I. Đặt vấn đề:
Hiện nay việc dạy và học tiếng Anh ở bậc THCS đã có những thay đổi lớn
cả về nội dung lẫn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với mục tiêu và yêu
cầu của chương trình sách giáo khoa mới. Với quan điểm cơ bản là làm sao phát
huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện tối ưu để các em rèn
luyện phát huy khả năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải
việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý.
Để có thể giảng dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh sao cho có hiệu quả, ngõ đầu
đáp ứng được yêu cầu của chương trình cải cách là vấn đề mà giáo viên cần quan
tâm. Trên cơ sở sử dụng kỷ năng nghe để giới thiệu ngữ liệu hay nội dung của chủ
điểm mới. Giáo viên cần phải xây dựng tình huống xoay quanh quan điểm chủ
điểm của bài nghe, thiết kế những hoạt động cần thiết dưới dạng trò chơi nhằm
hướng các em vào chủ đề bài nghe một cách nhẹ nhàng. Việc làm này nhằm giúp
học sinh có thể luyện tập trau dồi kỹ năng nghe để có thể lónh hội được lời thoại
trong giao tiếp thông qua các bài tập nghe khác nhau như nghe đóan ý qua ngữ
cảnh, nghê lấy ý chính, nghe hiểu các thông tin chi tiết
II. Nội dung chính :
Khi học tiếng Anh, thông thường người học phải luyện tập bốn kỹ năng
cần thiết là nghe - nói - đọc - viết, trong đó kỹ năng nghe được cho là quan
trọng nhất bởi lẽ khi muốn giao tiếp bằng tiếng Anh người học phải nghe và
hiểu được người đối thoại nói gì, thì mới có thể đáp lại đúng ý người ấy. Thế
nên, giáo viên ngoại ngữ cần phải đặc biệt chú trọng kỷ năng nghe khi giảng
dạy. Nhưng chú trọng như thế nào và dùng thủ thuật ra sao để giúp các em học
tốt kỹ năng này là vấn đề mà bản thân tôi đặc biệt quan tâm. Qua các tiết dự
giờ, học hỏi đồng nghiệp cũng như được tham dự các khoá học thay sách giáo
khoa cùng với kinh nghiệp giảng dạy kỷ năng nghe như sau:
Theo phương pháp mới, khi dạy một bài Listen giáo viên cần phải theo
phương pháp The PPP Framework bao gồm:
A. Presentation phrase : pre-listening.
B. Practice phrase : while- listening.
C. Production : post-listening.
A/ Presentation Phrase/ Pre-listening: ( Phần giới thiệu bài/ trước khi nghe)
Trong phần này, giáo viên cần xây dựng một hoạt hai hoạt động nhằm để giới
thiệu bài nghe. Phần này chủ yếu là giúp học sinh làm quen vơí chủ đề sắp được
nghe trong bài, làm cho học sinh cảm thấy hứng thú mà quó ôn lại những kiến
thức đã học có liên quan đến bài mới.
Để thực hiện giai đoạn này, Giáo Viên cần chú ý
- Giáo viên thiết kế các hoạt động ngắn, dễ hiểu, rõ ràng trong thời gian khoảng
5 - 7 phút, bạn có thể sử dụng tiếng Anh và cả tiếng Việt (nếu học sinh yếu)
- Để phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh
trao đổi lẫn nhau hay có thể hỏi giáo viên.
- Dùng các thủ thuật phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của học sinh như yêu cầu đoán
tranh, đoán câu trả lời, kích thích tò mò của học sinh
Các bước tiến hành:
- Warm up ( khởi động)
- Background knowledge ( kiến thức nền) xoay quanh chủ đề mà học sinh sắp
được nghe. Có thể lồng phần Background vào phần warm up.
- Giới thiệu từ vựng mới ( nếu có)
- Giải thích yêu cầu và cách làm bài.
1. Để thực hiện phần background/warm up chúng ta nên có một số hoạt động
như:
a. Discussion:
- Giáo viên dùng tranh có nội dung liên quan đến bài mà các em sắp được nghe.
- Có thể lồng các trò chơi (warm up) vào.
- Học sinh thảo luận về tranh theo nhóm (trao đổi ý kiến để đoán xem bài nghe
sẽ đề cập đến vấn đề gì, nhân vật nào hay điều gì )
Ví dụ: Để dạy phần Listen trong Unit 9 - sách tiếng Anh 9
- Giáo viên cần chuẩn bò ô chữ giống trong trò chơi “chiếc nón kỳ diệu” và
dùng tranh số 2 trong SGK tiếng Anh 9.
• Tiến hành : - Giáo viên giới thiệu trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu”; học sinh
mỗi nhóm sẽ đoán ô chữ, nhóm nào đoán sai → mất lượt, nhóm khác sẽ
đoán tiếp. Nhóm đoán đúng chũ “earthquake” sẽ là nhóm thắng cuộc.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề bài nghe thông qua tranh.
- Học sinh nhìn tranh, đọc kỹ các câu trong bài tập, thảo luận theo nhóm để
đoán xem nên làm gì để có thể sống cùng với các trận động đất.
- Giáo viên giải thích yêu cầu bài tập này là nghe sau đó điền thông tin vào
khoảng trống.
This is one of natural disasters
10 Ô
b. Brainstorming:
- Để thực hiện hoạt động này, giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm về
chủ đề mà các em sắp được nghe.
- Mỗi nhóm có một đại diện lên bảng viết ra từ trọng tâm, hay nêu ý kiến mà
học sinh đoán xoay quanh đề tài đã cho.
- Các nhóm sửa lỗi học bổ sung ý kiến lẫn nhau.
Ví dụ: Để dạy phần Listen trong Unit 1 sách tiếng Anh 9 giáo viên cần chuẩn bò
tranh của bài Listen (Trang 16)
2. Cách tiến hành: - Có thể chia lớp thành 8 nhóm
- Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3 (các em có thể di chuyển chổ
ngồi để họp thành 3 nhóm).
- Học sinh sẽ thảo luận về đề tài quần có “Clothes” qua trò chơi
“Networks”.
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Từng nhóm sẽ ghi ra những từ về áo, quần, giày mà các em đã được học vào
bảng con. Sau đó đại diện mỗi nhóm sẽ mang bảng con lên trước lớp. Nhóm nào ghi
được nhiều từ, nhanh, chính xác → nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Qua trò chơi này, học sinh sẽ ôn lại các từ chỉ về quần áo, giày dép nhằm
hướng các em vào chủ đề bài nghe là: Bé gái, Marry đã đi lạc ở hội chợ triễn lãm ô
tô. Học sinh nghe và xác đònh xem bé ấy mặc áo gì, quần gì, và mang gì?
Giáo viên giải thích yêu cầu của bài này là nghe để nắm bắt thông tin cụ thể.
c. Questioning:
Giáo viên có thể dùng các tranh có liên quan đến chủ đề của bài nghe mà học
sinh sắp được nghe, có thể lồng phần warm up vào để tạo hứng thú cho học sinh.
Cho học sinh hỏi đáp lẫn nhau dựa vào tranh, giáo viên cần tạo điều kiện cho
tất cả các em đều tham gia hỏi đáp.
Giáo viên cung cấp 1, hoặc 2 câu hỏi (pre_questions) để thu hút sự chú ý của
học sinh trước khi cho các em nghe. Học sinh có thể đoán câu trả lời trước hoặc sau
khi được nghe bài tập nghe.
VD: Để dạy bài Listen của Unit six, sách tiếng Anh 9, giáo viên cần chuẩn bò :
Tranh về nạn ô nhiễm
Áo Quần Giầy
+ Các bước tiến hành:
- Giới thiệu các bức tranh.
- Cho HS hoạt động theo nhóm (4 nhóm), nhìn tranh và đặt tên cho từng bức
tranh → Nhóm nào nhanh, chính xác sẽ thắng cuộc.
- Hoạt động này nhằm hướng HS vào chủ đề bài nghe là sự ô nhiễm đại dương.
- Giáo viên đặt câu hỏi: + Do you think, is the ocean polluted?
+ Why is the ocean polluted?
- Học sinh hỏi đáp lẫn nhau, có thể hỏi giáo viên xoay quanh vấn đề do đâu mà
đại dương bò ô nhiễm.
- Giáo viên giải thích yêu cầu bài nghe này là: nghe sau đó điền thông tin vào
chỗ trống.
2. Pre_teaching new words:
Ở giai đoạn giới thiệu bài nghe (The Presentation Phrase/ Pre_teaching) giáo
viên cần giải thích từ mới hay cấu trúc ngữ pháp cần thiết phải dạy hết các từ mới nếu
không quan trọng hay có thể để cho học sinh tự đoán nghóa của từ mới qua ngữ cảnh
(đối với học sinh khá, giỏi)
B. Phần luyện nghe (While listening/ The practice Phase):
Ở giai đoạn, học sinh sẽ được nghe để nắm nội dung bài luyện nghe, sau đó các
em sẽ làm bài tập có liên quan đến nội dung bài tập có liên quan đến nội dung bài
vừa nghe ( Học sinh có thể làm một hoặc hai bài tập tuỳ yêu cầu từng bài).
Giáo viên có thể cho học sinh nghe ít nhất 2 lần, sau đó mới kiểm tra đáp án sơ bộ ban
đầu (cho học sinh trao đổi đáp án với bên cạnh hay trao đổi đáp án giữa các nhóm với
nhau).
Cho học sinh nghe lần thứ 3, lần nghe này sẽ giúp học sinh từ sửa lỗi hay tự tìm
đáp án đầy dủ trước khi được giáo viên cho đáp án đúng.
Khi cho HS nghe lần 1: giáo viên nên cho học sinh nghe toàn bộ nội dung bài 2,
lần 2: có thể dừng lại ở những đoạn cần thiết để học sinh có thời gian suy gẫm và tìm
thông tin chính xác để hoàn tất bài tập; nghe lần 3: có thể dừng hay không dừng lại
(tuỳ đối tượng học sinh).
1. Những hoạt động ở giai đoạn While_ listening.
a. General information: (thông tin chung)
- Giáo viên đưa ra một số câu hỏi và yêu cầu học sinh cho câu trả lời sau khi
được nghe câu hỏi cần xoáy vào ý chính, giúp học sinh tập trung ý tưởng và
làm bài tập dễ dàng.
VD: Để dạy phần Listen trong Unit 9, sách tiếng Anh 9, giáo viên thực hiện như sau:
Task 1: Listen to the talk ofan expert and find out where heavy books should be
placed, where the rollers should be blocked.
- Cho học sinh nghe băng lần 1 (không dừng lại).
- Học sinh lắng nghe, ghi thông tin trả lời ra giấy.
- Cho học sinh trao đổi, so sánh câu trả lời với nhau (theo nhóm), giáo viên
kiểm tra nhanh đáp án của các em.
Task 2: Listen again, check your answers and tell me what should be checked, where
your bed shouldn’t be put and where you should stay, sit and stand when an
earthquake happen.
Cho học sinh bảng lần 2, giáo viên cho dừng lại ở mỗi câu hay mỗi đoạn cần
thiết (tuỳ từng đối tượng học sinh, giáo viên có thể cho dừng lại nhiều lần hay ít lần).
Học sinh nghe bảng, kiểm tra lại câu trả lời ở phần task 1 và nắm thông tin để
trả lời cho task 2.
Giáo viên kiểm tra đáp án sau khi học sinh so sánh kết quả.
Có thể cho nghe lần 3 để học sinh kiểm tra đáp án lần cuối sau đó giáo viên
cho đáp án đúng để học sinh điền thông tin vào bảng.
b. Specific information:
Đây là bài luyện nghe để lấy thông tin đặc biệt. Giáo viên cần lưu ý học sinh
phải biết bỏ qua những thông tin không cần thiết, chỉ chú trọng đến thông tin đáp ứng
yêu cầu của bài luyện nghe. Học sinh cần phải nghe cẩn thận (có sàng lọc) sau đó trả
lời các câu hỏi trong bài tập:
- Giáo viên cho học sinh xem qua grid, chú ý vào các thông tin có sẵn (đây là
những chi tiết gợi mở, giúp học sinh làm bài dễ hơn).
- Cho học sinh nghe băng và điền thông tin còn lại vào grid.
- Học sinh trao đổi đáp án (theo cặp hoặc nhóm).
- Cho học sinh nghe lại lần 2, lần 3 (nếu cần) → cho đáp án đúng.
VD: Để dạy phần Listen / Unit 5/ Sách Tiếng Anh 9
Task: Listen to a converstion between chau and her father.
Fill in the table with the information you hear.
Giáo viên cho HS nghe băng lần 1 (không dừng lại giữa chừng).
Học sinh nghe và tự điền thông tin vào bảng.
Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu, nắm nội dung bài nghe của học sinh:
When was the telegraph invented?
What were two new forms of news media?
Did television become popular in the 1915 s?
Cho Học sinh nghe băng lần 2 (cần dừng lại ở nơi cần thiết)
Học sinh nghe lại và kiểm tra lại đáp ứng → so sánh đáp án với bạn (pairs work,
groups work)
Có thể cho nghe lại lần 3 (tuỳ từng đối tượng học sinh).
c. Deliberate mistakes:
Áp dụng cho các loại bài tập nghe dưới dạng tranh ảnh. Sau khi cho học sinh
xem tranh, giáo viên giới thiệu chủ đề bài nghe và yêu cầu các em nói xem trong
tranh gồm những gì.
Giáo viên mô tả lại bức tranh nhưng cố ý nói sai một số chi tiết. Học sinh theo
dõi và khi phát hiện chi tiết sai → giơ tay hay nói “you’re wrong”.
VD: phần Listen/ Unit 2/ Sách tiếng Anh 9.
Task: listen and check (V) the better of the correct picture to show what Mary is
wearing.
Giáo viên chỉ vào tranh C: This is a flower dress.
Học sinh sẽ nhận ra chi tiết sai và sửa lại. Tương tự như vậy với các tranh khác.
Sau đó giáo viên cho Học sinh nghe bảng lần 1 ( không dừng lại).
- Cho học sinh tự tìm đáp án.
- Cho Học sinh nghe băng lại lần 2 (dừng lại ở câu hay đoạn cần thiết).
- Học sinh nghe và chỉnh sửa lại đáp án đã làm → so sánh với bạn (pairs word,
groups work).
- Cho học sinh nghe băng lại lần 3 (nếu cần) → giáo viên cho đáp án đúng.
d. Listen and draw:
Áp dụng cho loại bài tập nghe và điền thông tin vào sơ đồ hay bản đồ.
Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ hay bản đồ.
Sau đó yêu cầu các em lắng nghe bảng và điền thông tin cần thết vào bản đồ
hay sơ đồ.
Học sinh nghe lại và kiểm tra đáp án.
Vd: Khi dạy phần Listen /Unit3/ Sách Tiếng Anh 9.
- Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ.
Task: Look at the map. Listen to the trip to Ba’s village then match the places on the
bus route with the letters on the map.
- Giải thích yêu cầu và nghe.
- Cho học sinh nghe băng lần 1 (không dừng lại)
- Có thể đặt vài câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh như:
+ Which direction did the bus continue, after picking up everyone?
+ Did it continue going straight on highway No 1?
+ Did it turn left to the airport?
- Cho học sinh nghe băng lần 2 và ghép các tên nơi chốn ở trong khung với các
nơi chốn được biểu thò bằng chữ cái trên bảng đồ (tùy đối tượng học sinh giáo
viên có thể cho dừng lại ở mỗi câu hay ở mỗi đoạn cần thiết).
- Học sinh kiểm tra lại đáp án của minh với bạn (pair word, group word)
- Cho học sinh nghe lại lần 3 (nếu cầu) giáo viên cho đáp án đúng.
e. Selecting:
Áp dụng cho loại bài tập nghe và có các tranh gần giống nhau chỉ khác nhau
một số chi tiết nhỏ. Các tranh này đã được đánh số.
Giáo viên giới thiệu tranh, hướng học sinh vào việc phân biệt các tranh với
nhau.
Cho học sinh nghe lại để kiểm tra đáp án.
VD: Phần Listen/ Unit 1/ Sách tiếng Anh 9.
Task: Listen to their conversatoin and circle the letters of the correct pictures.
Giải thích yêu cầu bài nghe.
Cho học sinh nghe bảng lần 1 (không dừng giữa chừng).
Cho học sinh tự tìm đáp án (chọn thanh phù học với nội dung bài).
Cho các em nghe lại lần 3 (nêú cần) → giáo viên cho đáp án đúng.
f. True or false:
Áp dụng cho loại bài tập nghe dưới dạng True or False.
Giáo viên cho học sinh đọc qua các thông tin chi tiết trong chart.
Cho học sinh nghe băng ít nhất 2 lần. Có thể nghe lần 3 (nếu cần).
VD: Phần Listen/ Unit 4/ Sách tiếng Anh 9
Giáo viên giới thiệu chart.
Task: Listen to the conversation between Nga and Kate. Check (V) the boxes and
correct the false sentences.
Cho Học sinh nghe băng lần 1 (không dừng lại).
Học sinh tự làm bài True - False.
Cho các em nghe lại lần 2(có thể dừng lại ở câu, đoạn cần thiết)
Giáo viên có thể đặt vài câu hỏi gợi ý, hướng vào nội dung bài nghe để giúp học sinh
làm được bài.
Cho nghe lai lần 3 để kiểm tra đáp án→ GV cho đáp án đúng và sửa lỗi cho học sinh.
g. Gap - filling:
Dùng cho dạng bài tập điền vào chỗ trống.
Giáo viên cho học sinh xem qua thông tin chi tiết đã được cho sẵn trong bài (có thể
dùng Flipchart/ hay cho lên màn hình nếu dạy bằng OHP)
VD: Phần listen ở Unit 8/ Sách tiếng Anh 9
Task: Listen to the song Auld Lang Syne and fill in the missing words.
Giáo viên cho Học sinh nghe băng đồng thời nhìn vào lời bài hát (lần 1)
Học sinh tự điền vào chỗ trống.
Cho học sinh nghe lại bài hát lần 2, kiểm tra lại đáp án đã điền → so sánh với các bạn
→ Giáo viên cho đáp án đúng.
C. Phần vận dụng bài nghe (post - listening/ The production phase)
Các hoạt động tiếp theo sau khi học sinh luyện kỹ năng nghe cũng rất quan
trọng. Sau khi nghe, giáo viên có thể tổ chức cho các em kiểm tra lại đáp án bằng
nhiều cách: cho các em hỏi, trao đổi đáp án lẫn nhau và chữa chéo cho nhau; hoặc có
thẻ cho học sinh lên trước lớp hỏi các bạn và mời bạn trả lời đáp án → giáo viên mới
cho đáp án cuối cùng.
Học sinh có thể làm một đoạn đối thoại tương tự bài đã nghe và đóng vai luyện
tập; hay học sinh có thể thảo luận về đề tài đã nghe theo pass work hay group work.
Học sinh có thể kể lại bài vừa nghe bằng việc vận dụng sự hiểu biết của mình (tự đặt
lời) hay có thể viết ra theo nhóm hay cặp.
Đối với lớp yếu, giáo viên có thể viết Jape transcription ra dưới dạng “gap -
filling” rồi mới cho học sinh nghe để điền từng chỗ trống và bài nghe.
VD: Listen ở Unit 6; Sách giáo khoa 9.
Giáo viên kiểm tra đáp án bằng cách gọi vài em lên cho đáp án của mình trước
lớp. Đối với đoạn nghe khó giáo viên có thể cho học sinh nghe lại băng để dễ sữa lỗi .
Giáo viên có thể nêu ra vài câu hỏi cho học sinh thảo luận.
- Why did garbage drop into the sea not into the garbage dump?
- What should we do to protect our ocean?
Kết quả ban đầu:
Đây là năm học đầu tiên áp dụng sách giáo khoa cải cách lớp 9 được dùng để
giảng dạy đại trà cho học sinh khối lớp 9 THCS. Những ý kiến cho việc giảng dạy
phần nghe “Teaching listening” của tôi trên đây đã ít nhiều tác động tích cực đến quá
trình học phần Listen trong từng Unit. Khi áp dụng các phương pháp trên, học sinh có
vẻ hứng thú, tham gia phát biểu, xây dựng bài tích cực hơn, tự tin hơn trong các tiết
học. Thông qua hình thức các trò chơi thi đua lẫn nhau giữa các nhóm, tiết học Listen
đã trở nên vui nhộn, sinh động hơn trên tinh thần “học mà chơi, chơi mà học” chứ
không còn khô khan, đáng sợ đối với học sinh.
Kết quả cụ thể như sau:
Khối 9 Giỏi Khá TB Yếu
HKI 42,5% 40% 16,4% 1,2%
Giữa HKII 79,9% 8,9% 10,5% 0,6%
III. Mặt tích cực và hạn chế:
Nhìn chung khi áp dụng các phương pháp nêu trên, học sinh đa phần lónh hội
các kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Phần Listen và phần bài luyện tập khá khó đối
với hầu hết những người học ngoại ngữ. Thế nên, việc ứng dụng phương pháp giảng
dạy theo SGK mới đòi hỏi giáo viên phải đầu tư tìm ra phương pháp phù hợp với đối
tượng học sinh của mình. Năm học sắp kết thúc và kết quả học tập của học sinh đã
phần nào phản ánh được hiệu quả của phương pháp đã được vận dụng.
Hạn chế: số lượng ở mỗi lớp khá đông (45 - 47 em) vì thế giáo viên khó kiểm
tra hết đáp án, học sinh có phần khó tập trung vì băng cassette có khi đọc nhỏ, dù giáo
viên đã dùng micrôphone trợ giúp.
IV. Những bài học khi thực hiện sáng kiến vận dụng kinh nghiệm:
Sách giáo khoa cải cách lớp 9, Bộ môn Tiếng Anh được biên soạn theo chủ
điểm và có các phần rèn luyện từng kỹ năng riêng biệt như: nghe, nói, đọc, viết Vì
thế khi tiến hành giảng dạy kỹ năng nghe, giáo viên có thể chủ động thiết kế bài dạy
riêng biệt cho phần nghe nên học sinh khá dễ dàng lónh hội cũng như luyện tập phần
nghe tương đối tốt. Với những phương pháp đã được học từ các khóa học bồi dưỡng
thay sách giáo khoa cùng với kinh nghiệm học hỏi từ đồng nghiệp và thực tế giảng
dạy tại lớp. Bản thân tôi nhận thấy cần phải nỗ lực hơn nữa, sáng tạo hơn nữa để có
được những tiết dạy “nghe” hoàn hảo hơn, sinh động và thu hút học sinh nhiều hơn
trong thời gian tới.
V. Kết luận:
Trên đây là một số ý kiến của tôi đã được áp dụng để giảng dạy phần Listen
trong chương trình SGK cải cách lớp 9. Vì đây là năm đầu tiên thực hiện nên không
thể trách khỏi sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của quý Thầy -
Cô và các anh chò để phần giảng dạy Listen ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần tích
cực cho quá trình đổi mới phương pháp dạy và học mà cách trên đã đề ra.
Tân Bình, ngày 24 tháng 4 năm 2006
Giáo viên biên soạn
HÀ THỊ PHƯỚC SANG
Nhận xét của tổ trưởng (khối trưởng)
Nhận xét của Chủ tòch Hội Đồng Sáng Kiến Kinh Nghiệm cấp trường:
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SKKN
Ký tên