Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Heung Woo ViNa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.02 KB, 39 trang )

bộ giáo dục và đào tạo

luận văn tốt nghiệp
Đề tài:
một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức
bộ máy quản lý tại công ty tnhh heung woo vina
Giáo viên h ớng dẫn : ts. đoàn hữu xuân
Sinh viên thực hiện : đào văn vinh
MSV : 07a11483
Lớp : ql12.09
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
MỤC LỤC
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
2
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì ngoài các điều kiện cần thiết như: Vốn kinh doanh,
chiến lược kinh doanh…. đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý phù hợp với quy mô và tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đó. Nó là điều kiện đủ quyết định sự thành công của mỗi
doanh nghiệp trên thương trường. Tương lai của các doanh nghiệp chủ yếu
nằm trong tay các cán bộ quản lý và lãnh đạo trong doanh nghiệp. Nói như
vậy không có nghĩa là phủ nhận vai trò của công nhân viên của doanh nghiệp.
Công nhân viên cũng đóng một vai trò quan trọng nhưng quyết định vẫn ở đội
ngũ lao động quản lý.
Do cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có vai trò và ảnh hưởng lớn tới sự tồn
tại của mỗi doanh nghiệp, nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH
Heung Woo ViNa em đã chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ


chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Heung Woo ViNa" làm đề tài cho
luận văn tốt nghiệp của mình. Với mong muốn vận dụng kiến thức đã học để
tìm hiểu và đề ra những biện pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý của Công ty.
Luận văn của em gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH Heung Woo ViNa
Chương 2: Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tại
TNHH Heung Woo ViNa.
Đây là một đề tài khó, đòi hỏi sự hiểu biết và sâu rộng cả về lý thuyết
cũng như kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, dù đã cố gắng nhưng chắc chắn luận
văn của em còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các
thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Tiến sĩ Đoàn Hữu
Xuân, giáo viên hướng dẫn, cán bộ công nhân viên trong công ty, đã giúp em
hoàn thành luận văn này.
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
1
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HEUNG WOO VINA
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Heung
Woo ViNa
- Công ty TNHH Heung Woo ViNa được thành lập theo giấy phép đầu
tư số 191033000147 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 04/09/2009. Công ty
TNHH Heung Woo ViNa là chi nhánh của công ty xây dựng Heung Woo có
trụ sở tại thành phố Pusan, Hàn Quốc. Là một trong những công ty xây dựng
hàng đầu của Hàn Quốc. Được thành lập từ năm 1976 với tổng số vốn là 37

triệu đô la Mỹ, doanh thu hàng năm là lên tới 115 triệu đô la Mỹ và số nhân
viên là 230 người. Công ty Heung Woo Vina được thành lập ở Việt Nam
nhằm phục vụ cho các dự án làm đường xuyên Á Nội Bài - Lào Cai cũng như
các dự án làm đường khác tại Việt Nam.
Tên công ty: Công ty TNHH Heung Woo ViNa
Tên giao dịch: Heung Woo ViNa company limited
Tên viết tắt: Heung Woo ViNa
Địa chỉ: số 11, Lô S10, Khu đô thị chùa Hà Tiên, phường Liên Bảo,
Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Điện thoại cố định: 02113728745
Điện thoại di động: 0989645600
Fax: 02113758747
Email:
Web: www.heungwooo.co.kr
II. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Heung Woo ViNa
* Chức năng
- Thi công, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, công trình công
nghiệp, công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật.
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
2
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
- Cho thuê máy móc, thiết bị dùng trong xây dựng
- Sản xuất bê tông dùng trong xây dựng.
* Nhiệm vụ
- Khai thác, sản xuất, vận chuyển khoáng sản và vật liệu xây dựng để
cung cấp, phục vụ cho việc xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp,
dân dụng. Cung cấp các cấu kiện bê tông đúc sẵn, cấu kiện thép, biển cảnh
báo, biển hiệu giao thông.

- Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận tích lũy và mở rộng sản xuất. Thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách,
chủ trương của Nhà nước, của công ty trên các mặt quản lý.
- Thực hiện pháp lệnh thống kê kế toán của nhà nước, hoàn thành nghĩa
vụ với công ty.
- Từng bước đổi mới cơ sở thiết bị kỹ thuật dựa trên cơ sở hiệu quả sản
xuất để nâng cao năng suất, kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Đảm bảo an toàn lao động, sản xuất, giữ vững an ninh, chính trị tạo
môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
* Lĩnh vực hoạt động
- Khai thác, sản xuất, vận chuyển khoáng sản và vật liệu xây dựng.
- Nổ phá đá phục vụ xây dựng cho các công trình.
- Kinh doanh xi măng.
- Kinh doanh cấu kiện bêtông đúc sẵn, cấu kiện thép, biển cảnh báo, biển
hiệu giao thông đường sắt, đường bộ.
- Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng.
III. Đặc điểm các nguồn lực
1. Đặc điểm nguồn nhân lực (bảng 1)
Nguồn nhân lực của công ty hiện nay là có 340 người. Phân theo tính
chất lao động thì số lao động gián tiếp trong Công ty chiếm 14,36% trong
năm 2009 so với tổng số lao động nhưng đến năm 2010 thì tỷ lệ này chỉ còn
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
3
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
12,6% tương đương với 22 người trong 2 năm. Trong khi đó số lao động trực
tiếp cũng giảm nhanh.
Đội ngũ lao động gián tiếp của Công ty được đào tạo phần đông tại các
trường đại học và cao đẳng như: Kinh tế quốc dân, xây dựng giao thông vận

tải, tài chính kế toán, cao đẳng công nghiệp. Nhiều người đã qua đào tạo
chuyên ngành. Đội ngũ lao động gián tiếp này đã đáp ứng đủ các kỹ năng cần
thiết về trình độ chuyên môn, năng động, sáng tạo, ham hiểu thị trường trong
nước cũng như quốc tế.
- Theo giới tính lao động nam chiếm nhiều hơn nữ. Do công ty hoạt
động trong lĩnh vực khai thác, sản xuất vật liệu và xây dựng công trình nên
đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân lành nghề và có sức khỏe để có thể theo
các công trình thi công.
- Theo trình độ: Về chất lượng của lực lượng lao động, công ty cũng
không ngừng cải thiện trình độ tay nghề của công nhân. Thể hiện qua việc lực
lượng có trình độ đại học và cao đẳng ngày càng tăng. Số lao động có trình độ
thấp hơn cũng giảm dần.
- Theo độ tuổi: Tuổi đời bình quân của các cán bộ công nhân trong công
ty là 38 tuổi, chiếm số đông là lao động trẻ, có năng lực chuyên môn, có kinh
nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất, tổ chức điều hành trong quá trình tham gia
thi công các dự án, công trình trong nước và các nước bạn Lào, Campuchia.
Ngoài ra công ty cũng quan tâm đến những hoạt động đời sống của cán bộ,
công nhân viên.
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
4
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
Bảng 1: Cơ cấu lao động
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2010/2009
Số LĐ
Tỷ

trọng %
Số LĐ
Tỷ
trọng %
Số tuyệt
dối
%
Tổng số lao động 362 100 340 100 22 93,92
Trong đó:
1. Phân theo tính chất

+ Gián tiếp 52 14,36 48 12,65 4 92,30
+ Trực tiếp 310 85,64 297 87,35 13 95,80
2. Phân theo giới tính
+ Nam 250 69,06 245 72,05 5 98
+ Nữ 112 30,94 95 27,95 17 84,82
3. Phân theo trình độ
+ Đại học - Cao đẳng 127 35,09 134 39,42 -7 105,51
+ Trung cấp - CN kỹ thuật 181 50 170 50 11 93,92
+ PTTH và LĐPT 54 14,91 36 10,58 18 66,66
4. Phân theo độ tuổi
+ Từ 18 - 25 54 14,91 51 15 3 94,44
+ Từ 26 - 35 123 34,25 116 34,11 7 94,30
+ Từ 36 - 45 101 27,90 95 27,95 6 94,05
+ Từ 46 trở lên 83 22,94 78 22,94 5 93,97
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
2. Đặc điểm về vốn (bảng 2)
Qua bảng cơ cấu vốn của công ty, cho thấy tổng vốn kinh doanh trong
năm 2010 giảm so với 2009 là (-536.820,34).
- Theo tính chất: Tổng vốn chia thành 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu

động. Qua bảng số liệu, ta thấy tổng vốn kinh doanh năm 2010 giảm 1%, nếu
năm 2009 là 86.545.454,21 nghìn đồng thì năm 2010 chỉ còn 86.008.633,9
nghìn đồng, tổng vốn kinh doanh năm 2010 là 86.008.633,9 giảm 536.820,3
nghìn đồng, với tốc độ giảm 6.63%. Trong đó vốn cố định sử dụng năm 2010
là 23.761.157,6 nghìn đồng, giảm 1.264.539,3 nghìn đồng, giảm 5,06% so với
năm 2009. Điều này cho thấy, sau khi cổ phần hóa thì vốn lao động của Công
ty đã giảm so với những năm trước. Và vốn cố định đã tăng nhanh hơn những
năm trước với sự sắp xếp lại cơ cấu, tăng nguồn vốn kinh doanh cho doanh
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
nghiệp.
- Theo sở hữu: dựa vào bảng thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty hiện
nay chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn cụ thể là chiếm 5,2% và
còn lại là nguồn vốn vay, điều này cho thấy việc sử dụng nguồn vốn đi vay
lớn thì công ty phải trả tiền vay, chi phí lãi vay và như thế sẽ giảm hiệu quả
sử dụng nguồn vốn lưu động. Trong khi nguồn vốn chủ sở hữu giảm dần qua
các năm, năm 2010 giảm 0,61% trong khi đó thì nguồn vốn vay lại tăng lên
theo từng năm.
Ngoài ra, trong công ty việc hạch toán các công trình, các dự án kinh
doanh của công ty cũng hoạt động theo đúng pháp luật. Công ty tổ chức huy
động nguồn vốn hợp lý, sử dụng vốn linh hoạt và tiết kiệm, phù hợp với diễn
biến của công ty, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoạt
động có hiệu quả cao.
Bảng 2: Cơ cáu vốn và nguồn vốn của Công ty
Đơn vị: Nghìn đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch 2010/2009

Số
tuyệt đối
%
1 Tổng vốn kinh doanh
86.545.454,
2
86.008.633,
9
536.820,3 93,37
2
* Phân theo nguồn hình
thành
3 + Vốn vay 80.555.552,8
80.066.306,
0
489.216,8 99,39
4 + Nguồn vốn chủ sở hữu 5.989.931,5 5.942.327,9 47.603,6 99,20
5
* Phân theo tính chất sử
dụng
6 + Vốn cố định 25.025.696,8
23.761.157,
6
1.264.539,
3
94,94
7 + Vốn lưu động
61.519.757,
4
62.247.476,

3
-727.718,9 101,18
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
3. Đặc điểm về máy móc trang thiết bị (bảng 3)
Những máy móc trong công ty hiện nay là những máy móc được trang bị
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
6
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
từ khi công ty đi vào hoạt động đã cũ và công ty cần phải đầu tư để mua sắm
mới những dây chuyền sản xuất để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Bảng 3: Danh mục các loại máy móc, trang thiết bị chủ yếu
STT Loại thiết bị ĐVT
Số
lượng
Công
suất
Nước
sản
xuất
Năm sử
dụng
1
Máy xúc đào
máy xúc lật các
loại
Máy 14
2 Ôtô vận chuyển Cái 16

12
÷
15
tấn
3 Tổ hợp nghiền đá Tổ hợp 7
80
÷
120
tấn
4 Máy phát điện Máy 8
120
÷
380
KVA
5 Máy nén khí Máy 9
12
÷
25m
3
/
phút
6 Máy ủi Máy 5 180V
7
Máy dập sóng
day
Máy 3
8 Máy trộn bêtông Máy 7
250
÷
700

lít
9
Dây chuyền
sản xuất vận
chuyển đá
Máy 2
100
÷
150
m
3
/h
10
Các loại thiết bị
thi công khác
Máy
Nguồn: Phòng Vật tư - Thiết bị
IV. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm gần đây
(bảng 4)
- Năm 2010, tổng doanh thu giảm so với năm 2009 là 761,000.0 nghìn
đồng và tương đương với 3.3%. Doanh thu giảm cùng với tổng chi phí nên lợi
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
7
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
nhuận cũng giảm một mức tương ứng. Do nhiều lý do trong năm, các dự án
của công ty và hoạt động khai thác chưa thu được nhiều hiệu quả.
- Lợi nhuận ròng là 111,4% so với năm 2010, tăng với mức cao hơn rất
nhiều. Nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho thấy: Năm 2010 tỷ suất

này cao hơn năm 2009 là 0,13%.
Qua đó thấy rằng, tuy doanh thu của các năm sau giảm nhưng kéo theo
nó chi phí cũng tăng theo là do doanh nghiệp có doanh thu cao nhưng hiệu
quả của hoạt động sản xuất kinh doanh thì lại giảm. Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn kinh doanh thì lại cao hơn những năm trước.
- Tổng giá trị sản lượng trong năm 2010 giảm so với năm 2009. Năng
suất lao động bình quân đã tăng, giảm thất thường qua các năm, năm 2010
tăng cao hơn 2009 là 0.6057 nghìn đồng. Năng suất lao động giảm trong khi
đó thu nhập bình quân lại tăng, năm 2010 cao hơn 2009 là 575 nghìn đồng.
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
8
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 2
năm 2009 - 2010
STT Loại thiết bị ĐVT Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2010/2009
Số
tuyệt đối
%
1
Giá trị tổng
sản lượng
1000đ 24.448.877,5 23.192.566,9 1.256.310,7 94,9
2 Tổng doanh thu 1000đ 22.785.000,0 22.024.000,0 761.000,0 96,6
3
Tổng vốn
kinh doanh

1000đ 86.545.454,2 86.008.633,9 536.820,3 99,4
a. Vốn cố định 1000đ 25.025.696,8 23.761.157,6 1.264.539,3 94,9
b. Vốn lưu động 1000đ 61.519.757,4 62.247.476,3 -727.718,9 101,2
4
Tổng số lao
động
Người 219 225 6 102,7
5 Tổng chi phí 1000đ 20.724.931,0 19.993.319,0 731.612,0 96,5
6 Lợi nhuận ròng 1000đ 1.483.249,7 1.462.090,3 21.159,0 98,6
7 Nộp ngân sách 1000đ 576.819,3 568.590,7 8.229,0 98,6
8
Năng suất
LĐBQ (2/4)/12
1000đ 8.670,09 749,63 -10.569,44 0,078
9
Thu nhập BQ
1 LĐV
Ngđ/thế
giới
2.150,00 2.725,00 -575,0 126,7
10
Lợi nhuận/DT
(6/2)
Chỉ số 0,0651 0,0664 -0.0013 102
11
Lợi nhwnj/VKD
(6/3)
Chỉ số 0,0171 0,0170 -0.00394 330
12
Vòng quay/VLĐ

(3/2b)
Vòng 0,37 0,35 0,02 94.6
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
CHƯƠNG 2
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
9
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
CÔNG TY TNHH HEUNG WOO VINA
I. Mô hình tổ chức của công ty
1. Sơ đồ tổ chức
Nguồn: Phòng Kế hoạch
2. Đặc điểm mô hình tổ chức
Bộ máy quản lý của công ty TNHH Heung Woo ViNa được tổ chức theo
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
10
Đại hội đồng
cổ đông
Hội đồng
quản trị
Giám đốc
Ban Kiểm soát
Phó Giám đốcKế toán trưởng
P. Tài chính
kế toán
P. Tổ chức

hành chính
P. Kế hoạch
kỹ thuật
P. Vật tư
thiết bị
Trạm trộn bê
tông (BP A)
Trạm trộn bê
tông (BP B)
Gói thầu
A1 + A2
Gói thầu
A3
Đ

i

1
Đ

i

2
Đ

i

1
Đ


i

2
Công ty cổ
phần sông Đà
Thăng Long
Công ty Cổ
phần Xây
dựng số 6
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
mô hình trực tuyến chức năng, một mô hình mà được hầu hết các công ty, xí
nghiệp hiện nay đang áp dụng. Điều đó cũng phù hợp với khả năng trình độ
của cán bộ và nhân viên quản lý, bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty và xu thế chung của thời kỳ hiện nay.
Công ty có bốn phòng chức năng đều đặt văn phòng tại trụ sở chính và
bốn phân xưởng tại nơi sản xuất:
- Phòng tổ chức hành chính - Trạm trộn bê tông (BP A)
- Phòng kế hoạch kỹ thuật - Trạm trộn bê tông (BP B)
- Phòng vật tư - thiết bị - Gói thầu A1 + A2 (công ty bán các
gói thầu)
- P. Tài chính - Kế toán - Gói thầu A3 (công ty bán thầu)
Trong mô hình trên thì:
+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý do đại hội cổ đông bầu ra.
+ Ban kiểm soát: Do đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm vụ giám sát,
nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của hội đồng
quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Giám đốc.
+ Giám đốc công ty: Do đại hội cổ đông bầu ra, dưới Giám đốc công ty
có một phó giám đốc, là người giúp việc cho Giám đốc.
+ Kế toán trưởng Công ty: là người giúp giám đốc công ty thực hiện các
pháp lệnh kế toán, thống kê, điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước trong hoạt

động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Các phòng ban của công ty, đứng đầu là các trưởng phòng.
+ Các phân xưởng sản xuất đứng đầu là các Quản đốc và phó quản đốc.
Từ mô hình trên ta có thể rút ra một vài ưu điểm, nhược điểm của
phương thức quản lý của Công ty như sau:
* Ưu điểm: Do được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng cho nên, cơ
cấu tổ chức quản lý của công ty đã khắc phục được một số nhược điểm của cả
hai kiểu cơ cấu trực tuyến và chức năng. Đồng thời, phát huy được những ưu
điểm của cả hai kiểu cơ cấu đó. Cụ thể là:
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
11
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
- Hoạt động quản lý trong Công ty thống nhất từ trên xuống dưới: Giám
đốc công ty điều hành quá trình sản xuất kinh doanh thông qua các văn bản,
các phòng ban chức năng có trách nhiệm thực hiện những văn bản đó.
- Đứng đầu mỗi phòng ban, phân xưởng lần lượt là Trưởng phòng, quản
đốc, công việc của toàn công ty được tiến hành thuận lợi do Giám đốc đã chia
công việc ra thành nhiều phần. Trưởng phòng, Quản đốc sẽ thay mặt cho đơn
vị mình nhận được việc được giao và xếp việc cho nhân viên trong phòng,
phân xưởng mình. Sau đó, trưởng phòng, quản đốc phải theo dõi, đôn đốc
hoạt động của các nhân viên của mình, đồng thời nắm bắt được kết quả hoạt
động của công việc được giao. Kết quả hoạt động của mỗi đơn vị phải báo
cáo cho Giám đốc sau mỗi kỳ hoạt động.
* Nhược điểm
- Cơ chế quản lý của Công ty còn mang nặng tính áp đặt. Giám đốc là
người ra quyết định mà không thông qua biểu quyết. Do đó, nếu quyết định
của Giám đốc mà sai lầm sẽ dẫn đến hậu quả không lường trước được.
- Cơ sở sản xuất của công ty phân tán, địa bàn các cơ sở cách xa nhau,

giao thông liên lạc khó khăn. Trong khi đó, toàn bộ bộ máy quản lý của công
ty lại đặt trụ sở chính tại số 11, Lô s10, đường Nguyễn Tất Thành, Khu ĐT
Hà Tiên, Liên Bảo, Vĩnh Yên. Vĩnh Phúc nên bị hạn chế trong công tác chỉ
đạo sản xuất, khó hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn.
II. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1. Ban giám đốc
Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, một mặt là người
quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời
là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch, là người chịu
toàn bộ trách nhiệm lãnh đạo bộ máy quản lý. Được sự giúp việc của Phó
Giám đốc, giám đốc đề ra phương án kinh doanh xuống phòng kinh doanh.
Giúp việc cho giám đốc có Phó giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
12
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
và miễn nhiệm theo đề nghị của giám đốc. Các chức danh khác trong bộ máy
quản lý do giám đốc quyết định.
Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch.
Giám đốc là người quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, không nhất thiết là
cổ đông và có thể là thành viên Hội đồng quản trị. Làm trung tâm liên hệ
thông tin qua lại đồng thời với sự hợp tác của các thành viên thì tiến hành
phối hợp để thực hiện mục tiêu chung của Công ty.
STT Chức danh Chuyên môn Trình độ
1 Giám đốc Kinh tế Đại học
2 Phó giám đốc Kỹ sư Đại học
* Giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác tổ chức bộ máy,
cán bộ, tiền lương - thi đua khen thưởng, công tác tài chính và thực hiện công

tác dân chủ trong doanh nghiệp và đối ngoại.
* Phó giám đốc chỉ đạo:
+ Công tác kế hoạch, vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Công tác thị trường và các xưởng liên doanh liên kết sản xuất.
+ Công tác văn phòng như: Bảo vệ trật tự trị an, an ninh, dân quân tự vệ,
chăm sóc sức khỏe người lao động.
+ Công tác kế hoạch, kỹ thuật, công nghệ sản xuất.
+ Công tác quản lý, sử dụng lao động khối sản xuất và đào tạo - nâng bậc.
+ Công tác an toàn lao động và môi trường.
Trực tiếp chỉ đạo, theo dõi đôn đốc bộ phận kỹ thuật công nghệ sản xuất,
trung tâm quản lý chất lượng, các ca, tổ sản xuất. Ngành đào tạo của phó giám
đốc này chưa phù hợp với công việc. Do vậy cần phải được bồi dưỡng, nâng
cao các kiến thức về quản lý kinh tế, kinh tế thị trường.
Cả 2 thành viên của Ban giám đốc đều là thành viên thường trực của Hội
đồng quản trị. Do vậy việc điều hành mọi hoạt động của công ty dù với tư
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
13
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
cách của Hội đồng quản trị hay Ban giám đốc đều tương đối sát với tình hình
công ty. Tuy nhiên điều này đòi hỏi mỗi người phải nhận thức và phân định rõ
trong trường hợp nào cần sử dụng tư cách thành viên hội đồng quản trị,
trường hợp là thành viên của Ban giám đốc để giải quyết công việc. Có như
vậy thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh mới diễn ra suôn sẻ được.
* Kế toán trưởng
Là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán trước ban lãnh
đạo (giám đốc) công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành và tổ chức
công việc trong phòng, hướng dẫn hạch toán chỉ đạo hoạt động của toàn bộ
phòng tài chính - kế toán, giúp giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế, các

thông tư chỉ thị về kế toán đều được kế toán thông qua. Ngoài ra kế toán
trưởng còn có nhiệm vụ báo cáo tài chính và tham mưu tài chính của công ty
cho giám đốc.
2. Phòng tổ chức hành chính (bảng 5)
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Heung Woo
ViNa được Đại hội đồng cổ đông thành lập thông qua thành lập phòng tổ
chức hành chính (viết tắt là TC - HC), đơn vị chức năng tham mưu của Công
ty. Cơ cấu tổ chức lao động trong phòng tổ chức hành chính như sau:
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
14
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
Bảng 5: Phân công nhiệm vụ, chức năng, cụ thể của phòng
tổ chức hành chính
Chức
danh
Chức năng
nhiệm vụ
Thực trạng biên chế Đề xuất
Số
lượng
Trình
độ
chuyên
môn
Tổng
số
Số
lượng

Trình
độ
chuyên
môn
Tổng
số
Trưởng
phòng
Điều độ lao động, tổ
chức các bộ, kỷ luật lao
động, thi đua khen
thưởng
1
Đại
học
1 1
Đại
học
1
NV hành
chính
quản trị
Tuyển dụng, theo dõi,
chấm công, các công
việc hành chính khác
2
Đại
học
2 1
Đại

học
1
NV văn
thư lưu
trữ
Lưu trữ các công văn
đến và đi
1
Cao
đẳng
1 1
Cao
đẳng
1
NV tiền
lương
định mức
Tính lương, lập tháng
bảng lương, quy chế
tăng lương
2
Đại
học
2 1
Đại
học
1
NV đời
sống
Nắm bắt tình hình sinh

hoạt của công nhân viên
1
Trung
cấp
1 1
Trung
cấp
1
NV lái xe Lái xe, vận chuyển NVL 1
Trung
cấp
1 1
Trung
cấp
1
Tổng số 8 6
* Lý do đề xuất: Có thể giảm đi 2 người: Tiền lương - định mức 1
người, hành chính quản trị 1 người. Sau khi sắp xếp lại thì công việc của
phòng tổ chức hành chính sẽ giảm bớt được những chồng chéo trong công
việc và hiệu quả làm việc của các phòng ban sẽ cao hơn. Các nhân viên
trong phòng vẫn thực hiện đúng và đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ của
phòng do công ty đề ra.
* Đánh giá: Cơ cấu tổ chức của Phòng HCTC trong những năm gần đây
tuy đã có những thay đổi nhưng nhìn chung vẫn còn cồng kềnh, số lượng nhân
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
15
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
sự cho từng vị trí chưa thật sự đúng với nguyên tắc đúng người đúng việc, cần

phải cắt giảm nhân sự và sắp xếp lại cơ cấu cho phù hợp với tình hình kinh
doanh của công ty. Việc tổ chức cơ cấu trong phòng đã hợp lý nhưng việc bố
trí người thì vẫn chưa thực sự cân đối giữa công việc và số người.
3. Phòng Kế toán - Tài chính (bảng 6)
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Heung Woo
ViNa, được Đại hội đồng cổ đông thành lập thông qua thành lập Phòng Kế
toán - tài chính, đơn vị chức năng tham mưu của Công ty. Cơ cấu tổ chức lao
động trong phòng gồm 8 người và có các vị trí chức năng nhiệm vụ như sau:
Bảng 6: Phân công lao động nhiệm vụ, chức năng, cụ thể
của phòng kế toán tài chính
TT Chức danh Chức năng nhiệm vụ
Thực trạng biên chế Đề xuất
Số
lượng
Trình
độ
chuyên
môn
Tổng
số
Số
lượng
Trình
độ
chuyên
môn
Tổng
số
1
Kế toán

trưởng
Kiểm tra sổ sách
kế toán các khoản
chi phí
1
Đại
học
1 1
Đại
học
1
2
KT quỹ, lưu
trữ chứng từ
Lưu trữ chứng từ
thông tin
1
Cao
đẳng
1 1
Cao
đẳng
1
3
Kế toán
vật tư
Theo dõi vật tư 1
Cao
đẳng
1 0

Cao
đẳng
0
4
Kế toán vốn,
nguồn vốn,
quỹ
Làm theo dõi sổ sách,
vốn, lập báo cáo
tài chính
1
Đại
học
1 0
Đại
học
0
5
Kế toán
hàng tồn
kho
Theo dõi số lượng
hàng trong kho
đang có
1
Đại
học
1 1
Đại
học

1
6
KT tổng hợp
DT và CP
Theo dõi nhập xuất,
hàng hóa
1
Cao
đẳng
1 1
Cao
đẳng
1
7
KT TSCĐ
và XDCB
Theo dõi tài sản cố
định, khấu hao tài sản
1
Đại
học
1 1
Đại
học
1
8 KT tổng hợp Nhận hàng hóa từ thủ 1 Đại 1 1 Đại 1
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
16

Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
quỹ, ghi sổ sách KT,
tác CP sao cho hợp lý
học học
9 Tổng số 8 6
* Lý do đề xuất: Giảm đi 2 người, kế toán vật tư và kế toán hàng tồn kho
có thể để cho một người làm, và kế toán quỹ, lưu trữ chứng từ có thể làm việc
của kế toán vốn và nguồn vốn. Từ đó công việc sẽ cụ thể hơn không chồng
chéo cụ thể như sau:

* Đánh giá:
Cơ cấu tổ chức của phòng tài chính kế toán của Công ty đã thỏa mãn với
điều kiện công việc của từng vị trí. Với sự sắp xếp từng vị trí bằng một nhân
sự, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Trình độ trong phòng đều
là đại học và cao đẳng, với trình độ như thế nên công tác tài chính kế toán
trong công ty luôn hoàn thành và thực hiện đúng các chức năng và nhiệm vụ
của phòng theo đúng điều lệ của Công ty. Tuy nhiên, công việc giữa một số
bộ phận không nhiều nên có thể gây lãng phí sức lao động, vì thế nên sắp xếp
lại từng vị trí và công việc.
4. Phòng Quản lý vật tư (bảng 7)
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Heung Woo
ViNa cơ cấu tổ chức lao động trong phòng tổ chức hành chính được xây dựng
theo cơ cấu như sau:
Bảng 7: Phân công lao động nhiệm vụ, chức năng, cụ thể của phòng
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
17
Kế toán
vật tư

Kế toán
hàng tồn
KT quỹ lưu
trữ chứng từ
KT vốn và
nguồn vốn
Người vừa KT vật tư,
vừa KT hàng tồn kho
Người vừa KT vốn, nguồn
vốn, vừa KT lưu trữ chứng từ
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
quản lý vật tư
TT Chức danh Chức năng nhiệm vụ
Thực trạng biên chế Đề xuất
Số
lượng
Trình
độ
chuyên
môn
Tổng
số
Số
lượng
Trình
độ
chuyên
môn
Tổng
số

1
Trưởng
phòng
Điều độ lao động, tổ
chức cán bộ, kỷ luật
lao động, thi đua
khen thưởng
1
Đại
học
1 1
Đại
học
1
2
NV quản lý
vật tư -
thiết bị
Theo dõi nhập xuất
thiết bị, thời gian
hỏng hóc, sửa chữa,
bảo dưỡng, thay thế
3
Trung
cấp
3 2
Trung
cấp
2
3

NV ATLĐ -
VSLĐ
Kiểm tra tất cả các
thiết bị trước khi vào
sản xuất
2
Trung
cấp
2 2
Trung
cấp
2
4
NV bảo hộ
lao động
Bảo hộ lao động,
BHXH, tổng hợp các
công tác thi đua
2
Đại
học
2 2
Đại
học
2
5 Tổng số 8 7
* Lý do đề xuất: Nên giảm bớt nhân sự trong phòng để tránh sự chồng
chéo công việc, và làm việc không theo nguyên tắc đúng người làm việc.
Giảm đi 2 người trong phòng ở vị trí quản lý vật tư thiết bị và giám sát kỹ
thuật. Với số lượng nhân sự như thế thì trong công việc sẽ có sự phân chia

công việc rõ ràng hơn, hạn chế việc chung.
* Đánh giá: Với cơ cấu như trên thì phòng vật tư thiết bị có số lượng lao
động khá nhiều, nên điều chỉnh lại cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ.
Trình độ lao động từ trung cấp đến đại học. Trong trường hợp này, công ty có
thể thuyên chuyển công tác, giảm bớt những nhân viên thừa hay làm việc
không theo chức năng của công việc.
5. Phòng kế hoạch - kỹ thuật (bảng 8)
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
18
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
Cũng như những bộ phận phòng ban khác, phòng kế hoạch - kỹ thuật
được xây dựng theo cơ cấu như sau:
Bảng 8: Phân công lao động nhiệm vụ, chức năng, cụ thể
của phòng kế hoạch kỹ thuật
TT Chức danh Chức năng nhiệm vụ
Thực trạng biên chế Đề xuất
Số
lượng
Trình
độ
chuyên
môn
Tổng
số
Số
lượng
Trình
độ

chuyên
môn
Tổng
số
1
Trưởng
phòng
Điều độ lao động, tổ
chức các bộ, kỷ luật
lao động, thi đua
khen thưởng
1
Đại
học
1 1
Đại
học
1
2
NV lập kế
hoạch sản
xuất
Lập các kế hoạch sản
xuất của công ty
5
Đại
học,
Cao
đẳng
5 5

Đại
học,
Cao
đẳng
5
3
NV giám sát
kỹ thuật
Kiểm tra các công
đoạn sản xuất, theo
dõi bản vẽ kỹ thuật
của công ty
5
Đại
học
5 5
Đại
học
5
4 Tổng số 11 11
* Đánh giá: ở phòng kế hoạch kỹ thuật cũng giống như các phòng khác,
số lượng nhân sự của phòng chưa được giảm gọn, cần phải tinh giảm lại cho
cân đối, có thể thuyên chuyển những nhân viên xuống các phân xưởng, trình
độ của họ có thể làm các vị trí lãnh đạo trong phân xưởng đó.
III. Mối quan hệ trong bộ máy tổ chức
1. Quan hệ điều khiển - phục tùng
Là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới bao gồm quan hệ từ trên xuống và
từ dưới lên. Hệ thống điều hành sản xuất kinh doanh trong công ty gọi là hệ
thống quản lý theo tuyến, mối quan hệ ở đây thể hiện từ trên xuống gọi là
quan hệ theo chiều dọc.

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
19
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
Mối quan hệ hàng dọc là mối quan hệ giữa giám đốc với các phó giám
đốc, các trưởng phòng ban chức năng, các quản đốc, tổ trưởng và toàn thể
CBCNV và ngược lại. Mọi mệnh lệnh chỉ thị công tác sản xuất kinh doanh
của tổng giám đốc đều phải được các trưởng các phòng ban, cũng như toàn
thể cán bộ công nhân viên trong công ty nghiêm chỉnh chấp hành. Đảm bảo
thực hiện nghiêm chế độ một thủ trưởng. Mối quan hệ này được thể hiện bằng
những lệnh, chỉ thị, thông báo, quy định, quyết định, kế hoạch… Quản lý điều
hành được từ cấp trên xuống các phòng ban và xuống các phân xưởng.
Đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng, ban chuyên môn nghiệp
vụ này chịu trách nhiệm chỉ huy và điều hành mọi hoạt động của đơn vị mình.
Trên cơ sở chuyên môn năng lực của mỗi nhân viên trong mỗi phòng ban,
trưởng phòng sẽ phân công công việc cho từng người và người đó sẽ chịu
trách nhiệm trước trưởng phòng. Tuy nhiên việc phân công công việc đôi lúc
chưa đúng người đúng việc dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Trong quá
trình giải quyết công việc các bộ phận chức năng đều phải báo cáo với cấp
trên, nhưng mặt này cũng không kịp thời.
Việc bố trí các cấp theo chiều dọc như trên giúp giám đốc công ty nắm
sát được các hoạt động của công ty. Tuy nhiên kiểu bố trí như vậy cũng bộc
lộ nhược điểm như: thời gian xử lý các thông tin thường chậm, vì phải thông
qua các phòng ban chức năng rồi mới tới phân xưởng và cuối cùng mới tới
người công nhân. Giữa các phòng ban trong công ty nếu không phối hợp tốt,
không nhịp nhàng ăn ý sẽ dẫn đến chồng chéo, thậm chí có thể trái ngược
nhau hoặc hiểu sai vấn đề trong việc ban hành các chỉ thị hướng dẫn.
Trong công ty không chỉ có mối quan hệ theo chiều dọc từ trên xuống
mà còn có chiều từ dưới lên. Công ty đã có hòm thư góp ý, có những buổi họp

mắc và những mong muốn của cán bộ, công nhân viên. Hàng năm, ngoài
những báo cáo còn có rất nhiều thư đóng góp, thư khiếu nại, và cả những
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
20
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
mong muốn của cán bộ công nhân viên trong công ty được đề xuất lên giám
đốc. Dưới đây là một số những số liệu về tình hình thông tin phản hồi của
công nhân viên trong công ty:
Loại thông tin phản hồi Năm 2009 Năm 2010
Thư góp ý, đề xuất ý kiến 25 32
Thư khiếu nại 18 13
Nhìn vào bảng, ta có thể thấy thư góp ý tăng theo từng năm, điều này
cho thấy công ty đã quan tâm hơn đến những đóng góp của công nhân viên,
và số lượng thư khiếu nại đã giảm hơn những năm trước. Đây là một bước
tiến quan trọng trong công việc tạo ra những mối quan hệ trong công ty.
2. Quan hệ phối hợp - cộng tác
- Là mối quan hệ giữa các phòng chức năng với nhau và mối quan hệ
giữa các phòng chức năng với các đơn vị trực thuộc. Trong toàn công ty trách
nhiệm chung của các phòng chức năng và các đơn vị trực thuộc là phải hoàn
thành tốt các nhiệm vụ được giao vừa phải phối hợp chặt chẽ với các phòng
ban phân xưởng khác nhằm đảm bảo cho tất cả các lĩnh vực công tác trong
công ty được tiến hành đồng bộ.
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
21
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
- Ta có sơ đồ sau:

* Nội dung của các mối quan hệ
a. Quan hệ (a)
Cùng với phòng kế toán - kỹ thuật và phòng vật tư - thiết bị xây dựng giá
thành vật tư nguyên liệu trong và ngoài nước để phục vụ cho sản xuất. Kết
hợp với phòng tổ chức hành chính lập kế hoạch lao động, tiền lương và báo
cáo tình hình thực hiện về vấn đề thanh toán tiền lương và quỹ lương, khoán
khối lượng sản phẩm tới các đơn vị, quyết toán các hợp đồng khoán.
b. Quan hệ (b)
Trong hoạt động chung mối quan hệ của phòng tổ chức hành chính với
các phòng khác là tổng hợp truyền đạt và đôn đốc thực hiện các chủ trương
chính sách, chỉ thị nghị quyết kế hoạch chương trình công tác của nhà nước,
cơ quan cấp trên và công ty đến các đơn vị. Các văn bản do đơn vị chuẩn bị
thiết lập và ban hành đều phải qua phòng Hành chính tổ chức. Các đơn vị phải
chịu trách nhiệm về nội dung văn bản đó.
Duy trì và phối hợp với các đơn vị để thực hiện các nội quy, quy định về
lề lối làm việc, về hành chính, quản trị, đời sống của nhân viên trong phạm vi
công ty. Tham gia cùng các tổ chức Đảng, đoàn thể trong công ty về việc tổ
chức học tập giáo dục chính trị tư tưởng cho CBCNV của công ty. Quan hệ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
22
Phòng kế toán -
tài chính
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng quản lý
vật tư
Phòng kế hoạch -
kỹ thuật

Phòng vật tư -
thiết bị
(a…)
(b…)
(c…)
(d…)
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý kinh doanh
với các phòng ban trong việc bố trí, sắp xếp đề bạt, nâng lượng khen thưởng
kỷ luật.
Các phòng kế hoạch - kỹ thuật, vật tư - thiết bị, kế toán tài chính tham
gia cùng phòng tổ chức hành chính các vấn đề liên quan đến công tác quy
hoạch, kế hoạch, tài liệu đào tạo bồi dưỡng CBCNV, định mức lao động
khoán sản phẩm, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật máy móc, thiết bị lao động
sản xuất.
c. Quan hệ (c)
Xây dựng kế hoạch phân công sản xuất cho hoạt động sản xuất được
nhịp nhàng, ăn khớp, xây dựng kế hoạch tác nghiệp đề xuất các giải pháp hợp
lý và tổ chức sản xuất nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh. Để thực hiện tốt công việc của mình phòng kế hoạch sản xuất phải liên
hệ, phối hợp với các phòng ban khác trong công ty. Kết hợp với phòng tổ
chức lập kế hoạch, xây dựng định mức nhân công kỹ thuật và điều chỉnh định
kỳ cho hợp lý, phối hợp về mặt thời gian và nội dung đào tạo nâng bậc công
nhân, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc xử lý sản phẩm không
phù hợp. Từ đó đưa ra được những cơ sở cho việc lập các kế hoạch sản xuất
kinh doanh và kịp thời đáp ứng các nhu cầu của thị trường hay kế hoạch sản
xuất của công ty. Nắm bắt kịp thời để có thể điều chỉnh khi có thay đổi.
d. Quan hệ (d)
Xây dựng các chuẩn mực vật tư thiết bị để cung cấp cho các phân xưởng,
có quan hệ với phòng tài chính, kế hoạch kỹ thuật kịp thời xác định mức vật
tư, kỹ thuật cần cung ứng và có kinh phí để mua sắm thêm vật tư, trang thiết

bị và công nghệ.
IV. Đánh giá cơ cấu tổ chức của công ty
1. Ưu điểm
Về bộ máy quản lý của Công ty ta thấy mô hình quản lý theo kiểu trực
tuyến chức năng đã thực sự phát huy được hiệu quả trong cơ cấu tổ chức của
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đào Văn Minh
TS. Đoàn Hữu Xuân Lớp: QL - 09
MSV: 07A11483
23

×