Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Nghiên cứu và học tập lý luận giá trị thặng dư trong điều kiện nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.29 KB, 6 trang )

Nghiên cứu và học tập lý luận giá trị thặng
dư trong điều kiện nước ta hiện nay
Tác giả : Ths. Nguyễn Văn Thành - Trưởng khoa Lí luận Mác Lê-nin, TTHCM
File đính kèm: Không có
Học thuyết giá trị thặng dư của Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phát hiện giá trị thặng dư làm nổ ra cuộc cách
mạng thực sự trong toàn bộ khoa học kinh tế, vũ trang cho giai cấp vô sản thứ
vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Ngày nay, từ quan
niệm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết này còn có ý nghĩa quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ở nước ta, việc nghiên cứu, khai thác và học tập những di sản lý luận của Mác
trở thành việc làm cần thiết trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hướng khai thác lý luận này theo chúng tôi nên tập trung vào những nội
dung sau đây:
Một là, Khai thác những di sản lý luận trong học thuyết này về nền kinh tế
hàng hoá.
Học thuyết giá trị thặng dư của Mác được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu
nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Cho nên,
chính Mác chứ không phải ai khác, là một trong những người nghiên cứu sâu sắc
về kinh tế thị trường. Thực chất của nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá
phát triển ở trình độ cao. Nước ta đang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa và hiện nay gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Mặc dù nền kinh tế thị trường ở nước ta có tính đặc thù của nó, song đã là
sản xuất hàng hoá thì ở đâu cũng đều có những đặc tính phổ biến, cũng phải nói
đến giá trị và giá trị thặng dư. Điều khác nhau chỉ là trong những quan hệ kinh tế
khác nhau thì giá trị và giá trị thặng dư mang bản chất xã hội khác nhau. Vì vậy,
việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa,
nghiên cứu những phạm trù, công cụ và việc sử dụng chúng trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ di sản lý luận của Mác là việc làm có nhiều


ý nghĩa thực tiễn.
Ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa tư bản đã phát triển nền kinh tế thị trường,
qua thị trường, giai cấp tư sản mới mua được tư liệu sản xuất và sức lao động, mới
bán được hàng hoá và do đó bóc lột được giá trị thặng dư do người lao động tạo ra.
Trong nền kinh tế thị trường, dưới tác động của các quy luật kinh tế, trong đó có
quy luật giá trị thặng dư, các nhà tư bản-các doanh nghiệp đã không ngừng ứng
dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất lao
động, tích cực hợp lý hoá quá trình sản xuất, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, tìm hiểu
nhu cầu thị trường… để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các tiềm năng về
vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh… được khơi dậy và
phát triển mạnh mẽ, từ đó làm cho nền kinh tế trở nên năng động. Trong điều kiện
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong khu vực kinh
tế nhà nước và tập thể, chúng ta cần vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư mà các nhà tư bản đã sử dụng để phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển kinh tế kết hợp với thực hiện phân phối theo lao động và hiệu quả
kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Hai là, làm rõ hơn bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản ngay trong thành phần
kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay. Qua nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư, chúng
ta phải khẳng định rằng, sự giàu có của nhà tư bản là kết quả của sự bóc lột giá trị
thặng dư. Có người cho rằng, nhà tư bản thu nhiều lợi nhuận là do lao động quản
lý, lao động khoa học – kỹ thuật của nhà tư bản. Thực tế, trong thời kỳ đầu của chủ
nghĩa tư bản, nhiều nhà tư bản đồng thời là giám đốc, thậm chí còn là cán bộ khoa
học kỹ thuật nữa. Những chức năng quản lý và khoa học kỹ thuật ấy thuộc phạm
trù lao động, không thuộc phạm trù tư bản. Nếu nhà tư bản kiểm cả chức năng
quản lý và khoa học kỹ thuật thì trong thu nhập của nhà tư bản sẽ bao gồm giá trị
mới do lao động quản lý và khoa học kỹ thuật tạo ra cộng với giá trị thặng dư
chiếm đoạt không phải trả công.
Khi phê phán luận điểm của nhà kinh tế chính trị học J.Say cho rằng lợi
nhuận doanh nghiệp là tiền công trả cho lao động quản lý của nhà tư bản, C.Mác
đã chỉ rõ: Chỉ cần dành ra một khoản thù lao nhỏ mọn là nhà tư bản có thể trút

gánh nặng quản lý đó cho người giám đốc làm thuê nhưng nhà tư bản vẫn thu được
lợi nhuận doanh nghiệp. Ở những vùng công nghiệp của nước Anh, sau mỗi lần
khủng hoảng, một số khá nhiều những cựu chủ xưởng với một số tiền thù lao nhỏ
nhặt đã đứng ra trông nom những nhà máy trước đây là của chính họ, trông nom
với tư cách là những người quản lý, phục vụ cho những chủ mới, thường là chủ nợ
của họ. Ngày nay, trong các công ty và xí nghiệp tư bản hiện đại, chức năng quan
lý thường được giao cho các managers - những người làm thuê cao cấp, nhưng các
chủ sở hữu tư bản vẫn thu những khối lượng lợi nhuận khổng lồ. Như vậy, khi quy
mô kinh doanh ngày càng lớn, nhà tư bản đã hiện rõ sự bóc lột của mình đó là có
một khoản lợi nhuận lớn nhưng không phải bỏ sức lao động mới có được mà chỉ
cần là người sở hữu tư bản.
Ba là, nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư không phải là để kỳ thị thành
phần kinh tế tư bản tư nhân mà để khuyến khích nó phát triển, bởi vì có hiểu rõ bản
chất của nó mới có chính sách đúng đắn với nó. Chẳng hạn, hiểu rõ mục đích và
động cơ của sản xuất TBCN là thu càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt, thì muốn
khuyến khích thành phần kinh tế tư bản tư nhân phát triển và thu hút vốn đầu tư từ
nước ngoài chúng ta phải có chính sách như thế nào để họ thu được lợi nhuận thoả
đáng, thậm chí cao hơn lợi nhuận thu được khi học đầu tư vào các nước láng giềng
của ta. Mặt khác, phải có biện pháp điều tiết bớt sự chênh lệch quá đáng giữa
người giàu và người nghèo, đồng thời có các chính sách xã hội để giảm bớt bất
công.
Bốn là, khai thác những luận điểm của Mác nói về qúa trình sản xuất, thực
hiện, phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản cùng những biện pháp, thủ
đoạn nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư của các nhà tư bản nhằm góp phần vào
việc quản lý các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế nước ta sao
cho vừa có thể khuyến khích phát triển, vừa hướng các thành phần kinh tế này đi
vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
Việc quản lý thành phần kinh tế tư nhân, cụ thể là bộ phận kinh tế tư bản tư nhân
nhằm hạn chế việc bóc lột người lao động quá mức như kéo dài thời gian lao động
vượt quá thời gian quy định của luật lao động mà không có sự thống nhất của

người lao động, việc cắt xén tiền công, cắt xén các chế độ của người lao động như
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động.
Việc nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư sẽ cho chúng ta thấy rằng chúng ta thừa
nhận có sự bóc lột trong khu vực kinh tế tư nhân nhưng việc bóc lột này không thể
như trong chế độ tư bản chủ nghĩa được mà người lao động cần phải được bảo vệ
thông qua hệ thống pháp luật của Việt Nam. Thực tế, chúng ta cần phát triển kinh
tế tư nhân để tạo nhiều việc làm, khai thác các tiềm năng về vốn, khoa học công
nghệ, nhân lực cho phát triển sản xuất kinh doanh… nhưng người lao động vì thế
cũng bị bóc lột. Nhà nước ta cũng đã có hệ thống luật pháp bảo vệ người lao động
như: Luật lao động, Luật bảo hiểm, Quy định về tiền lương tối thiểu cho khu vực
doanh nghiệp….nhưng vẫn chưa đầy đủ. Tuy nhiên, yếu kém nhất hiện nay trong
bảo vệ người lao động là thiếu sự kiểm tra chặt chẽ và xử lý vi phạm nghiêm minh
của các cơ quan chức năng đối với kinh tế tư bản tư nhân. Nhiều cuộc đình công,
bãi công gần đây của công nhân nước ta ở các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chỉ rõ điều này. Tại hội nghị "Tổng kết
tình hình năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012", Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội cho hay, từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy ra hơn 4.100 cuộc đình
công, trong đó chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Đài
Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản với hơn 3.100 cuộc, chiếm 75,4%. Tỷ lệ này đang có
xu hướng tăng dần qua các năm, nhất là từ 2006. Năm 2011 đạt mức kỷ lục với 857
cuộc diễn ra trong vòng 11 tháng. Con số này của năm 2010 là 422 vụ, năm 2009
là 218 vụ, năm 2008 là 720 vụ
Nguyên nhân được Bộ xác định trước hết do một số chủ doanh nghiệp chưa
chấp hành đúng quy định luật lao động như không ký hợp đồng, không đóng bảo
hiểm xã hội, không giải quyết chế độ ngày nghỉ, bảng lương Khắc phục được yếu
kém này, chúng ta sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời đảm bảo lợi ích
chính đáng của người lao động, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền
kinh tế thị trường.
Trong tương lai, khi mà sản xuất tư bản tư nhân đã phát triển tới trình độ
cao, bản thân nó sẽ đòi hỏi phải có sự biến đổi cho phù hợp với trình độ xã hội hoá

cao của LLSX, thì nhà nước sẽ hướng nó đi dần vào quỹ đạo của CNXH bằng
những hình thức đa dạng của CNTB, trong đó có lợi ích của nhà tư bản vẫn được
đảm bảo, chứ không bị xoá bỏ hay tước đoạt.
Năm là, khai thác di sản của Mác nói về quá trình tổ chức sản xuất và tái sản xuất
tư bản chủ nghĩa với tính cách là một nền sản xuất lớn gắn với quá trình xã hội hoá
sản xuất ngày càng cao nhằm tạo ra khối lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn.
Trên cơ sở những gì được coi là tất yếu của quá trình lịch sử tự nhiên, đặc biệt là
về mặt tổ chức - kinh tế, vận dụng vào nền kinh tế nước ta thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội nhằm thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hoá theo định hướng xã hội chủ
nghĩa từ một nền sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn, hiện đại sản xuất ra ngày càng
nhiều giá trị thặng dư để thực hiện nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ là CNH,
HĐH nền kinh tế nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của
người lao động.
Như vậy hiện nay ở nước ta, mục đích nghiên cứu kinh tế chính trị nói chung và lý
luận giá trị thặng dư nói riêng có sự thay đổi. Nếu trước đây, mục đích nghiên cứu
của kinh tế chính trị là để phê phán phương thức sản xuất TBCN, tìm ra bản chất
bóc lột giá trị thặng dư của CNTB cổ điển và xu hướng thay thế CNTB bằng một
xã hội tốt đẹp hơn, thì giờ đây, bên cạnh mục đích như trước, chúng ta còn có mục
đích nghiên cứu, khai thác học thuyết giá trị thặng dư với tư cách là một hệ thống
lý luận phong phú và sâu sắc về kinh tế thị trường nhằm vận dụng vào công cuộc
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới.
Qua phân tích một số vấn đề chủ yếu của lý luận giá trị thặng dư ở trên
chúng ta vẫn tiếp tục khẳng định rằng học thuyết giá trị thặng dư - học thuyết về
bản chất bóc lột và địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản vẫn là cơ sở phương pháp
luận để nhận thức đúng chủ nghĩa tư bản hiện đại. Học thuyết đó còn là cơ sở lý
luận cho sự vận dụng vào quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

×