Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

VAI TRÒ CỦA CHỨC NĂNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.34 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
*********
TIỂU LUẬN
Môn: XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
ĐỀ TÀI:
VAI TRÒ CỦA CHỨC NĂNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI
TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
1
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Phần mở đầu 1
Phần 1. Những khái niệm chung 3
1.1 Giám sát xã hội 3
1.2 Phản biện xã hội 4
1.3 Mối quan hệ giữa báo chí, dư luận xã hội, giám sát và phản
biện xã hội
6
Phần 2. Vai trò của báo chí trong chức năng giám sát và phản
biện xa hội
8
2.1 Báo chí- diễn đàn thể hiện giám sát và phản biện xã hội 8
2.2 Báo chí giám sát và phản biện xã hội thong qua những tính
chất đặc thù
11
Phần 3. Báo chí với hiệu quả của chức năng giám sát và phản
biện xã hội những năm gần đây
13
3.1 Báo chí tiếp tục phát huy sức mạnh của “Mắt sáng, bút sắc,
lòng trong” trong sự nghiệp Đổi mới


13
3.2 Những hạn chế trong việc thực hiện chức năng giám sát và
phản biện của báo chí và giải pháp khắc phục
16
3.2.1 Những hạn chế 16
3.2.2 Giải pháp khắc phục 18
Kết luận 20
Tài liệu tham khảo 21
2
MỞ ĐẦU
Sự sống không bao giờ đứng yên một chỗ, trái lại, luôn luôn vận động
và phát triển. “Trong quá trình phát triển, tất cả những gì trước kia là
hiện thực thì hiện nay trở thành không hiện thực, mất tính tất yếu, mất
quyền tồn tại, mất tính hợp lý của chúng; và hiện thực mới, đầy sinh
lực, thay thế cho hiện thực đang tiêu vong”; “đối với triết học biện
chứng thì không có gì là tối hậu, là tuyệt đối, là thiêng liêng cả”
(C.Mác và PH. Ăng-ghen Toàn tập. Tập 21.Hà Nội 1995, tr. 393,
tr.395, tr.421). Cái tiến bộ, khoa học phản biện lại cái lỗi thời để tiến
tới sự đúng đắn và phát triển. Thực tế cho thấy xã hội nào càng mang
tính chất phản biện cao thì xã hội đó càng có khả năng phát triển
nhanh và vững chắc. Ngược lại, chỉ trong một xã hội phát triển thì
tính phản biện xã hội mới được phát huy mạnh mẽ và hiệu quả.
Giám sát và Phản biện xã hội là hai khái niệm chức năng gắn bó mật
thiết. Chỉ trên cơ sở giám sát một cách nghiêm túc thì mới có thông tin đầy
đủ và thấu đáo làm tiền đề cho phản biện. Trong khoa học, phản biện cũng
là một trong những cách thức chủ yếu để các nhà nghiên cứu tiệm cận tới
các chân lý khoa học. Còn trong đời sống xã hội, phản biện là một công cụ
không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ. Ở đây, theo quan niệm
của người làm tiểu luận, các đối tượng gồm hệ thống bộ máy nhà nước, các
cơ quan chức năng; đông dảo quần chúng nhân dân, các tổ chức phi chính

phủ, dư luận xã hội…đều vừa là đối tượng giám sát - phản biện, vừa là đối
tượng chịu sự giám sát - phản biện nhằm vào những chủ trương, quyết
sách, những hiện tượng, trào lưu, những quan điểm nảy sinh trong thực tế
đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội. DIỄN ĐÀN của các hoạt động
này chính là BÁO CHÍ. Giám sát - Phản biện xã hội là một vấn đề hoàn
3
toàn không mới, loài người đã làm quen với khái niệm này từ rất sớm và
biến nó trở thành công cụ hữu hiệu để tạo ra nền dân chủ, tạo sự phát triển
về chính trị của nhiều quốc gia tiên tiến. Trong thời đại ngày nay, giám sát
- phản biện xã hội vẫn là một trong những vấn đề hệ trọng, là đối tượng cần
nghiên cứu, nhất là đối với các quốc gia đi sau, các quốc gia đang phấn đấu
cho nền dân chủ.
Tiểu luận “ Vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí”
ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, gồm 3 phần nội dung chính:
Phần 1. Những khái niệm chung.
1.1 Giám sát xã hội
1.2 Phản biện xã hội
1.3 Mối quan hệ giữa báo chí, dư luận xã hội, giám sát và phản biện xã hội
Phần 2. Vai trò của báo chí trong Giám sát và Phản biện xã hội.
2.1 Báo chí - diễn đàn thể hiện giám sát và phản biện xã hội
2.2 Báo chí giám sát và phản biện xã hội thông qua những tính chất đặc thù
Phần 3. Báo chí với hiệu quả của chức năng Giám sát và Phản biện xã hội
trong những năm gần đây.
3.1 Báo chí tiếp tục phát huy sức mạnh của “ Mắt sáng, bút sắc, lòng trong”
trong sự nghiệp Đổi mới
3.2 Những hạn chế trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện
xã hội của báo chí và giải pháp khắc phục.
4
PHẦN 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG
1.1 Giám sát xã hội

Giám sát xã hội được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản
lý vào khách thể quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả và đạt
được mục đích đề ra. Đây là hoạt động có ý thức của con người. Mỗi hệ
thống xã hội chịu sự tác động của nhiều mặt (tiêu cực lẫn tích cực) của đời
sống. Vì vậy, thông tin phục vụ cho công tác giám sát phải là thông tin hai
chiều: thuận và nghịch. Chiều thuận từ phía đối tượng chịu giám sát, nguồn
tin thể hiện rõ cách thức, quan điểm hoạt động để đối tượng giám sát hiểu
và kiểm soát. Chiều ngược lại từ phía đối tượng giám sát, phải là nguồn
thông tin có tính chất đánh giá, phê bình, xây dựng, làm tiền đề cho việc
điều chỉnh, sửa chữa, thay đổi tư duy và hành động mới. Giám sát xã hội
bao gồm:
- Giám sát hành chính các cơ quan chức năng thuộc hệ thống nhà
nước
- Giám sát thành viên của các tổ chức chính trị
- Giám sát các phương tiện thông tin đại chúng
- -Giám sát các thiết chế công dân
- Giám sát mỗi người dân
Có hai bộ phận tham gia giám sát xã hội: bộ máy nhà nước và công
dân. Trên thực tế thì các thiết chế nhà nước vốn đã được hình thành và hoạt
động theo cơ chế tự giám sát và giám sát công dân. Tuy nhiên, một xã hội
dân chủ là xã hội cần phải coi trọng sự giám sát của công dân đối với nhà
5
nước. Đồng thời điều này cũng thể hiện trình độ phát triển, ý thức tự giác
và thái độ trách nhiệm cao của người dân.
V.I Lênin đã nói : “Chính phủ cũng phải được dư luận công chúng
kiểm soát” ( V.I Lênin toàn tập, tập 35, 1976.tr20). Ở Việt Nam, Hiến pháp
năm 1992 đã quy định: “ Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Các
cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức Nhà nước chịu sự giám sát của nhân
dân”. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất cho sự khẳng định quyền giám sát của

nhân dân đối với mọi hoạt động của xã hội.
Giám sát xã hội là giám sát lẫn nhau, giám sát từ nhiều góc độ một
cách công bằng và có ý nghĩa xã hội. Giám sát không chỉ để kiểm tra, đánh
giá phân tích hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà còn đề xuất
giải pháp nhằm điều chỉnh kế hoạch, khắc phục thiếu sót, những cái lỗi
thời, không còn phù hợp với định hướng và bản chất xã hội.
Trên tinh thần đó, giám sát không chỉ mang tính chất phê phán mà
còn là sự biểu dương những cái mới, cái tiến bộ, tích cực. Cái Đúng, cái
Sai, cái Lạc hậu, cái Tiến bộ…đều được phát hiện và soi chiếu rõ ràng.
Như vậy cần phải đặt ra một yêu cầu là cần tạo ra một cơ chế hợp lý để
đảm bảo cho giám sát xã hội trở thành hoạt động thực chất và hiệu quả.
1.2 Phản biện xã hội
Phản biện là một hành vi xác định tính khoa học của hành động của
con người, xuất hiện khi con người chuẩn bị hành động. Phản biện làm cho
mỗi một hành vi được tiến hành trên cơ sở có một sự xác nhận có chất
lượng khoa học đối với nó. Phản biện xã hội là một khái niệm chính trị, là
biểu hiện đặc trưng chuyên nghiệp nhất của cái gọi là đời sống dân chủ.
Phản biện trong một xã hội dân chủ là một loại "phản hành động" ("phản
6
hành động" chứ không phải là "phản động"). Nó xuất hiện song song cùng
với các hành động, nó xuất hiện đối lập với tất cả các hành động. Trong
mỗi một xã hội bao giờ cũng có nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Các nhóm
lợi ích bao giờ cũng có nhu cầu tiến hành hành động vì một mục tiêu nào
đó. Nhưng trên mỗi khía cạnh hay mỗi lĩnh vực của đời sống con người
bao giờ cũng có những cách lý giải khác nhau và do đó có những cách
hành động khác nhau để đạt được mục tiêu như vậy. Phản biện tạo ra một
giai đoạn đệm cho quá trình hành động tự nhiên của các nhóm lợi ích, đó là
giai đoạn thảo luận và thỏa thuận. Trong tác phẩm Triết học Pháp quyền,
Hêghen đã chỉ ra rằng: Bằng con đường tranh luận và trao đổi, cho phép
tách ra những cái chung có tỷ trọng hợp lý các ý kiến đã được thảo luận.

Phản biện làm cho các hành vi chính trị, kinh tế và xã hội trở nên ít
chủ quan hơn, tức là sự xung đột của các nhóm lợi ích đã được điều
chỉnh thông qua thảo luận và thoả thuận. Nói cách khác, phản biện làm
cho những cuộc xung đột trên thực tế trở thành cuộc xung đột của thảo
luận, tức là biến sự xung đột lợi ích trong hành động thành các xung đột lợi
ích trong thảo luận.
Nếu một xã hội không có phản biện và mỗi hành động đều được
đương nhiên tiến hành thì đấy là cách thể hiện rõ rệt nhất tính chất phi dân
chủ của xã hội. Bởi vì mỗi một hành động chính trị bao giờ cũng là kết quả
thỏa thuận của các khuynh hướng chính trị, một hành động chính trị chỉ có
thể được tiến hành khi nó là sự thúc bách của nhu cầu đời sống và để cân
đối các nguyện vọng khác nhau của đời sống. Phản biện là một đòi hỏi
khách quan của đời sống. Nói một cách khái quát, phản biện là một thể
hiện của các phản hành động xuất hiện một cách tự nhiên trong một
xã hội mà ở đó mỗi con người đều tự do bày tỏ các nguyện vọng của
mình. Phản biện góp phần điều chỉnh các khuynh hướng kinh tế, văn
7
hoá, chính trị, làm cho các khuynh hướng đó trở nên khoa học hơn,
đúng đắn hơn và gần với đời sống con người hơn.
Giám sát và phản biện xã hội khác với việc hỏi ý kiến nhân dân. Hỏi
ý kiến nhân dân là việc trưng cầu dân ý một cách không chuyên nghiệp và
hoàn toàn không phải là phản biện. Phản biện là một hoạt động khoa học,
phản biện là tranh luận một cách khoa học chứ không phải là tìm câu trả lời
có đồng ý hay không. So với trưng cầu dân ý, phản biện hoàn toàn khác về
chất. Trưng cầu dân ý là hỏi dân. Phản biện không phải là hỏi dân. Phản
biện không phải là nhân dân trả lời mà là nhân dân nói tiếng nói của
mình. Năm 1984, Ban Bí thư TW Đảng ra chỉ thị về công tác dân vận,
trong đó có đề ra phương châm: “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra”. Đấy là một hoạt động của xã hội dân sự, nhưng không phải là hoạt
động nhân dân đơn giản mà là hoạt động thông qua một hệ thống tranh

luận chuyên nghiệp. Cơ sở để người dân nói lên ý kiến của mình là lợi ích
xã hội. Dư luận xã hội được hình thành thông qua con đường thảo luận,
bàn bạc về những ý kiến mà người dân tiếp thu được. Báo chí chính là diễn
đàn của cuộc thảo luận, bàn bạc xã hội đó. Bằng hoạt động truyền thông
của mình, báo chí vừa là nơi nhân dân thể hiện vai trò giám sát, phản biện
xã hội, mà bản thân báo chí cũng đang thực hiện chức năng giám sát và
phản biện xã hội của mình.
1.3 Mối quan hệ giữa Báo chí – Dư luận xã hội – Giám sát, phản biện
xã hội
Báo chí là trung tâm của phương tiện truyền thông đại chúng. Báo
chí thể hiện rõ nhất tính chất của quá trình truyền thông: tính đại chúng,
tính công khai, phương tiện cung cấp thông tin phong phú, về cơ bản là có
tính định kì. Báo chí hoạt động theo nguyên tắc mô hình truyền thông của
8
Laswell gồm: Nguồn (nhà báo, cơ quan báo chí), thông điệp (từ bài báo,
chương trình), kênh truyền (các phương tiện kĩ thuật chuyên biệt ), đích
(công chúng báo chí), phản hồi (thông tin đi ngược từ công chúng trở lại
nguồn) và nhiễu (những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền thông và
thông điệp).
Dư luận xã hội là sự phản ánh tâm trạng xã hội của nhân dân nói
chung về những vấn đề liên quan đến lợi ích xã hội, những lợi ích thường
có tính cấp bách, nó là sự quan tâm của nhân dân nói chung, được phản ánh
trong sự đánh giá của họ, dư luận xã hội dựa trên các quan hệ xã hội đang
tồn tại. Con đường hình thành dư luận xã hội bao gồm:
- Báo chí / các phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp thông
tin cho công chúng
- Các nhóm xã hội thảo luận về thông tin, tạo nên sự tương tác ý
kiến
- Tạo nên sự đánh giá chung
- Dẫn đến hành động chung

Mối quan hệ giữa báo chí với việc hình thành và thể hiện dư luận xã
hội có tính chất biện chứng. Một mặt báo chí thoả mãn những nhu cầu
ngày càng tăng của công chúng, mặt khác, bản thân công chúng lại đặt ra
các yêu cầu mới đối với hoạt động của hệ thống báo chí. Sự trưởng thành
trong mối quan hệ ấy thể hiện tính tích cực chính trị - xã hội của bản thân
hệ thống báo chí và của công chúng báo chí. Báo chí vừa thể hiện dư luận
xã hội, định hướng dư luận xã hội, vừa chịu sự tác động mạnh của dư luận
xã hội
9

×