Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh Trung học phổ thông về bạo lực học đường (Qua nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyền và THPT Dương Tự Minh, tp thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 105 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



LẠI PHƢƠNG DUNG


NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG
(Nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyến và
trường THPT Dương Tự Minh, TP Thái Nguyên, Thái Nguyên)


LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC



Hà Nội – 2014


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




LẠI PHƢƠNG DUNG


NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG
(Nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyến và
trường THPT Dương Tự Minh, TP Thái Nguyên, Thái Nguyên)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa

Hà Nội - 2014
3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 8
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 19
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 24

3.1. Ý nghĩa khoa học 24
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 24
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 25
4.1. Mục đích nghiên cứu 25
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 25
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 26
5.1. Đối tượng nghiên cứu 26
5.2. Khách thể nghiên cứu 26
5.3. Phạm vi nghiên cứu 26
6. Câu hỏi nghiên cứu 26
7. Giả thuyết nghiên cứu 26
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 27
9. Khung lý thuyết 29
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 30
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 30
4

1.1. Cơ sở lý luận 30
1.1.1. Một số khái niệm công cụ 30
1.1.2. Phương pháp luận 36
1.1.3. Một số lý thuyết xã hội học 37
1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên 41
1.2. Cơ sở thực tiễn 43
CHƢƠNG 2. VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG TẠI TRƢỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY 47
2.1. Nhận thức của học sinh trung học phổ thông về bạo lực học đƣờng 47
2.1.1. Nhận thức về hình thức và đối tượng của bạo lực học đường 47
2.1.2. Nhận thức về nguyên nhân của bạo lực học đường 51
2.1.3. Nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường 56
2.1.4. Nhận thức về các biện pháp phòng ngừa 58

2.2. Thái độ của học sinh trung học phổ thông về bạo lực học đƣờng 62
2.3. Hành vi bạo lực của học sinh trung học phổ thông 65
2.3.2. Nhận diện một số đối tượng liên quan đến bạo lực học đường 72
2.3.3. Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường 79
2.3.4. Một số yếu tố tác động đến bạo lực học đường 82
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
1. Kết luận 89
2. Khuyến nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC …………………………………………………………… … 98
5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức về hình thức bạo lực ở học sinh trung học phổ thông 48
Bảng 2.2: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạo lực ở học sinh trung học phổ thông 52
Bảng 2.3: Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bạo lực ở học sinh trung học phổ thông 54
Bảng 2.4: Hậu quả của các vụ bạo lực ở học sinh trung học phổ thông 56
Bảng 2.5 : Biện pháp phòng tránh bạo lực học đƣờng 59
Bảng 2.6: Biện pháp ngăn ngừa tình trạng bạo lực ở học sinh 60
Bảng 2.7: Thái độ về bạo lực ở học sinh trung học phổ thông 63
Bảng 2.8: Thái độ đối với bạo lực học đƣờng theo giới tính 63
Bảng 2.9: Hành vi bạo lực của học sinh trung học phổ thông 65
Bảng 2.10: Một số đặc điểm về cá nhân của chủ thể gây ra bạo lực 73
Bảng 2.11: Nghề nghiệp của bố mẹ chủ thể gây ra bạo lực 75
Bảng 2.12: Một số đặc điểm cá nhân của nạn nhân của hành vi bạo lực 77
Bảng 2.13 : Hậu quả của hành vi bạo lực 81


DANH MỤC BIỂU ĐỒ



Biểu 2.1: Tƣơng quan về hành vi bạo lực theo trƣờng 67
Biểu 2.2: Các hình thức cụ thể của bạo lực trong nhà trƣờng 67
Biểu 2.3: Nguyên nhân gây ra bạo lực …………………………………… 77
Biểu 2.4: Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với con cái 83
6

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trƣờng học là một trong những môi trƣờng xã hội hóa quan trọng của
cá nhân, là nơi trang bị những kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên và xã
hội và những kiến thức văn hóa chủ yếu làm nền tảng cho cuộc sống sau này.
Tuy nhiên hiện nay, môi trƣờng học đƣờng đang bị “ô nhiễm” nghiêm trọng.
Hiện tƣợng bạo lực học đƣờng xuất hiện ngày một nhiều và phổ biến trong
môi trƣờng học đƣờng. Đây là một vấn đề nhức nhối không chỉ với nền giáo
dục Việt Nam mà còn với nhiều nền giáo dục trên thế giới.
Trên thế giới, bạo lực học đƣờng đƣợc nhiều ngƣời coi là đã trở thành
một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây. Theo thống kê, mỗi
năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp đến bạo lực học
đƣờng. Tại Nam Phi, Cao uỷ Nhân quyền Nam Phi đã thấy rằng 40% trẻ em
đƣợc phỏng vấn nói rằng chúng từng là các nạn nhân của tội phạm tại trƣờng
học. Tại Anh, năm 2007 có hơn 7,000 trƣờng hợp cảnh sát đƣợc gọi tới để
giải quyết các vụ bạo lực trƣờng học. Những nghiên cứu gần đây ở Mỹ cho
thấy cứ 7 phút lại có một trẻ em bị bắt nạt. Cứ 4 trẻ lại có một trẻ thừa nhận
đã bị bắt nạt. Và cứ 5 trẻ, có một trẻ thừa nhận đã từng bắt nạt những trẻ khác.
Một cuộc thăm dò thực hiện ở trẻ có độ tuổi 12-17 cho kết quả các em đều
thừa nhận bạo lực đang gia tăng ở trƣờng học của mình [29].
Những năm gần đây ở Việt Nam, dƣ luận xã hội lên tiếng khá nhiều về

bạo lực học đƣờng với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy hiểm của
hành vi này. Bạo lực học đƣờng không phải là một vấn đề mới nhƣng càng
ngày, mức độ và tính chất của hành vi này càng nguy hiểm, phức tạp hơn.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD & ĐT) từ năm 2003 đến
7

2009 có hơn 8.000 học sinh tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật [30]. Trong
một cuộc khảo sát do trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn (Đại học
Quốc gia Hà Nội) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trƣờng Trung học phổ thông
(THPT) thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực ở nữ sinh đã cho
thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. 96,7% số học sinh trong mẫu đƣợc hỏi cho
rằng ở trƣờng các em có xảy ra hiện tƣợng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo
lực trong nữ sinh là 44,7% rất thƣờng xuyên; 38% thƣờng xuyên và 17,3%
không thƣờng xuyên. Những dẫn chứng trên cho thấy thật đáng lo ngại về
tình trạng bạo lực trong học đƣờng hiện nay.
Thái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc Việt Nam, là một trung tâm kinh tế
- xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả vùng trung du và miền núi phía bắc.
Về lĩnh vực giáo dục, tỉnh Thái Nguyên đƣợc coi là một trung tâm đào tạo
nguồn nhân lực lớn thứ ba cả nƣớc với nhiều trƣờng đại học, cao đẳng và chỉ
đứng sau hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đối với
giáo dục phổ thông, bên cạnh những thành tích đạt đƣợc, hiện nay ngành giáo
dục Thái Nguyên cũng đang phải đƣơng đầu với nạn bạo lực học đƣờng. Năm
2011, hàng loạt những đoạn video quay lại cảnh ẩu đả của nhóm nữ sinh trung
học của trung tâm giáo dục thƣờng xuyên huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên)
đang rất đƣợc sự quan tâm của xã hội. Nhóm nữ sinh này không những đấm,
đá và tát vào mặt bạn mà còn dùng giày đánh vào mặt và đầu khiến nạn nhân
bị thƣơng khá nặng [31]. Không chỉ dừng lại ở những vụ bạo lực giữa học
sinh với nhau, năm 2012, báo chí đã đăng tải hàng loạt bài điều tra về vụ việc
một thầy giáo dùng roi đánh học sinh tại Trung tâm bồi dƣỡng kiến thức cấp 2
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Trung tâm này coi việc dùng roi đánh

học sinh nhƣ một hình thức hiệu quả để dạy cho các em đang theo học ở đây
tiến bộ [32]. Trên đây chỉ là hai ví dụ về hiện tƣợng bạo lực học đƣờng ở
trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và trung tâm bồi dƣỡng kiến thức tƣ nhân,
8

còn đối với những trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có xảy
ra hiện tƣợng bạo lực học đƣờng không?
Hiện nay, hiện tƣợng bạo lực học đƣờng đã đƣợc đề cập ở trên các
phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣng chủ yếu chỉ trên phƣơng diện các bài
báo, phóng sự. Việc nghiên cứu vấn đề bạo lực học đƣờng một cách bản chất,
toàn diện còn ít công trình đề cập. Do đó, việc nghiên cứu nhận thức, thái độ
và hành vi của học sinh THPT về vấn đề bạo lực học đƣờng là cần thiết và có
ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THPT về bạo lực học đường”
(Nghiên cứu trường hợp trường THPT Dương Tự Minh và THPT Lương Ngọc
Quyến, TP Thái Nguyên). Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp
nhằm ngăn chặn và đẩy lùi hiện tƣợng bạo lực trong nhà trƣờng.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Về bạo lực ở giới trẻ
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, bạo lực ở giới trẻ là một trong
những hình thức bạo lực dễ thấy nhất trong xã hội và ngày càng gia tăng trong
những thập niên gần đây. Trên thế giới, báo chí và các phƣơng tiện truyền
thông đề cập hàng ngày thông tin về bạo lực của các băng nhóm, trong trƣờng
học và của giới trẻ trên đƣờng phố. Các nạn nhân và thủ phạm chính của bạo
lực ở khắp mọi nơi, có thể là trẻ vị thành niên hoặc thanh thiếu niên trẻ tuổi.
Những cái chết hoặc những cuộc tấn công liên quan đến bạo lực đã góp phần
làm gia tăng tỉ lệ chết trẻ, bị thƣơng và tàn tật trên toàn cầu.
Bạo lực ở giới trẻ liên quan đến những hành vi có hại có thể bắt đầu từ
rất sớm và tiếp tục vào tuổi trƣởng thành. Một thanh niên có thể là nạn nhân,

là ngƣời phạm tội hoặc ngƣời chứng kiến bạo lực. Bạo lực ở giới trẻ bao gồm
9

các hành vi khác nhau. Chẳng hạn nhƣ bắt nạt, tát hoặc đánh, có thể gây ra
thiệt hại về tình cảm nhiều hơn thiệt hại về mặt thể chất. Một số hành vi khác
nhƣ cƣớp hoặc sử dụng vũ lực (có hoặc không có vũ khí ) có thể dẫn đến chấn
thƣơng nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.
Bạo lực dẫn đến tử vong
Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1994, bạo lực dẫn đến tử vong tăng
nhanh ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở độ tuổi từ 10-24 tuổi. Nghiên cứu
của WHO đã chỉ ra một số đặc trƣng sau: hiện tƣợng này xảy ra ở độ tuổi từ
15-19 và 20-24 nhiều hơn là độ tuổi từ 10-14 tuổi; xảy ra ở nam nhiều hơn
nữ; xuất hiện ở các nƣớc đang phát triển và có những thay đổi về tình hình
kinh tế xã hội. Một ví dụ về nguyên nhân do những thay đổi về tình hình kinh
tế xã hội, đó là trong khi tỉ lệ tử vong do bạo lực ở giới trẻ ở các nƣớc Đông
Âu và Liên bang Xô Viết đặc biệt tăng nhanh sau sự sụp đổ của chủ nghĩa
cộng sản giai đoạn cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990 thì tỉ lệ
này ở các nƣớc Tây Âu nhìn chung vẫn thấp và ổn định. Ở Nga, giai đoạn
1985-1994, tỉ lệ này ở độ tuổi từ 10 – 24 tuổi tăng hơn 150%, tỉ lệ là từ 7
ngƣời/100.000 dân lên đến 18 ngƣời/100.000 dân [23].
Một chú ý nữa đó là tỉ lệ gia tăng tử vong do bạo lực ở giới trẻ liên
quan đến gia tăng sử dụng súng. Sự khác biệt đáng chú ý trong xu hƣớng giết
ngƣời ở thanh niên trong giai đoạn 1985-1994 đã đƣợc quan sát trên khắp lục
địa Hoa Kỳ. Tại Canada, nơi có khoảng một phần ba số vụ tử vong ở giới trẻ
liên quan đến súng, tỉ lệ này giảm 9,5%, trung bình từ 2,1 ngƣời chết/ 100.000
dân- 1,9 ngƣời/ 100.000 dân. Tại Hoa Kỳ, xu hƣớng lại ngƣợc lại, với hơn
70% số vụ giết ngƣời ở độ tuổi thanh thiếu niên liên quan đến súng và ở giai
đoạn này có tốc độ tăng là 77%, từ 8,8 ngƣời/100.000 dân đến 15,6
ngƣời/100.000 dân [23].
10


Năm 2000, ƣớc tính có 199.000 thanh thiếu niên trẻ bị giết trên toàn thế
giới (9,2 ngƣời/100.000 dân). Hay nói một cách khác, trung bình có 565 trẻ
em, trẻ vị thành niên hoặc thanh niên trẻ tuổi từ 10-29 tuổi chết mỗi ngày do
hậu quả của bạo lực giữa các cá nhân. Tỉ lệ ngƣời chết khác nhau giữa các
khu vực, từ 0,9/100.000 dân ở những nƣớc có thu nhập cao nhƣ Châu âu và
một phần của Châu Á Thái Bình Dƣơng đến 17,6/100.000 dân ở Châu Phi và
36.4/100.000 dân ở các nƣớc Mỹ La tinh [23].
Tính đơn vị từng nƣớc, ngoại trừ Mỹ, phần lớn những nƣớc có tỉ lệ tử
vong do bạo lực cao (từ 10/100.000 dân trở lên) chủ yếu là các nƣớc đang
phát triển hoặc những nƣớc có những biến động về kinh tế và xã hội (Salvado
tỉ lệ này là 84,4/100.000 dân; ở Pueto Rico là 41,8/100.000 dân, Nga là
18/100.000 dân và ở Mỹ là 11/100.000 dân). Những nƣớc có tỉ lệ tử vong do
bạo lực thấp chủ yếu ở Tây Âu (Pháp là 0.6/100.000 dân, con số này ở Đức là
0,8, ở Anh là 0.9). Còn ở Châu Á có Nhật Bản (0,4/100.000). Ở những nƣớc
này có ít hơn 20 vụ giết ngƣời một năm. Nghiên cứu này cũng cho thấy những
cái chết liên quan đến bạo lực xảy ra ở nam nhiều hơn với nữ giới.
Bên cạnh những hậu quả dẫn đến chết ngƣời, bạo lực ở giới trẻ cũng
xảy ra ở những hành vi nhƣ bắt nạt, tát, hoặc sử dụng vũ lực dẫn đến bị
thƣơng. Ở trƣờng hợp này, bạo lực xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Một
nghiên cứu ở Eldoret, Kenya cho thấy tỉ lệ nạn nhân là nam giới so với nữ
giới là 2,6:1. Một nghiên cứu khác ở Jamaica là 3:1 và ở Na Uy là 4,5:1. Tỉ lệ
bạo lực gây chấn thƣơng có xu hƣớng tăng nhanh ở độ tuổi từ thanh thiếu
niên đến thanh niên. Một cuộc điều tra ở Johannnesburg, Nam Phi cho thấy
3,5% nạn nhân của bạo lực ở độ tuổi 13 hoặc ít hơn trong khi ở độ tuổi từ 14-
21 là 21,9% và từ 22-35 tuổi là 52,3%. Tỉ lệ này cũng tƣơng tự ở Brazil,
Chile, Colombia, Costa Rica, El Salvador và Venezuela. Nghiên cứu cũng
11

cho thấy ở hành vi bạo lực này ít sử dụng đến súng mà chủ yếu sử dụng nắm

đấm, đá hoặc vũ khí thô sơ nhƣ dao hoặc gậy, dùi cui [23] .
Vấn đề bạo lực ở giới trẻ không thể nhìn nhận tách biệt với các vấn đề
về hành vi khác. Bạo lực ở thanh thiếu niên thƣờng có dấu hiệu vi phạm pháp
luật ở một phạm vi nào đó. Chúng thƣờng đồng thời thể hiện các tệ nạn khác
ở giới trẻ nhƣ: bỏ học, sử dụng chất kích thích, đua xe và tỷ lệ mắc bệnh lây
truyền qua đƣờng tình dục cao Mặc dù vậy, không phải thanh thiếu niên nào
tham gia bạo lực cũng đều có mắc các tệ nạn và ngƣợc lại không phải tất cả
thanh thiếu niên có các vấn đề trên nhất thiết có sử dụng bạo lực[17].
Có mối liên quan mật thiết giữa bạo lực ở giới trẻ và các loại bạo lực
khác. Ví dụ nhƣ việc chứng kiến bạo lực ở gia đình hoặc là nạn nhân của các
vụ lạm dụng tình dục hay thân thể sẽ khiến trẻ em hoặc trẻ vị thành niên dễ
chọn giải pháp bạo lực để giải quyết vấn đề trong cuộc sống [18]. Các quốc
gia xảy ra các cuộc xung đột vũ trang kéo dài hoặc tình hình kinh tế xã hội
không ổn định thƣờng dẫn đến tỷ lệ bạo lực ở thanh thiếu niên gia tăng [19].
Trong các địa điểm xảy ra bạo lực ở giới trẻ, trƣờng học là nơi phổ biến
thứ hai sau nạn bạo hành ở gia đình với trẻ em [20].
Ảnh hưởng của bạo lực ở giới trẻ đến sức khỏe
Tử vong do bạo lực ở giới trẻ chỉ là một phần của vấn đề. Nhiều ngƣời
trẻ cần chăm sóc y tế cho những chấn thƣơng liên quan đến bạo lực. Những
chấn thƣơng có thể bao gồm vết bầm tím, gãy xƣơng, mổ và vết thƣơng do
súng gây ra. Một số thƣơng tích nhƣ những vết thƣơng do đạn bắn có thể dẫn
đến khuyết tật lâu dài. Bạo lực cũng có thể ảnh hƣởng đến sức khỏe của cộng
đồng. Nó có thể làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giảm giá trị tài sản và
làm gián đoạn các dịch vụ xã hội.
12

Một nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn bệnh tật của Mỹ
chỉ ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ một thanh niên tham gia vào bạo
lực, cụ thể bao gồm: Đã có tiền sử về bạo lực; nghiện ma túy, nghiện rƣợu
hoặc hút thuốc lá; có liên quan đến những nhóm phạm pháp; thiếu sự quan

tâm của gia đình; thành tích học tập không tốt và hoàn cảnh gia đình nghèo
khó [15].
Bạo lực học đường
Bạo lực học đƣờng là bạo lực ở giới trẻ xảy ra tại trƣờng học, trên
đƣờng đến trƣờng, từ trƣờng hay trong một sự kiện do trƣờng bảo trợ.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, tình trạng bạo lực học đƣờng đang là
vấn nạn toàn cầu, nó đã trở thành vấn đề không chỉ của riêng giới giáo dục mà
của toàn xã hội khi mức độ ảnh hƣởng của nó ngày càng lan rộng và hậu quả
ngày càng nghiêm trọng.
Nghiên cứu của WHO cho thấy những cuộc đánh nhau bằng chân tay
xảy ra phổ biến ở trẻ em độ tuổi đi học ở nhiều nơi trên thế giới. Khoảng một
phần ba học sinh cho biết có tham gia vào các cuộc đánh nhau, tỉ lệ này ở nam
gấp 2-3 lần nữ giới. Bắt nạt cũng là phổ biến ở trẻ em độ tuổi đi học. Trong
một nghiên cứu về hành vi sức khỏe ở những trẻ em trong độ tuổi ở 27 nƣớc,
đa số trẻ ở độ tuổi 13 tuổi ở hầu hết các nƣớc đã tham gia vào bắt nạt ít nhất
một vài lần. Ngoài các hình thức tấn công, bắt nạt và đánh nhau cũng có thể
dẫn đến các hình thức nghiêm trọng hơn của bạo lực. Việc mang vũ khí là
một hành vi có nguy cơ dẫn đến bạo lực và đây còn là một hoạt động chủ yếu
của nam thanh niên trong độ tuổi đi học. Ở Cape Town, Nam Phi, 9,8 % học
sinh nam và 1,3 % học sinh nữ trong các trƣờng trung học cho biết có mang
dao đến trƣờng trong vòng 4 tuần trƣớc. Ở Scotland, 34,1 % nam giới và 8,6
% nữ giới trong độ tuổi 11-16 nói rằng họ đã mang theo vũ khí ít nhất một lần
13

trong suốt cuộc đời của họ và đối với những ngƣời nghiện ma túy có nhiều
khả năng hơn ngƣời không sử dụng ma túy. Ở Hà Lan, 21% học sinh trung
học cơ sở thừa nhận sở hữu 1 vũ khí và 8% đã thực sự mang vũ khí đến
trƣờng. Tại Hoa Kỳ, một cuộc khảo sát quốc gia đối với học sinh từ lớp 9-12
thì thấy rằng 17,3% đã mang theo một vũ khí trong vòng 30 ngày trƣớc và
tăng 6,9% đã mang vũ khí đến trƣờng học [23].

Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn bệnh
tật của Mỹ (CDC), bạo lực dẫn đến tử vong xuất hiện rất ít ở trƣờng học ở
Mỹ. Trong năm học 2009-2010, có 17 vụ giết ngƣời của độ tuổi đi học lứa
tuổi từ 5-18. Trong tất các vụ giết ở độ tuổi thanh thiếu niên, số vụ xảy ra ở
trƣờng học ít hơn 2% và tỉ lệ này cũng khá ổn định trong vòng 1 thập kỷ qua.
Trong năm 2010, có khoảng 828.000 vụ bạo lực không gây tử vong diễn ra ở
trƣờng học giữa các học sinh từ 12 đến 18 tuổi. Khoảng 7% giáo viên cho biết
họ đã từng bị đe dọa tấn công bởi học sinh trong trƣờng. Trong năm 2009,
khoảng 20% học sinh lứa tuổi 12-18 cho biết các băng nhóm đã có mặt tại
trƣờng của họ trong năm học vừa qua[16].
Trong một cuộc điều tra toàn quốc với mẫu đại diện là thanh niên từ
lớp 9-12 năm 2011, thu đƣợc kết quả sau:
• 12% cho biết là đã tham gia một cuộc đánh nhau (bằng chân tay) ở
trƣờng trong khoảng thời gian 12 tháng trƣớc khi diễn ra điều tra.
• 5,9% cho biết họ đã không đi đến trƣờng một hoặc nhiều ngày trong
vòng 30 ngày trƣớc khi cuộc điều tra bởi vì họ cảm thấy không an toàn ở
trƣờng hoặc trên đƣờng đến trƣờng.
• 5,4% cho biết có mang theo vũ khí (súng, dao hoặc gậy) đến trƣờng
một hoặc nhiều ngày trong 30 ngày trƣớc cuộc điều tra.
14

• 7,4% đƣợc báo cáo là bị đe dọa hoặc bị thƣơng do vũ khí trong khuôn
viên trƣờng một hoặc nhiều lần trong 12 tháng trƣớc điều tra.
• 20% cho biết bị bắt nạt tại trƣờng học và 16% cho biết bị bắt nạt qua
các phƣơng tiện điện tử trong 12 tháng trƣớc điều tra.
• 12% cho biết đã tham gia vào một cuộc đánh nhau trông khuôn viên
trƣờng trong 12 tháng trƣớc cuộc điều tra.
• 5,9% cho biết rằng họ đã không đi đến trƣờng trên một hoặc nhiều
ngày trong vòng 30 ngày trƣớc khi cuộc điều tra bởi vì họ cảm thấy không an
toàn ở trƣờng hoặc trên đƣờng đến hoặc từ trƣờng.

• 5,4% cho biết đã từng mang theo vũ khí (súng, dao) một hoặc nhiều
ngày trong 30 trƣờng ngày trƣớc cuộc điều tra.
• 7,4% cho biết đã bị đe dọa hoặc bị thƣơng do vũ khí tại khuôn viên
trƣờng một hoặc nhiều lần trong 12 tháng trƣớc điều tra.
• 20% cho biết đã từng bị bắt nạt tại trƣờng học và 16% cho biết bị bắt
nạt trên mạng trong 12 tháng trƣớc điều tra.
Ở Châu Âu, vấn đề ngăn chặn bạo lực học đƣờng đƣợc quan tâm từ rất
sớm. Hiện tƣợng bạo lực học đƣờng xảy ra thƣờng xuyên ở trƣờng tiểu học,
liên quan tới khoảng 15% học sinh. Ở trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh bị bắt
nạt là 3-10% với mức độ cao đột biến ở độ tuổi 13-14. Đến cấp THPT, nạn
bạo lực học dƣờng bắt đầu có xu hƣớng giảm đi [25].
Ở Vƣơng Quốc Anh, trung bình một ngày xảy ra khoảng 40 vụ gây gổ
buộc cảnh sát phải can thiệp. Trong năm học 2007, cảnh sát buộc phải xuất
hiện tại trƣờng học hơn 7300 lần nhƣng thực sự trên toàn nƣớc Anh, bạo lực
học đƣờng có thể lên đến hơn 1000 vụ do khoảng 1/3 nhân viên cảnh sát quên
cập nhật dữ liệu. Đó là kết quả của cuộc khảo sát gần đây do Đảng Bảo thủ
15

công bố trong lúc lo ngại về nạn nhân bạo lực học đƣờng đang tăng cao. Số
liệu trên đƣợc tổng hợp từ 25/39 đồn cảnh sát trung tâm của nƣớc Anh.
Không chỉ có vậy, số học sinh bị đuổi học vì bạo lực học đƣờng cũng gia
tăng. Năm 2006, hơn 1000 trẻ chỉ mới 5 tuổi hoặc ít hơn bị đuổi học vì bạo
lực gia tăng. Tính tổng cộng, số học sinh dƣới 16 tuổi bị đuổi học vì tấn công
bạn cùng trƣờng là 65390 vụ, tăng khoảng 2720 vụ chỉ trong 1 năm [3].
Ở Đức, trung bình mỗi ngày các trƣờng học ở nƣớc này xảy ra khoảng
50 vụ gây gổ, buộc cảnh sát phải can thiệp. Số học sinh bị đuổi học do đánh
nhau cũng gia tăng. Năm 2008, có khoảng 60.000 học sinh tham gia, tăng
2.500 em so với năm trƣớc. Hơn thế, “bạo lực băng đảng” trên đƣờng phố
cũng đang ngấm dần vào các trƣờng học. Năm 2002, một vụ nổ súng ở trƣờng
học cƣớp đi mạng sống của 14 giáo viên, 2 học sinh và 1 cảnh sát tại thành

phố Erfurt. Tháng 7/2003, một học sinh 16 tuổi bắn một thầy giáo trƣớc khi tự
sát tại một trƣờng học ở thành phố Coburg. Tháng 11/2006, một cựu học sinh
18 tuổi cũng nổ sung trong một trƣờng học ở thành phố Emsdetten, làm ít
nhất 11 ngƣời bị thƣơng…[24].
Bạo lực học đƣờng không chỉ dừng lại ở hình thức học sinh với học
sinh, giáo viên cũng phải đối mặt với gây hấn thể chất từ phía học sinh. Ở
Anh, trong năm 2007, một cuộc khảo sát 6000 giáo viên của công đoàn giáo
viên (NASUWT) phát hiện thấy có hơn 16% giáo viên bị học sinh hành hung.
Ở xứ Wales, một cuộc khảo sát năm 2009 cho thấy 2/5 giáo viên cho biết bị
học sinh hành hung trong lớp học và có 49% giáo viên bị đe dọa hành hung.
Nghiên cứu của Bỉ cho thấy bạo lực thƣờng xảy ra đối với giáo viên nói tiếng
Pháp, điều này khiến cho nhiều giáo viên quyết định bỏ nghề dạy học. Ở
Bungari, trong năm 2009, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục đƣa ra quy định chặt chẽ về
hành vi ngƣời học, bao gồm cả việc ăn mặc không thích hợp, say rƣợu và
mang điện thoại di động vào lớp. Giáo viên đã đƣợc trao thêm quyền hạn để
16

trừng phạt những học sinh gây rối. Ở Ba Lan, trong năm 2006, Bộ trƣởng Bộ
Giáo dục đƣa ra một chƣơng trình cải cách không khoan dung. Theo kế hoạch
này, giáo viên sẽ có tƣ cách pháp lý để giải quyết tình hình tội phạm học
đƣờng và trừng phạt nghiêm khắc hơn những tội phạm bạo lực chống lại giáo
viên. Tại Mỹ, trong năm 2003, có 7% giáo viên (ở đô thị là 10%) là đối
tƣợng của bạo lực, 5% giáo viên tại các trƣờng trong đô thị bị tấn công [8].
Ở Châu Á, bạo lực học đƣờng cũng trở thành vấn đề nhức nhối của
ngành giáo dục nói chung và toàn xã hội nói riêng. Ở Hàn Quốc, thống kê
cũng cho thấy gần 13,2% học sinh nam và 5,8% học sinh nữ từ lớp 4 đến lớp
12 bị các bạn cùng lớp đánh hoặc làm tổn thƣơng. Tháng 2 năm 2007, Bộ
Giáo dục Hàn Quốc cho biết nạn bạo lực học đƣờng đã gia tăng ở nƣớc này.
15,9% học sinh thú nhận từng “nếm mùi” bạo lực ở trƣờng học. So với năm
2003, tỷ lệ học sinh bị bạn học đe dọa, trấn lột hoặc bắt nạt đều cao hơn gấp

2-3 lần. Để ngăn ngừa nạn bạo lực học đƣờng, cùng với việc thi hành luật,
ngƣời dân nƣớc này cũng đã tham gia nhiều cuộc vận động nâng cao nhận
thức về bạo lực học đƣờng, tƣ vấn cũng nhƣ các biện pháp khác nhằm hỗ trợ
các nạn nhân là học sinh. Hệ thống cảnh sát học đƣờng cũng đƣợc tăng cƣờng
để chống lại nạn bạo lực trƣờng học đang gia tăng và ngăn chặn tội phạm vị
thành niên. Công việc của những cảnh sát này là giám sát bạo lực trƣờng học,
tƣ vấn cho học sinh, phụ huynh và giáo viên, đồng thời bảo vệ các nạn nhân.
Hơn 70 trƣờng học Hàn Quốc đã áp dụng hệ thống này nhằm xóa sổ bạo lực
học đƣờng [8].
Tại Nhật, theo một nghiên cứu của Chính phủ Nhật Bản, nạn gây hấn
với bạn trong các trƣờng học Nhật Bản đã tăng hơn 5% trong năm 2003 so
với năm trƣớc đó. Sách trắng về thanh thiếu niên thống kê 23.351 vụ bắt nạt
trong các trƣờng tiểu học và trung học công lập cùng với trƣờng khiếm thính,
khiếm thị và khuyết tật khác trong năm 2003. Con số này vƣợt hơn năm trƣớc
17

1.046 vụ, tăng 5.16%. Các vụ bắt nạt trong trƣờng học lên tới đỉnh điểm vào
năm 1995 với 60.069 vụ. Trong một cuộc khảo sát của Bộ Giáo dục Nhật
Bản, báo cáo đã chỉ ra rằng học sinh ở các trƣờng công lập tham gia vào một
số lƣợng kỷ lục các sự cố bạo lực trong năm 2007 là 52.756 trƣờng hợp, gia
tăng 8.000 vụ so với năm trƣớc. Trong đó, giáo viên là mục tiêu của gần 7000
cuôc tấn công. Tính đến thời điểm năm học kết thúc vào ngày 31/3/2008, số
vụ bạo lực do học sinh gây ra ở nƣớc này đã tăng 18%, nâng tổng số vụ bạo
lực học đƣờng lên 53.000 vụ, trong đó số vụ liên quan tới học sinh tiểu học
tăng 37%, nâng tổng số vụ bạo lực học đƣờng ở học sinh tiểu học lên tới
5.124 vụ [26].
Trƣớc tình hình bạo lực học đƣờng diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, đã
có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Năm 2008, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật tại Mỹ đã tổ
chức một cuộc khảo sát mang tên: "Hiểu biết về bạo lực học đƣờng". Nghiên

cứu đã chỉ ra rằng, thực trạng quy mô bạo lực học đƣờng diễn ra tại các
trƣờng THPT trong những giai đoạn khác nhau ở Mỹ, đặc biệt từ năm 2005-
2007. Qua những số liệu thu đƣợc từ kết quả nghiên cứu, Trung tâm kết luận
rằng tình trạng bạo lực học đƣờng tại Mỹ đang ngày càng gia tăng và mức độ
nguy hiểm, tính trầm trọng ngày càng cao. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra
những nhân tố nguy hại tới tội phạm bạo lực ở giới trẻ, đó là nhân tố cá nhân,
các mối quan hệ thân cận và nhân tố xã hội, cộng đồng. Nghiên cứu cũng chỉ
ra những tác động trƣớc mắt và lâu dài của bạo lực học đƣờng đến học sinh
THPT nói riêng và toàn xã hội nói chung [16] .
Một công trình nghiên cứu khác của Glew GM và các cộng sự tiến
hành năm 2005 trên 3530 học sinh lớp ba, lớp bốn, lớp năm tại Mỹ với đề tài
"Bắt nạt, tâm lý xã hội điều chỉnh và kết quả học tậm ở trƣờng tiểu học" với
18

mục tiêu xác định tỷ lệ bắt nạt trong trƣờng tiểu học và mối liên quan của nó
với nhà trƣờng, thành tích học tập, hành động kỷ luật và cảm giác của bản
thân: cảm giác buồn, an toàn và phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy 23%
trẻ em đƣợc khảo sát đã từng tham gia bắt nạt hoặc đã từng là kẻ bắt nạt, nạn
nhân hoặc cả hai. Nạn nhân và kẻ bắt nạt là nạn nhân có thành tích học tập
thấp hơn so với những ngoài ngoài cuộc. Tất cả 3 nhóm trên đều có cảm giác
không an toàn khi ở trƣờng học hơn so với những đứa trẻ ngoài cuộc. Tác giả
đã kết luận rằng, tỉ lệ bắt nạt thƣờng xuyên của học sinh tiểu học là đáng kể.
Đồng thời, mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt đã chỉ ra rằng đây là một vấn đề
nghiêm trọng trong trƣờng tiểu học. Các nghiên cứu đƣợc trình bày trong tài
liệu này cho thấy sự cần thiết phải có các chƣơng trình giảng dạy chống bạo
lực dựa trên bằng chứng tiểu học [7].
Công trình nghiên cứu của Wang J và cộng sự năm 2009 đƣợc tiến
hành tại Mỹ với đề tài " Bắt nạt trƣờng học trong thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ:
thể chất, bằng lời nói, quan hệ và mạng" đã nghiên cứu bốn hình thức của
hành vi bắt nạt trong trƣờng học ở nhóm thanh thiếu niên Mỹ và mối liên

quan với các đặc điểm về mặt nhân học xã hội, hỗ trợ của cha mẹ và bạn bè
đã đƣợc khảo sát. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ về hành vi bắt nạt
ngƣời khác hoặc đã từng bị bắt nạt ở trƣờng học ít nhất một lần trong 2 tháng
gần đây là 20,8% về mặt thể chất, 53,6% bằng lời nói, 51,4% về mặt xã hội
và 13,6% trên internet. Các bạn trai dính líu nhiều hơn vào bắt nạt thể chất
hoặc bằng lời nói, trong khi các bạn gái thƣờng liên quan đến các kiểu bắt nạt
khác. Các bạn nam có xu hƣớng là ngƣời đi bắt nạt qua mạng, trong khi các
bạn gái có xu hƣớng là nạn nhân của hiện tƣợng bắt nạt đó. Thanh thiếu niên
Mỹ gốc Phi đã tham gia bắt nạt nhiều hơn về mặt thân thể, lời nói hoặc qua
mạng nhƣng lại ít trở thành nạn nhân của những bắt nạt bằng lời nói. Nghiên
cứu cho thấy nếu có sự hỗ trợ nhiều hơn của cha mẹ thì thanh thiếu niên ít
19

dính líu đến tất cả các hành vi bắt nạt nói trên. Ngoài ra, việc thanh thiếu niên
có nhiều bạn bè sẽ liên quan đến việc bắt nạt nhiều hơn và cũng ít bị bắt nạt
hơn về những hình thức nhƣ thể chất, bằng lời nói và quan hệ trừ hình thức
bắt nạt qua mạng.
Qua những nghiên cứu trên cho thấy bạo lực học đƣờng thực sự đã trở
thành vấn nạn trên thế giới. Hình thức của nó có thể là bạo lực về mặt tinh
thần hoặc bạo lực về mặt thể chất, ở đây có thể là những cuộc đánh nhau bằng
tay chân hay có thể có vũ khí thô sơ hoặc thậm chí cả súng. Hậu quả để lại có
thể là gây thƣơng tích trên cơ thể. Một số các thƣơng tích là tƣơng đối nhỏ,
bao gồm nhƣ vết bầm tím, xây xát hoặc gãy xƣơng. Một số thƣơng tích khác
nặng hơn nhƣ vết thƣơng do đạn bắn và chấn thƣơng đầu, nghiêm trọng hơn
có thể dẫn đến tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong. Tuy nhiên, không phải tất cả
chấn thƣơng có thể nhìn thấy. Bạo lực ở giới trẻ cũng nhƣ ở trƣờng học có thể
dẫn đến một loạt các biểu hiện và hậu quả sức khỏe tiêu cực, bao gồm cả việc
sử dụng rƣợu, ma túy và tự tử. Trầm cảm, lo lắng và nhiều vấn đề tâm lý khác
(bao gồm sợ hãi) có thể dẫn đến từ bạo lực học đƣờng
Nhìn chung, các nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng bạo lực học đƣờng

trong nhà trƣờng trung học phổ thông, các hình thức của bạo lực học đƣờng
đƣa ra những nguyên nhân và giải pháp đến đẩy lùi nạn bạo lực ra khỏi môi
trƣờng giáo dục.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Mặc dù Việt Nam là nƣớc đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ƣớc Liên
Hiệp Quốc về quyền trẻ em năm 1990 và thời gian qua đất nƣớc ta có nhiều
thành tựu qua việc đổi mới quản lý giáo dục, môi trƣờng giáo dục hiện nay
vẫn phải đổi mặt với nhiều vấn đề, trong đó phải kể đến hiện tƣợng bạo lực
học đƣờng xảy ra ngày càng nhiều và phổ biến hiện nay.
20

Năm 2010, một cuộc khảo sát đƣợc tiến hành bởi Báo Pháp luật thành
phố Hồ Chí Minh với 100 giáo viên và 250 học sinh đến từ 10 trƣờng tại
thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 57 % giáo viên nghĩ rằng bạo lực học đƣờng
là tăng lên, trong khi 22 % coi nó nhƣ là hiếm. 6% giáo viên cho rằng sự gia
tăng nạn bạo lực học đƣờng đã đƣợc phóng đại bởi phƣơng tiện truyền thông.
Tuy nhiên, trong câu trả lời cho câu hỏi "Bạn đã nhìn thấy những cuộc đánh
nhau giữa nữ sinh trong nhà trƣờng không ?" thì 64 % các sinh viên trả lời
rằng họ đã chứng kiến điều này [4] .
Theo Báo cáo của Bộ GD&ĐT, trong năm 2009-2010, trên toàn quốc
đã xảy ra khoảng 1598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trƣờng
học. Các nhà trƣờng đã xử lý kỷ luật, khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1558
học sinh, buộc thôi học có thời gian học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm
học) 735 học sinh [5].
Thực tế cho thấy, trên các phƣơng tiện truyền thông hiện nay đề cập
nhiều đến số lƣợng các trƣờng hợp bạo lực học đƣờng và mức độ nguy hiểm
ngày một gia tăng, thậm chí bao gồm cả giết ngƣời.
Theo số liệu của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội
phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên”, từ năm
2007 - 6/2013, toàn quốc phát hiện gần 63.600 vụ, gồm hơn 94.300 em vi

phạm pháp luật hình sự. Số vụ phạm pháp tăng gần 4.300 vụ, bằng 6,72% so
với 6,5 năm trƣớc đó. Nhƣ vậy, trong 6 năm qua, bình quân mỗi năm có trên
10.000 vụ án, với hơn 15.000 đối tƣợng là trẻ vị thành niên phạm tội. Bình
quân mỗi ngày xảy ra trên 30 vụ án với gần 40 đối tƣợng. Con số này cũng
tƣơng đƣơng với số vụ tai nạn giao thông và số ngƣời chết vì tai nạn giao
thông hàng năm và hàng ngày. Còn theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát Thi
hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp (Bộ Công an), từ năm 2002 đến tháng
21

6/2013, 4 trƣờng giáo dƣỡng gồm Trƣờng giáo dƣỡng số 2 - Ninh Bình; số 3 -
Đà Nẵng; số 4 - Đồng Nai và số 5 - Long An đã tiếp nhận 21.836 ngƣời chƣa
thành niên vi phạm pháp luật. Tính đến hết tháng 6/2013, 4 trƣờng giáo
dƣỡng nói trên đang quản lý 2.834 học sinh, trong đó có 70 em là nữ. Trong
số những học sinh vi phạm pháp luật nói trên, có tới 40,7% các em đã từng bị
nhà trƣờng thi hành kỷ luật cảnh cáo hoặc đuổi học, hơn 85% số em nghiện
thuốc lá, thuốc lào, gần 60% thích xem phim đồi trụy, phim đen, 33% em
thích uống rƣợu, bia [27].
Trƣớc tình hình đó, bên cạnh những thông tin về bạo lực học đƣờng
đƣợc đề cập nhiều trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, cũng đã có một
số nghiên cứu, các bài báo khoa học quan tâm nghiên cứu về vấn đề này.
Bài viết của tác giả Phan Mai Hƣơng về "Thực trạng bạo lực học
đường hiện nay" đăng trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (tháng 8/2009)
đã trình bày khảo sát của tác giả về thực trạng bạo lực học đƣờng bằng
phƣơng pháp phân tích tài liệu và các tài liệu thứ cấp đƣợc công bố trên diễn
đàn. Qua phân tích tài liệu, tác giả đã chỉ ra rằng bạo lực học đƣờng ngày một
gia tăng, không chỉ ở các thành phố lớn mà phổ biến trên khắp các tỉnh thành
trong cả nƣớc. Đối tƣợng của bạo lực học đƣờng ngày càng đa dạng, bao gồm
nam sinh, nữ sinh và cả thầy cô giáo. Bạo lực học đƣờng ngày một đa dạng về
kiểu loại và phong phú về biểu hiện. Ngoài ra, bài viết cũng đƣa ra một số
nguyên nhân và giải pháp nhằm đẩy lùi tình trạng bạo lực nhƣ sự quan tâm

của phụ huynh học sinh trong việc giáo dục con cái, của nhà giáo dục trong
việc rèn luyện kỹ năng sống
Năm 2008, PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, Chủ nhiệm Bộ môn Giới và Gia
đình, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội cùng
cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về hành vi bạo lực của nữ sinh trung
22

học, khảo sát 200 phiếu tại hai trƣờng THPT thuộc Quận Đống Đa (Hà Nội).
Kết quả cho thấy có đến 96,7% số học sinh đƣợc hỏi cho rằng ở trƣờng các
em học có xảy ra hiện tƣợng nữ sinh đánh nhau. Kết quả khảo sát cũng cho
biết có tới 64% các em nữ thừa nhận từng có hành vi đánh nhau với các bạn
khác. Trong các em nữ từng đánh nhau thì số nữ sinh một lần đánh nhau là
12,7%, 2-3 lần: 20,7%, 4-5 lần: 10,7% và 19,3% đánh nhau từ năm lần trở
lên. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhận thức về bạo lực của nữ
sinh cũng nhƣ nguyên nhân xuất hiện bạo lực, đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ
ra một số yếu tố tác động đến hành vi bạo lực trong học sinh, sinh viên. Đó là
yếu tố gia đình và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng và sức ép tâm lý và
bất mãn xã hội. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả cũng đƣa ra một số kết
luận, kiến nghị nhằm giảm thiểu, ngăn chặn hành vi bạo lực học đƣờng.
Một nghiên cứu của PGS.TS Trần Thị Tú Anh (Trƣờng ĐH Sƣ phạm
Huế) về hành vi bạo lực học đƣờng của 200 học sinh trung học cơ sở (THCS)
thành phố Huế cho thấy hành vi bạo lực học đƣờng là khá phổ biến theo đánh
giá của học sinh. Trong đó, hành vi bạo lực về tinh thần có mức độ biểu hiện
cao hơn hành vi bạo lực thể chất. Tỉ lệ học sinh chứng kiến hành vi bạo lực
học đƣờng cao hơn nhiều so với tỉ lệ học sinh thực hiện hoặc là nạn nhân của
hành vi này. Khi có hành vi bạo lực học đƣờng xảy ra, học sinh THCS có
những phản ứng khác nhau, bên cạnh những phản ứng tích cực là tìm kiếm sự
hỗ trợ của ngƣời lớn, các em cũng có những phản ứng tiêu cực, có thể gây tổn
hại đến các em và làm trầm trọng thêm tình trạng bạo lực học đƣờng. Nghiên
cứu cũng đƣa ra một số biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực học

đƣờng nhƣ nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề này; xây dựng môi
trƣờng sống lành mạnh, ít bạo lực; học sinh cần đƣợc học kỹ năng sống để có
những cách ứng phó hiệu quả khi xảy ra hành vi bạo lực.
23

Tác giả Lê Thị Hồng Thắm, Tô Gia Kiên với nghiên cứu về “Nguyên
nhân dẫn đến bạo lực học đường” tại trƣờng THCS Lê Lai, Quận 8, TP Hồ
Chí Minh đã chỉ ra nhận thức của các em học sinh THCS về hành vi bạo lực.
Các đối tƣợng nghiên cứu đều cho rằng hành vi bạo lực học đƣờng là những
hành vi nhƣ kết thành nhóm, đe dọa bạn bè, đánh nhau hay đánh nhau có sử
dụng hung khí. Đa số các đối tƣợng cho rằng hành vi chửi nhau, hành vi hiếp
dâm không phải là bạo lực học đƣờng. Ngoài ra, các đối tƣợng nghiên cứu
cho rằng bạo lực học đƣờng ảnh hƣởng đến thể chất nhƣ gãy tay, gãy
chân và ảnh hƣởng đến tinh thần và xã hội của nạn nhân nhƣ lo lắng, sợ sệt,
tƣ tƣởng không ổn định. Qua nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng các em có hành
vi bạo lực luôn muốn chứng tỏ mình. Ba mẹ các em thƣờng la rầy, đánh đập
mỗi khi các em sai phạm và ba mẹ có thái độ xúi giục các em thực hiện hành
vi bạo lực khi bị ngƣời khác xúc phạm, anh chị thì không quan tâm đúng cách
đến các em. Nhà trƣờng chƣa tổ chức đƣợc chƣơng trình phòng chống bạo lực
học đƣờng và không đồng nhất trong cách xử lý các hành vi sai phạm của các
em, đôi khi nhà trƣờng còn dùng hành vi bạo lực đối với các em.
Một nghiên cứu khác của tác giả Ông Mai Thƣơng đã tiến hành nghiên
cứu về “Hành vi bạo lực trong nữ sinh THPT” năm 2008 khảo sát trên 200
học sinh tại 2 trƣờng thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Đề tài nghiên cứu đã chỉ
ra nhận thức của học sinh về vấn đề bạo lực và nguyên nhân xuất hiện bạo
lực. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố tác động đến hành vi bạo lực của
học sinh nhƣ thiếu sự quan tâm của gia đình, ảnh hƣơng của phƣơng tiện
truyền thông đại chúng… Đến năm 2012, tác giả tiếp tục nghiên cứu vấn đề
này ở khía cạnh “Tác động của các nhóm không chính thức đến hành vi bạo
lực thể chất trong học sinh THPT” ở trƣờng THPT trên địa bàn thành phố

Vinh, Nghệ An. Nghiên cứu đã mô tả chân dung xã hội của các nhóm học
sinh cá biệt có hành vi đánh nhau đang học tại trƣờng. Điểm chung nổi bật
24

của các đối tƣợng trong nhóm này là thiếu sự quan tâm của cha mẹ. Bên cạnh
đó, nghiên cứu đã mô tả các hoạt động thƣờng ngày của nhóm học sinh này
và nhận thấy nhóm học sinh này biết cách kiếm tiền để phục vụ nhu cầu chi
tiêu từ khi bƣớc vào bậc THPT và những công việc đó không phù hợp với độ
tuổi, thậm chí là những công việc bất hợp pháp. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
đƣa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm ngăn chặn bạo lực xảy ra trong
môi trƣờng học đƣờng.
Tóm lại, những nghiên cứu trên đây đã chỉ ra những khía cạnh khác
nhau của bức tranh về nạn bạo lực học đƣờng đang xảy ra trong nhà trƣờng
THPT hiện nay. Các nghiên cứu đã đề cập đến thực trang, nguyên nhân và
một số giải pháp để ngăn ngừa hành vi bạo lực. Tuy nhiên, cũng chƣa có
nhiều đề tài nghiên cứu tổng thể từ nhận thức đến thái độ và hành vi của học
sinh THPT về vấn đề này để thấy đƣợc sự tác động, ảnh hƣởng của một quá
trình logic từ nhận thức đến hành động của học sinh THPT.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Vận dụng lý thuyết xã hội học (lý thuyết hành động xã hội, về xã hội
hóa) tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THPT về
bạo lực gia đình đồng thời cũng làm rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng bạo
lực học đƣờng trong học sinh THPT.
3.2.Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đề tài “Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THPT
về bạo lực học đƣờng” sẽ là một đóng góp tuy nhỏ nhƣng có ý nghĩa thực tiễn
tích cực trong việc:
25


Tìm hiểu, đánh giá những quan niệm, thái độ và hành vi của học sinh
THPT về vấn đề bạo lực học đƣờng, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến
hành vi bạo lực của học sinh THPT.
Kết quả nghiên cứu giúp gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng xã hội hiểu
rõ vai trò quan trọng của mình trong việc giáo dục nhận thức cho học sinh
THPT; giúp các nhà quản lý, nhà khoa học tham khảo, đƣa ra những biện
pháp cũng nhƣ phƣơng án ngăn ngừa hiện tƣợng bạo lực học đƣờng, giúp học
sinh THPT có kiến thức toàn diện hơn về vấn đề này.
Kết quả nghiên cứu đề tài này cũng là tài liệu có giá trị tham khảo cho
những ngƣời đang quan tâm tới vấn đề bạo lực trong học đƣờng và việc bảo
vệ chăm sóc giáo dục trẻ em.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đo và đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của học
sinh THPT về bạo lực học đƣờng, giải thích nguyên nhân của bạo lực học
đƣờng, từ đó đƣa ra những giải pháp trong công tác quản lý, giáo dục nhận
thức, lối sống cho học sinh THPT.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá nhận thức của học sinh THPT về bạo lực học đƣờng
Tìm hiểu thái độ của học sinh THPT đối với hiện tƣợng bạo lực học đƣờng
Tìm hiểu hình thức, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đƣờng
Xây dựng một số khuyến nghị về định hƣớng giáo dục cho học sinh
THPT và các nhóm biện pháp về gia đình, phƣơng tiện truyền thông, quản lý
nhằm giảm hiện tƣợng bạo lực học đƣờng.

×