Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Kinh nghiệm dạy hát cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.57 KB, 2 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
PHƯƠNG Pháp dạy học hát lớp 3
1. Tên sáng kiến
Năm học 2010 - 2011 là năm học đầu tiên với chủ đề mỗi giáo viên có một sáng
kiến kinh nghiệm về phơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lợng giáo dục nói
chung và của Trờng Tiểu học Lăng Can nói riêng. Bản thân tôi thực hiện sáng kiến
kinh nghiệm về Phơng pháp dạy hát cho hs lớp 2 với những nội dung nh sau:
2. Mô tả ý tởng
Trong trờng Tiểu học, học âm nhạc là một quá trình liên tục rèn luyện tập hát,
phát triển khả năng âm nhạc, nâng cao chất lợng cảm thụ âm nhạc để góp phần vào
hiệu quả giáo dục. Dạy hát bớc đầu xây dựng cho các em ý thức khi hát phải chính
xác, rõ lời, diễn cảm, hát đồng đều, hoà giọng và tập phân biệt âm thanh cao, thấp,
dài, ngắn, củng cố và rèn luyện để hình thành khả năng hát.
3. Nội dung công việc
- Giới thiệu bài hát
- Hát mẫu
- Đọc lời ca
- Dạy hát từng câu
- Luyện tập, củng cố
4. Triển khai thực hiện
Thực hiện từ tháng 9 năm 2010. Đổi mới phơng pháp dạy hát nhằm phát huy tính
tích cực và hình thành năng lực thẩm mỹ cho hs. Dạy âm nhạc ở lớp 2 chủ yếu là
dạy hát. Học hát chính là tiếp xúc với âm nhạc có lời, ngoài giai điệu và tiết tấu, lời
ca của bài hát còn biểu hiện nội dung cụ thể về một sự vật, sự việc, mỗi bài hát là
một cảm xúc, một tâm trạng, một cách nhìn thế giới khách quan và thể hiện nội tâm
đợc diễn tả bằng ngôn ngữ văn học.
Dạy hát chú ý cao độ, trờng độ và phát âm rõ lời, chính xác, diễn cảm, tiếng hát
còn thể hiện đợc cái hồn của âm nhạc, có sức biểu cảm và những trạng thái khác
nhau nh vui vẻ, hồn nhiên, nhí nhảnh Những bài hát dành cho lớp 2 giản dị, gọn
nhẹ, nội dung rõ ràng. Cách dạy hát thông qua các bớc nh:
- Giới thiệu bài: Phần này có ý nghĩa quan trọng để thu hút sự chú ý của các em,


ngoài lời giới thiệu bài hát, tác giả, GV còn có thể dùng tranh ảnh, bản đồ thế giới
(với những bài hát nớc ngoài), bản đồ Việt nam, để dẫn dắt tới bài hát sắp học. Ngoài
ra GV có thể đặt ra những câu hỏi để các em tự tìm hiểu, khám phá.
- Hát mẫu: Đây là sự hấp dẫn của một bài hát khi GV trình bày hoặc cho HS
nghe băng nhạc sẽ có ấn tợng tốt đối với các em. Nghe băng nhạc để đảm bảo tính
nghệ thuật và sự chuẩn mực, nhng GV hát cho HS nghe sẽ vô cùng thú vị đối với các
em, GV hát có thể kèm theo vài động tác phụ hoạ càng làm cho các em thích thú
hơn.
- Đọc lời ca: GV chép lời ca vào bảng phụ cho các em đọc đồng thanh theo tiết
tấu 1 - 2 lần. Đọc lời ca giúp cho các em cảm nhận nội dung và phát âm đúng. Nếu
có từ ngữ khó GV cần giảng giải cho các em.
- Dạy hát từng câu: GV phân chia bài thành từng câu hát và dạy truyền khẩu, câu
trớc nối câu sau đến hết bài. GV cần sử dụng đàn cho HS nghe một hai lần trớc khi
HS hát theo. Khi dạy hát có thể chia thành từng nhóm nhỏ để các em thay nhau vừa
hát vừa nghe, tránh mệt mỏi. Trong một số bài hát nếu có câu nào giống nhau hoặc
gần giống nhau thì GV chỉ cần gợi ý cho HS tự tìm và hát.
- Luyện tập củng cố: Khi HS học hát từng câu xong cả bài GV cho các em luyện
tập nhiều lần để hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, luân phiên hát giữa các tổ nhóm,
cá nhân, kết hợp với gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu, vận động theo nhạc tạo không
khí học tích cực, có tác dụng động viên tất cả HS đều tham gia bài học.
5. Kết quả đạt đợc.
85 đến 90% HS hát đúng lời ca, cao độ, trờng độ, rõ lời, diễn cảm, hát đồng đều,
phân biệt độ cao, thấp, dài, ngắn của âm thanh. Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận
thấy kết quả đạt đợc nh trên là rất khả quan. Tuy nhiên để đạt đợc những kết quả này
không phải trong một vài tiết học là rèn cho HS có thói quen và cách thức xác định
đợc. Giáo viên phải có sự kiên trì bền bỉ, nhận xét, động viên, luyện tập. Có những
em cần phải hớng dẫn cụ thể, từng câu hát, giáo viên phải hòa mình với học sinh hiểu
đợc đặc điểm tâm lý của từng học sinh cũng nh của từng lớp. Với những cách thức h-
ớng dẫn nh trên, học sinh trong lớp đều tham gia ca hát rất tích cực, ít học sinh còn
rụt rè do sợ hát sai. Điều đó đã tạo niềm tin và niềm vui cho tôi khi bớc vào lớp học.

6. Khả năng phát huy môn Âm nhạc.
- Nghe một số bài hát (Quốc ca Việt Nam, dân ca, bài hát thiếu nhi chọn lọc, vài
đoạn nhạc không lời, )
- Đọc truyện kể về Âm nhạc
- Tập một vài nhạc cụ gõ với các tiết tấu đơn giản, dùng nhạc cụ gõ đệm theo bài
hát.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về phơng pháp dạy hát cho học sinh lớp 2
năm học 2010 - 2011 của bản thân tôi, rất mong quỹ cấp lãnh đạo và quỹ đồng
nghiệp có ý kiến đóng góp để những năm sau tôi thực hiện tốt hơn.

×