Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong lĩnh vực lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.35 KB, 4 trang )

BÀI LÀM:
Có thể nói, khi đề cập các nguyên tắc tức là nói đến phương hướng chỉ đạo, là
nền tảng pháp lý xuyên suốt trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật. Hệ thống
pháp luật và hệ thống các ngành luật được chỉ đạo bởi các nguyên tắc chung cơ bản,
mỗi ngành luật đến lượt mình lại có các nguyên tắc chủ đạo. Cùng với những yêu cầu
khách quan của nền kinh tế thị trường, nhu cầu thiết yếu của người sử dụng lao động
cũng như người lao động đã tác động không nhỏ tới sự hình thành và nội dung của
pháp luật lao động. Tiếp nối và cụ thể hóa quyền lao động, nguyên tắc tự do thỏa
thuận, pháp luật lao động cũng đặt ra những nguyên tắc nhằm bảo vệ các chủ thể khi
tham gia các quan hệ pháp luật lao động bằng các nguyên tắc cơ bản và với nguyên tắc
đảm bảo và tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong lĩnh vực lao động,
pháp luật lao động đã tạo điều kiện cho sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và
người sử dụng lao động; góp phần tạo nên sự bình đẳng, cân bằng trong xã hội – một
yêu cầu thiết yếu của một đất nước giàu mạnh và phát triển.
1. Cơ sở xác định nguyên tắc
Theo từ điển Tiếng Việt, “thỏa thuận là việc đi tới sự đồng ý sau khi cân nhắc,
thảo luận”. Điều 4 BLDS 2005quy định về quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận
như sau: “… Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các
bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”. Tiếp nối theo đó, việc
pháp luật lao động quy định nguyên tắc bảo đảm và tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp
của các bên là hoàn toàn đương nhiên và cần thiết.
Nền tảng đầu tiên của bất kỳ nguyên tắc nào trong hoạt động đời sống xã hội đó
là đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đến lượt mình, các nguyên tắc của
pháp luật lao động cũng dựa trên cơ sở “vì con người, phát huy nhân tố con người,
trước hết là người lao động”
(1)
. Trước tình hình thực tế cho thấy, người lao động khó
có điều kiện thỏa thuận bình đẳng thực sự với bên sử dụng lao động như yêu cầu của
thị trường. Vì thế, ngay từ những năm đầu phát triển kinh tế thị trường, Đảng và Nhà
nước ta đã xác định cần thiết phải tạo ra sự thỏa thuận bình đẳng trong các quan hệ
pháp luật đặc biệt là quan hệ pháp luật lao động.


Bên cạnh đó, trước yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, khi xã hội
phát triển, kéo theo nhu cầu thiết yếu của con người được nâng cao. Người lao động và
cả người sử dụng lao động đều muốn lợi ích về phía mình phần nhiều hơn, trong khi thị
trường sức lao động ngày một đa dạng. Trước nhu cầu đó, đươg nhiên phát sinh sự trao
_____________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1991.
1
đổi, thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia thị trường. Cùng với nó, cũng đương nhiên
phát sinh nhu cầu cần được bảo đảm, tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp giữa các bên.
Thực tế, một quy phạm pháp luật, mình nó không thể giải quyết mọi trường hợp
xảy ra trong đời sống xã hội. Luật lao động cũng không nằm ngoài dự liệu đó, để hình
thành thị trường sức lao động, nó không thể xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể,
chi tiết đối với các bên trong quan hệ lao động. Thay vào đó, những quy định có tính
nguyên tắc chung, định hướng, định khung vừa đáp ứng yêu cầu chung của sự điều
chỉnh pháp luật, vừa tạo điều kiện cho các bên tự do cạnh tranh trên thị trường.
Do đó, khi xác lập quan hệ lao động, các bên phải căn cứ vào những quy định
chung của pháp luật, căn cứ vào tương quan, điều kiện của mình để thỏa thuận với bên
kia các quyền và nghĩa vụ cụ thể. Pháp luật lao động phải đảm bảo cho các bên có
quyền tự do thỏa thuận vì điều đó không chỉ là nhu cầu của các bên mà nó còn hợp
thành cơ chế điều chỉnh quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường.
2. Nội dung nguyên tắc
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học luật lao động và những nhận thức
mới về hang hóa sức lao động, hầu hết các nước đều có những thay đổi nhất định trong
quan niệm về sự thỏa thuận giữa các bên tham gia thị trường. Họ có thể thỏa thuận lại
nếu thấy những nội dung đã xác định ban đầu không còn phù hợp. Nếu một bên gây
thiệt hại cho bên kia, họ cũng có thể thỏa thuận vấn đề bồi thường. Khi có tranh chấp,
việc thỏa thuận giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải là những cơ chế được ưu
tiên áp dụng và được các cơ quan có thẩm quyền tôn trọng. Song, trong quan hệ lao
động, người lao động luôn ở vị trí thế yếu hơn so với người sử dụng lao động. Họ luôn

phải chịu sự tác động, sức ép mất việc làm, thất nghiệp. Tuy nhiên, sự bóc lột sức lao
động đã khiến họ liên kết lại thành tập thể người lao động đứng ra tự thỏa thuận với
người sử dụng trên nguyên tắc bình đẳng, và sự tôn trọng, bảo vệ của Nhà nước thông
qua chế định thỏa ước lao động tập thể. Ở Việt Nam, thỏa ước lao động tập thể được
chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Bộ luật lao động năm 1952, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, thỏa ước lao động tập thể dần được hoàn thiện hơn.
Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý chủ yếu để từ đó hình thành quan hệ lao
động có tính tập thể, tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của cả hai bên trong việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào hai bên cũng có thể tự thỏa thuận với
nhau, nền kinh tế nhiều thành phần ngày càng đa dạng và phức tạp khiến cho việc tự
thỏa thuận cũng như việc thanh tra, kiểm tra của nhà nước ngày càng cần bình đẳng
2
hơn và phải căn cứ vào những thỏa thuận hợp pháp của các bên để đảm bảo thực hiện
và giải quyết quyền lợi cho họ. Đặc biệt, pháp luật hiện hành còn chấp nhận nguyên tắc
quan trọng của tư tưởng pháp quyền: các bên có quyền thỏa thuận về tất cả những nội
dung liên quan đến quan hệ của mình nếu không vi phạm pháp luật. Những định mức
về quyền lợi người lao động thường được hiểu là mức tối thiểu, những quy định về
nghĩa vụ lại được hiểu là mức tối đa. Điều đó góp phần khuyến khích những thỏa thuận
có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Điều 9 Luật lao động quy định: “Quan hệ lao động giữa người lao động và
người sử dụng lao động được xác lập và tiến hành qua thương lượng, thỏa thuận theo
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của
nhau, thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết… Người lao động và người sử dụng lao
động có quyền yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động”
Cùng với đó là nhiều chế định của luật lao động như các chế định về việc làm, học
nghề, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, tiền
lương, bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp lao động,… Đó là biểu hiện của quan
hệ hợp tác giữa hai bên trên cơ sở cùng có lợi và là nên tảng của sự hợp tác ba bên
(Nhà nước và tổ chức đại diện hai giới) trong lĩnh vực lao động.

3. Ý nghĩa của nguyên tắc
Bộ luật Lao động ra đời, cùng với nó, nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thỏa
thuận hợp pháp của các bên trong lĩnh vực lao động hình thành đã góp phần không nhỏ
vào việc bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động cũng
như người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và
ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao
động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ
xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động,
góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tóm lại, nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp của các bên
trong lĩnh vực lao động được áp dụng, không chỉ là sự cụ thể hóa các quy định của
pháp luật mà nó còn tạo ra cộng đồng quyền lợi cũng như trách nhiệm của các bên
trong quan hệ lao động. Lợi ích của các bên sẽ thống nhất với nhau hơn, đồng thời các
bên có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ lao động. Thực
hiện tốt nguyên tắc trên cũng là biện pháp tốt nhất, hữu hiệu nhất để nâng cao ý thức
trách nhiệm của các bên, đồng thời cũng giúp các bên đạt được lợi ích của mình.
3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2. Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Đã được
sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2009), Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội, 2007.
4

×