Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp - Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ PHƯƠNG

NGHỀ CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG CON ĐƯỜNG TIẾP CẬN
(Qua nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Dân lập Phương Đông)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Văn Tùng

Hà Nội - 2011


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

Thời điểm định hướng việc làm phân theo trường

30

STT
Bảng 2.1


đại học
Bảng 2.2

Thời điểm định hướng việc làm phân theo khu vực

31

sinh sống của gia đình
Bảng 2.3

Dự định sau khi ra trường phân theo mức độ yêu

37

thích đối với ngành học
Bảng 2.4

Dự định sau khi ra trường phân theo giới tính

38

Bảng 2.5

Đánh giá mức độ tin cậy của các nguồn thông tin

40

giúp sinh viên định hướng việc làm
Bảng 2.6


Dự định về nơi làm việc phân theo khu vực sinh

44

sống của gia đình
Bảng 2.7

Dự định về nơi làm việc phân theo giới tính

45

Bảng 2.8

Khu vực kinh tế mong muốn làm việc phân theo

49

thành phần gia đình
Bảng 2.9

Khu vực kinh tế làm việc phân theo dự định về nơi

50

làm việc
Bảng 2.10

Định hướng về môi trường làm việc phân theo dự

54


định về khu vực kinh tế mong muốn làm việc
Bảng 3.1

Sự năng động của sinh viên trong tiếp cận việc làm

63

phân theo giới tính
Bảng 3.2

Cách thức tiếp cận việc làm thơng qua gia đình phân

65

theo thành phần gia đình
Bảng 3.3

Cách thức tiếp cận việc làm thơng qua gia đình phân
theo khu vực kinh tế mong muốn làm việc

4

66


Bảng 3.4

Cách thức tiếp cận việc làm thông qua gia đình phân


67

theo giới tính
Bảng 3.5

Tiếp cận việc làm thơng qua bạn bè phân theo giới

69

tính
Bảng 3.6

Đánh giá mức độ quan trọng của các nguồn tiếp cận
việc làm

5

76


DANH MỤC BIỂU
Tên bảng biểu

STT

Trang

Biểu đồ 2.1

Thời điểm sinh viên có định hướng về việc làm


28

Biểu đồ 2.2

Lý do chọn ngành học

29

Biểu đồ 2.3

Mức độ hiểu biết về những việc làm liên quan đến

33

ngành học
Biểu đồ 2.4

Sinh viên và những dự định sau khi ra trường

34

Biểu đồ 2.5

Đối tượng định hướng việc làm cho sinh viên

39

Biểu đồ 2.6


Định hướng về địa điểm làm việc

42

Biểu đồ 2.7

Khu vực kinh tế mong muốn làm việc

47

Biểu đồ 2.8

Định hướng về môi trường làm việc

52

Biểu đồ 3.1

Các con đường tiếp cận thông tin về việc làm

58

Biểu đồ 3.2

Lý do sinh viên khơng tìm hiểu về việc làm

60

Biểu đồ 3.3


Sự năng động của sinh viên trong tiếp cận việc làm

61

Biểu đồ 3.4

Tỷ lệ sinh viên tiếp cận việc làm thơng qua gia đình

64

Biểu đồ 3.5

Tỷ lệ sinh viên tiếp cận việc làm thông qua bạn bè

68

Biểu đồ 3.6

Vai trò của nhà trường trong việc định hướng việc

70

làm cho sinh viên
Biểu đồ 3.7

Những hoạt động giúp sinh viên tiếp cận việc làm

71

của nhà trường

Biểu đồ 3.8

Mức độ tham gia vào các hoạt động của nhà trường

72

Biểu đồ 3.9

Đánh giá về các hoạt động giúp sinh viên tiếp cận

73

việc làm của nhà trường
Biểu đồ 3.10

Tỷ lệ sinh viên tiếp cận việc làm thông qua các kênh
thông tin đại chúng

6

75


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp ra trường tìm được một việc làm ưng ý

không phải là một công việc dễ dàng. Hiện tượng thất nghiệp khá phổ biến

khiến cho nhiều sinh viên phải chấp nhận hoặc chủ động làm những công việc
không liên quan đến chuyên ngành được đào tạo. Bên cạnh đó, khơng ít sinh
viên rơi vào vịng xốy “nhảy việc” và khơng biết đến khi nào mới tìm được
bến đỗ ổn định… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên như khủng
hoảng kinh tế hay sinh viên chưa tìm được cơng việc thích hợp… Một ngun
nhân khác đóng vai trị không kém phần quan trọng là sinh viên mới ra trường
có kiến thức nhưng lại thiếu kỹ năng tìm việc.
Việc chọn nghề không chỉ quan trọng đối với từng cá nhân, gia đình mà
cịn liên quan đến lợi ích xã hội. Bởi một cá nhân chỉ có thể có một cuộc sống
tốt đẹp, đóng góp được nhiều nhất cho gia đình, xã hội nếu họ được làm việc
trong một mơi trường yêu thích, phù hợp với năng lực của bản thân. Chính vì
vậy, việc định hướng nghề nghiệp khơng chỉ quan trọng đối với những học
sinh ở bậc học phổ thông mà hoạt động này đối với sinh viên cũng rất quan
trọng. Có một nghịch lý là học sinh phổ thơng rất vất vả để có thể chen chân
được vào cổng trưởng đại học với tỷ lệ cạnh tranh rất cao nhưng sau khi tốt
nghiệp có một số lượng khơng nhỏ trong số đó gặp khó khăn trong q trình
tìm kiếm việc làm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là
họ đã khơng có một định hướng nghề nghiệp và các cách tiếp cận nghề đúng
đắn và phù hợp. Bên cạnh việc chương trình đào tạo của các trường đại học
cịn có những điểm bất cập so với yêu cầu thực tế thì những sinh viên mới ra
trường còn thiếu kỹ năng làm việc, kỹ năng hoạch định mục tiêu định hướng
nghề nghiệp cho mình một cách rõ ràng, đánh giá đúng bản thân để có thể đề
ra những cách thức tiếp cận nghề một cách phù hợp.

7


Việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên là một quá trình liên tục và
kéo dài cho đến những năm cuối cùng của bậc đại học. Nhưng hiện nay khơng
ít sinh viên coi nhẹ việc định hướng nghề nghiệp nên sau khi tốt nghiệp, họ

mất phương hướng về nghề nghiệp, khơng tự tin về bản thân và khơng có kỹ
năng xin việc. Không chỉ bản thân sinh viên mà gia đình, nhà trường cũng
chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc định hướng việc làm và các
con đường tiếp cận việc làm cho sinh viên ngay khi họ cịn ngồi trong ghế nhà
trường.
Việc chọn nghề khơng chỉ liên quan đến sở thích mà cịn phụ thuộc vào
năng lực, phẩm chất, cá tính… Có những sinh viên chỉ mong muốn có được
một cơng việc để có tiền lương ni sống bản thân chấm dứt tình trạng sống
nhờ vào bố mẹ, có sinh viên lại lấy thu nhập làm thước đo tìm việc làm…
Vậy sinh viên hiện nay đã có những định hướng như thế nào về nghề
nghiệp trong tương lai? Liệu họ đã có những phương hướng tiếp cận nào đề
có thể tìm được cơng việc như ý muốn sau khi ra trường? Sinh viên ở khối
trường công lập và dân lập có khác nhau trong những định hướng và cách
thức tiếp cận việc làm trong tương lai hay không? Để trả lời cho những câu
hỏi trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghề của sinh viên sau khi
tốt nghiệp: định hướng và những con đường tiếp cận”. Nghiên cứu của chúng
tôi được tiến hành tại hai trường trên địa bàn thành phố Hà Nội là Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội và Trường Đại
học Dân lập Phương Đông.
2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1. Ý nghĩa khoa học
Để tài góp phần ứng dụng một số lí thuyết xã hội học trong việc lí giải
việc định hướng nghề và những con đường tiếp cận của sinh viên sau khi ra
trường. Từ trước đến nay, có khá nhiều nghiên cứu về hướng nghiệp khi sinh

8



viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng tìm hiểu hướng nghiệp và những
con đường tiếp cận nghề nghiệp của sinh viên là một khoảng trống trong
nghiên cứu. Do vậy, đề tài này sẽ bổ sung cho “khoảng trống” đó.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhắm đến việc tìm hiểu về những định
hướng và cách thức tiếp cận việc làm trong tương lai của sinh viên hai trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học
Dân lập Phương Đông. Cũng như nghiên cứu những ảnh hưởng của các yếu
tố như gia đình, bạn bè, nhà trường, các đồn thể xã hội, các phương tiện
thơng tin đại chúng… đến những định hướng đó.
Với những kết quả nghiên cứu thực địa, tác giả cũng mong muốn đưa ra
những khuyến nghị đối với vấn đề này để có một cái nhìn đúng đắn về một
vấn đề liên quan đến sinh viên hiện nay.
3.

Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Định hướng nghề và những con đường tiếp cận nghề nghiệp của sinh
viên sau khi ra trường.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Những sinh viên thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Dân lập Phương Đông.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi nội dung
Hướng nghiệp và tư vấn nghề là những mảng chủ đề rộng lớn. Đề tài
khơng có tham vọng bao quát hết các mảng này, mà chỉ tập trung giải thích
thực trạng hướng nghiệp, những yếu tố tác động đối với việc hướng nghiệp và
những con đường mà sinh viên của hai trường sử dụng để tiếp cận việc làm.


9


Đồng thời, đề tài cũng nhấn mạnh đến năng lực hội nhập thị trường lao động
của đối tượng này thông qua tìm hiểu những hành trình đến với nghề của họ.
3.3.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu này được tiến hành trong phạm vi không gian là hai trường
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội: Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Dân lập Phương
Đông. Hai trường đại học này được tác giả lựa chọn để đại diện cho hai khối
trường khác nhau là khối trường công lập và khối trường dân lập.
3.3.3. Phạm vi thời gian
Cuộc nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 10/2009
đến tháng 10/2010
4.

Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hướng nghiệp và những con đường tiếp cận việc làm của

sinh viên sau khi tốt nghiệp nhằm mục đích tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng,
những thuận lợi và khó khăn của họ trong q trình hội nhập nghề nghiệp. Từ
đó, đề tài góp phần đề ra những biện pháp giúp sinh viên có thể thuận lợi hơn
trong q trình tìm việc làm.
5.

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
 Những định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp (về
địa điểm làm việc, khu vực kinh tế làm việc, môi trường làm việc). Một
số nhân tố tác động định hướng nghề nghiệp của sinh viên.

 Những con đường tiếp cận nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra
trường. Sự tác động của các yếu tố thành phần gia đình, khu vực sinh
sống của gia đình... đến vấn đề này.

10


6.

Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp bao gồm các
cơng trình nghiên cứu, bài tạp chí có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp này vừa giúp nhóm nghiên cứu có được những hình dung ban
đầu về hiện trạng nghiên cứu trong lĩnh vực này và là những tư liệu quan
trọng để góp phần so sánh, diễn giải và làm sâu sắc thêm kết quả nghiên cứu.
6.2. Phương pháp phỏng vấn thăm dò
Phương pháp này nhằm mục đích phỏng vấn thăm dị 10 đối tượng là
sinh viên thuộc hai trường đại học đã được đề cập đến ở trên, mỗi trường 5
đối tượng để thu được những thơng tin bước đầu. Qua đó kết hợp với những
thơng tin thu được từ việc phân tích tài liệu để có thể xây dựng phiếu trưng
cầu ý kiến.
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phỏng vấn sâu 16 sinh viên thuộc
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và
Trường Đại học Dân lập Phương Đơng để tìm hiểu về những định hướng tìm
việc làm và các con đường tiếp cận việc làm của sinh viên sau khi ra trường
cũng như các yếu tố tác động đến những vấn đề này. Với cơ cấu mẫu bao
gồm:

Trường đại học

Số lượng mẫu

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội

8

Đại học Phương Đông

8

Tổng

16

11


Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích có được những thơng tin
sâu hơn, góp phần làm rõ hơn kết quả định lượng từ phương pháp trưng cầu ý
kiến bằng bảng hỏi tự ghi.
6.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi
Phiếu trưng cầu ý kiến sẽ được sử dụng nhằm mục đích thu thập những
thơng tin định lượng cho đề tài nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn
theo phương pháp ngẫu nhiên, có cân nhắc đến một số yếu tố như đơn vị
trường học, thành phần gia đình...
Chúng tơi đã tiến hành phát 300 phiếu trưng cầu ý kiến, trong đó mỗi
trường là 150 phiếu. Kết quả chúng tôi đã thu lại được 231 phiếu với cơ cấu

mẫu như sau:
 Trường học: (đơn vị: %)

Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội

49.1
50.9

12

Trường Đại học Dân lập
Phương Đông


 Giới tính: (đơn vị: %)

33

Nam
Nữ
67

 Thành phần gia đình: (đơn vị: %)

12.2
26.5
10.4


Viên chức
Nông dân
Lao động tự do

10.9

Công nhân
Buôn bán, dịch vụ

40

 Khu vực sinh sống của gia đình: (đơn vị: %)

13.5

Nông thôn
Thành thị

21.8

Miền núi
61.7

13


7.

Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết


7.1. Giả thuyết nghiên cứu


Sinh viên có xu hướng tìm việc làm tại Hà Nội, trong cơ quan nhà
nước hoặc khu vực có yếu tố nước ngồi và hướng đến một mơi trường
làm việc ổn định, có thu nhập cao.



Internet là nơi cung cấp nhiều thông tin liên quan đến việc làm cho
sinh viên nhưng định hướng việc làm của họ chịu ảnh hưởng nhiều nhất
là từ gia đình.



Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chủ yếu đã
có sự định hướng việc làm từ trước khi vào trường trong khi phần lớn
sinh viên Trường Đại học Dân lập Phương Đơng lại chỉ có sự định
hướng sau khi đã vào trường.



Trong các con đường tiếp cận việc làm, sinh viên đánh giá cao sự nỗ
lực của bản thân và sự giúp đỡ từ gia đình.

14


7.2. Khung lý thuyết
Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội


Những đặc điểm cá

Các môi trường xã hội hóa: gia đình,

nhân

nhà trường, bạn bè, truyền thơng đại
chúng

Sinh viên

Định hướng nghề nghiệp

Những con đường tiếp cận

của sinh viên:

nghề của sinh viên:

+ Về địa điểm làm việc

+ Sự nỗ lực của bản thân

+ Về thu nhập

+ Sự giúp đỡ từ gia đình

+ Về khu vực làm việc


+ Bạn bè

+ Về môi trường làm việc

+ Nhà trường
+ Kênh thông tin đại chúng

15


CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực
thành thị trong cả nước năm 2009 là 4,6%. Tỷ lệ này tuy đã giảm so với các
năm trước đó nhưng vẫn là một con số cao làm đau đầu khơng chỉ Nhà nước
mà tồn xã hội. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới ra trường chiếm
một con số không nhỏ. Để hạn chế tình trạng này, nhiều biện pháp đã được
thực hiện như giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, giúp cho học
sinh có một lựa chọn phù hợp cho tương lai. Tuy nhiên, điều này lại chưa
được thực hiện một cách triệt để ở bậc đại học. Sinh viên khi học trên các
giảng đường đã được cung cấp một khối lượng lớn về kiến thức nhưng lại
không được dạy cách tìm việc làm. Thực tế, có một số lượng khơng nhỏ sinh
viên sau khi ra trường khơng tìm được việc làm do thiếu những kỹ năng mềm
liên quan đến việc chọn ngành nghề. Quan tâm đến vấn đề này, đã có rất
nhiều nghiên cứu xã hội học quan tâm đến định hướng nghề của sinh viên sau
khi ra trường.
Luận văn thạc sỹ năm 2009 “Các yếu tố tác động đến định hướng nghề
nghiệp của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội” (Nghiên cứu
trường hợp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) của tác giả Phạm

Huy Cường tập trung vào khách thể nghiên cứu là nhóm sinh viên năm cuối
đại học vì tác giả cho rằng nhóm này đã có một q trình đào tạo, tìm hiểu về
nghề nghiệp và có tâm thế trong việc tìm việc làm. Đây là một nghiên cứu
định lượng với dung lượng mẫu là 250 sinh viên. Nghiên cứu cho thấy rằng
sinh viên hầu như đã có định hướng nghề nghiệp nhưng định hướng lại thiếu
tính cụ thể cũng như thực tế. Khi tìm việc, sinh viên quan tâm nhất đến tính

16


ổn định và thu nhập. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra và phân tích một số yếu
tố tác động đến định hướng nghề của sinh viên như gia đình, bạn bè, truyền
thơng đại chúng, mơi trường học tập, môi trường nghề nghiệp.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương với luận văn thạc sỹ năm 2009 về đề
tài “Định hướng nghề nghiệp và khu vực làm việc sau tốt nghiệp của sinh
viên ngồi cơng lập hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp trường đại học Đông
Đô) là một nghiên cứu định lượng với 262 mẫu là sinh viên thuộc trường đại
học dân lập. Nghiên cứu chỉ ra rằng định kiến xã hội đối với sinh viên các
trường ngồi cơng lập đã có ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần học tập cũng
như đến việc chọn nghề và tìm việc của sinh viên trong trường.
Trong nghiên cứu về “Định hướng chọn nghề và nơi làm việc sau khi tốt
nghiệp của sinh viên hiện nay” thông qua việc nghiên cứu 750 sinh viên
thuộc 12 trường đại học của miền Bắc vào năm 1997, tác giả Phạm Tất Thắng
cho rằng sự định hướng nghề nghiệp của sinh viên là cảm tính, khơng nhận
được sự định hướng của các thiết chế xã hội. Định hướng của sinh viên về giá
trị nghề nghiệp và nơi làm việc có sự thay đổi trong q trình học tập do sự
tác động của nhiều yếu tố như: nhận thức tăng do được cung cấp thêm tri
thức, do sự biến đổi của môi trường sống (đối với những sinh viên từ nông
thôn ra thành thị)…
Đề tài luận văn thạc sỹ khoa học Xã hội học năm 1997 của tác giả

Trương An Quốc quan tâm đến vấn đề “Bước đầu tìm hiểu về giá trị việc làm
trong sinh viên và thanh niên Hà Nội”. Trong nghiên cứu này tác giả đã đề
cập đến vấn đề việc làm, xu thế biến đổi cũng như đề cập đến giá trị của việc
làm thời kinh tế thị trường. Tác giả chỉ ra rằng đã có sự thay đổi trong việc
định hướng về khu vực làm việc, trình độ học vấn của lao động ngồi quốc
doanh đã tăng lên đáng kể từ năm 1990. Có được điều này là do những người

17


có trình độ đại học đã khơng chỉ tham gia vào thành phần kinh tế quốc doanh
mà đã tự nguyện và tự nhiên vào tất cả các thành phần kinh tế.
Nghiên cứu về “Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn” của thạc sỹ Nguyễn Thị Như Trang đã lựa chọn
khách thể nghiên cứu là nhóm sinh viên năm 2 và năm 3. Từ đó đi sâu phân
tích, tìm hiểu thực trạng định hướng nghề nghiệp trong tương quan với định
hướng chuyên môn cũng như đánh giá hai yếu tố tác động đến định hướng
nghề nghiệp của sinh viên là gia đình và trường học. Theo đó, tuy gia đình ít
có vai trị trong việc lựa chọn chuyên môn và định hướng giá trị việc làm
nhưng lại có vai trị đáng kể trong việc duy trì hướng chun mơn của sinh
viên. Nhà trường cũng có tác động nhất định đến định hướng nghề nghiệp của
sinh viên nhưng sự tác động đó cịn ở mức độ hạn chế so với đòi hỏi của thực
tiễn.
Đề tài “Định hướng giá trị của sinh viên - con em cán bộ khoa học” của
PGS.TS Vũ Hào Quang quan tâm đến mối liên quan giữa các khía cạnh như
giới tính, đặc điểm xã hội, nguồn gốc gia đình, quan hệ xã hội của sinh viên
đến định hướng và cơ hội việc làm của sinh viên, trong đó tác giả đặc biệt
quan tâm đến đối tượng là con em của cán bộ làm khoa học. Kết quả nghiên
cứu cho thấy phẩm chất của cá nhân được hình thành trong hệ thống giá trị
nhất định, đó là sự tác động của mơi trường xã hội mà cá nhân đó tham gia.

Định hướng giá trị của cá nhân chịu sự tác động sâu sắc bởi đặc điểm xã hội
của gia đình.
Như vậy, đã có khơng ít những nghiên cứu về vấn đề định hướng việc
làm của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Tuy nhiên, những đề tài
này mới chỉ quan tâm đến định hướng nghề và giá trị nghề của sinh viên mà
chưa có sự quan tâm sâu sắc đến các con đường, các cách thức mà sinh viên
đã đề ra hoặc dự định sẽ sử dụng để có thể tìm kiếm một việc làm phù hợp

18


trong tương lai. Đây là vấn đề mà chúng tôi sẽ quan tâm nghiên cứu trong đề
tài này.
1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một đơn vị thành viên
của Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong hơn 60 năm xây dựng và phát triển,
trường luôn được coi là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội nhân
văn lớn nhất của cả nước. Nhà trường đang tham gia đào tạo ở 18 ngành học,
bao gồm: Báo chí - Truyền thơng, Chính trị học, Cơng tác xã hội, Du lịch học,
Đông phương học, Hán Nôm, Khoa học quản lý, Lịch sử, Lưu trữ học và quản
trị văn phịng, Ngơn ngữ học, Nhân học, Quốc tế học, Tâm lý học, Thông tin thư viện, Triết học, Văn học, Việt Nam học, Xã hội học. Số lượng sinh viên
tham gia đào tạo chính quy của trường hiện nay là 5.472 sinh viên.
Mục tiêu của nhà trường đến năm 2020 là xây dựng nhà trường trở thành
đơn vị đứng đầu cả nước về khoa học xã hội và nhân văn. Tập trung xây dựng
và phát triển một số ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế.
Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cho sinh viên, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn cũng rất quan tâm đến quá trình hướng nghiệp cho
sinh viên bằng các hoạt động thiết thực như tổ chức các buổi hội chợ việc
làm, cho thành lập một bộ phận trực thuộc Phịng Chính trị và Cơng tác sinh
viên với nhiệm vụ tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên… Bên

cạnh đó, nhà trường cũng đã rất quan tâm đến công tác quảng bá, giới thiệu về
các ngành đào tạo của trường, góp phần giúp cho các em học sinh phổ thơng
có một sự lựa chọn đúng đắn khi đăng ký ngành dự thi.
Trên thực tế, tuy nhà trường đã có những hoạt động hướng nghiệp tích
cực cho sinh viên nhưng việc định hướng nghề của sinh viên trong trường vẫn
đang còn nhiều vấn đề đáng lưu tâm.

19


Trường Đại học Phương Đông được thành lập do những người sáng lập
mong muốn có một mơ hình đào tạo giáo dục mới ngồi cơng lập. Phương
hướng, chủ trương của nhà trường là đào tạo những cái xã hội cần, trong quá
trình đạo tạo cho sinh viên sẽ nhấn mạnh khả năng thực hành, khả năng thích
ứng nghề nghiệp, khả năng lập nghiệp, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học.
Trong đó, tin học và ngoại ngữ là mũi nhọn. Bên cạnh việc đào tạo cử nhân,
trường cũng tham gia đào tạo cao đẳng, trung cấp và dạy nghề.
Về đào tạo trình độ đại học, hiện nay trường đang tham gia đào tạo ở các
chuyên ngành như Công nghệ thông tin, Kinh tế và quản trị kinh doanh,
Ngoại ngữ, Kiến trúc cơng trình, Cơ điện tử, Cơng nghệ sinh học - môi
trường, Hợp tác quốc tế. Trong khi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn chỉ tập trung đào tạo các ngành xã hội nhân văn thì trường Đại học Dân
lập Phương Đông lại tham gia đào tạo trên nhiều lĩnh vực khác nhau như kỹ
thuật, tự nhiên, kinh tế….
Đặc điểm của sinh viên trường Đại học Phương Đơng là có một tỷ lệ
khơng nhỏ sinh viên vào trường là do nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 khi mà
họ thi trượt trong các kỳ thi vào các trường công lập. Nhiều sinh viên vào
trường với tâm lý chờ thời cơ để có thể thi lại vào đợt sau… Với những tâm
lý học tập như vậy, sinh viên đã có những định hướng như thế nào cho nghề
nghiệp tương lai của mình?

Tuy điều kiện của hai trường có khác nhau nhưng sinh viên Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn và sinh viên Trường Đại học Dân lập
Phương Đơng đều có những vấn đề cần quan tâm trong việc định hướng nghề
nghiệp. Chính vì vậy, chúng tơi đã lựa chọn sinh viên hai trường, một đại diện
cho các trường công lập, một đại diện cho các trường dân lập tham gia vào
nghiên cứu của mình.

20


1.3. Cơ sở lý luận
1.3.1. Lý thuyết hành động xã hội
Lý thuyết về hành động xã hội bắt nguồn từ V. Pareto, M. Weber, F.
Znaniecki, G. Mead, T. Parsons… Các tác giả này đều cho rằng hành động
xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội, là cơ sở của đời
sống xã hội của con người.
Theo M. Weber, “hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý
nghĩa chủ quan nhất định. Weber đã nhấn mạnh đến “động cơ” bên trong của
chủ thể như là nguyên nhân của hành động” [2, tr. 130]. Như vậy, bất kỳ hành
động xã hội nào cũng có sự tham gia của yếu tố ý thức với các mức độ khác
nhau. Đây là cái mà M. Weber gọi là ý nghĩa chủ quan và sự định hướng mục
đích, cịn G. Mead gọi là tâm thế xã hội của các cá nhân.
Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của cá nhân. Tính tích cực
này bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như: nhu cầu, lợi ích, định hướng giá
trị của chủ thể hành động.
Hành động xã hội được cấu trúc nên bởi nhiều thành tố khác nhau, giữa
các thành tố này có mối liên quan hữu cơ với nhau. Ta có sơ đồ sau:
Hồn cảnh

Nhu cầu


Động cơ

Chủ thể

Cơng cụ,
phương
tiện

Mục đích

Khởi đầu của hành động xã hội bao giờ cũng là nhu cầu, lợi ích của cá
nhân, đây là động cơ thúc đẩy hành động. Động cơ tạo ra tính tích cực của
chủ thể, tham gia định hướng hành động và quy định mục đích của hành
động. Bất kỳ hành động nào cũng cần có chủ thể. Chủ thể hành động có thể là

21


cá nhân, nhóm, cộng đồng hay tồn thể xã hội. Ngồi ra, để tạo nên hành
động cũng cần có mơi trường. Đó chính là điều kiện mà ở trong nó hành động
được diễn ra. Tùy theo từng hoàn cảnh khác nhau mà các chủ thể sẽ tạo ra
hành động phù hợp nhất với hồn cảnh đó.
Như vậy, tùy theo hồn cảnh khác nhau như năng lực của bản thân, giới
tính, ngành học, mối quan hệ, năng lực… cũng như các nhu cầu khác nhau về
thu nhập, môi trường làm việc… mà mỗi sinh viên sẽ có những định hướng
và những con đường tiếp cận nghề khác nhau. Sự định hướng về nghề và con
đường tiếp cận này đều được mỗi cá nhân cân nhắc đề có thể có được hành
động tốt nhất dẫn đến một kết quả tối ưu.
1.3.2. Lý thuyết xã hội hóa

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về xã hội hóa. Nhà xã hội học người
Mỹ Neil Smelser cho rằng: “Xã hội hóa là q trình mà trong đó cá nhân học
cách thức hành động tương ứng với vai trị của mình”
Fichter, một nhà xã hội học người Mỹ khác cho rằng: “Xã hội hóa là một
quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp
nhận những khuôn mẫu hành động, và thích nghi với những khn mẫu hành
động đó”
Nếu như định nghĩa của Smelser cho rằng vai trò của các cá nhân trong
q trình xã hội hóa chỉ là tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực mà
không đề cập đến khả năng các cá nhân này có thể tạo ra những kinh nghiệm,
giá trị, chuẩn mực để xã hội học theo. Trong khi Fichter chỉ mới chú ý hơn
đến tính tích cực của cá nhân trong q trình xã hội hóa thì nhà khoa học
người Nga là G. Andreeva đã nêu được hai mặt của quá trình xã hội hóa: “Xã
hội hóa là q trình hai mặt. Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội
bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội.
Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ

22


xã hội thơng qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào
các mối quan hệ xã hội” [2, tr. 258 - 259].
Có rất nhiều mơi trường xã hội hóa khác nhau, một trong số đó là gia
đình, trường học và các tổ chức trước tuổi đi học, các nhóm thành viên và
thơng tin đại chúng.
Gia đình là mơi trường xã hội hóa quan trọng bậc nhất của mỗi cá nhân.
Mỗi gia đình là một tiểu văn hóa với những truyền thống riêng, lối sống
riêng… Mỗi cá nhân sẽ tiếp nhận những giá trị, cách cư xử… từ chính ơng bà,
cha mẹ, anh chị… của mình. Đến khi cá nhân lập gia đình, họ lại tham gia vào
một q trình xã hội hóa mới.

Trường học và các tổ chức trước tuổi đi học là nơi học sinh được cung
cấp những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, văn hóa làm nền tảng cho
cuộc sống sau này. Thời kỳ này cũng giúp cho cá nhân hình thành được nhiều
những tương tác và các mối quan hệ xã hội.
Các nhóm thành viên như lớp sinh viên, tập thể lao động, nhóm bạn cùng
sở thích… là nhóm xã hội hóa quan trọng thứ hai sau gia đình. Các nhóm này
giúp cho các cá nhân thu nhập các kinh nghiệm xã hội theo cả con đường
chính thống và phi chính thống.
Thơng tin đại chúng là phương tiện cung cấp thông tin chủ yếu cho các
cá nhân, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Những thông
tin từ các phương tiện thông tin đại chúng sẽ giúp cho các cá nhân có những
định hướng và quan điểm đối với các sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng
ngày.
Q trình xã hội hóa đóng góp một vai trị quan trọng trong q trình
giúp cho mỗi sinh viên định hướng về nghề và những con đường tiếp cận
nghề trong tương lai. Những định hướng này sẽ trở nên khác nhau khi sinh
viên xuất thân từ những thành phần gia đình khác nhau, có mơi trường học tập

23


khác nhau, tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau với
những mức độ khác nhau, tham gia vào các nhóm bạn bè khác nhau… Chính
vì vậy, chúng tôi rất quan tâm đến sự tác động của những đặc điểm cá nhân
của khách thể đến đối tượng nghiên cứu của mình.
1.3.3. Lý thuyết mạng xã hội
Mỗi cá nhân trong xã hội không sống đơn độc mà thuộc về nhiều nhóm
khác nhau, phần lớn cuộc đời chúng ta sống trong các nhóm đó. Mỗi chúng ta
trong cuộc sống của mình duy trì một mạng lưới xã hội, đó là phức thể các
mối quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc

sống thực của họ với tư cách là thành viên của xã hội.
Các mạng lưới xã hội bao gồm các quan hệ đan chéo chằng chịt như
quan hệ gia đình, thân tộc, bạn bè, đảng phái, nghề nghiệp… là một phần
quan trọng của cơ cấu xã hội. Thông qua mạng lưới xã hội, các cá nhân và các
nhóm xã hội có sự trao đổi về thơng tin, kiến thức…
Trong q trình sinh viên định hướng nghề và các cách thức để tiếp cận
nghề, mạng xã hội đóng góp một vai trị quan trọng. Các yếu tố như gia đình,
bạn bè… là một trong những yếu tố quan trọng cung cấp thông tin giúp cho
mỗi sinh viên hình thành nên các định hướng của mình. Và mối quan hệ của
gia đình cũng như bản thân với các mạng lưới này cũng tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho sinh viên trong quá trình xin việc.
1.4. Những khái niệm công cụ
1.4.1. Khái niệm nghề
Khái niệm “nghề” được hiểu theo hai nghĩa:
(1) Nghề là công việc chuyên môn làm theo sự phân công của xã hội
như nghề giáo, nghề nông.
(2) Thành thạo trong một công việc nào đó. Ví dụ: chuyền bóng rất
nghề [20, tr. 1192].

24


Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm về nghề theo nghĩa thứ
nhất. Tức là, nghề mà chúng tôi đề cập đến ở đây là một lĩnh vực hoạt động
lao động mà trong đó nhờ được đào tạo con người có những tri thức, những
kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần để đáp ứng nhu cầu
của xã hội.
Như vậy, nghề bao hàm cơ bản các yếu tố sau: yếu tố luật, tức là hoạt
động mang lại thu nhập được pháp luật của Nhà nước bảo vệ, yếu tố kiến thức
nền tảng thường gắn với đào tạo, yếu tố kĩ năng, yếu tố năng lực và yếu tố

nhiệm vụ.
1.4.2. Khái niệm sinh viên
Sinh viên hiểu theo nghĩa chung nhất là những người đang học ở bậc đại
học [20, tr. 1448]. Họ là những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ
túc trung học, trung học chuyên nghiệp đang trong quá trình học tập, chuẩn bị
nghề nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng. Họ là một nhóm xã hội đặc biệt,
thường có độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi và xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau
trong xã hội.
Nhìn từ góc độ xã hội học, sinh viên có những đặc điểm cơ bản sau:
 Mang tính phân tầng xã hội, có khả năng di động xã hội nhanh, do
được tiếp cận với những giá trị mới, năng động nên họ thuận lợi trong cơ hội
chiếm lĩnh những vị trí cao trong xã hội sau khi học.
 Mang tính đặc thù về độ tuổi và phẩm chất xã hội, thường có q
trình xã hội hóa riêng biệt so với các nhóm xã hội khác. Có địa vị, vị trí, vai
trị xã hội xác định
 Có lối sống và định hướng giá trị đặc thù, dễ dàng tiếp thu những giá
trị xã hội mới
 Có tính tích cực xã hội, tính độc lập, tự lập và có nhu cầu khẳng định
bản thân khá cao [9, tr. 25].

25


1.4.3. Khái niệm tốt nghiệp
Khái niệm tốt nghiệp ở đây được dùng để chỉ sinh viên đã hoàn thành
cấp học đại học. Ở các trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Dân lập Phương Đông bằng cử nhân là cấp học được thừa nhận khi sinh viên
được xác nhận là “tốt nghiệp đại học”.
Trong luận văn này, chúng tôi đề cập đến vấn đề sinh viên sẽ có những
định hướng và tiếp cận gì về nghề nghiệp sau khi họ hồn thành khóa học tại

trường đại học.
1.4.4. Khái niệm định hướng
Định hướng là xác định phương hướng, là việc chủ thể hành động đưa ra
một hướng đi với hoạt động nào đó trên cơ sở cân nhắc kỹ khả năng, tài chính
của từng đối tượng. Mục đích cuối cùng của định hướng là có được một
hướng đi phù hợp với mọi điều kiện, hoàn cảnh khách quan và chủ quan của
chủ thể [1, tr. 24].
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi quan tâm đến việc những sinh viên
dựa trên cơ sở những điều kiện của bản thân như năng lực của bản thân, sở
thích, các mối quan hệ, sự hiểu biết, tài chính… đã chọn ra cho mình một
hướng đi như thế nào để có thể tìm được cơng việc tối ưu nhất đối với bản
thân.
1.4.5. Khái niệm con đường tiếp cận
Về khái niệm này, chúng tôi muốn nêu bật hai hàm ý cơ bản như sau:
(1) Con đường tiếp cận thể hiện một lôgic hành động, lơgic xã hội hay
hành trình xã hội đi từ chỗ tìm kiếm cơ hội, chuẩn bị tâm thế cho đến
việc quyết định chọn nghề trong tương lai. Đây là những nền tảng cơ
bản cho phép biết được các khuynh hướng chọn nghề của sinh viên
sau khi tốt nghiệp;

26


(2) Con đường tiếp cận biểu hiện những mô thức hay hình thức tìm kiếm
thơng tin, tăng cường kiến thức và cách thức tìm kiếm việc làm của
nhóm xã hội này.

27



×