Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty TNHH Tân Việt An.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.55 KB, 38 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
i
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CCDC Công cụ dụng cụ
CP Cổ phần
NVL Nguyên vật liệu
KT Kế toán
GTGT Giá trị gia tăng
KPCĐ Kinh phí công đoàn
SXKD Sản xuất kinh doanh
TGNH Tiền gửi ngân hàng
TM Tiền mặt
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
ii
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
iii


Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá
nhanh trong sự ổn định và bắt đầu có tích lũy. Đồng thời chúng ta cũng thu
hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ nước ngoài. Do đó vốn đầu tư cho ngành
xây dựng cơ bản vì thế cũng tăng nhanh.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất tạo cơ sở và tiền đề phát
triển cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm ngành xây dựng cơ bản thu hút gần
30%tổng số vốn đầu tư của cả nước. Với nguồn vốn đầu tư lớn như vậy cùng
với đặc điểm sản xuất của ngành là thời gian thi công kéo dài và thường trên
quy mô lớn đã đặt ra vấn đề lớn phải giải quyết đó là: Làm sao phải quản lý
vốn tốt, có hiệu quả khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí trong sản xuất
thi công, giảm chi phí, hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Với cơ chế hạch toán kinh doạnh độc lập ở nước ta hiện nay bên cạnh việc
các doanh nghiệp sản xuất phải xác định đúng đối thủ cạnh tranh thì việc hạ
giá thành sản phẩm là con đường cơ bản và lâu dài để tăng lợi nhuận. Đồng
thời là tiền đề để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường,góp
phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Do đó, việc phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính, sẽ trở thành các
thông tin quan trọng tạo đòn bẩy kinh tế, tăng năng suất lao động, hạ giá
thành sản phẩm, đồng thời tăng hiệu quả của doanh nghiệp. Các thông tin này
là cơ sở kiểm soát vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản. Hơn nữa, với nhà nước
thì thông tin này làm cơ sở để thu thuế.
Đây là một báo cáo với nội dung tương đối rộng mà thời gian nghiên cứu
hạn chế. Do vậy báo cáo này không thể thiếu những thiếu sót và hạn chế. Em
mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy (cô) giáo, của cán bộ công
nhân viên Công ty TNHH Tân Việt An. Qua đó em có điều kiện bổ sung nâng
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
iv
Báo cáo thực tập tổng hợp

cao kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy TS Phạm Xuân Kiên trong khoa Kế
Toán, chị Nguyễn Thị Thủy – Kế toán trưởng cùng các nhân viên Phòng Kế
Toán Công Ty TNHH Tân Việt An đã nhiệt tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn
thành báo cáo thực tập này.
Nội dung của bản báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về đặc điểm Kinh tế - Kỹ thuật và Tổ chức bộ máy quản lí
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tân Việt An.
Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty TNHH Tân
Việt An.
Phần III: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty
TNHH Tân Việt An.

NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
v
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TÂN VIỆT AN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tân Việt An
Công ty TNHH Tân Việt An tiền thân là Cơ sở Nhôm Kính Hải Thắng, từ
năm 1988 tự hào là một Doanh nghiệp tư nhân đi đầu trong lĩnh vực kinh
doanh thương mại, mạnh dạn nhập và bán ra thị trường các sản phẩm Nhôm,
Kính. Đến năm 1999, Cơ sở Nhôm Kính Hải Thắng được chuyển đổi thành
Công ty TNHH Tân Việt An. Với trên 20 năm hoạt động trong lĩnh vực
thương mại, cung cấp các sản phẩm Nhôm thanh, các loại kính phục vụ cho
các đại lý ở khắp các tỉnh từ Bắc tới Nam.
Trong quá trình hoạt động, Công ty TNHH Tân Việt An không ngừng
lớn mạnh và khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thương trường.

Công ty đã thi công các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, khách
sạn, các công trình đòi hỏi chất lượng cao trên khắp địa bàn cả nước và được
khách hàng đánh giá cao về năng lực cũng như chất lượng sản phẩm. Trong quá
trình hoạt động và phát triển, công ty đã không ngừng tìm tòi, khai thác nguồn
hàng nhập khẩu có chất lượng tốt, giá thành hạ như các sản phẩm kính xây dựng
đạt tiêu chuẩn quốc tế của hãng SI và G (Hàn Quốc), hãng ASE (Bỉ), sản phẩm
khung nhôm đạt tiêu chuẩn quốc tế của hãng PROFIL Systems S.A.S(Cộng Hòa
Pháp), hãng Fletcher(NewZealand), hãng AHCLS(Hàn Quốc).
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Tân Việt An
Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TÂN VIỆT AN
Tên giao dịch quốc tế: TAN VIET AN COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: TANVIETAN CO., LTD
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
Trụ sở chính: Số 536 Trần Khát Chân, Phường Phố Huế, Quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 04.39781746
Fax: 04.39781746
Văn phòng giao dịch: Số 661 Giải phóng, Phường Giáp Bát, Quận
Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: 04.36644251/38641220
Fax: 04.36641100
Giấy phép thành lập Công Ty: Số 4239GP/TLND ngày 21-4-1999 của
Ủy Nhân Dân thành phố Hà Nội cấp.
Giấy ĐKKD số: 071295 cấp ngày 29-4-1999
Vốn điều lệ: 4.800.000.000 đồng (Bốn tỷ, tám trăm triệu đồng )
Mã số thuế: 0100895467
Tài khoản:
+VNĐ 111101134360013 tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi

nhánh Hà Nội
+VNĐ 431101000037 tại Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Nam Hà Nội
+VNĐ 0021101178002 tại Ngân hàng TM CP Quân Đội – Sở giao dịch Hà Nội
Công ty TNHH Tân Việt An đã xây dựng cho mình một chiến lược
phát triển bền vững năng động sáng tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
thị trường. Trên cơ sở nền tảng đã có, tiêu chí phát triển của công ty là đầu tư
chiều sâu đảm bảo tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh, nâng cao tính
chuyên nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Công ty luôn phát huy thế mạnh thi
công các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, các công trình về nhôm,
kính chất lượng cao, luôn luôn chú trọng việc đổi mới công nghệ, đào tạo đội
ngũ cán bộ có năng lực giỏi, công nhân tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của thị trường, tìm được các nhà cung cấp vật tư chuyên nghiệp
trong nước và nước ngoài với tiêu chí chất lượng cao giá cạnh tranh.
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.1.2. Một số công trình tiêu biểu:
Bảng 1.1. Một số công trình tiêu biểu
STT Tên công ty Công trình Hạng mục
Quy
mô(m
2
)
Địa điểm
1
Công ty CP
Contrexim
Ngân hàng ACB
Trần thạch cao, tấm
lợp thông minh &

Inox
5000
Thị trấn Bần,
Hưng Yên
2
Công ty CP Thiết
Kế Kiến Trúc Kỹ
Thuật Cao
Ngân hàng Nhà
nước tỉnh Phú
Thọ
Trần nhôm 5000 Phú Thọ
3
Công ty CP xây
dựng Vinaconex số
11
Tòa nhà EVN Trần thạch cao 10.000
11 Cửa Bắc,
Hà Nội
4
Công ty CP Xây
dựng Vinaconex
11.1
Trụ sở và văn
phòng làm việc
Tổng cục cảnh
sát Bộ Công An
Trần thạch cao,
vách văn phòng,
vách vệ sinh

10.000 Hà Nội
5
Công ty CP Đầu Tư
& Phát Triển Nam
An Hà Nội
Bệnh viện Đa
Khoa Lai Châu
Trần nhôm kính 10.000 Lai Châu
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty TNHH Tân Việt An
Với nỗ lực của mình, Công ty TNHH Tân Việt An đã và đang từng bước
hoàn thiện không chỉ về đội ngũ cán bộ nhân viên mà còn tiếp tục trang bị cơ
sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác kinh doanh, thi công nhằm
nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm để đáp ứng mọi nhu cầu
của khách hàng với chất lượng tốt nhất, thời gian nhanh nhất.
1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH Tân Việt An có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy
định của pháp luật Việt Nam, độc lập về tài chính, được mở tài khoản tại kho
bạc Nhà Nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp
luật. Công ty tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được hạch toán kinh
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
tế độc lập, tự chủ về tài chính, có bảng cân đối kế toán riêng, được độc lập các
quỹ theo quy định của pháp luật.
1.2.1. Nhiệm vụ, chức năng của công ty
1.2.1.1. Chức năng.
Là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực công trình xây
dựng dân dụng, công nghiệp, các công trình về nhôm, kính chất lượng và
đang từng bước hoàn thiện không chỉ về đội ngũ cán bộ nhân viên mà còn
tiếp tục trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác kinh

doanh, thi công nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm để
đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với chất lượng tốt nhất, thời gian nhanh
nhất.
Bằng việc kinh doanh dịch vụ trang trí nội thất, sản xuất mua bán vật
liệu xây dựng, trang trí ngoại thất công trình, công ty luôn cố gắng để tạo ra
những sản phẩm chất lượng nhất, giá thành hợp lý nhất với thời gian phục
vụ nhanh nhất.
1.2.1.2. Nhiệm vụ của công ty
Ngay từ những năm đầu khi mới thành lập công ty, ban lãnh đạo công
ty đã xác định nhiệm vụ của toàn công ty trong suốt quá trình thực hiện kinh
doanh đó là đem tới cho khách hàng những giải pháp tốt nhất phù hợp với túi
tiền của họ, đồng thời với phương châm kinh doanh “Chất lượng là sự tồn tại
của doanh nghiệp” với phương châm kinh doanh đó sản phẩm của công ty khi
bán ra thị trường luôn có chất lượng tốt nhất.
1.2.2. Mục tiêu kinh doanh của công ty
Ổn định, bền vững và phát triển, với năng lực của mình cùng với cơ chế
hoạt động luôn thích ứng với thị trường, Công ty TNHH Tân Việt An tin
tưởng sẽ mang lại cho khách hàng sự hài lòng với những công trình có giá
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
thành hạ, chất lượng cao, uy tín và tin cậy.
1.2.3. Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty
- Buôn bán tư liệu sản xuất chủ yếu là các sản phẩm Nhôm thanh, Kính,
Tấm trần, Inox, Tấm ốp nhôm hợp kim, Tấm lợp thông minh Polycacbonate,
Gỗ ván sàn, Cửa thép, Cửa gỗ ,Cửa nhựa lõi thép
- Buôn bán tư liệu tiêu dùng chủ yếu là đồ dùng cá nhân và đồ dùng gia đình
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
- Dịch vụ trang trí nội thất
- Sản xuất mua bán vật liệu xây dựng

- Trang trí ngoại thất công trình
- Lắp đặt khung nhôm kính, trần các loại, tấm ốp nhôm hợp kim, tấm lợp
thông minh Polycacbonate, đồ gỗ, cửa thép, cửa nhựa lõi thép.
1.3.Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
1.3.1. Danh sách thành viên góp vốn
- Ông Nguyễn Bình Khiêm góp 550.000.000 VNĐ tỷ lệ 11.46%
- Ông Nguyễn Mạnh Hà góp 550.000.000VNĐ tỷ lệ 11.46%
- Ông Nguyễn Mạnh Thắng góp 3.700.000.000 VNĐ tỷ lệ 77.08%
1.3.2. Ban lãnh đạo Công ty
+ Giám Đốc Công ty: Ông Nguyễn Mạnh Thắng
+ Phó Giám Đốc: Ông Nguyễn Mạnh Hà
+ Phó Giám Đốc: Ông Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.3.3. Các phòng ban của công ty
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Phòng kinh doanh
- Phòng kỹ thuật
- Phòng Tài chính kế toán
- Phòng hành chính nhân sự



Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức của công ty.
Giám đốc:
Là đại diện pháp lý của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn
bộ kết quả, hoạt động kinh doanh của công ty. Trong công ty Giám đốc
Nguyễn Mạnh Thắng là người quyết định cao nhất của Công ty, lãnh đạo và
kiểm soát việc thực hiện chiến lược và mục tiêu kinh doanh, phê duyệt các
văn bản, chính sách do hai phó giám đốc, các phòng ban trình lên.

Phó giám đốc:
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
GIÁM ĐỐC
Phó GĐ Kỹ Thuật
Phó GĐ kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng
kế toán
tổng
hợp
Phòng kinh doanh
Phòng
hành
chính
nhân sự
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
Là trợ lý cho Giám đốc. Do đặc thù công việc Phó Giám đốc vẫn kiêm
nhiệm trưởng phòng kinh doanh nên phó Giám đốc vẫn điều hành mọi hoạt
động của phòng kinh doanh dưới sự chỉ đạo của Giám đốc. Ngoài ra phó
Giám đốc Nguyễn Bình Khiêm sẽ chịu trách nhiệm trợ giúp Giám đốc trong
công tác lãnh đạo công ty.
Phó giám đốc:
Trợ lý, tham mưu cho Giám đốc, ngoài ra Phó Giám đốc Nguyễn Mạnh
Hà trực tiếp quản lý phòng kỹ thuật.
Phòng hành chính nhân sự:
Có chức năng, nhiệm vụ là tổ chức quản lý hành chính chung toàn công
ty. Giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao
động. Tổ chức tuyển dụng, đào tạo nhân viên, công nhân, lưu trữ hồ sơ, soạn
thảo các công văn, quyết định và các văn bản khác của công ty. Thực hiện các

chế độ chính sách tiền lương, làm quyết toán lương cho người lao động. Tổ
chức các chương trình, các hoạt động cho công nhân viên, thúc đẩy tình yêu,
trách nhiệm của từng người đối với công việc của công ty.
Phòng kế toán:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các số liệu, các báo cáo tài chính
của công ty, thực hiện trả lương dựa trên sự theo dõi của Phòng Tổ chức hành
chính cho cán bộ công nhân viên trong công ty, đồng thời thực hiện các chế
độ chính sách của Nhà nước liên quan đến tài chính. Quản lý trực tiếp các
khoản thu chi của công ty, theo dõi tình hinh công nợ của khách hàng, hạch
toán chi phí trong kinh doanh, cân đối tài sản nguồn vốn, hạch toán lợi nhuận
trong kinh doanh của công ty, có nhiệm vụ ghi chép, thu nhận và xử lý thông
tin về tình hình tài chính của công ty. Lập bảng cân đối kế toán, báo cáo tài
chính.
Phối hợp với phòng đối ngoại trong thanh toán quốc tế khi nhập khẩu
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
hàng hóa và phối hợp chặt chẽ với phòng kinh doanh để quản lý các công nợ
của khách hàng.
Phòng kinh doanh:
Thực hiện các giao dịch, đàm phán với nhà cung ứng, theo dõi và phân
tích nhà cung ứng, xây dựng các chỉ tiêu lựa chọn nhà cung ứng cho phù hợp,
liên hệ đặt hàng với đối tác, thi công các công trình xây dựng Tham mưu tư
vấn cho ban giám đốc về các chính sách, các quyết định kinh doanh, các chiến
lược kinh doanh, là cầu nối cho công ty và các đối tác trong và ngoài nước…
Phòng kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm về lĩnh vực liên quan tới kỹ thuật trong thi công các
công trình xây dựng, các vấn đề kỹ thuật liên quan tới sản phẩm nội ngoại thất
của công ty, tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa cho
khách hàng khi có yêu cầu, lập và đăng kí chất lượng sản phẩm, xây dựng tiêu

chuẩn nghiệm thu sản phẩm, tổ chức kiểm nghiệm sản phẩm trước khi nhập kho.
Phụ trách ban chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu giúp việc cho Giám
đốc trong quản lý điều hành công việc Giám đốc giao, trong công tác khoa
học kỹ thuật, theo dõi và quản lý thiết bị.
Sáng kiến cải tiến hợp lý hóa sản phẩm, nâng cao năng suất chất lượng.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Qua báo cáo kết quả kinh doanh của ba năm 2008 – 2009 - 2010, ta có thể
thấy chỉ tiêu doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008(4,4%), doanh thu
năm 2010 tăng so với năm 2009 (4,1%), nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2010
là cao nhất so với năm 2008, 2009. Có thể nói trong giai đoạn này Công ty
tăng trưởng vẫn chưa ổn định.Ngoài mục tiêu tăng doanh thu, Công ty còn
quan tâm đến việc giảm chi phí.
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Doanh thu thuần : Năm 2010 là 43730353311 đồng tăng 1718427916
đồng. Về mặt lượng doanh thu thuần đã tăng 4,1% thấp hơn so với tốc độ tăng
của năm 2009 là 4,4%.
- Giá vốn hàng bán tăng từ 3,47% lên 5,9% cho thấy sự gia tăng của vốn
nhanh hơn sự gia tăng của doanh thu thuần.
- Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta cũng thấy,lợi nhuận gộp năm
2010 giảm đi so với năm 2009 là 445.487.671 đồng tức là giảm đi 8.3%,
nhưng từ năm 2008 đến năm 2009 thì lợi nhuận gộp tăng
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm rất nhiều từ năm
2010 so với các năm 2008, 2009. Doanh nghiệp đã sử dụng vốn rất hiệu quả
làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt đông kinh doanh tăng lên năm 2010 là
601041549 đồng (tức 5,7) so với các năm trước đây. Do đó, lợi nhuận sau
thuế của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể.
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–

9
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Tân Việt An giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010
( Đơn vị tính:1000đ)
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Tân Việt An năm 2008, 2009, ,2010)
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
TT Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009
Năm
2010
Chênh lệch
2009/2008
Chênh lệch 2010/2009
Số liệu Số liệu Số liệu
Tương
đối
Tuyệt đối
(%)
Tương
đối
Tuyệt đối
(%)
1 Tổng doanh thu 40.230.560 42.011.925 43.730.353 1.781.365 4,4% 1.718.428 4,1%
2 Các khoản giảm trừ - - - - - - -
3 Doanh thu thuần 40.230.560 42.011.925 43.730.353 1.781.365 4,4% 1.718.428 4,1%
4 Giá vốn hàng bán 35.435.121 36.665.999 38.829.914 1.230.878 3,47% 2.163.915 5,9%
5 Lợi nhuận gộp 4.795.439 5.345.926 4.900.439 550.487.027 11,4% 445.487.671 -8,3%
6 Chi phí bán hàng 2 015.383 2.429.594 1.534.804 414.211.181 21% -894.790.150 -36.8%
7 Chi phí Quản Lý DN 2.530.055 2.680.633 2.764.592 150.278.234 5,9% 83.958.897 3,2%
8 Lợi nhuận thuần từ HĐKD

250.001
235.699 601.043
-14.302.388 -5,7% 365.343.537 5,7%
9 Tổng lợi nhuận trước thuế 250.001 235.699 601.043 -14.302.388 -5,7% 365.343.537 5,7%
10 Lợi nhuận sau thuế 187.500 176.774 450.782 -10.726.791 -5,7% 263.047.346 5,6%
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ
HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH TÂN VIỆT AN
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Tân Việt An
2.1.1. Phương thức tổ chức bộ máy kế toán
Công ty TNHH Tân Việt An là đơn vị hạch toán độc lập có đầy đủ tư
cách pháp nhân, được mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng. Để đảm bảo sự
lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng, để kịp thời kiểm tra, xử lí
và cung cấp thông tin kế toán giúp cho lãnh đạo công ty nắm bắt chính xác
tình hình kinh doanh của công ty nên Công ty TNHH Tân Việt An chủ động
tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu trực tiếp.
Như vậy, với tư cách tổ chức này kế toán trưởng trực tiếp điều hành các
nhân viên kế toán mà không phải qua khâu trung gian nhận lệnh, làm cho mối
quan hệ trong bộ máy công ty trở nên đơn giản, gọn nhẹ thực hiện trong một
cấp kế toán tập trung.
2.1.2. Lao động kế toán và phân công lao động kế toán
Bộ máy kế toán của công ty hiện nay gồm có 4 người dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của kế toán truởng. Các cán bộ kế toán đều có vị trí công tác theo sự
phân công của bộ máy dựa trên nguyên tắc chung, riêng của phân công lao
động. Mỗi người có chức năng, nhiệm vụ được phân công rõ ràng như sau:
Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế
toán trước ban giám đốc của công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ
chức hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong toàn công ty. Kế toán

trưởng còn phải luôn cập nhật thông tin, văn bản có tính pháp quy về chế độ
kế toán tài chính để phân công, hướng dẫn các kế toán viên thực hiện công
việc đúng đắn chính xác.
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
Kế toán tổng hợp: Chịu sự hướng dẫn, phụ trách của kế toán trưởng,
có nhiệm vụ thu nhận, kiểm kê chứng từ gốc và căn cứ vào nội dung kinh tế
phát sinh để định khoản, là người thường đi giao dịch với ngân hàng, thanh
toán các khoản thu, chi, mở sổ kế toán quỹ tiền mặt và ghi chép hàng ngày.
Kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ lập phiếu xuất kho, nhập kho,
đồng thời theo dõi về chất lượng hàng hoá nhập trong kỳ. Định kỳ báo cáo
hàng tồn kho và tiến hành kiểm kê.
Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi tình
hình doanh thu và tình hình công nợ khách hàng.
Kế toán tiền lương chi phí: Có nhiệm vụ tính lương hàng tháng cho
cán bộ công nhân viên trong công ty, tính toán các khoản trích theo lương
người lao động phải nộp hàng tháng. Cuối tháng phải lập bảng thanh toán tìên
lương và tập hợp chi phí kinh doanh phát sinh trong kỳ.
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý nhập, xuất tiền mặt tại quỹ tiền
mặt, hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu
với số liệu quỹ tiền mặt của kế toán tổng hợp. Nếu có sự chênh lệch kế toán
tổng hợp và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị
xử lí chênh lệch.
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
12
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng

hợp và
tính giá
thành
Kế toán
nguyên
vật liệu
Kế toán
bán
hàng và
theo dõi
công nợ
Kế toán
tiền
lương
và chi
phí
Thủ
quỹ
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán tại công ty TNHH Tân
Việt An
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 năm dương lịch.
áp dụng theo Quyết định số 15/2006 QĐ-BCT của Bộ Tài Chính về chế độ kế
toán doanh nghiệp ngày 20/3/2006.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt nam đồng
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang Việt

Nam đồng: Theo tỷ giá ngân hàng thông báo tại thời điểm hạch toán (dùng tỷ
giá thực tế).
- Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Theo phương pháp nhập
trước xuất trước.
- Hệ thống chứng từ kế toán : Kế toán công ty sử dụng các chứng từ
theo mẫu ban hành của Bộ Tài chính. Trong đó, hệ thống chứng từ bắt buộc
tuân thủ theo đúng chế độ. Các chứng từ hướng dẫn vẫn tuân thủ theo quy
định và có thêm một số các chỉ tiêu khác phục vụ cho yêu cầu quản lý.
- Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty sử dụng các tài khoản kế toán
theo hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quy định của Bộ
Tài Chính.
- Hình thức ghi sổ kế toán: Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh, căn cứ
vào tình hình hoạt động cũng như khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh và
yêu cầu quản lý của công ty mà công ty đã áp dụng hình thức ghi sổ kế toán:
Chứng từ - Ghi sổ.
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
2.2.2.1. Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng bao gồm:
- Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán
hướng dẫn.
- Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc: là hệ thống những chứng từ kế
toán phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản
lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi trong nền kinh tế. Loại chứng từ
kế toán này có tính pháp lý cao được Nhà nước tiêu chuẩn hoá về quy cách,
mẫu biểu, chỉ tiêu kinh tế phản ánh, phương pháp lập cụ thể cho mỗi loại
chứng từ. Chính vì vậy mà đối với loại chứng từ này, kế toán công ty đã thực
hiện nghiêm túc trong việc lập chứng từ đảm bảo đúng quy định về phương
pháp lập, nội dung và giá trị pháp lý trên chứng từ.

- Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn: Là hệ thống những chứng từ
kế toán phát sinh được sử dụng trong đơn vị để phản ánh các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh trong nội bộ công ty có tính chất riêng biệt không phổ biến.
Ví dụ: Phiếu nhập kho vật tư do bộ phận cung ứng vật tư lập, phiếu
lĩnh vật tư do bộ phận sản xuất lập, chứng từ đính chính dùng để điều chỉnh
số sai trên sổ kế toán do kế toán lập…
- Chứng từ sử dụng chủ yếu ở công ty là:
+ Chứng từ kế toán bán hàng: Hóa đơn GTGT-MS01GTKT3/001
+ CHứng từ kế toán tiền mặt: Phiếu thu-MSC30-BB, phiếu chi-
MSC31- BB
+ Chứng từ kế toán hàng tồn kho: Phiếu nhập kho - MS01- VT, phiếu
xuất kho - MS02- VT
+ Các chứng từ khác có liên quan
Hệ thống báo cáo tài chính Công ty sử dụng (được thực hiện theo quyết
định số 48/2006/QĐ – BTC ) bao gồm :
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Bảng Cân đối kế toán(mẫu số B01-DNN).
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh( mẫu số B02-DN).
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ( mẫu số B03-DN).
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính(mẫu số B09-DN).
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế kèm thêm phụ biểu: Bảng Cân đối
tài khoản.
Hệ thống chứng từ kế toán mà Công ty sử dụng cũng giống như hầu hết
các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác, bao gồm một số chứng từ: Phiếu thu,
phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị
thanh toán, biên lai thu tiền, bảng kê chi tiền, biên bản giao nhận TSCĐ, biên
bản thanh lý TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao
TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản

kiểm nghiệm vật tư hàng hóa, biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa, bảng kê mua
hàng, bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền
lương và bảo hiểm xã hội, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng
thanh toán tiền lương, tiền thưởng, bảng chấm công, hóa đơn Giá trị gia tăng.
2.2.2.2. Cách lập và luân chuyển chứng từ:
- Kế toán công ty phải có trách nhiệm hướng dẫn các bộ phận phòng
ban có liên quan lập chứng từ kế toán theo đúng chế độ kế toán quy định.
- Căn cứ vào đối tượng sử dụng thông tin và thời gian sử dụng thông
tin chứa đựng trong chứng từ kế toán, kế toán trưởng công ty đã xác định
đường đi của chứng từ kế toán để vừa đảm bảo tính hiệu quả của chứng từ
vừa đảm bảo không để thất lạc, mất mát hay hư hỏng chứng từ. Đó là việc
quy định rõ người nhận và kiểm tra chứng từ, người sử dụng chứng từ kế toán
để ghi sổ kế toán và thời gian lưu trữ chứng từ kế toán sau đó phải chuyển
giao chứng từ kế toán cho người có nhu cầu sử dụng chứng từ kế toán kế toán
kế tiếp và quy định người bảo, lưu giữ chứng từ kế toán tại phòng kế toán.
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2.2.3. Cách thức xử lý chứng từ lập sai
- Những trường hợp có sự sai sót về chứng từ: sai về nội dung, giá trị
(do kế toán công ty lập sai) hoặc trường hợp bị mất, thất lạc chứng từ do bất
cứ nguyên nhân nào thì đều được kế toán xử lý theo đúng quy định và giải
trình bằng văn bản để trình lập lên cấp trên hoặc lưu lại làm bằng chứng đối
chiếu sau này.
Ví dụ: Kế toán bán hàng viết sai hoá đơn GTGT nếu trường hợp hoá
đơn chưa bị xé khỏi quyển hoá đơn thì kế toán gạch trên cả 3 liên hóa đơn,
đồng thời ghi chữ “huỷ bỏ”.
Hoặc trường hợp viết sai mã số thuế của đơn vị bạn, kế toán có thể
gạch mã số ghi sai, ghi mã số thuế đúng lên phía trên, đồng thời lấy dấu xác
nhận của đơn vị bạn.

- Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính
sách, chế độ, thể lệ kinh tế tài chính của Nhà nước thì kế toán phải từ chối
thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho…) đồng thời báo ngay cho kế toán
trưởng và thủ kho…) đồng thời báo cáo ngay cho kế toán trưởng và thủ
trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành.
- Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và
con số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả
lại hoặc thông báo cho nơi lập chứng từ biết để làm lại, làm thêm thủ tục và
điều chỉnh đúng rồi sau đó mới nhận và dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.
2.2.2.4. Bảo quản và lưu giữ chứng từ kế toán
Có thể nói chứng từ kế toán là một bộ phận vô cùng quan trọng bởi nó
chứa đựng những thông tin mang giá trị pháp lý cao trước hết là để làm căn
cứ ghi sổ sau đó làm căn cứ để đối chiếu, kiểm tra của cơ quan cấp trên. Vì
vậy, việc lưu giữ bảo quản chứng từ kế toán hết sức quan trọng.
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tất cả mọi chứng từ kế toán của công ty đều được sắp xếp, phân loại, bảo
quản và lưu trữ theo quy định của chế độ lưu trữ tài liệu kế toán của Nhà nước.
Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán:
- Tối thiểu 05 năm: áp dụng đối với những tài liệu dùng cho quản lý, điều
hành thường xuyên không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo
cáo tài chính.
- Tối thiểu 10 năm đối với các chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ
kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
Kế toán của từng phần hành có trách nhiệm quản lý chứng từ kế toán có
liên quan tới phần hành của mình. Khi chứng từ hết chức năng để ghi sổ thì sẽ
được chuyển tới người có trách nhiệm lưu trữ.
Phòng kế toán đặt tại công ty có phân công người chịu trách nhiệm

quản lý, bảo quản tài liệu kế toán lưu trữ theo đúng chế độ quy định.
2.2.2.5. Một số mẫu chứng từ kế toán công ty sử dụng:
- Hoá đơn GTGT
- Phiếu xuất kho
- Phiếu nhập kho
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Giấy báo có
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn bộ
hệ thống chế độ kế toán của một doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán
mà công ty TNHH Tân Việt An đang áp dụng thống nhất là hệ thống tài
khoản kế toán ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của
Bộ trưởng Bộ tài chính.
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hệ thống tài khoản mà công ty đang áp dụng bao gồm các tài khoản
được chia làm 09 loại trong bảng cân đối kế toán và 01 loại tài khoản ngoại
bảng ngoài bảng cân đối kế toán.
- TK nhóm 1: TK 111, TK 112, TK 1331, TK 131, TK138, TK141, TK
152, TK153
- TK nhóm 2: TK 211, TK 213, TK 214
- TK nhóm 3: TK331, TK333, TK 334, TK 338
- TK nhóm 5: TK 511
- TK nhóm 6: TK621, TK 623, TK 627, TK 641, TK642
- TK nhóm 7: TK711
- TK nhóm 8: TK 811, TK 821
- TK nhóm 9: TK 911
2.2.4.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý, công ty
đã áp dụng hình thức kế toán Chứng từ - Ghi sổ. Sổ kế toán của công ty
được mở vào thời điểm đầu của niên độ, dựa trên căn cứ là thực tế sổ sử dụng
năm trước kết hợp sự thay đổi bổ sung trong niên độ mở sổ. Sổ được dùng
trong suốt niên độ gồm 12 tháng bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. Tất cả
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các chứng từ gốc đều được phản ánh, phân
laọi rồi tổng hợp để lập Chứng từ - Ghi sổ, trước khi vào sổ kế toán tổng hợp.
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi
sổ. Các sổ kế toán mà công ty thường sử dụng bao gồm:
Sổ tổng hợp gồm: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái
các tài khoản.
Sổ chi tiết gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết về tiền mặt, vật tư, tài sản cố
định…
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
Công việc kế toán: Hàng ngày kế toán các phần hành căn cứ vào chứnng
từ gốc: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất… nhập vào máy tính, cuối
quý kế toán tổng hợp chi tiết làm căn cứ đối chiếu với sổ cái. Căn cứ vào sổ cái
và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo kế toán.


Sơ đồ 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong DN. Các báo cáo tài
chính phản ánh một cách tổng quát về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
19
Chứng từ gốc

Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo kế
toán
Sổ đăng
kí chứng
từ ghi sổ
Ghi hàng ngà
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối
chiếu
Báo cáo thực tập tổng hợp
sản, tình hình và kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệpvà một số tình
hình khác cần thiết cho các đối tượng quan tâm, sử dụng thông tin kế toán với
những mục đích khác nhau để đưa ra các quyết định phù hợp
Ban giám đốc công ty và như kế toán trưởng đã cam kết thực hiện
nghiêm túc các quy định của Bộ tài chính trong việc lập và nộp các báo cáo
tài chính tổng hợp.
Ngoài ra, định kỳ từng quý, năm công ty lại công bố báo cáo tài chính
của công ty để thông báo tình hình tài chính nói chung của công ty cho cán bộ
công nhân viên trong công ty, những cổ đông góp vốn hoặc những người

quan tâm tới công ty theo dõi.
Hiện nay hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty vận dụng 3 mẫu biểu
báo cáo bắt buộc ( các mẫu biểu số: B01-DN, B02-DN, B09-DN) và một số
mẫu biểu không bắt buộc ( mẫu biểu số B03-DN). Các báo cáo tài chính đều
được lập theo quyết định 48/QĐ-BTC/2006 của Bộ Tài Chính. Cụ thể các báo
cáo đó là:
Các báo cáo tài chính mà công ty lập:
- Bảng cân đối kế toán( mẫu số B01 - DNN).
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh( mẫu số B02 - DN).
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ( mẫu số B03 - DN).
- Thuyết minh báo cáo tài chính( mẫu số B09 -DN).
Vào cuối kỳ kế toán kế toán tổng hợp sẽ tiến hành lập các báo cáo tài
chính. Thời hạn gửi báo cáo năm chậm nhất đối với Công ty theo quy định là
90 ngày kết thúc năm tài chính. Công ty thường nộp BCTC vào ngày 31 tháng
3 hàng năm.
NguyÔn ThÞ Kim Ng©n KT3 K40–
20

×