Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nêu và lý giải những điểm khác nhau về điều kiện và hậu quả pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi trong chương nuôi con nuôi theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật nuôi con nuôi năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163 KB, 12 trang )

Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam Đề bài số 10
MỤC LỤC
Lê Thúy Nga 351961 Lớp N06 Nhóm 8 Page
Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam Đề bài số 10
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội Việt Nam, việc nhận nuôi con nuôi đã tồn tại từ lâu,
với nhiều lý do và mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu xuất phát từ lòng thương
người, muốn cưu mang, giúp đỡ những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Pháp
luật Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm về vấn đề nuôi con nuôi
cũng như tham gia các công ước quốc tế về trẻ em. Luật Nuôi con nuôi năm 2010
ra đời đã xây dựng được một khung pháp lý thống nhất và tương đối ổn định, có
giá trị áp dụng lâu dài với hiệu lực pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực
nuôi con nuôi. Tuy nhiên không thể tránh khỏi sự khác biệt, đối lập giữa các quy
định pháp luật với nhau. Chính vì vậy em xin chọn đề tài: “Nêu và lý giải những
điểm khác nhau về điều kiện và hậu quả pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi
trong chương nuôi con nuôi theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật
nuôi con nuôi năm 2010”. Do sự hạn chế về kiến thức và hiểu biết nên bài làm
còn nhiều sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài
làm được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM CHUNG
1. Khái niệm “Con nuôi”
- Dưới góc độ xã hội: con nuôi là con của người khác nhưng được một
người hoặc hai người là vợ chồng nhận làm con và coi như con đẻ, nhằm thỏa
mãn những nhu cầu, lợi ích nhất định của các bên.
- Dưới góc độ pháp lý: con nuôi là người có đủ điều kiện do pháp luật quy
định được một hoặc hai người là vợ, chồng công nhận làm con qua những thủ tục
pháp lý nhất định mà giữa hai bên không có quan hệ huyết thống trực hệ, không
sinh thành ra nhau và không phải là anh chị em ruột của nhau.
Lê Thúy Nga 351961 Lớp N06 Nhóm 8 Page 1
Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam Đề bài số 10


2. Khái niệm “Nuôi con nuôi”
Trong khoản 1 Điều 67 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định:
“Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con
nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con
nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã
hội”. Trong khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 cũng có quy định tương tự:
“Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi
và người được nhận làm con nuôi”.
Dưới góc độ là sự kiện pháp lí, việc nuôi con nuôi là cấu thành sự kiện – sự
kiện pháp lí phức hợp.
- Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi: Người nhận nuôi con
nuôi phải thể hiện ý chí của mình về việc mong muốn nhận nuôi đứa trẻ và thiết
lập quan hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó. Ý chí, mong muốn đó của người nhận
nuôi phải được thể hiện qua đơn xin nhận nuôi con nuôi;
- Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được cho
làm con nuôi: Ý chí của những người này trong việc cho trẻ em làm con nuôi phải
minh bạch, và xuất phát từ sự tự nguyện thật sự của bản thân họ mà không có bất
cứ sự tác động, thúc ép, dụ dỗ, hứa hẹn hoặc một áp lực nào. Nói cách khác, ý chí
đó phải hoàn toàn độc lập. Nội dung của ý chí đó là đồng ý cho con mình làm con
nuôi của người khác. Sự đồng ý đó có thể thể hiện bất cứ lúc nào nhưng nó chỉ có
ý nghĩa sau khi đứa trẻ được sinh ra mà còn sống;
- Sự thể hiện ý chí của bản thân người con nuôi: Khoản 2 Điều 71 Luật
HN&GĐ năm 2000 và khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi có quy định: “Việc
nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó”.
Trong trường hợp này đứa trẻ tuy chưa được coi có năng lực hành vi đầy đủ
nhưng đã có khả năng nhận thức nhất định về cuộc sống, có thể nhận biết và bày
tỏ thái độ của mình mong muốn hay không mong muốn làm con nuôi người khác,
cũng như cảm nhận được sự an toàn hay không an toàn khi được cho làm con nuôi
người khác, khi phải thay đổi môi trường sống… Do đó, pháp luật quy định đứa
Lê Thúy Nga 351961 Lớp N06 Nhóm 8 Page 2

Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam Đề bài số 10
trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên có quyền thể hiện ý chí độc lập, quyết định vấn đề có liên
quan trực tiếp đến cuộc sống của mình; sự đồng ý làm con nuôi của đứa trẻ từ đủ 9
tuổi trở lên là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lí;
- Sự thể hiện ý chí của Nhà nước. Ý chí của Nhà nước được thể hiện qua
việc công nhận (hay không công nhận) việc nuôi con nuôi, thông qua thủ tục đăng
kí việc nuôi con nuôi (hay từ chối việc đăng kí nuôi con nuôi). Việc nuôi con nuôi
được công nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hiệu lực pháp
lí của việc nuôi con nuôi.
II. ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ ĐIỀU KIỆN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA
VIỆC NUÔI CON NUÔI TRONG CHƯƠNG CON NUÔI CỦA LUẬT HÔN
NHÂN GIA ĐÌNH 2000 VÀ LUẬT NUÔI CON NUÔI 2010
1. Điều kiện của việc nuôi con nuôi
a. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi
- Điểm khác thứ nhất: Về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi.
Theo khoản 1 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“Người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Người trên
mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật,
người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn”.
Còn khoản 1 điều 8 Luật con nuôi năm 2010 đã quy định lại: Người được nhận
làm con nuôi là: “Trẻ em dưới 16 tuổi”. Sở dĩ Luật Nuôi con nuôi 2010 đã quy
định tăng thêm 1 tuổi so với độ tuổi trước đây là dưới 16 tuổi. Bởi ở độ tuổi này
chưa có sự trưởng thành đầy đủ về mặt thể chất, tinh thần, đang trong quá trình
định hình và phát triển nhân cách, rất cần sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của
người lớn. Nó có ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách của
trẻ em trong tương lai. Mặt khác, quy định độ tuổi như vậy cũng tương ứng với
quy định của các ngành luật khác như luật Lao động, luật Dân sự. Từ 16 tuổi trở
lên là người đã có khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân, có năng lực hành
vi dân sự và sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Lê Thúy Nga 351961 Lớp N06 Nhóm 8 Page 3

Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam Đề bài số 10
Luật Nuôi con nuôi năm 2010 cũng đã bỏ đi quy định: “Người trên mười
lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người
mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn”. Quy
định này nhằm tạo điều kiện cho những người ở điều kiện, hoàn cảnh trên được
chăm sóc, nuôi dưỡng, có chỗ nương tựa trong cuộc sống. Tuy nhiên trong thực
tiễn, những trường hợp này rất ít xảy ra mặc dù ý tưởng của quy định này là rất tốt
đẹp. Hơn nữa, đối với những người già yếu bệnh tật, thương binh thì đã có các
chính sách xã hội giải quyết như hỗ trợ tài chính đền ơn đáp nghĩa,… Chính vì sự
thiếu tính khả thi đó mà Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã bỏ quy định này đi và
thay vào đó là quy định khác hợp lý hơn.
- Điểm khác thứ hai: nhận nuôi con nuôi giữa những người có quan hệ
họ hàng.
Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định thêm ở khoản 2 Điều 8. Người
được nhận làm con nuôi là: “Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một
trong các trường hợp sau đây: a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; b)
Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.”
Quyền được sống trong gia đình là quyền tự nhiên của trẻ em, vì thế không
một lý do gì mà cách li trẻ ra khỏi gia đình ruột thịt của mình ,trừ khi sự cách li
như vậy là cần thiết vì lợi ích của trẻ em. Dân gian có câu: “Sảy cha còn chú, sảy
mẹ bú dì”. Điều kiện nhận nuôi giữa những người có quan hệ họ hàng là điều kiện
thuận lợi cho trẻ em vì nó được tiếp tục sống trong gia đình ruột thịt của mình,
phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống của người Việt Nam. Hơn nữa, từ
16 đến dưới 18 tuổi vẫn là người chưa thành niên và theo Công ước quốc tế về
quyền trẻ em thì họ vẫn được coi là trẻ em nên phù hợp với thông lệ quốc tế về đối
tượng được nhận làm con nuôi.
- Điểm khác thứ ba: việc nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Nuôi con nuôi được thiết lập là vì lợi ích của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, nhằm tìm cho trẻ em một mái ấm gia đình. Chính vì lẽ đó mà Khoản 4

Lê Thúy Nga 351961 Lớp N06 Nhóm 8 Page 4

×