong kênh đảm nhiệm một hoặc một số chức năng cơ bản
như:nghiên cứu thị trường;giao tiếp xúc tiến;thương lượng;phân phối vật
chất;cân đối,sắp xếp,phân loại và hoàn thiện hàng hóa ;thiết lập các mối quan
hệ;tài trợ và chia sẻ rủi ro
Tất cả các nhóm khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn,yêu cầu đơn hàng
phải được đáp ứng nhanh hơn,cùng với độ tin cậy lớn hơn.Với TMĐT hiệu suất
giao dịch cao thông qua sự tích hợp liền mạch giữa dòng sản phẩm và dòng
thông tin nội bộ và ngoại bộ.
TMĐT giúp cho doanh nghiệp và khách hàng theo dõi sát sao sự chuyển
động của dòng sản phẩm và thông tin trong toàn bộ chuỗi cung ứng,khách hàng
có cơ hội tự kiểm tra mức dự trữ và nắm rõ tình hình thực hiện đơn hàng của đơn
vị cung ứng
1.5.2 Áp dụng TMĐT trong các hoạt động Logistics
1.5.2.1 TMĐT trong Logistics đầu vào
Bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến việc mua và dự trữ,bảo quản hàng
hóa/nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất-kinh doanh của doanh
nghiệp.Bộ phận này phải được tích hợp và tương tác với các nhà cung ứng thông
qua mạng ngoại bộ và các phần mềm của các nghiệp vụ mua hàng và quản lý
nguồn cung ứng(SRM)
Logistics mua vào:logistics mua vào thay đổi tùy thuộc đặc điểm mặt
hàng,quy mô,chi phí,tình huống thị trường và tính phức tạp của hoạt động mua
hàng trong từng doanh nghiệp .các công ty thương mại(bán buôn,bán lẻ)thì

logistics chiếm vị trí rất quan trọng trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh,doanh
số và thị phần nhìn tổng thể logistics có đóng góp cho doanh nghiệp như sau:
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
7
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
- Tạo nguồn lực ban đầu để triển khai toàn bộ hệ thống logistics một cách
liên tục và hiệu quả,đảm bảo bổ sung dự trữ kịp thời với cơ cấu hợp lý và chất
lượng cạnh tranh.Trên cơ sở đó thỏa mãn tốt nhất nhu cầu sản xuất và đáp ứng
dich vụ khách hàng,đặc biệt về mặt hàng và thời gian.
- Tạo điều kiện giảm chi phí,tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp:Trong đó nổi
bật có hai yếu tố tác động đến chi phí mua hàng là nguyên lý đòn bẩy và hiệu quả
thu hồi vốn
* Tác động của TMĐT đến logistics mua hàng:
Máy tính và mạng thông tin toàn cầu đã tạo nên những thay đổi lớn lao
trong thế giới kinh doanh.Trong đó,mua hàng là một trong những quá trình kinh
doanh đã ghiên cứu về các nhà cung cấp và hàng hóa cần mua trên mạng
internet.Bên cạnh đó doanh nghiệp còn khai thác mô hình TMĐT phức tạp hơn
trong mua bán hàng hóa như mô hình B2B,B2C,C2C… cho phép người mua và
người bán trực tiếp kiểm tra khối lượng dự trữ,thương lượng giá cả ,thanh toán
,đặt hàng và kiểm tra hành trình của lô hàng đã mua.Các loại hàng cần mua như
nhóm hàng chiến thuật,nhóm hàng đòn bẩy,nhóm hàng then chốt,,nhóm hàng
chiến lược
- Lợi ích của mua hàng trực tuyến ;
+ Giảm chi phí tác nghiệp
+ Giảm giá mua
+ Đáp ứng đúng thời điểm cần mua
Quản tri dự trữ hàng:Ứng dụng CNTT trong TMĐT có thể giúp giảm quy
mô dự trữ trong doanh nghiệp nhờ khả năng dự báo nhu cầu chính xác hơn và
nhờ khả năng giao tiếp với khách hàng nhanh chóng hơn.Dự trữ xuất hiện ở rất
nhiều điểm khác nhau trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp,dự trữ cung

cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng đầy đủ nhanh chóng,đáp ứng dịch vụ
cao cho khách hàng.Mặt khác,dự trữ giúp giảm chi phí vì nó giúp duy trì sản xuất
ổn định năng suất cao,tiết kiệm trong khi mua và vận chuyển.,thiếu hụt có thể
làm gián đoạn các hoạt động marketing và sản xuất,nhưng dự trữ thừa cũng gây
hậu quả nghiêm trọng như ứ đọng vốn,gia tăng chi phí.Để giải quyết vấn đề này
các nhà quản trị cần quản trị thông tin hiệu quả hơn.
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
8
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
• Các loại hình dự trữ trong kinh doanh
+ Theo vị trí của hàng hóa trên chuỗi cung ứng
+ Theo công dụng
+ Theo giới hạn của dự trữ
+ Theo thời điểm của dự trữ
Phải xác định được quy mô hàng dự trữ
1.5.2.2 TMĐT trong Logistics đầu ra;
Logistics đầu ra tiến hành sau khi hành vi trao đổi hàng hóa được cam
kết.Bán hàng là kết quả của hai hoạt động có mối quan hệ khăng khít với
nhau:hoạt động marketing và logistics.Các hoạt động marketing sẽ tạo ra thương
vụ,còn hoạt động logistics đầu ra là thực hiện thương vụ
Yêu cầu đối với logistics đầu ra là phải đảm bảo cung ứng kịp thời,nhanh
chóng,chính xác,với số lượng,chất lượng,cơ cấu hàng hóa phù hợp với nhu cầu
khách hàng và chi phí thấp.Qúa trình tích hợp giữa doanh nghiệp TMĐT với
nhà cung ứng và với khách hàng để đạt được mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng
của doanh nghiêp.Vì vậy logistics đầu ra trong TMĐT định nghĩa là’’ một bộ
phận của e-logistics bao gồm các hoạt động chức năng và quá trình được tích
hợp hiệu quả nhằm đs ảm bảo việc cung ứng tốt hàng hóa tới khách hàng kể từ
khi doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng’’
Logistics đầu ra đề cập đến một chuỗi các hoạt động đáp ứng khách hàng
thường bắt đầu bằng hoạt động xử lý đơn hàng và kết thúc bằng việc giao hàng

cho khách.Trong mỗi chu kỳ thực hiện như vậy doanh nghiệp có thể thực hiện và
cung cấp nhiều dịch vụ logistics trọn gói hoặc đơn lẻ cho khách hàng.Logistics đầu
ra được coi là một trong những cách thức nhờ đó công ty có khả năng phân biệt
được sản phẩm,duy trì sự trung thành của khách hàng,tăng doanh thu và lợi nhuận.
Mục tiêu của logistics đầu ra:phát triển doanh số trên cơ sở tối ưu hóa trình
độ dịch vụ khách hàng,có nghĩa là phải đảm bảo mức độ chất lượng dịch vụ
khách hàng có thể đem lại lợi nhuận cao nhất.Để đạt mục tiêu này cần xem xét 2
khía cạnh:
+ Chất lượng dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng
+ Chi phí để đáp ứng được mức chất lượng dịch vụ đó
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
9
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
Kết quả bán hàng chịu ảnh hưởng bởi trình độ cung cấp dịch vụ logistics
cho khách hàng.Mối quan hệ giữa trình độ dịch vụ khách hàng với doanh thu,chi
phí và lợi nhuận,nếu như không có chất lượng dịch vụ hoặc chất lượng dịch vụ
thấp thì doanh thu sẽ cực thấp ngược lại mức hoàn hảo của dịch vụ càng cao thi
doanh thu càng thấp
• Các tác động tới dịch vụ khách hàng;
-Sự sẵn có của hàng hóa tại các địa điểm bán và nơi cung cấp là một cách
thức để đánh giá khả năng đáp ứng những mong đợi của khách hàng trong quá
trình vận hành các hoạt động e-logistics. Tính sẵn có được đánh giá theo 3 chỉ
tiêu sau:
Tỷ lệ phần trăm chính xác thông tin hàng hóa có mặt tại kho ở một thời
điểm. Tỷ lệ hàng hóa trong kho cho biết số đơn vị hàng hóa dự trữ dự tính trong
kho tại một thời điểm để sẵn sàng cung cấp cho khách hàng. Nếu một công ty
đặt mục tiêu dự trữ 100 sản phẩm trong kho và kiểm tra tại thời điểm bắt đầu
ngày hoạt động có 95 sản phẩm sẵn sàng giao cho khách hàng thì tỷ lệ sẵn sàng
hàng hóa trong kho là 95%. Tuy nhiên sự đánh giá sẽ chưa chính xác nếu kho tồn
trữ nhiều loại hàng và chúng được bán với nhu cầu khác biệt nhau. Do đó chỉ tiêu

tiếp theo được sử dụng là tỷ lệ hoàn thành đơn hàng
Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng đo lường số lượng hàng hóa đã thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng theo tỷ lệ % và cơ cấu mặt hàng đã đặt. Tỷ lệ hoàn thành
đơn đặt hàng cần dựa trên cơ sở đơn đặt hàng ban đầu của khách hàng trước khi
có bất cứ sự thay thế, huỷ bỏ hay sửa đổi nào khác trong đơn đặt hàng. Khi có rất
nhiều công ty tiến hành đàm phán những thay đổi trong đơn đặt hàng cho thích
hợp hoặc đàm phán về những thay đổi với khách hàng nhằm giảm lượng dự trữ
trong kho, thì việc đánh giá tỷ lệ hoàn thành đơn đặt hàng được tính dựa trên khả
năng của công ty trong việc đáp ứng đơn đặt hàng ban đầu của khách hàng.
Tỷ lệ phần trăm những đơn đặt hàng đã được thực hiện đầy đủ và giao cho
khách là chỉ tiêu đánh giá chính xác nhất về lượng hàng sẵn có để phục vụ khách
hàng. Theo đó, các đơn hàng đã hoàn thành đầy đủ dùng để đánh giá mức độ thư-
ờng xuyên hoặc số lần mà một hãng cung ứng đủ 100% các mặt hàng mà khách
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
10
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
hàng đã đặt. Số lượng đơn đặt hàng đã hoàn thành loại này là một cách đánh giá
chuẩn về sự hoàn hảo của bất cứ hoạt động phân phối vật chất nào.
-Khả năng cung ứng dịch vụ: Khả năng cung ứng dịch vụ liên quan tới mức
độ, tính chắc chắn và sự linh hoạt trong việc hoàn thành các đơn đặt hàng của
một công ty. Nói cách khác là khả năng cung ứng dịch vụ thể hiện chủ yếu qua
mức độ thực hiên đơn hàng của công ty. Các hoạt động tạo nên một vòng quay
đơn đặt hàng điển hình bao gồm: Tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng của khách,
chấp nhận thanh toán, chuẩn bị sẵn sàng hàng hoá, vận chuyển, làm vận đơn và
giao hàng
Các chỉ tiêu: tốc độ, sự phù hợp và tính linh hoạt của các hoạt động phục vụ
khách hàng này có liên quan trực tiếp đến toàn bộ cơ cấu vòng quay đơn đặt hàng
cũng là các chỉ tiêu thể hiện khả năng cung ứng dịch vụ
Sự chính xác của vòng quay đơn đặt hàng, còn gọi là độ ổn định thời gian
giao hàng. Chỉ tiêu sự chính xác của vòng quay đơn hàng thường để đánh giá

khoảng thời gian của một vòng quay đơn đặt hàng vượt quá khoảng thời gian cho
phép hoặc mong đợi. Khi đánh giá khả năng cung ứng dịch vụ khách hàng, đôi
khi chỉ tiêu được coi là quan trọng hơn chỉ tiêu thời gian cung ứng, bởi lẽ trong
điều kiện cung ứng hiện đại, các phương thức cung ứng đòi hỏi sự tồn trữ là nhỏ
nhất trong điều kiện có thể nên thời gian cần chính xác để đáp ứng tốt các yêu
cầu kinh doanh nhưng giảm thiểu được chi phí dự trữ.
Tính linh hoạt :Trong TMĐT khả năng của một công ty trong việc điều phối
các nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ đặc biệt của khách hàng. Trong
các hoạt động phân phối sự linh hoạt có thể giúp khắc phục sự thất bại trong
cung ứng dịch vụ hoặc có thể là cách thức hay được dùng để thỏa mãn tốt hơn
những đòi hỏi đặc biệt nào đó của khách hàng. Ví dụ khi xuất một mặt hàng quan
trọng nhằm phục vụ cho một khách hàng quan trọng, công ty có thể năng động sử
dụng phương tiện vận chuyển có tốc độ cao. Với khả năng hoạt động linh hoạt
như vậy những thất bại trong cung ứng dịch vụ có thể được hạn chế.
-Độ tin cậy dịch vụ: Độ tin cậy dịch vụ hay chất lượng phục vụ đề cập tới
khả năng của một công ty thực hiện hoàn hảo các hoạt động đáp ứng đơn đặt
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
hàng theo nhận thức của khách hàng.Thông tin chính xác hơn,mức độ tin cậy của
khách hàng cao hơn,từ đó làm gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng
*Mô hình đầu ra trong TMĐT có thể đáp ứng theo hai mô hình
-Mô hình logistics đáp ứng đơn hàng truyền thống
- Mô hình logistics đáp ứng đơn hàng trưc tuyến
*Quy trình xử lý đơn đặt hàng:khách hàng đặt hàng,tiếp nhận đơn hàng,xử
lý đơn hàng,thực hiện đơn hàng,báo cáo về thực hiện đơn hàng,
1.5.3 Những điều kiện để áp dụng TMĐT trong các hoạt động Logistics ;
- Hạ tầng công nghệ thông tin:TMĐT là hệ quả tất yếu của sự phát triển kĩ
thuật số hóa và công nghệ thông tin.Hạ tầng CNTT trong doanh nghiệp phải
được đầu tư và thiết kế sao cho phù hợp với cơ cấu tái cấu trúc đó,hạ tầng CNTT

bao gồm những bộ phận như phần cứng,mạng truyền thông,cơ sở dữ liệu phần
mềm ngoài những bộ phận trên chưa thể áp dụng TMĐT cần phải có hệ thống
quản trị quan hệ khách hàng(CRM),hệ thống thông tin logistics(LIS),hệ thống
quản trị quan hệ cung ứng (SRM),hệ thống quản trị giao dịch
- Nguồn nhân lực.bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh về mặt hàng nào thì
nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng.Theo đánh giá của Bộ Thương
mại, hiện các giao dịch bằng TMĐT đã trở nên khá phổ biến, những hình thức
kinh doanh mới trên các phương tiện điện tử liên tục xuất hiện, nhất là dịch vụ
kinh doanh nội dung số. Đặc biệt, loại hình giao dịch TMĐT doanh nghiệp với
doanh nghiệp (B2B) rất khởi sắc. 92% doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó
kết nối băng thông rộng ADSI lên tới 81%. Hiệu quả ứng dụng TMĐT trong năm
2006 tăng lên rõ rệt trên nhiều tiêu chí: Thu hút khách hàng mới, từ 2,9 điểm
năm 2005 lên 3,3 điểm (điểm 4 là cao nhất), tăng doanh số từ 1,94 lên 2,25 điểm,
tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, từ 1,9 lên 2,78 điểm
1

vậy để áp dụng TMĐT trong hoạt động logistics thành công thì nguồn nhân lực
được đào tạo chuyên sâu là rất quan trọng,hiện nay có một số trường đại học đào
về TMĐT như đại học Thương Mại,Ngoại thương…
1
:Nguồn từ bộ thương mại năm 2007
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
12
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG E-LOGISTICS TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HOÀNG MAI
2.1 Phương pháp nghiên cứu:
2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.1.2.1. Phương pháp điều tra dữ liệu thứ cấp
Thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các thông tin trên báo
chí, truyền hình, internet (website của công ty và các website có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu),
Qua hệ thống các website của công ty: thông tin về doanh nghiệp, các dịch
vụ e-logistics mới được đưa ra
Qua các báo cáo, bài báo, đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực
e-logistics về các yếu tố ảnh hưởng, mức độ phát triển của các công cụ TTĐT…
trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay.
2.1.2.2. Phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra trắc nghiệm hiện trường thông qua các phiếu điều tra
và bảng câu hỏi.
Nội dung: Tình hình quy trình hoạt động của e-logistics tại công ty cổ phần
thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
Cách tiến hành: Các phiếu điều tra được gửi cho bộ phận logistics và lãnh
đạo công ty. Sau đó, các phiếu điều tra được tổng hợp lại, xử lý và đưa vào cơ sở
dữ liệu của phần mềm xử lý phân tích.
Ưu điểm: Nhanh chóng, tiện lợi và tính hiệu quả cao.
Nhược điểm: Câu trả lời có thể không hoàn toàn chính xác hoặc bị bỏ qua.
Mục đích áp dụng: Giúp thu thập thông tin một cách nhanh chóng, tiết
kiệm và xử lý một cách chính xác để có thể đưa ra những đánh giá và kết quả
chuẩn xác.
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
13
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
Số lượng phiếu điều tra phát ra: 6 phiếu.
Số phiếu phiếu điều tra thu về: 6 phiếu.
2.1.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Phân tích, tổng hợp các dữ liệu thu thập được thông qua các câu hỏi phỏng
vấn chuyên sâu,đánh giá những giữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra

phỏng vấn
Sử dụng phần mềm excel là phần mềm sử dụng để xử lý thông tin dữ liệu
sơ cấp
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của
nhân tố môi trường đến hoạt động e-logistics tại công ty cổ phần thiết
bị công nghiệp Hoàng Mai
2.2.1 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
2.2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103016497 do Sở
kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HOÀNG MAI
Tên giao dịch: HOANG MAI INDUSTRIAL EQUIMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: HOANGMAI EQ.JSC
Địa chỉ : 30 Ngách 19/9 phố Kim Đồng - Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại : 04.39366710 – 04. 39367154
Fax : 04. 38248768
Email :
Website : www.hoangmaijsc.com .
Năm 2006, cùng với sự phát triển về kinh tế và sự mở cửa với thế giới bên
ngoài của Việt Nam, các sản phẩm máy may của các hãng nổi tiếng trên thế giới
đã xuất hiện tại Việt Nam. Tại Việt Nam cũng có rất nhiều công ty kinh doanh
trong lĩnh vưc máy móc và thiết bị ngành may.
Đến đầu năm 2007, nhận thấy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam và
nắm bắt được nhu cầu của khách hàng trong nước, các cổ đông đã thành lập
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
14
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
Công ty cổ phần Thiết bị Công nghiệp Hoàng Mai đặt trụ sở tại số 23 Bà Triệu
-Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Ngay trong năm đầu hoạt động, Công ty đã thiết lập được mạng lưới phân

phối trên toàn miền Bắc với tồng số khoảng 20 đại lý. Với thế mạnh về tài chính
cũng như năng lực làm việc của cán bộ nhân viên, Công ty đã thương lượng và
được chấp nhận làm đại diện phân phối của nhiều hãng máy may nổi tiếng trên
thế giới như hãng : JUKI,,MITSUYIN.
Năm 2008, công ty tiếp tục mở rộng thị trường vào miền trung và miền nam
đồng thời vẫn tập trung chú trọng thị trường miền bắc. Tại Hà Nội công ty đã mở
thêm một showroom trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại địa chỉ : số 89 Nguyễn
Văn Cừ - Long Biên – Hà Nội. Đây là một địa điểm rất thuận lợi nằm trên khu
phố “máy may” cùng với rất nhiêu công ty kinh doanh trong cùng lĩnh vực cũng
đặt tại đây như máy : Công ty máy Kaixuan, công ty TNHH Jack Cát Sơn, Công
ty TNHH Hiệp Hải, Công ty TNHH Vinh Lan… Showroom đã đánh dấu một
bước tiến vượt bậc của Công ty giúp cho bạn hàng biết đến công ty ngày càng
nhiều hơn.
Đến năm 2009, Công ty Hoàng Mai đã trở thành cái tên quen thuộc đối với
người tiêu dùng và khách hàng trên cả nước đặt biệt là thị trường miền Bắc.
Mặc dù là công ty trẻ nhưng chỉ sau gần 3 năm hoạt động, công ty đã đứng
vào hàng ngũ các doanh nghiệp hàng đầu, ngang hàng với những công ty cùng
lĩnh vực đã thành lập và hoạt động từ nhiều năm trước.
Hiện nay, bên cạnh quan điểm phát triển đa dạng các lĩnh vực kinh doanh
khác, công ty vẫn chú trọng các biện pháp phát triển và mở rộng thị trường máy
may công nghiệp để tăng cường khai thác tiềm năng của thị trường.
2.2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập từ khi thành lập
và định hướng phát triển năm 2011
*Tình hình hoạt động kinh doanh
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
15
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
Bảng 2.1:Doanh thu kinh doanh máy may công nghiệp chia
theo dòng sản phẩm của Công ty Hoàng Mai giai đoạn 2008 – 2010.
Đơn vị:VNĐ

Stt Mặt hàng kinh doanh Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng cộng
1
Máy may công nghiệp
1 kim
1,800,000 4,100,000 10,000,000 15,900,000
Đơn vị sản xuất 700,000 1,200,000 2,000,000 3,900,000
Trung gian bán hàng 900,000 2,200,000 6,500,000 9,600,000
Đơn vị dạy nghề 200,000 700,000 1,500,000 2,400,000
2 Máy vắt sổ 918,000 2,312,000 4,760,000 7,990,000
Đơn vị sản xuất 510,000 822,800 1,326,000 2,658,800
Trung gian bán hàng 255,000 1,156,000 2,788,000 4,199,000
Đơn vị dạy nghề 153,000 333,200 646,000 1,132,200
3 Máy đính cúc 760,000 1,840,000 3,240,000 5,840,000
Đơn vị sản xuất 360,000 720,000 1,200,000 2,280,000
Trung gian bán hàng 280,000 800,000 1,360,000 2,440,000
Đơn vị dạy nghề 120,000 320,000 680,000 1,120,000
4 Máy thùa khuy 1,150,000 3,000,000 4,800,000 8,950,000
Đơn vị sản xuất 650,000 1,150,000 1,450,000 3,250,000
Trung gian bán hàng 350,000 1,200,000 2,200,000 3,750,000
Đơn vị dạy nghề 150,000 650,000 1,150,000 1,950,000
5 Máy di bọ 880,000 2,200,000 5,027,000 8,107,000
Đơn vị sản xuất 462,000 968,000 1,705,000 3,135,000
Trung gian bán hàng 286,000 770,000 2,222,000 3,278,000
Đơn vị dạy nghề 132,000 462,000 1,100,000 1,694,000
6
Các loại máy và thiết bị
khác
1,857,120 2,630,920 5,091,604 9,579,644
Đơn vị sản xuất 1,021,416 1,160,700 1,624,980 3,807,096
Trung gian bán hàng 649,992 889,870 2,089,260 3,629,122

Đơn vị dạy nghề 185,712 580,350 1,377,364 2,143,426
(Nguồn: Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp Hoàng Mai(2008 - 2010)

GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
16
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
Dựa vào các chỉ tiêu trên, có thể thấy doanh thu máy công nghiệp đã liên
tục tăng trong các năm từ 2008 - 2010, nếu như năm 2008, doanh thu tiêu thụ
máy may mới đạt 7365 triệu đồng thì đến năm 2009 con số này là 16082 triệu
đồng, gấp hơn 2 lần doanh thu của năm 2008 và năm 2010 là 329180 triệu đồng,
cũng gấp hơn 2 lần năm 2009. Tức là từ năm 2008 đến năm 2010 doanh thu của
Công ty đã tăng gấp hơn 4 lần.
Bảng 2.2:Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2008 đến năm 2010
TT Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tổng tài sản
30.023.720.515
41.003.225.089 1.255.405.717
2 Tổng nợ phải trả
15.628.371.210
21.034.614.649 32.997.037.355
3 Vốn lưu động
20.170.159.550
26.170.055.097 38.219.820.189
4 Doanh thu
34.097.685.036
45.109.136.336
51.130.963.603
5 Lợi nhuận trước thuế
2.764.468.209
4.185.492.724 5.022.591.268

6 Lợi nhuận sau thuế
1.537.638.490
3.139.119.543 4.766.943.451
(Nguồn: Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp Hoàng Mai(2008 - 2010)
Mức tăng trưởng năm 2010 so với năm 2009 là 13,35% và năm 2009 so
với năm 2008 là 32,3% .Mức tăng trưởng này thể hiện sự phát triển đi lên của
doanh nghiệp nhưng mức tăng trưởng năm sau chậm hơn năm trước do tình hình
biến động của thị trường,làm tăng chi phí đầu vào.Lợi nhuận sau thuế của công
ty trong các năm lần lượt là 51,85% so với năm 2009 và 86% so với năm 2008
2.2.2 Những ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên ngoài và bên trong
đến việc áp dụng TMĐT trong hoạt động Logistics tại công ty cổ phần thiết bị
công nghiệp Hoàng Mai
2.2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến logistics TMĐT của
doanh nghiệp
a/ Ảnh hưởng từ đối thủ cạnh tranh:hiện nay công ty chịu sự cạnh tranh của
rất nhiều doanh nghiệp trong ngành máy may công nghiệp như,công ty Tân Á
Châu,công ty Vinh Quang…….
b/ Ảnh hưởng từ hệ thống pháp luật TMDT.Pháp luật giúp cho môi trường
kinh doanh trở nên công bằng và hiệu quả hơn
c/ Yếu tố kinh tế:bối cảnh tình hình kinh tế trong những năm gần đây gặp
nhiều biến động,ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
17
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
d/ Yếu tố văn hóa,thị hiếu người tiêu dùng:Thói quen tiêu dùng ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của DN TMĐT.Hiện nay khách hàng vẫn
chủ yếu mua hàng theo kiểu truyền thống,vì vậy để thay đổi thói quen đó DN cần
đầu tư sao cho hợp lý đảm bảo chất lượng dịch vụ.
2.2.2.2 Những nhân tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến e-Logistics
của doanh nghiệp

Các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng khá lớn đến việc
cung ứng e-Logistics :Yếu tố về nhân sự,tài chính,cơ sở hạ tầng,kinh nghiệm
kinh doanh…
Hiện nay đối với công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai yếu
tố về cơ sở hạ tầng ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng logistics TMĐT vào
doanh nghiệp:
Hệ thống phần mềm chưa đạt hiệu quả hoạt động ở mức bình thường,hệ
thống kho bãi vẫn chủ yếu mang hình thức kho hàng truyền thống.Các sản phẩm
mà doanh nghiệp phân phối khó khăn trong việc ứng dụng TMĐT
a/ Yếu tố nguồn nhân lực của doanh nghiệp:đây là yếu tố khó khăn đối với
hầu hết các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT,nguồn nhân lực ở đây đòi hỏi phải có
trình độ chuyên môn cả về kiến thức quản trị kinh tế và công nghệ.Một doanh
nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi đội ngũ nhân viên có trình độ cao.Có đội ngũ
nhân viên am hiểu về cách thức quản trị và đáp ứng nhu cầu về CNTT
b/ Vấn đề tài chính: bất kỳ một kế hoạch kinh doanh nào thì cũng cần đầu tư
nguồn lực tài chính.Một dự án muốn phát triển thì đòi hỏi phải có đầu tư ban
đầu,đôi khi có những dự án bán đầu chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao.Một thời
gian đi vào hoạt động đem lại nguồn lợi khổng lồ cho DN
c/ Cơ sở hạ tầng: Yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh đặc biệt đối với TMĐT
thì chú trọng nhiều đến kho bãi,phương tiện vận chuyển,hệ thống máy tính
2.2.3 Thực trạng e-Logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
2.2.3.1 Nguồn lực E-logistics
a/ Nguồn nhân lực:Hiện nay công ty đang chuyển hướng đầu tư phát triển
kinh doanh TMĐT vì vậy rất cần nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.Công ty
đang lên kế hoạch để tuyển những sinh viên năm cuối của các trường đại học
trong lĩnh vực TMĐT.Công ty giành thời gian cho nhân viên có những buổi giao
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
18
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học thương mại
lưu với các công ty trong lĩnh vực TMĐT.

Bên cạnh đó công ty cũng phát triển đội ngũ các nhân viên trong công ty,
tạo điều kiện cho nhân viên phát triển và ứng dụng hình thức kinh doanh
mới.Việc đầu tư vào nguồn nhân lực của công ty vẫn chỉ ở mức ban đầu,ngoài ra
công ty có trang bị tất cả các máy tính để bàn cho nhân viên trong công ty.Riêng
bộ phận test hệ thống mỗi người được trang bị 2 màn hình máy tính, các nhân
viên tự trang bị cho mình latop tiện trong công viêc
b/Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
- Số máy tính:15 chiếc
- Các phần mềm ứng dụng:
+ Phòng kế toán :Phần mềm kế toán ACS và phần mềm FAST
+ Phòng kinh doanh: Phần mềm FAST
Công ty đang triển khai ứng dụng phần mềm CRM để nâng cao hiệu quả
chăm sóc khách hàng,phần mềm ERP quản lý nguồn lực doanh nghiệp
Website công ty:www.hoangmaijsc.com được xây dựng lần đầu vào năm
2008 với tính năng chủ yếu là đưa thông tin sản phẩm và giới thiệu doanh nghiệp
và liên hệ.Công ty đảm nhận việc thiết kế và quản trị là Meno
Hình:2.1 web site công ty
Mặt hàng trên website là những sản phẩm máy khâu công nghiệp như máy
một kim,máy vắt sổ v v.v…
GVHD:TS Nguyễn Thông Thái SVTH:Nguyễn Khắc Tuấn
19

×