Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

khả năng ghi nhớ của con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.46 KB, 12 trang )

____________________Tâm lý học đại cương_Lớp N01_________________
MỤC LỤC
A- Đặt vấn đề........................................................................................2
B- Giải quyết vấn đề.............................................................................2
I. Cơ sở lí luận và khái quát về trí nhớ........................................2
1. Khái niệm...............................................................................2
2. Vai trò trí nhớ........................................................................3
II. Các cách rèn luyện trí nhớ........................................................3
1. Tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, có nghị lực,
ý chí và tạo niềm say mê trong công việc...........................4
2. Phối hợp các giác quan, sự hiểu biết và kinh nghiệm
vào quá trình ghi nhớ............................................................4
3. Sử dụng các nguyên tắc hình dung, liên tưởng,
màu sắc, âm điệu...................................................................5
4. Sắp xếp thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi hợp lí.........6
5. Phương pháp học một cách logic, có trình tự hợp lí..........7
6. Ôn tập và phân chia thời gian ôn tập cho phù hợp............7
7. Xóa bớt các thông tin không cần thiết.................................8
III. Liên hệ với việc rèn luyện trí nhớ của bản thân....................9
C- Kết luận............................................................................................11
Danh mục tài liệu tham khảo..............................................................12
1
____________________Tâm lý học đại cương_Lớp N01_________________
A-ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người sống trong xã hội vì vậy luôn nhận thức được thế giới quan
và bản thân, từ đó không ngừng cải tạo thế giới khác quan thông qua việc
bày tỏ thái độ, tình cảm và hành động của mình. Tuy nhiên để cải tạo được
thế giwos khách quan mỗi người trong số chúng ta đều phải tự tích lũy kinh
nghiệm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau rồi mới có thể áp dụng vào
thực tiễn. Và để có thể nhận thức và cao hơn là tích lũy tri thức kinh
nghiệm và cải tạo thế giới mỗi cá nhân cần phải có các công cụ để thực


hiện điều này, một trong số đó chính là trí nhớ. Chính vì vậy việc nghiên
cứu khả năng ghi nhớ của con người cũng như các giải pháp để nâng cao
khả năng đó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, thu hút được sự quan tâm
từ mỗi cá nhân cũng như các nhà khoa học.
B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận và khái quát về trí nhớ
1. Khái niệm.
Có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về trí nhớ vì vậy cũng có
không ít khái niệm về vấn đề này, tuy nhiên tất cả có thể được khái quát
qua định nghĩa sau. Trí nhớ chính là quá trình nhận thức thế giới bằng cách
ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện những gì cá nhân thu được trong hoạt động
sống của mình. Có ai tự hỏi vì sao bỗng nhiên những hình ảnh về một sự
kiện đã xảy ra từ rất lâu lại hiện ra chân thực trong tâm trí mình có thể là
trong giấc mơ và cũng có khi là ngay khi ta tỉnh táo. Đó chính là nhờ trí
nhớ đã lưu giữ lại những hình ảnh, kí ức đó lại trong não bộ, và khi có điều
kiện là những vấn đề thì những hình ảnh đó được khôi phục, sống lại trong
ta như thể sự việc đó đang diễn ra ngay trước mắt vậy.
Cùng là một quá trình phản ánh, song nếu như cảm giác và tri giác phản
ánh những hiện tượng, sự vật đang trực tiếp tác động vào các giác quan thì
trí nhớ phản ánh toàn bộ những kinh nghiệm của con người đã tích lũy
2
____________________Tâm lý học đại cương_Lớp N01_________________
được, bao gồm những hình ảnh mà con người tri giác được trước đây,
những ý nghĩ rung cảm mà con người đã trải nghiệm, những hoạt động
hành vi đã diễn ra trước đó. Nó để lại những dấu vết trong trí nhớ dưới
dạng các hình ảnh nhất định gọi là biểu tượng.
2. Vai trò của trí nhớ.
Không ai có thể phủ nhân vai trò to lớn của trí nhớ trong đời sống con
người. Chúng ta đều đã thấy hoặc nghe nói về những khó khăn mà trong
cuộc sống mà những người những người mất trí, hay nhẹ hơn là đãng trí

gặp phải. Con người không có trí nhớ thì sẽ không có kinh nghiệm, và
không có kinh nghiệm thì không thể thích nghi với môi trường xung quanh,
đồng thời không thể thực hiện được bất cứ hành động nào và nhân cách
không thể hình thành. Trí nhớ giúp con người thu gom, tiếp thu và lưu giữ
các tri thức cũng như các sự vật, hiện tượng để con người có thể tồn tại và
phát triển. Ta có thể thấy được trí nhớ có những vai trò cơ bản sau.
Nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy được vốn kinh nghiệm. Trong quá
trình học tập, lao động trí nhớ giúp con người lưu giữ lại những kinh
nghiệm, kiến thức mà con người tiếp thu, tích lũy được vào bán cầu đại
não.
Khi đã tích lũy được kinh nghiệm, nhờ có trí nhớ mà con người có thể
đem những kinh nghiệm vào hoạt động thực tiễn. Trí nhớ giúp con người
phục hồi những kinh nghiệm đã tiếp thu trước đó để áp dụng vào giải quyết
một vấn đề khác tương tự hoặc có liên quan.
Cuối cùng, trí nhớ giúp nhân cách phát triển và ổn định.
II. Các cách rèn luyện trí nhớ.
Có người nghĩ rằng, một trí nhớ tốt là do tạo hóa ưu ái ban tặng cho một
số người, không thể thay đổi được, tuy nhiên họ đã lầm. Cơ địa bẩm sinh
của mỗi người cũng có tác động tới khả năng ghi nhớ, tuy nhiên nó chỉ là
một trong rất nhiều yếu tố tác động tới trí nhớ. Điều quan trọng hơn cả đó
3
____________________Tâm lý học đại cương_Lớp N01_________________
là mỗi người cần có các biện pháp cụ thể và hợp lý để rèn luyện trí nhớ.
Mỗi người sẽ chọn cho mình một cách rèn luyện trí nhớ riêng, tuy nhiên
rèn luyện trí nhớ không phải là việc đơn giản mà nó đòi hỏi sự cố gắng, nỗ
lực và kiên trì trong thời gian dài. Để có thể nâng cao khả năng ghi nhớ bạn
có thể áp dụng các phương pháp sau:
1. Tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, có nghị lực, ý chí và tạo niềm
say mê trong công việc.
Trí nhớ có thể ghi lại tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào vào sự tập

trung, chú ý của bạn. Dù bạn đang học tập đang làm việc, hãy tập cố gắng
tập trung chú ý một cách cao nhất có thể vào công việc bạn đang thực hiện
và hạn chế việc xao nhãng vào những công việc khác không cần thiết. Việc
bạn mất tập trung trong công việc sẽ làm gián đoạn quá trình ghi nhận, tích
lũy kiên thức dẫn đến làm giảm khả năng ghi nhớ. Đồng thời việc tạo cho
mình niềm say mê và hứng thú với công việc khiến nó thực sự cuốn hút sẽ
giúp sự tập trung của bạn vào công việc đó được đẩy lên cao độ dẫn đến
tăng khả năng trí nhớ. Để tăng tính say mê, cuốn hút của công việc cũng
như tăng việc tập trung, bạn nên đặt ra cho mình những mục tiêu nhất định.
Tiếp đó bạn hãy tập trung hết khả năng của mình để hoàn thành các mục
tiêu đã đặt ra. Để tăng sự tập trung trong công việc, bạn cũng nên học cách
chấp nhận những hoàn cảnh khách quan, thích nghi với nó, tránh bị phân
tán bởi những điều kiện khách quan luôn luôn thay đổi.
2. Phối hợp các giác quan, vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm vào
quá trình ghi nhớ.
Trong học tập cũng như lao động, chúng ta thường nhớ về những vấn đề
mà chúng ta hiểu rõ, có nhiều thông tin. Nếu bạn chỉ biết thoáng qua, sơ sài
về một vấn đề nào đó, bạn sẽ rơi vào trạng thái mơ hồ, không biết chắc
chắn là đúng hay sai, khiến bạn nhanh chóng quên điều đó đi và bạn không
thể đạt được mục đích mong muốn trong công việc.Vì vậy, khi gặp một vấn
đề nào đó, ta cần tìm hiểu kĩ về nó, thu thập các tư liệu có liên quan làm
4
____________________Tâm lý học đại cương_Lớp N01_________________
cho kiến thức về vấn đề đó nhiều hơn, sâu sắc hơn giúp ta ghi nhớ dễ dàng
hơn. Kết hợp với sự hiểu biết và kinh nghiệm chúng ta cần phải biết cách
phối hợp các giác quan một cách nhịp nhàng qua cách học tập đa giác quan.
Ví dụ, trong việc học nấu ăn chúng ta cần có sự kết hợp của nhiều giác
quan khác nhau như thị giác, vị giác, khứu giác, xúc giác. Việc kết hợp hài
hòa các giác quan sẽ đem lại khả năng ghi nhớ cao, từ đó hoàn thành tốt
công việc cần làm.

3. Sử dụng các nguyên tắc hình dung, liên tưởng, màu sắc, âm điệu.
Việc sử dụng hài hòa các nguyên tắc hình dung, liên tưởng, màu sắc, âm
điệu làm nổi bật sự việc, tạo ra những hình ảnh sống động tác động mạnh
vào các giác quan và nhờ vậy chúng ta không thể quên được.
Các nghiên cứu cho rằng não bộ hoạt động theo hình ảnh. Một trong
những nhà nghiên cứu hàng đầu về não người là Buzan đã cho rằng có
nhiều cách để cải thiện trí nhớ của con người, nhưng nói chung là nên sử
dụng tính liên tưởng. Bạn hãy làm quen với việc dùng trí liên tưởng của
bạn liên kết những hình ảnh bạn yêu thích, quan tâm hay tạo ấn tượng với
bạn. Chính vì trí nhớ con người có khả năng nhớ hình ảnh hơn nhớ từ nên
đây được xem là phương pháp khá hiệu quả cho việc tăng cường khả năng
ghi nhớ. Việc chuyển kiến thức thành hình ảnh, làm cho chúng càng sống
động càng nổi bật thì bộ não càng dễ ghi nhớ.
Chúng ta thường hay nhớ được những sự việc do tưởng tượng ra, đặc
biệt là những sự việc tạo xúc cảm mạnh mẽ như lo sợ, hạnh phúc, yêu
thương, giận dữ, đau đớn… bởi chúng để lại những dấu vết lớn in sâu trong
não bộ. Do đó, chúng ta nên dùng nhiều giác quan để tưởng tượng có thể
tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ này từ đó tăng cường trí nhớ.
Âm điệu cũng sẽ giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ lại thông tin vì nó giúp
kích hoạt bán cầu não phải, bán cầu mà ta thường hay bỏ quên khi học tập.
Bình thường khi chúng ta học, trong khi bán cầu não trái phải hoạt động cật
lực thì bán cầu não phải lại nhởn nhơ đi chơi. Tại sao chúng ta không tận
5

×