wdC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯÒNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
■ ■ ■ ■
Trần Thanh Huyền
BÁO CHÍ VỚI VIỆC TUYÊN TRUYEN, g iá o d ụ c
SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
(Khảo sát trên các báo “Sức klioe' và Đời sông ”, "Gia đình và Xã hội ” và
“Phụ nữ Việt Nam ” trong ba năm 2002- 2004)
C huyên ngành: B áo c h í h ọ c
M ã số: 5.0 4 .30
_______
_
Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA HÀ N Ộ I
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
V/. u JJ M
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ
NGƯÒI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. Duơng Xuân Sơn
HÀ NỘI- 2005
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Báo
chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vãn- Đại học Quốc gia Hà Nội
về lòng nhiệt tình truyền thụ tri thức của các Thầy, Cô cho chúng em trong
những năm qua.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Dương Xuân
Sơn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành Luận
văn này.
Xin cảm ơn người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm góp ý và động
viên người viết Luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2005
Trần Thanh Huyền
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nơhiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong Luận
vãn này là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
lế ic ỷ v A Líxá ị*
Trần Thanh Huyền
MỤC LỤC
Trang
M ỏ ĐẨU 1
1. Lịch sử nghiên cứu đề tài 1
2. Tính cấp thiết của đề tài 5
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp mới của luận vãn 7
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận vãn 8
8. Kết cấu của luận vãn 8
CHƯƠNG MỔT 9
SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN ỏ NƯỚC TA- THỰC TRẠNG VÀ VẤN
ĐỂ
1.1. Khái niệm 9
1.1.1. Khái niệm Sức khoẻ 9
1.1.2. Khái niệm Sức khoẻ sinh sản 10
1.2.3. Khái niệm Sức khoẻ sinh sản vị thành niên 12
1.1.4. Các nhân tố cấu thành của Sức khoẻ sinh sản vị thành niên 12
1.2. Một số vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản vị thành niên 14
1.2.1. Sức khoẻ sinh sản và những nguy cơ vị thành niên dễ mắc phải 14
1.2.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên là vấn đề có ý nghĩa toàn cầu 20
1.3. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giáo 28
dục sức khoẻ sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên
1.3.1. Những chù trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 28
1.3.2. Sự quan tâm của các phương tiện truyền thông đại chúng 34
CHƯƠNG HAI 38
VẤN ĐỂ TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC s ứ c KHOẺ SINH SẢN CHO VỊ THÀNH
NIÊN TRÊN BÁO CHÍ NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Một số kết quả rút ra từ thực hiện điều tra xã hội học và quá trình 39
khảo sát trên ba tờ báo “Gia đình và Xã hội”, “Sức khoẻ và Đòi sống”
và “Phụ nữ Việt Nam”.
2.1.1. Một số kết quả rút ra từ điều tra xã hội học 39
2.1.2. Kết quả khảo sát trên ba tờ báo 41
2.1.3. Truyền thông giáo dục SKSS trên báo chí 43
2.2 . Nội dung tuyên truyền, giáo dục Sức khoẻ sinh sản vị thành niên 45
trên các tờ báo
2.2.1. Nhóm bài viết tác động đến vai trò của gia đình 46
2.2.2. Nhóm bài viết về vai trò của nhà trường 50
2.2.3. Nhóm bài viết phản ánh hoạt động của các ban ngành, đoàn thể, các tổ 54
chức xã hội
2.2.4. Nhóm bài viết phản ánh về những hoạt động của các tổ chức quốc tế 57
2.3 . Hình thức thể hiện 60
2.3.1. Các thể loại báo chí được sử dụng viết về đề tài giáo dục sức khoẻ 61
sinh sản
2.3.2. Ngôn ngữ thể hiện 74
2.3.3. Các hình thức khác 78
2.3.4. Một số kết quả khảo sát đánh giá của vị thành niên về chất lượng 86
thông tin, tuyên truyền của báo chí qua phiếu điều tra xã hội học
89
CHƯƠNG BA
M ỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ QUA KHẢO SÁT VỂ TÌNH HÌNH TUYÊN
TRUYỀN, GIÁO DỤC sức KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN TRÊN BÁO CHÍ
3.1. Một số nhận xét, đánh giá về tình hình tuyên truyền, giáo dục sức 89
khoẻ sinh sản vị thành niên trên báo chí
3.1.1. Về nội dung 89
3.1.2. Về hình thức 91
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền 93
sức khoẻ sinh sản cho tuổi vị thành niên trên báo chí
3.2.1. Đối với báo “Phụ nữ Việt Nam” 93
3.2.2. Đối với báo “Gia đình và Xã hội” 94
3.2.3. Đối với báo “Sức khoẻ và Đời sống” 94
3.2.4. Kiến nghị chung cho ba tờ báo 95
- 98
KẾT LUÂN
TẢI LĨẺU THAM KHẢO
PHU LUC
DANH M ỤC TỪ VIÊT TẮT
GĐ&XH
Gia đình và Xã hội
PNVN
Phụ nữ Việt Nam
TN
Thanh niên
SKSS
Sức khoẻ sinh sản
SKSS VTN
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
SKTD Sức khoẻ tình dục
SK&ĐS
Sức khoẻ và Đời sống
VTN
Vị thành niên
MỞ ĐẦU
Vị thành niên bao gồm các em trai và gái ở tuổi 10-19 chưa đến tuổi lấy vợ
lấy chồng, đang trong giai đoạn phát triển (mà ta thường gọi là tuổi dậy thì). Do
đó, các em thường có tâm lý muốn khẳng định mình là người lớn, cùng đó là
những tình cảm khác lạ đối với bạn khác giới với những rung động đầu đời rất
đáng yêu. Đây là lứa tuổi rất đẹp nhưng do hạn chế về hiểu biết xã hội, về giới
tính dẫn đến những hậu quả không tốt cho xã hội và ảnh hưởng đến hạnh phúc
tương lai của chính các em.
Vị thành niên và thanh niên trẻ ở nước ta là một lực lượng xã hội to lớn,
chiếm khoảng 1/3 dân số. Nếu không được thông tin chính xác, đầy đủ về nhũng
vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục sẽ là nguyên nhân cơ
bản dẫn tới những hậu quả đáng tiếc đối với sức khoẻ của các em và ảnh hưởng
tới sự phát triển chung của toàn xã hội. Chính vì vậy, giáo dục sức khoẻ sinh sản
cho vị thành niên, thanh niên trẻ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cần được các
cấp, các ngành quan tâm. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính
phủ Việt Nam, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, sự phối hợp thực hiện của
các ban ngành đoàn thể trong toàn xã hội, công tác tuyên truyền, giáo dục sức
khoẻ sinh sản vị thành niên đã có những kết quả. Một trong những biện pháp
được đánh giá cao trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thông tin kiến thức
nhanh, sâu rộng đến đông đảo vị thành niên trong cả nước là sự đóng góp rất tích
cực của hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng.
1. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
Trong những năm gần đây, nhiều cơ quan, ban ngành, các tổ chức đoàn thể
xã hội, các tổ chức phi chính phủ đã có những công trình nghiên cứu liên quan
đến sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này mới
chỉ phản ánh được một phần trong nội dung sức khoẻ sinh sản. Các vấn đề chính
1
đã được nghiên cứu là: Nghiên cứu về mại dâm, tình dục và phá thai trước hôn
nhân; hiểu biết của vị thành niên về các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền
qua đường tình dục, HIV/AIDS; giáo dục giới tính, tình bạn, tình yêu cho vị
thành niên trong và ngoài nhà trường; nhu cầu tiếp nhận thông tin của vị thành
niên về vấn đề sức khoẻ sinh sản; các kênh truyền thông về sức khoẻ sinh sản cho
vị thành niên; hiểu biết của vị thành niên về các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ sinh sản- kế hoạch hoá gia đình. Sau đây, chúng tôi xin điểm lại một số
công trình nghiên cứu chủ yếu và những phát hiện quan trọng được rút ra:
Năm 1991, Tổ chức Care International đã tiến hành nghiên cứu về gái mại
dâm và khách làng chơi và đã đưa ra những phát hiện về thói quen sử dụng biện
pháp tránh thai của hai đối tượng này cũng như kiến thức của họ về HIV/AIDS.
Các năm 1992- 1993, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tiến hành
nghiên cứu về phá thai của nữ thanh niên chưa có gia đình với 696 mẫu nhằm tìm
hiểu những yếu tố liên quan đến phá thai trước hôn nhân trong thanh niên ở Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Hưng. Vai trò của ba yếu tố chủ đạo là gia
đình, nhà trường và bản thân đã được chú ý trong nghiên cứu này. Kết quả phân
tích cho thấy hầu hết các đối tượng điều tra có hoàn cảnh gia đình bình thường,
không ảnh hưởng tiêu cực đến đối tượng, nhưng hầu hết họ chưa được giáo dục
một cách đầy đủ, trước hết là từ phía gia đình. Đại đa số những người thuộc diện
nghiên cứu đã từng hoặc đang đi học nhưng đối với họ nhà trường không phải là
nơi trang bị những kiến thức cần thiết về quan hệ giới tính và tình dục. Họ thường
xuyên chịu tác động tiêu cực từ các nguồn thông tin khác như sách, báo, phim
ảnh có nội dung không lành mạnh. Sự thiếu hụt kiến thức về tình dục, thiếu hiểu
biết về quan hệ giới tính của bản thân các đối tượng được coi là yếu tố chủ yếu
dẫn đến hậu quả có thai ngoài ý muốn.
Năm 1996, Khuất Thu Hồng trong nghiên cứu của mình về vấn đề tình dục
và phá thai trước hôn nhân của nữ thanh niên trên địa bàn Hà Nội, cũng đã
nghiên cứu trên 259 khách thể là phụ nữ phá thai trước hôn nhân, trong đó có hơn
2
90% các cô gái ở độ tuổi từ 15- 24, số người từ 18 tuổi trở xuống chiếm 14%, số
còn lại, phần lớn trong độ tuổi từ 25- 29. Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm
hiểu đánh giá kiến thức của nữ thanh niên về sức khoẻ sinh sản và các biện pháp
tránh thai; đánh giá kinh nghiệm của nữ thanh niên về tình dục và sử dụng các
biện pháp tránh thai; tìm hiểu mối quan hệ giữa sự gia tăng quan hệ tình dục và
phá thai trước hôn nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bước vào hoạt động tình
dục trước hôn nhân không phải là một hành vi cá biệt. Các cô gái một khi đã có
quan hệ tình dục thì đều tiếp tục một cách không đều đặn. Các cô gái này hiểu
biết rất kém về quan hệ tình dục, các biện pháp tránh thai và họ cho rằng biện
pháp mà họ và bạn trai của họ coi là tốt nhất chính là phá thai. Kết quả nghiên
cứu cũng cho thấy có tới gần 50% trong sô' ý kiến được hỏi trả lời rằng không có
ai trao đổi với họ về chủ đề tình dục. Trong số 50% còn lại, hai phần ba tiếp nhận
thông tin từ bạn gái, 40% từ người yêu và 33% từ gia đình. Trong tổng số mẫu,
hơn 85% cô gái được hỏi ý kiến cho rằng không bao giờ nói về chủ đề tình dục
trong gia đình nhưng gần 50% trao đổi về chủ đề này với bạn bè. Các c ô gái này
đều cảm thấy rằng họ có thể tránh thai và tránh được phá thai nếu họ được thông
tin tốt hơn. Họ đồng ý với việc cần giáo dục giới tính nhiều hơn nữa.
Năm 1998, trường Đại học Y Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu sức khoẻ sinh
sản vị thành niên, trọng tâm trong đó là vấn đề phá thai và hút điều hoà kinh
nguyệt của trẻ vị thành niên. Mục tiêu nghiên cứu là: mô tả tình hình phá thai và
hút điều hoà kinh nguyệt của trẻ vị thành niên tại một số cơ sở dịch vụ kế hoạch
hoá gia đình; Phân tích kiến thức, thái độ và hành vi của trẻ vị thành niên về sức
khoẻ sinh sản mà cụ thể là về phá thai và hút điều hoà kinh nguyệt, biện pháp
tránh thai; Tìm hiểu nhu cầu giáo dục tình dục cho đối tượng là trẻ VTN. Nghiên
cứu được tiến hành tại Quảng Ninh và Thái Bình với cỡ mẫu là 593 người. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: Trẻ VTN có quan hệ tình dục dẫn đến có thai phải đi
phá thai chiếm tỷ lệ 2,13% trong số những người đi phá thai. Tỷ lệ này tại Hạ
Long- Quảng Ninh là 2,48%. Theo nhận định của nhân viên y tế thì con số này là
3
cao hơn so với các năm trước. Trẻ VTN đến phá thai tại các cơ sở y tế tư nhân
cũng chiếm một tỷ lệ nhất định và số các em phải đi xa nhà, xa địa phương mình
đang ở để phá thai chiếm 43,44%.
Do phải giấu giếm nên tỷ lệ phá thai to ở trẻ VTN là chiếm đa số (34,78%).
Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc phá thai khi thai đã to là do hiểu biết của các
em về thai nghén còn rất hạn chế. Cũng có những em phát hiện được thai sớm
nhưng đấy là những em đi phá thai trên 2 lần. Đi phá như vậy nhưng hậu quả của
phá thai thì các em chỉ biết sơ qua, mà không lo lắng gì cho sau này và có chăng
thì cũng chỉ lo sau này không lấy được chồng, sau này khó có con và mọi người
biết.
Có thai phải đi giải quyết hậu quả, vậy khi quan hệ tình dục các em có để ý
đến biện pháp tránh thai hay không? Tỷ lệ các em biết đến các biện pháp tránh
thai chiếm 65,58%, trong đó: các biện pháp tránh thai hiện đại như: bao cao su
chiếm 70,37%, vòng tránh thai chiếm 37,03%; các biện pháp tránh thai cổ truyền
như: xuất tinh ngoài âm đạo chiếm 25,92%, tính vòng kinh chiếm 7,4%. Việc áp
dụng các biện pháp tránh thai khi có quan hệ tình dục chiến 33,33% và áp dụng
biện pháp tránh thai cổ truyền như tính vòng kinh và xuất tinh ngoài âm đạo là
chủ yếu. Tỷ lệ trẻ VTN biết ngày dễ có thai nhất trong vòng kinh chiếm 20%.
Nguyên nhân của việc không sử dụng các biện pháp tránh thai là do đối tượng mà
các em quan hệ tình dục chủ yếu là người yêu (chiếm 70,73%), đa số các em cho
rằng khi yêu, quan hệ tình dục là chuyện đương nhiên, tin tưởng là sẽ lấy nhau dù
không đặt vấn đề cưới. Đặc biệt, tại Hạ Long, nhiều em làm trong các nhà hàng
đã có quan hệ với những đối tượng không đồng ý dùng các biện pháp tránh thai.
Đây là một vấn đề nhức nhối của xã hội.
Năm 1999, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội cũng đã ban hành hai cuốn
sách “Tinh yêu của chúng em không giới hạn” của TS.Tine Gammeltoft và TS.
Nguyễn Minh Thắng và đến năm 2001, Nhà xuất bản Thanh niên cũng lại cho ra
đời cuốn “Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khoẻ”. Hai cuốn s á c h này là bộ
4
tập hợp những câu hỏi, những tình huống mà trẻ VTN mắc phải thuộc nội dung
sức khoẻ sinh sản do các chuyên gia tâm lý, các bác sĩ tư vấn về tình bạn, tình
yêu biên soạn. Trong số rất nhiều tình huống ấy có rất nhiều những câu hỏi, băn
khoăn của các em thể hiện một sự thiếu hụt cơ bản về những kiến thức tình yêu,
tình dục an toàn
Qua các công trình của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã cho thấy sự
quan tâm của các cấp, các ngành tới việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho lứa tuổi
vị thành niên. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ
sinh sản vị thành niên vẫn được coi là vấn đề mới và chưa có một luận án thạc sĩ
báo chí nào nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về lĩnh vực này. Chính vì vậy, chúng
tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này với mục đích đi sâu khảo sát, nghiên cứu, tìm
hiểu cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn hoạt động báo chí nhũng năm gần đây,
qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá và đem lại một cái nhìn tổng thể về tình hình và
những đóng góp của báo chí trong việc tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ sinh sản
cho lứa tuổi vị thành niên.
2. Tính cấp thiết của đề tài.
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên đang là vấn đề quan tâm ở tất cả các quốc
gia trên thế giới. Thời kỳ VTN là một giai đoạn có nhiều biến đổi và có tính chất
quyết định trong việc hình thành nhân cách con người. Vị thành niên bắt đầu
trưởng thành về cơ thể, tâm lý, tình cảm và tinh thần; các em bắt đầu có thắc mắc
về những thay đổi xảy ra trong cơ thể mình. Trong khi đó, các em thường không
dám hỏi thẳng người lớn mà chỉ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với bạn bè.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là bạn bè không phải lúc nào cũng cung cấp được thông
tin đúng đắn.
Những vấn để mà VTN ngày nay gặp phải ngày càng nhiều là: nạn bỏ học,
tệ nạn ma tuý, các vấn đề về sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản, như có thai
ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nạo phá thai, bị các bệnh lây qua đường tình dục và
nhất là dễ lây nhiễm HIV/AIDS. Vị thành niên nước ta chiếm trên 30% dán số cả
5
nước, sẽ là nguồn nhân lực lao động trong tương lai trong khi đó “các dịch vụ về
sức khoẻ sinh sản đều bỏ qua nhu cầu của nhóm người ở tuổi vị thành niên. Xã
hội cần đáp ứng nhu cầu này bằng cách cung cấp thông tin giúp họ đạt đến sự
chín chắn cần thiết để họ có thể quyết định đúng đắn và có trách nhiệm. Đặc biệt,
phải giúp họ hiểu biết về bản năng tình dục của mình và tăng cường khả năng tự
bảo vệ, tránh những nguy cơ như mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền
qua đường tình dục (nhất là HIV/AIDS), nạo phá thai, sinh con sớm, vô sinh ”.
Trên thực tế, số đối tượng vị thành niên của nước ta có xu hướng ngày càng tham
gia nhiều hơn vào các hoạt động tình dục không được bảo vệ và thiếu trách
nhiệm, dẫn tới nạo phá thai lén lút và không an toàn, các căn bệnh lây truyền qua
đường tình dục, HIV/AIDS, mang thai ngoài ý muốn, làm mẹ sớm, tỷ lệ mắc
bệnh và tử vong ở bà mẹ và trẻ em sơ sinh cao Chính vì những lý do đó, việc
tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ sinh sản đối với trẻ VTN cũng là một trong
những chương trình hành động trọng điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
3. M ục đích và nhiệm vụ của luận án.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn đem lại một cái nhìn tổng thể
về tình hình giáo dục, tuyên truyền sức khoẻ sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên
trên báo chí. Luận văn cũng bao gồm những thông tin về thực trạng hiểu biết của
vị thành niên về những vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình
dục. Những con số, những câu chuyện, tình huống được thu thập từ trên báo chí
sẽ là những minh chứng sinh động cho thực trạng này để đóng góp nhũng ý kiến
cho những nhà hoạch định chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho chương trình
giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên ở trong các nhà trường và ngoài xã hội.
Đặc biệt, sau quá trình tìm tòi, thu thập tài liệu, nghiên cứu sẽ là những kinh
nghiệm, những bài học quý giá trong hoạt động nghề nghiệp của bản thân sau
này.
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ:
6
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của sức khoẻ sinh sản và chăm sóc sức khoẻ sinh
sản, trong đó đặc biệt quan tâm tới những vấn đề có ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh
sản vị thành niên.
- Tổng kết, nghiên cức các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các
cơ quan, ban ngành, đoàn thể đối với công tác chăm sóc, giáo dục, tuyên truyền
về sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
- Thu thập tài liệu gồm những bài viết của các chuyên gia, các nhà nghiên
cứu, các nhà báo được đăng trên các báo “Sức khoẻ và Đời sống”, “Gia đình và
Xã hội” và “Phụ nữ Việt nam” trong ba năm 2002- 2004. Từ đó sẽ đi vào phân
tích và tìm ra nguyên nhân, giải pháp đóng góp cho việc tuyên truyền giáo dục
sức khoẻ sinh sản vị thành niên trên báo chí hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước, các cơ quan, ban ngành đoàn thể quan tâm tới vấn đề sức khoẻ sinh
sản vị thành niên; các bài báo được đăng tải trên báo chí.
Phạm vi nghiên cứu là các bài báo liên quan đến vấn đề sức khoẻ sinh sản
vị thành niên trên các báo “Sức khoẻ và Đời sống”, “Gia đình và Xã hội” và “Phụ
nữ Việt nam” trong ba năm 2002- 2004.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Dựa trên những khái niệm, những luận điểm, luận cứ về sức khoẻ sinh sản
và nguyên tắc hoạt động của báo chí xã hội chủ nghĩa.
- Sử dụng Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, tổng
hợp, so sánh, phương pháp điều tra xã hội học, các thao tác suy luận diễn dịch kết
hợp với quy nạp.
6. Đ óng góp mới của luận văn
- Khảo sát đầy đủ, toàn diện, có hệ thống các quan điểm chỉ đạo của Đảng,
Nhà nước và các thông tin, hiểu biết về sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
7
- Khảo sát, phân tích các bài báo trên các báo về vấn đề sức khoẻ sinh sản
vị thành niên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự quan tâm hơn nữa của các
nhà hoạch định chính sách trong việc tạo môi trường thuận lợi cho việc giáo dục
toàn diện cho lứa tuổi vị thành niên.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả khảo sát của đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo chính xác, có hệ
thống, đầy đủ cho các bạn sinh viên và những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề sức
khoẻ sinh sản vị thành niên.
Luận văn cũng có thể dùng làm nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà
hoạch định chính sách, các chuyên gia nghiên cứu về thực trạng và vấn đề sức
khoẻ sinh sản vị thành niên hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương và Danh mục tài
liệu tham khảo, phần phụ lục.
Chương M ột: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên ở nước ta- Thực trạng và
vấn đề.
Chương Hai: Vấn đề tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ sinh sản cho vị
thành niên trên báo chí nước ta hiện nay.
Chương Ba: M ột sô nhận xét, đánh giá qua khảo sát về tình hình tuyên
truyền, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên trên báo chí.
8
CHƯƠNG MỘT
SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN Ở NƯỚC TA
THỰC TRẠNG VÀ VÂN ĐỂ
Thời kỳ vị thành niên là một giai đoạn có nhiều biến đổi và có tính chất
quyết định trong việc hình thành nhân cách con người. Vị thành niên bắt đầu
trưởng thành về cơ thể, tâm lý, tình cảm và tinh thần; bắt đầu có thắc mắc về
những thay đổi xảy ra trong cơ thể mình. Trong thực tế, những vấn đề mà vị
thành niên ngày nay gặp phải ngày càng nhiều như: nạn bỏ học, tệ nạn ma tuý,
các vấn để về sức khoẻ tình dục và SKSS: có thai ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nạo
phá thai, bị các bệnh lây qua đường tình dục và nhất là dễ lây nhiễm
HIV/AIDS Đặc biệt, trong những vấn đề mà VTN, TN trẻ hiện nay gặp phải
đang là sự quan tâm chung của toàn xã hội đó là tình trạng mang thai ngoài ý
muốn và đi nạo phá thai ngày càng nhiều, số VTN mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục ngày càng cao trong khi các em chưa tìm được cho mình những
địa chỉ, những góc tư vấn, dịch vụ chăm sóc SKSS thân thiện. Nguồn thông tin
mà các em có được thường là từ bạn bè trong khi không phải vấn đề gì bạn bè
của các em cũng có thể hiểu đúng, hiểu sâu sắc. Chính vì vậy, những kiến thức ấy
khi thì ít ỏi, khi thì không chính xác và nguy cơ VTN bị lâm vào những vấn đề
SKSS, SKTD ngày một tăng.
1.1. K hái niệm
1.1.1. Khái niệm sức khoẻ.
Mỗi con người từ khi được sinh ra đến khi lớn lên và trưởng thành luôn
quan tâm đến vấn đề sức khoẻ. Vì chỉ có sức khoẻ họ mới tham gia tích cực vào
các hoạt động như học tập, vui chơi, làm việc và các hoạt động ngoài xã hội. Tinh
thần và thể chất khoẻ mạnh sẽ tạo hưng phấn để con người hoàn thành tốt những
9
mục tiêu công việc mà họ đặt ra. Sức khoẻ được coi là yếu tố quan trọng đầu tiên,
là vốn quý của mỗi người.
Tổ chức Y tế thế giới (gọi tắt là WHO) định nghĩa:
Sức khoẻ là một tình trạng thoải mái hoàn toàn vê thể chất, tinh thần và xã
hội, chứ không phải chỉ là một tình trạng không có bệnh tật hay tản tật.
Như vậy, khi xem xét tới sự phát triển lành mạnh của con người, đặc biệt là
đối tượng vị thành niên, cách tiếp cận này đề cập tới một phạm vi rộng lớn về các
vấn đề sức khoẻ và các điều kiện xã hội ảnh hưởng tới thanh thiếu niên và tới các
vấn đề liên quan tới thái độ và hành vi cũng như bệnh tật và thương tổn của họ.
Một người được coi là có sức khoẻ khi người đó có sự phát triển tốt về thể chất,
tinh thần minh mẫn và sống tích cực, lành mạnh, có sức khoẻ cống hiến cho sự
phát triển chung của xã hội.
Theo định nghĩa về Sức khoẻ trên, chúng ta thấy Tổ chức Y tế thế giới quan
tâm tới việc thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và việc ngăn chặn các yếu tố tác
động xấu đến sức khoẻ của vị thành niên để họ có thể phát huy hết tiềm nãng của
mình.
1.1.2. K h ái niệm sức kh oẻ sinh sản.
Trong truyền thống văn hoá Việt Nam, chúng ta không thấy đề cập đến
khái niệm sức khoẻ sinh sản, mà chỉ gặp những khái niệm như sức khoẻ, giới tính
và tình dục. Khái niệm sức khoẻ sinh sản được du nhập từ các nước phương Tây
vào nước ta trong thời gian gần đây. Sức khoẻ sinh sản không phải là cái gì xa lạ
mà nó chỉ là một bộ phận của sức khoẻ con người nói chung. Sức khoẻ sinh sản
được nêu ra chính thức tại Hội nghị thượng đỉnh 179 nước về dân số và phát triển
họp tại Cai rô (Ai Cập) tháng 9 năm 1994. Hội nghị đã quyết định chiến lược
hành động về dân số và phát triển, trong đó đã có quan niệm về Sức khỏe sinh
sản như sau:
Sức khoe' sinh sản là trạng thái sung mãn hoàn hảo về thể chất, tinh thần và
xã hội vù về tất cả những vấn đề liên quan tới bộ máy sinh sản cũng như các quá
10
trình và chức năng của nó chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay thương
tổn trong hệ thống sinh sả/7.[31]
Điều đó có nghĩa là: Con người có thể có dược đời sống tình dục an toàn và
thoả mãn, có khả năng sinh sản cũng như tự do để quyết định có sinh con hay
không, khi nào có và khoảng cách giữa các lần sinh. Phụ nữ và đàn ông đều có
quyền được thông tin và tiếp cận các phương pháp thích hợp, phù hợp về mặt tài
chính, có hiệu quả và an toàn cho sự lựa chọn của họ đối với vấn đề sinh đẻ cũng
như tiếp cận các dịch vụ y tế đảm bảo mang thai và sinh con an toàn
Nội dung chính của sức khoẻ sinh sản bao gồm: 1) Làm mẹ an toàn; 2) Kế
hoạch hoá gia đình; 3) Phá thai; 4) Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản; 5) Các
bệnh lây truyền qua đường tình dục; 6) Giáo dục tình dục; 7) Phát hiện sớm ung
thư vú và đường sinh dục; 8) Vô sinh; 9) Sức khoẻ vị thành niên; 10) Giáo dục,
truyền thông về sức khoẻ sinh sản- kế hoạch hoá gia đình.
Như vậy, sức khoẻ sinh sản là một khái niệm mới, nó thuộc nội hàm của
khái niệm sức khỏe nhưng cụ thể và sâu sắc hơn. Sức khoẻ sinh sản không chỉ
đơn thuần là chuyện sinh sản, truyền giống- một trong nhũng chức năng căn bản
của gia đình. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, sức khoẻ sinh sản bao hàm những
nội dung rộng lớn về tuổi dậy thì, giới tính, bản năng tình dục và sự hài hoà, an
toàn tình dục, về khả năng sinh sản và quyền sinh sản bình đẳng của nam và nữ,
về các biện pháp tránh thai và không tránh thai, về quyền sinh con và không sinh
con, quyền tiếp cận các nguồn thông tin xã hội về sức khỏe sinh sản và quyền
bình đẳng về nghề nghiệp, tuổi, giới, văn hoá, tín ngưỡng và dân tộc trong hưởng
lợi các dịch vụ xã hội về sức khoẻ sinh sản. Khái niệm này cũng đề cập đến
những vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản của cả nam và nữ trong độ tuổi vị
thành niên.
ở Việt Nam, các yếu tố của sức khoẻ sinh sản bao gồm:
- Sức khoẻ của phụ nữ và việc làm mẹ an toàn
- Việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình
11
- Vấn để vô sinh
- Phá thai
- Vấn đề nhiễm khuẩn sinh sản và các bệnh lây qua tinh dục
- Việc thông tin giáo dục về sức khoẻ sinh sản và tình dục
Hội nghị thượng đỉnh về dân số và phát triển tại Cairô năm 1994 đã quyết
định chiến lược hành động về dân số và phát triển. Chiến lược hành động về dân
số và phát triển được các nước thông qua gồm có 10 chương, trong đó có 1
chương về quyền sinh sản và sức khoẻ sinh sản đã xác định:
- Nam và nữ đều có quyền tiếp nhận thông tin, có quyền tiếp nhận và lựa
chọn các biện pháp kế hoạch hoá gia đình an toàn, hiệu quả, hợp khả năng kinh
tế và có thể chấp nhận được.
- Quyền lựa chọn các biện pháp khác trong việc điều hoà sinh đẻ theo đúng
pháp luật.
- Nam và nữ có quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thích hợp
giúp cho người phụ nữ vượt qua thời gian có thai và sinh con một cách an toàn.
Cung cấp cho các đôi vợ chồng một cơ hội tốt nhất để có đứa con khoẻ mạnh (về
thể chất, tinh thần và xã hội).
Như vậy, sức khoẻ sinh sản bao gồm cả kế hoạch hoá gia đình, chăm sốc
sức khoẻ ban đầu, sức khoẻ tình dục, sức khoẻ vị thành niên, bảo đảm cho con
người có khả năng về một cuộc sống thoải mái, khoẻ mạnh, tình dục được thoả
mãn và an toàn, có khả năng sinh sản và tự do quyết định khi nào và làm thế nào
để thực hiện điều đó.
1.1.3. K hái niệm sức kho ẻ sinh sản vị thành niên:
Như trên đã nói, vị thành niên bao gồm những em trai và gái có độ tuổi từ
10- 19. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều quan điểm khác nhau, đến nay vẫn
chưa đi đến thống nhất. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), lứa tuổi từ 10- 19 là
độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19- 24 tuổi. Trong khi, Chương
trình sức khoẻ sinh sản/ sức khoẻ tình dục vị thành niên- thanh niên của khối
12
Cộng đồng chung Châu Âu (EU) và Quỹ dân sô' Liên hợp quốc (UNFPA) lấy độ
tuổi 15-24 tuổi.
Cũng theo định nghĩa của WHO, vị thành niên có độ tuổi từ 10 đến 19.
Trên cơ sở này, người ta phân chia vị thành niên làm 3 nhóm:
- Vị thành niên sớm: 10 đến 14 tuổi.
- Vị thành niên trung: 15 đến 17 tuổi.
- Vị thành niên muộn: 18 đến 19 tuổi.
ở Việt Nam, pháp luật quy định từ 18 tuổi trở lên là một con người có đầy
đủ những quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Ở nước ta, vị thành niên được
xác định trong độ tuổi từ 10 đến trước 18 tuổi. Đây là giai đoạn mà những tiềm
năng sinh sản của con người phát triển đặc biệt mạnh mẽ và con người bắt đầu
bước vào quá trình sinh sản nhưng lại chưa có sự hoàn thiện về nhân cách và các
cơ quan sinh sản. Chính vì thế, nếu không có sự hiểu biết về sức khoẻ sinh sản, vị
thành niên rất dễ mắc sai lầm, để lại những hậu quả nguy hiểm cho bản thân, ảnh
hưởng đến gia đình và sự phát triển của toàn xã hội
Từ quy định về độ tuổi, khái niệm vể sức khoẻ sinh sản và những vấn đề
liên quan đến sức khoẻ sinh sản, chúng ta có thể hiểu: Sức khoẻ sinh sản vi thành
niên chính là những nội dung chung của sức khoe' sinh sản nhưng được ứng dụng
phù hợp cho lứa tuổi vị thành niên. Dù chỉ là một bộ phận của sức klioe' con
người, nhưng sức khoẻ sinh sản trở nên đặc biệt quan trọng trong giai đoạn vị
thành niên.
1.1.4. Các nhân tô cấu thành của sức khoẻ sinh sản vị thành niên
- Cung cấp thông tin và giáo dục về các kỹ năng đối với hành vi tình dục an
toàn và có trách nhiệm.
- Đáp ứng nhu cầu về kế hoạch hoá gia đình của thanh thiếu niên nhằm
giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai lén lút.
- Đảm bảo các thông tin về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ được cung cấp đến
mọi thanh thiếu niên nhằm làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở các bà mẹ tương
lai.
- Phòng chống và chữa trị các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và
HIV/AIDS, bởi thanh niên là đối tượng hứng chịu những căn bệnh này lớn nhất.
- Loại bỏ tình trạng bóc lột và bạo hành tình dục có hại cho phụ nữ trẻ cũng
như sức khoẻ và sức khoẻ sinh sản của nam giới.
1.2. M ột số vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
1.2.1.Sức kh oẻ sinh sản và những nguy cơ vị thành niên d ễ mắc phải
1.2.1.1. Quan hệ tình dục không an toàn và những gánh nặng về tâm lý.
Trong thực tế xã hội nước ta hiện nay, tình hình thanh thiếu niên có quan hệ
tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng với số lượng đáng báo động. Số vị thành
n
iên có hành vi tình dục không an toàn chiếm số đông, và hậu quả đầu tiên của
việc quan hệ tình dục không an toàn là có thai ngoài ý muốn. Có thai ở tuổi vị
thành niên, khi các em còn sống phụ thuộc vào bố mẹ, còn phải học tập, phấn
đấu thì giải pháp của cái thai đó không còn cách nào khác là phải phá đi. Theo
thống kê của Hội kế hoạch hoá gia đình Việt Nam mới đây cho thấy, Việt Nam
là một trong ba nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất trên thế giới, với khoảng 30
vạn trẻ vị thành niên nạo hút thai, chiếm 20% tổng số ca nạo hút thai. Hàng năm,
ở tỉnh Vĩnh Long có khoảng 5000 ca nạo phá thai, hút điều hoà kinh nguyệt. Và
cũng theo kết quả nghiên cứu của Viện xã hội học tại Thành phố Hồ Chí Minh
cho thấy 2,5% học sinh trong tổng số 1.463 em lứa tuổi 15- 19 có quan hệ tình
dục. Trong số có quan hệ tình dục chỉ có 36,8% biết đến các biện pháp tránh thai.
Điều tra nhanh trên 200 nữ sinh của một trường THPT tại TP Hồ Chí Minh thì có
đến 94,9% không biết biện pháp tránh thai khẩn cấp, 1,5% đồng tình với việc
quan hệ tình dục ở lứa tuổi này, 6,6% chưa từng nghe về bao cao su. Trung tâm
tư vấn hôn nhân, tình yêu, gia đình (Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam) đã tiến
hành nghiên cứu ở một số trường THPT ngoại thành Hà Nội. Kết quả là có tới
14
87% học sinh lớp 12 đã yêu và có bạn khác giới theo đuổi. Tỷ lệ có quan hệ tình
dục là 18%, trong đó có 21% chưa hề được nghe đến hoặc trang bị bất cứ một
phương pháp tránh thai nào. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới công bố năm
2002, ở Việt Nam có 11,2% trẻ vị thành niên có quan hệ tình dục, trong đó
33,9% nữ thanh niên có thai trước tuổi 20.
Bên cạnh tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân, không được bảo vệ
dẫn đến có thai ngoài ý muốn, trên thực tế hiện nay có rất nhiều nam vị thành
niên có quan hệ tình dục lẩn đầu tiên với phụ nữ bán dâm khi còn ở tuổi 19.
Nhiều nam VTN quan hệ tình dục với phụ nữ bán dâm nhưng không dùng bao
cao su dẫn đến hậu quả nhiều em bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
như: nấm, sùi mào gà, lậu, thậm chí rất nhiều em đã bị mắc HIV/AIDS. Và khi
mắc bệnh rồi, các em lại không dám đến các cơ sở y tế để khám và điều trị, khiến
cho bệnh ngày một nặng và ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản của
các em sau này.
Từ thực tế trên, có thể thấy hậu quả của quan hệ tình dục không an toàn là
rõ ràng, đó là bệnh tật, nguy cơ dẫn đến vô sinh và tử vong cao do VTN chưa có
sự phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần. Sinh con sớm cũng sẽ làm mất cơ hội
học hành và việc làm dẫn tới cuộc sống khó khăn và nghèo đói. Nguy hiểm hơn,
VTN là độ tuổi đang phát triển về thể chất, tinh thần, chưa sẵn sàng với việc sinh
con sẽ dẫn đến đẻ khó, làm tổn thương bộ phận sinh dục, con cái sinh ra thì ốm
yếu, thiếu cân và chế độ dinh dưỡng kém.
1.2.1.2. Nạo, hút thai.
Thực tế những năm gần đây, số VTN đến các cơ sở y tế để nạo, hút thai
ngày càng nhiều với xu hướng gia tăng cao. Đây là hậu quả của việc quan hệ tình
dục không an toàn. Giới trẻ ngày nay được tiếp cận với nhiều thông tin nên kiến
thức về tránh thai có sự chuyển biến với 70% VTN biết đến các biện pháp tránh
thai. Tuy nhiên, trong thực tế, số VTN sử dụng biện pháp tránh thai lại chiếm tỷ
lệ rất thấp: chỉ có 18% VTN sử dụng biện pháp tránh thai (nam giới chiếm 28%
15
và nữ giới chiếm 31%) trong lần quan hệ tình dục đầu tiên. Hầu hết các em
không sử dụng biện pháp tránh thai do sự thụ động, tâm lý e ngại khi đi mua bao
cao su hay viên tránh thai, nhưng phần đông là do tâm lý không thích sử dụng vì
sợ bao cao su làm giảm khoái cảm và không chứng tỏ cho sự chân thành của tình
yêu.
Chính từ cách nghĩ như vậy, hầu hết các em có quan hệ tình dục mà không
có biện pháp bảo vệ dẫn đến tỷ lệ mang thai, nạo phá thai và lây nhiễm các căn
bệnh lây truyền qua đường tình dục ở tuổi VTN ngày càng gia tăng. Hậu quả của
nạo hút thai do các em nữ phải gánh chịu, đó là sự không chấp nhận của xã hội,
sự lên án của gia đình và thường phải lén lút đến phá thai ở những cơ sở y tế có
chất lượng chăm sóc không được đảm bảo, có thể dẫn đến những biến chứng
đáng tiếc.
Sự thiếu hụt về kiến thức sinh sản đã khiến VTN không biết có thai từ lúc
nào, hoặc là lo sợ, lúng túng tìm cách giải quyết nên khi nào phá thai thì thai đã
quá to, dẫn đến nhiều tai biến. Bên cạnh đó, nhiều VTN đã sợ không đến bệnh
viện nên đã thực hiện phá thai lén lút (còn gọi là phá thai phạm pháp) ở những cơ
sở y tế không được phép nạo hút thai hoặc là người nạo hút thai không được đào
tạo tốt, thiếu kinh nghiệm nên nhiều tai biến đau lòng đã xảy ra. Tại những cơ sở
phá thai này, sự thiếu hụt các phương tiện cấp cứu và chế độ vô trùng không tốt
thường để lại các hậu quả nhiễm trùng, nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng. Hậu
quả do nạo phá thai lén lút thường là bị thủng tử cung, rách bàng quang, có khi
thủng ruột, sót rau, nhiễm trùng gây viêm màng bụng hoặc nhiễm trùng máu nếu
không được điều trị tốt dẫn đến tử vong mẹ. Hậu quả lâu dài của nạo hút thai gây
dính buồng tử cung, làm hở eo tử cung, gây viêm vùng tiểu khung, hẹp ống dẫn
trứng sẽ dẫn đến chửa ngoài tử cung hoặc vô sinh. Nạo hút thai nhiều lần nên khi
có thai, bánh rau sẽ ăn sâu vào cơ tử cung thành rau cài răng lược hay bánh rau
lan toả che lấp cả cổ tử cung gọi là rau tiền đạo thường phải mổ để CÚ\1 mẹ.
Những sẹo thủng tử cung do nạo hút thai là một trong những nguyên nhân gây vỡ
16
tử cung trong chuyển dạ nếu không được phát hiện và sử trí kịp thời sẽ dẫn đến tử
vong.
Bên cạnh những hậu quả về thể xác, nạo hút thai cũng để lại những hậu quả
về tinh thần và kinh tế, xã hội to lớn. Phải bỏ đứa con đầu tiên thực sự là một
sang chấn về tinh thần cho VTN, nhiều khi ám ảnh mãi đến cuộc sống sau này.
Những phức tạp xảy ra sau khi phá thai như bỏ học, ốm đau, bệnh tật dẫn đến
VTN bị rối loạn tâm thần chức năng. Ngoài chấn thương tinh thần để lại mặc cảm
suốt đời, có thai và sinh con ở tuổi VTN còn ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế và
xã hội: VTN sẽ bị hạn chế khả năng học tập và cơ may kiếm việc làm tốt, thích
hợp, hậu quả là mẹ con ốm yếu nghèo hèn; Xã hội phải chi trả những trợ cấp về y
tế và xã hội, trợ cấp khó khăn cho mẹ và con đồng thời nhà nước cũng phải chi
trả gián tiếp về học vấn thấp kém dẫn đến việc làm kém hiệu quả của lực lượng
lao động kém lành nghề; Bỏ học sớm do nghỉ đẻ ở tuổi VTN đã làm giảm khả
năng có việc làm của họ và có tỷ lệ nghèo gấp 7 lần so với những người nhiều
tuổi hơn họ; Có thai ở tuổi VTN còn làm cho tốc độ phát triển dân số tăng nhanh
gây khó khăn trong dân số, làm cản trở cho sự phát triển kinh tế và xã hội của
mỗi quốc gia.
12.1.3. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là những bệnh lây từ người có bệnh
sang người khác qua bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào mà không an toàn.
Tên gọi trước kia của căn bệnh lây truyền qua đường tình dục là bệnh hoa
liễu. Đến nay người ta tìm thấy khoảng hơn 24 bệnh lây truyền qua đường tình
dục, đó là: nấm, trùng roi (trichomonas), mụn rộp sinh dục, lậu và Chlamydia,
giang mai, hạ cam mềm, mồng gà, viêm gan siêu vi B, HIV/AIDS [22- 71]
Bệnh lây truyền qua đường tình dục thường không có các dấu hiệu rõ ràng
để phát hiện. Chỉ có thể phát hiện được bệnh một cách chính xác bằng các xét
nghiệm tại các cơ sở y tế. Bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS lây
lan trong cộng đồng và ngày càng tăng với tốc độ cao. Trong số đó có một số căn
Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA H À N Ộ I
17 t r u n g Tâ m t h õ n g t in t h ư v iệ n
bệnh đe doạ khả năng sinh sản của cả nam và nữ do những thương tổn của các bộ
phận sinh sản như tắc vòi trứng, viêm cổ tử cung. Sự nhiễm bệnh kéo dài hoặc
liên tục các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến tình trạng vô
sinh hay thậm chí tử vong, tuỳ thuộc vào từng loại bệnh. Bên cạnh đó là sự đe
doạ lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS ngày càng có chiều hướng gia tăng trong giới
trẻ hiện nay. Khoảng một nửa các trường hợp lây nhiễm HIV trên thế giới là
những người trong độ tuổi từ 15- 24. Mỗi ngày trên thế giới có 7000 thanh thiếu
niên trong độ tuổi từ 10- 24 bị nhiễm HIV (trung bình 5 trường hợp/1 phút). Do
vẫn chưa tìm ra phương thuốc chữa trị HIV/AIDS, vị thành niên mắc căn bệnh
này sẽ có tâm lý chán chường, mặc cảm, mất khả năng lao động và sống lệ thuộc
vào gia đình, cộng đồng trong việc chăm sóc, hỗ trợ và cung cấp tài chính.
Các em gái thường bị tác động nhiều hơn, đặc biệt là bởi những thành kiến
và những ràng buộc xã hội. Các em cũng dễ bị mắc bệnh lây truyền qua đường
tình dục hơn do bộ máy sinh sản vẫn chưa phát triển đẩy đủ nên rất dễ bị trầy
xước và thương tổn là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các vi khuẩn gây
bệnh truyền nhiễm vào cơ thể qua quan hệ tình dục không được bảo vệ.
Không có kiến thức để tự chăm sóc SKSS cho bản thân, nguy cơ mắc bệnh
của VTN ngày càng gia tăng. Bên cạnh, việc lây truyền do quan hệ tình dục
không an toàn, nhiều VTN còn bị đe doạ viêm nhiễm cơ quan sinh dục do tắm ao
hồ, vệ sinh kinh nguyệt không đúng cách, quần lót không đảm bảo vệ sinh là
những nguyên nhân cho viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Trên thực tế, nhiều VTN
bị mắc bệnh mà không hề biết mình đang mắc bệnh. Thậm chí, có nhiều VTN
biết bị mắc bệnh nhưng e ngại, không đi khám và điều trị kịp thời, để tình trạng
viêm nhiễm kéo dài đã khiến cho bộ phận sinh dục bị tổn thương, trở thành mãn
tính khó chữa.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ lây lan vì nhiều người ngại nói đến
chúng một cách công khai và ít quan tâm tìm hiểu, cho nên ít hiểu biết về bệnh
cũng như cách phòng ngừa đúng đắn. Trong khi, phần lớn người mắc các bệnh
18
này đều khoẻ mạnh bình thường, có thể không biết mình mắc bệnh khi nào, với
ai, do đó không lưu ý đến khám bệnh và phòng ngừa cho người khác, trong khi
nhiều bệnh chỉ có thể phát hiện bằng cách thử máu như giang mai, nhiễm HIV,
viêm gan siêu vi B.
Hậu quả của bệnh lây truyền qua đường tình dục rất lớn, nhưng trong thực
tế, số VTN biết về các loại bệnh này còn hạn chế. Theo nghiên cứu mới đây của
Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh được thực hiện trên 843 em học sinh lớp 11 ở
trường THPT Nguyễn Du, TP Hồ Chí Minh, cho thấy: có 97% học sinh đều có
nghe nói đến bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV. Nguồn thông tin
mà các em nhận được chủ yếu từ phương tiện truyền thông đại chúng. Tỷ lệ học
sinh biết đúng về đường lây của bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm
HIV là 96%; biết cách phòng bệnh bằng bao cao su có 83% cho bệnh lây truyền
qua đường tình dục và 95,2% cho phòng ngừa HIV. Đáng chú ý chỉ có 1% các
em biết đến các bệnh mồng gà, viêm gan siêu vi B có lây truyền qua đường tình
dục. vẫn còn 30% các em chưa biết tên một vài bệnh lây truyền qua đường tình
dục thông thường như giang mai, lậu. Cũng qua khảo sát, có 83,6% ý kiến các
em mong muốn được hiểu biết rõ hơn về bệnh lây truyền qua đường tinh dục.
63% các em thích được giảng dạy trực tiếp hơn là học gián tiếp qua các phương
tiện truyền thông. Cụ thể: có 67,8% các em muốn được nhân viên y tế truyền đạt
thông tin, 25,9% qua thầy cô giáo và chỉ có 4,4% học sinh muốn học với bạn
cùng trang lứa. 48,5% các em cho rằng ở độ tuổi 15- 19 thanh thiếu niên trong
cộng đồng đã bắt đầu có quan hệ tình dục. Tỷ lệ này cho thấy nếu không được
quan tâm giáo dục phòng ngừa, VTN rất dễ có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua
đường tình dục. Qua nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy, giới trẻ có rất ít kinh
nghiệm về cách phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục nên lại càng có
nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là đối tượng học sinh trung học. Và đối với đối
tượng thanh thiếu niên nông thôn, người dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa thì
nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục lại nghiêm trọng hơn.
19