Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Qúa trình đô thị hóa và sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong các gia đình ngoại thành Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ VĂN CẢNH




QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MỐI
QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON TRONG CÁC
GIA ĐÌNH NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
( Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội)





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÃ HỘI HỌC





Hà Nội-2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






LÊ VĂN CẢNH




QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MỐI
QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON TRONG CÁC
GIA ĐÌNH NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
( Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÃ HỘI HỌC


Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phạm Văn Quyết


Hà Nội-2012


1
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9
2.1 Ý nghĩa khoa học 9
2.2 Ý nghĩa thực tiễn 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
3.1 Mục đích nghiên cứu 9
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 10
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 10
4.1 Đối tượng nghiên cứu 10
4.2 Khách thể nghiên cứu 10
4.3 Phạm vi nghiên cứu 11
4.3.1 Phạm vi không gian 11
4.3.2 Phạm vi thời gian 11
5. Câu hỏi nghiên cứu 11
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 11
6.1 Giả thuyết nghiên cứu 11
6.2 Khung lý thuyết 13
7. Phương pháp nghiên cứu 14
7.1 Phương pháp luận 14
7.2 Phương pháp chọn mẫu 14
7.3 Các phương pháp thu thập thông tin 15
7.3.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 15
7.3.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 15
7.3.3 Phương pháp quan sát 15
7.3.4 Phương pháp phân tích tài liệu 16


2
NỘI DUNG CHÍNH 17

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 17
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 17
1.1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 17
1.1.2 Một số khái niệm công cụ 23
1.1.2.1 Khái niệm đô thị 23
1.1.2.2 Khái niệm đô thị hóa 24
1.1.2.3 Khái niệm gia đình 25
1.1.2.4 Mối quan hệ giữa cha mẹ và con 27
1.1.3 Những lý thuyết xã hội học được vận dụng trong đề tài 28
1.1.3.1 Lý thuyết cấu trúc – chức năng 28
1.1.3.2 Lý thuyết biến đổi xã hội 29
1.1.3.3 Lý thuyết xung đột 32
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 33
1.2.1 Quan điểm của Nhà nước về gia đình 33
1.2.2. Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 36
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON TRONG GIA ĐÌNH HIỆN
NAY 37
2.1 Điềukiện kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa tại xã Mỹ Đình,
huyện Từ Liêm, Hà Nội 37
2.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý 37
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 38
2.1.3 Đặc điểm của quá trình đô thị hóa 39
2.2 Thực trạng về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình hiện
nay 42


3
2.2.1 Đánh giá về mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong gia đình trước và sau
năm 2005 42

2.2.2 Mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong việc quản lý, giáo dục đạo đức nhân
cách 49
2.2.3 Mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái 59
2.2.4 Sự thay đổi suy nghĩ của con cái trong mối quan hệ với cha mẹ 65
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SỰ
BIẾN ĐỔI MỐI QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI 74
3.1 Những thay đổi về kinh tế, lao động, việc làm ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa cha mẹ và con 74
3.2 Sự sai lệch các giá trị, chuẩn mực trong gia đình ảnh hưởng đến mối quan
hệ giữa cha mẹ và con 87
3.3. Đánh giá về những tác động của quá trình đô thị hóa đến mối quan
hệ giữa cha mẹ và con cái 99
3.3.1 Tác động tích cực 99
3.3.2 Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến sự biến đổi mối quan
hệ giữa cha mẹ và con cái 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 104
1. Kết luận 104
2. Khuyến nghị 106
2.1 Đối với chính quyền ở địa phương 106
2.2 Đối với các tổ chức đoàn thể 108
2.3 Đối với các hộ gia đình 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 114


4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ĐTH Đô thị hóa

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
MQH Mối quan hệ
UBND Ủy ban nhân dân





















5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con trước và sau năm 2005 43
Bảng 2.2: Đánh giá của cha mẹ về những nội dung trong MQH với con cái
hiện nay so với trước năm 2005 (N = 300) 48
Bảng 2.3: Mức độ kiểm soát của cha mẹ đối với con cái hiện nay so với trước năm

2005 53
Bảng 2.4: Mức độ dành thời gian chăm sóc con cái hiện nay so với trước năm 2005
(N= 300) 56
Bảng 2.5: Vấn đề chủ yếu xảy ra mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái trong gia đình
hiện nay 60
Bảng 2.6: Đối tượng mà con cái thường tâm sự khi có chuyện buồn và khi
khó khăn trước và sau năm 2005 (N = 200) 66
Bảng 2.7: Trách nhiệm và bổn phận của con cái đối với cha mẹ trước và sau
năm 2005 (N = 200) 71
Bảng 3.8: Biến đổi nghề nghiệp ở xã Mỹ Đình trước và sau năm 2005 (N =
300) 76
Bảng 3.9: Tương quan giữa nghề nghiệp của cha mẹ và mức độ kiểm soát con
cái 77
Bảng 3.10: Những vấn đề gây bức xúc trong gia đình hiện nay (N = 300) 84
Bảng 3.11: Tương quan giữa mức sống của gia đình và những bức xúc nhất đối với
gia đình hiện nay 86
Bảng 3.12: Những lo lắng của cha mẹ đối với con hiện nay (N = 300) 89
Bảng 3.13: Những nguyên nhân dẫn đến con cái hư hỏng trong gia đình hiện nay
(N = 300) 91
Bảng 3.14: Nhận xét về sự thay đổi các giá trị truyền thống trong gia đình từ trước
và sau năm 2005 (N = 300) 97


6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Đánh giá về sự thay đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con hiện nay so
với trước năm 2005 (N = 300) 46
Biểu đô 2.2: Mức độ thuận lợi của cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức, nhân

cách và quản lý con cái hiện nay so với trước năm 2005 52
Biểu đồ 2.3: Mức độ vâng lời của con cái hiện nay so với trước năm 2005 (N
= 300) 64
Biểu đồ 3.4: Nhận xét về những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn xung đột gia đình
(N = 300) 80


7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, loài người đã đạt được rất nhiều thành tựu phát
triển do có những tiến bộ của Khoa học kỹ thuật và công nghệ. Sự định hướng
phát triển trên cơ sở của nền kinh tế thị trường và xu hướng mở cửa đã và đang kéo
theo nhiều biến đổi quan trọng trong đời sống xã hội, sinh hoạt văn hoá và tinh thần.
Tiềm năng sức lao động của con người được giải phóng, vai trò và chức năng của
cá nhân được đề cao. Mặt khác cũng có không ít những nguy cơ phát sinh, những
vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng tới cá nhân, gia đình và xã hội mang lại cho cuộc sống
con người không ít những khó khăn và thách thức.
Quá trình đô thị hóa là quá trình chuyển đổi từ xã hội nông thôn truyền thống
sang xã hội đô thị hiện đại, làm thay đổi không chỉ những yếu tố vật chất, mà còn
chuyển biến những khuân mẫu trong đời sống xã hội. Một mặt nó tạo ra những yếu
tố tích cực như sự tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng mức sống, sự phát triển của hệ
thống các dịch vụ, giao lưu văn hóa giữa các vùng, tăng cường hội nhập quốc tế,
các tầng lớp nhân dân được mở rộng, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, tạo
nên những yếu tố tích cực để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh đó nhiều những giá trị truyền thống trong gia đình đang có những
biến đổi lớn, các giá trị mới xuất hiện gắn liền với sự phát triển của xã hội hiện đại.
Gia đình đã có những dấu hiệu của sự khủng hoảng. Các mối quan hệ gia đình đang
ngày càng trở nên lỏng lẻo là dấu hiệu, mầm mống bị lấn át bởi những quan hệ thị
trường, hàng hoá và lợi nhuận. Sự thay đổi trong thái độ, hành vi và cung cách ứng

xử của mỗi cá nhân trong gia đình và xã hội.
Chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn thẳng và nhận thức lại những vấn đề gia
đình, đặc biệt là sự biến đổi trong các mối quan hệ gia đình mà cụ thể ở đây là mối
quan hệ giữa cha mẹ và con cái, bởi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình


8
có ổn định tốt đẹp thì mới có một nền tảng gia đình bền vững và xã hội với ổn định
và phát triển.
Mỹ Đình là một trong những xã cũng không nằm ngoài quy luật đó, đặc biệt
từ năm 2005 đến nay khi Nhà nước triển khai nhiều dự án quan trọng trên địa bàn
xã, thì quá trình đó đã đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu đất đai. Điều đó đã dẫn đến những thay đổi trong đời sống xã hội, và tác
động trực tiếp đến gia đình, đặc biệt là sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con
trong gia đình. Sự biến đổi đó ảnh hưởng không nhỏ đến những phong tục tập quán,
thói quen ứng xử và đời sống vật chất tinh thần của các gia đình trong xã. Từ thực tế
đó nhiều vấn đề xã hội nảy sinh đánh mất đi những truyền thống văn hoá gia đình
và làng xã trước đây.
Chính vì vậy trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì việc nghiên cứu phân tích
về sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trước tác động của quá trình đô
thị hóa có vai trò hết sức quan trọng nhằm góp phần giảm thiểu những tác động tiêu
cực, từng bức xây dựng chính sách phù hợp về lĩnh vực gia đình đồng thời xây
dựng gia đình Việt Nam ấm no, tự do và hạnh phúc.
Với những lí do như trên, tôi đã chọn đề tài “Quá trình đô thị hóa và sự
biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong các gia đình ngoại thành Hà
Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Mỹ Đinh - Từ Liêm - Hà Nội)” làm đề tài luận
văn thạc sĩ. Tác giả mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc làm sáng tỏ sự thay
đổi trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con trước sự tác động của quá trình đô thị
hóa để từ đó chúng ta có một cái nhìn cụ thể hơn về tầm quan trọng trong mối quan

hệ giữa cha mẹ và con cái và vai trò của gia đình trong việc ổn định xã hội. Đồng
thời để đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phát huy những biến đổi tích cực, khắc
phục và hạn chế những biến đổi tiêu cực ảnh hưởng tới các mối quan hệ giữa cha mẹ
và con cái trong gia đình.


9
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.1 Ý nghĩa khoa học
Qua nghiên cứu đề tài “Quá trình đô thị hóa và sự biến đổi mối quan hệ giữa
cha mẹ và con trong các gia đình ngoại thành Hà Nội. (Qua nghiên cứu trường hợp
tại xã Mỹ Đình – Từ Liêm - Hà Nội)” qua đây có thể vận dụng một số lý luận, lý
thuyết xã hội học để nghiên cứu về sự tác động của quá trình đô thị hóa đến sự biến
đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong gia đình hiện nay. Đánh giá và phân tích
đưa ra những luận cứ khoa học có tính xác thực nhằm phản ánh đúng thực trạng vấn
đề. Qua nghiên cứu góp phần đem lại cơ sở khoa học cho việc hoạch định những
chính sách của Nhà nước về gia đình.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua các kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần làm rõ hơn những biến đổi
của những điều kiện kinh tế - xã hội, đó là sự thay đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã
hội công nghiệp và tác động của nó đến sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con
cái. Từ đó giúp các nhà quản lý, các cấp, các ngành, các tổ chức có cái nhìn đúng
đắn, toàn diện hơn về những tác động của đô thị hóa đến sự biến đổi mối quan
hệ giữa cha mẹ và con, những tác động tích cực và những hạn chế còn tồn tại.
Đưa ra những đề xuất khuyến nghị và những giải pháp nhằm xây dựng gia
đình ổn định và bền vững trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu, phân tích, quá trình đô thị hóa và sự tác
động của quá trình đó đến sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong

các gia đình tại xã Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội. Phân tích thực trạng về mối
quan hệ giữa cha mẹ và con cái trước sự tác động của nhân tố lao động, thu
nhập và việc làm của các hội gia đình. Sự thay đổi trong quan niệm sống,


10
chuẩn mực, giá trị trong gia đình ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và
con hiện nay.
Qua nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm mục đích xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái, xây dựng gia đình có sự phát
triển hài hòa và ổn định trong sự kết hợp hài hoà giữa các giá trị truyền thống và
hiện tại.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát về quá trình đô thị hóa tại xã Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội.
Tìm hiểu thực trạng đời sống của người dân (mức thu nhập, việc làm, điều
kiện sinh hoạt….)
Phân tích làm rõ thực trạng về mối quan hệ giữ cha mẹ và con cái trước và
sau quá trình đô thị hóa
Đánh giá tầm quan trọng của các mối quan hệ đó trong việc giữ gìn tôn ti, nề
nếp gia phong, sự ổn định và bền vững của gia đình, truyền thống phong tục, tập
quán của gia đình và phát triển kinh tế gia đình.
Tìm hiểu những nhân tố tác động làm biến đổi trong các mối quan hệ giữa
cha mẹ và con cái.
Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến sự
biến đổi các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình đô thị hóa và sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con
trong gia đình ngoại thành Hà Nội.
4.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu là các hộ gia đình sống trên địa bàn xã, tập trung
vào khảo sát các đối tượng như: cha me và con cái.



11
4.3 Phạm vi nghiên cứu
4.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được khảo sát tại xã Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội
4.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian 5 năm trở lại dây, (từ
năm 2005 đến nay).
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Quá trình đô thị hóa đã tác động như thế nào đến sự biến đổi mối
quan hệ giữa cha mẹ và con trong gia đình hiện nay? Và sự biến đổi đó ảnh
hưởng như thế nào đến mức độ bền vững và hạnh phúc gia đình?
- Nguyên nhân nào từ quá trình đô thị hóa dẫn đến những mâu thuẫn,
xung đột trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong gia đình?
- Những giải pháp nào để hạn chế những tác động tiêu cực của quá
trình đô thị hóa đến sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia
đình?
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
6.1 Giả thuyết nghiên cứu
- Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình hiện nay đang xuất
hiện những mâu thuẫn, xung đột so với trước đây. Chính từ sự biến đổi đó đã
tạo ra sự bất ổn định trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, dấu hiệu của
sự khủng hoảng trong gia đình trước tác động của quá trình đô thị hóa.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ
và con cái là do điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi nhanh chóng dẫn đế sự
biến đổi trong cơ cấu lao động, việc làm, thu nhập và sự sai lệch các giá trị

chuẩn mực trong gia đình. Sự thay đổi trong quan niệm sống, ứng xử, sinh
hoạt của các thành viên trong gia đình đã tạo ra những mâu thuẫn, bất đồng


12
quan điểm trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Và đó như là một hệ quả tất
yếu của quá trình đô thị hóa mang lại.
- Để ổn định gia đình cần có những chính sách quản lý về gia đình,
nâng cao vai trò của cha mẹ và con cái trong gia đình. Mặt khác gia đình cần
có những thay đổi phù hợp để thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội mới.

























13
6.2 Khung lý thuyết





Điều kiện kinh tế -
xã hội
 Mất đất sản xuất, dẫn
đến sự thay đổi trong
cơ cầu nghề nghiệp,
việc làm và thu nhập
của hộ gia đình
 Sự sai lệch chuẩn mực
trong gia đình
 Sự thay đổi các giá trị,
quan niệm sống trong
gia đình
Quá trình đô thị
hóa
 Biến đổi mối quan hệ
giữa cha mẹ và con trong
việc giáo dục – quản lý
con cái
 Thay đổi trong suy nghĩ

của con cái trong mối
quan hệ với cha mẹ
 Xuất hiện những mâu
thuẫn, xung đột giữa cha
mẹ và con


14
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
Lý luận và phương pháp luận được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
của luận văn để nhận thức các sự kiện, các hiện tượng là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các hiện tượng, vấn đề và sự kiện
khi xem xét hoàn toàn không theo ý chủ quan hay áp đặt của con người mà
được đặt trong những quy luật vận động và phát triển của thực tiễn. Điều này
có nghĩa là tất cả các vấn đề các hiện tượng đều phải xem xét trong mối liên
hệ biện chứng, phụ thuộc, tác động qua lại với nhau, chi phối ảnh hưởng lẫn
nhau. Đồng thời phải đứng trên quan điểm toàn diện. Nghĩa là vấn đề này
được đặt trong bối cảnh của sự phát triển, những biến đổi kinh tế - xã hội
trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Mà ở đây là quá trình đô thị hóa đã tác
động và dẫn đến những biến đổi nhanh chóng trong đời sống kinh tế xã hội.
Điều này đã có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, lối sống của mỗi gia
đình, trong đó sự biến đổi về mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong gia đình
và điều đó được thể hiện rõ nét nhất khi có sự chuyển đổi của điều kiện sống.
7.2 Phương pháp chọn mẫu
Đề tài thu thập thông tin định lượng bằng bảng hỏi với 400 phiếu hỏi,
tiến hành ở xã Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội. Trong đó số phiếu dành cho
cha/mẹ là 300 phiếu hỏi và 200 phiếu hỏi dành cho con.
Đề tài áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Đó là cách
chọn sao cho mọi phần tử của tổng thể đều có cơ hội được lựa chọn như nhau.

Đây là phương pháp chọn mẫu bằng cách rút thăm lấy ngẫu nhiên một đơn vị
đầu tiên sau đó các đơn vị tiếp theo được chọn theo hệ thống. Áp dụng công
thức chọn mẫu ngẫu nhiên K = N/n, trong đó k là khoảng cách trên danh sách
các phần tử được chọn, N là kích thức của tổng thể, n là dung lượng mẫu.
Trên cơ sở danh sách các hộ gia đình được đánh theo vần a, b, c , trung bình


15
cứ 36 hộ chọn một hộ theo khoảng cách K. Trong gia đình chúng tôi chọn
một đối tượng đại diện có thể là cha hoặc mẹ đồng thời là con cái trong gia
đình đó.
7.3 Các phương pháp thu thập thông tin
7.3.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi được sử dụng trong quá trình thu thập thông tin gồm 20 câu
hỏi dành cho đối tượng là cha/mẹ và con. Nội dung bảng hỏi hướng đến
những thông tin về nghề nghiệp, mức sống của gia đình. Đánh giá của cha mẹ
về mối quan hệ giữa cha mẹ và con trước và sau quá trình đô thị hóa, mức độ
kiểm soát, giáo dục của cha mẹ đối với con. Mức độ quan tâm giữa cha mẹ và
con, những thay đổi trong suy nghĩa của con cái với cha mẹ. Đồng thời tìm
hiểu những nguyên nhân làm biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con trước
tác động của quá trình đô thị hóa.
7.3.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu 20 đối tượng, trong đó 10 đối tượng là
cho cha mẹ, để tìm hiểu về thực trạng về mối quan hệ giữa cha mẹ và con
trước và sau quá trình đô thị hóa. Mặt khác xem xét những đánh giá của họ về
những nguyên nhân và những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa cha mẹ
và con trong gia đình. Và 10 đối tượng phỏng vấn là con trong gia đình, trong
đó độ tuổi đang đi học là 05 đối tượng, con cái đã lập gia đình là 05 đối tượng
để tìm hiểu về đánh giá của con cái trong mối quan hệ với cha mẹ trong gia
đình.

7.3.3 Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp được tiến hành trong quá trình phỏng vấn bằng
bảng hỏi và phỏng vấn sâu, thông qua quan sát để xác định hành vi và thực tế
cuộc sống gia đình có đúng với câu trả lời của họ hay không. Quan sát về
những điều kiện sống của người dân, những mâu thuẫn hay xung đột giữa cha


16
mẹ và con diễn ra trong gia đình, sự quan tâm, thái độ ứng xử giữa cha mẹ và
con trong gia đình. Mặt khác phản ánh những thay đổi trong lối sống, quan
niệm của các thành viên trong gia đình khi có sự thay đổi về điều kiện kinh tế
- xã hội. Những thông tin thu được từ quan sát sẽ bổ sung làm tăng thêm độ
chính xác của thông tin trong quá trình nghiên cứu.
7.3.4 Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các công trình nghiên cứu
liên quan đến lĩnh vực gia đình và mối quan hệ trong gia đình, đó là các sách,
báo, tạp chí chuyên ngành xã hội học. Các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2005 đến năm 2010 của xã Mỹ Đình.




















17
NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Trong lịch sử phát triển của gia đình, gia đình vừa là một đơn vị kinh tế, vừa
là cái nôi đầu tiên và suốt đời nuôi dưỡng, giáo dục con người duy trì và phát triển ở
họ những quan hệ tình cảm đặc biệt từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Dưới tác động của quá trình đô thị hóa thì chức năng của gia đình đang có
nhiều biến đổi, thiết chế gia đình cũng đang cần có những thay đổi phù hợp với giá
trị về sự bình đẳng và an sinh cho mỗi thành viên của gia đình trong những điều
kiện mới. Việc nâng cao vị thế vai trò của các thành viên trong gia đình sẽ làm tăng
thêm các giá trị về cá nhân con người, thúc đẩy hơn nữa việc xã hội hóa cá nhân
trong gia đình và ngoài xã hội. Sự biến đổi các mối quan hệ trong gia đình đã có tác
động rất lớn đến phong tục tập quán, thói quen ứng xử trong gia đình Việt Nam
truyền thống, các giá trị mới xuất hiện đã phá vỡ những hệ giá trị truyền thống. Trẻ
em lớn lên và học tập trong sự giáo dục của nhà trường nhiều hơn là của cha mẹ,
ông bà và anh chị em.
Những cảm nhận về mái ấm gia đình do vậy cũng có thể trở nên lạnh giá hơn
đối với mọi thành viên trong gia đình. Thực tế đòi hỏi chúng ta phải tạo ra những
điều kiện xã hội mới để điều chỉnh những xu hướng sai lệch chuẩn mực trong gia
đình, nếu chúng ta muốn gia đình ổn định, duy trì và thực hiện được các chức năng
cơ bản của nó.

Vì lẽ đó gia đình đang trở thành một vấn đề của toàn cầu, có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển chung của toàn bộ nhân loại. Gia đình đang trở thành một
trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mọi chiến lược phát triển của
các quốc gia, cũng như của Liên Hợp Quốc.


18
Các nhà kinh điển của Nho giáo đã coi “nhà” là mắt xích quan trọng nhất kết
nối con người với đất nước và thế giới. Các tác phẩm của cả hai thời kỳ Nho giáo
nguyên thủy và hậu Nho với các đại biểu nổi tiếng như: Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân
Tử đã đặt nền móng cho các nghiên cứu về gia đình ở Trung Quốc, ở Việt Nam,
Nhật Bản, Triều Tiên.
Nho giáo coi mối quan hệ giữa Thân – Nhà – Nước – Thiên hạ là nền tảng
của cấu trúc xã hội. Mạnh Tử cho rằng: Thiên hạ gốc ở nước, nước gốc ở nhà, nhà
gốc ở thân mình. Con người trước hết phải học tập, tu dưỡng (tu thân), sau đó phải
xây dựng quản lý nhà mình cho thật tốt (tề gia) rồi vươn lên quản lý đất nước (trị
quốc) và cai trị nước khác (bình thiên hạ). Do đó gia đình phải có trách nhiệm với
các thành viên trong gia đình để xây dựng và ổn định xã hội.
Nho giáo có Tam cương (vua tôi, cha con, chồng vợ) đã có hai cương nói về
gia đình. Năm luân (vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè) thì có ba luân nói
về gia đình. Từ đó Nho giáo cho rằng một nước cần có kỷ cương và trật tự nhưng
kỷ cương và trật tự ấy không thể có nếu không sớm xây dựng nó từ trong gia đình.
Như vậy, có thể thấy gia đình có vai trò hết sức quan trọng đối với xã hội, gia đình
là nền tảng là cơ sở xã hội vững chắc. [9, tr. 20]
Tư tưởng của Nho giáo về gia đình đã có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát
triển của văn hóa gia đình ở nước ta trong nhiều thế kỷ. Điều này cần phải được tiếp
tục nghiên cứu và phân tích sâu sắc hơn dưới những ánh sáng của những tư tưởng
mới.
Các nhà xã hội học tiền bối cũng có nhiều quan điểm trong nghiên cứu về
gia đình. Herbert Spencer (1820 - 1903) cho rằng, dòng họ hình thành để đáp ứng

những nhu cầu cơ bản nhất của các loài là sinh sản, là một trong những thiết chế
đầu tiên của con người, liên quan đến sự kiểm soát cá nhân chủ thực hiện trong gia
đình và cung cấp một khung cảnh tốt để nuôi dạy con cái. Các thành viên trong gia


19
đình phải có trách nhiệm là duy trì sự cân bằng trong gia đình và trong mối liên hệ
với các thiết chế xã hội khác.
Emile Durkheim (1858 -1917), cho rằng gia đình là sợi dây liên kết gắn con
người với xã hội như một loại “xi măng xã hội” và giúp các cá nhân giảm bớt các
hành vi sai lệch xã hội thông qua mối liên hệ tình cảm, trách nhiệm. Trong cuốn
“Nhập môn xã hội học gia đình”, ông giới thiệu những khía cạnh của mối quan hệ
vợ chồng, con cái, dòng họ trên các phương diện cá nhân và của cải, đồng thời trình
bày những yếu tố tác động đến li hôn trong gia đình.
Talcott Parsons (1902 - 1979), quan điểm của ông về giới và gia đình dựa
trên những đặc trưng.
Trong gia đình người chồng cần có vợ để chăm sóc con cái, còn người vợ
cần người chồng để làm trụ cột kinh tế. Con cái phải phụ thuộc vào cha mẹ để tồn
tại và phát triển, tất cả các thành viên trong gia đình đều phụ thuộc lẫn nhau để sinh
sống. [17, tr. 95]
Gia đình với tư cách là một nhóm xã hội, sự gắn kết giữa các thành viên biểu
hiện qua những mong đợi, những điều được cho là đáng làm hay những tiêu chuẩn
mà xã hội ủng hộ. Việc giữ gìn những tình cảm bền vững giữa các thành viên trong
gia đình với họ hàng, uy quyền của cha mẹ, sự tôn trọng người lớn tuổi, việc nuôi
dạy con cái là những giá trị ràng buộc các thành viên lại với nhau.
Một nhóm muốn cố kết các thành viên, nó phải tránh những xung đột xã hội
hay phải tránh được xung đột giữa các thành viên càng nhiều càng tốt. Duy trì các
khuân mẫu xã hội và gia đình, hay vai trò xã hội và gia đình là rất cần thiết trong
việc bảo đảm sự ổn định của nhóm.
Ở nước ta những nghiên cứu về gia đình cũng được chú ý từ rất lâu. Trong

lịch sử phát triển của Việt Nam, cha ông ta đã không chỉ để lại cho con cháu những
giá trị truyền thống về tính cộng đồng, tinh thần tương thân, tương ái,… mà còn là


20
sự tôn trọng và bảo vệ các giá trị gia đình và vai trò của nó trong việc tổ chức và
điều hành xã hội.
Trong cuốn “Gia đình học” của hai tác giả là GS.TS Đặng Cảnh Khanh và
PGS.TS Lê Thị Quý, NXB Lý luận chính trị, HN. 2007: Trong cuốn sách này đã có
những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu lý luận về gia đình, phân tích
những biến đổi của gia đình Việt Nam từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã
hội công nghiệp hóa. Những thách thức của gia đình Việt Nam trước quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã phản ánh sâu sắc những biến đổi của gia đình. Trong
đó tập trung vào nghiên cứu vị trí vai trò cũng như chức năng của gia đình đối với
quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Đồng thời nâng cao vai
trò của gia đình trong sự phát triển của xã hội.
Trong cuốn “Gia đình và biến đổi gia đình Việt Nam” của PGS. TS Lê
Ngọc Văn, NXB Khoa học xã hội, HN. 2011: Trong cuốn sách này tác giả đã
làm rõ những biến đổi về chức năng, mối quan hệ trong gia đình hiện nay
dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời cũng
làm rõ những xu hướng biến đổi mối quan hệ gia đình trong điều kiện kinh tế
xã hội mới, đó là sự biến đổi mối quan hệ của gia đình từ gia đình truyền
thống đến sự phát triển của gia đình hiện đại.
Trần Thị Vân Anh và Hà Thị Minh Khương, Quan hệ giữa cha mẹ và
con ở tuổi vị thành niên. (Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Gia đình
và Giới) số 6 – 2009. Bài viết phân tích về thực trạng mối quan hệ giữa cha
mẹ và con dựa vào các biến độc lập như: kinh tế gia đình, khu vực, học vấn,
giới tính, nghề nghiệp của cha mẹ. Từ đó tập trung vào những khía cạnh về
đời sống tình cảm, về những suy nghĩ của con trong mối quan hệ với cha mẹ.
Sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ về giáo dục, định hướng học tập, cha mẹ

và quan hệ với bạn bè của con cái. [2, tr. 16]


21
Những nghiên cứu trên đã phản ánh những biến đổi trong mối quan hệ
gia đình trong điều kiện CNH, HĐH đất nước. Ngoài ra còn có rất nhiều
những nghiên cứu về sự tác động của quá trình đô thị hóa đến sự biến đổi của
gia đình. Đó là sự biến đổi về cấu trúc, chức năng, tâm lý và lối sống của gia
đình hiện nay như:
Trịnh Duy Luân, Biến đổi tâm lý – xã hội của cộng đồng cư dân đô thị
dưới tác động của đô thị hóa,(Từ kết quả nghiên cứu tại Đà Nẵng), Tạp chí
Xã hội học số 1(101), 2008. Bài viết đã phản ánh tác động của đô thị hóa đến
những thay đổi trong đời sống tâm lý xã hội của người dân. Hệ thống nhu cầu
của người dân phát triển mạnh do tác động của những nhân tố như sự tăng
trưởng kinh tế, sự gia tăng mức sống, sự phát triển hệ thống các dịch vụ, sự
giao lưu văn hóa giữa các vùng. Cơ cấu xã hội và các quan hệ xã hội thay đổi
một cách căn bản, cùng với sự thay đổi của văn hóa cộng đồng là sự thay đổi
thái độ, hành vi và cách ứng xử của mỗi cá nhân trong đời sống gia đình và xã
hội. Đời sống tâm lý của người dân bị xáo trộn, những ứng xử trong quan hệ
gia đình và cộng đồng có nhiều hạn chế do có sự chuyển đổi, tính năng động
của cá nhân có cơ hội được phát triển, tính đa dạng và tính cá nhân hóa được
thể hiện rõ nét. Nghiên cứu đã tập trung vào một số hiện tượng tâm lý như
tâm trạng, thái độ, nhu cầu, khả ăng thích ứng, văn hóa, lối sống của cộng
đồng cư dân dưới tác động của quá trình đô thị ở Đà Nẵng. [13, tr. 3]
Hoàng Bá Thịnh, Công nghiệp hóa nông thôn và những biến đổi trong
gia đình nông thôn hiện nay. (Nghiên cứu trường hợp xã Ái Quốc, Nam Sách
- Hải Dương). Nghiên cứu phản ánh những biến đổi trong đời sống kinh tế -
xã hội của người nông dân khi bị thu hồi đất, ngoài những biến đổi trong đời
sống kinh tế, thu nhập, vấn đề việc làm, nghề nghiệp của hộ gia đình. Mặt
khác đó là những biến đổi về gia đình ở nông thôn hiện nay, đó là sự biến đổi

về quy mô gia đình, nghề nghiệp, vai trò của giới trong gia đình, định hướng


22
học tập của cha mẹ đối với con, sự biến đổi trong quan hệ gia đình do quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mang lại. Đánh giá những tác động tích cực
và những tác động tiêu cực của quá trình đó đối với gia đình ở nông thôn hiện
nay. [16]
Phan Mai Hương, Vấn đề việc làm trong chiến lược sống của người
nông dân vùng ven đô dưới tác động của đô thị hóa, Tạp chí Xã hội học số
1(101), 2008. Bài viết phản ánh những tác động của đô thị hóa không chỉ làm
thay đổi những yếu tố vật chất, mà còn làm chuyển biến những khuân mẫu xã
hội. Quá trình đó đã tác động mạnh mẽ tới nông thôn và tạo ra nhiều hệ quả
xã hội như: thiếu việc làm, phân hóa giàu nghèo, làm gia tăng các tệ nạn xã
hội, biến đổi lối sống và phong tục tập quán, biến đổi trong quan hệ xã hội,
nhận thức và thái độ đối với các giá trị truyền thống trong gia đình. Từ sự
biến đổi đó ảnh hưởng đến phương thức kiếm sống, và chiến lược sống của
gia đình. Mặt khác đó là những biến đổi liên quan đến giao tiếp, quan hệ xã
hội, quan hệ gia đình, phản ánh những thay đổi về tâm lý liên quan đến động
thái trong chiến lược sống của hộ gia đình vùng ven đô từ góc độ nghề
nghiệp, việc làm dưới tác động của đô thị hóa. [8, tr. 21]
Nguyễn Thị Kim Hoa, Tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu
lao động và việc làm của hộ gia đình, (Trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ
Liêm, Hà Nội), Tạp chí Xã hội học số 1(101), 2008. Bài viết phản ánh những
thay đổi trong cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình trước tác động của
đô thị hóa, đánh giá về những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đó
tới nghề nghiệp, việc làm của hộ gia đình. [7, tr. 39]
Lê Thái Thị Băng Tâm, Một vài đặc điểm của hộ gia đình sau khi bị
thu hồi quyền sử dụng đất canh tác, Tạp chí Xã hội học số 3 (115), 2001.
Nghiên cứu này chỉ ra một số đặc điểm của hộ gia đình nông thôn bị thu hồi

quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng như một số thay đổi của những gia đình


23
này từ trước và sau khi bị thu hồi đất, một số khác biệt giữa các hộ gia đình bị
thu hồi đất và không bị thu hồi đất. Đồng thời phản ánh những tác động của
đô thị hóa đến sự thay đổi chiến lược sinh kế của hộ gia đình, mặt khác cũng
phản ánh sự thiếu bền vững, đe dọa đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình trong
những điều kiện cụ thể. [21, tr. 47]
Như vậy, những công trình nghiên cứu trên đã đánh giá vê những tác
động của đô thị hóa đến sự biến đổi của gia đình như sự biến đổi về nghề
nghiệp, việc làm, thu nhập của gia đình. Cung cấp những luận cứ khoa học để
đưa ra những chính sách phù hợp cho sự ổn định và phát triển của gia đình
trong điều kiện mới. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về
sự biến đổi mối quan hệ gia đình trước tác động của quá trình đô thị hóa, mà
đặc biệt là mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong gia đình.
Đề tài nghiên cứu “Đô thị hóa và sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ
và con trong các gia đình ngoại thành Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Mỹ
Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội)” mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ
vào xu hướng nghiên cứu sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong
quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay.
1.1.2 Một số khái niệm công cụ
1.1.2.1 Khái niệm đô thị
Thuật ngữ đô thị được định nghĩa với nhiều khía cạnh khác nhau, song
theo cách định nghĩa của xã hôi học về đô thị dựa trên cấu trúc xã hội và chức
năng mà nó thực hiện. Các nhà xã hội học không quan tâm đến số dân tối
thiểu hay sự thừa nhận chính thức của đô thị về mặt tổ chức. Một cách truyền
thống thì xã hội học định nghĩa các đô thị như là những hình thức tổ chức xã
hội có xuất xứ địa lý và mang những đặc trưng nhất định.
- Có dân số tương đối đông, mật độ dân số cao và không thuần nhất

(Wirth, 1938)

×