Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 1 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.47 KB, 7 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH LỚP 1 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lí do
Từ năm học 2000 - 2001 đến nay Bộ giáo dục đã chỉ đạo đổi mới cải tiến
phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức và phát huy tính
chủ động tích cực. Trong đó có sự chỉ đạo về quy định mẫu chữ, kiểu chữ viết
trong trường tiểu học theo QĐ 31/2002/QĐ – BGD & ĐT ngày 14/6/2002 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình áp dụng không phải bất cứ giáo viên
nào cũng thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả. Đồng thời trong quá trình tiếp
thu, lĩnh hội kiến thức cũng không phải học sinh nào cũng như nhau. Chính vậy
có những học sinh học rất giỏi và đều các môn học, cũng có học sinh học còn
yếu môn học này môn học khác. Đối với học sinh lớp 1 về viết chính tả, chủ
yếu là hình thức chính tả nhìn - viết, bên cạnh đó ở giai đoạn cuối lớp 1 cũng
có đan xen kiểu bài chính tả nghe - viết. Kiểu bài này vừa nâng cao yêu cầu viết
chính tả vừa nhằm chuẩn bị cho các em học chính tả ở lớp 2. Tuy vậy dù ở kiểu
bài nào thì chính tả ở lớp 1 cũng phải đảm bảo các yêu cầu:
- Luyện viết đúng chính tả, đặc biệt viết đúng các vần khó, do đó khi
chọn văn bản để viết chính tả các tác giả đã chú ý đến vần khó có trong bài.
- Từ các bài tập và bài chính tả, rút ra được ba quy tắc chính tả (quy tắc
viết g/gh, ng/ngh, c/k).
- Tập trình bày một bài chính tả phù hợp với hình thức văn bản dùng để
nhìn – viết hay nghe – viết.
Nhưng trên thực tế có một số giáo viên chưa thật sự nắm vững các yêu
cầu này cũng như về phương pháp dạy chính tả ở lớp 1. Chính vậy dẫn đến tình
trạng một số học sinh viết chưa đúng chính tả. Trong quá trình giảng dạy bản
thân tôi nghiệm ra rằng: đa số học sinh viết chậm, sai chính tả có liên quan đến
việc học yếu môn Tiếng Việt (điển hình là học sinh nhận mặt chữ chưa thông
thạo). Đây cũng là điều băn khoăn, của mỗi giáo viên đứng lớp. Cụ thể là chính


là bản thân tôi đã cố gắng tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giúp đỡ học
sinh viết chậm, viết chưa đúng chính tả tích cực vươn lên ngang bằng với mặt
bằng chung của lớp. Nay tôi mạnh dạn trình bày một số biện pháp để các giáo
viên cùng tham khảo.
II. Thực trạng :
Nguyên nhân từ đâu dẫn đến viết chậm, viết chưa đúng của học sinh tiểu
học ở phân môn Chính tả nói chung, phần chính tả nghe - viết của học sinh lớp
1 nói riêng.
1. Nguyên nhân khách quan :
- Phía gia đình: Do địa phương là vùng sâu, vùng xa phương tiện đi lại
khó khăn nên việc liên hệ trực tiếp giữa gia đình học sinh và giáo viên để nắm
bắt việc học tập của các em chưa được thường xuyên kịp thời.
Một số phụ huynh chỉ chú trọng đến con học khá giỏi như: đọc chữ
thông thạo, làm toán nhanh,…mà quên mất phần viết chữ của con em mình,
phó thác việc đó cho giáo viên.
- Phía học sinh: Một số em (viết chậm, viết chưa đúng chính tả) thuộc
gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phải lo làm phụ giúp cha mẹ là chủ yếu nên
quá tuổi đi học, vì vậy thời gian học của các em bị ảnh hưởng.
Tính tự giác trong ý thức học tập của một số em (viết chậm, chưa đúng)
còn hạn chế, đặc biệt là trong việc rèn luyện kĩ năng viết chính tả.
2. Nguyên nhân chủ quan:
- Giáo viên: Một số giáo viên chưa thật sự nắm vững các yêu cầu,
nguyên tắc dạy chính tả ở lớp 1.
Một số giáo viên chưa vận dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp
trong dạy chính tả ở lớp 1 chính vậy mà trong quá trình dạy chủ yếu dạy theo
cảm tính, chưa thật sự phân tích cẩn thận giữa các chữ viết đúng với các chữ
viết sai dẫn đến tính trạng một số học sinh viết chậm, viết sai mà vẫn không
biết mình sai chỗ nào. Bên cạnh đó chưa có trách nhiệm trong việc tìm hiểu
nguyên nhân học sinh viết chậm, viết sai chính tả do đâu? Một số giáo viên
chưa chú trọng rèn tốc độ viết chữ, mà chỉ chú trọng đến viết đẹp cho học sinh

mà thôi.
- Học sinh: Do học sinh đọc chữ chậm yếu, mới nhận mặt chữ từ phần
đọc vần sang phần đọc tổng hợp (tập đọc)các bài thơ ngắn, đoạn văn, bài văn
ngắn …cho nên việc viết bài của các em chỉ quen với nhìn chép lại. Chính vậy
mà khi thực hiện kiểu bài chính tả nghe - viết các em thường viết rất chậm (một
phần do các em chưa quen, một phần do từ tiếng ghi ra thành chữ ở các em còn
hạn chế (do mới làm quen).
Phần khác do các em chưa thật sự nắm vững các kĩ thuật viết chữ (viết
liền mạch, kĩ thuật “rê bút”, kĩ thuật “lia bút” nên khi viết các em không thể
hiện đuợc nhanh đúng tốc độ quy định.

Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Từ cơ sở, các nguyên nhân trên, nên khi tiến hành dạy - học chính tả
nghe - viết cho học sinh ở tiểu học nói chung, lớp một nói riêng, giáo viên cần
nắm vững đặc điểm riêng của từng đối tượng học sinh. Đặc biệt là đối tượng
học sinh yếu kém - viết chậm: năng lực nhận thức, thái độ học tập …để hướng
các em vào việc luyện viết theo mẫu chữ do Bộ GD & ĐT đã ban hành trong
Quyết định số 31/2002/QĐ – BGD & ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, đồng thời đảm bảo viết đúng chính tả và nhanh đúng theo tốc độ quy
định. Từ đó tôi có một số biện pháp khắc phục như sau:

1. Quan tâm đến việc nhận biết mặt chữ của học sinh:
- Giáo viên cần tăng cường kĩ năng đọc của học sinh bằng cách cho các
em luyện đọc nhiều, đọc thành thạo để nhận biết mặt chữ làm tiền đề cho việc
nhớ lại hình ảnh chữ để viết đúng.
- Cần phân biệt để học sinh nắm được trong tiếng Việt thường thì đọc
như thế nào thì viết như thế đó (trừ một số âm, tiếng, từ địa phương).
- Trước khi đọc cho học sinh viết, giáo viên treo bảng phụ đã ghi sẵn nội
dung cần viết cho học sinh đọc lại, để học sinh nhận biết mặt chữ, nét chữ, cũng

là để học sinh xem những tiếng nào khó viết trong nội dung cần viết. Sau đó
cho học sinh phân tích lại rồi luyện viết ra bảng con để giáo viên nhận xét chỉnh
sửa cho học sinh.

2. Giáo viên cần phân biệt kĩ hai hình thức viết chính tả ở lớp 1 (chính
tả nhìn – viết và chính tả nghe – viết) để rèn kĩ năng viết cho học sinh.
Ở lớp 1 đến tuần lễ thứ 25 các em mới bắt đầu thực hiện viết chính tả.
Tuy nhiên các bài chính tả ở lớp 1 hầu như là hình thức chính tả nhìn - viết và
có xen lẫn một số bài chính tả nghe - viết. Chính tả nghe - viết là tiền đề, là cơ
sở để các em viết thành thạo ở các lớp cao hơn.
Chính tả nhìn - viết là hình thức chính tả dễ nhất, học sinh vừa đọc lại
tiếng, từ vừa trực quan chuyển từ dạng âm thanh (tiếng, từ) sang dạng hình ảnh
(chữ viết).
Học sinh chỉ việc chép lại chữ viết mình vừa được đọc, được thấy (hình
ảnh) vào vở viết của mình.
Còn đối với chính tả nghe - viết đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Tức là học sinh
vừa phải nghe âm thanh (các tiếng, từ) ở giáo viên phát ra, vừa phải nhớ và
chuyển đổi lại từ các tiếng, từ đó ra thành các chữ viết. Bởi thế nếu học sinh
chưa thật sự đọc thành thạo, chưa ghi nhớ hết các con chữ, cách ghép các con
chữ thì các em rất khó thực hiện được yêu cầu đặt ra.
Để học sinh vừa viết đúng chính tả lại vừa viết đúng theo tốc độ quy định
ở hình thức chính tả nghe - viết người giáo viên cần phải thực hiện được các
yêu cầu: - Quan tâm đến việc rèn, viết các chữ khó, chữ học sinh hay viết
sai (theo sự suy đoán của giáo viên, và qua việc chấm, kiểm tra bài viết của học
sinh hàng ngày). Giáo viên cần phân tích, chỉ rõ cho học sinh thấy được giữa
chữ viết đúng và chữ viết sai, chữ viết của các em sai ở chỗ nào? Và có thể cho
các em viết lại ngay để các em nhớ kĩ.
- Quan tâm đến việc rèn cho học sinh kĩ năng nhớ và hiểu, vận dụng
được ba quy tắc viết chính tả ở lớp 1 (quy tắc viết g/gh, ng/ngh, c/k). Nếu giáo
viên không quan tâm giúp học sinh nắm được quy tắc chính tả thì dễ lẫn lộn

một số chữ cái âm đầu sau đây:
Ví dụ: g/gh ghế gỗ, gồ ghề (gế gỗ, gồ gề)
ng/ngh nghệ sĩ, nghỉ hè (ngệ sĩ, ngỉ hè)
c/k kể chuyện, kì cọ (cể chuyện, cì cọ)
- Quan tâm đến việc rèn cho học sinh kĩ năng trình bày một bài chính tả
phù hợp với hình thức văn bản dùng để nhìn – viết hay nghe – viết (yếu tố thẩm
mĩ của việc trình bày một bài chính tả).
- Cần cho học sinh luyện viết theo hình thức nghe – viết nhiều để các em
tri giác từ âm thanh (tiếng, từ) sang hình ảnh (chữ) một cách thành thạo.
- Có các thủ thuật để nhận biết những học sinh nào đã viết xong, những
học sinh nào viết chưa xong để có biện pháp giúp đỡ cũng như hiểu được
nguyên nhân tại sao học sinh viết không kịp với các học sinh trong lớp.

3. Giọng đọc của giáo viên:
- Giọng đọc của giáo viên cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó ảnh
hưởng đến việc viết đúng tốc độ, viết đúng chính tả của học sinh. Bởi học sinh
có nghe hiểu được tiếng, từ giáo viên vừa đọc một cách chính xác thì các em
mới viết được đúng chính xác. Còn nếu học sinh nghe tiếng từ giáo viên đọc
không chính xác dẫn đến các em phải chờ để nghe giáo viên đọc lại hoặc các
em viết luôn dẫn đến chữ viết của các em sai chính tả hay không đúng theo tốc
độ quy định.
- Trong phần viết chính tả, học sinh chủ yếu là nhìn chép, còn nghe viết
rất ít. Bên cạnh đó sự nhớ của học sinh lớp một còn hạn chế, các em không thể
tri giác được những câu dài chính vì vậy trước hết giáo viên phải đọc toàn bài
một lượt cho học sinh nghe, sau đó giáo viên đọc từng câu ngắn hay cụm từ.
- Cách đọc : Chậm, rõ ràng từng câu ngắn hay cụm từ đọc 3 lượt.
* Đọc lượt đầu cho học sinh nghe.
* Đọc nhắc lại 2 lượt cho học sinh viết kịp.

4. Sự phối hợp nghe – viết của học sinh :

Học sinh mới làm quen với việc nghe - viết: cho nên khi đọc cho học sinh
viết giọng đọc của giáo viên là rất cần thiết cho học sinh khi nghe - viết. Trước
khi đọc cho học sinh viết giáo viên cần chọn chỗ đứng ở một vị trí nhất định
không đi tới đi lui trong khi học sinh viết, để tránh sự phân tán của các em .
Giọng đọc của giáo viên phải chính xác, rõ ràng, kết hợp theo dõi tốc độ
viết của học để điều chỉnh cách đọc như: Đối với các em học yếu viết chậm
(Đọc chữ còn chậm - yếu ở những chữ có nhiều con chữ ghép lại) thì giáo viên
cần đánh vần, đọc từng con chữ ghép lại cho học sinh viết hoặc viết tiếng đó
lên bảng để cho học sinh viết lại.

5. Quan tâm đến rèn kĩ năng, kĩ thuật viết chữ cho học sinh :
Để giúp học sinh viết bài đúng, đúng tốc độ và đẹp theo mẫu chữ trong
Quyết định số 31/2002/QĐ – BGD & ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, giáo viên cần phải chú ý đến kĩ thuật nối các con chữ cho học sinh.
Trước khi viết giáo viên cần nhắc lại cho học sinh nhớ lại các kĩ năng, kĩ thuật
viết chữ.
Trong đó giáo viên quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh các kĩ thuật
viết chữ như: viết liền mạch (đây là một trong những yêu cầu cơ bản giúp cho
chữ viết được nhanh, đúng và đẹp); kĩ thuật “lia bút”; kĩ thuật “rê bút”. Cụ thể
như sau:

- Viết liền mạch: Đây là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc
của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau. Thực hiện được điều này
sẽ tạo cho chữ viết được mềm mại hơn và viết được nhanh hơn. Trong quá trình
hướng dẫn học sinh viết giáo viên cần quan tâm hướng dẫn kĩ thao tác này.

- Kĩ thuật “lia bút”: Đây là thao tác mà trong quá trình viết nét bút được
thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn ) không được chạm
vào mặt phẳng viết (giấy, bảng ). Thao tác đưa bút trên không ấy gọi là “lia
bút”. Để đảm bảo viết được nhanh, viết liền mạch tạo cho nét chữ được mềm

mại thìkĩ thuật “lia bút” là kĩ thuật không thể thiếu. Khi viết mẫu bản thân giáo
viên cần thể hiện một cách thật cụ thể kĩ thuật này để các em nắm vững và thực
hiện một cách nhuần nhuyễn.

- Kĩ thuật “rê bút”: Đây là thao tác viết đè lên theo hướng ngược lại với
nét chữ vừa viết. Thao tác này xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút,
phấn, ) “chạy nhẹ” từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của
nét liền sau.

6. Tư thế ngồi của học sinh:
Giáo viên cần chú ý đến các tư thế cần thiết để có thể viết chữ đẹp lại
không gây ra những dị tật cho học sinh: Cận thị, vẹo cột sống, …trong quá trình
ngồi viết của học sinh như: Tư thế ngồi, để vở, cầm bút. Ngồi viết: Ngực không
tì vào cạnh bàn, lưng thẳng ,đầu hơi cúi, để mắt cách vở 20 đến 25cm. Cánh tay
trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữ vở không xê
dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn. Với cách để tay như vậy, khi
viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải dễ
dàng.

7. Biện pháp phối hợp
- Giáo viên cần liên hệ với gia đình học sinh chậm - yếu để kèm học thêm
ở nhà: vừa luyện đọc kết hợp với luyện viết các bài tập đọc, nhằm giúp các em
đọc chữ được vững hơn cũng như luyện được viết thêm.
- Giáo viên cần phối hợp với giáo viên bộ môn trao đổi thông tin để chú ý
đến các đối tượng học sinh chậm - yếu, có sức khoẻ không tốt … sớm có hướng
khắc phục.
- Giáo viên chủ nhiệm cần gần gũi an ủi, động viên, khích lệ, khen ngợi
học sinh kịp thời để học sinh có hứng thú học tập tích cực hơn.

Phần thứ ba: KẾT QUẢ, ỨNG DỤNG


1. Kết quả
Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy bản thân tự tin và chủ
động hơn khi dạy luyện viết ở phần chính tả nghe – viết cho học sinh lớp 1.
Học sinh học tích cực hơn, tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn. Nhưng điều quan
trọng nhất đó là việc các em viết đúng chính tả được nhiều hơn, số các em viết
chữ đẹp cao hơn. Điều đó được thể hiện qua các số liệu như sau:

Năm học 2010 – 2011.

Số
HS
Thời
điểm
Viết đúng tốc
độ, đúng, đẹp
Viết đúng chính
tả, đúng tốc độ
Viết chưa đúng
tốc độ, đúng
chính tả
Viết chưa đúng
tốc độ, chưa
đúng chính tả
29 GHKII 06 09 07 07
29 CHKII 11 12 05 01

2. Bài học kinh nghiệm.
Để thực hiện tốt và có hiệu quả việc rèn kĩ năng cho học sinh lớp 1 viết
đúng tốc độ và đúng chính tả theo quy định, bản thân tôi rút ra bài học kinh

nghiệm sau:
* Giáo viên phải tìm hiểu kĩ nguyên nhân dẫn đến học sinh viết chưa
đúng tốc độ, chưa đúng chính tả theo quy định xuất phát từ đâu để từ đó có biện
pháp cũng như có hướng điều chỉnh kịp thời trong quá trình hướng dẫn kĩ năng
viết cho học sinh.
* Giáo viên phải quan tâm đến việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Để
đảm bảo các em viết được đúng tốc độ, viết đúng chính tả trước hết các em phải
đọc được một cách thành thạo, đồng thời ghi nhớ hình ảnh của chữ viết từ các
tiếng các từ mình vừa đọc (chuyển từ tiếng từ (âm thanh) sang chữ (hình ảnh).
* Giáo viên phải quan tâm đến việc luyện tập viết nhiều ở học sinh (ở lớp
và ở nhà), tạo cho học sinh có một thói quen luyện viết.
* Giáo viên cần thực hiện tốt việc phân tích, sửa sai lỗi chính tả cho học
sinh, làm cho các em hiểu chữ nào viết đúng chính tả, chữ nào viết sai chính tả
để các em khắc phục.
* Hướng dẫn kĩ lưỡng để các em hiểu và nắm được các kĩ thuật viết chữ
(viết liền mạch, các kĩ thuật nối nét, lia bút, rê bút ) để các em vận dụng và
thực hiện trong khi viết chính tả.
* Giáo viên cũng cần quan tâm đến các yêu cầu khác như:
- Tư thế ngồi của học sinh phải đảm bảo đúng theo quy định.
- Tay cầm bút viết, cách để sổ, chân, lưng (đây cũng là các yêu cầu tạo
tâm thế thoải mái khi viết).
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để tăng cường việc luyện đọc,
luyện viết của các em ở nhà. Phối hợp với giáo viên bộ môn để tăng cường
luyện viết đúng chính tả, đúng tốc độ khi học các môn học do giáo viên bộ môn
giảng dạy.
3. Kết luận

Với kết quả đạt được qua áp dụng kinh nghiệm ở lớp, tôi muốn góp phần
nhỏ vào việc nâng dần chất lượng giảng dạy - học tập môn học chính tả nói
chung ,phần chính tả nghe - viết nói riêng cũng như góp phần vào việc nâng

cao chất lượng học tập các môn học khác ở tiểu học cũng như các bậc học tiếp
theo.
Kinh nghiệm của tôi cũng đã được bàn bạc, trao đổi, thảo luận qua các
lần sinh hoạt chuyên môn ở tổ và được áp dụng ở các lớp trong khối.
Để sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng có hiệu quả, tôi rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Năm Căn, ngày 10 tháng 12 năm
2011
Người thực hiện




Trần Thị Hân

×