Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Phân tích và định giá cổ phiếu của Tập đoàn Hà Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.29 KB, 47 trang )

Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
MỤC LỤC
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ
ĐỒ THỊ
Đồ thị 1 : ROA và ROE ngành bất động sản so với bình quân sàn Error: Reference
source not found
Đồ thị 2 : Diễn biến giá cổ phiếu HDG năm 2010 đầu 2011 Error: Reference
source not found
Đồ thị 3 : Tỷ số nợ của HaDo và ngành BĐS Error: Reference source not found
Đồ thì 5 : Đồ thị vòng quay tổng tài sản, tài sản ngắn hạn của HaDo và Ngành
BĐS Error: Reference source not found
Đồ thị 6 : Giá vốn hàng bán và doanh thu từ 2006 – 2010. Error: Reference source
not found
Đồ thị 7 : Chi phí doanh nghiệp từ 2006 – 2010 Error: Reference source not found
Đồ thị 8 : ROA, ROE của Hà Đô và Ngành BĐSError: Reference source not found
Đồ thị 9 : Tỷ lệ tăng trưởng Doanh thu, lợi nhuận, EPS của Hà ĐôError: Reference
source not found
Đồ thị 10 : Diễn biến giá HDG từ 2/2/2010 – 25/4/2011Error: Reference source not
found
Đồ thị 11 : Diễn biến lượng giao dịch của HDG Error: Reference source not found
Đồ thị 12 : Khối lượng giao dịch toàn sàn TP HCM (2/2/2010 – 25/4/2011) Error:
Reference source not found
Đồ thị 12 : Biểu đồ giá và lượng cổ phiếu HDG từ 2/2/2010 – 6/4/2011 Error:
Reference source not found
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều phát triển thị trường tài chính rất mãnh
liệt, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán giờ đây không đơn


thuần là nơi thu hút nguồn vốn cho công ty mà nó còn là sân chơi, là kênh đầu tư
hàng đầu ở những nước phát triển. Ở Việt Nam hiện nay, thị trường chứng khoán
còn rất non trẻ, kênh đầu tư này vẫn khá mới lạ với nhiều người. Vì mới thành lập
thị trường chứng khoán, mới thành lập khung pháp lí cho loại thị trường tài chính
này đã gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư cũng như các tổ chức quan tâm đến
lĩnh vực nhạy cảm này.
Trong những thị trường chứng khoán trẻ, mới phát triển không thể tránh khỏi
vấn đề thông tin thị trường. Thông tin của thị trường không đến được với nhà đầu
tư, điều này dẫn tới thị giá không phản ánh hết được toàn bộ giá trị nội tại của cổ
phiếu. Đó chính là sự không hiệu quả của thị trường. Đứng trước một thị trường
không hiệu quả nhà đầu tư muốn kiếm được lợi nhuận từ thị trường chứng khoán sẽ
cần đến các phân tích chuyên sâu của những chuyên gia, các bản phân tích mang
tính định hướng đầu tư, đánh giá chính xác nhất vể cổ phiếu mà họ đang quan tâm.
Tập đoàn Hà Đô là công ty trong lĩnh vực bất động sản. Cổ phiếu của tập đoàn
với mã chứng khoán “HDG” lên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh từ 2/2010. Mặc dù
mới lên sàn không lâu nhưng cổ phiếu của công ty đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà đầu tư. Trước sự quan tâm này của nhà đầu tư tôi đã lựa chọn đề tài:
“Phân tích và định giá cổ phiếu của Tập đoàn Hà Đô ” nhằm đưa ra những đánh
giá và nhận định của bản thân về công ty, sự biến động giá cổ phiếu của tập đoàn
đưa ra kiến nghị chiến lược đầu tư cổ phiếu “HDG”.
Đề tài gồm các nội dung chính như sau :
Chương I: Lý thuyết về phân tích và định giá cổ phiếu
Chương này sẽ hệ thống hóa các lí thuyết về phân tích và định giá cổ phiếu
Chương II: Phân tích ngành bất động sản và phân tích tích hình tài chính tại
tập đoàn Hà Đô
Chương này sẽ tập trung vào phân tích vi mô, vĩ mô công ty tập đoàn Hà Đô.
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
1
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
Phân tích tình hình phát triển ngành bất động sản ở nước ta từ đó đánh giá được sự

phát triển, điểm mạnh yếu của công ty so với ngành, so với thị trường.
Chương III: Định giá giá trị và nhận định tốc độ tăng trưởng của tập đoàn Hà
Đô trong tương lai
Chương này tập trung vào định giá giá trị của công ty tập đoàn Hà Đô và kết
hợp với phân tích tài chính của chương II để đưa ra nhận định tốc độ tăng trưởng
của tập đoàn trong tương lai, xây dựng chiến lược đầu tư cổ phiếu HDG trong ngắn
hạn và dài hạn.
Kết luận
Trong phần kết luận : kết luận lại toàn bộ đề tài, đánh giá đề tài làm được gì,
chưa làm được gì, cần có những đề suất, kiến nghị đầu tư…
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
2
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
1. Các kiến thức cơ bản về phân tích và định giá cổ phiêu
1.1. Khái niệm về phân tích cổ phiếu
Theo nghĩa hẹp thì phân tích cổ phiếu là phân tích các thông tin liên quan đến
cổ phiếu để từ đó đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu đó.
Theo nghĩa rộng thì phân tích cổ phiếu gồm các phần:
Trước hết là thu thập thông tin về cổ phiếu: gồm thông tin trên thị trường
chứng khoán và thông tin về tình hình tài chính của công ty đó.
Sau khi có những thông tin về cổ phiếu ta đi vào tổng hợp và phân tích chúng,
quá trình này sẽ tìm hiểu sâu về thông tin, sâu chuỗi móc nối các thông tin lại với
nhau từ đó đưa ra đánh giá, nhận định phân tích.
Cuối cùng có những thông tin logic ở trên ta bắt đầu đi vào định giá cổ phiếu,
nhận định giá cả của cổ phiếu dựa vào tốc độ tăng trưởng của công ty. Có được điều
này chúng ta sẽ hình thành chiến lược đầu tư cổ phiếu.
1.2. Khái niệm về định giá cổ phiếu
Theo nghĩa hẹp thì định giá cổ phiếu là xác định giá trị của cổ phiếu đó tại thời

điểm định giá để từ đó giao dịch cổ phiếu với mức giá hợp lí.
Theo nghĩa rộng thì đây là bước cuối cùng của quá trình đầu tư cổ phiếu của
nhà đầu tư. Sau khi phân tích và định giá cổ phiểu nhà đầu tư sẽ đưa ra chiến lược
đầu tư cổ phiếu.
1.3. Các khái niệm về giá cổ phiếu
1.3.1. Giá thị trường của cổ phiếu
Cổ phiếu phổ thông được giao dịch trên thị trường chứng khoán, giá của cổ
phiếu trên thị trường gọi là “ thị giá ”. Thị giá thì luôn biến động qua các phiên giao
dịch. Thị giá của cố phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là quan hệ cung cầu
trên thị trường chứng khoán và biến động chung của thị trường.
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
3
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
1.3.2. Giá hợp lí của cổ phiếu
Giá hợp lí của cổ phiếu hay là “ giá trị nội tại ” của cổ phiếu, giá hợp lí sẽ
phản ánh giá trị thực của cổ phiếu đó. Nếu công ty có giá trị cao thì giá hợp lí cũng
được định giá cao và ngược lại
1.3.3. Mối quan hệ giữa giá hợp lí và giá thị trường của cổ phiếu
Thông thường khi nhắc đến một cổ phiếu ta thường nghĩ đến thị giá của nó bởi
nó thể hiện và biến động thường xuyên trên thị trường chứng khoán. Còn giá nội tại
của cổ phiếu thì phải có quá trình phân tích kĩ lưỡng lâu dài mới có thể đánh giá
một cách chính xác về nó. Vì vậy giá hợp lí và giá nội tại thường khác nhau nhưng
mức độ chênh lệch phụ thuộc vào mức hiệu quả của thị trường.
“Thị giá” có giá trị bằng với “giá hợp lí” thì cổ phiếu đang được định giá
đúng. Khi “giá trị thị trường” cao hoặc thấp hơn “giá trị nội tại” của cổ phiếu thì khi
đó cổ phiếu được đánh giá cao hay thấp.
2. Các phương pháp phân tích cổ phiếu
2.1. Phân tích thị trường, môi trường đầu tư
2.1.1. Ảnh hưởng của chính sách đến các ngành trong nền kinh tế
Mỗi một chính sách của chính phủ đều có những ảnh hưởng nhất định đến các

ngành trong nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế đang khó khăn như
hiện nay, chính phủ đã phải can thiệp vào thị trường bằng rất nhiều chính sách.
Những chính sách ngắn hạn, dài hạn, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính
sách mang tính chất áp đặt, chính sách mang tính chất khuyến khích, những chính
sách này đều có ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến các ngành trong. Có ngành thì
chịu ảnh hưởng tích cực từ chính sách để từ đó phục hồi và phát triển nhưng cũng
có những ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực của chính sách. Chính vì điều đó mà việc
nắm bắt chính sách nhanh, nhạy sẽ giúp ích rất nhiều cho công ty.
Hiện nay trong nền kinh tế các ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi
chính sách của chính phủ được đưa ra có tác động đến một ngành trong nền kinh tế,
ngay lập tức lây lan qua các ngành khác bởi giữa các lĩnh vực luôn có sự sâu chuỗi
với nhau gây nên tác động gián tiếp đến ngành liên quan. Cụ thể nhất có thể kế đến
là chính sách của chính phủ tác động lên hệ thống các ngân hàng thương mại. Trong
nền kinh tế các ngân hàng thương mai là mạch máu chu chuyển nguồn vốn, vì vậy
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
4
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
mà khi các chính sách tác động đến nó sẽ gây ra ảnh hưởng đến nhiều ngành trong
nên kinh tế và ngành bất động sản cũng không phải là ngoại lệ.
Ngành bất động sản là ngành phụ thuộc lớn vào nguồn vốn vay từ các ngân
hàng thương mai, các tổ chức tín dụng. Khó khăn từ hệ thống ngân hàng sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến ngành rất rõ rệt. Bất động sản là ngành có đặc điểm rất riêng biệt,
trên 50% vốn của ngành là vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Chính vì điều này mà
ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản là đôi bạn thân, đôi khi còn là đôi bạn cùng
tiến. Đó là ví dụ rõ rệt nhất phản ánh tác động lớn của chính sách đến nền kinh tế.
Ngoài ra, những chính sách của chính phủ không chỉ có tác động trực tiếp đến
bộ phận các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trong nước mà nó còn tác động đến
những nhà đầu tư, những người tiêu dùng, những doanh nghiệp đến từ nước ngoài.
Mỗi động thái của những bộ phận này trong nên kinh tế cũng đều ảnh hưởng ít
nhiều đến thị trường trong nước. Đặc biệt là bộ phận người tiêu dùng, niềm tin

người tiêu dùng. Bộ phận này cũng chính là nguồn thiệu thụ hàng hóa của nền kinh
tế. Cầu tiêu dùng hiện nay có tác động rất mạnh mẽ lên nền kinh tế, chính vì vậy
một vận động nho nhỏ trong cầu tiêu dùng cũng đủ làm thị trường phục hồi hay tan
vỡ nhanh chóng.
Thông qua những điều này đủ để thấy ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào của
chính sách lên nền kinh tế. Càng cho thấy được tầm ảnh hưởng to lớn của chính phủ
đối với thị trường trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng cuối
năm 2007 đầu năm 2008. Vì vậy việc phân tích kĩ lưỡng chính sách của chính phủ
đến ngành bất động sản là nhiệm vụ đầu tiên mà nhà đầu tư phải làm khi muốn tìm
hiểu, phân tích cổ phiếu.
2.1.2. Phân tích chính sách tác động đến ngành bất động sản
Đặc điểm ngành bất động sản. Hiện nay thị trường bất động sản vẫn đang
trong giai đoạn phát triển nhưng không có nhiều biến động mạnh. Thị trường gặp
nhiều yếu tố bất lợi từ chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách quy hoạch tại các trung
tâm lớn, chính sách thắt chặt tín dụng, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách kìm
hãm sức nóng thị trường bất động sản….
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
5
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
Với sức nóng của lãi suất và tỉ giá nguồn vốn của doanh nghiệp bất động sản
trở nên khó khăn dẫn tới sự trì trệ của những dự án ảnh hưởng đến doanh thu của
doanh nghiệp và định hướng phát triển tương lai của ngành.
Ví dụ ảnh hưởng của những quy định mới từ nghị định 71 thống tư 16: “doanh
nghiệp góp vốn không được vượt quá 20% tổng vốn đầu tư của một dự án nhà ở và
số lượng căn hộ được bán trước không được vượt quá 20% trên tổng số”. Thông tư
đưa ra với mục đích giảm số nhà đầu cơ, ngăn chặn bong bóng thị trường bất động
sản và hạn chế rủi ro cho những nhà đầu tư bên ngoài trong dài hạn. Nhưng trong
vòng 1 – 3 năm các doanh nghiệp đang quen huy động vốn bằng cách góp vốn và
thu tiền trước của khách hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Ảnh hưởng của chính sách lãi suất : trong vòng 6 tháng lãi suất huy động cơ

bản của ngân hàng tăng từ 10 – 14%, còn lãi suất huy động thực tế ngoài thị trường
giao động trong khoảng 17 – 20%. Lãi suất cho vay thực tế thì cao hơn rất nhiều so
với lãi suất huy động từ 22 – 25%. Lãi suất tăng mạnh khiến khả năng huy động
vốn của doanh nghiệp giảm, những dự án đang trong quá trình xây dựng sẽ vấp phải
khó khăn về tiến độ do thiếu vốn, còn những dự án sắp tiến hành sẽ cần có cách
thức đối phó phù hợp với lãi suất ngày càng cao hiện nay.
Mặc dù gặp nhiều bất lợi nhưng thị trường vẫn đang có sự bùng nổ các doanh
nghiệp xây dựng, doanh nghiệp bất động sản và các dự án đầu tư. Ở nước ta nhu
cầu về nhà ở vẫn còn rất lớn, khu vực trung tâm được mở rộng (do sự mở rộng của
cách thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh…do đó nhu cầu bất động sản tăng cao).
Ngoài ra việc đời sống được cải thiện người dân có nhu cầu cao với đời sống hiện
đại do đó cần phải cung cấp lượng lớn những khu đô thị hiện đại, rộng rãi những
khu vui chơi giải trí tầm cỡ quốc tế….Đặc biệt hình thành phân khúc mới “ căn hộ
mini” do nhu cầu của những người thu nhập thấp cần nhà ở khu vực ngoại thành
tăng mạnh.
Trước những khó khăn trên có hơn 70% giá cổ phiếu của các công ty trong
ngành bất động sản có xu hướng giảm kể đến những cổ phiếu sau :
Mã chứng khoán Từ 4/1/2011 25/4/2011 Giảm Mức độ
TDH 35,000 25,000 10,000 -28.57%
SJS 62,000 46,100 15,900 -25,65%
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
6
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
ITA 16,600 12,800 3,800 -22.89%
BIC 31,300 25,800 5,500 -17.57%
HDG 76,000 69,000 7,000 -9.20%
HAG 53,000 43,500 9,500 -4.75%
Bảng 1 : Mức độ giảm giá của cổ phiếu ngành Bất động sản (4/1 – 25/4/11)
Đây là dấu hiệu không tốt đối với các nhà đầu tư. Sự né tránh cổ phiếu bất
động sản bắt đầu xuất hiện trên sàn. Tuy nhiên vẫn có những cổ phiếu tăng giá trong

giai đoạn này như :
Mã chứng khoán Từ 4/1/2011 25/4/2011 Giảm Mức độ
VIC 96,500 134,000 37,500 + 38.86%
NHA 19,600 22,700 3,100 +15.82%
CII 34,200 34,900 700 +2.04%
Bảng 2: Mức độ tăng giá của cổ phiếu ngành Bất động sản (4/1 – 25/4/11)
Như vậy nhìn chung cổ phiếu ngành bất động sản có xu hướng giảm giá trong
giai đoạn hiện nay chính vì vậy ngắn hạn sẽ là chiến lược ít được áp dụng mà thay
vào đó là “dò đáy thị trường” để tìm cơ hội trong tương lai.
2.1.3. Phân tích hành vi nhà đầu tư
Phân tích hành vi nhà đầu tư cũng là một trong những bước phân tích quan
trọng trong quá trình phân tích một cổ phiếu.Chúng ta phải phân tích hành vi nhà
đầu tư bởi những hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán sẽ có ảnh
hưởng trực tiếp đến giá và lượng cổ phiếu. Việc mua bán, gom hàng, tung tin, hay
bất cứ động thái trên thị trường cũng sẽ là tín hiệu cho những nhà đầu tư khác phân
tích và đưa ra quyết định mua bán.
Càng phân tích tốt hành vi nhà đầu tư chúng ta càng đưa ra quyết định đúng
đắn, chính xác. Hơn nữa khi có thói quen phân tích hành vi nhà đầu tư thì chúng ta
sẽ không bị hụt hẫng, bị động trước những thông tin của thị trường.
Ở thị trường chứng khoán Việt Nam thì hành động phân tích hành vi nhà đầu
tư là vô cùng cần thiết. Bởi vì thị trường không hiệu quả như thị trường của chúng
ta thì càng phải để ý đến những động thái của các nhà đầu tư, để từ đó không bị
đánh lừa thông tin. Các nhà đầu tư Việt Nam vẫn tỏ ra thiếu chuyên nghiệp khi
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
7
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
tham gia thị trường chứng khoán. Tâm lý đầu tư “đám đống”, đầu tư “cảm tính”,
đầu tư thiếu thông tin dẫn tới bong bóng giá cổ phiếu năm 2006 và khi bong bóng
vỡ thì lại trốn tránh thị trường như một giải pháp khiến thị trường phục hồi một
cách chậm chạp.

2.2. Phân tích cơ bản cổ phiếu
2.2.1. Khái niệm phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản cổ phiếu là phương pháp phân tích cổ dựa vào các nhân tố
mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi của giá cổ phiếu nhằm
chỉ ra giá trị nội tại, giá trị thực của cổ phiếu trên thị trường.
2.2.2. Các nhân tố cơ bản trong phân tích cơ bản cổ phiếu
• Phân tích thông tin cơ bản về công ty
• Phân tích báo cáo tài chính của công ty
• Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty
• Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động
• Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá cả cổ phiếu
Sau khi nghiên cứu và phân tích các nhân tố trên chúng ta phải đưa ra những
dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kì vọng, giá trị sổ sách trên
mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lí của cổ phiếu…
Thông thường khi phân tích cơ bản cổ phiếu các nhà phân tích hay đi theo
cách phân tích tuần tự sau :
 Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô
 Phân tích thị trường tài chính - chứng khoán
 Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động
 Phân tích công ty
 Phân tích cổ phiếu
Trong quá trình phân tích tùy theo ngành, tùy theo công ty mà chúng ta sẽ đi
sâu hay đi sơ lược 5 mục phân tích trên. Để có thể đánh giá cổ phiếu chính xác
nhằm đưa ra quyết định mua bán hợp lí, chúng ta cần phải dựa vào nhiều cách phân
tích khác nhau, kết hợp các cách phân tích này với nhau sẽ đưa ra được “đường đi
nước bước” trong tiến trình đầu tư cổ phiếu.
2.2.3. Đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phân tích cơ bản cổ phiếu
Phân tích cơ bản có đặc điểm là sử dụng nhiều thông tin liên quan đến cổ
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
8

Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
phiếu cần phân tích. Vì vậy phân tích cơ bản sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức đo
đó phù hợp với những nhà đầu tư lâu năm đầu tư chiến lược dài hạn.
Các nhà đầu tư dài hạn rất cần những bản phân tích cặn kẽ các vấn đề nội tại
của công ty để đưa ra chiến lược đầu tư hợp lí, chiến thực tham ra và rút khỏi thị
trường phù hợp với đặc điểm công ty mà mình đầu tư.
Ngoài ứng dụng cho nhà đâu tư dài hạn nó còn là chỉ tiêu so sánh rất sát cho
những nhà đầu tư ngắn hạn yêu thích phân tích kĩ thuật. Thông qua phân tích cơ bản
chúng ta còn nhìn nhận được các công ty trong ngành, các cổ phiếu trên cùng một
sàn, so sánh các ngành với nhau… Ích lợi thu được từ phân tích cơ bản là rất lớn,
cần được vận dùng và nghiên cứu kĩ càng.
2.3. Phân tích kĩ thuật
2.3.1. Khái niệm
Phân tích kĩ thuật cổ phiếu là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến
giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu
đối với cổ phiếu nhằm mục đích đưa ra các ứng xử trước mắt đối với giá cả. Tức là
giúp cho nhà đầu tư biết được thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ cổ phiếu trên
thị trường.
2.3.2. Các giả định trong phân tích kĩ thuật
• Hành vi của bất kì cổ phiếu nào hoặc của cả thị trường cổ phiếu đều có liên
quan đến xu hướng diễn biến thời gian
• Biến động giá không phải là ngẫu nhiên, chúng xảy ra dưới các dạng thức có
thể phân tích để dự đoán biến động tương lai
• Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu
• Lịch sử được lặp lại do bản chất con người là không đổi và lặp lại những
hành vi trước những tình huống tương tự và điều đó dẫn đến các xu hướng giả cả
lặp đi lặp lại
2.3.3. Đặc điểm và ứng dụng của phân tích kĩ thuật cổ phiếu
Đặc điểm :
 Căn cứ vào các đồ thị và biểu đồ để từ đó đưa ra nhận định và chiến lược

đầu tư.
 Chỉ dựa vào giá và lượng cổ phiếu trên thị trường để phân tích chứ không
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
9
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
quan tâm đến các vấn đề khác của cổ phiếu
 Độ chính xác của phân tích kĩ thuật phụ thuộc nhiều vào độ dài của chuỗi
thời gian, tức cổ phiếu càng lâu đời thì phân tích độ chính xác sẽ cao hơn cổ phiếu
mới.
Ứng dụng :
 Phân tích kĩ thuật phù hợp với nhà phân tích ngắn hạn, đầu cơ cổ phiếu
2.3.4. Mối quan hệ giữa phân tích kĩ thuật và phân tích môi trường đầu tư
Phân tích kĩ thuật mang lại cho nhà đầu tư nhìn được xu hướng ngắn hạn, xu
hướng dài hạn của giá cổ phiếu. Tuy nhiên để đầu tư cổ phiếu một cách linh hoạt và
có tính chính xác cao các nhà đầu tư thường chọn cho mình nhiều cách thức phân
tích cổ phiếu, kết hợp nhiều cách phân tích.
Khi nhà đầu tư kết hợp phân tích kĩ thuật với phân tích môi trường đầu tư, môi
trường vi mô, vĩ mô sẽ đem lại thông tin bổ tích để ra quyết định. Môi trường đầu tư
cũng tác động đến luồng xu thế của giá cổ phiếu. Khi biến đổi môi trường đầu tư sẽ
dẫn tới biến đổi về giá và lượng cổ phiếu giao dịch. Mối quan hệ của phân tích môi
trường đầu tư và phân tích kĩ thuật là mối quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau
trong quá trình ra quyết định đầu tư.
3. Các phương pháp định giá cổ phiếu
3.1. Mô hình chiết khấu cổ tức (Divident Discount Model –DDM)
3.1.1. Cơ sở lí thuyết và các giả thiết của mô hình
Khi nhà đầu tư nắm giữ một cổ phiếu, họ kì vọng cổ phiếu đó sẽ tăng giá trong
tương lai và trong tương lại họ nhận được lượng cổ tức kì vọng. Mô hình chiết khấu
luồng cổ tức DDM lấy cơ sở “ giá trị của một tài sản là giá trị hiện tại của tất cả
dòng tiền kì vọng trong tương lai được chiết khấu tại một tỷ suất chiết khấu tương
ứng với mức độ rủi ro của dòng tiền.

Các giả thiết của mô hình :
 k
e
: chi phí vốn cổ phần (hằng số)
 Các quá trình {k
t
}, {d
t
}, {P
t
} là các Matingale
 Không có hiện tượng bong bóng giá (giá tăng đến một mức giới hạn)
3.1.2. Mô hình DDM tổng quát
P
0
=
( )
( )
( )
( )
k
P
k
d
e
E
e
E
T
t

T
t
t
t
+

+
+
=
11
1
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
10
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
Cho T  +∞ , ta có công thức định giá theo DDM :
P
0
=
( )
( )

+
∞+
=
1
1
t
t
t
k

d
e
E

Trong đó :
 t = 0 : thời điểm ban đầu xem xét giá cổ phiếu
 T : thời điểm bất kì trong tương lai
 d
t
: cổ tức thời kì [0 , t ]
 k
t
: tỷ suất chiết khấu của thị trường đối với công ty chu kì [0 , t ]
 P
t
: giá cổ phiếu tại thời điểm t
 Với {k
t
}, {d
t
}, {P
t
} là các quá trình ngẫu nhiên
3.1.3. Mô hình DDM trong trường hợp cổ tức không tăng trưởng
Mô hình DDM cổ tức không đổi thì d
o
= d
1
= d
2

= … = d
n
Khi đó giá cổ phiếu
P
0
=
( )

+
+∞
=
1
1
t
t
k
e
d
= d =
k
e
d
Trong thực tế các công ty thường có cổ tức tăng trưởng chứ không chi trả một
cách cố định năm nào cũng như năm nào vì vậy mô hình DDM cổ tức không đổi ít
được áp dụng.
3.1.4. Mô hình DDM trong trường hợp cổ tức tăng trưởng đều – Mô hình
Gordon
Năm 1962 M.J.Gordon đưa ra mô hình DDM với giả thiết cổ tức tăng trưởng
đều đặn với nhịp tăng trưởng ‘g’ :
d

t
= (1 + g)*d
t-1
 d
t
= (1+ g)
t
* d
0
Mô hình
P
0
=
( )
( )
d
k
g
t
t
t
e
0
1
1
1

+
+
∞+

=
=
d
0

( )
( )

+
+
∞+
=
1
1
1
t
t
t
k
g
e
Giả thiết k
e
> g ta có : P
0
=
( )
( )
g
g

k
d
e

+1
0
Ta nhận thấy khi g tiến gần đến k
e
sẽ dẫn đến P
0
tiến dần đến vô cùng. Do vậy
mô hình Gordon được sử dụng với những công ty tăng trưởng với tỷ lệ thấp hơn
hoặc bằng tỷ lệ tăng trưởng chung của ngành và công ty có chính sách chi trả cổ tức
hợp lí.
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
11
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
3.1.5. Mô hình DDM hai giai đoạn
Mô hình chiết khấu dòng cổ tức hai giai đoạn áp dụng cho 2 thời kì của công
ty. Thời kì tăng trưởng không ổn định và một thời kì với mắc tăng trưởng bền vững,
dài hạn.
Thông thường tỷ lệ tăng trưởng ở giai đoạn đầu cao hơn so với tỷ lệ tăng
trưởng bền vững. Trong nhiều trường hợp mô hình có thể áp dụng cho những công
ty có tăng trưởng thấp trong vài năm sau đó trở lại đà tăng trưởng bền vững.
Giả thiết của mô hình
 Giai đoạn đầu : từ thời điểm 0  thời điểm T
Với mỗi g
t
ta có : d
t

= (1+g
t
)*d
t-1
với t = 1,2,3 … T
 Giai đoạn sau : cổ tức tăng trưởng đều đặn với mức tăng trưởng g
Công thức mô hình DDM hai giai đoạn:
( ) ( ) ( )
1
0
1
1 1
T
t
T
t T
t
P
e e e
d
d
g
k k k
+
=
= +

+ − +
3.2. Phương pháp định giá tương đối P/E
3.2.1. Hệ số P/E

P/E = P/EPS
Trong đó P: giá thị trường của cổ phiếu
EPS : lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu
EPS = lợi nhuận / số cổ phần
3.2.2. Mô hình tổng quát
The mô hình DDM ở trên ta có
P
0
=
( ) ( )

+

+
∞+
=
∞+
=
=
11
11
*
t
t
t
t
t
t
t
k

EPS
P
k
d
ee
Với d
t
= P
t
*EPS
t
k
e
không đổi EPS tăng trưởng mức g
t
E
 EPS
t
= (1+g
t
E
)EPS
t-1
 P
0
=
( )
( )

+


+
∞+
=

=

1
1
0
1
1
t
t
t
t
t
k
g
P
EPS
e
E
t
Chia cả 2 vế cho EPS
0
ta được
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
12
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế

P/E
chuẩn
=
EPS
P
0
0
=
( )
( )

+

+
∞+
=

=

1
1
1
1
t
t
t
t
t
k
g

P
e
E
t
3.2.3. Mô hình P/E với EPS không đổi
Trường hợp EPS không đổi thì P
t
= 1  EPS = d = d
0
Ta có : P/E
chuẩn
=
EPS
P
0
0
=
k
e
1
3.2.4. Mô hình P/E với EPS tăng trưởng đều
Trường hợp EPS tăng trưởng đều với nhịp tăng trưởng g
thì P
t
= p (hằng số)
P/E
chuẩn
= = p*
3.2.5. Mô hình P/E với EPS tăng trưởng hai giai đoạn
Giả thiết :

 g
t
E
: Tỷ lệ cổ tức tăng trưởng giai đoạn đầu
 g : tỷ lệ tăng trưởng giai đoạn sau
 0 – T : giai đoạn đầu
Hệ số P/E
chuẩn
=
( )
( )

+

+
=
=
T
t
t
T
t
t
k
g
P
e
E
t
1

1
0
1
1
+
( )
( )
k
g
P
e
g
t
T
t
E
t
t
+

=






++
1
1

11

Trong thực tế phương pháp P/E với EPS tăng trưởng hai giai đoạn được sử
dụng khá phổ biến bởi so với phương pháp DDM thì sử dụng nhanh gọn hơn.
Tuy nhiên mô hình cũng không thể được xác định nếu công ty có EPS âm và
hệ số P/E
chuẩn
bị sai lệch do EPS bị sai lệch trong quá trình thu thập thông tin từ các
báo cáo tài chính thiếu minh bạch của những thị trường không hiệu quả.
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
13
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TẬP ĐOÀN HÀ ĐÔ
1. Phân tích môi trường vĩ mô
1.1. Ảnh hưởng nền kinh tế vĩ mô đến ngành
1.1.1. Tổng quan kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2010
Kinh tế Việt Nam khép lại năm 2010 với nhiều điểm tích cực. Đó là tăng
trưởng kinh tế khả quan, GDP vượt mức mục tiêu năm 2010, đạt 6.78% so với
6.5% mà Chính phủ đề ra. Trong năm, mặc dù tình hình kinh tế thế giới chưa thực
sự trở lại mạnh mẽ song Việt Nam dần dần thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Nhu cầu
tăng trở lại khiến các doanh nghiệp dễ thở hơn trong việc sản xuất và kinh doanh.
Trong năm 2010 lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam có tăng trưởng ấn tượng, tăng
25.5% so với năm 2009.
Bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối
mặt với những khó khăn như : lạm phát tăng cao với mức tăng CPI cả năm lên tới
11.75%, đây là mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1992. Đồng Việt Nam liên tục mất
giá, chỉ trong vòng 10 tháng từ tháng 11/2009 đến tháng 8/2010 Ngân Hàng Nhà
Nước đã phải 3 lần thực hiện điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng lên mức

18.932VND/USD, và đến năm 2011 tỷ giá là 20.805 VND/USD. Lãi suất tăng
mạnh, đặc biệt trong những tháng cuối năm với lãi suất huy động ở mức 14 – 16%,
lãi suất cho vay lên tới 19 – 20%. Mức tăng lãi suất khiến cho không ít doanh
nghiệp rơi vào tình cảnh khốn khó về vốn và tiến độ dự án.
Trước khó khăn nhiều hơn là điểm sáng thị trường chứng khoán Việt Nam rớt
giá liên tục, kể từ khi “bong bóng chứng khoán” vỡ thị trường chứng khoán trở nên
nhỏ bé, giá thị thấp và khó lường. Chỉ số VNindex chỉ đạt 450 – 500 điểm trong khi
HNXindex xoay quanh mốc 100 điểm. Sự yếu kém của toàn thị trường khiến kênh
đầu tư này mất sự thu hút các nhà đầu tư tìm đến thị trường khác hiệu quả hơn để
đầu tư như Vàng, ngoại tệ, bất động sản…
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
14
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
1.1.2. Triển vọng nền kinh tế vĩ mô trong năm 2011
Bước sang năm 2011, triển vọng nền kinh tế vĩ mô được đánh giá không thể
tăng trưởng vượt bậc trở lại ngay, tuy nhiên tính ổn định sẽ được củng cố và tăng
trưởng được duy trì ở mức trung bình. Các chính sách cũng dần đi vào ổn định, các
doanh nghiệp thích ứng kịp thời với chính sách mới. Các nhà đầu tư quen dần với
biến động khó lường của thị trường. Đây là những tín hiệu tốt của sự phục hồi giai
đoạn 2011 – 1015.
Năm 2011 các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp phải khó khăn về áp lực từ tỉ lệ
lạm phát cao, sự biến động mạnh của tỷ giá và mặt bằng lãi suất trong nửa đầu năm.
Dưới đánh giá của các chuyên giá các ngành có triển vọng tăng trưởng tốt
trong 2011 bao gồm : tài chính ngân hàng, bất động sản, dịch vụ đầu tư chứng
khoán, hóa chất cơ bản và cao su tự nhiên.
1.1.3. Ngành bất động sản năm 2010 và triển vọng 2011
Với những điểm sáng từ tăng trưởng kinh tế, ngành bất động sản vẫn tiếp tục
là một trong những ngành có triển vọng tăng trưởng tốt. Các doanh nghiệp trong
ngành bất động sản năm 2010 mặc dù doanh thu giảm nhưng lợi nhuận sau thuế
tăng so với năm 2009, lợi nhuận từ nguồn thu tài chính và nguồn thu khác.


Đồ thị 1 : ROA và ROE ngành bất động sản so với bình quân sàn
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
15
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
So với các ngành khác và so với lãi suất của ngân hàng thương mại ROA và
ROE của ngành bất động sản khá cao, do vậy lợi suất thu được từ cổ phiếu ngành
bất động sản vẫn rất lớn và cổ phiếu bất động sản vẫn hút được lượng lớn nhà đầu
tư trên thị trường chứng khoán.
Do ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất nên ngành bất động sản gặp khá nhiều
khó khăn về nguồn vốn. Đặc biệt các doanh nghiệp có tỉ lệ vốn vay nhiều trong cơ
cấu vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra việc tỷ giá tăng khiến doanh nghiệp mà nhập
khẩu nguyên liệu từ nước ngoài gặp bất lợi thiếu ngoại tệ.
Trong 6 tháng đầu năm 2011 ngành bất động sản chững lại và dần tăng ổn định
trong dài hạn. Bước sang chu kì mới (2011 – 2015) sau khi thoát khỏi khó khăn sẽ
có nhiều cơ hội cho hoạt động đầu tư và xây dựng bất động sản. Hơn nữa quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước giai đoạn 2010 – 2020 có ảnh hưởng
tích cực tới lĩnh vực xây dựng – bất động sản. Đó là nhu cầu xây dựng hệ thống cơ
sở hạ tầng hiện đại, tạo nền móng cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng tiếp tục đòi hỏi sự đầu tư lớn cho
lĩnh vực bất động sản, thêm vào đó là nguồn nhân lực dồi dao cho ngành từ sự dịch
chuyển lao động từ khu vực kinh tế nông nghiệp sang.
Với kì vọng nền kinh tế vĩ mô sẽ dần đi vào ổn định trong quý II/2011 bất
động sản và cổ phiếu ngành bất động sản sẽ tăng trưởng mạnh trong dài hạn, hoạt
động đầu tư, phát triển dự án diễn ra mạnh mẽ. Do đó với giai đoạn giá cổ phiếu
đang “dò đáy” các nhà đầu tư nên “nhắm” cho mình một cổ phiếu bất động sản triển
vọng như “HDG”, “HAG”, “VIC” Trong nhóm cổ phiếu bất động sản thì “HDG”
được đánh giá khá cao và triển vọng tăng giá mạnh trong tương lai vì những lợi thế
khong nhỏ của công ty.
1.2. Tác động môi trường vĩ mô lên tập đoàn Hà Đô trong năm 2010

1.2.1. Tổng quan tập đoàn Hà Đô
Năm 1990: Công ty Xây dựng Hà Đô được thành lập thuộc Bộ Quốc phòng
Năm 1996: Công ty Xây dựng Hà Đô sát nhập với Công ty Thiết bị cơ điện
theo Quyết định số 514/QĐQP ngày 18/4/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và
lấy tên gọi chung là Công ty Hà Đô
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
16
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
Năm 2004: Theo chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp tại Quyết định số
163/2004/QĐ-BQP ngày 09/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Công ty Hà
Đô được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Hà Đô.
Giai đoạn 2005 – nay: Với lợi thế là đơn vị có truyền thống nghiên cứu khoa
học quốc phòng, đội ngũ cán bộ của Công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển
cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời, các lĩnh vực kinh doanh của Công ty cũng
liên tục được mở rộng: thi công xây lắp dân dụng và công nghiệp (Công trình nhà,
kho xưởng, cầu, đường hầm, đường bộ, lắp máy điện nước, thiết bị công nghiệp - tự
động hóa); tư vấn thiết kế - xây dựng; đầu tư kinh doanh hạ tầng công nghiệp; đầu
tư xây dựng các khu đô thị, đầu tư khai thác các khách sạn – nhà hàng; đầu tư vận
hành khai thác các nhà máy thủy điện,…
Với nhu cầu phát triển và quản lý chuyên sâu, các Công ty thành viên và các
Công ty liên doanh của Công ty Cổ phần Hà Đô lần lượt được thành lập, đảm nhiệm
các lĩnh vực kinh doanh chuyên biệt. Cho tới tháng 5/2008, Công ty Cổ phần Hà Đô
đã có 7 Công ty cổ phần thành viên và 2 Công ty cổ phần liên doanh, hoạt động
theo mô hình Tập đoàn, lấy tên gọi chính thức là Tập đoàn Hà Đô.
Sau 20 năm phấn đấu không ngừng, cho tới nay Tập đoàn Hà Đô đã đạt được
những thành công đáng tự hào, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ tiếp
theo giai đoạn hội nhập sâu với nền kinh tế quốc tế
1.2.2. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô lên tập đoàn Hà Đô trong
năm 2010
Trong năm 2010 tình hình kinh tế vĩ mô đã có nhiều chuyển biến tích cực sau

cuộc khủng hoảng toàn cầu nên các nhóm ngành đều có sự tăng trưởng trở lại sau
những khó khăn của năm 2008 và 2009. Đối với nhóm ngành bất động sản thì sự
sôi động đã trở lại trên các sàn, các dự án tiếp tục được đầu tư xây dựng mở rộng.
Vì vậy giá cổ phiếu của nhóm ngành dù giảm so với xu thế chung của thị trường
nhưng mức độ giảm nhỏ và dần tăng trở lại.
Dưới áp lực lãi suất và lạm phát tăng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình tăng
trưởng của ngành. Đối với Hà Đô, công ty có một lợi thế đó là quỹ đất lớn khoảng 2
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
17
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
triệu mét vuông, và tập đoàn đầu tư phần lớn bằng vốn chủ sở hữu vốn vay chiếm ít
trong tỉ trọng nguồn vốn vì vậy lãi suất tăng không gây quá nhiều khó khăn cho các
dự án của tập đoàn. Do vậy đây là lợi thế mà các công ty khác trong ngành không
có được. Vì thế cơ hội đầu tư cổ phiếu HDG vẫn còn rất nhiều, các nhà đầu tư nên
nắm bắt cơ hội đầu tư trong thời điểm giá còn thấp.
Trong năm 2010 lợi nhuận sau thuế của HDG là 271 tỷ đồng so với năm 2009
là 205 tỷ đồng, tăng 30%. Cho thấy được sự khó khăn của nền kinh tế vĩ mô không
làm ảnh hưởng nhiều đến tập đoàn Hà Đô. Tập đoàn được đánh giá tăng trưởng khá
ổn định so với các công ty khác trong ngành. Ngành BĐS năm 2010 tăng trưởng
trung bình 16% mà công ty tăng 30%. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy được mặc dù thị
trường không được tốt nhưng tập đoàn Hà Đô vẫn phát triển ổn định và là công ty
bất động sản top trên trong ngành.
1.3. Tác động của môi trường vĩ đến xu thế giá thị trường của cổ phiếu
HDG trên sàn giao dịch TPHCM
Đồ thị 2 : Diễn biến giá cổ phiếu HDG năm 2010 đầu 2011
Chỉ số sàn thành phố Hồ Chí Minh VNindex xoay quanh mốc 500 điểm nhưng
cũng đang có xu hướng giảm điểm, còn HDG thì giao động trong mức 90,000 –
120,000 và cũng đang có xu hướng giảm điểm.
Trước thông tin trên chỉ số giá của HDG dự báo sẽ tăng trở lại nhưng tăng
trong nửa sau năm 2011.

2. Phân tích công ty Hà Đô
2.1. Phân tích công ty
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
18
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
“Tập đoàn Hà Đô” xuất thân từ công ty xây dựng Hà Đô thuộc bộ quốc phòng.
Sau khi sát nhập với công ty thiết bị cơ điện theo quyết định 514/QĐCP lấy tên gọi
chung là công ty Hà Đô. Theo chủ trương cổ phần hóa của nhà nước năm 2004
“công ty Hà Đô” chuyển đổi thành “công ty cổ phần Hà Đô”. Sau khi cổ phần hóa
công ty có bước trưởng thành vượt bậc và bắt đầu được biết đến là đại gia trong lĩnh
vực bất động sản.
Với truyền thống khoa học quốc phòng, đội ngũ cán bộ lớn mạnh cả về số
lượng và chất lượng, với lợi thế như vậy từ 2005 – nay công ty có tốc độ tăng
trưởng cao cả trong lĩnh vực kinh doanh, xây lắp, thiết kế xây dựng và đầu tư bất
động sản….
Với sư phát triển và quản lý chuyên sau hiện nay công ty cổ phần Hà Đô có 7
công ty cổ phần thành viên và 2 công ty cổ phần liên doanh, hoạt động theo mô
hình tập đoàn và lấy tên chính thức là Tập đoàn Hà Đô. Với việc hình thành tập
đoàn vị thế của công ty đã lớn hơn trong ngành bất động sản, thị trường cũng sẽ biết
đến một tập đoàn lớn trong lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra tháng 2/2010 cổ phiếu
của tập đoàn Hà Đô được niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của công ty.
2.1.2. Bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty khá quan trọng. Một công ty có bộ máy đơn giản,
gọn nhẹ nhưng làm việc hiệu quả sẽ giúp cho công ty làm ăn tốt hơn, gặt hái được
nhiều thành công hơn. Đặc biệt một bộ máy tổ chức linh hoạt thì công ty sẽ tồn tại
được lâu dài trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay.
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
19

Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Hà Đô
Với cơ cấu tổ chức khá gọn gàng của công ty khả năng quản lý trở nên dễ
dàng điều này khiến cho công ty hoạt động một cách linh hoạt như vậy tiết kiệm
được chi phí quản lý.
2.1.3. Định hướng phát triển
Thứ nhất, Hà Đô trưởng thành và phát triển không ngừng dựa trên nền tảng
chất lượng công trình, chất lượng dịch vụ và chiến lược kinh doanh lâu dài. Vì lẽ đó
mà công ty tồn tại vững chắc và phát triển suốt 18 năm qua. Trong quãng thời gian
phát triển của mình Hà Đô đã tạo được uy tín về kinh doanh và tiềm lực tài chính
hùng mạnh.
Thứ hai, công ty luôn lấy chữ tín làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh; luôn cố gắng đầu tư, nâng cấp và đổi mới trang thiết bị thi công phục
vụ sản xuất kinh doanh; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng mọi yêu cầu
của khách hàng; tạo dựng tập thể đoàn kết, thân ái; tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định và chế độ đảm bảo an toàn vệ sinh cho người lao động; mở rộng hợp tác trên
nguyên tắc các bên cùng có lợi. Đây là điều mà Hà Đô đã làm được để mọi người
biết đến công ty là một tập thể hùng mạnh.
Cuối cùng, với những lợi thế của mình Hà Đô tập trung vào lĩnh vực xây
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
20
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
dựng thủy điện, đầu tư dự án khu du lịch sinh thái, xây dựng công trình công
nghiệp, giao thông thủy lợi…
2.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty
2.2.1. Chỉ tiêu cơ cấu vốn của công ty
Vốn là điều kiện cần để tăng trưởng, vấn đề vốn cũng là vấn đề đau đầu nhất
của các nhà quản trị doanh nghiệp. Sử dụng vốn trong doanh nghiệp là bài toán khó
chính vì vậy vấn đề vốn luôn đặt lên hàng đầu trước mỗi dự án, mỗi kế hoạch đầu tư
của các doanh nghiệp.

Để đảm bảo đầu tư vốn hiệu quả, cầu trúc vốn có vai trò quan trọng trong việc
tạo hiệu quả đầu tư, giảm thiểu rủi ro của công ty. Ngày nay các doanh nghiệp chú
trọng đến việc sử dụng vốn nợ, vốn vay từ ngân hàng để đầu tư kinh doanh. Nguồn
vốn này là con dao hai lưỡi, nó có thể giúp lợi nhuận của công ty tăng vượt bậc
nhưng cũng có thể nhấn chìm công ty trong khủng hoảng nợ.
Đối với công ty Hà Đô cũng vậy, bài toán vốn cũng được giải quyết bằng sử
dụng nhiều vốn nợ. Tuy nhiên công ty luôn chú trọng gia tăng vốn chủ sở hữu trong
cơ cấu vốn của mình nhằm giảm thiểu rủi ro từ thị trường tín dụng trong nước. Cụ
thể so sánh cơ cấu vốn của Hà Đô qua các năm và so với ngành cho thấy.
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng tài sản(tr đồng) 401,066 442,408 679,736 1,199,595 1,472,360
Tổng nợ(tr đồng) 331,985 275,946 462,295 769,809 804,014
Vốn chủ sở hữu(tr đồng) 59,849 165,855 201,646 400,670 612,619
Tỷ số nợ (%) 82.78 62.37 68.01 64.17 54.61
Bảng 3 : Tỷ số nợ trong cơ cấu vốn của công ty Hà Đô
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Tỷ số nợ (ngành BĐS) 73 54 57 55 52 %
Tỷ số nợ 82.78 62.37 68.01 64.17 54.61 %
Bảng 4 : so sánh tỷ số nợ của HaDo và ngành bất động sản
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
21
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
Đồ thị 3 : tỷ số nợ của HaDo và ngành BĐS
Nhận thấy trong cơ cấu vốn của Hà Đô lượng nợ vay chiếm khá lớn, phản ánh
đúng ngành nghề bất động sản phải cần nhiều vốn vay. Việc sử dụng đòn bẩy tài
chính lớn là một lợi thế của công ty tuy nhiên với tính trạng thắt chặt tín dụng ngân
hàng, tình hình kinh tế bất ổn, khủng hoảng niềm tin người tiêu dùng thì việc sử
dụng vốn vay đi kèm với rủi ro rất cao. Thông qua bảng ta thấy xu hướng cơ cấu
vốn của Hà Đô đang dần được thay thế từ nhiều nợ vay về nhiều vốn chủ sở hữu.
Tạo an toàn vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây có thể coi là tín

hiệu tốt đối với các nhà đầu tư vào Hà Đô đối với vấn đề lãi suất ngân hàng và thắt
chặt tín dụng.
Ngành bất động sản vẫn cho thấy sự phụ thuộc lớn vào nguồn vốn vay khi tỷ
lệ nợ trên tổng nguồn vốn luôn vượt quá 54%. Ngành với đặc trưng sử dụng nguồn
vốn lớn và thu hồi lãi chậm luôn đặt vốn vay là nguồn vốn hàng đầu, như vậy
không thể tránh khỏi tác động qua lại của hệ thống ngân hàng đến ngành bất động
sản.
Thông qua đồ thị và các bảng phân tích cơ cấu vốn của công ty Hà Đô nhận
thấy rằng công ty sử dụng công cụ nợ vay cao so với ngành, và công cụ nợ có xu
hường giảm dần trong tương lai. Về cơ bản vốn vay sẽ được thay thế dần dần bằng
vốn chủ sở hữu khi các dự án mạng lại lợi nhuận.
Trước tình hình kinh tế khó khăn việc lựa chọn sử dụng nhiều vốn chủ sỡ hữu
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
22
Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế
trong cơ cấu vốn là lựa chọn đúng đắn và mang tính chiến lược lâu dài của tập đoàn
Hà Đô. Bởi nợ vay của công ty tăng mạnh trong những năm qua.
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
CP lãi vay 492triệu 444 triệu 1,242triệu 371triệu 2,767triệu
Bảng 5: chi phí nợ vay của Hà Đô qua các năm
Mặc dù Hà Đô có tỷ lệ nợ vay cao nhưng chi phí lãi vay hàng năm thấp, vào
các thời điểm năm 2006, 2007, 2009 chi phí lãi vay nhỏ hơn 500 triệu đồng, còn
trong năm 2008 và 2010 thì chi phí lãi vay lên 10 con số, kết quả của việc gia tăng
nợ vay để mở rộng sản xuất. Sở dĩ chi phí lãi vay của công ty nhỏ là vì khi công ty
hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đã sự dụng lượng lớn tiền ứng trước của
khách hàng vì vậy hạn chế việc sử dụng vốn vay ngắn hạn. Khoản lãi vay của công
ty chủ yếu là lãi vay dài hạn để mua tài sản cố định được chia đều qua các năm.
Như vậy với cơ cấu vốn của công ty và khả năng thánh toán lãi vay tốt thì
đòn bẩy nợ sẽ phát huy được tối đa tác dụng của nó. Đây có thể coi là một
chiến lược rất hợp lý của công ty trong giai đoạn tín dụng và lãi suất “nóng

bỏng” như hiện nay.
2.2.2. Chỉ tiêu khả năng thanh toán
Liệu công ty sử dụng nợ vay lớn như vậy thì khả năng thanh toán của công ty
ra sao. Bởi vì khả năng thanh toán của công ty phản ánh khả năng chi trả khoản nợ
tới hạn. Chúng ta sẽ so sánh khả năng thanh toán của công ty với khả năng thanh
toán của ngành để thấy được lợi thế của công ty như thế nào đối với ngành.
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Thanh toán hiện hành HaDo(%) 214 145 135 144 173
Thanh toán hiện hành Ngành(%) 157 257 318 295 218
Bảng 6: Khả năng thanh toán hiện hành của HaDo và Ngành BĐS
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Thanh toán nhanh HaDo(%) 190 90 61 85 107
Thanh toán nhanh Ngành
BĐS(%)
86 163 175 141 117
Bảng 7 : Khả năng thanh toán nhanh của HaDo và Ngành BĐ
Nguyễn Trọng Dũng Toán Tài Chính 49
23

×