Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty Cổ phần Quang Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.69 KB, 39 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập là giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với môi trường
thực tiễn, là hoạt động vận dụng lý thuyết và các kiến thức đã học vào thực tế.
Do đó, thực tập tốt nghiệp là một hoạt động quan trọng, là cơ hội tiếp cận thực tế để
sinh viên có thể bổ sung và hoàn chỉnh thêm vốn kiến thức của mình - tạo tiền đề cho
sinh viên hoàn thành tốt công việc sau này. Đặc biệt với chuyên ngành kế toán tổng
hợp, việc tìm hiểu thực tế công tác hạch toán kế toán tại cơ sở thực tập là hết sức cần
thiết, giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn bản chất công việc của mình.
Nhận thức được vai trò và ý nghĩa trên của thực tập tốt nghiệp, từ tháng 02
năm 2012 em đã tham gia thực tập tại Công ty Cổ phần Quang Trung. Trong thời
gian thực tập tại đây, qua việc tìm hiểu tổng quan về Công ty, em đã có những hiểu
biết về lĩnh vực sản xuất kinh doanh, về quy mô và cách thức tổ chức quản lý cũng
như về công tác tổ chức hạch toán kế toán của Công ty Cổ phần Quang Trung. Qua
đó, em đã hiểu rõ hơn về tổ chức bộ máy kế toán và công tác hạch toán kế toán trong
thực tế. Từ việc quan sát, đánh giá tình hình thực tế tại Công ty, em đã tổng hợp
những hiểu biết của mình trong Báo cáo thực tập tổng hợp sau đây:
Nội dung Báo cáo gồm 3 phần:
• Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Quang Trung.
• Phần 2: Một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty Cổ phần Quang
Trung.
• Phần 3: Một số nhận xét chung về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại
Công ty Cổ phần Quang Trung.
Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - Ths.Vũ Thị Thê - giảng viên khoa
Kế toán trường Đại học Lao Động-Xã Hội và các cô trong Phòng Tài chính kế toán -
Công ty Cổ phần Quang Trung, em đã hoàn thành báo cáo này. Do thời gian thực tập
và sự hiểu biết còn hạn chế nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong các thầy cô giúp đỡ và chỉ bảo cho em.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2012
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 1
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
QUANG TRUNG
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Quang Trung
- Tên giao dịch quốc tế: Quang Trung joint stock company.
- Tên viết tắt: QTC
- Trụ sở: Cụm Công nghiệp Thanh Oai, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
- Mã số thuế: 0100445906
- Điện thoại: 04.33534898 - Fax: 04.33534899
- Email:
- Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần
- Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất kinh doanh
- Thành tựu: Giải thưởng “Sen vàng đất lụa năm 2006” do Hội các nhà doanh nghiệp
trẻ tỉnh Hà Tây trao tặng.
Sản phẩm chính của Công ty là hai mặt hàng: bia hơi và bia chai với nhãn hiệu
“Bia Quang Trung”.
Công ty cổ phần Quang Trung nằm trong cụm công nghiệp Thanh Oai, dọc
đường Quốc lộ 21B, cách trung tâm thành phố Hà Nội 15km với các đại lý được mở
ở vùng lân cận nên rất thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Trong hơn 16 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Quang Trung đã trải qua quá
trình hình thành và phát triển như sau:
Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp, điều đó kìm hãm tính chủ động và sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh

doanh. Từ sau năm 1986, nước ta chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt
động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết và quản lý của Nhà nước đã làm cho bộ
mặt đất nước ta thay đổi không ngừng, đời sống nhân dân được cải thiện. Nhiều nhu
cầu mới được nảy sinh và tăng lên nhanh chóng. Trước tình hình đó, với sự nhạy bén
của các cấp lãnh đạo tỉnh Hà Tây (cũ), Công ty lương thực - thực phẩm Hà Tây và
Viện khoa học các hợp chất thiên nhiên đã nhận thấy nhu cầu nước giải khát, đặc biệt
là mặt hàng bia đã trở thành nhu cầu thường xuyên trong sinh hoạt của người dân.
Qua một thời gian tìm hiểu thị trường, nghiên cứu dây chuyền công nghệ sản
xuất, Công ty lương thực Hà Tây và Viện khoa học các hợp chất thiên nhiên đã hợp
tác thành lập Công ty liên doanh sản xuất Bia và nước giải khát. Ngày 28 tháng 02
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 2
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
năm 1993 UBND tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội) đã ra Quyết định số
333/QĐ-UB thành lập “Xí nghiệp chế biến kinh doanh lương thực Bia và nước giải
khát Quang Trung”. Công trình đầu tư liên doanh khởi công xây dựng với số vốn ban
đầu là 3.127.950.000 đồng.
Sau khi công trình hoàn thành, dây chuyền công nghệ sản xuất bia được đưa
vào sử dụng với công suất 4.000.000 lít/năm. Sản phẩm của Công ty đã được kiểm
tra chất lượng vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn quy định của Nhà nước nên đã đứng
vững và cạnh tranh được với những sản phẩm của Công ty khác trong lĩnh vực bia
hơi và bia chai trên thị trường trong nước.
Đến năm 1998 do bên liên doanh rút vốn kinh doanh, trước thực lực hiện tại
của Công ty, được sự đồng ý của UBND tỉnh Hà Tây, Công ty lương thực thực phẩm
Hà Tây đã ra Quyết định số 77/CTLT-TTLĐ/QĐ ngày 21 tháng 05 năm 1998 thành
lập “Xí nghiệp chế biến kinh doanh bia - nước giải khát Quang Trung” là đơn vị trực
thuộc Công ty lương thực - thực phẩm tỉnh Hà Tây.
Theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về việc cổ phần hoá các
doanh nghiệp Nhà nước để phát huy tính chủ động của doanh nghiệp; Thực hiện
Quyết định số 5866/QĐ/BNN-TCCB ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp, xí

nghiệp thuộc bộ, “Xí nghiệp chế biến kinh doanh bia - nước giải khát Quang Trung”
đã được chuyển thành “Công ty Cổ phần Quang Trung” – có địa điểm sản xuất kinh
doanh tại số 68, đường Tô Hiệu, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội). Công ty Cổ phần Quang Trung đã được Sở kế hoạch đầu tư Hà
Tây cấp đăng ký kinh doanh số 0303000141 ngày 10 tháng 02 năm 2004, với số vốn
ban đầu là 2.000.000.000 đồng, trong đó 35% vốn kinh doanh là của Nhà nước.
Năm 2008, do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và thực hiện theo quy hoạch
của thành phố Hà Nội, Công ty Cổ phần Quang Trung đã chuyển trụ sở và địa điểm
sản xuất kinh doanh sang cụm công nghiệp Thanh Oai, huyện Thanh Oai, thành phố
Hà Nội.
2. LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Quang Trung
Công ty Cổ phần Quang Trung được thành lập để huy động vốn và sử dụng
vốn có hiệu quả trong công việc sản xuất kinh doanh bia, nước giải khát, chế biến
lương thực, thực phẩm…và một số ngành nghề khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuân tối
đa, tạo việc làm cho người lao động, tăng cổ tức cho các cổ đông, đóng góp Ngân
sách cho Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 3
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
2.2. Lĩnh vực hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Quang
Trung
 Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Sản xuất và tiêu thụ bia hơi, bia chai, nước giải khát.
- Chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc.
- Kinh doanh vật tư nông nghiệp, vận tải hàng hoá, dịch vụ cho thuê nhà
xưởng, kho bãi và các dịch vụ cơ khí điện lạnh.
- Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng ăn uống…
- Sản xuất và kinh doanh đồ uống, chưng tinh cất và pha chế các loại rượu
mạnh, sản xuất rượu vang, sản xuất đồ uống không cồn và nước uống tinh

khiết đóng chai, sản xuất và tiêu thụ nước đá.
- Bán buôn, bán lẻ đồ uống có cồn và đồ uống không cồn.
Trong đó sản phẩm chính của Công ty là bia hơi, bia chai, nước giải khát nhằm
đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
 Thị trường tiêu thụ:
Là một doanh nghiệp chủ yếu chỉ sản xuất, với các mặt hàng chính là các sản phẩm
bia đạt tiêu chuẩn. Với bề dày phát triển, Công ty đã tạo được mối quan hệ thông
thương với nhiều Công ty trong nước. Đồng thời với mạng lưới phân phối rộng, các
sản phẩm của Công ty đã có mặt trên nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam như các tỉnh Hoà
Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hoá
 Tổ chức sản xuất:
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất bia là quy trình công nghệ sản xuất
phức tạp, kiểu liên tục nên toàn bộ quy trình sản xuất bia được tổ chức thành phân
xưởng sản xuất chính (bộ phận trực tiếp sản xuất) và các phụ trợ sản xuất chính như
sau:
1. Tổ nghiền 6. Tổ nồi hơi
2. Tổ nấu 7. Tổ nén khí
3. Tổ lọc 8. Phân xưởng cơ điện
4. Tổ lên men 9. Phân xưởng điện lạnh
5. Tổ chiết 10. Phòng vi sinh
Tổ nghiền: có nhiệm vụ nghiền nhỏ nguyên liệu đầu vào như malt, gạo…
Tổ nấu: thực hiện công việc của giai đoạn nấu.
Tổ lọc: có nhiệm vụ lọc men bia để thu được bia trong.
Tổ lên men: thực hiện công việc của giai đoạn lên men.
Tổ chiết: có nhiệm vụ chiết bia thành phẩm vào các bom, tank, vỏ đựng.
Tổ nồi hơi: có nhiệm vụ cung cấp năng lượng phục vụ quá trình nấu, lọc thanh
trùng.
Phân xưởng cơ điện: có nhiệm vụ cung cấp điện năng phục vụ sản xuất, thay thế
phụ tùng, lắp mới thiết bị dây truyền sản xuất bia…
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 4

Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
Phân xưởng điện lạnh: có nhiệm vụ theo dõi điều chỉnh nhiệt độ cho quá trình
lên men.
Phòng vi sinh: có nhiệm vụ nghiên cứu nuôi cấy men nhằm cung cấp con men
cho quá trình lên men.
2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần
Quang Trung
Để tạo ra được một sản phẩm quá trình sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn
có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, quy trình công nghệ của Công ty là quy
trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu chế biến liên tục.
Nguyên vật liệu chính để sản xuất là Malt (mầm đại mạch), houblon (hoa
viên), cao hoa, gạo tẻ…
Nguyên vật liệu phụ để sản xuất: than, vải lọc…
Hiện nay, Công ty sản xuất hai loại bia chính là bia hơi và bia chai. Dây
truyền để sản xuất bia hơi và bia chai là một do đó mẻ bia hơi được chiết vào téc, còn
mẻ bia chai được chiết vào chai.
Quá trình sản xuất bia có thể chia thành các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn nấu và ủ men
+ Giai đoạn lọc và chiết
 Giai đoạn nấu và ủ men:
Đưa nguyên liệu Malt, gạo vào xay, nghiền. Gạo nghiền thành bột cộng nước
rồi hồ hoá (86
0
C trong 30 phút), dịch hoá (15
0
C trong 30 phút), đun sôi (100
0
C trong
30 phút).
Malt nghiền bột cộng nước trộn cháo gạo đun sôi thực hiện quá trình thuỷ

phân đạm (52
0
C trong 30 phút), đường hoá (65
0
C trong 45 phút). Sau đó lọc dịch
đường để lấy đường nha ban đầu, phụ phẩm là bã bia dùng cho chăn nuôi.
Chuyển dịch nha sang nồi đun hoa, được lượng dịch đường rồi cho cao hoa
vào đun sôi đủ thông số kỹ thuật thì chuyển sang nồi lạnh (làm lạnh sơ bộ).
Mạch nha được đưa vào nồi lạnh nhanh sau đó đẩy vào téc lên men. Trong
nước lên men, người ta cho sẵn tỷ lệ men theo quy định (2%). Sau đó cho dịch nha
vào, quá trình vi phân sẽ diễn ra. Quá trình này chia làm hai giai đoạn: lên men chính
và lên men phụ, trong khoảng thời gian 10 ngày đối với bia hơi và 12 ngày đối với
bia chai.
 Giai đoạn lọc và chiết:
- Sau khi quá trình lên men đạt được ở thời gian và tiêu chuẩn quy định cho sản
phẩm, kết thúc quá trình lên men phụ dung dịch sẽ được đưa vào giai đoạn lọc bia để
loại bỏ tạp chất hữu cơ và men có trong bia, làm cho bia trong và tăng thời gian bảo
quản. Bia được lọc qua máy lọc khung cơ bản và có bão hòa CO
2
. Khi được lọc
xong, sẽ có bộ phận kiểm tra lại lượng CO
2
trong bia nếu thiếu phải bổ sung cho đủ
nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng sau đó chuyển sang giai đoạn chiết bia.
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 5
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
Khi đưa nguyên liệu chính vào sản xuất đã được xác định đâu là mẻ nấu bia
hơi và đâu là mẻ nấu bia chai. Nếu là mẻ nấu bia hơi thì sau khi bộ phận lọc đã cho
sản phẩm là bia hơi. Nếu là mẻ nấu bia chai thì sau khi qua bộ phận lọc, bia được
chuyển sang bộ phận chiết và thanh trùng để ra sản phẩm bia chai.

Bia được lọc xong được đưa vào chiết áp suất 3kg/cm3 ở tầng chứa áp lực. Ở
đây các chai, thùng (bom bia) đã được rửa sạch. Bia từng loại sẽ được chiết vào chai,
thùng tương ứng rồi đóng nút chai và xuất bia hơi. Sau đó bia chai và bia hơi sẽ được
thanh trùng ở nhiệt độ 62 – 68
0
C để tiêu diệt men bia và các vi sinh vật, tăng thời
gian bảo quản cho bia. Bia chai sau khi được thanh trùng sẽ được dán nhãn, đóng két
và nhập kho.
Quy trình sản xuất bia của Công ty cổ phần Quang Trung sẽ được mô tả cụ thể
trong sơ đồ sau (Sơ đồ 1-1, trang 7):
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 6
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
Gạo Malt
Nghiền Nghiền
Trộn bột + nước Trộn bột + nước
Hồ hoá Trộn cháo gạo
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 7
Đun sôi
Nồi hơi Thuỷ phân đạm
Đường hoá
Lọc Bã bia
Nồi đun hoa
Lạnh sơ bộ Máy lạnh
Lạnh nhanh
Lên men Men
Lọc bia
Nạp CO
2
Nạp CO

2
Chiết bia hơi Chiết bia chai
Thanh trùng Dán nhãn
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG
Công ty Cổ phần Quang Trung là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập. Vì vậy để
nâng cao hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh thì Công ty phải có bộ máy tổ chức
gọn gàng, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ, thuận tiện cho việc quản lý.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, giám đốc trực
tiếp chỉ đạo các phòng ban.
đẠI đẠI
Hội đồng quản trị
Chủ tịch
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế hoạch kinh
doanh
Phòng tài
chính kế toán
Phân xưởng sản xuất
Sơ đồ 1-2: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Quang Trung
Đứng đầu công ty là Hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng quản trị, sau đó là
Ban giám đốc, các phòng ban chức năng và phân xưởng sản xuất.
Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất trong Công ty.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất trong Công ty - gồm 3 thành
viên do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm; có toàn quyền nhân danh Công

ty để quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù
hợp với pháp luật Việt Nam. Hội đồng quản trị có trách nhiệm trình Đại hội đồng cổ
đông các báo cáo và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, báo cáo
quyết toán tài chính hàng năm của Công ty.
Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người thay mặt Hội đồng quản trị lập chương
trình kế hoạch hoạt động, chuẩn bị chương trình, nội dung các tài liệu phục vụ cuộc
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 8
Đại hội đồng cổ
đông
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
họp triệu tập và chủ toạ các cuộc họp Hội đồng quản trị, theo dõi quá trình hoạt
động, tổ chức thực hiện các quy định của Hội đồng quản trị.
Ban Giám đốc: Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh
của Công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, nghị quyết của Hội
đồng cổ đông; bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện theo phương án kinh doanh để
được Hội đồng quản trị phê duyệt; chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Hội đồng quản
trị và Đại hội đồng cổ đông về trách nhiệm điều hành và quản lý của Công ty.
Phòng tổ chức hành chính: là bộ phận có trách nhiệm hỗ trợ, hợp tác với các
phòng ban trong Công ty để giải quyết các thủ tục giấy tờ được nhanh chóng và kịp
thời, thực hiện mọi công việc hành chính có liên quan tới tài liệu, văn thư…Dưới sự
chỉ đạo của Giám đốc, Phòng tổ chức hành chính thực hiện công việc tuyển dụng,
đào tạo cán bộ nhân viên và quản lý hồ sơ nhân sự cho Công ty.
Phòng kế hoạch kinh doanh: lập kế hoạch sản xuất; đề xuất biện pháp thực
hiện kế hoạch; cân đối việc nhập, xuất hàng tồn kho; tiếp thu và giao dịch với khách
hàng dưới sự chỉ đạo, giám sát trực tiếp của Giám đốc.
Phòng tài chính kế toán: tiến hành hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty, tập hợp toàn bộ chi phí cho việc tính giá thành sản phẩm, thanh toán lương
cho cán bộ công nhân viên hàng tháng, quyết toán trong tháng, quý và năm; cung
cấp chính xác, kịp thời các thông tin về tình hình tài chính của Công ty.
Phân xưởng sản xuất: là nơi diễn ra quá trình sản xuất sản phẩm, hoạt động ở

phân xưởng chịu sự giám sát của quản đốc phân xưởng.
Với bộ máy tổ chức quản lý như trên đã đảm bảo cho Công ty thực hiện được
sự chỉ đạo thống nhất và trực tiếp đối với mọi hoạt động kinh doanh. Qua đó khai
thác và phát huy được hết các nguồn lực trong Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty
gọn nhẹ, hiệu quả cao nên đáp ứng được yêu cầu quản lý thông suốt và chặt chẽ.

4. KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN QUANG TRUNG
Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Quang Trung trong 03 năm gần đây
tương đối ổn định. Hàng năm đều có sự gia tăng về quy mô vốn, điều đó cho thấy sự
ổn định và phát triển trong kinh doanh của Công ty.
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 9
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
Đơn vị tính: VNĐ
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần
Quang Trung năm 2009, 2010, 2011
Nhận xét:
Từ bảng trên ta thấy:
- Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty tương đối ổn định. Trong tổng nguồn
vốn của Công ty thì vốn nợ chiếm đa số.
- Nguồn vốn chủ sở hữu không ngừng được gia tăng qua các năm.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng dần qua các năm. Đặc biệt trong năm
2011, tốc độ tăng của doanh thu so với năm 2010 nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu
của năm 2010 so với năm 2009. Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty không ngừng phát triển, số lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng gia tăng.
- Công ty hoạt động có lãi ở năm 2009 và năm 2011. Riêng năm 2010 cho kết quả lỗ,
mặc dù doanh thu vẫn cao hơn năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2010, tổng chi phí
tăng lên đột biến. Điều này là do Công ty chuyển địa điểm sản xuất, đầu tư thêm máy
móc thiết bị, xây dựng mới nhà xưởng để mở rộng sản xuất; do đó Công ty đã đi vay
nhiều hơn để có vốn đầu tư. Từ đó, chi phí lãi vay tăng lên rất nhiều so với năm 2009

(chi phí lãi vay năm 2010 là 2.442.448.913 đồng, trong khi đó chi phí này của năm
2009 chỉ là 254.858.537 đồng). Việc mở rộng sản xuất là một dấu hiệu tốt cho sự
phát triển của Công ty, tuy nhiên việc đi vay nhiều trong nền kinh tế bất ổn như năm
2010 là một việc làm mạo hiểm của Công ty. Thực tế điều này đã ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh lỗ của Công ty trong năm 2010.
- Tuy nhiên, sang năm 2011, hoạt động sản xuất của Công ty đã đi vào ổn định, sản
xuất kinh doanh lại tạo lãi. Tình hình tài chính của Công ty được cải thiện, doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng lên so với năm 2010.
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 10
1 Tổng Doanh thu 8.585.743.083 9.640.786.668 12.879.742.206
2 Tổng chi phí 8.183.789.368 10.916.181.750 12.654.903.710
3 Tổng lợi nhuận trước thuế 401.953.715 (1.275.395.084) 224.838.496
4 Nộp Ngân sách Nhà nước 1.838.560.494 2.212.212.303 2.643.810.264
5 Tổng tài sản 20.299.803.810 37.010.512.532 37.368.100.878
6 Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 5.500.426.159 5.969.531.075 7.000.000.000
7 Tổng số lao động 50 60 80
8 Thu nhập bình quân/ người 1.650.000 1.700.000 1.850.000
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
- Các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước của Công ty luôn ở mức cao, là do đặc
điểm sản phẩm sản xuất kinh doanh của Công ty là bia - mặt hàng phải chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt theo quy định của Nhà nước. Mức thuế đánh vào mặt hàng này là 45%.
- Cùng với việc đầu tư mở rộng thêm nhà xưởng thì quy mô lao động của Công ty
cũng ngày càng gia tăng. Mức thu nhập bình quân đầu người của cán bộ công nhân
viên trong Công ty cũng được tăng dần theo thời gian. Điều đó cho thấy Công ty luôn
quan tâm và cố gắng tạo điều kiện nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, đó
cũng là một động lực để họ làm tốt công việc được giao.
Trên đây là những thông tin khái quát về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ
chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Quang
Trung. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng xem xét về tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế
toán tại Công ty cổ phần Quang Trung.

II. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG
1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG
TRUNG
Bộ phận kế toán của Công ty cổ phần Quang Trung trực thuộc Phòng tài chính
kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Quang Trung được tổ chức theo kiểu tập
trung. Toàn bộ công tác kế toán tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Việc lựa
chọn hình thức kế toán này là phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức
quản lý và quy mô của Công ty.
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 11
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
Sơ đồ 1-3:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần Quang Trung
Kế toán trưởng: Là người phụ trách kế toán chung cho toàn bộ công ty; tổ
chức hạch toán ở Công ty; xác định hình thức kế toán áp dụng cho toàn Công ty; đảm
bảo chức năng nhiệm vụ và yêu cầu trong công tác kế toán ở Công ty; chịu trách
nhiệm trước Ban Giám đốc Công ty và cơ quan tài chính cấp trên về tình hình tài
chính của Công ty; phụ trách về hoạt động tài chính toàn Công ty; điều hành kế toán
viên và giúp cho Ban Giám đốc lập kế hoạch tài chính tháng, quý, năm; tổng hợp số
liệu kế toán. Ngoài ra kế toán trưởng còn là người giúp Giám đốc về công tác chuyên
môn kiểm tra tài chính.
Nhân viên kế toán: Là người có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ tình hình biến
động xảy ra, các chi phí nghiệp vụ thu chi trong ngày và các số liệu tổng hợp liên
quan trong Công ty như về nguyên vật liệu, theo dõi bảng chấm công, tài sản cố định
và tính giá thành các nghiệp vụ thanh toán kê khai…
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại Công ty, theo dõi tình hình thu
chi trong ngày để ghi vào sổ quỹ, lập báo cáo quỹ…
Thủ kho: Có nhiệm vụ kiểm tra tình hình nhập - xuất kho, trực tiếp xuất
kho khi có lệnh của cấp trên, xuất kho phải đúng số lượng trong phiếu đảm bảo kết
quả kinh doanh cao nhất.

Các thành viên trong bộ phận kế toán luôn kết hợp với nhau một cách nhịp
nhàng và chặt chẽ, do đó luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự lãnh
đạo tập trung thống nhất và trực tiếp của kế toán trưởng.
2. HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG
Công ty hiện đang sử dụng phần mềm kế toán máy CKT của công ty TNHH
thương mại dịch vụ CKT để hỗ trợ công tác kế toán.
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 12
Kế toán
Nguyên vật
liệu
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
tiền lương
Kế toán chi
phí và tính giá
thành
Kế toán trưởng
Nhân viên kế toán Thủ quỹ Thủ kho
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung với trình tự ghi sổ kế toán như
sau:
Sơ đồ 1-4: Tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức ghi sổ Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày, từ chứng từ gốc, kế toán nhập số liệu vào máy tính. Máy tính sẽ tự
động luân chuyển tới sổ chi tiết của từng tài khoản, từng tiểu khoản và sổ cái.
Đến cuối tháng từ các sổ chi tiết, máy tính sẽ chuyển số liệu tới bảng tổng hợp

chi tiết. Đồng thời, từ sổ cái máy tính sẽ chuyển số liệu tới bảng cân đối số phát sinh.
Từ bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết số liệu được tổng hợp vào báo
cáo kế toán.
Định kỳ hàng tháng, kế toán sẽ in các sổ sách, báo cáo và tài liệu liên quan từ
máy tính ra để kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo tính chính xác của các thông tin kế toán.
Sau đây là sơ đồ Quy trình phần mềm kế toán máy theo hình thức ghi sổ Nhật
ký chung:
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 13
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
NHẬT KÝ
CHUNG
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
Sơ đồ 1-5: Quy trình phần mềm kế toán máy theo hình thức
ghi sổ Nhật ký chung
3. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG
- Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức sổ Nhật ký chung
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ)
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 14
Nhập chứng từ vào các phân hệ nghiệp vụ

Chứng từ kế toán
Lập chứng từ
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Các tệp nhật ký
Tệp sổ cái
Chuyển sang sổ cái
Lên sổ sách, báo cáo
Tệp sổ cái
Tệp sổ cái
Các tệp nhật ký
In sổ sách, báo cáo tài và tài liệu liên quan
để kiểm tra, đối chiếu
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
- Kỳ kế toán: năm (bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12
hàng năm).
- Nguyên tắc ghi nhận khoản tiền và các khoản tương đương tiền: phương pháp
chuyển đổi các đồng tiền sử dụng trong kế toán.
- Nguyên tắc ghi nhận Hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận Hàng tồn kho: theo giá gốc
+ Phương pháp tính giá trị Hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền
+ Phương pháp hạch toán Hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao Tài sản cố định:
+ Nguyên tắc ghi nhận Tài sản cố định trong Bảng cân đối kế toán được phản ánh
theo ba chỉ tiêu: Nguyên giá, Hao mòn luỹ kế, Giá trị còn lại.
+ Phương pháp khấu hao Tài sản cố định: phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: được ghi nhận vào Chi phí sản xuất.
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 15
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
PHẦN 2: MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN QUANG TRUNG

1. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN QUANG TRUNG
Do đặc thù của công ty là sản xuất bia nên có rất nhiều vật tư, chủng loại khác
nhau tham gia vào quá trình sản xuất. Đặc biệt là hầu hết các NVL chính như Malt,
hoa viên đều phải nhập khẩu từ nước ngoài do đó mỗi lần nhập NVL công ty sẽ nhập
với khối lượng lớn. Hơn nữa, NVL còn phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 nên việc cất trữ, bảo quản và theo dõi quản lý NVL luôn được chú trọng
để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kịp thời và đảm bảo chất lượng. Nhận thức được
điều này, công ty cổ phần Quang Trung đã có những chính sách quản lý phù hợp để
có thể quản lý tốt NVL, CCDC.
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và xác định giá trị thực tế của Nguyên vật
liệu, Công cụ dụng cụ
Nguyên Vật Liệu:
 Khái niệm: Nguyên vật liệu của doanh nghiệp là đối tượng lao động mua ngoài
hoặc tự chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo ra sản phẩm. Giá trị nguyên
vật liệu thường chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm.
 Đặc điểm: Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định, và trong
chu kỳ sản xuất đó thì vật liệu bị tiêu hao hoàn toàn hoặc bị biến đổi hình thái vật
chất ban đầu để cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Về mặt giá trị, do vật liệu chỉ tham gia vào chu kỳ sản xuất, nên toàn bộ giá trị
của vật liệu được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
 Phân loại:
+ NVL chính bao gồm Malt (mầm đại mạch), honblon (hoa viên), cao hoa, gạo
tẻ.
+ NVL phụ bao gồm than, bột lọc, đường hóa chất, sút…
Công cụ, dụng cụ:
 Khái niệm: CCDC là những tư liệu lao động không đủ về giá trị và thời gian sử
dụng quy định cho TSCĐ.
 Đặc điểm: CCDC tham gia vào những chu kỳ sản xuất nhưng vần giữ hình thái
vất chất ban đầu. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, CCDC bị hao mòn dần giá

trị cuat CCDC được chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó cần
phải phân bổ dần giá trị của CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh.
 Phân loại công cụ, dụng cụ:
+Công cụ, dụng cụ lao động: dụng cụ gỡ lắp, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản
lý, dụng cụ quần áo bảo vệ lao động, khuôn mẫu, lán trại.
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 16
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
+ Bao bì luân chuyển.
+ Đồ dùng cho thuê.
 Giá trị thực tế của NVL, CCDC
Phương pháp tính giá xuất kho NVL, CCDC được công ty áp dụng là phương pháp
bình quân gia quyền cho cả kỳ dự trữ.
Đơn giá bình quân
gia quyền
=
G.trị NVL,CCDC tồn đ.kỳ +G.trị NVL,CCDC nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ
Giá trị thực tế NVL,
CCDC xuất kho
=
Số lượng NVL,
CCDC xuất kho
x
Đơn gía bình quân
gia quyền
Việc nhập - xuất NVL nhiều hay ít là phụ thuộc vào mùa nên vào các tháng của
mùa đông và mùa thu xuất dùng NVL sẽ ít hơn vào mùa hè và mùa xuân.
Hàng tháng căn cứ vào thị hiếu tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm bia,
phòng kinh doanh lên kế hoạch sản xuất sản phẩm, phòng kế toán sẽ tính toán định
mức khối lượng NVL, CCDC sẽ sử dụng trong tháng đó.

1.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng
 Chứng từ sử dụng:
+ Hợp đồng kinh tế
+ Hoá đơn GTGT
+ Phiếu kiểm tra của bộ phận kỹ thuật
+ Phiếu nhập kho NVL, CCDC
+ Phiếu xuất kho NVL, CCDC
+ Biên bản nhập kho theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
+ Thẻ kho
+ Bảng phân bổ NVL, CCDC
+ Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho NVL
Công ty cổ phần Quang Trung sử dụng NVL chính để sản xuất bia là Malt và hoa
viên hoàn toàn được nhập ngoại, còn gạo tẻ chỉ thay thế một phần của Malt để tiết
kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy khi nhập kho, công
ty phải có hoá đơn căn cứ vào hoá đơn đỏ.
 Tài khoản sử dụng:
+ TK 151: Hàng mua đang đi đường
+ TK 152: NVL - chi tiết thành các tiểu khoản cho từng loại NVL
+ TK 153: CCDC
1.3. Quy trình luân chuyển chứng từ
 Hạch toán chi tiết:
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 17
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
Việc hạch toán chi tiết đối với NVL, CCDC tại công ty cổ phần Quang Trung được
thực hiện theo phương pháp Thẻ song song.
 Hạch toán tổng hợp
Quy trình ghi sổ: áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung (Sơ đồ 2-4, trang 24)
Hàng ngày, từ chứng từ gốc, kế toán nhập số liệu vào máy vi tính. Máy tính sẽ
tự động luân chuyển tới sổ chi tiết NVL, CCDC theo từng tiểu khoản và sổ cái TK
152, 153.

Đến cuối tháng từ các sổ chi tiết, máy tính sẽ chuyển số liệu tới báo cáo kế toán.
Đồng thời, từ sổ cái TK 152, 153 máy tính sẽ chuyển số liệu tới bảng cân đối số phát
sinh. Từ bảng cân đối số phát sinh số liệu được tổng hợp vào báo cáo kế toán.
Sau đây là sơ đồ Quy trình ghi sổ tổng hợp CCDC trong kế toán máy tại Công
ty Cổ phần Quang Trung:
Sơ đồ 2-1: Quy trình ghi sổ tổng hợp CCDC trong kế toán máy
tại Công ty Cổ phần Quang Trung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 18
Phiếu nhập kho, phiếu
xuất kho NVL, CCDC
NHẬT KÝ CHUNG
(Tài khoản 152,153)
Sổ cái TK 152, 153
Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán
Nhập số liệu vào phần hành quản lý
NVL, CCDC trên phần mềm KT
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
* Sổ tổng hợp gồm
- Nhật ký chung
- Sổ cái TK 152, 153
Sau đây là mẫu giấy Đề nghị cấp nguyên vật liệu, hàng hóa; mẫu thẻ kho:
Biểu 2-1: Mẫu giấy Đề nghị cấp nguyên vật liệu, hàng hoá
CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG Hệ thống quản lý chất lượng
ISO 001:2000
Số: 15
Ngày 02 tháng 7 năm 2011



ĐỀ NGHỊ CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU, HÀNG HÓA BM – 07 - 03
Kính gửi: Ông Giám đốc công ty
Căn cứ nhu cầu thực tế sản xuất, chúng tôi đề nghị được cấp một số nguyên vật liệu,
hàng hóa cho: phân xưởng sản xuất để sản xuất bia hơi
Cụ thể như sau:
STT Tên hàng Quy cách ĐVT Số lượng Thời gian cần Ghi chú
1 Malt kg 24 500 07/07/2011
2 Gạo tẻ kg 16 450 07/07/2011
3 Hoa viên kg 122,5 07/07/2011
4 Cao hoa kg 17,5 07/07/2011
5 Đường kg 1 750 07/07/2011
6 Than kg 8750 07/07/2011
7 Bột lọc kg 408,6 07/07/2011
8 Hóa chất kg 139,3 07/07/2011
PHÊ DUYỆT Ý KIẾN THỦ KHO NGƯỜI LẬP
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán – công ty cổ phần Quang Trung)
Biểu 2-2: Mẫu thẻ kho:
CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG
Cụm công nghiệp Thanh Oai – Thanh Oai – Hà Nội
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 19
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 07/07/2011

- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Malt
- Đơn vị tính: kg
- Mã số: 1521mal
S


T
T
Ngày
tháng
Số hiệu
chứng từ
Diễn giải Số lượng Ký xác
nhận
của
kế
toán
Nhậ
p
Xuất Tồn
Nhậ
p
Xuất
A B C D E 1 2 3 G
1 27/07 PXK49 Xuất cho SX bia hơi
tháng 7
24
500
37 490
Cộng cuối kỳ 37 490
Ngày 07 tháng 07 năm 2011
Thủ kho
Kim Thị Yến
Kế toán trưởng
Vũ Thanh Thủy
Giám đốc

Đào Hồng Sơn
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán – công ty cổ phần Quang Trung)
2. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ
THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG
TRUNG
2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và xác định giá trị thực tế của tiền lương, các
khoản trích theo lương và thanh toán với người lao động
 Khái niệm, đặc điểm: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận xã hội
mà người lao động được sử dụng để bu đắp chi phí lao động của mình trong
quá trình sản xuất sức lao động.
Tiền lương là thu nhập chủ yếu của công nhân viên chức, ngoài ra họ còn được
hưởng chế độ trọ cấp xã hội trong thời gian nghỉ việc vì đau ốm, thai sản, tai nạn
lao động…và các khoản tiền lương thi đua, thưởng năng suất lao động.
 Phân loại và xác định giá trị thực tế
Công ty cổ phần Quang Trung hiện có 80 lao động.
Hiện nay công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương cơ bản là trả lương theo thời
gian và trả lương theo sản phẩm.
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 20
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
Hình thức trả lương theo thời gian:
Tiền lương trả theo thời gian được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ
thuật, thang lương và bậc lương của người lao động.
Công thức:
Tiền lương
phải trả cho
1 CBCNV
=
Tiền lương
chính của
1 CBCNV

+
Tiền ca 3
của
1 CBCNV
+
Tiền phụ
cấp
+
Tiền thưởng
của 1
CBCNV
Trong đó:
Tiền lương chính
của 1 CBCNV
=
Tiền lương chính bình quân 1
ngày của 1 CBCNV
x
Số ngày công của
từng CBCNV
Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Là hình thức trả lương theo số lượng sản phẩm công việc hoàn thành đảm
bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm. Công thức:
Tiền lương
phải trả cho
1 CNSX
=
Tiền lương
chính theo SP
của 1 CNSX

+
Tiền ca 3 của
1 CNSX
+
Tiền phụ cấp
của 1 CNSX
+
Tiền
thưởng
của 1
CNSX
Trong đó:
Lương chính theo sản
phẩm của 1CNSX
= Số lượng SP sản xuất ra x
Đơn giá tiền lương
cho 1 đơn vị sản
phẩm
- Đối với bộ phận hành chính văn phòng: việc tính lương được xác định theo thời
gian làm việc của từng CBCNV.
- Đối với tổ sản xuất: lương của từng công nhân sản xuất được tính theo số sản phẩm
mà họ sản xuất ra.
Trưởng các bộ phận, phòng ban theo dõi tình hình lao động của các công nhân
viên trên bảng chấm công. Cuối tháng tập hợp về phòng kế toán để tính ra lương
phải trả cho từng lao động. Nhân viên kế toán căn cứ vào hệ số lương, cấp bậc của
từng người do phòng tổ chức hành chính cung cấp và kết quả trên bảng chấm công
để lập ra bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội. Nhân viên kế toán lập phiếu
chi và chuyển bảng thanh toán này cho thủ quỹ để trả lương.
Các chế độ như BHXH, BHYT, KPCĐ công ty tính cụ thể như sau:
- Đối với công ty chịu 22% trong đó: BHXH: 16%

BHYT: 3%
KPCĐ: 2%
BHTN: 1%
- Đối với người lao động : chịu 8.5% trong đó: BHXH = Lương cơ bản *6%
BHYT = Lương cơ bản * 1.5%
BHTN = Lương cơ bản * 1%
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 21
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
2.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng
 Chứng từ sử dụng:
+ Quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động
+ Quyết định đề bạt
+ Bảng chấm công
+ Bảng tính lương bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý
+ Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng
+ Giấy đi đường
+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
+ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
 Tài khoản sử dụng
- TK 334: Phải trả người lao động
- TK 338: Phải trả phải nộp khác
+ TK 3381 - Bảo hiểm xã hội
+ TK 3382 - Bảo hiểm y tế
+ TK 3383 - Kinh phí công đoàn
+ TK 3384 - Phải trả, phải nộp khác
2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ
 Hạch toán chi tiết
- Nhân viên kế toán mở sổ chi tiết TK 334, cụ thể cho bộ phận sản xuất và bộ
phận quản lý. Căn cứ vào bảng thanh toán lương của các bộ phận, các chứng từ
phản ánh các khoản khấu trừ vào thu nhập của CBCNV, các chứng từ thanh toán,

kế toán nhập số liệu vào máy vi tính để ghi vào phát sinh nợ và phát sinh có của
TK 334. Cuối tháng cộng sổ chi tiết TK 334, máy tính sẽ tự động vào sổ tổng hợp
chi tiết TK 334.
- Nhân viên kế toán mở sổ chi tiết TK 338, cụ thể cho từng khoản mục BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ, phải trả phải nộp khác như đã nêu ở trên.
Căn cứ vào Bảng thanh toán BHXH, các chứng từ chi tiền, kế toán nhập thông tin
vào máy tính để ghi vào phát sinh có và phát sinh nợ TK 338, chi tiết cho từng
tiểu khoản. Cuối tháng cộng sổ chi tiết TK 338, máy tính kết chuyển vào sổ tổng
hợp chi tiết TK 338.
- Sổ tổng hợp chi tiết TK 334, 338 được dùng để phản ánh tình hình thanh toán
lương, BHXH cho CBCNV toàn công ty. Cuối tháng, kế toán in sổ tổng hợp chi
tiết TK 334, TK 338, sổ cái TK 334, TK 338 để đối chiếu với nhau.
 Hạch toán tổng hợp
Quy trình ghi sổ: áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung
Hàng ngày, từ chứng từ gốc về tiền lương và BHXH, kế toán nhập số liệu vào
máy vi tính. Máy tính sẽ tự động luân chuyển tới sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ
vào số liệu đã ghi trên nhật ký chung để ghi vào các TK phù hợp trên sổ cái TK
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 22
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
334, 338. Các số liệu liên quan đến sổ chi tiết cũng đồng thời được ghi vào các sổ
chi tiết TK334, 338.
Đến cuối tháng từ các sổ chi tiết TK3344, 338, máy tính sẽ chuyển số liệu tới
báo cáo kế toán. Đồng thời, từ sổ cái TK 334, 338 máy tính sẽ chuyển số liệu tới
bảng cân đối số phát sinh. Từ bảng cân đối số phát sinh số liệu được tổng hợp vào
báo cáo kế toán.

Sơ đồ 2-2: Quy trình ghi sổ tổng hợp tiền lương và khoản trích theo lương
của Công ty cổ phần Quang Trung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
* Sổ tổng hợp gồm
- NKC
- Sổ cái TK 334, 338
Sau đây là mẫu bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương tại phân xưởng sản
xuất:
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường 23
Chứng từ gốc về tiền lương
và BHXH
Sổ chi tiết
Sổ tổng hợp
chi tiết
TK 334, 338
Nhật ký chung
Sổ cái TK 334, 338
Bảng cân đối số phát
sinh
Báo cáo kế toán
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
Bảng 2-1: Mẫu Bảng chấm công
Bảng số: 1 - 07/11
Đơn vị: Công ty Cổ phần Quang Trung
Bộ phận: Tổ lên men
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 07/2011
Ngày trong tháng Quy ra công
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 25 26 27 28 29 30 31
Số công
hưởng

lương thời
gian
Số công
hưởng
lương sản
phẩm
Số công
nghỉ việc
ngưng việc
hưởng
100%
lương
Số công
hưởng
lương
Ca 3
Số công
hưởng Bảo
hiểm
A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36
1
Đặng Việt
Hùng
SP SP SP - SP SP SP - SP SP - K3 K3 SP - SP SP - 20C - 12C 27C
2
Lại Văn
Chính
- SP SP SP - SP SP SP - SP K3 SP K3 - SP SP SP - 20C - 15C 27C
3
Dương

Ngọc Quang
SP - SP SP SP - SP SP SP - SP - K3 SP K3 - SP - 20C - 10C 27C
4 …….
Chú thích: SP: Lương sản phẩm
K3: ca 3
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán – Công ty Cổ phần Quang Trung)
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường
25
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Lao Động-Xã Hội
Bảng 2-2: Bảng thanh toán tiền lương
CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG
Cụm công nghiệp Thanh Oai – Thanh Oai – Hà Nội (Bảng số 0701)

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
BỘ PHẬN SẢN XUẤT - Tháng 07/2011 Đơn vị tính: VNĐ
S

Họ và tên
Lương sản phẩm Lương ca 3 Phụ cấp độc hại
Các khoản
khấu trừ
Tổng lương
Lương tính
BHXH
Các khoản trích
theo lương (7%)
Thực lĩnh

nhận
Sản

lượng
ĐG Thành tiền
Số
công
ĐG Thành tiền
Sản
lượng
Đơn
giá
Thành tiền
A B 1 2 3=1*2 4 5 6=4*5 7 8 9=7*8 10 11=3+6+9-10 (12) 13=7%*(12) 14=11-13 C
1 Đặng Việt Hùng 26 785 50 1 339 250 12 10 000 120 000 26 785 4 107 140 0 1 566 390 1 722 500 120 575 1 445 815
2 Lại Văn Chính 26 785 50 1 339 250 15 10 000 150 000 26 785 4 107 140 0 1 596 390 1 722 500 120 575 1 475 815
3 Dương Ngọc Quang 26 785 50 1 339 250 10 10 000 100 000 26 785 4 107 140 0 1 546 390 1 202 500 84 175 1 462 215
……. … …. … … … …. …… …. …… …… ……. …… …… ……
Tổng cộng 108 701 400 9 591 300 7 673 040 1 864 260 127 830 000 120 850 000 8 459 500
119 424
500
Ngày 31 tháng 07 năm 2011
TP. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
Nguyễn Đức Hòa
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Vũ Thanh Thủy
GIÁM ĐỐC
Đào Hồng Sơn
(Nguồn:Phòng tài chính kế toán – công ty cổ phần Quang Trung)
Nguyễn Thị Thư - Khoa Kế toán-ĐH1.KT tại trường
26

×