Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Honda lock Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 71 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU iii
LỜI MỞ ĐẦU iv
KẾT LUẬN vi
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
i
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BH: Bán hàng
DV: Dịch vụ
GTGT: Giá trị gia tăng
HĐ: Hóa đơn
HTK: Hàng tồn kho
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TK: Tài khoản
Thuế XNK: Thuế xuất nhập khẩu
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ: Tài sản cố định
UBND: Ủy ban nhân dân
USD: Đô la Mỹ
VNĐ: Việt Nam Đồng
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
ii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU iii
LỜI MỞ ĐẦU iv


LỜI MỞ ĐẦU iv
KẾT LUẬN vi
KẾT LUẬN vi
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
iii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh về kinh tế là điều không thể tránh khỏi.
Bởi vậy mới có câu: “Thương trường là chiến trường, mỗi doanh nhân là một chiến
sỹ”. Chính vì lẽ đó, bất kỳ doanh nghiệp nào một khi đã tham gia vào thị trường đều
phải tìm con đường xây dựng cho mình một chỗ đứng thật vững chắc.
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được
điều đó. Thật vậy, tiêu thụ là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh
nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tiêu thụ không những là mấu chốt quyết định
sự tăng trưởng mà còn quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ
khi công tác tiêu thụ được thực hiện tốt, thì khi đó doanh nghiệp mới thu hồi vốn
nhanh, có điều kiện để tái sản xuất, tăng nguồn tích lũy cho bản thân và xã hội.
Ngược lại, nếu không thực hiện tốt khâu này doanh nghiệp sẽ khó quản lý quá trình
bán hàng, không thúc đẩy được lượng hàng hoá bán ra, dẫn đến vòng quay vốn bị
chậm trễ, hiệu quả thấp, không có lãi thậm chí thua lỗ. Có thể khẳng định được rằng
một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả phải là một doanh nghiệp giải quyết tốt
khâu tiêu thụ sản phẩm và ngày càng mở rộng thị trường.
Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển, vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là
làm sao phải tổ chức thật tốt công tác tiêu thụ, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu. Để làm
được điều đó, công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán xác định kết quả
bán hàng nói riêng được coi là một công cụ đắc lực không thể thiếu. Thông qua công
tác kế toán, doanh nghiệp sẽ biết được thị trường nào, mặt hàng nào kinh doanh có
hiệu quả nhất. Việc tổ chức công tác bán hàng và hạch toán xác định kết quả bán
hàng tốt sẽ cung cấp cho nhà quản trị những thông tin chuẩn xác, đầy đủ để đưa ra

quyết định đúng đắn nhằm đạt mục tiêu mong muốn.
Công ty TNHH Honda lock Việt Nam là một doanh nghiệp mới thành lập, hiện
nay doanh nghiệp đang phải đương đầu với nhiều khó khăn, luôn phải đối diện với
một môi trường kinh doanh biến đổi, có nhiều rủi ro và áp lực cạnh tranh mạnh mẽ,
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
iv
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
vì vậy cần thiết phải có biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức công tác bán hàng cũng
như kế toán xác định kết quả bán hàng.
Nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng trong các doanh nghiệp nói chung và tại Công ty TNHH Honda lock Việt Nam nói
riêng, với kiến thức lý luận được trang bị ở trường kết hợp với quá trình thực tập thực tế
tại Công ty, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hạch toán tiêu thụ và xác định
kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Honda lock Việt Nam”.
Với đề tài này, em mong muốn củng cố những kiến thức lý luận mà em đã học,
phân tích giải quyết các vấn đề quản lý kinh tế tài chính, kế toán ở Công ty để từ đó
tìm ra những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định
kết quả bán hàng tại Công ty.
Đề tài được trình bày với kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CTY TNHH HONDA LOCK
VIỆT NAM
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CTY
TNHH HONDA LOCK VIỆT NAM
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH
TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CTY TNHH HONDA LOCK VIỆT NAM
Trong quá trình thực tập, em đã được sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình của Thầy
giáo Phạm Xuân Kiên cùng với các cán bộ trong phòng kế toán của Công ty. Tuy
nhiên, do còn nhiều hạn chế về lý luận cũng như thời gian thực tế chưa nhiều nên bài

viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý tận tình và
sự giúp đỡ của các thầy cô và các cán bộ kế toán tại Công ty để bài viết được tốt
hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
2011
Sinh viên thực hiện
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
v
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Chu Thị Thu Hằng
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
vi
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH
HONDA LOCK VIỆT NAM
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Honda lock
Việt Nam
Công ty TNHH Honda lock Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Luật
Đầu tư số 59/2005/QH11, Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 do Quốc hội nước
Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đầu tư,
luật doanh nghiệp, được UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng
thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 62043000059 chứng nhận lần 1 ngày
24 tháng 01 năm 2007 với các đặc trưng sau:
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH HONDA LOCK VIỆT NAM
Tên giao dịch quốc tế: HONDA LOCK VIETNAM CO., LTD.
Tên giao dịch viết tắt: HLV CO., LTD
Trụ sở công ty: Khu công nghiệp Đồng Văn II, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam,
Việt Nam.
Điện thoại: 0351.6262040/ Fax: 0351.6262042

Mã số thuế: 0700269366
Vốn điều lệ: 29.732.400.000 (hai mươi chín tỷ, bảy trăm ba mươi hai triệu,
bốn trăm nghìn đồng), tương đương với 1.800.000 USD (một triệu, tám trăm nghìn
Đô la Mỹ) được nhà đầu tư cam kết góp đủ trong vòng 12 (mười hai) tháng kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Công ty mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Hà Nam – phòng giao dich Đồng Văn.
Công ty TNHH Honda lock Việt Nam được đầu tư bởi công ty TNHH Honda
lock MFG (Nhật Bản). Để mở rộng đầu tư phát triển thị trường tại khu vực Châu Á
công ty TNHH Honda lock MFG (Nhật Bản) đã thực hiện đăng ký thành lập doanh
nghiệp và thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Từ năm 1962 tới nay, Hệ thống Honda lock phát triển khá nhanh và mạnh,
xuất hiện hầu khắp trên thị trường thế giới mà thương hiệu Honda (Nhật Bản) có
mặt.
Với gần 50 năm kinh nghiệm, công ty luôn làm hài lòng khách hàng với chất
lượng sản phẩm tốt và tính cạnh tranh cao. Công ty luôn xác định niềm tin của
khách hàng là trên hết và vấn đề giữ vững thị trường là vấn đề sống còn đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Chính vì vậy, công ty luôn nỗ lực không
ngừng đẩy mạnh việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm bộ ổ khóa và chi tiết cho
máy công nghiệp và tiêu dùng sang những thị trường mới để ngày càng mở rộng
hơn nữa mối quan hệ hợp tác với nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Hiện tại, Công ty TNHH Honda lock Việt Nam chỉ thực hiện các hoạt động
thương mại. Với sự phát triển nền kinh tế và sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ
công nhân viên trong công ty, Honda Lock việt Nam đang từng bước hoàn thiện kế
hoạch đầu tư máy móc nhà xưởng để nhanh chóng đi vào thực hiện dự án sản xuất
bộ ổ khóa xe và các thiết bị chi thết cho máy công nghiệp và tiêu dùng tại Việt
Nam.

Với mục tiêu Công ty luôn mong muốn đem đến cho khách hàng những sản
phẩm có chất lượng tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất.
1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức SXKD của công ty TNHH Honda
lock Việt Nam
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Hiện nay, chức năng chủ yếu của Công ty là buôn bán và là nhà phân phối các
sản phẩm chìa khóa, cả bộ ổ khóa dùng cho các phương tiện vận tải mang thương hiệu
Honda. Mặt khác Công ty cũng không ngừng nghiên cứu, nắm bắt những nhu cầu mới
nảy sinh trên thị trường và tìm cách thỏa mãn những nhu cầu đó.
Đi đôi với những chức năng như vậy C«ng ty TNHH Honda Lock viÖt Nam có
những nhiệm vụ như sau:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Xây dựng các phương án kinh doanh, phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến
lược của Công ty.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, xác định thị trường có nhu cầu.
- Tổ chức nghiên cứu sản phẩm, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, không ngừng
nâng cao chất lượng cho phù hợp với thị trường.
- Thực hiện chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật
chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
- Mở sổ sách kế toán, ghi chép sổ sách theo quy định của pháp lệnh thống kê kế
toán và chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế, tài chính.
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Honda Lock việt Nam là doanh nghiệp được thành lập với
mục tiêu là đầu tư vào Việt Nam - tận dụng nguồn nhân lực dồi dào và môi trường
kinh tế thuận lợi tạo ra các sản phẩm, chi tiết máy phục vụ cho công nghiệp và tiêu

dùng với mức giá phổ cập hơn.
* Theo nội dung đăng kí kinh doanh các ngành nghề kinh doanh của công ty
bao gồm:
1. Mã ngành 22: Sản xuất sản phẩm cao su và plastic.
2. Mã ngành 25: Sản xuất sản phẩm kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị).
3. Mã ngành 26: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang
học.
4. Mã ngành 27: Sản xuất thiết bị điện.
5. Mã ngành 28: Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu.
* Dự án đầu tư của Công ty TNHH Honda Lock Việt Nam có nội dung như sau:
- Sản xuất và bán các loại linh kiện bộ phận, chi tiết dùng cho các loại động
cơ, phương tiện vận tải và trang thiết bị ngành nông nghiệp.
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Sản xuất và bán các loại chìa khóa và bộ ổ khóa dùng cho các tòa nhà,
phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ, trang thiết bị nội thất.
- Sản xuất và bán các loại máy móc, thiết bị điều khiển, thiết bị đo lường.
Quy mô dự án:
- Các loại linh kiện, bộ phận, chi tiết, chìa khóa và bộ ổ khóa, máy móc thiết bị
cho mục đích công nghiệp và tiêu dùng với sản lượng: 4.423.000 sản phẩm/ năm.
- Tổng vốn đầu tư: 75.090.828.000 VND (Bảy mươi lăm tỷ chín mươi triệu
tám trăm hai mươi tám đồng) tương đương: 4.546.000 USD (Bốn triệu năm trăm
bốn mươi sáu nghìn đô la Mỹ)
Trong đó, vốn góp để thực hiện dự án là: 29.732.400.000 (hai mươi chín tỷ,
bảy trăm ba mươi hai triệu, bốn trăm nghìn đồng), tương đương với 1.800.000 USD
(một triệu, tám trăm nghìn Đô la Mỹ) được nhà đầu tư cam kết góp đủ trong vòng
12 (mười hai) tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Công ty TNHH Honda Lock Việt Nam được hưởng ưu đãi như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Thuế suất 15% trong thời hạn 12 năm kể từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt
động kinh doanh doanh nghiệp.
+ Được miễn thuế thu nhập trong 03 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và
giảm 50% số thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo.
Thuế XNK:
+ Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng
hóa theo quy định tại luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày
14/6/2005 và nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 06/12/2005 của chính phủ quy
định chi tiết thi hành luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Ngoài ra Công ty được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề đối với lao động địa
phương là 300.000 đồng/người.
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.2.3. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh của công ty
Hiện tại, Công ty TNHH Honda lock Việt Nam chỉ thực hiện các hoạt động
thương mại. Bao gồm công ty sẽ nhập khẩu hàng hoá (các loại khoá của xe Honda)
từ các nhà máy từ Honda lock Indonesia, Honda lock Quang Dong (Trung Quốc),
Honda lock Thai… trong cùng hệ thống của Honda lock trong khu vực Châu á. Sau
đó tùy theo đơn đặt hàng được kí kết giữa Honda Việt Nam với Honda lock Việt
Nam công ty sẽ thực hiện giao bán hàng theo các đơn đặt hàng này. Công ty bán
hàng chủ yếu bằng phương thức bán hàng dựa trên hợp đồng đã ký kết với khách
hàng, công ty chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá đến nơi giao hàng cho khách
hàng.
Quy trình hoạt động SXKD của công ty như sau:
Công ty tiến hành nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Sau khi nhận được yêu
cầu mua hàng của Honda Việt Nam đặt mua, nhân viên phòng kinh doanh của công
ty có nhiệm vụ lập Hợp đồng mua bán (bao gồm các nội dung: tên hàng hoá,
phương thức thanh toán ), sau đó công ty fax cho khách hàng. Khi ký hợp đồng
với Honda Việt Nam, đến ngày giao hàng công ty vận chuyển hàng giao cho khách

hàng theo điều kiện ghi trong hợp đồng, có biên bản bàn giao kiểm nghiệm chất
lượng hàng hoá giữa 2 bên, khách hàng chấp nhận thanh toán, phòng kế toán tiến
hành ghi nhận doanh thu, viết HĐ GTGT. Giá bán thường là giá CNF (đã bao gồm
tiền hàng và phí vận chuyển). Chi phí vận chuyển trực tiếp do doanh nghiệp trả tuỳ
theo hợp đồng kinh tế và số lượng Honda Việt Nam yêu cầu.
Quy trình này có sự quản lý chặt chẽ từ khâu nhập hàng đến xuất hàng vận
chuyển giao cho khách hàng, được khái quát thành sơ đồ như sau:
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 1.1: Quy trình hoạt động SXKD
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Honda lock Việt
Nam
Bộ máy quản lý có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh
của công ty. Với mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau, quy mô thị trường kinh
doanh khác nhau thì cần xây dựng, tổ chức quản lý ở mỗi đơn vị, công ty khác nhau
sao cho phù hợp với lĩnh vực hoạt động tại công ty. Để thực hiện cho công tác quản
lý thuận lợi, công ty đã tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến. Các phòng ban
chức năng đều chịu sự quản lý, giám sát của Tổng Giám Đốc.
Trong doanh nghiệp mọi hoạt động kinh doanh được đặt dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là các phòng ban, mỗi phòng
ban có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng đều liên quan chặt chẽ với nhau. Các phòng
ban bao gồm phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự, và phòng
quản lý dự án.
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
Đơn đặt hàng của
khách hàng
Đàm phán ký hợp
đồng
Nhập

khẩu
hàng
hóa
Vận chuyển hàng đến
cho khách hàng
Kho
công ty
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty có thể khái quát thành mô hình như sau:

Sơ đồ 1.2: Bộ máy tổ chức quản lý trong doanh nghiệp
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Honda lock MFG: là cơ quan quản lý cao nhất - Ban lãnh đạo chỉ đạo từ
Honda Lock MFG, mọi hoạt động sản kinh doanh sẽ được giám sát, quyết định bởi
công ty mẹ là Honda lock MFG.
-Tổng Giám đốc: là người đại diện của công ty trước Pháp luật, trực tiếp điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam và báo
cáo với Honda lock MFG.
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ giao dịch, tìm kiếm khách hàng nhà cung cấp
trên mạng, kí kết hợp đồng với nước ngoài, bố trí lịch giao - nhận hàng, chăm sóc
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
Honda lock MFG
Tổng Giám đốc Honda lock
Việt Nam
Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3
Phòng kinh
doanh
Phòng quản

lý dự án
Phòng kế
toán
Phòng hành
chính nhân sự
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
khách hàng. Phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ làm thủ tục nhập, xuất hàng với bên
hải quan, phí tàu thuyền vận chuyển, giấy tờ về kiểm dịch hàng hoá, kiểm tra lượng
hàng
- Phòng quản lý dự án: giám sát thi công lắp đạt tiến trình xây dựng nhà máy
cùng với các nhà thầu.
- Phòng hành chính nhân sự: Là cơ quan chuyên môn, có chức năng tham mưu,
giúp việc cho Tổng Giám đốc trong công tác tổ chức văn thư, bảo hiểm lao động và các
công tác hành chính khác, theo đúng pháp luật, đúng quy định của Nhà nước.
- Phòng kế toán: có nhiệm vụ lập và quản lý kế hoạch tài chính, tín dụng, phải
thường xuyên tổ chức thực hiện và kiểm tra các thông tin tài chính - kinh tế phát
sinh, ghi chép sổ sách và thực hiện đúng chế độ kế toán.
- Các tổ sản xuất: có nhiệm vụ chế biến sản phẩm, tổ chức sản xuất, đảm bảo
an toàn chất lượng sản phẩm của công ty. Nhưng trong giai đoạn này các tổ sản xuất
đang trong quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho dự án đi vào sản xuất của
công ty. Hiện tại công nhân làm việc ở mỗi tổ từ 5 đến 10 người, công việc chủ yếu
là vệ sinh máy móc, được đào tạo công nghệ và thực hiện sửa chữa hàng hoá bị lỗi,
hỏng trong phạm vi có thể thực hiện được.
Nhìn chung, mọi hoạt động trong Công ty đều có sự nhất quán từ trên xuống
dưới, các bộ phận hoạt động độc lập nhưng có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận
khác tạo thành một hệ thống.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty TNHH Honda
lock Việt Nam
Trong thời gian qua, cùng với sự khó khăn chung của thị trường, Công ty trong

giai đoạn mới thành lập cũng gặp phải nhiều khó khăn. Nhưng với sự lãnh đạo của
Tổng giám đốc và sự cố gắng của đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực phù hợp với
nhiệm vụ của mình, nhiệt tình trong công tác cùng với chiến lược kinh doanh có hiệu
quả, Công ty đã dần đi vào hoạt động ổn định và bước đầu đạt được những kết quả tốt
trong những năm vừa qua:
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây
Đơn vị tính: nghìn đồng.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 năm 2009
Tổng tài sản 40.307.700 117.609.031 167.299.910
Nguồn vốn chủ sở hữu 29.696.400 78.981.608 78.981.608
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 32.052.195 60.141.091 198.001.444
Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0
Doanh thu thuần về BH và c/c DV (10=01- 02) 32.052.195 60.141.091 198.001.444
Giá vốn hàng bán 30.622.795 55.551.476 164.639.834
Lợi nhuận gộp về BH và c/c DV (20=10-11) 1.429.400 4.589.615 33.361.610
Doanh thu hoạt động tài chính 897.560 1.316.448 498.305
Chi phí tài chính 1.125.621 1.267.635 6.195.105
Chi phí bán hàng 596.865 805.272 1.145.518
Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.722.566 2.667.122 19.983.549
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30=20+(21-22)-(24)}
-3.118.092 1.166.034 6.535.743
Thu nhập khác 11.540 822.468 39.151
Chi phí khác 8.570 9.360 666.967
Lợi nhuận khác (40=31-32) 2.970 813.108 -627.816
Tổng lợi nhuận kế toán trớc thuế (50=30+40) -3.115.122 1.979.142 5.907.927
Chi phí thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp(60=50-51-52)
-3.115.122 1.979.142 5.907.927
( Nguồn số liệu: Phòng kế toán)
Qua số liệu trên ta thấy:
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Năm 2007 do mới bước đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty chưa đi vào ổn định, kết quả kinh doanh cả
năm 2007 lỗ trên 3,1 tỷ đồng. Nhưng hiện nay tình hình kinh doanh của công ty
đang tốt dần lên và đi vào ổn định tạo ra lợi nhuận cho công ty và tăng dần từ năm
2008 đến nay và vẫn có xu hướng tăng. Lợi nhuận thuần năm 2009 công ty đạt trên
5,9 tỷ, tăng so với năm 2008 khoảng 3,9 tỷ (tương đương với 199%).
Đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả trên chính là ở hoạt động bán hàng
và cung cấp dịch vụ. Cụ thể là lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ năm 2009 tăng so với năm 2008 là 28,77 tỷ (tương đương 627%) và tăng so
với năm 2007 gần 32 tỷ (tương đương 2.234%). Do doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ năm 2009 tăng so với năm 2008 là 137,86 tỷ (tương đương 229%) và tăng
so với năm 2007 gần 166 tỷ (tương đương 518%) chứng tỏ hoạt động bán hàng và
cung cấp dịch vụ của công ty ngày càng tốt.
Bên cạnh đó, các khoản giảm trừ doanh thu không có, điều này chứng tỏ chất
lượng sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp đạt chất lượng tốt và được khách
hàng tín nhiệm. Công ty càng phải phát huy hơn nữa về mặt này.
Cùng với việc tăng doanh thu thì giá vốn hàng bán tăng nhanh qua các năm
cũng là điều tất nhiên. Nhưng với tỷ lệ tăng giá vốn của năm 2009 so với năm 2008
và 2007 lần lượt là 196% và 438% nhỏ hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu tương ứng
chứng tỏ công ty đã ngày càng kiểm soát tốt hơn được chi phí giá vốn.
Ngược lại, doanh thu tài chính của công ty năm 2009 lại giảm so với năm
2008 và năm 2007 lần lượt là 62% và 44%.

Trong khi đó chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp của công ty đều tăng và tăng mạnh nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp mới
mức độ tăng là 649% so với năm 2008 và 437% so với năm 2007. Điều này gây ảnh
hưởng không nhỏ tới chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Chỉ tiêu lợi nhuận khác của công ty thì chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ
kết quả kinh doanh chung của công ty, do các chỉ tiêu doanh thu khác và chi phí
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
khác ít phát sinh và thường phát sinh với giá trị nhỏ.
Như vậy qua số liệu về kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm đầu tiên
đi vào hoạt động ta thấy, doanh thu của công ty có tăng và thu nhập từ hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty tăng và đạt được lợi nhuận quá lớn là do trong giai
đoạn đầu triển khai dự án hoạt động của mình công ty được ưu đãi các loại thuế:
thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, mặt hàng kinh doanh
của công ty có thể coi như là mặt hàng độc quyền đối với thị trường sản xuất xe
máy Honda hiện nay. Dự kiến trong những năm tới khi dự án sản xuất đi vào hoạt
động và ổn định, tạo ra sản phẩm với mức giá phổ biến hơn hiện nay thì kết quả
kinh doanh của công ty sẽ không ngừng tăng cao.
1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Honda lock Việt
Nam
1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Tổ chức bộ máy kế toán khoa học và hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức
quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phát huy vai trò của kế toán là
một yêu cầu quan trọng. Để đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin một cách kịp thời
chính xác, đầy đủ, phát huy trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, bộ máy kế toán
của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Toàn bộ Công ty chỉ tổ
chức một bộ máy kế toán duy nhất thực hiện tất cả các công việc kế toán trong đơn
vị từ việc xử lý các chứng từ, ghi chép vào sổ sách, lập báo cáo đều do phòng kế

toán đảm nhận.
Bộ máy kế toán của Công ty cũng được tổ chức gọn nhẹ nhưng đảm bảo hoạt
động có hiệu quả. Phòng kế toán của Công ty gồm 5 người được bố trí như sau:
- 01 kế toán trưởng
- 01 kế toán tổng hợp
- 01 kế toán bán hàng
- 01 kế toán vật tư, hàng hoá
- 01 thủ quỹ
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
Thủ quỹ Kế toán bán
hàng
Kế toán
vật tư,
hàng hoá
Kế toán
tổng hợp
Kế toán trưởng
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Chức năng nhiệm vụ của Phòng Kế toán Công ty như sau:
* Kế toán trưởng:
- Là người lãnh đạo cao nhất trong phòng kế toán, có quyền kiểm tra tính đúng
đắn của tất cả các chứng từ kế toán trước khi giám đốc duyệt.
- Là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Honda lock MFG, ban giám đốc
công ty. Có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán tài chính trình lên Tổng giám đốc.
Giúp Tổng giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính của công
ty.
- Phối hợp với các trưởng phòng, phòng ban chức năng khác để xây dựng và

hoàn thiện các định mức kinh tế và cải tiến phương pháp quản lý Công ty. Ký duyệt
các kế hoạch, các quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm và chịu trách nhiệm
trước Tổng giám đốc Công ty về số liệu có liên quan.
- Có trách nhiệm tư vấn cho Tổng giám đốc Công ty tất cả các nghịêp vụ kinh
tế tài chính.
- Theo dõi nguồn vốn, các loại thuế, các khoản vay thông qua số liệu tổng hợp
của kế toán tổng hợp, có trách nhiệm tính toán đưa ra các giải pháp sao cho vốn
được giải ngân và hoạt động có hiệu quả nhất.
* Kế toán tổng hợp:
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Chịu trách nhiệm ghi chép sổ tổng hợp, sổ theo dõi TSCĐ, hao mòn TSCĐ.
- Có nhiệm vụ tập hợp, kiểm tra tính hợp lý của hóa đơn đầu ra, đầu vào phát
sinh trong ngày, phản ánh kịp thời và chính xác vào phần mềm kế toán của Công ty.
- Tập hợp, kiểm tra các phát sinh trong ngày của các phần hành kế toán khác.
- Cuối tháng, làm các bút toán kết chuyển, in các báo cáo theo quy định.
- Làm báo cáo thuế tháng, quý và hoàn thiện sổ sách kế toán.
- Hàng tháng tính lương cho toàn bộ công nhân viên Công ty.
- Có trách nhiệm lập và chuyển các lệnh chuyển tiền, L/C, hợp đồng tín dụng,
thư bảo lãnh ra ngân hàng, lập hồ sơ vay vốn ngân hàng.
- Là người có trách nhiệm cập nhật toàn bộ các chứng từ phát sinh tại ngân
hàng vào máy tính.
- Có trách nhiệm lập các sổ theo dõi tiền gửi và tiền vay ngân hàng, tổng hợp
số dư hàng tháng để đối chiếu với số dư sổ cái trong phần mềm máy tính.
* Kế toán bán hàng:
- Có nhiệm vụ lập hóa đơn bán hàng phát sinh trong tháng, phản ánh kịp thời
và chính xác tình hình tiêu thụ sản phẩm và công nợ vào phần mềm kế toán. Theo
dõi công nợ, đối chiếu thanh toán.
* Kế toán vật tư, hàng hoá:

- Theo dõi, đối chiếu với bộ phận kho để quản lý kho vật tư, hàng hóa. Cập
nhật các số liệu nhập, xuất kho vào phần mềm kế toán chính xác và kịp thời. Lên kế
hoạch nhập hàng hóa, vật tư cần thiết.
- Là người kiểm tra toàn bộ các chứng từ liên quan đến nguyên liệu công ty
mua về, có trách nhiệm lập toàn bộ các hoá đơn hàng xuất, tính giá vốn hàng bán
kịp thời, phục vụ cho công tác lập báo cáo quyết toán. Hàng tháng, phải đối chiếu
hàng tồn kho trên sổ sách với hàng tồn kho thực tế với thủ kho, tính mức hao hụt
của hàng hoá.
* Thủ quỹ:
- Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt khi có phiếu thu, phiếu chi hợp lệ. Thủ quỹ
quản lý trực tiếp số tiền trong quỹ, phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các loại
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn bằng tiền khác.
- Cung cấp thông tin kịp thời cho kế toán trưởng để làm cơ sở cho việc kiểm
soát, điều chỉnh vốn từ đó đưa ra các quyết định thích hợp cho hoạt động sản xuất
kinh doanh và quản lý tài chính của Công ty.
Việc bố trí các kế toán và phân định trong bộ máy kế toán của công ty tương
đối phù hợp với khối lượng công việc và đáp ứng được yêu cầu của quản lý đề ra.
Đội ngũ kế toán của công ty không những có tinh thần và trách nhiệm cao mà còn
có thể sử dụng vi tính thành thạo, điều này giúp giảm được khối lượng công việc,
nâng cao hiệu quả công việc.
1.5.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty
1.5.2.1.Các chính sách kế toán chung
1. Niên độ kế toán: Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01/1 đến ngày
31/12 năm dương lịch.
- Kỳ kế toán: theo tháng.
2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là: Đồng việt nam (VND)
3. Chế độ kế toán được áp dụng tại công ty là chế độ kế toán ban hành theo

quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Một số chính sách kế toán áp dụng:
- Nguyên tắc ghi nhận HTK:
+ HTK được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện đựợc
thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
+ Phương pháp tính trị giá HTK: Theo phương pháp Bình quân gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán HTK: Theo phương pháp kê khai thường xuyên .
- Đánh giá tài sản:
+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Theo giá gốc.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng, trích khấu
hao TSCĐ theo quyết định số 206/203/QĐ-BTC ngày 12/12/2003của Bộ trưởng Bộ
tài chính.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty áp dụng nộp thuế GTGT theo phương
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
pháp khấu trừ .
- Phương pháp kế toán ngoại tệ: Tỷ giá công ty sử dụng trong quy đổi ngoại tệ
áp dụng theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm quy đổi.
1.5.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Hiện nay, Công ty áp dụng các chứng từ do Bộ Tài chính quy định theo Quyết
định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14-9-2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm:
+ Chứng từ về lao động, tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền
lương, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, thưởng,
bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
+ Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm
kê vật tư, hàng hoá, bảng kê mua hàng
+ Chứng từ về bán hàng: Hợp đồng bán hàng, hoá đơn GTGT, biên bản giao
nhận sản phẩm hàng hoá
+ Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh

toán tiền tạm ứng, uỷ nhiệm chi, giấy báo có
+ Chứng từ về TSCĐ: Hợp đồng mua TSCĐ, hoá đơn GTGT, biên bản giao
nhận TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
1.5.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán
doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Các tài khoản mà công ty hiện đang sử dụng bao gồm:
- Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn: TK 111, 112, 131, 133, 138, 141,
142, 144, 153, 154, 156.
- Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn: TK 211, 213, 214, 241, 242.
- Tài khoản loại 3: Nợ phải trả: TK 331, 333, 334, 335, 338.
- Tài khoản loại 4: Vốn dư sở hữu: TK 411, 413, 421.
- Tài khoản loại 5: Doanh thu: TK 511, 515, 531.
- Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất kinh doanh: TK 622, 627, 632, 635,
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
641, 642.
- Tài khoản loại 7: Thu nhập khác: TK 711.
- Tài khoản loại 8: Chi phí khác: TK 811.
- Tài khoản loại 9: Xác định kết quả kinh doanh: TK 911.
- TK ngoài bảng: TK 001, 002, 003, 004, 007, 008, 009.
Các tài khoản này được mở chi tiết thành các tài khoản cấp hai, cấp ba cho
phù hợp với tính chất của các nghiệp vụ kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp.
TK 111: Tiền mặt
- TK 1111: Tiền VN
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
- TK 1121: Tiền VN

+ TK 11211: Tiền Tokyo Bank 148458
+ TK 11212: Tiền BIDV Hà Nam 0154487
-TK 1122: Ngoại tệ (USD)
+ TK 11221: Tiền gửi NH Tokyo Bank-USD TKV 082627
+ TK 11222: Tiền gửi NH Tokyo Bank-USD TKVL 430447
TK 156: Hàng hóa
-TK 1561: Giá mua hàng hóa
-TK 1562: Chi phí thu mua hàng hóa
-TK 1567: hàng hoa bất động sản
1.5.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức kế toán máy vi tính.
Hệ thống sổ kế toán: Nhật ký chung.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin nhanh, chính xác, kịp thời và phù hợp
với quy mô sản xuất kinh doanh nên công ty Honda lock Việt Nam đã sử dụng hệ
thống sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung” (không mở sổ nhật ký đặc biệt). Đặc
trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều
phải ghi vào sổ nhật ký chung, theo thứ tự thời gian phát sinh và định khoản nghiệp vụ
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
đó. Sau đó, lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo từng nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
Sổ sách kế toán theo hình thức Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu:
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ Cái
Quy trình hạch toán ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:

Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
*Phần mềm kế toán
Công ty sử dụng phần mềm kế toán Misa-SME Version 7.9R5
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký
chung
Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo Cáo Tài Chính
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Phần mềm Misa-SME Version 7.9R5 là giải pháp kế toán cho các doanh
nghiệp với các ưu điểm dễ sử dụng, được sử dụng rộng rãi và đặc biệt là dịch vụ hỗ
trợ chuyên nghiệp. Sản phẩm Misa-SME Version 7.9R5 đã 4 năm liền liên tiếp được
khách hàng bình chọn là giải pháp công nghệ thông tin hay nhất.
Misa-SME Version với phiên bản 7.9R cập nhật theo chế độ kế toán mới nhất:
- Cập nhật chế độ kế toán mới theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/09/2006 áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Cập nhật chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ- BTC của Bộ tài chính ngày 20/03/2006.
- Tuân thủ Thông tư 103/2005/TT-BTC ban hành ngày 24/11/2005 hướng dẫn
về tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán.
Tổng quan phần mềm có 11 phân hệ, Gồm:
+ Phân hệ mua hàng

+ Phân hệ quản lý kho
+ Phân hệ ngân hàng
+ Phân hệ quản lý quỹ
+ Phân hệ tiền lương
+ Phân hệ TSCĐ
+ Phân hệ thuế
+ Phân hệ hợp đồng
+ Phân hệ giá thành
+ Phân hệ bán hàng
+ Phân hệ sổ cái
Phần mềm có các menu với các chức năng như sau:
+ Menu tệp: Mở, đóng dữ liệu, bảo trì dữ liệu, nhập và xuất dữ liệu.
+ Menu soạn thảo: Khai báo các danh mục khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên.
+ Menu hệ thống: Với các chức năng quản trị.
+ Menu nghiệp vụ: Là nơi hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến các phần
hành kế toán.
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
+ Menu báo cáo: Dùng để xem các báo cáo.
Khi sử dụng phần mềm kế toán Misa-SME Version 7.9R5, hệ thống sẽ tự động
tổng hợp lên tất cả các báo cáo liên quan.
Trình tự ghi sổ kế toán:
- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế
toán chỉ việc khai báo thông tin và cập nhật một lần các số liệu phát sinh, hệ thống
sẽ tự động tổng hợp vào sổ Nhật ký chung và sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù
hợp. Bên cạnh đó, đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh
cũng được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
- Cuối tháng, quý, năm phần mềm sẽ tự động cộng số liệu trên sổ cái, và tổng
hợp các bảng tổng hợp chi tiết, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra

đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái, bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng
hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính.
Sơ đồ 1.5: Quy trình ghi sổ kế toán trên phần mềm
1.5.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán:
Hệ thống báo cáo kế toán của công ty bao gồm:
Chu Thị Thu Hằng KT2 _K10
Chứng từ ban đầu
Nhập dữ liệu vào máy tính
Xử lý tự động theo chương trình
Sổ kế toán tổng hợp Sổ kế toán chi tiết Các báo cáo kế toán
19

×