Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông trung học hiện nay. Nghiên cứu trường hợp Trường PTTH Yên Hòa, quận Cầu Giấy, trường PTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 123 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




Nguyễn Hoàng Anh





Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của học
sinh phổ thông trung học hiện nay. Nghiên cứu trường
hợp Trường PTTH Yên Hòa, quận Cầu Giấy, trường
PTTH Nguyễn Văn cừ, huyện Gia Lâm, Hà Nội






Luận văn ThS. Xã hội học : 60 31 30



Nghd. : TS Hoàng Bá Thịnh












Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
1
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ năm 1987, vấn đề SKSS và SKSSVTN bắt đầu được đề cập đến.
Tại Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển của Liên hiệp quốc, Cairô,
tháng 4 năm 1994 (Hội nghị Cairô), vấn đề SKSS và SKSSVTN đã trở
thành vấn đề được đặc biệt quan tâm và được cụ thể hoá thành 10 nội dung
trọng tâm.
SKSSVTN đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trong tất cả các
mục tiêu, chương trình về SKSS ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Đã có
nhiều nước xây dựng được một chương trình riêng tương đối hoàn chỉnh về
GD, chăm sóc, hỗ trợ tăng cường cho SKSSVTN. Vì vậy, nhiều nước đã
thu được những kết quả khả quan và những tiến bộ nhất định về chăm sóc,
hỗ trợ tăng cường SKSS.
Theo con số thống kê vào năm 2003, nước ta có khoảng hơn 15,13
triệu trẻ VTN (từ 10 đến 19 tuổi) và chiếm khoảng 23,1% dân số. Như vậy,

VTN ở Việt Nam chiếm một tỷ lệ rất cao trong cơ cấu dân số, và đây là
một tỷ lệ rất cao trên thế giới. Có thể nói rằng, VTN là một nhóm xã hội
đặc biệt, thời kỳ VTN là một giai đoạn có nhiều biến đổi và có tính chất
quyết định trong việc hình thành nhân cách của con người. Tuy nhiên, "cho
đến nay, các dịch vụ về SKSS đều bỏ qua nhu cầu của nhóm người ở tuổi
VTN. Xã hội cần đáp ứng nhu cầu này bằng cách cung cấp thông tin giúp
họ đạt đến sự chín chắn cần thiết để họ có thể quyết định đúng đắn và có
trách nhiệm. Đặc biệt phải giúp họ hiểu biết về bản năng tình dục của mình
và tăng cường khả năng tự bảo vệ, tránh những nguy cơ như mang thai
ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (nhất là HIV/AIDS),
nạo phá thai, sinh con sớm, vô sinh " [11].
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
2
Ở Việt Nam, thời gian qua, việc trang bị kiến thức về SKSS lứa tuổi
VTN còn ít được quan tâm. Hiểu biết của VTN về SKSS nhìn chung còn
hạn chế, do vậy đã xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Tỷ lệ VTN và các
thanh niên nam, nữ có quan hệ tình dục trước hôn nhân đang có chiều
hướng gia tăng, việc sống thử, sống gấp, thái độ, hành vi dễ dãi trong tình
yêu của thanh thiếu niên, nhất là ở khu vực đô thị có xu hướng trở nên phổ
biến. Theo thống kê của Hội kế hoạch hoá gia đình, thì Việt Nam là một
trong ba nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới (mỗi năm ước tính có
từ 1,2 - 1,6 triệu ca nạo hút thai), trong đó VTN chiếm khoảng 20%. Ở Hà
Nội, 15% VTN trong tuổi từ 15 đến 19 đã sinh hoạt tình dục, cả nước có
5% nữ sinh con trước tuổi 18… Bên cạnh đó, hiện tượng lây nhiễm
HIV/AIDS ở lứa tuổi VTN cũng đang ở mức báo động. Theo thống kê của
Bộ Y tế, có tới 14% số người là trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV/AIDS [52].
Trong nhóm VTN, học sinh PTTH chiếm một tỷ lệ đáng kể có độ

tuổi phần lớn từ 16 đến 18 tuổi (từ lớp 10 đến lớp 12). Tính đến học kỳ I
năm 2006 - 2007, cả nước ta có 16,36 triệu học sinh phổ thông, trong đó
cấp PTTH là 2,99 triệu [4]. Năm 2005, số học sinh PTTH của Thành phố
Hà Nội là 108.096 em [49]. Hoạt động chủ đạo hàng ngày của nhóm VTN
này là học tập, sống phụ thuộc gia đình, chưa có vị trí kinh tế độc lập, đa số
chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người công dân về mặt pháp luật.
Đối với các em học sinh PTTH, tình yêu học trò cũng có điều kiện về thời
gian để hình thành và xuất hiện, nhất là những năm cuối của PTTH. Một số
mối tình học đường đã dẫn đến quan hệ tình dục trước hôn nhân trong khi
các em chưa có đủ kiến thức để tự vệ, gây nên những hậu quả đáng tiếc;
không những dẫn đến có thai ngoài ý muốn khiến các em phải bỏ học, lấy
chồng sớm hoặc nạo phá thai lén lút mà còn ảnh hưởng sức khoẻ, y tế, xã
hội, rạn nứt tình cảm gia đình, góp phần gia tăng dân số và cũng tác động
không nhỏ đến kinh tế - xã hội của đất nuớc.
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
3
Theo tài liệu của Trường cán bộ quản lý GD - Đào tạo, trước năm
1994, mục tiêu GD dân số trong các trường phổ thông tại Việt Nam được
tập trung vào các nội dung phát triển. Sau năm 1994, GD dân số được tập
trung ưu tiên vào các nội dung về SKSSVTN. Công tác GD dân số/ SKSS
trong các trường phổ thông đã từng bước được đổi mới và nâng cao chất
lượng cả về nội dung và phương pháp; tuy nhiên cũng còn gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt là thiếu sự đồng thuận của dư luận xã hội và rất thiếu nguồn
lực (nhân lực, vật lực, tài chính) đảm bảo cho việc triển khai công tác GD
dân số/ SKSS trong nhà trường phổ thông.
Một vấn đề tồn tại đang gây nhiều tranh cãi hiện nay ở nước ta, đó là
có nên GD SKSSVTN cho VTN hay không? Thực tế cho thấy, so với các

thế hệ trước, VTN hiện nay bước vào tuổi dậy thì sớm hơn một tuổi. Bên
cạnh đó, quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, sự thay đổi về lối sống, sự
du nhập tràn lan chưa kiểm soát được các văn hóa phẩm từ các nước
phương Tây và khu vực đã góp phần thúc đẩy làm đảo lộn về chuẩn mực
giá trị và chuẩn mực đạo đức trong bước chuyển đổi nên VTN đang chịu
những tác động cũng như những áp lực hết sức mạnh mẽ từ môi trường xã
hội. Từ phía bản thân VTN, các em thật sự có nhu cầu về GD SKSSVTN.
Bởi lẽ, đa số VTN hiện nay còn thiếu hiểu biết về các nội dung của
SKSSVTN. Chỉ một dẫn chứng là 76% các em gái dưới 18 tuổi phá thai
nói rằng đã không biết có thai đã chứng minh nhận định này [34]. Vì thế,
việc GD SKSSVTN và trang bị những kiến thức cho VTN nói chung, học
sinh PTTH nói riêng có một vai trò đặc biệt quan trọng. Trong khi đó, công
tác GD SKSSVTN hiện nay vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định; do
vẫn còn quan niệm cho rằng vấn đề tình dục, tình yêu là những vấn đề kín
đáo, tế nhị, tránh đề cập đến ở phạm vi công cộng, thậm chí ngay cả ở
trong gia đình nên đã cản trở việc cung cấp kiến thức về SKSS cho VTN.
Rõ ràng là VTN - lớp người tương lai của đất nước rất cần được trang bị
những kiến thức cần thiết để bảo vệ SKSS, cụ thể là về giới tính, tình yêu,
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
4
tình dục, các biện pháp phòng tránh thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền
qua đường tình dục, nhất là HIV/AIDS.
Việc GD SKSSVTN cho VTN hiện nay, trong đó có nhóm VTN
trong độ tuổi học sinh PTTH có ý nghĩa quan trọng quyết định đến nhận
thức, thái độ và hành vi của mỗi cá nhân người học, góp phần xây dựng lối
sống lành mạnh, tích cực trong giới trẻ để bảo vệ sức khoẻ, nòi giống dân
tộc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu Nhu cầu
giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông trung học
hiện nay, nghiên cứu học sinh hai trường PTTH ở thành phố Hà Nội:
trường PTTH Yên Hòa, quận Cầu Giấy và trường PTTH Nguyễn Văn Cừ,
huyện Gia Lâm; đồng thời tìm hiểu thái độ của cộng đồng đối với việc GD
SKSSVTN của học sinh PTTH, với mong muốn góp phần xây dựng một
chương trình GD SKSSVTN thích hợp cho các em trong giai đoạn hiện
nay.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu nhu cầu GD SKSSVTN của học sinh PTTH hiện nay có
một ý nghĩa khoa học nhất định. Những kết quả nghiên cứu đem lại là cơ
sở khoa học cho việc hoạch định và hoàn thiện những chính sách của Nhà
nước về SKSSVTN nói chung, chính sách GD SKSSVTN cho VTN, trong
đó có học sinh PTTH nói riêng.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp cho chúng ta một bức tranh khái
quát về nhu cầu GD SKSSVTN của học sinh PTTH hiện nay dưới góc nhìn
của nhóm các em học sinh ở ba khối lớp 10, lớp 11, lớp 12 đại diện cho học
sinh nội thành và ngoại thành Hà Nội; nhóm các thầy cô giáo tham gia
công tác quản lý và giảng dạy các nội dung có liên quan đến SKSSVTN;
nhóm cha mẹ các em học sinh…; đồng thời cũng cho thấy được những
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
5
nguyên nhân, yếu tố tác động đến nhu cầu của học sinh PTTH về
SKSSVTN. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra những khuyến
nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu của của công tác GD SKSSVTN cho

học sinh PTTH hiện nay.


3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nhận thức của học sinh PTTH tại Hà
Nội về SKSSVTN và nhu cầu của các em về GD SKSSVTN, đồng thời tìm
hiểu thái độ của cộng đồng về GD SKSSVTN cho học sinh PTTH; từ đó có
những phân tích đánh giá và đưa ra giải pháp nhằm tăng cường việc đáp
ứng được nhu cầu GD SKSSVTN của học sinh PTTH.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Khảo sát nhận thức của học sinh PTTH Hà Nội (từ 16 đến 18 tuổi) về
SKSSVTN.
4.2. Tìm hiểu nhu cầu của học sinh PTTH Hà Nội về GD SKSSVTN (bao
gồm: nhu cầu về các nội dung kiến thức SKSSVTN, nhu cầu được tiếp
nhận các kênh thông tin có liên quan đến SKSSVTN, nhu cầu về sự hỗ trợ
của xã hội).
4.3. Tìm hiểu thái độ cộng đồng (thầy, cô giáo và các bậc phụ huynh) về
GD SKSSVTN cho học sinh PTTH Hà Nội hiện nay.
4.4. Đề xuất một số giải pháp cần thiết để đáp ứng được nhu cầu GD
SKSSVTN của học sinh PTTH.
5. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ, GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu GD SKSSVTN của học sinh PTTH
hiện nay.
5.2. Khách thể nghiên cứu: học sinh PTTH (từ 16 đến 18 tuổi).
5.3. Đối tượng khảo sát: học sinh Trường PTTH Yên Hòa, quận Cầu Giấy;
Trường PTTH Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm (Hà Nội).
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh

6
5.4. Phạm vi nghiên cứu:
 Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Đề tài tập trung tìm hiểu nhận thức
của học sinh PTTH tại Hà Nội về một số nội dung chính của
SKSSVTN, nhu cầu GD SKSSVTN của các em và thái độ của cộng
đồng (bao gồm: thầy, cô giáo, cha mẹ học sinh PTTH) về GD
SKSSVTN của học sinh PTTH hiện nay.
 Không gian nghiên cứu: Trường PTTH Yên Hòa, quận Cầu Giấy
và Trường PTTH Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
 Thời gian nghiên cứu: Tháng 9 - 10, năm 2006.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp quan sát: chúng tôi nhiều lần thực hiện quan sát không
tham dự (trong tháng 9 - 10, năm 2006) về một số yếu tố liên quan đến nhu
cầu GD SKSSVTN của học sinh PTTH tại trường PTTH Yên Hòa, quận
Cầu Giấy và Trường PTTH Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
6.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: được chúng tôi sử dụng đối
với các em học sinh PTTH nhằm tìm hiểu nhận thức của các em về một số
nội dung chính của SKSSVTN và nhu cầu của các em về GD SKSSVTN.
Đối tượng được khảo sát là học sinh cấp 3 của trường PTTH Yên
Hòa, quận Cầu Giấy (đại diện cho khu vực nội thành Hà Nội) và Trường
PTTH Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm (đại diện cho khu vực ngoại thành
Hà Nội), bao gồm các em học sinh đang học tập hệ chính quy tại trường;
được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo cơ cấu
khối học.
Tổng số phiếu phát ra là 330 phiếu, số phiếu thu vào và xử lý là 328
phiếu, được phân bổ cho hai trường như sau:
- Trường PTTH Yên Hoà: 161/328 phiếu (49,1%),
- Trường PTTH Nguyễn Văn Cừ: 167/328 phiếu (50,1%).
Giới tính của đối tượng được khảo sát:
- Nam: 169/328 học sinh (51,5%);

Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
7
- Nữ: 159/328 học sinh (48,5%).
Tỷ lệ giới tính của đối tượng được khảo sát đảm bảo được tính đại
diện và có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu.

Lứa tuổi của đối tượng khảo sát được chia thành các độ tuổi 16, 17,
18 tương ứng với các khối lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Trong đó:
- Lớp 10: 111/328 học sinh (33,8%);
- Lớp 11: 108/338 học sinh (32,9%);
- Lớp 12: 109/328 học sinh (33,2%).
Học lực của số học sinh được hỏi trong năm học 2005 - 2006 được
chia thành các mức như sau:
- Học lực giỏi: 83/328 học sinh (25,3%);
- Học lực khá: 181/328 học sinh (55,2%);
- Học lực trung bình: 59/328 học sinh (18,0%);
- Học lực kém: 5/328 học sinh (1,5%)

Tr-êng/ khu vùc
Tr-êng
NguyÔn
V¨n Cõ:
50,1%
Tr-êng
Yªn Hoµ:
49,1%
Tû lÖ giíi tÝnh

N÷:
48,5%
Nam:
51,5%
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
8




Nghề nghiệp của bố mẹ học sinh được hỏi được chia thành:
Nghề nghiệp
Bố
Mẹ
TS
%
TS
%
Cán bộ công chức
101
30,8
76
23,2
Giáo viên
12
3,7
24

7,3
Dịch vụ/buôn bán
28
8,5
45
13,7
Công nhân
50
15,2
36
11,0
Nông nghiệp
112
34,1
123
37,5
Khác
25
7,6
24
7,3

6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu: 17 trường hợp phỏng vấn sâu được thực
hiện đối với các bậc cha mẹ có con là học sinh PTTH tại các trường được
khảo sát (5), các thầy cô giáo đang làm công tác quản lý và giảng dạy các
bộ môn có liên quan đến vấn đề GD SKSSVTN như Sinh học, GD công
dân, thầy cô giáo phụ trách công tác Đoàn thanh niên (6) và các học sinh
PTTH của hai trường (6) nhằm thu thập thêm những thông tin sâu sắc và cụ
thể hơn về nhu cầu GD SKSSVTN của học sinh PTTH; đồng thời giúp cho
chúng ta thấy được rõ hơn quan điểm, thái độ của người được phỏng vấn về

GD SKSSVTN.
Tr×nh ®é häc vÊn
Líp 11:
32,9%
Líp 12:
33,3%
Líp 10:
33,8%
XÕp lo¹i häc lùc
25,3%
55,2%
18,0%
1,5%
0
10
20
30
40
50
60
Giái Kh¸ Trung b×nh KÐm
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
9
6.4. Phương pháp phân tích tài liệu: bao gồm việc phân tích các công trình
thực nghiệm, kết quả những đề tài nghiên cứu liên quan, số liệu thống kê…
phục vụ cho cuộc nghiên cứu.
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ SƠ ĐỒ TƢƠNG QUAN GIỮA

CÁC BIẾN SỐ
7.1. Giả thuyết nghiên cứu
7.1.1. Học sinh PTTH Hà Nội đã nhận thức được những nội dung cơ bản về
SKSSVTN, nhưng nhận thức còn chưa đầy đủ và thiếu chính xác.
7.1.2. Học sinh PTTH Hà Nội rất có nhu cầu về GD SKSSVTN (nhu cầu
về các nội dung kiến thức SKSSVTN, nhu cầu được tiếp nhận các kênh
thông tin có liên quan đến SKSSVTN, nhu cầu về sự hỗ trợ của xã hội).
7.1.3. Có sự khác biệt về tuổi, giới tính, học vấn và trường của học sinh
PTTH tại Hà Nội về nhu cầu GD SKSSVTN.
7.1.4. Thầy cô giáo và các bậc phụ huynh đã có cách nhìn cởi mở hơn và
ủng hộ việc GD SKSSVTN cho học sinh PTTH hiện nay.
7.2. Sơ đồ tƣơng quan giữa các biến số:

Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
10








CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về SKSSVTN được tiến hành rất sớm trên thế giới, nhất
là ở các quốc gia phát triển, nhưng thường được gọi với những tên khác
ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ
HỘI
Nhận thức của học sinh PTTH
về SKSSVTN
Nhu cầu về
GD SKSSVTN
của học sinh PTTH
Nhu cầu về các nội
dung kiến thức
SKSSVTN


Tuổi

Giới tính

Học vấn

Trường
Nhu cầu về sự
hỗ trợ của xã
hội
Nhu cầu được tiếp nhận
các kênh thông tin có liên
quan đến SKSSVTN

Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông

trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
11
nhau, chẳng hạn như sức khoẻ VTN hay giới tính, tình dục thanh thiếu
niên. Có lẽ bắt đầu từ Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển (ICPD) tại
Cairô (tháng 4 năm 1994), sau khi định nghĩa chính thức về SKSS được
thống nhất phổ biến đến mọi quốc gia trên thế giới thì mối quan tâm của
không những các nhà khoa học, các nhà GD, các nhà quản lý xã hội mà cả
các bậc cha mẹ đối với vấn đề SKSSVTN được đẩy lên một trình độ mới.
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, những nội dung GD SKSS đã
được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai các
hoạt động cụ thể. SKSS đã từng bước trở thành nội dung quan trọng của
hầu hết các hoạt động dân số; các mục tiêu SKSS cũng là những mục tiêu
cần đạt được của kế hoạch hoá gia đình. Theo Tổng quan các nội dung
nghiên cứu về sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản vị thành niên ở Việt Nam từ năm
1995 đến năm 2003, đã có tổng số 146 tài liệu nghiên cứu, khảo sát về chủ
đề này. Trong đó có 82/146 (56,1%) tài liệu nghiên cứu về thực trạng tình
hình sức khoẻ, SKSSVTN Việt Nam; 18/146 (12,4%) tài liệu nghiên cứu
về những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, SKSSVTN Việt Nam; 46/146
(31,5%) tài liệu đề cập đến các yếu tố, giải pháp, biện pháp tác động nhằm
nâng cao hiệu quả GD, chăm sóc sức khoẻ, SKSSVTN [29]. Các kết quả
này cho thấy, những nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến SKSSVTN
đã được khá nhiều các nhà khoa học xã hội và khoa học tự nhiên quan tâm
tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Mảng nghiên cứu về nhu cầu GD giới
tính - SKSSVTN của học sinh PTTH đã được một số tác giả tìm tòi với
những phát hiện mới mẻ và thú vị, mặc dù những khảo cứu về vấn đề này
còn chưa nhiều. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi xin được đề cập đến
những công trình nghiên cứu tiêu biểu và đặc sắc, những nhận định về nhu
cầu GD giới tính - SKSSVTN được đề cập trong một số tác phẩm của các

nhà nghiên cứu.
SKSSVTN là một vấn đề mới và tế nhị xét về góc độ xã hội. Tại Việt
Nam, trong nền văn hóa truyền thống, với sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
12
giáo, quan hệ tình dục trước hôn nhân bị lên án nặng nề. Trải qua hơn 30
năm chiến tranh với thời gian dài của sự chia cắt giữa các cặp vợ chồng,
giữa nam và nữ, những vấn đề này lại càng bị lên án. Ngày nay, ngay cả
với lớp trẻ thì quan hệ tình dục trước hôn nhân vẫn là điều kiêng kỵ. Tuy
nhiên, do sự chuyển đổi xã hội một cách nhanh chóng trong những năm
gần đây mà những quan niệm này cũng đang có những biến đổi. Các
nghiên cứu cho thấy rằng VTN có hành vi tình dục hiện nay tăng lên và ở
một lứa tuổi rất sớm so với những người cùng lứa tuổi ở các thế hệ trước.
Tuy nhiên, tình dục trước hôn nhân ở tuổi VTN có sự khác nhau rõ ràng
giữa các phạm vi văn hóa, xã hội. Kết quả của chương trình nghiên cứu về
các đối tượng chưa lập gia đình ở tuổi VTN từ 15 đến 19 tuổi sống ở các
nước châu Phi và châu Á của Tổ chức Y tế thế giới (năm 1995) cho thấy
rằng thanh niên ở các nước châu Phi có hành vi tình dục nhiều hơn các
thanh niên cùng lứa tuổi sống ở các nước châu Á. Mức độ hoạt động tình
dục trong các thanh niên chưa lập gia đình ở các nước châu Á là không
đáng kể trong những năm trước và điều này phản ánh một sự chối từ mạnh
mẽ về xã hội và văn hóa đối với hành vi tình dục trước hôn nhân, đặc biệt
là ở nữ [32].
Đầu năm 1998, dự án "Hỗ trợ tăng cường sức khoẻ sinh sản vị thành
niên - VIE/97/P12" do Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
chủ trì đã được triển khai. Các đợt truyền thông rộng rãi được tổ chức nhằm
tuyên truyền cho VTN về SKSSVTN, về các biện pháp tránh thai và quan

hệ tình dục lành mạnh, an toàn, phòng chống STDs, đặc biệt là HIV/AIDS,
giúp cho VTN có nhận thức đúng và tự điều chỉnh hành vi của mình, góp
phần hạ thấp tỷ lệ nạo phá thai và có con ngoài ý muốn trước 18 tuổi.
Trong báo cáo "Kết quả nghiên cứu khảo sát đánh giá nhanh nhu
cầu sức khoẻ vị thành niên" của các tác giả Martha Morrow, Đỗ Hồng
Ngọc, Trương Trọng Hoàng, Trần Huệ Trinh đã kết luận: Sự cần thiết phải
quan tâm đến VTN như một nhóm dân số riêng biệt ngày càng được nhận
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
13
thức rõ nét ở nhiều cấp. Tuy nhiên, những hành động cụ thể nhằm vào
nhóm người này vẫn chưa nhiều. Báo cáo cho thấy, VTN có mức độ nhận
thức và quan tâm cao đối với sức khoẻ, gắn liền với thực tế của môi trường
riêng; các em chẳng những quan tâm đến tình trạng thoải mái về thể chất và
tinh thần của chính mình, mà các em còn quan tâm đến gia đình, cộng đồng
và địa phương nữa. VTN cảm thấy thiếu thốn các thông tin chuyên biệt về
sức khoẻ từ nguồn mà các em cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc. Các em vẫn
muốn và cần sự hỗ trợ và bảo vệ của cha mẹ, nhưng cũng sẵn sàng đón
nhận những thông tin chi tiết hơn từ nhiều nguồn để có thể thực hiện các
phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh. Nhóm tác giả này nhận định
rằng GD SKSS trong và ngoài nhà trường thường chưa rõ ràng về nội dung
và chỉ giới hạn vào các dự án thí điểm. Chính sự thiếu thông tin có tính
toàn diện về nhu cầu của VTN gây khó khăn cho việc nhận diện nhóm hành
vi nguy cơ, giám sát xu hướng và triển khai hay lượng giá các chương trình
[45].
Tác giả Đặng Quốc Bảo lại quan tâm đến việc GD một số nội dung
của SKSSVTN cho học sinh. Trong bài viết "Giáo dục dân số cho học sinh
với chiều sâu là giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản là vấn đề cần thiết",

tác giả Đặng Quốc Bảo đã nêu lên một số vấn đề cấp thiết hiện nay, đó là
GD giới tính trong nhà trường phải là việc giảng dạy các trí tuệ về giới tính
phù hợp với đặc trưng tâm lý, sinh lý, hiểu biết xã hội của học sinh. Ông
cho rằng, xã hội, gia đình và nhà trường phải phối hợp với nhau để đưa đến
cho thế hệ trẻ sự hiểu biết có hệ thống, khoa học, phù hợp với chuẩn mực
văn hoá của dân tộc; đồng thời không nên né tránh nội dung này trong quá
trình GD ở nhà trường và gia đình [7].
Nhóm tác giả Nguyễn Linh Khiếu, Lê Ngọc Lân, Nguyễn Phương
Thảo cũng đã cung cấp một bức tranh khá toàn diện trong nghiên cứu về
“Gia đình trong giáo dục Sức khỏe sinh sản vị thành niên”. Kết quả nghiên
cứu này cho thấy, có tới 72,4% VTN nam và 83,0% VTN nữ đánh giá rất
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
14
cao tầm quan trọng của những kiến thức về SKSS đối với các em với
những lý do: tránh sai lầm và để biết cách tự bảo vệ mình (46,3%), muốn
hiểu biết thêm về SKSS (35,0%), thấy có lợi cho bản thân (13,8%) và vì
kiến thức về SKSS còn hạn chế (7,5%). Trong ba tổ chức gia đình, nhà
trường và xã hội, các em nhận định rằng xã hội (bao gồm các đoàn thể và
phương tiện thông tin đại chúng) đang là tổ chức đóng vai trò quan trọng
nhất trong việc trang bị kiến thức về SKSS cho VTN (45,0%), sau đó là gia
đình (32,0%) và cuối cùng là nhà trường (23,0%) [23].
Thời gian qua, tổ chức hỗ trợ kỹ thuật trong chăm sóc sức khoẻ
PATH Canađa phối hợp với Trung tâm truyền thông, giáo dục sức khoẻ -
Sở Y tế Bắc Ninh đã tiến hành khảo sát về “Vai trò và trách nhiệm của
nam giới trong gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản” (khảo sát tại
huyện Tiên Du, Quế Võ và thị xã Bắc Ninh, 2005), trong đó có khảo sát 158
em là học sinh nam. Kết quả cho thấy, khi thắc mắc về những điều có liên

quan tới SKSS, 17,7% học sinh trả lời là tự tìm hiểu, ngoài ra, người mà
các em tìm đến hỏi là mẹ (13,3%), bố (13,3%), cán bộ y tế (5,1%), thầy cô
giáo (0,6%). Trong khi đó, nguồn cung cấp thông tin được các em đánh giá
là phù hợp nhất với học sinh là: đài, ti vi (43%), sách báo (25,9%), thầy cô
giáo (12.7%). Số liệu báo cáo cũng cho thấy 4,4% học sinh nam được hỏi
cho biết đã có quan hệ tình dục [25].
Năm 2002, nhóm tác giả Đoàn Kim Thắng, Nguyễn Thị Văn, Phan
Quốc Thắng (Viện Xã hội học) đã thực hiện nghiên cứu “Nhu cầu giáo dục
giới tính, sức khoẻ sinh sản của học sinh phổ thông trung học: nghiên cứu
tại 4 trường phổ thông trong nội thành Hà Nội”. Nghiên cứu này đã khẳng
định việc tìm hiểu nhu cầu của học sinh PTTH về GD giới tính và SKSS là
việc làm có ý nghĩa để tìm ra đuợc một điều kiện thích hợp nhất cho việc
đáp ứng nhu cầu tiếp thu các kiến thức về GD giới tính và SKSS của VTN
nói chung, học sinh PTTH nói riêng. Nhóm tác giả đã chỉ ra những nhu cầu
của học sinh PTTH nội thành Hà Nội về kiến thức và sự hỗ trợ của xã hội
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
15
chủ yếu thông qua các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm học sinh. Tuy
nhiên, số liệu định lượng trong nghiên cứu này mới tập trung vào đánh giá
thực trạng nhận thức của học sinh PTTH về mội số nội dung liên quan đến
SKSS. Những sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, khu vực theo học và thực
trạng yêu của học sinh PTTH chưa được khai thác nhiều trong nghiên cứu
nhu cầu. Ngoài ra, một số nội dung liên quan tới nhu cầu GD SKSSVTN
của học sinh từ phía nhà trường chưa được nghiên cứu làm rõ [32]. Mặc dù
vậy, đây có thể coi là một tài liệu quan trọng đối với đề tài trong quá trình
nghiên cứu, phân tích.
Gần đây, cuộc Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt

Nam năm 2003 do Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê thực hiện với sự hỗ trợ
về kỹ thuật và tài chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi
đồng Liên hợp quốc (UNICEF), gọi tắt là SAVY đã phân tích tổng hợp
nhiều nội dung có liên quan đến VTN và giới tính - SKSSVTN (Chương 4,
5 và 6); trong đó chỉ rõ, các chương trình truyền thông cũng như việc tiếp
cận với các nguồn thông tin cho thấy thanh thiếu niên Việt Nam được cung
cấp nhiều thông tin về SKSS, đặc biệt là các biện pháp tránh thai, mặc dù
hơi ít thông tin về STDs. Tuy nhiên, mức độ chính xác của thông tin nắm
được nhìn chung vẫn chưa đạt được như mong muốn [9].
Chương trình GD giới tính cũng được đề cập đến nhiều hơn trên báo
chí trong thời gian gần đây. Từ những bài giới thiệu về “Giáo dục giới tính
trên thế giới hiện nay” của bác sĩ Trần Bồng Sơn đăng trên Báo Sài Gòn
Giải phóng, thứ bảy, ngày 8/7/2000, người đọc được biết ở Trung Quốc,
GD giới tính đã được tiến hành ngay từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa ra đời (1949), nhưng phải chịu nhiều năm thăng trầm trong gần 4 thập
niên qua các giai đoạn khởi xướng, thực sự tiến hành GD giới tính, giai
đoạn phát triển về GD giới tính cho đến giai đoạn củng cố về GD giới tính
từ năm 1998 đến nay. Chương trình GD giới tính ở Trung Quốc đã được
Ban GD Quốc gia đánh giá đủ quan trọng để đưa vào kế hoạch phát triển
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
16
GD nói chung. Ở Mỹ, chương trình GD giới tính chỉ được phép dạy cho trẻ
từ độ tuổi 11 trở lên, do đó, dù tất cả các trường Tiểu học Mỹ thấy rất cần
thiết phát triển chương trình cho môn học này, họ đều không được phép
dạy [5]. Một số bài báo khác cũng nêu lên tầm quan trọng của chương trình
GD giới tính cho học sinh, sinh viên ở Việt Nam: “GD giới tính là hình
thành những quan hệ đạo đức lành mạnh giữa các em trai và các em gái.

GD giới tính cũng là quá trình xây dựng đạo đức tình dục ở các em” [39].
Một vấn đề khác cũng được nêu trên báo là “Chống thất học về giới tính”,
tác giả bài báo - Giáo sư Đoàn Xuân Mượu - sau khi điểm qua một vài ví
dụ cho thấy hậu quả của việc không được GD giới tính từ khi còn nhỏ đã
đưa ra một kết luận thú vị: “Các bậc cha mẹ cần quan tâm đến vấn đề GD
giới tính vì tựu chung, nó không phải chỉ dành cho lớp trẻ, nhất là những
người lúc còn trẻ chưa có cơ hội làm quen với vấn đề này. Nay có cơ hội
thì nên bắt kịp lớp trẻ để một mặt tự bồi dưỡng, mặt khác để GD, giúp đỡ
con cái.” [6].
Nghiên cứu của nhóm tác giả Đoàn Kim Thắng, Dương Chí Thiện về
“Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên” đăng trên Tạp chí
Khoa học Phụ nữ số 3 (46), tháng 5/2001 cho thấy, các kiến thức về GD
giới tính và SKSS mà các em lứa tuổi VTN đã có được khá đa dạng phong
phú, nó có nhiều hơn những gì mà người lớn chúng ta thường hay đánh giá
quá nặng nề hoặc quá xem nhẹ. Song những kiến thức này chưa thể nói là
đầy đủ và hệ thống được. Sự hiểu biết ở các em mới chỉ dừng lại phần lớn
trên lý thuyết và sách vở, còn trên thực tế của cuộc sống hàng ngày, những
kiến thức đó chưa đủ để các em có thể tự tin mà có những ứng xử và hành
động đúng trong tất cả các trường hợp cụ thể. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng, bản thân các em đã thể hiện sự quan tâm và mong muốn được học
tập, được hiểu biết nhiều hơn nữa những nội dung của lĩnh vực SKSSVTN.
Điều này hết sức cần thiết và bổ ích rất nhiều cho các em trong cuộc sống
hiện tại và tương lai [32].
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
17
Nhìn chung, phần lớn các tài liệu nghiên cứu đều khẳng định tầm
quan trọng của GD SKSSVTN đối với VTN. Tuy nhiên, những công trình

nghiên cứu về nhu cầu của VTN nói chung, học sinh PTTH nói riêng về
GD SKSSVTN chưa nhiều. Việc tìm hiểu nhu cầu của học sinh PTTH về
GD SKSSVTN có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng một chương trình
GD SKSSVTN phù hợp với các em, góp phần giúp các em bảo vệ SKSS,
phát triển tích cực và lành mạnh.
1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
1.2.1. Nhu cầu
Nhu cầu là khái niệm được nhiều ngành khoa học nghiên cứu và ứng
dụng vào các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Có nhiều công trình
nghiên cứu về nhu cầu và cùng đi đến một nhận định: “Nhu cầu là một
trong những nguồn gốc nội tại sinh ra tính tích cực của con người” [17].
Theo nghĩa hẹp, nhu cầu được hiểu là yêu cầu cần thiết của con
người để sống và tồn tại. Theo nghĩa rộng thì nhu cầu là tất cả những yêu
cầu của con người để tồn tại để hạnh phúc và giảm đau khổ [3].
Nhà kinh tế học Philip Kotler cho rằng: “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất
yếu mà con người cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển” [41,31].
A. Maslow cho rằng, ở con người, ngay từ khi mới ra đời đã có các
lớp nhu cầu phân loại một cách nhất quán, tính lôgíc nhất quán chứng tỏ
một trật tự xuất hiện các nhu cầu trong quá trình phát triển cá thể. Tuy
nhiên, hệ thống nhu cầu có tính chất thứ bậc này lại hết sức linh hoạt và
biến động. Căn cứ vào các đặc trưng cơ bản của nhu cầu, A. Maslow đã
phân chia nhu cầu từ cấp thấp đến cấp cao theo một hệ thống 5 bậc và sắp
xếp nó theo thứ tự hình tháp được gọi là tháp nhu cầu.
- Nhóm nhu cầu cấp thấp bao gồm:
+ Nhu cầu sinh lý: Nhu cầu tối thiểu cần thiết cho quá trình phát
triển tự nhiên của con người: ăn, mặc, ngủ, nghỉ, chơi
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh

18
+ Nhu cầu an toàn: Nhu cầu được bảo vệ bản thân, bảo vệ tài sản,
được sống yên ổn, ví dụ như bảo hiểm, uống nước sạch, không khí để tồn
tại
- Nhóm nhu cầu cấp cao bao gồm:
+ Nhu cầu xã hội: Nhu cầu được yêu thương, nhu cầu lệ thuộc, mong
muốn có quan hệ với người khác, sự quan tâm, sự phối hợp hoạt động
+ Nhu cầu được kính trọng về các giá trị bản thân, sự độc lập, sự
công nhận thành quả và tôn trọng từ người khác
+ Nhu cầu tự khẳng định mình: phát triển nhân cách, tự hoàn thiện,
phát huy những tiềm năng của mình [17]
Theo A. Maslow, nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự phân cấp các
mức độ quan trọng với nguyên tắc nhu cầu ở cấp độ nào thấp hơn phải
được thỏa mãn thì mới nảy sinh các nhu cầu cao hơn. Tuy nhiên, không
nhất thiết phải thoả mãn hoàn toàn một nhu cầu nào đó như quan điểm của
A. Maslow mà chỉ cần thoả mãn một phần nhu cầu cấp dưới nào đó con
nguời đã muốn thực hiện nhu cầu cấp cao hơn. Tóm lại, việc sắp xếp thứ
bậc các nhu cầu như trên chỉ mang tính tương đối. Tuy nhiên, việc vận
dụng thang nhu cầu của A. Maslow vào việc nghiên cứu nhu cầu GD
SKSSVTN của học sinh PTTH hiện nay có một ý nghĩa đáng kể, bởi việc
biết rõ học sinh PTTH đang ở bậc thang nhu cầu nào, các hoạt động GD
SKSSVTN sẽ có thể hướng tới việc thoả mãn nhu cầu đó. Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài, nhu cầu GD SKSSVTN của học sinh PTTH được
giới hạn ở ba nội dung: nhu cầu được tiếp nhận các kênh thông tin có liên
quan đến SKSSVTN, nhu cầu về các nội dung kiến thức SKSSVTN, nhu
cầu về sự hỗ trợ của xã hội.
1.2.2. Giáo dục
GD là một mặt không thể thiếu được của đời sống xã hội và là động
lực phát triển xã hội. Có khá nhiều khái niệm GD được diễn giải theo nhiều
cách khác nhau. Nhìn chung, GD được hiểu là “Sự hình thành có mục đích

Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
19
và có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình
thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mỹ cho con người;
với nghĩa rộng nhất, khái niệm này bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất
cả những yếu tố tạo nên những nét tính cách và phẩm hạnh của con người,
đáp ứng các yêu cầu của kinh tế - xã hội” [22, 25-27]. Ngoài ra, hiểu theo
nghĩa rộng, GD còn “là sự tác động đến con người của toàn bộ hệ thống
các mối quan hệ xã hội với mục đích chuyển tải các kinh nghiệm xã hội. Do
đó, các cá nhân có thể thu nhận được các kinh nghiệm này ở mọi nơi, trong
mọi nhóm xã hội khác nhau” [12, 258]. Vì vậy, khái niệm GD hiểu theo
nghĩa rộng đồng nhất với khái niệm xã hội hoá được trình bày trong Mục
1.4.1.
Hiểu theo nghĩa hẹp, GD bao gồm các quá trình hoạt động nhằm tạo
ra cơ sở khoa học của thế giới quan, lý tưởng đạo đức, thái độ thẩm mỹ đối
với hiện thực con người, kể cả việc phát triển, nâng cao thể lực. Quá trình
này được thực hiện không chỉ thông qua môn đạo đức mà trong cả các mặt
của cuộc sống ở nhà trường, ngoài xã hội và gia đình.
Quá trình GD là một quá trình mà trong đó con người được GD tự
giác, tích cực tự GD nhằm hình thành được thế giới quan khoa học và
những phẩm chất, nhân cách khác của người công dân dưới sự chỉ đạo của
nhà GD. Trong quá trình GD, nhà GD đóng một vai trò chủ đạo quan trọng,
người được GD tồn tại với tư cách là đối tượng chịu sự tác động có tính
định hướng của GD. Nhà GD và người được GD có mối quan hệ khăng
khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên sự thống nhất biện chứng
giữa GD và tự GD.
Môi trường GD bao gồm sự thống nhất giữa GD nhà trường, GD gia

đình và GD xã hội.
GD có thể chia thành GD nhà trường, GD gia đình và GD xã hội.
GD nhà trường hay là GD ở nhà trường là một thiết chế GD chuyên
biệt, có những đặc trưng cơ bản như: mang tính ý thức và có mục đích rõ
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
20
ràng, được tổ chức và diễn ra theo kế hoạch đào tạo xác định, nội dung GD
nhà trường được chọn lọc một cách khoa học và hệ thống. Hoạt động GD
nhà trường, quá trình GD của nhà trường do giáo viên và các cán bộ quản
lý nhà trường tổ chức và thực hiện.
GD gia đình là sự tác động thường xuyên và có mục đích của con
người, nhất là người lớn trong gia đình và toàn bộ nếp sống của gia đình
đến trẻ. Mục tiêu GD của gia đình rất linh hoạt và thay đổi theo thời gian,
phụ thuộc vào sự biến biến đổi và phát triển của trẻ, vào sự vận động và
phát triển của xã hội xung quanh, vào chính cuộc sống của gia đình và
những định hướng giá trị của gia đình.
GD xã hội là các hoạt động GD của các thiết chế và môi trường GD
ngoài nhà trường, nhằm vào đối tượng là toàn thể xã hội, trong đó có thế hệ
trẻ trong và ngoài nhà trường. GD xã hội bao gồm: hoạt động GD của các
cơ quan có chức năng GD chung cho toàn xã hội (các cơ quan thông tin
tuyên truyền, văn hoá, nghệ thuật ); hoạt động GD của các tổ chức xã hội,
các trường Đảng, trường Đoàn ; hoạt động GD của các cơ sở ngoài nhà
trường, [30, 25-28]
Trong phạm vi của đề tài, GD SKSSVTN đã được cụ thể hoá từ
những hoạt động GD nhà trường, gia đình và xã hội nêu trên, trong đó GD
xã hội được giới hạn ở các nội dung: sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội và
các phương tiện thông tin đại chúng.

1.2.3. Vị thành niên (Adolescent)
Thuật ngữ Adolescent được đưa ra vào năm 1904 theo đề xuất của
nhà tâm lý học G. Stanley Hal, nhằm để chỉ một thời kỳ quá độ từ trẻ con
chuyển lên người lớn. Nó cũng được quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang
lớn hoặc đang trưởng thành. Theo từ ghép gốc Hán thì khái niệm trên được
thể hiện trong thuật ngữ “Vị thành niên”. Theo Từ điển tiếng Việt thì “Vị
thành niên là những người chưa đến tuổi trưởng thành để chịu trách nhiệm
về những hành động của mình” [38]. Trong các văn bản pháp luật hiện
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
21
hành của Nhà nước ta (như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật lao
động) có dùng thuật ngữ “Người chưa thành niên” và có quy định rõ hơn về
độ tuổi và mức độ mà người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm đối với
từng hoạt động của mình.
VTN là một giai đoạn (một thời kỳ) trong quá trình phát triển của
con người với đặc điểm lớn nhất là sự tăng trưởng nhanh chóng để đạt tới
sự trưởng thành về cơ thể, sự tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm xã hội, định
hình nhân cách để có thể nhận lãnh trách nhiệm xã hội đầy đủ. Giai đoạn
này được hiểu một cách đơn giản là giai đoạn “sau trẻ con và trước người
lớn” của mỗi cá thể, được gọi là “thời kỳ vị thành niên”.
Về độ tuổi VTN, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, VTN
nằm trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Một số tài liệu cũng đã phân định tuổi
của VTN thành ba nhóm tuổi: VTN sớm (từ 10 đến 13 tuổi), VTN trung
bình (từ 13 đến 16 tuổi), VTN muộn (từ 17 đến 19 tuổi). Sự phân chia này
dựa theo đặc điểm ít nhiều khác nhau về phát triển cơ thể và tâm sinh lý
của lứa tuổi VTN, để lưu ý đến những công việc GD, chăm sóc sức khoẻ
cho phù hợp với từng nhóm đối tượng; tuy vậy cách phân chia này cũng chỉ

có tính tương đối. Ở Việt Nam, VTN là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi [47].
Trong đề tài này, thuật ngữ “Vị thành niên” được dùng để chỉ nhóm đối
tượng là lớp người từ 16 đến 18 tuổi. Đây là nhóm đối tượng diễn ra rất
nhiều thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì, đồng thời chịu sự chi phối
của các mối quan hệ trong cuộc sống và những tác động mạnh mẽ của
những yếu tố xã hội. Điều đặc biệt là các em có tâm lý muốn làm người
lớn, thích sống độc lập, thích tự khẳng định mình. Đối với riêng nhóm học
sinh PTTH, đây cũng là thời kỳ mà nhận thức xã hội của các em đang dần
trưởng thành, va chạm với xã hội tăng lên, sức ép từ môi trường xung
quanh và nhiệm vụ học tập cũng nặng nề hơn những năm phổ thông trước
đó. Tìm hiểu nhu cầu GD SKSSVTN ở nhóm đối tượng này sẽ thể hiện rõ
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
22
nét những nguyện vọng, mong muốn, yêu cầu của học sinh và VTN về
GD SKSSVTN.
1.2.4. Sức khoẻ sinh sản, Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Khái niệm SKSS đã được chấp nhận và được chính thức hoá trong
phạm vi toàn thế giới từ Hội nghị Cairo: “Sức khoẻ sinh sản là tình trạng
hoàn toàn khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần, xã hội và không chỉ là không
có bệnh tật hay không bị tàn phế về tất cả những gì liên quan tới hệ thống,
chức phận và quá trình sinh sản. Như thế, sức khoẻ sinh sản có nghĩa là
mọi người có thể có cuộc sống tình dục an toàn, hài lòng, họ có khả năng
sinh sản, tự do quyết định có sinh con hay không, sinh con khi nào và sinh
bao nhiêu con”.
Từ khái niệm trên, SKSS được hiểu là có những hàm ý sau đây:
- Con người có quyền có một cuộc sống tình dục thoả mãn và an
toàn

- Họ có thể tận hưởng năng lực sinh sản của mình
- Có quyền tự do quyết định có sinh hoạt tình dục không, khi nào
sinh hoạt và bao nhiêu lâu sinh hoạt một lần.
Điều đó hàm ý rằng cả nam và nữ đều có quyền:
- Quyền được nhận thông tin, quyền tiếp cận và lựa chọn các biện
pháp kế hoạch hoá gia đình an toàn, hiệu quả, hợp khả năng kinh
tế và chấp nhận được.
- Quyền lựa chọn các biện pháp khác trong việc điều hoà sinh đẻ,
theo đúng luật pháp.
- Quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thích hợp giúp cho
người phụ nữ vượt qua thời gian có thai và sinh con một cách an
toàn và cung cấp cho các đôi vợ chồng một cơ hội tốt nhất để có
đứa con khoẻ mạnh (về mặt thể chất, tinh thần và xã hội).
SKSS được cấu thành bởi 10 vấn đề trọng tâm sau, có liên quan chặt
chẽ và tác động qua lại lẫn nhau, trong đó có nội dung SKSSVTN:
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
23
- Làm mẹ an toàn
- Kế hoạch hoá gia đình
- Phá thai
- SKSSVTN
- Nhiễm khuẩn đường sinh sản
- STDs, kể cả HIV/AIDS
- Ung thư tử cung, ung thư vú
- GD tình dục
- Vô sinh
- Truyền thông GD rộng rãi về SKSS

Từ đó, SKSSVTN là khái niệm SKSS được ứng dụng một cách thích
hợp và bình đẳng cho đối tượng VTN.
1.2.5. Giới tính (Sex)
“Giới tính chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới xét về mặt y -
sinh học. Sự khác biệt này có liên quan đến quá trình tái sản xuất nòi
giống, cụ thể là phụ nữ có thể mang thai và sinh con, còn nam giới là một
trong các yếu tố tạo ra quá trình thụ thai” [20].
Từ khái niệm trên, ta thấy, giới tính nói lên tính ổn định về tương
quan giữa hai giới trong quá trình sinh sản. Chức năng sinh sản của phụ nữ
và nam giới là không thể thay đổi hay dịch chuyển cho nhau. Giới tính là
bất biến về thời gian cũng như không gian. Xét về giới tính, phụ nữ cổ xưa
cũng như phụ nữ ngày nay và phụ nữ ở mọi vùng trên trái đất đều giống
nhau ở chức năng mang thai và sinh con, cũng như tất cả nam giới đều
giống nhau ở vai trò sinh sản của mình. Ngày nay, với tiến bộ của khoa học
kỹ thuật, người ta đã có thể phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, các
phẫu thuật này chỉ mang tính hình thể còn không thể thay đổi được các
chức năng sinh học.
1.2.6. Tình dục (Sexual)
Nhu cầu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông
trung học hiện nay

Luận văn Thạc sĩ - Nguyễn Hoàng Anh
24
“Tình dục là một nhu cầu tự nhiên của con người bắt đầu xuất hiện
từ tuổi dậy thì và là một phần của bản năng duy trì nòi giống” [15].
Tổ chức Y tế thế giới năm 1975 đã đưa ra khái niệm “Sức khoẻ tình
dục là sự tổng hợp các khía cạnh thể chất, tình cảm, tri thức và xã hội của
con người có tính dục, sao cho cuộc sống của con người phong phú hơn,
tốt đẹp về nhân cách, về giao tiếp và tình yêu” [15].
Với khái niệm này, tình dục là sự phát triển tự nhiên, mang tính tất

yếu của tính dục. Khi con người bước vào tuổi dậy thì, những khái niệm và
những tình cảm tốt đẹp đối với đối tượng khác giới được phát triển, với
những rung cảm ở mức độ khác nhau, đến một mức độ nào đó sẽ có thể có
hoạt động tình dục. Cùng với việc ngày càng coi trọng chức năng sinh sản
của người phụ nữ, mà biểu hiện cụ thể là việc phát triển phong phú nội
dung của SKSS như đã trình bày ở phần trên, thì tình dục cũng được thừa
nhận như một thực thể sức khoẻ, với một khái niệm rất nhân bản: sức khoẻ
tình dục. Bản thân cả SKSS cũng bao hàm cả sức khoẻ tình dục, điều mà
con người đều có bình đẳng như nhau và cần được đảm bảo quyền về hoạt
động tình dục, kể cả những người còn trẻ và những người khuyết tật, thiệt
thòi.
Hoạt động tình dục là một loại hoạt động phổ biến, bình đẳng và
đáng được tôn trọng, nó cũng biểu hiện tình trạng sức khoẻ và hạnh phúc
của mỗi con người, đồng thời nhân cách của mỗi con người cũng một phần
nào đó được phản ánh qua hoạt động tình dục. Ngày nay, sự gia tăng dân số
đã gây nên những tình trạng gay cấn, thậm chí trở thành vấn đề xã hội nhức
nhối, ảnh hưởng đến cuộc sống của từng gia đình, từng con người. Từ đó
việc sinh sản nhiều và sinh sản sớm được coi là một vấn đề nghiêm trọng,
là mối đe doạ với toàn cầu nói chung, cũng như với từng quốc gia nói
riêng. Chính vì vậy, SKSS nói chung cũng SKSSVTN nói riêng được đền
cập đến một cách mạnh mẽ, trong một bối cảnh chung nhằm hạn chế sự gia
tăng dân số.

×