Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty cổ phần thực phẩm TBF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.9 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
MỤC LỤC
Ch tiêuỉ 12
T ng TSCổ Đ 12
B ng 15: S l ng s n ph m tiêu th trong các n m t i công tyả ố ượ ả ẩ ụ ă ạ 40
S 3: S kênh c p 2 c a công tyơđồ ơđồ ấ ủ 42
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể hoạt động
sản xuất kinh doanh có tính quan trọng, do đó vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
trong cơ chế cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường. Việc các doanh nghiệp phải
năng động mềm dẻo trong việc điều chỉnh kịp thời phương hướng kinh doanh, chất
lượng, mẫu mã sản phẩm làm ra, tổ chức hiệu quả công việc bán hàng cũng như kế
hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là công việc quan trọng hàng đầu của
mỗi doanh nghiệp sau gần 10 năm đổi mới từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước. Thực tiễn cho thấy,
thích ứng với mỗi cơ chế quản lý, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiên bằng
các hình thức khác nhau. Hiện nay các doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một
chương trình tiêu thụ sản phầm sao cho phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh
doanh của mình, song với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hiện nay thì
việc đẩy mạnh của công ty nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ có
hiệu quả nhất. Kết hợp những kiến thức đã được học cùng với thực tế của Công ty
trong thời gian qua, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động
tiêu thụ tại Công ty cổ phần thực phẩm TBF”.
Chuyên đề sẽ đề cập tới những vấn đề về tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công
ty cổ phần thực phẩm TBF trong thời gian qua và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động tiêu thụ tại công ty.
Xuất phát từ nội dung đó, chuyên đề được chia thành 3 phần :
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF


Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU
THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không nhiều và hạn chế của bản thân nên
khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy
cô để đề án này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
1
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần thực phẩm TBF
1.1. Lịch sử ra đời của công ty
- Về quy mô :
Công ty có trụ sở giao dịch chính đặt tại Số nhà 11, ngõ 74 đường Trường
Chinh, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, với diện tích
khoảng 440m
2
. Công ty có nhà máy sản xuất thực phẩm và các sản phẩm từ thịt đặt
tại Thái Bình. Ngoài ra, công ty còn có Chi nhánh tại Hà Nam, Hưng Yên, Ngọc
Hồi, Như Quỳnh….
- Về mặt pháp lý :
- Công ty được thành lập theo giấy phép số : 2168 / QĐ-UB , ngày 01 tháng 08
năm 2005 do UBND Thành phố Hà Nội cấp.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0104839167 ngày 04 tháng 08 năm 2005
do Sở kế hoạch đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp.
- Điện thoại số : 0436369403
- Mã số thuế : 0800295257
- Tên giao dịch Tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF

- Tên giao dịch Tiếng Anh : TBF FOOD JOINT STOCK COMPANY
1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty
Công ty Cổ phần thực phẩm TBF ban đầu có tên là công ty Cổ phần thực
phẩm Thái Bình do Sở kế hoạch đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp vào ngày 01 tháng
08 năm 2005 theo giấy phép số 2168/ QĐ-UB. Nhà máy sản xuất của công ty đặt tại
Thái Bình với diện tích mặt bằng còn hạn chế, chưa đầy 5000 m
2
và trụ sở giao
dịch tại Hà Nội. Công ty có cơ sở ban đầu chỉ dựa vào sản xuất mặt hàng muối là
chủ yếu với công nghệ sản xuất còn thô sơ. Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng về thực
phẩm của người tiêu dùng, năm 2006, Công ty đã phát triển sản xuất sang chế biến
mặt hàng thịt và các sản phẩm từ thịt.
Đến năm 2007, do những đòi hỏi nhất định về công tác sản xuất, với sự giúp
đỡ của cơ quan chủ quản Nhà Nước, Công ty đã đầu tư cải tạo và xây dựng cơ sở
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
2
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
sản xuất mới ở tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Ngọc Hồi…
Ngày 27 tháng 05 năm 2007, theo Quyết định số 3844/QĐ-UB của Sở kế
hoạch đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp, Công ty Cổ phần thực phẩm Thái Bình được
đổi tên thành Công ty Cổ phần thực phẩm TBF với tên giao dịch là TBF FOOD
JOINT STOCK COMPANY, có trụ sở tại số nhà 11, ngõ 74 đường Trường Chinh,
Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Lĩnh vực hoạt động chủ
yếu của công ty là sản xuất, cung ứng, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực thực
phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước.
Trong những năm đầu thành lập, do vốn chưa có nên cơ sở vật chất còn nghèo
nàn, trình độ quản lý còn yếu kém nên công ty gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời
buổi cơ chế thị trường ngày càng gay gắt, công ty mới thành lập với khoảng thời
gian chưa lâu nhưng đã không ngừng phát triển và tự vươn lên về mọi mặt như trình
độ cán bộ, công nhân viên, trang thiết bị của công ty…Nguồn vốn tích lũy cũng như

cơ sở vật chất ngày càng dồi dào. Đội ngũ cán bộ công nhân viên, trang thiết bị
trong công ty không ngừng đào tạo có tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn cao.
Đóng góp nghĩa vụ cho nhà nước tăng dần theo hàng năm, cho đến năm 2008 báo
cáo tổng kết cho thấy vốn lưu động của công ty đã tăng lên đến con số gần 3,8 tỷ
đồng.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.3.1. Chức năng
Chức năng chính của công ty là chế biến, bảo quản các loại mặt hàng tươi
sống như thịt, thủy sản, rau quả … và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Công ty kinh
doanh một số ngành, cụ thể là:
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
3
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
Bảng 1: Một số ngành kinh doanh của công ty
STT Tên nghành
1 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
2 Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản
3 Chế biến và bảo quản rau quả
4 Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ
5 Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản
6 Nhận và chăm sóc cây giống nông nghiệp
7 Chăn nuôi gia cầm
8 Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch
9 Sản xuất hoá chất cơ bản
10 Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá
11 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu và động vật sống
12 Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
1.3.2. Nhiệm vụ
- Chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước cũng như đường lối chủ
trương của Đảng nói chung và của ngành nói riêng.

- Chấp hành các chế độ và chính sách của Tổng công ty.
- Tận dụng triệt để các nguồn vốn đầu tư , công nghệ kỹ thuật mới để phục vụ
cho công tác quản trị và sản xuất kinh doanh.
- Chấp hành triệt để nghĩa vụ đối với nhà nước như: Nộp thuế các loại và các
khoản phải nộp khác, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Trải qua nhiều năm hoạt động từ ngày thành lập đến nay, công ty đã có
những bước phát triển lớn về mọi mặt, việc chế biến gần như bị bỏ qua, công ty
tập trung vào việc bán hàng và kinh doanh là chính. Công ty luôn hoàn thành và
vượt chỉ tiêu kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, bảo toàn vốn và đạt
được nhiều thành tích cao.
2. Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
Có thể khái quát bộ máy tổ chức của công ty theo sơ đồ sau :
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
4
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
(Nguồn: Phòng hành chính tổ chức)
Theo sơ đồ của công ty, ta thấy cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hiện nay
theo kiểu quan hệ trực tuyến, chức năng. Công ty thực hiện chế độ một cấp trên,
đảm bảo cho sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc đến từng phòng ban, từng bộ
phận sản xuất cũng như phân phối. Các bộ phận thực hiện các quy định của ban
giám đốc một cách nhanh chóng và ban giám đốc cũng nhận được thông tin phản
hồi một cách chính xác và mau chóng từ dưới lên, đồng thời cũng nhận được các ý
kiến tham mưu đắc lực của các bộ phận quản lý trong công ty.
Mối quan hệ nội bộ giữa các phòng ban trong công ty:
- Giữa các phòng ban cũng có mối quan hệ chức năng với nhau, nên mọi vấn
đề phát sinh trong quản lý, trong sản xuất điều được phát hiện một cách kịp thời và
được giải quyết triệt để.

- Các phòng nghiệp vụ của công ty là các đơn vị tham mưu cho ban giám
đốc. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, các phòng ban chịu trách
nghiệm về những biện pháp đề xuất thuộc quyền hạn và chuyên môn của mình đối
với công ty và các đơn vị trực thuộc.
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
Phòng kỹ thuật
Giám đốc
Phòng kế
toán
Phòng kinh
doanh
Phòng tổ chức
hành chính
Bộ phận
phân phối
Bộ phận
bán hàng
Bộ phận sản
xuất
5
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
- Quan hệ giữa các phòng nghiệp vụ công ty đối với các đơn vị trực thuộc là
quan hệ hướng dẫn thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của phòng, đồng
thời phòng là đơn vị được giám đốc công ty uỷ nhiệm kiểm tra, đôn đốc các đơn vị
để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh mà công ty đã đề ra.
- Khi có vấn đề giải quyết nhưng vượt quá phạm vi chuyên môn của mình, lại
có liên quan giữa các phòng ban thì các phòng nghiệp vụ của công ty có trách
nhiệm phối hợp nghiên cứu, đề xuất biện pháp giải quyết cho phó giám đốc
chuyên môn. Không đùn đẩy công việc hay trách nhiệm cho các phòng ban khác.
Chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban:

- Giám đốc Công ty : Đây là người có quyền quyết định cao nhất của Công ty.
Các phương án kinh doanh lớn của Công ty đều phải được sự chấp nhận của Giám
đốc.
Giám đốc Công ty là người điều hành chính và chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động của Công ty trước Tổng giám đốc và với Nhà nước. Là người có quyền quyết
định trong việc đề ra chính sách, phương thức kinh doanh, phương thức quản lý và
sử dụng các nguồn vốn…,có quyền ra quyết định trực tiếp chỉ đạo kiểm tra việc
thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban có liên quan trong Công ty.
Giám đốc phụ trách chung và xuyên suốt các hoạt động của công ty và trực
tiếp phụ trách các phần việc như sau :
+ Quyết định công tác kinh doanh, chiến lược kinh doanh và công tác đối
ngoại, trực tiếp đàm phán và ký các hợp đồng xuất khẩu cà phê, làm việc với các
đoàn khách đến đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương.
+ Quyết định giá mua, bán trong các hoạt động kinh doanh.
+ Hoạch định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành và bố trí cán bộ để
đảm bảo hiệu quả cao.
+ Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm điều lệ công ty.
+ Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Các phòng ban trực thuộc của Công ty cũng như trưởng các bộ phận có nhiệm
vụ cung cấp các thông tin thuộc chức năng của mình, hoạt động kinh doanh của
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
6
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
mình. Tạo điều kiện cho giám đốc phân tích tình hình và kịp thời ra quyết định chỉ
đạo kinh doanh. Cụ thể :
- Phòng Hành chính - Tổ chức :
+ Tham mưu, quản lý, bố trí, sử dụng, đào tạo, tuyển dụng CBCNV và lao
động theo năng lực, sở trường một cách hợp lý, nâng cao hiệu suất công tác và tăng
năng suất lao động.
+ Quản lý tiền lương và thực hiện các chính sách đối với người lao động như

BHYT, BHXH, thi đua khen thưởng và kỷ luật, quản lý hồ sơ theo đúng quy định
của nhà nước và công ty.
+ Cùng các phòng có liên quan tham mưu xây dựng các quy chế nội bộ nhằm
thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
+ Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nội quy, quy chế của công ty, công
tác an toàn vệ sinh lao động.
+ Quản lý công tác hành chính, văn thư lưu trữ.
+ Quản lý công tác quản trị văn phòng công ty.
- Phòng Kế toán:
+ Giám sát hoạt động thu chi tài chính và tổ chức hạch toán kế toán toàn công
ty. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước hiện hành.
+ Tổ chức các nghiệp vụ hạch toán, phân công nhiệm vụ của các thành viên
trong phòng, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc để thực hiện tốt công tác hạch toán kế
toán toàn công ty.
+ Thường xuyên kiểm soát thu chi, quản lý tiền vốn vật tư, hàng hoá (xuất,
nhập, tồn kho), chỉ đạo công tác kiểm kê kho hàng, vật tư, tiền vốn theo định kỳ của
Nhà nước và theo chủ trương của công ty.
+ Theo dõi chặt chẽ và đôn đốc thường xuyên việc thu hồi công nợ.
+ Nghiêm túc chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ do bộ tài chính quy định.
+ Kê khai và nộp thuế đầy đủ đúng quy định của Nhà nước.
+ Lập báo cáo quyết toán tài chính đúng định kỳ tháng, quý, năm.
+ Xác định kết quả kinh doanh của công ty.
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
7
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
- Phòng kinh doanh:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có trách nhiệm tìm kiếm, khai thác các
nguồn hàng mới, trực tiếp kí hợp đồng mua bán hàng hóa với những công ty sản
xuất nhằm cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng, hạn chế qua các khâu trung
gian, cung cấp nguồn hàng thường xuyên đảm bảo về chất lượng cũng như về giá cả

cho khách hàng.
- Phòng kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm về kĩ thuật sản phẩm như thiết kế, nghiên cứu, quản lý các
mẫu mã của sản phẩm, chịu trách nhiệm trong việc quản lý bộ phận KCS của công
ty và giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm.
Mỗi phòng ban đều có chức năng riêng biệt nhưng có mục đích chung là tăng
cường công tác quản lý, phục vụ cho việc kinh doanh của Công ty nhằm mang lại
hiệu quả cao và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu kế hoạch, các chế độ chính
sách của Nhà nước, các nội quy quy chế của công ty đề ra.
Đối với nhân viên kế toán phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán
thống kê của Nhà nước ban hành phải làm đúng theo thông tư hướng dẫn của Bộ tài
chính, Tổng cục thuế, Tổng cục thống kê, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh sự
hướng dẫn của phòng kế toán tài vụ Công ty.
Đối với nhân viên bảo vệ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về tài sản, kho tàng,
hàng hóa và mọi cơ sở vật chất mình được phân công. Trong lúc làm việc tuyệt đối
không được uống rượu, cờ bạc, đưa khách quen của mình vào nơi làm việc.
2.2. Đặc điểm về đội ngũ lao động
Một trong những nhân tố không thể thiếu cấu thành nên sự thành công của
doanh nghiệp là nhân sự, trước tình hình cạnh tranh ngày càng diễn ra sôi động và
mạnh mẽ, để đạt được thắng lợi trong kinh doanh thì nhân tố thực sự cần thiết cấu
thành nên là cơ cấu nhân sự gọn nhẹ, năng động, hiệu quả. Quản lý con người là
một hoạt động phức tạp và khó khăn nên để đạt được một cơ cấu nhân sự tinh nhuệ
chỉ đạt được ở mức độ tương đối, trong chừng mực phạm vi quyền hạn và năng lực
của mình. Công ty Cổ phần thực phẩm TBF đã tạo cho mình một đội ngũ cán bộ
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
8
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
công nhân viên có tay nghề, trình độ cao và linh hoạt trong kinh doanh, đặc biệt là
trong hoạt động tiêu thụ của công ty. Để có được đánh giá đầy đủ nguồn nhân lực
của công ty ta phân tích hai mặt là chất lượng và số lượng.

Để thấy rõ tình hình phân bổ lao động tại công ty ta có thể xem bảng sau :
Bảng 2: Tình hình phân bổ lao động tại công ty
ĐVT: Người
( Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính nhân sự )
Công ty đã tuyển chọn và bồi dưỡng lực lượng lao động có tay nghề cao. Số
lao động này đến nay đã tăng 4,06 lần so với năm 2005.
Nhận xét :
Nhìn chung, số lao động của công ty tăng qua các năm, vào năm 2007 tổng số
lao động là 240 người, đến năm 2009 tăng lên 140 người so với năm 2007 và tăng
16,67 % so với năm 2006.
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Tổng số lao động 240 100 256 100 280 100
1. Phân theo giới tính
- Nam 200 83,33 216 84,38 224 80
- Nữ 40 16,67 40 15,62 56 20
2.Phân theo t/c công việc

- Lao động trực tiếp 170 70,83 166 64,84 180 64,29
- Lao động gián tiếp 70 29,17 90 35,16 100 35,71
3. Phân theo trình độ
- Đại học và cao đẳng 50 20,83 74 28,91 90 32,14
- Trung cấp 70 29,17 60 23,44 54 19,29
- Sơ cấp 40 16,67 38 14,84 50 17,86
- Lao động phổ thông 80 33,33 84 32,81 86 30,71
9
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
- Về cơ cấu lao động qua các năm cũng có sự thay đổi, do tính chất công việc
nên lao động nam chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nữ trong tổng số lao động. Cụ
thể là: Năm 2007 số lao động nam chiếm tỷ lệ khá lớn 83,33%, năm 2008 là
84,38%, đến năm 2009 thì tỷ lệ lao động nam có giảm nhưng giảm không đáng kể
là 80%. Còn lao động nữ, năm 2007 chiếm 16,67%, năm 2008 chiếm 15,62% và
đến năm 2009 là 20%. Như vậy, cơ cấu lao động phân theo giới tính ở công ty có sự
chênh lệch rõ rệt. Đó là do tính chất công việc sản xuất của công ty.
- Do quy mô hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng nên khối
lượng công việc văn phòng ngày càng nhiều, vì thế mà công ty đã bổ sung lực
lượng lao động gián tiếp để đáp ứng nhu cầu. Lao động trực tiếp của công ty có tỷ
lệ cao hơn so với lao động gián tiếp. Cụ thể là: Số lao động trực tiếp chiếm gần 71%
vào năm 2007, và giảm còn 65 % trong năm 2008 và 2009. Số lao động gián tiếp
chiếm gần 30% năm 2007 đến năm 2008 và năm 2009 đã tăng lên hơn 35%.
- Về trình độ của người lao động trong công ty tương đối cao, năm 2007 chỉ
50 nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng, đến năm 2009 số nhân viên có trình
độ đại học và cao đẳng là 90 người tức là tăng 1,8 lần so với năm 2007. Công ty
ngày càng tinh giảm những lao động có trình độ thấp, tuyển dụng và đào tạo lao
động có trình độ cao, công ty đang thực hiện chính sách ngày càng trẻ hoá đội ngũ
cán bộ quản lý, có trình độ, có năng lực. Lao động có trình độ đại học và cao đẳng
ngày càng tăng, trung cấp và sơ cấp ngày càng giảm.
2.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất – kỹ thuật

Điều mà công ty thường xuyên quan tâm và tập trung mọi nỗ lực để xây dựng
và phát triển là hệ thống kho, xưởng chế biến cùng với trang thiết bị kỹ thuật hiện
đại cho việc chế biến, với hệ thống máy làm đông lạnh, máy say thịt, máy nhồi thịt,
máy sấy Nhờ vậy, qua 5 năm xây dựng và phát triển, đến nay tổng giá trị tài sản
xây dựng, lắp đặt trên 39 tỷ đồng với 27.500m2
Để thấy rõ tình hình sử dụng mặt bằng nhà xưởng của công ty, ta có thể xem
bảng sau:
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
10
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
Bảng 3: Tình hình sư dụng mặt bằng của công ty
ĐVT: m
2
STT Diện tích sử dụng Số lượng Tỷ
trọng(%)
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Diện tích nhà làm việc
Diện tích kho hàng
Diện tích nhà xưởng sản xuất
Diện tích sinh hoạt
Diện tích công trình phụ
Diện tích sân bãi, đất, lối đi …
Diện tích khác
1.400

1.000
3.800
250
50
10.660
240
8,05
5,75
21,84
1,44
0,29
61,26
1,38
∑ 17.400 100
( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Nhìn vào bảng bố trí mặt bằng của công ty ta thấy diện tích sân bãi và diện
tích xưởng sản xuất chiếm hầu hết diện tích của Công ty khoảng 82%. Điều này là
rất phù hợp với công ty sản xuất sản phẩm để kinh doanh và đặc biệt hơn cả là đặt
tính sản phẩm với nhiều chủng loại nên rất cần hệ thống sân bãi, lối đi bên cạnh hệ
thống nhà kho. Bên cạnh đó, với tổng diện tích khá lớn là 17.400 m
2
đã tạo điều
kiện cho công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh sau này và đặc biệt với vị thế
mặt bằng của công ty đặt ngay tại trung tâm thành phố đã tạo không ít thuận lợi cho
công ty trong việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như sản phẩm của công ty tới
khách hàng, vì khi đó chi phí sẽ thấp hơn.
Cần nhấn mạnh rằng bên cạnh hệ thống nhà kho, xưởng chế biến được mở
rộng theo quy chuẩn khoa học với trang thiết bị đồng bộ đã đảm bảo cho công ty đạt
năng xuất lao động cao trong chế biến vận hành, sản phẩm đạt chất lượng cao, tạo
được uy tín và lòng tin đối với khách hàng.

Để thấy rõ hơn về tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, ta xem bảng
tài sản cố định của công ty:
Bảng 4: Bảng tài sản cố định của công ty
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
11
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
ĐVT : 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009
Năm 2009/2008
+/- %
I. Nhà cửa vật kiến trúc 22759 22983 224 0,98
1. Nhà cửa kho tàng 17192 17353 224 1,31
2. Vật kiến trúc 5542 5542 0 -
3. Tài sản chờ thanh lý 88 88 0 -
II. MMTB-phương tiện vận tải 10473 16333 5860 55,95
1. Máy móc thiết bị 5871 12194 6232 107,07
2. Công cụ quản lý 3531 3068 -463 (13,11)
3. Phương tiện vận tải 1071 1071 0 -
Tổng TSCĐ 33232 39316 6084 18,31
( Nguồn : Phòng Kế toán tài chính)
Qua bảng trên ta thấy, nhà cửa vật kiến trúc của công ty năm 2009 tăng so với
năm 2008 là 224 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,98 %, trong đó chỉ tăng phần
nhà cửa kho tàng ứng với tỷ lệ tăng 1,31 %. Còn vật kiến trúc và tài sản chờ thanh
lý vẫn không thay đổi, nhìn chung tài sản vật kiến trúc chỉ tăng với tỷ lệ rất nhỏ. Do
phần nhà cửa vật kiến trúc của công ty tương đối ổn định, trụ sở kinh doanh, trạm
chế biến, nhà khách công ty đã đầu tư xây dựng từ trước.
Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thì tăng lên đáng kể so với năm 2008
với tỷ lệ tăng 55,95 % với giá trị 5.860 triệu đồng. Trong đó, công ty đầu tư rất lớn
vào việc thay đổi, bổ sung máy móc thiết bị hiện đại, công ty đã thay đổi gần như

hoàn toàn máy móc thiết bị cũ bằng máy móc thiết bị mới trong năm 2009 có giá trị
6323 triệu đồng, tăng 107,7 % so với năm 2008. Trong khi đó, công ty giảm công
cụ quản lý (-463 triệu đồng) so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ 13,11 %. Phương
tiện vận tải thì không thay đổi, bởi với phương tiện vận tải có giá trị 1.071 triệu
đồng thì đã đáp ứng nhu cầu vận tải của công ty.
- Cơ sở vật chất của công ty được trang bị đầy đủ: Máy tính, máy in, máy
fax…Mỗi phòng ban được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất tạo điều kiện hoàn thành
tốt công việc cho nhân viên. Tình hình máy móc thiết bị của công ty được thể hiện
qua bảng sau:
Bảng 5: Tình hình máy móc thiết bị của Công ty năm 2009
ĐVT: Chiếc
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
12
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
Tên Số
lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Công suất
Máy vi tính 486 23 6150000 141750000 80 %
Máy lạnh National 180 5 6410000 32050000 75 %
Máy photocopy 2030 2 32577273 65154546 60 %
Máy in HL 1240 3 5676773 17030319 50 %
Phương tiện vân tải 1 1071000000 1071000000 75 %
TV Sony 25 inch 1 9390000 9390000 20 %
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Hiện nay, hầu hết các phòng làm việc của Công ty đều được trang bị máy vi
tính, các phương tiện phục vụ quản lý, phương tiện vận tải cũng được giải quyết, về

cơ bản Công ty đã khắc phục được tình trạng thiếu phương tiện làm việc của những
năm trước. Nhưng nhìn chung, việc sử dụng các trang thiết bị một cách hiệu quả
vẫn chưa được chú ý.
Trong năm qua, Công ty đã nối mạng máy tính nội bộ nên tạo được điều kiện
trao đổi thông tin giữa các phong ban với nhau và hỗ trợ nhau trongviệc thực hiện,
giải quyết các công việc của Công ty.
Trang thiết bị: Toàn bộ công ty được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, có
quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, găng tay và một số thiết bị bảo hộ khác.
2.4. Đặc điểm về tình hình tài chính của doanh nghiệp
Bảng 6: Bảng cân đối kế toán của công ty qua các năm 2007 – 2009
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị TT(%)
A/TÀI SẢN
I.TSLĐ-ĐTNH 27.449.422.443 78.34 26,221,712,449 73.3 31,638,352,668 79.7
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
13
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
1.Tiền 639.386.171 1.82 2.651.976.064 7.41 2.869.312.223 7.2
2.Các khoản phải thu 8.781.356.852 25.06 10.054.062.192 28.1 8.702.127.246 21.9
3.Hàng tồn kho 16.877.189.311 48.17 13.327.109.526 37.25
19.907.524.812
50.1
4.TSLĐ khác 1.151.490.109 3.29 188.564.667 0.53 159.361.387 0.4
II.TSCĐ-ĐTDH 7.587.551.942 21.66 9.553.168.725 26.7 8.078.960.909 20.3
1.Tài sản cố định 7.557.551.942 21.57 9.343.107.815 26.12 8.048.960.909 20.3
2.Chi phí trả trước dài
hạn
0 0 0 0 0 0

3.Bất động sản đầu tư 0 0 180.060.910 0.5 0 0
4. Đầu tư tài chính dài
hạn
30.000.000 0.09 30.000.000 0.08 30.000.000 0.08
TỔNG TÀI SẢN 35.036.974.385 100 35.774,881.174 100
39.717.286.577
100
B/NGUỒN VỐN 0
I.NỢ PHẢI TRẢ 14.877.467.250 42.46 15.041.353.046 42.04
18.015.463.408
45.4
1.Nợ ngắn hạn 13.329.165.156 38.04 12.182.813.929 34.05
16.234.480.019
40.9
2.Nợ dài hạn 1.452.027.830 4.14 2.858.539.117 7.99 1.780.983.389 4.5
3.Nợ khác 96.274.264 0.27 0 0 0 0
II.NGUỒN VCSH 20.159.507.135 57.54 20.733.528.128 57.96
21.701.823.169
54.6
1.Nguồn vốn và quỹ 20.211.358.756 57.69 20.741.590.034 57.98 21.674.597.455 54.6
2. Nguồn kinh phí -51.851.621 -0.15 -8,061,906 -0.02 27.225.714 0.07
TỔNG NGUỒN VỐN 35.036.974.385 100 35.774.881.174 100
39.717.286.577
100
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
- Tài sản:
Dựa vào bảng phân tích trên ta có thể đánh giá như sau: Tổng tài sản của Công
ty đều tăng trong 3 năm. Cụ thể cuối năm 2007, giá trị của tổng tài sản của Công ty
là 35.036.974.385 đồng, nhưng đến năm 2008 thì tăng nhẹ lên là 35.774.881.174
đồng và năm 2009 là 39.717.286.577 đồng. Sự gia tăng của tổng tài sản xuất phát từ

sự biến động của từng loại tài sản trong công ty, cụ thể là:
+ VỀ TSLĐ & ĐTNH:
Đối với TSLĐ & ĐTNH của Công ty thì có sự biến động chiếm một tỷ trọng
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
14
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
lớn trong tổng tài sản của Công ty, luôn lớn hơn 73%. Cụ thể là: Cuối năm 2007 tỷ
trọng TSLĐ là 78,34% với mức giá trị là 27.449.422.443 đồng thì đến 2008 tỷ trọng
TSLĐ đã tăng lên 73.3% với mức giá trị là 26.221.712.449 đồng và đến cuối năm
2009 là 79.7% với mức giá trị là 31.638.352.668 đồng. Những nhân tố khiến cho
TSLĐ & ĐTNH có sự biến động và luôn ở mức cao hơn so với TSCĐ& ĐTDH
trong tổng tài sản là:
● Khoản phải thu biến động và có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2007
khoản phải thu chiếm 25.06% trong tổng tài sản và đến năm 2008 thì chiếm 28.1%
và nó đã chiếm 21.9% trong năm 2009. Sự biến động của khoản phải thu chủ yếu do
sự biến động của khoản phải thu khách hàng. Ở năm 2008, so với năm 2007 tăng
giá trị này tăng lên là 1.470.867.882 đồng. Tuy nhiên ở năm 2009 so với 2008 thì
nó đã giảm xuống 1.351.934.944 đồng. Điều này cho thấy việc khắc phục tình trạng
giải quyết hoạt động thu hồi các khoản phải thu khá hiệu quả.
● Hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản và luôn biến đổi
trong 3 năm. Cụ thể, năm 2007 chiếm 48,17% trong tổng tài sản nhưng tỷ trọng này
có giảm xuống vào năm 2008 với tỷ trọng 37,25% và năm 2009 lại tăng mạnh với
tỷ trọng là 50.1%. Hàng tồn kho luôn ở mức cao làm cho tốc độ quay vòng của vốn
lưu động giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đồng vốn trong công ty. Nguyên
nhân cơ bản của việc tồn kho luôn ở mức cao là do đặc điểm sản xuất của Công ty
từ trước đến nay là chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng nên nhu cầu dự trữ là rất lớn.
+ Về TSCĐ & ĐTDH:
Đối với TSCĐ& ĐTDH trong 3 năm qua tăng rồi lại giảm. Cụ thể là: Năm
2008 là 9.553.168.725 đồng chiếm tỷ trọng là 26.7% cao nhất so với năm 2007 và
2009 lần lượt là 7.587.551.942 đồng (21.66%) và 8.078.960.909 đồng (20.3%).

Việc tăng (giảm) của TSCĐ & ĐTDH chủ yếu là do sự tăng giảm của TSCĐ,
cụ thể: Năm 2007 với giá trị là 7.557.551.192 đồng, chiếm tỷ trọng 21,57% và tăng
mạnh trong năm 2008 với giá trị là 9.343.107.815 đồng chiếm 26,12%. Sau đó lại
giảm xuống vào năm 2009 với giá trị là 8.048.960.909 đồng chiếm 20.3%. Việc
tăng lên rồi giảm xuống của TSCĐ là do sự mở rộng và thu hẹp của máy móc, trang
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
15
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
thiết bị nhằm mang lại tối đa sự hiệu quả cho công ty trước sự biến động của nhu
cầu thị trường.
Đứng trước một thị trường thực phẩm với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như
hiện nay, sự tăng giảm về TSCĐ cũng không có gì là khó hiểu, điều này thể hiện sự
nhạy bén, kịp thời trong kinh doanh. Tuy nhiên, lại có sự phân bổ không đồng đều
về tỷ trọng tài sản, TSLĐ & ĐTNH luôn chiếm tỷ trọng cao, trong đó lượng tồn kho
luôn giữ tỷ trọng cao nhất, nhưng bên cạnh đó công ty đã có chính sách thu nợ khá
tốt trong năm qua.
- Nguồn vốn:
Dựa vào bảng phân tích về nguồn vốn ta thấy nguồn vốn của Công ty không
ngừng tăng lên trong 3 năm qua. Cụ thể, năm 2007 là 35.036.974.385 đồng, nhưng
tới năm 2009 là 39.717.286.577 đồng. Sự gia tăng này xuất phát từ sự biến động ở
cả hai loại vốn, đó là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó:
+ Nợ phải trả của Công ty có xu hướng gia tăng nhưng tăng nhẹ trong 2 năm
đầu năm 2007 là 14.877.467.250 đồng, chiếm tỷ trọng 21,57%. Sang năm 2008 thì
giá trị nợ phải trả là 15.041.353.046 đồng, chiếm tỷ trọng là 42,04%. Nhưng sang
năm 2009 chỉ số này là 18.015.463.408 đồng chiếm 45,,5% tỷ trọng. Sự gia tăng
của nợ phải trả chủ yếu là do sự gia tăng của nợ ngắn hạn tăng mà trong đó phần
lớn là vay ngân hàng. Điều này cho thấy, tính tự chủ về tài chính của Công ty thấp,
vốn kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay. Một trong những
nguyên nhân gây nên tình trạng này là nhu cầu mở rộng sản xuất.
+ Nguồn vốn của Công ty cũng vậy không ngừng tăng lên trong 3 năm qua.

Thể hiện ở chỗ, năm 2007 chiếm tỷ trọng là 57,54% tương ứng với mức giá trị là
20.159.507.135 đồng và tăng nhẹ vào năm 2008 với tỷ trọng là 57.96% tương ứng
với mức giá trị là 20.733.528.128 đồng và đã tăng lên vào năm 2009 là
21.701.823.169 đồng nhưng tỷ trọng chỉ còn 54.6%. Sự gia tăng của nguồn vốn chủ
sở hữu này trong 3 năm là do sự gia tăng của các quỹ và đặc biệt là sự gia tăng của
lợi nhuận chưa phân phối. Cụ thể, lợi nhuận chưa phân phối tăng từ 2.349.283.096
đồng năm 2007 lên 2.733.79.034 đồng năm 2008 và năm 2009 là 3.066.797.455
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
16
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
đồng. Tất cả những điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
có xu hướng tăng lên, có kết quả tốt dẫn đến lợi nhuận của các cổ đông ngày càng
tăng, các thành viên trong công ty tin vào tình hình hoạt động kinh doanh của Công
ty nên họ sẽ tăng đầu tư vào Công ty và kết quả là nguồn vốn chủ sở hữu của Công
ty ngày càng tăng.
Nhìn chung, Trong 3 năm qua nguồn vốn của Công ty đều có sự biến động
đặc biệt là sự gia tăng của nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này đã cho thấy tình hình
hoạt động kinh doanh của Công ty đang có xu hướng tốt, các cổ đông tin vào hoạt
động của Công ty và quyết định đầu tư mạnh.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
giai đoạn 2007 – 2009
3.1. Kết quả về sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định uy tín của công ty đối
với người tiêu dùng. Chính vì vậy mà công ty không chỉ chú ý đến cải tiến tính
năng, bao bì của sản phẩm mà công ty rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Để
đưa ra một quyết định có sản xuất một sản phẩm nào đó hay không, công ty thử
nghiệm sản phẩm qua rất nhiều công đoạn: từ sản xuất mẫu thử nghiệm, cảm quan,
tổ chức test đối với người tiêu dùng…Khi sản phẩm đạt yêu cầu được sự chấp nhận
của người sử dụng mới quyết định sản xuất hàng loạt. Không chỉ dừng lại ở đó, khi
tung sản phẩm ra thị trường, tiến hành thu thập lại các ý kiến phản hồi của khách

hàng thông qua hệ thống nhân viên thị trường của công ty, để có những điều chỉnh
hợp lý, đáp ứng mọi mong muốn của người tiêu dùng. Điều này càng tạo nên sự gắn
bó khăng khít hơn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đây cũng chính là động
lực thúc đẩy công ty phát triển. Công ty sản xuất chủ yếu là mặt hàng bột canh,
muối sạch, xúc xích tươi, xúc xích tiệt trùng…
3.1.1. Bột canh
- Khái niệm: Bột canh được hiểu là loại gia vị để tẩm ướp, chấm các loại thực phẩm
trước khi nấu, trong khi ăn, để tăng cường vị cho các loại canh mà không cần dùng
đến các phụ gia khác, giúp người ăn tăng cảm giác ngon miệng.
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
17
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
- Các thành phần chính trong sản phẩm bột canh:
+ Nguyên liệu chính: Muối nghiền sấy
+ Phụ gia, gia vị: Đường, mì chính, hành, bột tỏi, chất điều vị, Kali iot date, hạt
tiêu, bột ớt.
Ngoài ra, tùy từng công ty tùy từng sản phẩm, các công ty có thể bổ xung các
vi chất khác phù hợp với nhu cầu thị trường như iot, chất sơ, vitamin… Các thành
phần trên khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra loại gia vị tổng hợp, thơm ngon hấp dẫn.
Khi kết hợp với nhau, bột canh sẽ tạo thành ba màu chính: Trắng hồng, trắng ngà,
trắng xám, có vị mặn ngọt đặc trưng của sản phẩm, trạng thái khô rời. Ngoài ra có
thể tạo ra màu đỏ khi lượng ớt nhiều. Trong ba màu trên, màu được ưa thích là màu
trắng ngà.
Một thành phần được người tiêu dùng rất quan tâm là thành phần mì chính
trong bột canh. Hàm lượng mì chính cho phép là 10 – 15% khối lượng chất khô.
Thông thường, người ta dùng hai loại mì chính để cho vào là mì chính cánh to hoặc
mì chính cánh nhỏ. Loại mì chính cánh nhỏ được ưa thích hơn do tạo ra vị ngọt
thanh hơn, trộn đều hơn với các thành phần khác. Một lý do khác là mì chính cánh
nhỏ thường đắt tiền hơn. Nhiều công ty để giảm giá thành đã thay bằng các loại bột
ngọt tổng hợp khác.

3.1.2. Muối sạch
- Khái niệm: Giống như bột canh muối là một loại gia vị được dùng để tẩm
ướp, chấm các loại thực phẩm khi chế biến, trong khi sử dụng. Ngoài ra, ở các nước
phát triển muối còn nhiều công dụng khác như chữa bệnh, làm đẹp… Tuy nhiên tùy
từng khu vực địa lý, tùy từng công nghệ chưng cất sẽ tạo ra chất lượng muối khác
nhau. Ở Việt Nam các tỉnh miền bắc kéo dài đến hết Thanh Hóa sẽ tạo ra muối
ngọt, từ Nghệ An trở vào trong sẽ tạo ra nguồn muối mặn.
Muối sạch là muối không có lẫn tạp chất, đất, cát… Các thành phần hóa học
( sắt, ôxi, canxi, thạch tín…) ở mức cho phép. Loại muối này dùng rất phổ biến
trong y học, cho nhu cầu chế biến công nghiệp thực phẩm đóng gói hay nhu cầu ăn
uống hàng ngày
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
18
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
- Điều kiện của sản phẩm muối thượng hạng: Hàm lượng muối ( Nacl ) là
98%, độ ẩm dưới 5%, hàm lượng các ion: ion Ca
2+
nhỏ hơn 0.15%, ion Mg
2+
nhỏ
hơn 0.1%, ion SO
4
nhỏ hơn 0.3%
- Màu sắc: Trắng, trắng trong, trắng ánh xám, trắng ánh hồng. Trong đó, màu
sắc được ưa thích nhất là màu trắng, trắng trong.
- Mùi vị: Không mùi, dung dịch muối 5% có độ mặn cần thiết, không có vị lạ.
- Hình dạng bên ngoài: Khô ráo, sạch sẽ
3.1.3. Xúc xích
- Khái niệm: Xúc xích là món ăn trộn thịt bằm nhỏ, mỡ, muối và các loại gia
vị khác nhau, đôi khi thêm vào đó các thành phần của bộ đồ lòng, huyết, da rồi dồn

vào ruột thiên nhiên hay các loại bọc nhân tạo. Sau đó đem tất cả đi hong khói, làm
nóng, phơi khô hay treo lên cho chin mùi.
Thời điểm khởi đầu, xúc xích là món ăn tàng trữ theo nhu cầu thiết yếu do du
thừa. Xuc xích được nhồi tiết, nhồi gan…rồi cải thiện hơn, nhồi với thịt bằm sơ
hoặc cắt nhỏ. Sau này, nhồi với thịt nghiền mịn như chả lụa được giã nhuyễn. Sau
đó được để lên men, xông khói để bảo quản.
Xúc xích hiện nay đa số làm từ thịt hỗn hợp thịt heo, bò, có khi làm từ thịt
gà, cá, tôm và cả xúc xích chay làm từ đậu nành. Thịt và gia vị được nhồi trong ruột
xúc vật, xông khói hoặc lên men để bảo quản được lâu.
Bao xúc xích rất đa dạng, có loại được nhồi trong ruột súc vật, chẳng hạn xúc
xích Frankfurter dùng ruột cừu. Cũng có loại dùng ruột heo, một số xúc xích khác
dùng bao collagen, làm từ da bò. Hai loại bao xúc xích trên, ruột thú vật và collagen
có thể ăn được và cho cảm giác sựt và dai.
Một loại xúc xích khác rất phổ biến được làm bằng plastic xanh, đỏ, vàng…
Bao plastic có hai loại: Loại chịu nhiệt và loại thường. Loại bao chịu nhiệt sau khi
nhồi thịt nghiền mịn và gia vị, đem đun ở nhiệt độ trên 120
o
C (tiệt trùng tương tự
như thịt hộp). Ưu điểm của xúc xích tiệt trùng là có thể bảo quản ở nhiệt độ thường
vài tháng, nhưng do sử lý ở nhiệt độ cao nên cấu trúc cũng như vị không còn những
nét đặc trưng như xúc xích thông thường.
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
19
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
- Các thành phần cấu tạo nên xúc:
+ Nguyên liệu: Thịt nạc vai, thịt bò lột (nạc bò), thịt ba chỉ dưới bỏ bì (hoặc
thịt khác…)
+ Phụ gia: Muối ăn, Sodium Nitrite
+ Hương liệu: Hương xúc xích
Như vậy, thành phần chính cấu tạo nên xúc xích là thịt, hương liệu. Khi sử

dụng tỷ lệ thịt, hương liệu khác nhau sẽ cho ra những sản phẩm khác nhau rất nhiều.
Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất xúc xích là công nghệ, bí quyết sản
xuất. Tùy từng khu vực khác nhau, sử dụng các thành phần khác nhau mà cho ra các
loại xúc xích khác nhau. Người ta thống kê có đến hơn 1500 loại xúc xích.
Trong giai đoạn 2005 – 2009, công nghệ sản xuất sản phẩm của TBF đã
được cải thiện và được đầu tư lớn:
Đối với hàng gia vị: Những năm đầu sản xuất, do yêu cầu không phức tạp về
công nghệ sản xuất nên công ty đã sử dụng các thiết bị đơn giản thủ công. Nhưng
những năm gần đây, đặc biệt là năm 2009, TBF đã sử dụng thiết bị sử dụng thiết bị
tự động hóa tốt nhất như máy trộn máy đóng gói.
Đối với hàng xúc xích tiệt trùng: TBF sử dụng thiết bị hiện đại nhất trên thị
trường Việt Nam cho ngành hàng xúc xích tiệt trùng. Thiết bị có thể sản xuất ra các
mặt hàng với chế độ essy open, giúp quá trình sử dụng của khách hàng được thuận
tiện.
Đối với hàng xúc xích tươi TBF sử dụng công nghệ được nhập khẩu từ Châu
Âu. Tuy nhiên, đặc thù của ngành xúc xích tươi ngoài thiết bị hiện đại còn do bí
quyết công nghệ sản xuất truyền thống. Ý thức được vấn đề này, TBF đã sử dụng
các chuyên gia đến từ Séc (Một trong những nước có truyền thống lâu đời về hàng
xúc xích) để trực tiếp sản xuất và chuyển giao bí quyết công nghệ. Ngoài ra, TBF
đang áp dụng tiêu chuẩn HACCP 22000 – 2005 để sản xuất ra các sản phẩm đồng
bộ, chất lượng cao thỏa mãn các yêu cầu về an toàn vệ sinh.
Đối với nguyên vật liệu: Công ty nhập nguyên vật liệu chất lượng cao thỏa
mãn các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng: Mì chính được mua của Ajinomoto, Vedan.
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
20
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
Muối được mua từ các vùng muối danh tiếng và nhập khẩu. Thịt sạch được mua khi
còn tươi. Trứng sạch được mua trực tiếp từ các trang trại … Các nguyên liệu khác
còn lại như giấy bao bì, hương liệu … đều được nhập từ các nước có nền công
nghiệp phát triển.

So sánh giữa sản phẩm của công ty với sản phẩm của công ty khác:
So với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, sản phẩm của công ty có những đặc
điểm sau:
- Sản phẩm bột canh:
Bảng 7: Bảng so sánh giữa sản phẩm bột canh của công ty với sản phẩm
của công ty khác
Sản phẩm TBF Sản phẩm khác
Sử dụng muối biển Việt Nam đã qua hệ
thống sử lý rửa, lọc, sấy nghiền tách tạp
chất, khử được độ mặn chátcuar muối.
Trong muối biển chứa rất nhiều khoáng
chất vi lượng có lợi cho sức khỏe.
Sử dụng muối nhập Trung Quốc có độ
mặn cao. Lẫn một số muối khác không
tốt cho cơ thể khi ăn. Nguyên liệu không
chứa khoáng chất cần thiết có lợi cho
sức khỏe.
Sử dụng gia vị hạt tiêu, lá hành chất
lượng cao, rất dậy mùi đặc trưng của sản
phẩm
Ít cơ sở sử dụng gia vị chất lượng cao
Chỉ sử dụng mì chính làm chất điều vị Sử dụng chất siêu ngọt làm chất điều vị
Ngon hơn khi sử dụng làm đồ chấm Chủ yếu sử dụng làm đồ nấu
Nhược điểm: Mặn hơn so với một số sản phẩm khác khi nấu nhưng công ty
đã khắc phục được nhược điểm từ tháng 10 năm 2009. Sản phẩm của công ty chỉ
kém Hải Châu về độ nhạt, còn hơn hẳn các sản phẩm khác (đã test thử). Nhưng
điểm tốt hơn là sử dụng nguyên liệu muối biển rất có lợi cho sức khỏe của người
tiêu dùng (Theo tài liệu của các nhà khoa học ngành muối).
- Sản phẩm xúc xích:
Bảng 8: Bảng so sánh giữa sản phẩm xúc xích của công ty với sản phẩm

của công ty khác
Sản phẩm TBF Sản phẩm khác
Nguyên liệu thịt tươi 100% Nguyên liệu đông lạnh
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
21
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
Màng bọc từ động vật. Hàng xúc xích
tiệt trùng dễ dàng sử dụng.
Màng bọc tổng hợp
Hương liệu sử dụng có nguồn gốc từ
thiên nhiên, nhập ngoại từ EU.
Hương liệu sử dụng bằng hóa học (nhân
tạo)
Tạo hương khói bằng gỗ hun (gỗ sồi
nhập ngoại)
Tạo hương khói bằng hương khói nhân
tạo (đã khảo sát)
Sản phẩm mang mùi thơm đặc trưng từ
thiên nhiên
Sản phẩm mang mùi thơm của phụ gia

Sản phẩm của công ty có rất nhiều ưu điểm, được người tiêu dùng tin tưởng
và sử dụng. Tuy vẫn còn những nhược điểm nhưng công ty đã biết khắc phục những
nhược điểm đó. Công ty luôn hướng đến một sản phẩm có chất lượng cao, an toàn
cho người sử dụng và có lợi cho sưc khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy mà sản phẩm
của công ty được rất nhiều người ưa thích và tiêu dùng.
3.2. Kết quả về thị trường
Trong giai đoạn 2005 -2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn sản
phẩm mới xâm nhập thị trường, vì trong giai đoạn này người tiêu dùng chưa biết về
sản phẩm của công ty, đặc biệt là đối với sản phẩm của TBF thì chưa từng có

thương hiệu trên thị trường. Do đó, công ty phải sử dụng biện pháp chào hàng, bao
phủ hàng hóa theo chiều rộng, càng nhiều cửa hàng có sản phẩm của công ty thì
càng đạt yêu cầu.
Các chương trình hỗ trợ bán hàng trong thời điểm này cũng chỉ dừng lại ở
mức đơn vị tính nhỏ, nhằm kích thích các cửa hàng lấy thử hàng để bày và bán sản
phẩm của công ty. Tốc độ bán sản phẩm ra từ các cửa hàng cũng hạn chế. Nhân
viên bán hàng cần phải nỗ lực tìm kiếm và khai thác các điểm bán nhỏ lẻ nhằm hiện
diện sản phẩm trên nhiều cửa hàng nhất có thể.
Đến nay,công ty đã triển khai phát triển thị trường ra nhiều khu vực, cụ thể
là: Hà Nội, Nam Hà Nội, Đông Bắc, Tây Bắc…
- Khu vực Hà Nội: Công ty khai thác và triển khai thị trường ở một số địa
điểm sau:
+ Quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng: Do anh Vũ Việt Hưng là quản lý
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
22
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
+ Quận Đống Đa, Ba Đình: Do anh Bùi Anh Tuấn là quản lý
+ Quận Thanh Xuân, Hà Đông: Do anh Bùi Tuấn Anh là quản lý
+ Quận Hoàng Mai, Thanh Trì, Phú Xuyên: Do anh Vũ Quang Đặng là quản lý
+ Quận Cầu Giấy, Từ Liêm, Tây Hồ: Do anh Nguyễn Quốc Bình là quản lý
+ Quận Long Biên, Gia Lâm: Do anh Vũ Việt Tiệp là quản lý
+ Huyện Đông Anh, Sóc Sơn: Do anh Vũ Việt Tiệp là quản lý
- Khu vực Nam Hà Nội: Công ty khai thác và triển khai thị trường ở một số
địa điểm sau:
+ Thái Bình: Do anh Phạm Văn Hiệp là quản lý
+ Nam Định: Do anh Lâm Công Ty là quản lý
+ Thanh Hóa: Do anh Ngô Chí Thông là quản lý
+ Nghệ An: Do anh Nguyễn Thế Trường là quản lý
+ Hà Tĩnh: Do anh Hoàng Hợi là quản lý
+ Quảng Bình: Do anh Hoàng Hợi là quản lý

- Khu vực Đông Bắc: Công ty khai thác và triển khai thị trường ở một số địa
điểm sau:
+ Hải Dương: Do anh Dương Mạnh Thoan là quản lý
+ Hải Phòng: Do anh Phạm Như Hùng là quản lý
+ Hạ Long: Do anh Nguyễn Văn Việt là quản lý
- Khu vực Tây Bắc: Công ty khai thác và triển khai thị trường ở một số địa
điểm sau:
+ Thái Nguyên: Do anh Phan Văn Minh là quản lý
+ Vĩnh Phúc: Do anh Phan Văn Quang là quản lý
+ Việt Trì: Do anh Phan Văn Quang là quản lý
+ Yên Bái: Do anh Nguyễn Việt Cường là quản lý
+ Sơn Tây: Do anh Đinh Văn Hà là quản lý
+ …
3.3. Kết quả về doanh thu – lợi nhuận
Bảng 9: Kết quả kinh doanh trong 3 năm 2007, 2008 và 2009 của công ty
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
23
Chuyên đề thực tập Khoa: QTKDTH
ĐVT: Đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2007 2008 2009
1 Tổng doanh thu 54.195.234.973
57.895.012.66
9 63.860.824.234
2 Các khoản giảm trừ 0 0 0
3 Doanh thu thuần (1-2) 54.195.234.973
57.895.012.66
9 63.860.824.234
4 Giá vốn hàng bán 48.561.610.966 50.568.480.115 54.850.562.664

5 LN gộp (3-4) 5.633.624.007 7.326.532.554 8.875.261.570
6 Doanh thu hoạt động tài chính 18.958.244 26.804.997 95.639.277
7 Chi phí tài chính 494.811.151 602.751.611 949.590.319
8 Chi phí bán hàng 1.301.205.102 1.979.477.821 2.516.635.786
10 Chi phí quản lý Doanh nghiệp 1.447.231.995 1.738.646.492 2.107.156.655
11 LN từ HĐKD(5+6-7-8-9) 2.409.334.003 3.032.461.627 3.397.518.087
12 Thu nhập khác 187.121 4.809.524 9.761.905
13 Chi phí khác 0 0 0
14 Lợi nhuận khác(12-13) 187.121 4.809.524 9.761.905
15 Lợi nhuận trước thuế 2.409.521.124 3.037.271.151 3.407.279.992
16 Thuế 60.238.028 303.481.117 340.482.537
17 Lợi nhuận sau thuế 2.349.283.096 2.733.790.034 3.066.797.455
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007, 2008, 2009)
Ta nhận thấy Tổng doanh thu qua 3 năm có sự tăng trưởng rõ rệt các năm. Giá
trị tăng lên của năm 2009 so với 2008 tăng gần như gấp đôi so với giá trị tăng thêm
của năm 2008 so với năm 2007. Điều này chứng tỏ, công ty có một chiến lược khá
tốt trong dài hạn, có một chính sách kinh doanh rõ ràng. Đứng trước nhiều đối thủ
“đàn anh” trong ngành thực phẩm như Hải Châu, Hải Hà, Đức Việt… nhưng công
ty đã xác định đúng thị trường của mình, xác định đúng khách hàng mục tiêu của
mình.
- Giá vốn hàng bán qua các năm đều có sự biến động bởi do hầu hết các
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đều phải nhập từ nước ngoài và chịu sự tác
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
24

×