Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Hoạt động truyền thông về vấn đề tôn giáo trên báo in Việt Nam hiện nay (2005-2010). Khảo sát và tham khảo trên báo Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Người Công giáo Việt Na

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.53 KB, 115 trang )








ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



HOÀNG THỊ THUỲ DƯƠNG



HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
TRÊN BÁO IN VIỆT NAM HIỆN NAY (2005 – 2010)

(Khảo sát và tham khảo trên báo: Nhân Dân, Tuổi Trẻ,
Người Công giáo Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí – truyền thông
Mã số 60.32.01

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS ĐỖ QUANG HƯNG



Hà Nội - 2011


1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 6
4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài 9
7. Kết cấu luận văn 9
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. . 11
1.1 Khái niệm, nội dung của vấn đề tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam 11
1.1.1 Khái niệm tôn giáo 11
1.1.2 Lịch sử hình thành tôn giáo 18
1.1.3 Loại hình tôn giáo 20
1.2 Đặc điểm đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, mở cửa hội
nhập, toàn cầu hóa. 22
1.2.1 Những nét lớn về tình hình tôn giáo trên thế giới hiện nay 22
1.2.2 Đặc điểm tình hình tôn giáo ở việt nam trong những năm gần đây 27
1.3 Vấn đề tôn giáo trong đời sống chính trị - xã hội và quan hệ quốc tế. 32
1.3.1 Đời sống chính trị - xã hội 32
1.3.2 Quan hệ quốc tế 36
1.4 Các thế lực thù địch và chiền lược về vấn đề tôn giáo đối với nước ta hiện nay 39
1.4.1 Chính sách của Mỹ 39
1.4.2 Chính sách của một số nước Tây Âu 45
Tiểu kết chương 1 49
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRÊN BÁO IN NƯỚC TA TRONG GIAI
ĐOẠN 2005 - 2010 50
2.1 Vài nét về các tờ báo được khảo sát 50
2.1.1 Báo Nhân Dân 50


2
2.1.2 Báo Tuổi Trẻ 52
2.2 Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề tôn giáo 55
2.3 Vai trò nhiệm vụ của hệ thồng báo chí đối với vấn đề tôn giáo trong xã hội
Việt Nam hiện nay 58
2.3.1 Vấn đề tôn giáo trong hoạt động báo chí ở Việt Nam 58
2.3.2 Báo chí với giáo dục, nâng cao hiểu biết về chính sách, đường lối, đổi mới của
Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo 60
2.3.3 Cỗ vũ xu hướng đường lối đấu tranh Tốt đời, đẹp đạo, và khai thác các
giá trị về tôn giáo 64
2.3.3.1 Quan niệm sồng tốt đời, đẹp đạo 64
2.3.4 Báo chí giáo dục, tuyên truyền cho những thành tựu đổi mới về đời sống
sinh hoạt tôn giáo trong nên kinh tế thị trường 76
2.4 Nghệ thuật tuyên truyền thông tin tôn giáo trên báo in Việt Nam
2.4.1 Nội dung và tính chất sự kiện 79
2.4.2 Hình thức truyền tải thông tin tôn giáo trên báo in Việt Nam 83
Tiều kết chương 2 89
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRÊN BÁO IN VIỆT NAM. 91
3.1 Đánh giá chung 91
3.1.1 Ưu điểm 91
3.1.2 Hạn chế 93
3.2 Một số giải pháp nhằm chống lại các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch
và nâng cao hiệu quả thông tin trên báo in Việt Nam. 97
3.2.1 Một số giải pháp chống lại các luận điệu sai trái, thù địch 97
3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả thông tin. 100
Tiểu kết chương 3 106
PHẦN KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110


3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế kỷ XX, nhân loại đã trải qua nhiều biến động lớn lao. Hai cuộc
kháng chiến lớn nhất của lịch sử loài ngƣời; cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại
năm 1917 và sự ra đời của Liên Bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết; sự hình
thành hệ thống Xã hội Chủ nghĩa và sự sụp đổ của nó; phong trào giải phóng dân
tộc của các nƣớc thuộc địa; sự phát triển của một số nƣớc thuộc “thế giới thứ ba”.
Nhƣng bao trùm lên tất cả là sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học, kỹ thuật và
công nghệ. Chƣa bao gờ trong lịch sử loài ngƣời lại đạt đƣợc những thành tựu to
lớn về khoa học, kỹ thuật, công nghệ nhƣ ở thế kỷ XX này. Nó đã làm thay đổi sâu
sắc đời sống xã hội loài ngƣời. Nhân loại bƣớc vào thời đại “hậu công nghiệp” –
“thời đại thông tin” cùng với sự phát triển đó, những giá trị vật chất cùng với lối
sống thực dụng đƣợc đề cao.
Đây chính là một trong những mặt trái của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật,
công nghệ. Trƣớc tình hình đó, việc giữ gìn, đề cao những giá trị tinh thần lịch sử,
tôn giáo, nghệ thuật… là một điều tất yếu. Chƣa bao giờ vấn đề tôn giáo lại đƣợc
loài ngƣời đặc biệt quan tâm sâu sắc nhƣ trong mấy chục năm vừa qua. Ngày nay
cùng với các vấn đề dân số, môi trƣờng, lƣơng thực, dân tộc và xung đột sắc tộc,
vấn đề tôn giáo luôn đƣợc mọi ngƣời quân tâm dƣời nhiều góc độ.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, đa sắc tộc với khoảng 80% dân số là tín
đồ các tôn giáo. Cùng với các tôn giáo ngoại nhập, các tôn giáo bản địa và các tìn
ngƣỡng truyền thống luôn tạo ra sự đa dạng, phong phú nhƣng cũng đấy sự phức
tạp trong đới sống tâm linh của ngƣời dân Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử
dân tộc, ở mỗi thời điểm, các tôn giáo đếu có những vị trí và sự tác động khác nhau
lên đời sống xã hội của đất nƣớc.
Hiện nay hơn lúc nào hết vấn đề tôn giáo lại trở thành vấn đề phức tạp và nhạy
cảm. Đặc biệt là sau khi Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ, kết thúc
cục diễn lƣỡng cực, hình thành cục diễn thế giới đơn cực, dƣới áp lực của các siêu

cƣờng Mỹ và các nƣớc Tây Á. Thử điểm xuyến toàn bộ các sự kiện xung đột diễn ra

4
trên thế giới trong thời gian gần đây hầu nhƣ không có một xung đột nào lại không
liên quan đến vấn đề tôn giáo, tộc ngƣời. Và có lẽ cũng khó có thể phủ nhận đƣợc
nhận định của các nhà học giả dự đoán, thế kỷ XXI là thế kỷ xung đột giữa các nền
văn hoá, văn minh trong đó trong đó vấn đề tôn giáo là trọng tâm.
Đối với Việt Nam - một quốc gia đa tôn giáo, đa tộc ngƣời, phần lớn tôn giáo
ở nƣớc ta đều là ngoại sinh. Nên khi du nhập vào Việt Nam đều phải biến đổi ít
nhiều để phù hợp với dân tộc, nền tảng văn hoá bản địa. Tuy nhiên nhìn một cách
toàn cục trong suốt chiều dài lịch sử, vấn đề tôn giáo ở nƣớc ta không phải đã êm
ấm.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng thành công, lập
nên nhà nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà với phƣơng châm phù hợp và đúng
đắn: tự do tín ngƣỡng, tự do tôn giáo, lƣơng giáo đoàn kết, tự do cho mọi ngƣời,
độc lập dân tộc… Vì thế đã tìm đƣợc mẫu số chung giữa những ngƣời có tín
ngƣỡng, tôn giáo và những ngƣời không có tín ngƣỡng, tôn giáo quy tụ đƣợc sức
mạnh đoàn kết toàn dân, đập tan âm mƣu chia rẽ khối đại đoàn kết của kẻ thù, đƣa
đất nƣớc Việt Nam sang một trang sử mới.
Bƣớc sang thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá, vì
mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đảng và Nhà
nƣớc ta đảng và nhà nƣớc ta đã có những chính sách đúng đắn về vần đề tự do tín
ngƣỡng, tôn giáo. Những chính sách đó phần nào giải quyết đƣợc mâu thuẫn của
vấn đề tôn giáo đang tồn tại trên đất nƣớc ta. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay,
quan hệ giữa các tôn giáo với nhau, giữa những ngƣời có tôn giáo và những ngƣời
không có tôn giáo với nhau vẫn còn nhiều mâu thuẫn phức tạp chƣa đƣợc giải quyết
hết. Hiện nay các thế lực thù địch không từ bỏ âm mƣu lợi dụng vấn đề tôn giáo tạo
ra sự bất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân chống lại Đảng, Nhà
nƣớc, chống lại con đƣờng đi lên CNXH mà nhân dân ta đã lựa chọn.
Từ những vấn đề trên cho thấy, giai đoạn hiện nay việc nghiên cứu về tôn giáo

và vai trò của báo chí trong việc phản ánh và chống lại âm mƣu lợi dụng tôn giáo để
chia rẽ khối Đại đoàn kết toàn dân của ngƣời Việt Nam. Đây là một vấn đề vô cùng

5
phức tạp và cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn nên tác giả chọn đề tài Hoạt
động truyền thông về vấn đề tôn giáo trên báo in Việt Nam hiện nay (2005-2010),
khảo sát trên hai tờ báo Nhân Dân và Tuổi Trẻ, đồng thời cũng tiến hành tham khảo
một số báo và tạp chí tôn giáo. Cụ thể là trên báo Ngƣời Công giáo Việt Nam và tạp
chí nghiên cứu Phật tôn giáo làm nội dung nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình
Tuy nhiên nội dung luận văn lại đi sâu vào nghiên cứu nội dung trọng tâm là
những thông điệp truyền thông về vấn đề tôn giáo chứ không phải tiến hành nghiên
cứu toàn bộ quá trình Hoạt Động truyền thông. Có thể khẳng định một cách rõ ràng
rằng là luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề tôn giáo trên hai tờ báo chính là
Nhân Dân – Tuổi Trẻ. Đồng thời tiến hành tham khảo các báo và tạp chí tôn giáo
nhằm so sánh những điểm đƣợc và chƣa đƣợc mà báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ đã làm
trong suốt thời gian qua.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thế gới, rất nhiều ngƣời dành nhiều thời gian nghiên cứu về vấn đề tôn
giáo. Vấn đề tôn giáo đã đƣợc nhìn dƣới nhiều góc độ khác nhau tạo nên một bức
tranh hoàn hảo về đời sống tinh thần của con ngƣời. Nhƣng đề tài này đã có những
bƣớc thành công nhất định.
Ở Việt Nam từ sau đại hội VI, trên các tạp chí, sách báo có nhiều bài viết
về vấn đề tôn giáo – nhân quyền và một số công trình nghiên cứu về hai vấn đề này
nhƣ: “Vai trò xã hội của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay một số vấn đề lý luận và thực
tiễn”, của tác giả Hồ Trọng Hoài, H, 1995. Luận án Phó Tiến sỹ của tác giả Hồ
Trọng Hoài là nhằm thể hiện quan điểm ngoài Macxit về vai trò xã hội của tôn giáo.
Đánh giá những mặt tiêu cực của tôn giáo trong các quan hệ: chính trị, nhận thức,
đạo đức… và những tranh luận về “ tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”
“Mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc Việt Nam từ cách mạng tháng 8 đến
nay” của tác giả Vũ Văn Hậu, H, 2007. Là tổng quan về Tôn giáo và Dân tộc. Quân

hệ giữ Tôn giáo và Dân tộc trong Cách mạng Dân tộc, Dân chủ và trong Cách mạng
XHCN. Những vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ giữa Tôn giáo – Dân tộc ở nƣớc
ta hiện nay.

6
“Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam” là
đề tài luận án Tiến sỹ Triết học của tác giả Hoàng Thị Lan, H, 2005. Luận án này
nhằm phân tích ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo với đạo đức trong xã hội Việt Nam
hiện nay. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, hạn chế của đạo
đức tôn giáo trong nên đạo đức xã hội mới.
Tuy nhiên những đề tài trên chỉ tập trung nghiên cứu vần đề tôn giáo, dƣới
góc độ của Triết học. Về phƣơng diện báo chí nghiên cứu về hai vấn đề nay còn rất
ít, đặc biệt là vấn đề nhân quyền. Một số đề tài nghiên cứu về tôn giáo dƣới góc độ
của báo chi học chủ yếu là khoá luận tốt nghiệp của sinh viên nhƣ: “ Thử tìm hiểu
những tờ báo công giáo Việt Nam hiện nay”(Lại Trọng Bình - 1996); “ Hiện trạng
tình hình Đạo Công giáo Việt Nam trên báo chính nghĩa và Người Công giáo Việt
Nam”(Phạm Minh Đức – 1997); “Báo chí Việt Nam hiên nay vởi vấn đề tôn giáo –
tín ngưỡng” (Trần Lƣu – 2001).
GS.TS Đỗ Quang Hƣng đã từng có rất nhiều bài viết về vấn đề tôn giáo, ví dụ
nhƣ: “ vấn đề tự do tôn giáo – nhân quyền ở Việt Nam” trên tờ Tạp chí Cộng sản, số
84 – 2005 Qua đó chúng ta phần nào hiểu đƣợc tình hình tôn giáo đang tồn tại ở
nƣớc ta. Tuy nhiên đây chỉ là một bài viết về một mảng nhỏ trong tổng thể vấn đề,
nên nó không thể nêu lên một cách cụ thể và bao quát hết đƣợc thực trạng của hai
vấn đề đang dành đƣợc nhiều sự quan tâm của mọi ngƣời.
Những công trình và những bài viết đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau
về vấn đề tôn giáo. Những tìm tòi, sáng tạo đó là những bƣớc tiến quan trọng trong
lý luận về vấn đề này. Tuy nhiên ở nƣớc ta đến nay vẫn chƣa có những công trình
nghiên cứu về vấn đề tôn giáo và vấn đề nhân quyền một cách cụ thể, chi tiết. Bên
cạnh đó, cũng chƣa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp và có hệ thống về “vấn
đề tôn giáo – nhân quyền”.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Mục Đích
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn vai trò của hoạt động báo chí trong đời sống
chính trị xã hội, đặc biệt thông qua ba tờ báo và một tờ tạp chí thuộc dòng báo chính

7
luận cùng với một số báo tôn giáo yêu nƣớc, tác giả luận văn muốn đề xuất các
khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động báo chí nói chung, nội dung và
hình thức của các tác phẩm báo chí nói riêng, góp phần thực hiện nhiệm vụ tuyên
truyền quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề tôn giáo
trên báo chí.
Bên cạnh đó, trên cở sở khảo sát, phân tích các thông tin về tôn giáo trên các
báo để làm rõ hơn đời sống tinh thần của ngƣời dân Việt Nam. Đồng thời chỉ ra
đƣợc và chƣa đƣợc khi báo chí sử dụng, phản ảnh những thông tin đó. Qua đó, luận
văn muốn tìm hiểu phƣơng pháp mà báo chí đã sử dụng cho việc tuyên truyền của
mính, những cách thức đó đã mang lại kinh nghiệm, hiệu quả nhƣ thế nào cả trong
thực tiến và lý luận báo chí.
3.2 Nhiệm Vụ
Để thực hiện đƣợc những mục đích nghiên cứu trên tác giả luận văn phải thực
hiện đƣợc một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất: tiến hành nghiên cứu những cơ sở lý luận chung nhằm chứng minh
đƣợc vai trò quan trọng của báo chí trong quá trình tuyên truyền thông tin đến với
độc giả. Đồng thời phân tích vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh chống hoạt
động lợi dụng vấn đề tôn giáo bảo vệ an ninh quốc gia.
Thứ hai: khái quát đƣợc tình hình của vấn đề tôn giáo và cuộc đấu tranh chống
âm mƣu Diễn Biến Hoà Bình của các thế lực thù địch.
Thứ ba: tiến hành khảo sát báo chí nhằm phân tích, đánh giá vai trò của báo
chí trong việc thực hiện nhiệm vụ phản ánh đới sống sinh hoạt tôn giáo của ngƣời
dân Việt Nam và chống lại cuộc đấu tranh lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch
và phản động.

Thứ tư: Tìm kiếm và xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt
động của báo chí đối với việc phản ánh các thông tin xã hội nói chung và các thông
tin về vấn đề tôn giáo nói riêng.



8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn đã vận dụng các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ
tƣờng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc, chính sách chiến lƣợc
về tôn giáo. Đồng thời, tác giả luận văn còn vận dụng các thành tựu của khoa học
chính trị, vận dụng các quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để tiến
hành thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Bên cạnh đó, đi sâu nghiên cứu đề tài, luận văn không bám sát các chuyên mục
cụ thể để phân tích mà sẽ tổng hợp từ các tiểu mục, các trang báo, những bài viết
thể hiện một cách sinh động và điển hình nhất trong việc tuyên truyền một cách
khách quan về vấn đề tôn giáo.
Ngoài ra, tác giả luận văn sẽ sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nhƣ: phân tích
văn bản (nghiên cứu nội dung văn bản một cách có hệ thống), tổng hợp, thống kê,
liệt kê, phân loại… nhƣng bao trùm là phƣơng pháp phân tích văn bản và phân loại
do thông tin đặc thù của vấn đề tôn giáo. Những phƣơng pháp này cố gắng thể hiện
đầy đủ và trung thực vai trò của báo chí trong việc phục vụ cho sự nghiệp phát triển
ổn định của đất nƣớc nói chung và đời sống báo chí nói riêng.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này sẽ tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu vai trò của báo chí trong
việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng,
Nhà nƣớc với vần đề tôn giáo; vai trò của báo chí trong việc chống lại âm mƣu của
kẻ thù lợi dụng tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc ta. Đồng thời
thông qua đó chúng ta tìm hiểu về đời sống sinh hoạt tôn giáo của ngƣời dân Việt
Nam.

Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực và thời gian nghiên cứu, luận văn xin phép
đƣợc giới hạn sự khảo sát trên hai tờ báo (Nhân Dân – Tuổi Trẻ) và tham khảo một
số tờ tạp chí thuộc dòng báo chí tôn giáo từ năm 2005 đến năm 2010 để chứng minh
cho luận điểm của mình. Qua đó, luận văn sẽ phần nào nói lên đƣợc vị thế, vai trò
của báo chí trong đời sống chính trị - xã hội hôm nay.


9
6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài
Trên cơ sở tập hợp một cách chi tiết và hệ thông những lý luận bàn về
vai trò của báo chí trong đời sống xã hội. Đặc biệt là vai trò của báo chí trong việc
chống lại âm mƣu Diễn biến hoà bình của các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo
nhằm lật đổ chế độ XHCN ở nƣớc ta. Việc đi sâu vào phân tích những khái niệm, sự
kiện, sự việc và đặc trƣng của hoạt động báo chí giúp những nhà quản lý và các nhà
báo đánh giá khái quát đƣợc thực trạng hoạt động của báo chí trong việc đấu tranh
chống lại âm mƣu Diễn biến hoà bình của kẻ thù.
Qua luận văn này, chúng ta cũng sẽ có những hiểu biết và nhận thức về
đời sống sinh hoạt tôn giáo trên đất nƣớc Việt Nam. Đồng thời, qua việc khảo sát
khách quan tác giả luận văn sẽ tìm ra những giải pháp sát thực cho việc nâng cao
hiệu quả của báo chí trong việc truyền tải và phản ánh thông tin. Bên cạnh đó, luận
văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và cho những
hoạt động báo chí nói chung. Từ đó giúp cho những nhà quản lý và đội ngũ ngƣời
làm báo có đƣợc những giải pháp phát huy hết sức mạnh của báo chí một cách thực
sự có hiệu quả.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn này bao gồm ba
chƣơng cơ bản sau:
Chƣơng 1: Vài nét về vấn đề Tôn giáo ở nƣớc ta hiện nay
Chƣơng này là phần cơ sơ lý luận về vấn đề tôn giáo. Qua chƣơng này tác giả
muốn nêu lên một cách cụ thể về khái niệm, quá trình hình thành cũng nhƣ vị trí tồn

tại của vấn đề trong đời sống chính trị - xã hội của nƣớc ta. Bên cạnh đó, chính sách
của các thế lực thù địch cũng đƣợc đề cập đến. Qua đó, tác giả muốn đƣa đến cho
ngƣời xem một cái nhìn tổng thể, toàn diện về đề tài luận văn của mình.
( Dự kiến chƣơng này khoảng từ 25 đến 30 trang)
Chƣơng 2: Báo chí Việt Nam trong quá trình tuyên truyền về vấn đề tôn
giáo

10
Chƣơng hai là phần nội dung thông tin chính của đề tài luận văn. Qua chƣơng
này, khảo sát thực tiễn báo chí trong việc phản ánh vấn đề tôn giáo hiện nay trên hai
phƣơng diện nội dung và hình thức
( Dự kiến chƣong này khoảng từ 55 đến 60 trang)
Chƣơng 3: Đánh giá chung và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền tải
thông tin về vần đề tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả sẽ rút ra những nhận xét, đánh giá về những ƣu điểm và hạn chế
của việc thông tin về vấn đề tôn giáo nhân quyền trên báo chí Việt Nam . Bên
cạnh đó, tác giả cũng sẽ đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu
quả thông tin về vấn đề tôn giáo nhân quyền trên báo chí.
( Dự kiền chƣơng này khoảng từ 20 đến 25 trang)
Phụ Lục: Phần này bao gồm các trang báo đã đƣợc khảo sát ở chƣơng hai và
một số tranh, ảnh có liên quan.


















11
CHƢƠNG 1:
VÀI NÉT VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY.
1.1 Khái niệm, nội dung của vấn đề tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1 Khái niệm tôn giáo
Chúng ta biết rằng C. Mác, Ph. Ănghen và V.I.Lênin đều không phái là những
nhà tôn giáo học, các ông là những nhà triết học, là những lãnh tụ cách mạng của
giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Các ông hay bàn đến tôn giáo trong các mối
liên hệ với các vấn đề thế giới quan triết học, với những vấn đề đấu tranh giai cấp.
Các tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Luận cƣơng và Phoiơbach, Hệ tƣ tƣởng Đức, Lời nói
đầu; góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen; Phoiơbach và sự cáo
chung của triết học cổ điển Đức; chống Đuyrinh; chủ nghĩa xã hội và tôn giáo…
Trong các tác phẩm này các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã đƣa ra
những quan niệm về nguồn gốc, bản chất, vai trò và chức năng của tôn giáo cũng
nhƣ về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo, về phƣơng pháp đấu tranh với
tôn giáo… Các ông đã đƣa ra nhiều ý kiến có tính nguyên lý để nhìn nhận, xem xét
và đấu tranh với tôn giáo, trong đó có nhiều ý kiến có tính nguyên lý đến nay vẫn
con nguyên giá trị.
Về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, C.Mác cho rằng: “Con người sáng tạo ra
tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người. Cụ thể là: Tôn giáo là sự tự ý
thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc là đã để
mất bản thân mình một lần nữa” [5, Tr.569].

Quan niệm này của Mác cũng đƣợc những ngƣời macxit xem nhƣ một định
nghĩa về tôn giáo. Trong “Chống Đuyrinh”, Ph. Ănghen cho rằng: “Tất cả mọi tôn
giáo chẳng qua là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người của những
lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh
trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang những hình thức siêu trần thế…
Nhưng chẳng bao lâu bên cạnh những lưc lượng thiên nhiên, lại còn có cả những
lực lượng xã hội tác động – những lực lượng này đối lập với con người một cách

12
cũng xa lạ lúc đầu không thể hiểu được đối với họ và cũng thống trị họ với cái vẻ
tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lương tự nhiên vậy” [6, Tr.437].
Quan niệm này của Ănghen cũng đƣợc những ngƣời Macxit xem nhƣ một định
nghĩa về tôn giáo. Cả hai quan niệm về tôn giáo của Mác và Ănghen trên đây đều
nhấn mạnh đến nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, đó là nhƣng định nghĩa tôn giáo
mang tính “bản thể luận”.
Sau này Lênin nhấn mạnh đến nguồn gốc tâm lý xã hội của tôn giáo dƣới chủ
nghĩa tƣ sản: “Sự sợ hãi đã tạo ra thần linh. Sự sợ hãi thế lực mù quáng của tư bản
– mù quáng vì quần chúng nhân dân không thể đoán trước được nó – là thế lực bất
cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe dọa đem lại
cho họ và đang đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”,
làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng, một
gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói. Đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo
hiện đại mà người duy vật phải chú ý đến trước hết, nếu người ất không muốn cứ
mãi mãi là một người duy vật sơ đẳng” [23, Tr.515].
Về vai trò, chức năng của tôn giáo, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac –
Lênin cho rằng chức năng quan trọng nhất của tôn giáo là chức năng đền bù hƣ ảo,
đồng thời Mac cũng nhấn mạnh đến vai trò phản kháng của tôn giáo chống lại nỗi
khốn cùng thực tại. Đoạn văn hết sức nỗi tiếng của Mac đƣợc Lênin cũng nhƣ các
nhà Macxit cho là quan niệm nền tảng của chủ nghĩa Mac về tôn giáo: “Sự khốn
cùng của tôn giáo, một mặt là biểu hiện của sự khốn cùng hiện thực và mặt khác là

sự phản kháng chống lại sự khốn cùng của hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài
của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim cũng giống như
nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có tinh thân. Tôn giáo là thuốc
phiện của nhân dân” [5, Tr.569].
Quan niệm này của Mac về tôn giáo đƣợc các nhà xã hội học Pháp coi nhƣ
một định nghĩa nổi tiếng về tôn giáo (định nghĩa theo chức năng của tôn giáo). Mặc
dù luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện” không phải do Mac nghĩ ra, mà Mac chỉ tiếp
nhận và phát triển nó, đặc biệt trong việc phân tích chức năng an ủi của tôn giáo

13
trong luận đề nổi tiếng, “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” (chứ không phải là
thuốc phiện đối với nhân dân). Thuốc phiện thời Mác chỉ có ý nghĩa là giảm đau
chứ chƣa mang ý nghĩa là ma túy nhƣ ngày nay và nhất là Mac đã đặt câu nói nối
tiếng đó trong một đoạn văn bất hủ, có sức lay động, thức tỉnh ý thức con ngƣời khi
suy nghĩ về tôn giáo. Nhƣng rất tiếc luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân
dân” do Mac đƣa ra trong một thời gian dài, không ít những đảng macxit hiểu một
cách phiến diện, cực đoan dẫn đến những sai lầm tả khuynh đối với tôn giáo.
Nhƣ vậy những đóng góp của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac – Lênin là
hết sức quan trọng trong việc làm rõ nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò của tôn
giáo, nhiều quan niệm của các ông đã đƣợc các nhà macxit xem nhƣ những định
nghĩa về tôn giáo, tuy vậy những định nghĩa này cũng chƣa hoàn chỉnh, nó chỉ nói
lên đƣợc những mặt, những khía cạnh, những mối quan hệ nhất định của tôn giáo.
Các nhà kinh điển ở thời của mình chƣa đƣa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về tôn
giáo. Sau nay, cùng với sự phát triển của đời sống tôn giáo thế giới, các nhà khoa
học, các nhà tôn giáo học đã cố gắng đƣa ra những định nghĩa tôn giao nhằm bổ
sung, hoàn thiện những quan niệm về tôn giáo. Ở Pháp tác giả M.Bertrand đã có
những suy nghĩ: Rõ ràng tôn giáo không chỉ đơn thuần là sự sung bái đức tin của
con ngƣời vời lực lƣợng siêu nhiên trần thế nào đó, mà nó còn là một lực lƣợng xã
hội biểu hiện thành các hành vi tập thể có tính văn hóa và kết cấu xã hội.
M.Bertrand viết: “Một tôn giáo không chỉ là một tập hợp những biểu tượng và

những niềm tin, mà còn là những thực hành có tính nghi thức và văn hóa. Nó cũng
còn là một thể chế xã hội, một tổ chức có tính chất cộng đồng” [12, Tr.32].
Tóm lại, trên cơ sở kế thừa quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác – Lênin và các nhà nghiên cứu tôn giáo khác trên thế giới, tác giả luận văn
quan niệm về định nghĩa tôn giáo nhƣ sau: “Tôn giáo là một thực thể xã hội có cùng
một niềm tin vào lực lượng siêu nhiên trần thế, là kết quả của sự phản ánh một cách
hư ảo vào đời sống hiện thực của con người và có sức mạnh chi phối đời sống hằng
ngày của con người”

14
Cũng có thể tiếp cận định nghĩa tôn giáo theo quan điểm của các học giả tiêu
biểu: Edwar B.Taylor, E.Durkheim, Y.lambert. Theo Edwar B.Taylor, nhà dân tộc
học ngƣời Anh cho rằng: “Nếu hiểu tôn giáo là niềm tin với đấng tối cao, sự phán
xét sau khi chết, thờ cúng và các thần tượng, các tập tục hiến tế, hay các giáo thuyết
hoặc nghi thức nào tương đối phổ biến, thì tất nhiên sẽ gạt bỏ nhiều bộ lạc ra khỏi
thế giới tôn giáo”.
Quan điểm này dƣờng nhƣ E.Taylor đã bác bỏ một số quan điểm của một số
học giả trƣớc đó nghiên cứu về thần thánh nhƣ A.Rewlle. Theo ông cách tốt nhất
nghiên cứu nó là cần phải đƣa ra một định nghĩa tối thiểu. E.Taylor cho rằng, tất cả
hệ thống tôn giáo đều có chung một điểm đó là sự phụ thuộc của con ngƣời vào một
đấng tối cao nào đấy. Ý chí này thƣờng có sức mạnh bảo họ, che chở hoặc mang tai
họa cho con ngƣời. Do đó ông đã đi đến kết luận: “Tốt hơn, có lẽ nên đặt sự tin vào
các thực thể tâm linh, chỉ như là đinh nhĩa tối thiểu về tôn giáo” [35, Tr. 127].
Tuy nhiên ngay sau khi Taylor nêu ra định nghĩa tối thiểu về tôn giáo đã có
những quan điểm không đồng tình. Chẳng hạn nhƣ E.Durkheim cho rằng: “Nếu
hiểu tôn giáo theo Taylor một mặt loại bỏ ngoại diên của khái niệm của tôn giáo
lớn, mặt khác đưa cả những hiện tượng ít người coi là tôn giáo.” [35, Tr.120-127].
Nhƣ vậy định nghĩa tôn giáo của E.Taylor nói chung là đúng, nhƣng chƣa đủ. Hạn
chế lớn nhất của định nghĩa này là ở chỗ, không thấy đƣợc sự tƣơng tác của cặp đôi
tự nhiên – siêu nhiên. Trên thực tế không phải bất kỳ vật thể ban đầu nào cũng có

tính siêu nhiên và cũng trên thực tế trong từng dân tộc hoặc khu vực, do đặc điểm
riêng nên họ chọn những vật thể nhất định và gắn vào nó những cái siêu nhiên làm
đối tƣợng thờ cúng. Ở một thời điểm nhất định, cái tự nhiên và cái siêu nhiên đó
gắn quyện lại với nhau khó có thể tách rời. Vì vậy định nghĩa này quá rộng.
Kế thừa có tính chất phê phán những nội dung trên, Durkheim cho rằng: “Một
tôn giáo là một hệ thống tín ngưỡng và thực hành có liên quan đến sự vật thiêng
liêng, tức là sự vật tách riêng ra, bị cấm đoán, đó là tín ngưỡng và thực hành tốt
nhất. Tất cả những ai tin theo sẽ tạo thành một cộng đồng tinh thần, gọi là giáo
hội” [35, Tr.157].

15
Với định nghĩa này, E.Durkheim đã quy tôn giáo về cái thƣờng và bƣớc đầu
cấu trúc hóa những thuộc tính của tôn giáo, đức tin, tổ chức.
Bên cạnh định nghĩa của thế hệ thứ nhất (E.B.Taylor), thế hệ thứ hai
(E.Durkheim) thì thế thứ ba (Luckmann, Schmidt) đã khắc phục đƣợc khuynh
hƣớng coi tôn giáo đồng nhất với cái phi lý. Ở thế hệ thứ ba này định nghĩa tôn giáo
thiên về khía cạnh chức năng: “Tôn giáo là thế giới quan”. Dung hợp những mặt
mạnh của hai loại định nghĩa về bản thể và về chức năng, Y.Lambect đã đƣa ra ba
tiêu chí cơ bản đƣợc nhiều định nghĩa đề cập đến sự tồn tại giả định của các vật thể,
lực lƣợng nằm ngoài những giới hạn khách quan trong điều kiện con ngƣời, sự tồn
tại của những phƣơng tiện biểu trƣng để giao lƣu với sức mạnh đó (cầu khấn, nghi
lễ, thờ cúng, hiến tế) sự tồn tại của những hình thức quản lý chung cả cộng đồng.
Ông cũng nhấn mạnh nếu chỉ cần giữ một tiêu chí thôi thì sẽ là tiêu chí thứ nhất.
Nhƣ vậy, qua sự liệt kê một số quan điểm của một số học giả định nghĩa về tôn
giáo, có thể đƣa ngay nhận định, tuy bƣớc đầu đã thấy đƣợc khi nói tới tôn giáo là
nói đến yếu tố thiêng, quan hệ giữa cái thiêng và cái tục, bƣớc đầu cấu trúc đƣợc
những thuộc tính của tôn giáo, mặt khác đã thấy đƣợc tôn giáo tạo ra đƣợc những hệ
quả quan trọng đối sự vận hành của xã hội. Song về cơ bản những quan điểm trên
thƣờng xem đặc tính bản chất của tôn giáo là cái linh thiêng, siêu tự nhiên, nhƣng
trên thực tế có những cái đƣợc coi là tôn giáo lại không quy chiếu vào cái linh

thiêng, siêu tự nhiên nhƣ trong tôn giáo. Vì vậy, định nghĩa về tôn giáo chƣa đƣợc
bao quát.
Là ngƣời sinh ra ở Việt Nam và thấu hiểu văn hóa Việt Nam khi nghiên cứu về
tôn giáo Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận xét: Ngƣời dân An Nam không có linh mục,
không có tôn giáo theo cách nghĩ của ngƣời Châu Âu. Việc cúng bái tổ tiên hoàn
toàn là một hiện tƣợng xã hội. Chúng tôi không có ngƣời tƣ tế nào, những ngƣời già
trong gia đình hay các già bản là ngƣời thực hiện những nghi lễ tƣởng niệm. Chúng
tôi không biết uy tin của ngƣời thầy cúng, ngƣời linh mục là gì? [9, Tr.497].
Điều này lại thêm một lần nữa đƣợc Phạm Văn Đồng khẳng định: Từ xa xƣa,
dân tộc Việt Nam không có tôn giáo theo nghĩa thông thƣờng của nhiều nƣớc khác.

16
Còn nói tôn giáo là thờ cúng, thì mọi ngƣời đều thờ cúng ông bà, mỗi họ đều thờ
cúng tổ tiên, làng thì thờ cúng Thành hoàng và các bậc anh hùng cứu nƣớc, các tổ
phụ nghề, các danh nhân văn hóa. Từ góc độ văn hóa, tôi thấy đây là đặc trƣng đáng
trân trọng của ngƣời Việt Nam, ở chỗ luôn tƣởng nhớ những ngƣời có công với
nƣớc trong việc tạo lập cuộc sống ngày nay của mọi gia đình làng xóm [12, Tr.66].
Những nhận định đó cũng phù hợp với quan điểm của linh mục L. Ladiere mà
tác giả Đặng Nghiêm Vạn dẫn: “Các dân tộc viễn đông, đặc biệt là người Việt Nam,
là mang đậm tâm thức tôn giáo. Thuật ngữ tôn giáo bao hàm nhiều mức độ, nhiều
sắc thái. Nếu ta coi tôn giáo là niềm tin vào một đấng tối cao tuyệt đối, đầy lớn lao
và hoàn hảo, là hợp nhất bằng cả tấm lòng của bản thân với đấng tối cao hiện diện
ở khắp nơi, là sự hợp nhất bằng cả trái tim với đức chúa đầy lòng bác ái, ngự trị và
nằm giữa tất cả. Cuối cùng vì lòng biết ơn và sự hoàn thiện tột cùng, thể hiện ra
bằng sự tôn thờ một cách xứng đáng với đấng tối cao đó, thì ta phải nói người Việt
Nam không có tôn giáo. Khái niệm đấng tối cao tuột khỏi họ, họ sống không có
chúa. Nhưng nếu ta quan niệm tôn giáo là tín ngưỡng và thực hành ảnh hưởng đến
cách ứng xử theo lẽ phải cuộc đời đến một thế giới siêu nhiên thì ta thấy người Việt
Nam có cái đức tính đó ở mức độ cao” [38, Tr 17].
Ngoài nghĩa rộng về tôn giáo trên, có nhiều cách sử dụng cũng nhƣ nhiều

nghĩa của từ "tôn giáo." Một số lối giải thích nhƣ sau:
Một cách định nghĩa, đôi khi đƣợc gọi là "lối theo chức năng", định nghĩa tôn
giáo là bất cứ hệ thống tín ngƣỡng và phong tục nào có chức năng đề cập đến những
câu hỏi căn bản về đặc tính loài ngƣời, đạo đức, sự chết và sự tồn tại của thần thánh
(nếu có). Định nghĩa rộng này bao gồm mọi hệ thống tín ngƣỡng, kể cả những hệ
thống không tin tƣởng vào thần thánh nào, những hệ thống đơn thần, những hệ
thống đa thần và những hệ thống không đề cập đến vấn đề này vì không có chứng
cớ.
Cách định nghĩa thứ hai, đôi khi đƣợc gọi là "lối theo hình thể", định nghĩa tôn
giáo là bất cứ hệ thống tín ngƣỡng nào xác nhận những điều không thể quan sát một
cách khoa học đƣợc, và chỉ dựa vào chức trách hay kinh nghiệm với thần thánh.

17
Nghĩa này hẹp hơn phân biệt "tôn giáo" với chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa nhân bản
thế tục, thuyết vô thần, triết khách quan và thuyết bất khả tri, vì những hệ thống này
không dựa vào chức trách hay kinh nghiệm nhƣng dựa vào cách hiểu theo khoa học.
Cách định nghĩa thứ ba, đôi khi đƣợc gọi là "lối theo chứng cớ vật chất", định
nghĩa tôn giáo là những tín ngƣỡng về nhân quả mà Occam's Razor loại trừ vì
chúng chấp nhận những nguyên nhân quá phức tạp để giải thích những chứng cớ vật
chất. Theo nghĩa này, những hệ thống không phải là tôn giáo là những hệ thống
không tin tƣởng vào những nguyên nhân phức tạp hơn cần thiết để giải thích những
chứng cớ vật chất. Những ngƣời theo quan điểm này tự xƣng là "bất tôn giáo",
nhƣng cũng có ngƣời tôn giáo nhìn nhận rằng "tín ngƣỡng" và "khoa học" là hai
cách hoàn toàn khác nhau để đi đến chân lý. Quan điểm này bị bác bỏ bởi những
ngƣời xem rằng những giải thích siêu hình là cần thiết để giải thích các hiện tƣợng
tự nhiên một cách căn bản.
Cách định nghĩa thứ tƣ, đôi khi đƣợc gọi là "lối tổ chức", định nghĩa tôn giáo
là các hội đoàn, tín ngƣỡng, tổ chức, phong tục, và luật đạo đức chính thức của tất
cả các tôn giáo chính có tổ chức. Nghĩa này đặt "tôn giáo" vào một vị trí trái ngƣợc
với "tinh thần", cho nên không bao gồm những luận điệu của "tinh thần" về việc

tiếp xúc, phục vụ, hay tôn thờ thần thánh. Tuy nhiên, trong nghĩa này tôn giáo và
tinh thần không cần phải "đƣợc cái này mất cái kia": một ngƣời sùng đạo có thể có
tinh thần hay không tinh thần, và một ngƣời có tinh thần có thể có hay không sùng
đạo. Theo tƣơng tự, ta có thể xem "tôn giáo" nhƣ là than, củi, hay xăng, và "tinh
thần" là ngọn lửa
Tóm lại, qua sự trình bày sơ lƣợc và hệ thống những quan điểm tôn giáo cho
thấy, việc xác định nội dung định nghĩa tôn giáo là phức tạp và đa dạng. Mỗi cách
tiếp cận đều hàm chứa những nội dung khác nhau mà không thể phủ nhận. Tuy
nhiên, để có định nghĩa phổ quát và thống nhất về tôn giáo chắc hẳn không chỉ dừng
lại ở những nội dung hiện có, mà sẽ đƣợc bổ sung hoàn thiện cùng với sự phát triển
của khoa học hiện đại với tƣ duy của loài ngƣời. Dầu vậy, trong khi thực hiện luận
văn, tôi xin đƣa ra một khái niệm tôn giáo của tác giả Đặng Nghiêm Vạn đó là:

18
“Đối tượng của tôn giáo là thế giới bao gồm các lực lượng siêu nhiên, về hình
mang tính linh thiêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một
cách siêu thực (hay hư ảo) với con người, nhằm lý giải những vấn đề trên toàn thế
giới cũng như thế giới bên kia. Tôn giáo được biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào từng
thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý – văn hóa khác nhau của từng cộng đồng xã hội
hay tôn giáo khác nhau. Nếu là định nghĩa tôn giáo, cần phải xem xét thêm những
yếu tố cấu thành, tính chất, chức năng cuả tôn giáo, đồng thời cũng phải đi sâu vào
hiện tượng gần với tôn giáo hay mang tính tôn giáo”. [32, Tr.72-73]
Ở cách tiếp cận này, tác giả đặc biệt nhấn mạnh, khi đề cập đến tôn giáo nhƣ là
một hiện tƣợng xã hội, cần phải xem thêm những yếu tố cấu thành tôn giáo, niềm
tin tôn giáo, nghi lễ, giáo lý, tổ chức. Đây là những “cầu nối” trong quan hệ giữa thế
giới hiện hữu và thế giới phi hiện thực. Là một hình thái ý thức xã hội và cũng là
một hiện tƣợng xã hội, với một cơ cấu tổ chức đặc thù, nên nói tới tôn giáo là nói
tới cộng đồng có chung một niềm tin, tồn tại trong một cơ cấu hết sức chặt chẽ,
song luôn chụi sự chi phối bởi cộng đồng lớn đó là quốc gia dân tộc.
Nhƣ đã trình bày, nói tới tôn giáo là nói tới cộng đồng chung một niềm tin, tồn tại

trong một cơ cấu hết sức chặt chẽ, song cũng luôn chụi sự chi phối bởi cộng đồng
lớn đó là quốc gia dân tộc
1.1.2 Lịch sử hình thành tôn giáo
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Đặc điểm quan trọng trong ý thức tôn
giáo là một mặt nó phản ánh tồn tại xã hội. Mặt khác, nó lại có xu hƣớng phản
kháng lại xã hội đã sản sinh ra và nuôi dƣỡng nó. Vì vậy, từ khi ra đời đến nay,
cùng với sự biến đổi của lịch sử, tôn giáo cũng biến đổi theo.
Với những thành tựu to lớn của ngành khảo cổ học, ngƣời ta đã chứng minh
đƣợc sự tồn tại của con ngƣời cách đây hàng triệu năm (từ 4 – 6 triệu năm). Tuy
nhiên, với những hiện vật thu đƣợc ngƣời ta khẳng định: có đến hàng triệu năm con
ngƣời không hề biết đến tôn giáo. Bởi vì tôn giáo đòi hỏi tƣơng ứng với nó là một
trình độ nhận thức cao, nó là sản phẩm của tƣ duy trừu tƣợng trong một đời sống xã
hội ổn định.

19
Hầu hết trong giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi con ngƣời hiện đại –
ngƣời khôn ngoan (Homo Sapiens) – hình thành và tổ chức thành xã hội, tôn giáo
mới xuất hiện. Thời kỳ này cách đây khoảng 95.000 – 35.000 năm. Tuy nhiên trong
thời kỳ đầu mới chỉ là các tín hiệu đầu tiên. Đa số các nhà khoa học đều khẳng định
tôn giáo ra đời khoảng 45.000 năm trƣớc đây với những hình thức tôn giáo sơ khai
nhƣ đạo Vật tổ (Tôtem), Ma thuật và Tang lễ… đây là thời kỳ tƣơng ứng với thời
kỳ đồ đá cũ.
Bƣớc sang thời kỳ đồ đá giữa, con ngƣời chuyển dần từ săn bắt, hái lƣợm sang
trồng trọt và chăn nuôi, các hình thức tôn giáo dân tộc ra đời với sự thiêng liêng hóa
các nguồn lợi của con ngƣời trong sản xuất và cuộc sống: thần Lúa, thần Khoai,
thần Sông… hoặc tôn thờ các biểu tƣợng của sự sinh sôi (thờ giống cái, hình ảnh
phụ nữ, phồn thực…), đó là các vị thần của các thị tộc Mẫu hệ. Khi đồ sắt xuất hiện,
các quốc gia dân tộc ra đời nhằm mục đích phục vụ cho sự củng cố và phát triển của
dân tộc. Tất cả các vị thần ấy còn tồn tại chừng nào dân tộc tạo ra vị thần ấy còn tồn
tại và khi dân tộc tiêu vong, các vị thần ấy không còn nữa.

Trong thời kỳ văn minh nông nghiệp, nhiều đế chế ra đời và thâu tóm vào
mình nhiều quốc gia. Do nhu cầu một tôn giáo của đế chế, những tôn giáo nhƣ Phật,
Nho, Kitô, Hồi… đã xuất hiện từ trƣớc trở thành tôn giáo của đế chế và đƣợc chấp
nhận nhƣ một tôn giáo chính thống. Theo thời gian, do nội dung của các tôn giáo
manh tính phổ quát, không gắn chặt với một quốc gia cụ thể, với các vị thần cụ thể,
với nghi thức cụ thể của một cộng đồng tộc ngƣời, dân tộc hay địa phƣơng nhất
định nên sự bành trƣớng của nó diễn ra thuận lợi, dễ dàng thích nghi với các dân tộc
khác. Do vậy, dù đƣợc phổ biến bằng cách nào (chiến tranh hay hòa bình), các tôn
giáo đó đã đƣợc các quốc gia bị lệ thuộc trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không
tự giác tiếp nhận và trên nền tảng của tôn giáo truyền thống, biến đổi thành tôn giáo
riêng của quốc gia đó. Sự bành trƣớng kiểu nhƣ vậy diễn ra trong suốt thời kỳ văn
minh công nghiệp và cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng,
giữa tôn giáo khu vực hay tôn giáo thế giới vừa chung sống cạnh nhau, vừa tranh
chấp xung đột nhau và không ít trƣờng hợp, với sự ủng hộ của các thế lực quân sự,

20
chính trị, chiến tranh tôn giáo đã xảy ra. Những tôn giáo nhƣ Kitô, Hồi do tính cực
đoan của mình (chỉ coi chúa hay thánh của mình là đối tƣợng tôn thờ duy nhất) nên
ban đầu đi đến đâu cũng khó chung sống với các tôn giáo khác đã có mặt ở đó từ
trƣớc. Còn một số tôn giáo phƣơng Đông nhƣ Nho, Phật thì khác, chúng chấp nhận
hòa đồng với các tôn giáo bản địa, có xu hƣớng trần tục nhiều hơn là thế giới bên
kia.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một xã hội công nghiệp, xã hội này đòi
hỏi phải có một tôn giáo năng động và tự do hơn, khó chấp nhận một tổ chức, một
giáo lý với những nghi thức cứng nhắc, phức tạp. Tình trạng độc tôn của một tôn
giáo trong một quốc gia đã bắt đầu chấm dứt và chấp nhận sự đa dạng trong đời
sống tôn giáo. Từ đây quan niệm và sau là chính sách tự do tôn giáo ra đời, phát
triển nhanh hay chậm và thể hiện khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Những yếu
tố lỗi thời đƣợc huỷ bỏ hoặc tự thay đổi, thay thế để thích nghi. Với xu thế quốc tế
hóa ngày càng gia tăng, việc mỗi cá nhân chỉ biết đến tôn giáo của mình đã trở nên

lạc hậu. Mỗi ngƣời đều rằng trên thế gian có nhiều thánh thần, có nhiều tôn giáo.
Họ bắt đầu hoài nghi và lựa chọn, thần thánh đƣợc mang ra tranh luận, bàn cãi và
làm nảy sinh xu thế thế tục hoá tôn giáo và xu thế này ngày càng thắng thế.
Trong thời đại ngày nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa đang chi phối mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, sự nâng cao về trình độ học vấn và đặc biệt là những thành
tựu của khoa học và công nghệ đã làm cho các tôn giáo ngày càng trở nên thế tục
hóa kéo theo sự đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ đây xuất hiện các ý kiến khác
nhau trong một tôn giáo và dẫn đến sự chia rẽ trong các tôn giáo một cách có tổ
chức, bùng nổ các giáo phái và xuất hiện nhiều tôn giáo mới. Bản thân trong các tôn
giáo khu vực và thế giới cũng có những biểu hiện khác trƣớc: số tín đồ ngày càng
tăng nhƣng số tín đồ thực tế giảm, nghĩa là ngƣời ta theo đạo nhƣng không hành
đạo, nhiều tín đồ bỏ đạo để theo các “đạo mới”. Trong nội bộ các tôn giáo có sự
chia rẽ thành những giáo phái với những tính chất cấp tiến, ôn hòa hoặc cực đoan
1.1.3 Loại hình tôn giáo
- Tôn giáo trong xã hội chƣa có giai cấp (Tôn giáo nguyên thủy)

21
Ănghen cho rằng tôn giáo xuất hiện từ ngay trong thời kỳ nguyên thủy, từ
những quan niệm hết sức dốt nát, tối tăm, nguyên thủy của con ngƣời về bản thân
mình và thiên nhiên bao quanh họ. Các tôn giáo nguyên thủy, sơ khai thể hiện niềm
tin bản năng của con ngƣời và lúc ấy chƣa gắn với các lợi ích về kinh tế - xã hội.
Các hình thức phổ biến của tôn giáo nguyên thủy là các dạng sau:
+) Tô tem giáo (thờ vật tổ): Tô tem theo ngôn ngữ của thổ dân Bắc Mỹ nghĩa
là giống loài. Đây là hình thức tôn giáo cổ xƣa nhất, thể hiện niềm tin vào mối quan
hệ gần gũi, huyết thống giữa một cộng đồng ngƣời (thị tộc, bộ lạc) với một loài
động thực vật hoặc một đối tƣợng nào đó. Tô tem giáo thể hiện hình thức nhận biết
đầu tiên về mối liên hệ của con ngƣời với các hiện tƣợng xung quanh. Chẳng hạn:
một bộ lạc tồn tại đƣợc nhờ săn bắt một loài động vật nào đó dẫn đến xuất hiện một
ảo tƣởng về mối quan hệ giữa loài vật đó với cộng đồng ngƣời săn nó và cuối cùng
con vật này lại trở thành tổ tiên chung – là một tô tem của một tập thể nào đó.

+) Ma thuật giáo : Ma thuật theo tiếng Hi lạp cổ là phép phù thủy. Đây là biểu
hiện của việc ngƣời nguyên thủy tin vào khả năng tác động đến tự nhiên bằng
những hành động tƣợng trƣng (cầu khấn, phù phép, thần chú…) nghĩa là bằng con
đƣờng siêu nhiên. Nhờ các biện pháp ma thuật, ngƣời nguyên thủy cố gắng tác động
đến những sự kiện và làm cho nó diễn ra theo ý mình mong muốn. Về sau, ma thuật
trở thành một thành tố quan trọng không thể thiếu đƣợc của các tôn giáo phát triển.
Việc thờ cúng của bất kỳ tôn giáo nào cũng phải có ma thuật (cầu nguyện, làm
phép…). Tàn dƣ của ma thuật là các hiện tƣợng bói toán, tƣớng số ngày nay.
+) Bái vật giáo : Bái vật theo tiếng Bồ Đào Nha là bùa hộ mệnh, phép lạ. Bái
vật giáo xuất hiện vào lúc mới hình thành tôn giáo và sự thờ cúng. Bái vật giáo đặt
lòng tin vào những thuộc tính siêu nhiên của các vật thể nhƣ hòn đá, gốc cây, bùa,
tƣợng… Họ cho rằng có một lực lƣợng siêu nhiên, thần bí trú ngụ trong vật đó. Bái
vật giáo là thành tố tất yếu của sự thờ cúng tôn giáo. Đó là sự thờ cúng các tƣợng
gỗ, cây thánh giá… hoặc lòng tin vào sức mạnh kỳ quái của các lá bùa…
+) Vật linh giáo : Là hình thức tôn giáo xuất hiện muộn hơn, khi mà ý thức của
con ngƣời đã đủ khả năng hình thành nên những khái niệm. Vật linh giáo là lòng tin
ở linh hồn. Lòng tin này là cơ sở quan trọng để hình thành nên quan niệm về cái
siêu nhiên của ngƣời cổ xƣa. Giai đoạn này đã có ảo tƣởng cho rằng có hai thế giới:

22
một thế giới tồn tại thực sự và một thế giới siêu nhiên, trong đó thế giới siêu nhiên
thống trị thế giới thực tại. Thế giới siêu nhiên này của ngƣời nguyên thủy cũng đầy
đủ động vật, thực vật, các đối tƣợng do tinh thần tƣởng tƣợng ra và không khác biệt
gì lắm so với thế giới thực tại.
- Tôn giáo trong xã hội có giai cấp
Khi xã hội phân chia giai cấp, xuất hiện các nhà nƣớc, quốc gia với các vùng
lãnh thổ riêng biệt, tôn giáo lúc này không chỉ còn là một nhu cầu tinh thần của
quần chúng mà còn là một phƣơng tiện để giai cấp thống trị duy trì sự thống trị áp
bức giai cấp và bóc lột của mình và thực hiện sự bành trƣớng, xâm lƣợc vì vậy tôn
giáo gắn liền với chính trị và bị dân tộc hóa. Từ đó đã dẫn đến sự xuất hiện các tôn

giáo dân tộc và tôn giáo thế giới.
+) Tôn giáo dân tộc : Đặc trƣng của tôn giáo dân tộc là tính chất quốc gia dân
tộc của nó. Các vị thần đƣợc tạo lập mang tính quốc gia dân tộc và phạm vi quyền
lực giới hạn trong phạm vi quốc gia. Thậm chí một số tôn giáo lớn cũng bị dân tộc
hóa ở mỗi quốc gia và trở thành tôn giáo có tính chất quốc gia. Ví dụ Anh giáo
(Thanh giáo), các dòng khác nhau của đạo Hồi…
+) Tôn giáo thế giới : Sự phát triển của các tôn giáo vƣợt ra khỏi biên giới của
một quốc gia đã hình thành nên các tôn giáo khu vực và thế giới nhƣ Phật giáo,
Thiên chúa giáo, Hồi giáo… Khác với các tôn giáo dân tộc, tôn giáo thế giới mang
tính đa quốc gia, ảnh hƣởng đến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới.
1.2 Đặc điểm đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, mở cửa hội
nhập, toàn cầu hóa.
1.2.1 Những nét lớn về tình hình tôn giáo trên thế giới hiện nay
Tôn giáo xét dƣới góc độ là một hính thái ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã
hội, mặc dù sự phản ánh đó là sự phản ánh „hƣ ảo” và là sản phẩm của bộ óc ngƣời.
Vì vậy, để hiểu rõ tình hình tôn giáo trên thế giới những thập niên cuối thế kỷ XX,
đầu thế kỷ XXI, không thể không nói đến những biến động lớn lao của đới sống
kinh tế - chính trị thế giới.
Sự kiện nỗi bất nhất là chũ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, một
loạt nƣớc công khai tuyên bố đi theo con đƣờng Tƣ Bản Chủ Nghĩa, hƣớng theo
những giá trị của phƣơng Tây và Mỹ. Không ít ngƣời lớn tiếng rêu rao về cái gọi là

23
“sự cáo chung của xã hội” về “sự toàn thắng của chủ nghĩa tƣ bản”. Chiến tranh
lạnh kết thúc không phải đơn giản là quay lại mô hình phƣơng tây với “thế giới đơn
cực” do Mỹ đứng đầu. Thực tế một “thế giới đa cực” đã hình thành và ngày càng
chi phối tình hình kinh tế - chính trị khu vực và thế giới.
- Thế giới hậu chiến tranh lạnh đang làm bùng nổ chủ nghĩa dân tộc cực đoan,
với nhiều cuộc xung đột dân tộc – tôn giáo đẫm máu, nguy cơ chiến tranh hủy diệt
chƣa bị đẩy lùi.

- Toàn cầu hóa kinh tế dƣới sự chi phối của chủ nghĩa tƣ bản đang là một xu
thế mạnh mẽ kéo theo sự phát triển nhƣ vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ làm thay đổi cuộc sống của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới. Kinh tế
thị trƣờng là loại hình kinh tế mang tính phổ cập trên toàn thế giới, một mặt nó
mang lại sự phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ, mặt khác, mặt trái của kinh tế thị
trƣờng cũng đang tác động tiêu cực đến đời sống vật chất, tinh thần của tất cả các
nƣớc trên thế giới: sự gia tăng của tâm lý lo lắng, bất ổn, sự suy thoái đạo đức, sự
phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, gia tăng các bệnh dịch
nguy hiểm trên toàn thế giới…
- Cuộc đấu tranh của nhân dân toàn thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới. chiến tranh lạnh kết
thúc nhƣng bộ mặt tàn ác của chủ nghĩa tƣ bản không hề giảm đi, các cuộc chiến
tranh đẫm máu ở Apganistan, Irắc… Ảo tƣởng của một số nƣớc từ bỏ con đƣờng xã
hội chủ nghĩa đi theo con đƣờng tƣ bản chủ nghĩa đã phải trả giá đắt: xung đột dân
tộc, nạn khủng bố, mất an ninh xã hội…
Mâu thuẫn cơ bản trong chủ nghĩa tƣ bản là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội
hóa ngày càng cao của lực lƣợng sản xuất với chế độ chiếm hữu tƣ nhân tƣ bản chủ
nghĩa ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn giữa các dân tộc, các nƣớc đang phát triển với
chủ nghĩa đế quốc; mâu thuẫn giữa các nƣớc đế quốc, các tập đoàn tƣ bản hiện dƣới
nhiều hình thức, mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển.
Chũ nghĩa xã hội hiện thực tuy bị thất bại tạm thời, nhƣng đó là thất bại của
mô hình cụ thể, mô hình của nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp.

24
Còn lý tƣởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội, những thành tựu của công cuộc cải
cách, đổi mới ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa còn lại nhƣ Trung Quốc, Việt Nam, Cu
Ba vẫn là thực tế không thể phủ nhận đƣợc. Chủ nghĩa xã hội vẫn là mục tiêu vƣơn
tới của nhân loại tiến bộ.
Sự thăng trầm của đời sống kinh tế - chính trị thế giới những thập niên đã có
tác động mạnh mẽ đến đời sống tôn giáo trên toàn thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu

đã tìm ra những nhận định về các trào lƣu, xu hƣớng biến động của tôn giáo trên thế
giới . Có thể kể đến các xu hƣớng sau:
- Xu hướng thế tục hóa tôn giáo:
Từ nữa sau thế kỷ XX đến nay, do sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là những bƣớc tiến nỗi bật của của khoa học kỹ
thuật, tôn giáo đã có những biến đổi chƣa từng xảy ra trƣớc đây làm cho diện mạo
của nó có những nét mới lạ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng xu hƣớng thế tục hóa
tôn giáo là đặc trƣng chủ yếu của diện mạo tôn giáo trong xã hội hiện đại.
Khái niệm thế tục hóa tôn giáo tuy vẫn còn tranh luận, nhƣng các nhà nghiên
cứu đều thừa nhận thế tục hóa tôn giáo với tính cách là quá trình phổ biến trên thế
giới với ý nghĩa là:
+) Thế lực, ảnh hƣởng và vai trò của tôn giáo ngày càng nhƣờng chỗ cho thế
lực, ảnh hƣởng và vai trò của xã hội thế tục; làm cho cuối cùng tôn giáo cũng bị lệ
thuộc và chế ƣớc bởi thế lực; chụi ảnh hƣởng và vai trò của xã hội thế tục.
+) Bản thân tôn giáo ngay càng giải thích giáo lý của mình, bố trí kết cấu tổ
chức và phƣơng thức sinh tồn của mình, tổ chức các hoạt động tôn giáo và quy định
phƣơng hƣớng nhiệm vụ và các mục tiêu của mình theo các quan niệm, phƣơng
thức và phong cách thế tục, từ đó làm cho bộ mặt của mình ngày càng mang đặc
trƣng thế tục [40, Tr.3].
- Thế tục hóa tôn giáo có những điểm chung:
Trƣớc hết đó là sự mờ nhạt, dao động hay mất đi quan niệm, niềm tin về chúa,
nhiều tín đồ, thậm chí cả nhà thần học về giáo chức tin đạo mà không tin chúa. Thế
tục hóa làm cho những điều huyễn hoặc trong giáo lý bị nghi ngờ, cách giải thích

×