Bảo trợ và phúc lợi xã hội là một trong sáu nội dung mà Cộng đồng văn hóa – xã
hội ASEAN hương tới thực hiện. Nội dung pháp lý và thực tiễn về bảo trợ và phúc lợi
xã hội trong ASCC được thể hiện như sau:
1. Nội dung pháp lý về bảo trợ và phúc lợi xã hội trong ASCC.
Trong Tầm nhìn ASEAN 2020, Tuyên bố Bali II (Tuyên bố về sự hòa hợp
ASEAN II) đã đề cập đến nội dung bảo trợ và phúc lợi xã hội trong ASEAN. Tiếp theo
đó là năm 2007 Hiến chương ASEAN ra đời đã khẳng định thêm sự quan tâm của các
nước thành viên ASEAN đến vấn đề này. Ngay trong lời mở đầu của Hiến chương đã
khẳng định: “quyết tâm đảm bảo sự phát triển bền vững vì lợi ích của thế hệ hiện tại và
tương lai,và đặt hạnh phúc, đời sống và phúc lợi của nhân dân ở vị trí trung tâm của
tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN”.
Trong Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC được ASEAN thông qua năm 2009
đã đưa ra mục tiêu của ASCC cũng như chỉ rõ mục tiêu chiến lược và biện pháp thực
hiện trong bảo trợ và phúc lợi xã hội của ASCC.
Mục tiêu chiến lược của bảo trợ và phúc lợi xã hội: ASEAN cam kết nâng cao
mức sống và điều kiện sống của người dân ASEAN thông qua xóa đói giảm nghèo, bảo
đảm phúc lợi và bảo hiểm xã hội, xây dựng một môi trường an toàn, tin cậy và không
ma túy, nâng cao khả năng bền vững trước thảm họa và giải quyết những mối quan tâm
về y tế.
Biện pháp thực hiện: Xóa đói giảm nghèo; xây dựng mạng lưới an toàn xã hội và
bảo vệ khỏi những tác động xấu của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa; tăng cường an
ninh và an toàn lương thực; tiếp cận các dịch vụ y tế và tăng cường phong cách sống
lành mạnh; cải thiện các khả năng kiểm soát các bệnh truyền nhiễm; đảm bảo một
ASEAN không ma túy; xây dựng các quốc gia có khả năng phục hồi sau thảm họa và
những cộng đồng an toàn hơn.
2. Thực tiễn
Thực tiễn về bảo trợ và phúc lợi xã hội trong Cộng đồng văn hóa – xã hội của
ASEAN thể hiện ở một số nội dung sau:
Thứ nhất, về xóa đói giảm nghèo. Với những ưu tiên về xóa đói giảm nghèo
được xác định rõ ràng, trong thời gian qua, các nhà lãnh đạo ASEAN đã rất nổ lực nhằm
giảm dân số đói nghèo, qua đó thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực bằng nhiều
kế hoạch hành động về xóa đói giảm nghèo với các dự án, chương trình, hội thảo giữa
các nước thành viên cũng như với các đối tác như: Chương trình ASEAN – Ngân hàng
thê giới về sự tham gia của địa phương và giảm nghèo ở nông thôn với sự tham gia của
nhiều cơ quan như Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức nông lương Liên hợp
quốc (FAO), UNDP, Qũy quốc tế dành cho phát triển nông nghiệp (IFAD)…; Chương
1
trình tình nguyện ASEAN; chương trình trao đổi lãnh đạo xã, Hội nghị về ảnh hưởng
suy thoái kinh tế toàn cầu lên đoi nghèo và phát triển bền vững ở Châu Á và Thái Bình
Dương (Hà nội, 9/2009) hay Hội nghị khu vực về các tác động của khủng hoảng kinh tế
đối với các lĩnh vực dễ bị tổn thương, Tiếng nói của xã hội dân sự và ASEAN.
Thứ hai, về y tế. Trong thời gian qua, ASEAN tập trung các bệnh truyền nhiễm
mới nổi bao gồm các bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS và chuẩn bị cho đại dịch. Tăng
cường an toàn thực phẩm, dược phẩm, phát triển y học cổ truyền và kiểm soát thuốc lá
cũng được giải quyết. Cùng với Kế hoạch Tổng thể xây dựng ASCC, Kế hoạch hành
động ASEAN về phát triển y tế (2010 – 2015) được xây dựng nhằm giải quyết các vấn
đề sức khỏe khác trong khu vực bao gồm các bệnh không truyền nhiễm, sức khỏe bà mẹ
và trẻ em, và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Những thành tựu được ghi nhận cụ thể như:
ASEAN hướng tới một hệ thống phòng ngừa, giám sát và ứng phó với bệnh dịch trong
khu vực một cách bền vững thông qua Chương trình các bệnh truyền nhiễm mới nổi
ASEAN + 3; trong lĩnh vực HIV/AIDS, ASEAN đang hoàn tất Chương trình làm việc
của ASEAN về HIV/AIDS giai đoạn III (AWP III) (2006-2010) với sự hỗ trợ mạnh mẽ
từ các đối tác như UNAIDS, UNDP…; ASEAN đã thành lập Tiêu điểm ASEAN về kiểm
soát thuốc lá…
Thứ ba, về quản lý thiên tai. Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM)
được thành lập đầu năm 2003 theo quyết định của Ủy ban thường trực ASEAN, nhận
trách nhiệm điều phối và thực hiện các hoạt động trong khu vực. Tiếp theo đó là Hiệp
định AADMER được ký năm 2005 và có hiệu lực vào năm 2009 được coi như phản ứng
của ASEAN trước nhu cầu thiết lập một khuôn khổ quản lý thiên tai tại khu vực. Cùng
với việc AADMER có hiệu lực, ACDM đã xây dựng một chương trình hành động năm
2010 – 2015 nhằm hướng dẫn thực hiện Hiệp định nói trên trong toàn ASEAN sau khi
hoàn thành chương trình quản lý thiên tai trong khu vực ASEAN trong giai đoạn 2004 –
2010, cũng như thành lập một nhóm công tác nhằm xây dựng cơ cấu, hoạt động và pháp
lý cho AHA Centre thành chủ lực thực hiện AADMER.
Nhằm hỗ trợ cho việc quản lý thiên tai nói chung và quá trình thực hiện
AADMER nói riêng, ACDM tích cực huy động các nguồn tài chính, thành lập các quỹ
từ sự đóng góp của các đối tác và tổ chức quốc tế liên quan, đồng thời cũng hợp tác với
họ trong rất nhiều hoạt động như: Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn; Trung tâm
thiên tai Thái Bình Dương; Quỹ Nhật Bản...
Nhìn chung trên đây mới chỉ là những hoạt động bước đầu và kết quả đạt được
còn khiêm tốn, chưa thực sự thu hút được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân
ASEAN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
1. Trung tâm Luật châu Á – Thái Bình Dương, Pháp luật cộng đồng ASEAN,
2011.
2. Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) – nội dung và
lộ trình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008.
3. PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Cộng đồng kinh tế ASEAN: nội dung và các biện
pháp thực hiện và vấn đề đặt ra, Kỷ yếu hội thảo khoa học xây dựng Cộng đồng
ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới, Hà Nội, 2007.
4. Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân, Cộng đồng kinh tế ASEAN, Tạp chí Luật học số
9/2009.
5. Hiến chương ASEAN.
6. Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2007.
7. Một số trang Web.
3