Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tình huống về giải quết quyền sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.63 KB, 10 trang )

Mục lục
I.Đặt vấn đề.
II. Giải quyết vấn đề.
II.1/ Bình luận về những việc làm của UBND xã X.
II.2/ Các việc ông Ý cần làm để bảo vệ quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình. Các chứng cứ pháp lí bảo vệ cho ông Ý.
II.3/ Vụ việc này thuộc thẩm quyền của cơ quan nào? Vì sao?
II.4/ Quy trình khiếu nại để ông Ý bảo vệ quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình.
II.5/ Nội dung đơn khiếu nại gửi UBND xã X.
1
I.Đặt vấn đề
Câu hỏi tình huống số 3
Ông Ý có mảnh ruộng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với
diện tích 1.300m
2
. Tháng 12/2005, UBND xã X thực hiện việc chuyển đổi
ruộng đất đã lấy 243m
2
đất ruộng của gia đình ông Ý đổi cho gia đình bà
Thoa. Tuy nhiên, việc làm này không nhận được sự nhất trí của ông Ý. Ông
Ý đã làm đơn khiếu nại đến UBND xã X và nhận được câu trả lời là giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho gia đình ông Ý nay không còn giá trị.
Sau đó, tháng 3/2007, UBND xã X đã lấy mảnh ruộng này bán cho ông Ca
để làm nhà ở.
Hỏi:
1.Hãy bình luận về những việc làm của UBND xã X ?
2.Ông Ý phải làm gì để bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp của mình ? Hãy
thu thập và đưa ra các chứng cứ pháp lý để bảo vê quyền lợi cho ông Ý ?
3.Vụ viêc này thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước nào? Vì
sao ?


4.Tư vấn cho ông Ý trình tự thực hiện việc khiếu nại để bảo vệ quyên sử
dụng đất hợp pháp của mình ?
5.Giúp ông Ý soạn thảo nội dung đơn khiếu nại gửi UBND xã X ?
II/Giải quyết vấn đề
II.1/ Bình luận về những việc làm của UBND xã X.
*. Thứ nhất là về UBND lấy 243m
2
ruộng đất của gia đình ông Y đã được
cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, đổi cho gia đình bà Thoa mà không được
sự nhất trí của ông Ý : Vì ông Ý đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tức Nhà nước đã thừa nhận quyền sử dụng đất hợp pháp với mảnh
2
đất đó của ông, ông có quyền sử dụng, định đoạt tài sản đó theo nhu cầu của
mình đúng với quy định của pháp luật . Hơn nữa, đối với việc dồn điền đổi
thửa thì phương án dồn điền đổi thửa theo quy định phải được sự đồng thuận
của các bên có diện tích đất đem đổi. Do đó, nếu như gia đình nhà ông
không đồng ý với phương án dồn điền đổi thửa, thì cũng không đổi thửa cho
gia đình khác. Nên điều đó cho thấy việc làm của UBND xã là không đúng
với quy định của pháp luật.
*. Thứ hai là việc UBND xã X trả lời giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
của ông Ý không có giá trị là việc làm không đúng. Vì theo khoản 2, điều
52, Luật Đất đai về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử sụng đất thì:
“ UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở.”.
Như vậy, UBND xã X đã vượt quá thẩm quyền pháp luật cho phép của
mình, đây cũng được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
*. Thứ ba là việc 3/2007 UBND xã lấy mảnh ruộng này bán cho gia đình
ông Ca để làm nhà ở thì cần phải xác định việc lấy đất đó là do xã tự ý lấy
hay thực hiện theo quy định thu hồi đất của UBND cấp huyện.

Tuy nhiên xét về thẩm quyền thu hồi đất thì theo Điều 44, Luật Đất đai quy
định:
1. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu hồi đất đối với
tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá
nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.
2. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất đối
với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở, gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt
Nam.
3
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất quy định tại khoản 1 và
khoản 2 điều này không được ủy quyền.
Như vậy, việc UBND xã, phường ra quyết định thu hồi đất của người dân
đang sử dụng là trái với quy định của pháp luật.
Mặt khác, UBND xã, phường chỉ được phép cho thuê đất nếu đất thuê
thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường,
thị trấn theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Đất đai. Như vậy, UBND xã
không có quyền bán đất thuộc quỹ đất do mình quản lý, việc lấy đất và bán
đất của UBND xã là hoàn toàn trái pháp luật, vượt quá thẩm quyền của
mình. Giả sử UBND xã làm theo quyết định thu hồi đất của UBND cấp tỉnh
thì UBND cấp tỉnh cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ủy
quyền của mình cho UBND xã thu hồi đất, đó là hành vi trái pháp luật ( vì
cơ quan thu hồi đất không được ủy quyền).
II.2/ Các việc ông Ý cần làm để bảo vệ quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình. Các chứng cứ pháp lí bảo vệ cho ông Ý.
a. Theo khoản 6, Điều 105, Luật Đất đai quy định người sử dụng đất có các
quyền chung sau đây : “…..6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi
vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi
phạm pháp luật về đất đai.”. Và theo điều 255 Bộ luật Dân sự về các biện
pháp bảo vệ quyền sở hữu, ông Ý có thể làm đơn khiếu nại lên UBND huyện

X để bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.
b. Các bằng chứng pháp lí bảo vệ ông Ý:
*. Theo điều 38 Luật Đất đai về các trường hợp thu hồi đất và điều 44 về
thẩm quyền thu hồi đất thì mảnh ruộng của ông Ý đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ( tức quyền sử dụng mảnh đất đó là thuộc quyền sở
hữu của ông ) không nằm trong trường hợp bị thu hồi và xã cũng không có
4
thẩm quyền thu hồi đất như vậy, việc UBND xã, phường ra quyết định thu
hồi đất của người dân đang sử dụng là trái với những quy định của pháp luật.
*. Theo khoản 1 và 2 điều 169 Luật dân sự về bảo vệ quyền sở hữu:
• Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật
công nhận và bảo vệ.
• Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối
với tài sản của mình.
Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.
Như vậy, UBND xã X đã vi phạm quyền sở hữu trong việc tự ý quyết
định mang đất được cấp giấy quyền sử dụng đất của ông Ý đổi cho bà Thoa
và bán đất đó cho ông Ca.
*. Theo điều 256 Luật dân sự về quyền đòi lại tài sản.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu,
người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình
phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ
luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm
hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này.
Qua đó, ông Ý có quyền đòi lại tài sản của mình và có quyền được pháp
luật bảo vệ tài sản của mình.
*. Theo khoản 5 Điều 105, Luật Đất đai về quyền chung của người sử dụng

đất quy định: “ Người sử sụng đất có quyền được nhà nước bảo hộ khi bị
người khác xâm hại đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.”
5

×