VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO THANH THÁI
BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƢỜI DAO DI CƢ TỰ DO
TẠI HUYỆN CƢ M’GAR TỈNH ĐĂK LĂK
Chuyên ngành: NHÂN HỌC
Mã số: 62. 31. 03. 02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
HÀ NỘI, 2015
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI, VIỆN HÀN LÂM KHOA
HỌC XÃ HỘI
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP HỌC VIỆN
Họp tại Học viện Khoa học xã hội vào hồi… giờ,…. Ngày...
tháng…..năm 2016
-
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thƣ viện Quốc gia
Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội, số 477, quận Thanh
Xuân- Hà Nội
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Dao hiện nay có trên 751.000 người, vốn có truyền thống cư trú
tập trung ở các tỉnh: Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên
Quang, Lào Cai thuộc vùng miền núi phía Bắc. Người Dao là một trong số ít
các dân tộc thiểu số ở nước ta có tập quán du canh du cư. Từ năm 2000 đến
nay, một bộ phận người Dao đã di cư vào Tây Nguyên và cư trú tập trung tại
tỉnh Đắk Lắk (15.300 người) và tỉnh Đăk Nông (13.900 người). Trong
khoảng 10 năm (1999- 2009), số người Dao ở Tây Nguyên đã có sự gia tăng
đột biến, từ 160.000 năm 1999 ở tỉnh Đắk Lắk (bao gồm cả tỉnh Đắk Lắk và
Đăk Nông hiện nay) lên tới hơn 280.000 người năm 2009. Luồng di cư chủ
yếu của người Dao vào Tây Nguyên là từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn,
Tuyên Quang và Hà Giang.
Tại huyện Cư M’gar, người Dao có hơn 6.700 người, chiếm 7,8%
dân số toàn huyện, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 sau dân tộc tại chỗ (Ê
đê). Cư M’gar là huyện có dân số dân tộc Dao đông nhất của tỉnh Đắk
Lắk. Vốn là tộc người có truyền thống du canh, du cư, sự biến động di cư
của người Dao đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của đồng
bào Dao nói riêng và quản lý xã hội của các cấp chính quyền cả nơi đi và
nơi đến nói chung. Đời sống sinh hoạt và sản xuất của người Dao ở Đắk
Lắk đang đặt ra nhiều vấn đề, gây ra những khó khăn trong quản lý của
chính quyền địa phương và người Dao.
Kinh tế truyền thống của đồ ng bào người Dao là canh tác nương rẫy
đất dốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, khi di cư vào Tây Nguyên đã phải
thay đổi trong các hoạt động sản xuất để thích ứng với điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội ở địa bàn cư trú mới. Quá trình thích ứng đó đã diễn ra và
có nhiều yếu tố tác động tới thói quen sinh hoạt, canh tác cũng như đời
sống văn hóa tộc người. Từ kinh tế tự cung tự cấp, sản xuất cây lương
thực là chính chuyển sang sản xuất hàng hóa và thích ứng với nền kinh tế
thị trường. Do sản xuất quy mô nhỏ với diện tích canh tác hạn chế sang
sản xuất quy mô lớn với các máy móc hiện đại. Điều này đã có những tác
động không nhỏ tới đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của đồng bào
Dao ở Tây Nguyên.
Do vậy, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Biến đổi sinh kế của
người Dao di cư tự do tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk” làm luận án
tiến sĩ chuyên ngành Nhân học. Luận án góp phần làm rõ những biến đổi
và thích ứng của người dân trong quá trình định cư tại vùng đất mới,
những vấn đề đặt ra trong việc hoạch định chính sách và hỗ trợ đồng bào
1
Dao phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo tồn các giá trị văn hóa
tộc người.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá những biến đổi trong sinh kế của người Dao di cư tại
huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
Phân tích những yếu tố tác động đến sinh kế của người Dao di cư,
từ đó đề xuất những giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm hỗ trợ
đồng bào Dao phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo tồn các giá
trị văn hóa tộc người trên vùng đất Tây Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là sinh kế và biến đổi sinh
kế của người Dao di cư tự do tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án tập trung làm rõ những
biến đổi trong hoạt động sinh kế của người Dao di cư tự do tại huyện Cư
M’gar có so sánh với sinh kế tại điểm xuất cư tại huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh. Luận án cũng quan tâm tới các thời điểm di cư của người Dao từ
1975 đến nay và những biến đổi trong sinh kế của người Dao trong quá trình
định cư tại Tây Nguyên.
4. Nguồn tài liệu của luận án
Để thực hiện luận án này, tôi sử dụng các nguồn tài liệu chính sau:
Nguồn tài liệu điền dã thực địa tại xã Ea Mdro’h và xã Cư Suê, huyện Cư
M’gar tỉnh Đăk Lăk nơi có đông ngư ời Dao di cư sinh sống, việc nghiên
cứu cũng được thực hiện tại quê cũ của người Dao tại huyện Hoành Bồ
và Tiên Yên của tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các tài
liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến sinh kế
người Dao ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk và huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh.
5. Đóng góp của luận án
Luận án được xem là một công trình đầu tiên nghiên cứu tổng thể,
toàn diện và có hệ thống về biến đổi sinh kế người Dao di cư tự do tại
huyện Cư M’gar tỉnh Đăk Lăk dưới góc độ Nhân học.
Luận án phân tích và làm rõ những biến đối trong sinh kế của người
Dao di cư và những đóng góp của người Dao đối với công cuộc xây dựng
nông thôn mới và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiến của Luận án
Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách
đối với người Dao di cư nhằm ổn định cuộc sống của họ ở vùng quê mới
và . phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên. Mặt khác đây cũng là tài
liệu tham khảo về di cư, sinh kế của người Dao di cư cho các nhà nghiên
2
cứu, giảng dạy, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của tộc
người trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập và phát triển.
7. Bố cục của Luận án
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu của đề tài, cơ sở lý thuyết và
phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Khái quát về điều kiện tự nhiên và người Dao ở huyện Cư
M’gar Chương 3: Biến đổi các loại hình sinh kế của người Dao ở huyện
Cư M’gar
Chương 4: Các yếu tố tác động tới sinh kế của người Dao di cư huyện Cư
M’gar
Chương 5: Kết quả và bàn luận
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về sinh kế
Các hoạt động sinh kế từ lâu đã được các học giả trên thế giới quan tâm
nghiên cứu. Cho tới nay không ít các công trình chuyên sâu về các loại hình
sinh kế truyền thống cũng như hiện đại của các cộng đồng trên thế giới đã
được công bố rộng rãi, qua các công trình đó chúng ta có thể nhìn thấy một
bức tranh toàn cảnh từ Châu Ấu tới các nước Châu Á và Phi Châu về những
hoạt động sinh kế đầy đa dạng và nhiều màu sắc mà các cư dân nơi đó đem
lại. Các tác phẩm của ScottM.Forrest (1996), Edward Lahiff (2003) hay
trong nghiên cứu của Priya Deshingkar và Daniel Start (2003). Các tác giả
đã lý giải các ví dụ đảm bảo sinh kế theo di cư nhằm đảm bảo cuộc sống của
họ. Một trong những vấn đề đặt ra là áp lực đối với sinh kế trong quá trình di
cư liên quan tới đất đai.
Một trong những xu hướng nghiên cứu sinh kế đó là sử dụng khung
sinh kế phát triển bền vững của DFID đã đư ợc ứng dụng trong nghiên
cứu tại nhiều nơi trên thế giới, nó được coi như một cách tiếp cận toàn
diện trong phân tích về sinh kế và đói nghèo. Đại diện là Tim Hanstad,
Robin Nielsen and Jennife Brown (2004), Marcus Colchester và các cộng
sự (2006). Theo nhóm tác giả này, người di cư đã bị gạt ra bên lề khi sinh
kế của họ phụ thuộc nhiều vào rừng và các yếu tố văn hóa bị coi nhẹ.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về sinh kế và người Dao
3
Ngay từ nhưng năm đầu thế kỷ XX xuất hiện hàng loạt những
chuyên khảo cũng như những nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa
học Pháp về các dân tộc thiểu số tại Việt Nam, tuy nhiên giai đoạn này
sinh kế vẫn chỉ được coi là các hoạt động kinh tế và nó chỉ được trình
bày rất khiêm tốn trong những nghiên cứu đó với các tác giả như:
Nguyễn Kính Chi và Nguyễn Đổng Chi đã xuất bản tác phẩm Mọi
Kontum, Xứ người Mạ lãnh thổ của thần linh (J. Boulbet ,1967) (bản
tiếng Việt năm 1999) .
Đối với những học giả trong nước, việc nghiên cứu sinh kế đã được
chú trọng trong nhiều công trình nghiên cứu về tộc người. Một số công
trình nghiên cứu khá sớm về tộc người đã coi sinh kế có vai trò quan
trọng trong đời sống tộc người như công trình nghiên cứu sơ lược về
nhóm Tày, Nùng, Thái của Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn (1968).
Cũng trong thời gian này bắt đầu có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
tới các hoạt động liên quan tới sinh kế, chúng ta có thể tìm thấy trên các
tạp chí chuyên ngành những bài viết liên quan. Năm 1974, Nông Trung
có bài viết về sinh hoạt kinh tế và văn hoạt của các dân tộc Tạng - Miến;
Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Thịnh Nhi đã bước đầu tìm hiểu về canh tác
nương rẫy và phương pháp đánh bắt cá cổ truyền trên sông Dinh. Năm
1975, tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng có nghiên cứu vấn đề canh
tác nương rẫy tại miền núi phía Bắc. Trong những năm gần đây, nhiều
tác giả đã đi sâu nghiên cứu về sinh kế và biến đổi sinh kế như Bùi Minh
Đạo, Vũ Thị Hồng, Vũ Lợi, Trần Bình, Nguyễn Văn Sửu,….
Các công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt
Nam. Người Dao ở Việt Nam được nhắc tới khá sớm trong chuyên khảo
Một cuộc công cán ở vùng người Mán từ tháng 10 năm 1901 đến tháng
giêng năm 1902 của Auguste Bonifacy những năm đầu thế kỷ XX. Từ
báo cáo này cho thấy những tư liệu về người Dao ở thượng du Bắc Bộ và
ở Thanh Hóa của Robequain đã được Nguyễn Văn Huyên dẫn lại, tuy
nhiên những tư liệu này chỉ có tính khái quát và giới thiệu về người Dao
tại Việt Nam. Phải kể tới nhóm tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc
Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến trong tác phẩm Người Dao ở Việt
Nam (1971) mới cho chúng ta một cái nhìn tổng thể và khá chi tiết về
người Dao tại Việt Nam. Một trong những chuyên khảo về người Dao
phải kể đến tác ph ẩm Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang của
Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý (1999). Các tác giả đã đi sâu nghiên
cứu hai nhóm Dao tập trung và cư trú đông ở Hà Giang là Dao Đỏ và
Dao Áo dài và làm rõ những nét đặc trưng nhất trên tất cả các lĩnh vực
4
lịch sử tộc người, các hoạt động kinh tế, văn hoá vật chất, tổ chức làng
bản, gia đình và nghi lễ gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, văn hoá dân gian,
tri thức dân gian. Các công trình nghiên cứu có tính chuyên khảo về văn
hoá vật chất của người Dao của các tác giả Nguyễn Khắc Tụng (1971),
Nguyễn Minh Phúc (2013) về nhà ở, đối với Trang phục có các nghiên
cứu của Nông Quốc Tuấn, (2002) Nguyễn Anh Cường (2003). Về văn
hoá tinh thần, có khá nhiều công trình nghiên cứu, trong đó đáng chú ý là
“Các nghi lễ chủ yếu trong chu kì đời người của nhóm Dao Tiền ở Bắc
Kạn” của Lý Hành Sơn (2003), về thầy cúng người Dao Họ tại Lào Cai
của Phạm Văn Dương (2010)..... Ngoài các công trình có tính chuyên
khảo như trên chúng ta có thể tìm thấy khá nhiều bài viết liên quan tới
mọi mặt đời sống của người Dao trong nước qua các tác giả Võ Mai
Phương, Nguyễn Thế Loan, Trần Hữu Sơn và nhiều tác giả khác đã được
công bố trên tạp chí Dân tộc học, Văn hóa nghệ thuật...
1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về di cư
Nhiều nhà nghiên cứu các chuyên ngành dân số học, xã hội học,
quản lý kinh tế như: Tương Lai, Trịnh Duy Luân, Đặng Nguyên Anh,
Hoàng Văn Chức, Trần Hữu Quang, Nghiêm Xuân Đạt, Đồng Bá
Hướng, Lê Bạch Dương, Thân Văn Liên, Lê Đăng Giang, Nguyễn Bá
Thủy v.v… đã có các công trình nghiên cứu, bài luận khoa học về di dân,
tác động của di dân đến các vấn đề thuộc về an sinh xã hội, kiến nghị
thiết lập các chính sách để quản lý quá trình di dân. Tuy nhiên, không có
nhiều nghiên đi sâu về vấn đề sinh kế nhất là đối với người Dao ở vùng
Tây Nguyên.
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1. Cơ sở lý thuyết
1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài
Luận án đã làm rõ một số khái niệm: Biến đổi, Sinh kế, Biến đổi sinh
kế, Sinh kế bền vững, di dân, di dân có tổ chức, di dân tự phát, di cư.
1.2.1.2.Cơ sở lý thuyết
Luận án áp dụng một số lý thuyết Lý thuyết sinh thái văn hóa và lý
thuyết về lực hút và lực đẩy đề xây dựng khung phân tích nghiên cứu về
sinh kế của người Dao di cư huyện Cư M’gar ở tỉnh Đăk Lăk.
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp điền dã dân tộc học và điều
tra xã hội học tộc người, ngoài ra có kết hợp với phương pháp Đánh
giá nông thôn có người dân tham gia (PRA), phương pháp phân tích,
so sánh để thu thập tư liệu, làm rõ những biến đổi sinh kế của người
Dao di cư ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk.
5
Tiểu kết chƣơng 1
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, áp lực về di dân và bảo đảm sinh
kế cho người dân di cư đang đặt ra với nhiều địa phương, đặc biệt là các
tỉnh khu vực Tây Nguyên. Môi trường tự nhiên là nguồn sống cơ bản của
đồng bào các dân tộc, trong đó có dân tộc Dao (vốn là cư dân sống dựa
vào rừng) đang có xu hướng bị biến đổi, quá trình thay đổi nơi cư trú từ miền
núi phía Bắc vào Tây Nguyên cũng đã có những tác động mạnh mẽ đến
sinh kế và đời sống của người Dao.
Việc lựa trọn đề tài “Biến đổi sinh kế người Dao di cư tự do tại
huyện Cư M’gar tỉnh Đăk Lăk” là thiết thực và có ý nghĩa, bên cạnh việc
tìm hiểu các hoạt động sinh kế truyền thống, luận án còn phân tích những
biến đổi và thích ứng của các hoạt động đó trong điều kiện mới. Từ đó
đưa tới những giải pháp và kiến nghị trong việc giải quyết vấn đề sinh kế
của người Dao di cư tự do tại Tây nguyên theo hướng bền vững.
Khi tiến hành nghiên cứu về biến đổi sinh kế, luận án xem xét các
vấn đề trên cơ sở lý luận của Phép biện chứng trong chủ nghĩa duy vật
lịch sử, từ đó nhìn nhận sự hình thành phát triển của các hình thái kinh tế
luôn được đặt trong mối quan hệ biện chứng với các thành tố trong đời
sống như: môi trường tự nhiên, điều kiện tự nhiên, môi truờng xã hội,
điều kiện lịch sử và tâm lý tộc người…Lý thuyết về sinh thái văn hoá và
lực hút lực đẩy là hai lý thuyết chủ yếu áp dụng trong luận án. Theo đó,
những hoạt động và tri thức của người Dao về sinh kế đuợc nhìn nhận
một cách khách quan cũng như đặt trong bối cảnh văn hoá riêng của họ.
Đối với những lý thuyết nêu trên các hoạt động và sự biến đổi sinh kế
của người Dao di cư được nhìn nhận như sự thích ứng với môi trường tự
nhiên và xã hội hoàn toàn mới. Viêc thay đổi hay thích ứng với điều kiện
mới của người Dao di cư chính là sự điều chỉnh các yếu tố tự nhiên và xã
hội để phục cho nhu cầu nội tại của họ.
Luận án sử dụng các phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu Dân
tộc học/Nhân học như điền dã dân tộc học và kết hợp các phương pháp
phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát tham dự để thu thập các thông
tin tại thực địa. Bên cạnh phương pháp đặc thù điền dã dân tộc học,
phương pháp điều tra xã hội học cũng được chú trọng. Đây là phương
pháp thế mạnh trong điều tra về sinh kế và di cư. Bảng hỏi được biên
soạn bám sát nội dung đề cương của luận án. Ngoài ra, luận án có sử
dụng phương pháp PRA là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người
6
dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức
của họ về đời sống và điều kiện thực tế của họ.
CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
NGƢỜI DAO Ở HUYỆN CƢ M’GAR
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên tỉnh Đăk Lăk
Đăk Lăk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm
2012 đạt 1.796.666 người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/km². Cộng
đồng dân cư Đăk Lăk gồm 47 dân tộc..Huyện Cư M’gar cách trung tâm
thành phố Buôn Ma thuột 18km về hướng Đông Bắc. Toàn huyện có 179
thôn, buôn và tổ dân phố, trong đó có 71 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại
chỗ. Huyện Cư M’gar có đặc điểm tự nhiên đa dạng, địa hình khá bằng
phẳng, có lợi thế về đất sản xuất, đó là đất trồng các loại cây công nghiệp.
Xã Ea Mdro’h
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 5.754 ha, trong đó đất nông
nghiệp là 523,38 ha (chiếm 91,02% tổng diện tích tự nhiên), đất phi
nông nghiệp 492,82 ha (chiếm 8,56%) và nhóm đất chưa sử dụng 23,80
ha (chiếm 0,41%). Xã Ea Mdro’h có 11 thôn/buôn. Dân số của xã đến
đầu năm 2013 là l.682 hộ với 78.944 người, mật độ dân số 138
người/km2 với 12 dân tộc cùng sinh sống gồm: Kinh, Ê đê, Gia rai,
Mnông, Hrê, Dao, Tày, Nùng, Thái, Mường, Sán Dìu, Sán Chay. Trong
đó, dân tộc thiểu số là 6.429 người (chiếm 76,4% dân số toàn xã) gồm
dân tộc thiểu số tại chỗ và dân tộc thiểu số di cư từ các tỉnh phía Bắc. Xã
có 3 tôn giáo chính: Công giáo, Phật giáo và Tin lành; với 515 tín đồ
(chiếm 5,6% dân số của xã).
Xã Cư Suê
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.513ha, trong đó đất nông
nghiệp là 3.143ha (chiếm 90% tổng diện tích tự nhiên), và nhóm đất
chưa sử dụng 35ha. Đất nông nghiệp chủ yếu là loại đất nâu đỏ, nâu
vàng trên đá Bazan nên thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển các
cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu,
cây ăn quả...Toàn xã được chia thành 11 thôn, buôn với 2.031 hộ và
11.503 khẩu, với ba dân tộc cùng sinh sống gồm Kinh, Dao, Ê đê, trong
đó người Ê đê có 780 hộ với 4.964 khẩu, người Dao 371 hộ và 1861
nhân khẩu.
2.2.Đặc điểm kinh tế– xã hội - văn hóa của ngƣời Dao tại huyện Cƣ M’gar
2.2.1. Đặc điểm kinh tế
Hoạt động kinh tế của người Dao ở Cư M’gar chủ yếu là trồng trọt các
loại cây công nghiệp kết hợp cây lương thực. Do cư trú gần với các dân
7
tộc tại chỗ Tây Nguyên, người Dao đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm
sản xuất của người Ê đê trong trồng trọt và chăm sóc các loại cây công
nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao. Nguồn thu nhập của hộ gia đình
người Dao ở Cư M’gar đã tăng lên đáng kể nhờ cây công nghiệp dài
ngày. Ngoài ra, người Dao cũng đã có thêm những hoạt động kinh tế mới
như buôn bán, trao đổi hàng hóa..
2.2.2. Đặc điểm xã hội
Người Dao có tập quán cư trú thành các làng bản, trong tiếng Dao
gọi làng bản là “lăng”. Mỗi bản có một tên nhất định đặt theo đặc điểm
cảnh quan tự nhiên nơi đồng bào cư trú (tên sông suối, núi), cũng có khi
họ mượn tiếng của các tộc người khác để đặt tên cho nơi mình cư trú,
hoặc có thời điểm thành lập hợp tác xã nông nghiệp tại địa phương.
Người Dao ở Cư M’gar hiện nay cũng sống tập trung thành các cụm
dân cư, tuy nhiên tên gọi các thôn được đă ̣t theo thứ tự số đếm theo cách
gọi hiện đại như: thôn 1, thôn 2, thôn 3, … hoặc Hợp Thành nghĩa là có
nhiều tộc người cùng sinh sống.
Người Dao Cư M’gar chủ yếu mang các họ Triệu, Lý, Đặng và Bàn,
các họ khác như Chề và Tắng không nhiều, mối quan hệ của những
người cùng họ vẫn còn khá bền chặt. Khi làm lễ cấp sắc, người Dao
thường làm tại nhà thờ họ của người thụ lễ. Trong trường hợp không có
nhà thờ họ, gia chủ phải về nhà tổ ở ngoài Bắc để làm nghi lễ. Người
Dao ở đây vẫn ăn tết như ngoài Bắc: cúng tết Thanh minh (3/3 âm lịch),
Rằm tháng 7 (14/7 âm lịch), khi ốm đau bệnh tật vẫn mời thầy cúng,
ngoài ra, họ còn thực hiện các lễ cúng giải hạn, cúng cầu mùa. Tuy vậy,
các nghi lễ liên quan tới nông nghiệp thì hầu như đã giản lược nhiều, từ
khi chuyển vào Tây Nguyên sinh sống không còn cúng rừng, cúng cơm
mới như ngoài Bắc trước Đổi mới 1986.
Gia đình người Dao thuộc loại gia đình phụ quyền, trong đó người
đàn ông làm chủ và quyết định mọi việc, quy mô gia đình không lớn, từ 4
– 5 người, gồm bố mẹ và con cái. Quyền thừa kế chính thuộc về con trai,
tuy nhiên hiện nay con gái khi lấy chồng cũng được cha mẹ chia một
phần tài sản. Trong truyền thống cũng như hiện tại gia đình người Dao là
một đơn vị kinh tế độc lập , mối quan hệ trong gia đình thể hiện trên các
khía cạnh khác nhau trong đó tính chất yêu thương , giúp đỡ lẫn nhau
luôn được đề cao.
2.2.3. Đặc điểm văn hóa
Văn hóa vật chất:.Tại Cư M’gar người Dao sinh sống theo loại hình
nhà đất, đây chính là loại hình nhà ở đã có từ rất lâu đời và phổ biến
trong cuộc sống của người Dao, nhà đất thường có ba hoặc năm gian
8
đứng. Bộ sườn của nhà nền đất được cấu tạo khá đơn giản, thông thường,
mỗi vì kèo chỉ có hai hoặc ba cột, một quá giang và một bộ kèo đơn. Với
người Dao, nhà nền đất luôn mang tính chất bền vững, thích hợp với điều
kiện sản xuất tương đối ổn định ở miền núi rừng.
Về trang phục, tại Cư M’gar có các nhóm Dao di cư từ Quảng Ninh,
Lạng Sơn và Cao Bằng, bộ phận người Dao từ hai tỉnh Quảng Ninh và
Lạng Sơn có phong tục và ngôn ngữ với nhiều nét tương đồng. Ngày nay
không còn mặc trang phục truyền thống phổ biến như trước nữa, thường
ngày chỉ mặc âu phục chỉ có nữ giới thuộc thế hệ người già thỉnh thoảng
còn mặc. Tuy nhiên, trong các nghi lễ tôn giáo hay các sự kiện trọng đại
của cuộc đời thì bộ trang phục truyền thống vẫn giữ vai trò rất quan trọng
như trong nghi lễ cấp sắc, lễ cưới khi đứng trước bàn thờ trình báo với tổ
tiên. Vì vậy, trong gia đình mỗi người Dao vẫn có một vài bộ trang phục
truyền thống để mặc khi cần thiết.
Văn hóa tinh thần: Ngôn ngữ người Dao thôn Hợp Thành hiện nay
sử dụng thành thạo hai thứ tiếng là tiếng Dao và tiếng phổ thông, trong
phạm vi gia đình tiếng Dao vẫn được sử dụng thường xuyên, đặc biệt
trong các nghi lễ có tính chất tín ngưỡng. Hiện nay trong cộng đồng
người Dao tại Cư M’gar có khá nhiều thầy cúng biết và sử dụng thành
thạo chữ nôm Dao để thực hiện các nghi lễ có tính chất truyền thống của
cộng đồng.
Về tín ngưỡng: Tín ngưỡng chính là thờ cúng tổ tiên và Bàn Vương, đối
với thờ cúng tổ tiên, người Dao cho rằng tổ tiên chỉ tới thăm họ vào những
dịp lễ tết. Trong khi đó Bàn Vương đuợc coi là tổ tiên chung của tất cả người
Dao và được thờ cúng, khấn vái cùng với tổ tiên của các gia đình, dòng họ .
Hình thái tín ngưỡng vạn vật hữu linh với niềm tin mọi vật đều có linh hồn
vì vậy người Dao cho rằng các hiện tượng tự nhiên đề do các vị thần tạo ra
như thần gió, thần mưa, thần hoa màu, thần chăn nuôi…
2.3. Quá trình di cƣ tự do của ngƣời Dao đến Đăk Lăk
2.3.1. Các đợt di cư
Một trong những đặc điểm của cư dân di cư tự do vào Đăk Lăk nói
chung và người Dao nói riêng là di cư theo nhiều đợt khác nhau, tập
trung vào giai thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước .
2.3.2. Lý do và hình thức di cư của người Dao
Một trong những lý do người Dao di cư tới định cư tại đây là do
đươ ̣c những người họ hàng , người thân có mối liên hệ với địa phương
quê cũ cung cấp thông tin và nghe nói khu vực này có nhiều đất để canh
tác. Hình thức di cư tự do của người Dao và thời điểm di cư đầu tiên lcủa họ
9
vào những năm 1990 – 1991 đến năm 2001 thì di cư ồ ạt từ Quảng Ninh, Cao
Bằng vào Cư M’gar.
2.4. Một số đặc điểm của ngƣời Dao di cƣ
2.4.1. Quy mô, cơ cấu hộ gia đình
Theo mẫu điều tra bình quân nhân khẩu của số hộ của người Dao tại
hai xã là 4,5 người/hộ, điều này phù hợp với các cuộc điều tra di dân
trước đây. Số hộ có từ 3 người đến 6 người chiếm đa số tại cả hai xã,
trong số này có tỷ lệ cao nhất là nhóm 4 người/hộ.
2.4.2. Một số đặc điểm về độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp của hộ gia đình
Từ số liệu điều tra cho thấy đa phần chủ hộ trong độ tuổi lao động,
số lượng tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 31 - 60 tuổi. Mặc dù đa phần chủ hộ
của người Dao trong độ tuổi lao động, tuy nhiên số người có học vấn cao
không nhiều. Số lượng chủ hộ là người mù chữ khá lớn, người tốt nghiệp
các cấp học phổ thông không đồng đều, điều đáng lưu ý chủ hộ tốt nghiệp
cao đẳng, đại học ở cả hai xã rất thấp. Do đặc điểm về trình độ học vấn thấp,
người Dao di cư ở Cư M’Gar làm nông nghiệp là chính, mặc dù với cơ cấu
chủ hộ người Dao thuộc dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động
cao, tuy nhiên do tỷ lệ người được đào tạo thấp vì vậy số lượng lớn chủ hộ
làm nông nghiệp.
Tiểu kết chương 2
Là một tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao ở Việt Nam,
địa bàn cư trú truyền thống là các tỉnh miền núi phía Bắc. Hiện nay do
quá trình di cư tự do ngưới Dao đã có mặt khá đông đảo ở các tỉnh Tây
nguyên trong đó có Đăk Lăk là nơi tập trung số lượng người Dao sinh
sống đông nhất.
Điều kiện tự nhiên của xã Ea Mdro’h và Cư Suê khá đặc trưng địa
hình của xã tương đối bằng phẳng, khí hậu ở đây mang đặc điểm chung
của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nằm trong tiểu vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa cao nguyên nên nơi đây có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ
tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau, khí hậu khô và lạnh, độ ẩm
thấp, thường có gió mạnh từ cấp 4 đến cấp 6. Tuy nhiên, do sự lạm dụng
khoan giếng không theo quy hoạch cụ thể nên mực nước ngầm những
năm gần đây đã tụt sâu hơn. Nguy cơ thiếu nước trong mùa khô vẫn có
thể xảy ra cộng với diện tích cà phê, hồ tiêu, điều trên địa bàn có nhu cầu
nước tưới nhiều trong mùa khô cũng gây tình trạng thiếu nước.
Người Dao di cư vào huyện Cư M’gar tỉnh Đăk Lăk chủ yếu từ các
tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, họ di cư thành nhiều đợt khác nhau, đến
năm 2009 toàn huyện có tới hơn 9000 người. Lý do di cư của người Dao
10
chủ yếu là do thiếu đất sản xuất và do có nghe theo họ hàng vào trước và
định cư tại đây vì có nhiều đất, chủ động được nguồn nước và quan trọng
nhất là đã có người cùng họ sinh sống từ trước. Chủ hộ người Dao đi cư
đa phần là nam, hầu hết trong độ tuổi lao động, tuy nhiên học vấn không
cao, quy mô hộ không lớn chủ yếu từ 4 đến 5 người/hộ do đó hầu hết họ
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu.
Với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi hơn rất nhiều quê cũ vì vậy
đã giúp người Dao di cư sớm ổn định đời sống, hoà nhập với cộng đồng,
từng bước khẳng định và làm giàu trên quê hương mới.
CHƢƠNG 3: BIẾN ĐỔI CÁC LOẠI HÌNH SINH KẾ CỦA NGƢỜI
DAO TẠI HUYỆN CƢ M’GAR
3.1. Một số phƣơng thức sinh kế truyền thống
3.1.1. Phương thức canh tác truyền thống
3.1.1.1. Nương rẫy
Người Dao vốn cư trú chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc. Nương rẫy
là hình thức canh tác chủ yếu của đồng bào trong điều kiện cư trú ở vùng
cao, đất dốc. Trong tiếng Dao nương/rẫy gọi là yăng được coi là một
hình thức canh tác đặc trưng có tính chất phù hợp với điều kiện sống
cũng như tại môi trường sinh thái vùng núi phía Bắc.
Đối với người Dao Ở Quảng Ninh thì họ phân biệt nương thành ba loại:
nương thấp (yăng ha), nương dốc (yăng chui) và nương bằng (yăng peng).
Diện tích khai phá thường phụ thuộc vào nhu cầu gieo trồng và khả năng lao
động trong gia đình. Người Dao thường trồng xen canh các loại cây lương
thực và cây hoa màu trên nương. Bên cạnh các loại lúa nếp nương(mây plát)
lúa tẻ (plau xi) ngoài ra ngô nếp (piều pe), ngô tẻ (piều lắt) cũng được người
dân trồng ở những đám đất tương đối tốt. Cây sắn cũng được người Dao khá
coi trọng nhất là những năm ngô, lúa không được mùa thì đây được coi là
nguồn lương thực chủ yếu của bà con. Sắn được trồng vào khoảng cuối
tháng 2 đến giữa tháng 3 âm lịch hàng năm, cách trồng cũng giống như
người kinh đào từng hố nhỏ cách nhau khoảng 1m rồi đặt các cành giống dài
khoảng 20 – 30cm vào hố rồi lấp đất lên.
Chăm sóc cây trồng luôn là công đoạn được người Dao coi trọng, quá
trình chăm sóc cây trồng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, do vậy, người
Dao thường chú ý làm cỏ, chăm bón cho các loại cây lương thực nhằm
đảm bảo năng suất và sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình
3.1.1.2. Ruộng nước
Trước Cách mạng tháng Tám, một bộ phận người Dao đã biết canh tác
11
ruộng nước Việc cấy lúa được người Dao tiến hành thành hai vụ, lúa chiêm
họ thường cấy vào tháng Chạp hoặc tháng Giêng âm lịch, đối với lúa mùa
thường được cấy vào đầu tháng sáu. Trải qua quá trình chăm sóc, vào tháng
cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch hàng năm, thì tiến hành thu hoạch lúa.
3.1.1.3. Vườn
Vườn đóng vai trò rất nhỏ bé trong đời sống của người Dao. Đồng
bào chọn mảnh đất gần nhà, thường là gần các nguồn nước rồi dùng phên
quây lại, trong cùng một mảnh vườn trồ ng nhiều loại rau khác nhau để
làm nguồn cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày .
3.1.1.4. Tri thức liên quan tới nông nghiệp
Tri thức về mùa vụ
Do sinh sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu vì vậy mùa vụ đặc biệt quan
trọng trong kỹ thuật canh tác của người dân, có thể nói nó đóng góp rất lớn trong
việc quyết định tới cuộc sống.
Tri thức trong chọn đất
Việc chọn đất canh tác là công việc đặc biệt quan trọng do đó thông thường
người làm việc này là chủ nhà hoặc người lớn trong gia đình. Theo kinh nghiệm,
người Dao sẽ chọn sườn núi phía Đông theo hướng mặt trời mọc vì đó là hướng
có nhiều ánh sáng, tạo điều kiện cho ngô lúa và hoa màu phát triển.
Tri thức liên quan tới giống
Việc chọn giống cũng khá quan trọng đối với giống ngô người Dao thường
giữ những bắp to, hạt đều nhau, khi thu hoạch họ thường bẻ bắp và để nguyên
lớp vỏ bên ngoài rồi buộc túm từng bó khoảng 3 – 5 bắp treo lên gác bếp.
3.1.2.Chăn nuôi
Đối với người Dao, chăn nuôi gia súc được coi là một trong những
hoạt động mưu sinh đóng vai trò quan trọng. Trong gia đình ngưới Dao
đồng bào thường nuôi gà, lợn và trâu, tuy nhiên vẫn theo hình thức tự
nhiên là chính. Chăn nuôi không chỉ góp phần cung cấp nguồn thực
phẩm cho bữa ăn hàng ngày, là nguồn hàng hoá có thể trao đổi khi cần
thiết và cũng là tài sản có giá trị trong gia đình.
3.1.3. Các hoạt động sinh kế truyền thống khác
Săn bắt và hái lượm
Các hoạt động sinh kế truyền thống của người Dao ở Quảng Ninh
(quê cũ của người Dao trước khi di cư vào Đăk Lăk) phong phú đa dạng
với nhiều loại hình khác nhau, săn bắt và hái lượm là một phần rất quan
trọng trong hoạt động sản xuất của đồng bào.
Nghề thủ công
Nghề thủ công truyền thống của người Dao được hình thành từ lâu
đời như đan lát, làm giấy, nấu rượu…tuy nhiên hoạt động của những
12
nghề thủ công này mang tính thời vụ, làm vào lúc nông nhàn, tranh thủ
khi rảnh rỗi trong ngày.
Hoạt động mua bán, trao đổi
Trước đây, việc tiến hành trao đổi mua, mua bán định kỳ dựa vào hệ
thống chợ phiên ở vùng cao. Người Dao không có chợ riêng của mình,
cũng như đồng bào dân tộc khác họ họp chợ tại trung tâm huyện, xã.
3.2. Biến đổi phƣơng thức sinh kế truyền thống của ngƣời Dao ở
huyện Cƣ M’gar, tỉnh Đăk Lăk
3.2.1. Biến đổi trong phương thức canh tác trồng trọt
- Nương rẫy
+ Biến đổi trong lựa chọn các loại cây trồng
Việc duy trì các loại cây lương thực truyền thống vẫn được người
Dao thực hiện tại vùng đất mới. Tuy nhiên, các loại giống lúa, ngô, đỗ
tương, đỗ đen cũng đã được lựa chọn thay đổi những giống mới phù hợp
với khí hậu và điều kiện tự nhiên của vùng đất mới. Bên cạnh các cây
trồng truyền thống, người Dao đã tiếp thu, học hỏi các tri thức chăm sóc,
trồng trọt các loại cây công nghiệp như cà phê, tiêu, điều là những cây
trồng công nghiệp hoàn toàn mới khác xa so với các cây trồng truyền
thống. Nhờ có sự chuyển đổi này, các cây trồng mới đã tạo thu nhập cao
và ổn định cho người Dao ở Cư M’gar.
+ Biến đổi trong kỹ thuật canh tác
Nếu như trong truyền thống, kỹ thuật canh tác chủ yếu bằng thủ
công, thiên về trồng trọt đất dốc như “đao canh hỏa chủng”, canh tác
nương rẫy dùng gậy chọc lỗ (chỉn truy) tra hạt, làm lúa nước dùng trâu
bò cày kéo thì hiện nay, người Dao đã áp dụng thêm nhiều hình thức
canh tác hiện đại, có sử dụng các kỹ thuật canh tác mới, áp dụng khoa
học kỹ thuật hiện đại mang lại năng suất và sản lượng cây trồng cao hơn
nhiều so với các kỹ thuật truyền thống. Với các loại cây công nghiệp,
người Dao đã áp dụng hoàn toàn các kỹ thuật hiện đại vào chăm sóc và
áp dụng thêm các tri thức kinh nghiệm của một số tộc người tại chỗ sống
cùng trong khu vực như Ê đê…
- Ruộng nước
Khi còn ở ngoài Bắc thì thường bà con làm một vụ (có nơi làm 2 vụ)
và một vụ lúa nương, khi mới di cư vào Cư M’gar bà con cũng áp dụng
theo truyền thống canh tác cũ của ruộng khô, tuy nhiên theo thời gian dần
chuyển đổi chuyển sang trỉa bắp. Một số diện tích ruộng khô vẫn được
duy trì để trồng lúa 1 vụ.
- Làm vườn
Trong mảnh vườn của mình người dân thường trồng các loại rau như
13
cải ngọt (yang cai), xu hào, cải bắp (yang biếu), rau muống (số bung) và
một số cây có dây leo như bầu, bí... mỗi thứ một ít chủ yếu phục vụ nhu
cầu của gia đình là chính.
- Biến đổi trong tri thức địa phương
+ Tri thức về mùa vụ
Là một trong những tộc người với nền kinh tế chủ đạo dựa và nông
nghiệp là chính với cây lúa là chủ đạo do đó yếu tố thời tiết luôn được
người dân đặc biệt coi trọng, từ đó việc sản sinh ra các tri thức liên quan
tới mùa vụ (lịch nông nghiệp) là đòi hỏi tất yếu của cuộc sống.
+ Tri thức trong chọn đất
Bên cạnh các tri thức lựa chọn đất theo phương pháp truyền thống,
để tìm được cuộc đất tốt nhất định phải là đất đỏ (đào sy), tốt nhất là nới
đó gần nguồn nước để có thể chủ động về tưới tiêu (đào sy nan đy).
Người Dao ở Cư M’gar đã có những kinh nghiệm mới: Với đất khai phá
từ rừng (đào sy mài kìn) cũng được coi là cuộc đất tốt vì đây là đất mới,
cây tiêu và cà phê sẽ hợp hơn. Đối với đất trồng bắp và lúa, thường là đất
có màu đen (đào kiếp) và lẫn sỏi tuy nhiên nhất thiết phải có độ ẩm vừa
phải thì mới có thể trồng cấy được.
3.2.2. Biến đổi trong chăn nuôi
Mặc dù chăn nuôi không phải là thế mạnh của các hộ dân tại Cư Suê
và Ea Mdro’h nhưng có thể nói chăn nuôi cũng góp phần tăng thêm thu
nhập cho các hộ dân, nhất là những hộ không có nhiều đất để canh tác.
Theo số liệu khảo sát các hộ dân tại đây chủ yếu chăn nuôi lợn, dê, cừu
và gia cầm, trong đó số lượng gia cầm có vẻ lớn hơn cả sau đó là lợn, dê
và cừu. Việc chăm sóc vật nuôi được người dân thực hiện nghiêm ngặt
theo hướng dẫn của cán bộ thú y do đó đảm bảo không bị dịch bệnh tại
địa phương. Với số lượng chăn nuôi như vậy nguồn thu cho các hộ kể
trên khá cao với trung bình là 80 triệu đồng/hộ/năm, đặc biệt có hộ thu từ
chăn nuôi nên tới 349 triệu đồng/hộ/năm.
3.2.3. Biến đổi của các phƣơng thức sinh kế phụ trợ khác
Khai thác các nguồn lợi tự nhiên
Dù với lý do như thế nào, từ thực tế cho thấy các hoạt động khai thác
nguồn lợi từ thiên nhiên của người Dao hiện nay tại Cư M’gar không còn
được người dân duy trì. Đây chính là hệ quả của việc khai thác tài nguyên
quá mức dẫn tới biến mất của rừng, đó là một thực tế hiện nay tại Cư M’gar.
Nghề thủ công
Bước vào thời kì công nghiệp hóa, các loại đồ dùng thông dụng đều
được các ngành sản xuất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống,
những đồ dùng do công nghiệp sản xuất rất tiện dụng chiếm ưu thế hơn
14
các loại đồ dùng thông thường do thủ công làm ra.
Hoạt động mua bán, trao đổi
Trước đây đường xá đi lại khó do đó chỉ khi nào có việc cần thiết họ
mới tới chợ, hiện nay tại Cư M’gar địa hình thuận lợi, hầu hết các hộ
người Dao có điều kiện mua sắm được các xe máy, xe đạp điện… vì việc
đi lại thuận tiện không cần chờ chợ phiên như trước đây để mau hàng hóa
thiết yếu như trước.
3.2. 4. Các hoạt động sinh kế mới
Theo thống kê tại xã Cư Suê có tới 190 cơ sơ kinh tế phi nông
nghiệp với số lao động là 221 người, tại xã Ea Mdro’h có số lượng ít hơn
với 93 cơ sở và 116 lao động. Đây hầu hết là các cơ sở kinh doanh nhỏ
tại cộng đồng như buôn bán tạp hoá, bánh kẹo, hàng ăn, quán cà phê, thu
mua phế liệu…Các loại hình sinh kế khác như xây dựng cũng đã xuất
hiện trong cộng đồng người Dao, đây là những hộ lấy việc nhận các công
trình xây dựng nhỏ, tính chất gia đình. Hình thức tín dụng tư nhân cũng
xuất hiện trong cộng đồng, những người làm nghề này thường là những hộ
có điều kiện kinh tế, thường hỗ trợ các hộ gia đình khác trong cộng đồng
về tài chính trong thời gian ngắn và với phương thức thuận tiện nhất.
Tiểu kết chương 3
Người Dao với truyền thống canh tác nương rẫy trên đất dốc đã có
rất nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động sinh kế. Trong canh tác nông
nghiệp truyền thống của người Dao thì nương rẫy vẫn là hoạt động chủ
đạo, ruộng nước mới du nhập vào đời sống người Dao khoảng sau năm
1954 cùng với công cuộc định canh định cư. Mặc dù vậy do điều kiện địa
hình vì vậy diện tích dất ruộng không nhiều, hầu hết chỉ làm được một vụ
do đó không đáp ứng đuợc nhu cầu của người dân.
Các loại cây trồng khác như: Ngô, khoai, sắn..vẫn chỉ là cây trồng
phụ không được coi trọng, năng suất thấp và chưa trở thành hàng
hoá.Các hoạt động sinh kế khác như chăn nuôi, khai thác nguồn lợi từ tự
nhiên và ngay cả nghề thủ công và các hoạt động trao đổi hàng hoá vẫn
chỉ đuợc coi là hoạt động kinh tế bổ trợ mặc dù không thể thiếu nhưng
chủ yếu vẫn mgang tính tự cấp, tự túc vì vậy dẫn tới tình trạng đời sồng
người dân bấp bênh.
Tại huyện Cư M’gar, người Dao đã phải thay đổi trong các hoạt
động sản xuất để thích ứng với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở địa
bàn cư trú mới. Các hoạt động canh tác nương rẫy truyền thống vẫn được
duy trì, tuy nhiên đã có sự thay đổi đáng kể trong kỹ thuật canh tác,
giống, mùa vụ để phù hợp với điều kiện tự nhiên tại vùng đất mới. Các
15
loại cây trồng có tính hàng hóa và cho thu nhập cao như cà phê, tiêu
được người dân tiếp thu, học hỏi và phát triển đã góp phần thay đổi đời
sống của người Dao di cư, tuy nhiên những cây lương thực truyền thống
khác vẫn được người dân duy trì và đóng góp đáng kể vào đời sống của người
dân.
Quá trình thích ứng đó đã diễn ra và có nhiều yếu tố tác động tới thói
quen sinh hoạt, canh tác cũng như đời sống văn hóa tộc người. Từ kinh tế tự
cung tự cấp, sản xuất cây lương thực là chính chuyển sang sản xuất hàng hóa
và thích ứng với nền kinh tế thị trường, từ sản xuất quy mô nhỏ với diện tích
canh tác hạn chế sang sản xuất quy mô lớn với các trang thiết bị canh tác
hiện đại. Điều này đã có những tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế - xã
hội và văn hóa của đồng bào Dao di cư ở Tây Nguyên.
Các nghề mới cũng xuất hiện trong cộng đồng người Dao tại địa
phương, đã xuất hiện những hộ theo mô hình kinh doanh vừa và nhỏ, đặc
biệt mô hình trang trại với hình thức sản xuất lớn cũng đã hình thành,
một số nghề khác như xây dựng, làm thuê, cho vay…cũng đã xuất hiện
nhưng không nhiều.
CHƢƠNG 4: CÁC YẾU TÁC ĐỘNG TỚI SINH KẾ CỦA NGƢỜI
DAO DI CƢ Ở HUYỆN CƢM’GAR
4.1. Các chính sách Đảng và Nhà nƣớc liên quan đến di cƣ và sinh kế
của ngƣời Dao
4.1.1. Chính sách định canh định cư
Trong thời gian gần đây, để tiếp tục hỗ trợ đồng bào các dân tộc thực
hiện việc ĐCĐC, Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho vùng và
hộ gia đình để đất sản xuất, ổn định đời sống xoá đói giảm nghèo
4.1.2. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt
cho đồng bào dân tộc thiểu số đời sống khó khăn
Đối với người Dao tại xã Ea Mdro’h đến nay đã có 14 hộ được
hỗ trợ làm nhà theo chương trình, khi triển khai đa số người dân đều
tự xây dựng nhà ở với sự giúp đỡ của bà con thôn bản trong thời gian
qua tại xã Ea Mdro’h đã hỗ trợ cho hai hộ nghèo là người dân tộc Dao
mỗi hộ 5 sào đất nông nghiệp (5.000m2/hộ).
4.1.3. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng
Trên cơ sở các chính sách của Đảng và nhà nước trong việc đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng đến nay tại xã Ea Mdro’h đã có 4 tuyến đường
liên xã chính với tổng chiều dài là 16,41km, hồ chứa nước, hệ thống điện
lưới quốc gia, các cấp học từ mầm non tới trung học phổ thông đã được
16
hoàn thiện.
4.1.4. Các chính sách khác
Hiện nay xã Cư Suê có 23 tổ vay vốn thông qua Hội phụ nữ hoặc
Hội Nông dân. Tổng dư nợ đến hết tháng 10 năm 2013 là
13.580.032.389đ ( Mười ba tỷ năm trăm tám mươi triệu không trăm ba
mươi hai nghìn ba trăm tám mươi chín đồng.
Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục – đào tạo
Hiện nay xã Cư Suê và Ea Mdro’h đã được công nhận phổ cập giáo
dục trung học cơ sở, hoàn thành thay sách và trang thiết bị dạy học tối
thiểu cho giáo dục phổ thông, học sinh tại xã Ea Mro’h được cấp sách
giáo khoa miễn phí (xã 135). Hệ thống trường học từ mầm non tới phổ
thông cơ sở đều được kiên cố hóa, số lượng giáo viên tại các trường đạt
chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo ở mầm non là 69,1%,tiểu học
98,68%, trung học cơ sở 98,37%.
Chính sách y tế cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo và cận nghèo
Cùng các nguồn vốn đầu tư khác, Bộ Y tế được Chính phủ giao thực
hiện đầu tư cho y tế tuyến tỉnh, huyện, xã trên địa bàn các xã ĐBKK thuộc
Chương trình 135. Đến nay, cơ sở y tế các xã 135 được cải thiện về cơ sở
vật chất và trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân
trong vùng.
4.1.5. Đánh giá của người dân trong việc thực hiện các chính sách tại
địa phương
Việc triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước được chính
quyền các cấp thực hiện một cách nhanh chóng và rộng khắp tại địa
phương, chính vì vậy người dân nắm bắt được thông tin dễ dàng.
4.2. Biến đổi của phong tục tập quán và nghi lễ liên quan đến sản
xuất nông nghiệp
Những biến đổi trong nghi lễ liên quan tới mùa vụ
Duy trì các nghi lễ truyền thống là vấn đề luôn được ngườ Dao quan
tâm việc tiết giảm các nghi lễ được thông qua một cách công khai bằng
bỏ phiếu tại cuộc họp của cả cộng đồng. Từ đây các nghi lễ Ái xang môn
(1/4 âm lịch), Nám xang môn (1/7 âm lịch) và Nám xang môn (1/10 âm
lịch) và chỉ còn tổ chức Sằng môn man (cầu mùa) và Nám xang môn man
(trả lễ).
Biến đổi trong nghi lễ gia đình
Hiện nay người Dao tại xã Ea Mdro’h chỉ còn duy trì các nghi lễ:
Hóa vàng, Thanh minh, Xá tội vong nhân, Cúng cơm mới và tết Nguyên
đán.Tại đây cũng có một biệt lệ so với quê cũ đó là người đứng chủ thực
hành nghi lễ (đều là chủ nhà) nếu theo đúng phong tục phải là người đã
17
được cấp sắc mới được phép thực hiện nhưng do không phải ai cũng có
điều kiện để làm lễ (phải làm nhà thờ họ tại quê cũ).
Những biến đổi trong nghi lễ của cộng đồng
Sự thay đổi quan trọng nhất đó là hạn chế số lượng các nghi lễ cộng đồng,
hiện nay ở khu vực người Dao sinh sống tại huyện Cư M’gar không còn duy trì
các nghi lễ Ái xang môn (1/4 âm lịch), Nám xang môn (1/7 âm lịch) và Nám
xang môn (1/10 âm lịch), hiện nay chỉ duy trì 2 lễ chính là Sằng môn man – lễ
cầu mùa (đầu năm âm lịch) và Nám sang môn man (cuối năm) để trả ơn tổ tiên
và thần thánh.
4.3. Tác động của biến đổi sinh kế tới đời sống kinh tế, xã hội của hộ
gia đình ngƣời Dao di cƣ
4.3.1. Tác động đến kinh tế hộ gia đình
Với mục tiêu là làm kinh tế, vì vậy thu nhập của các hộ người Dao
định cư tại Cư Suê và Ea Mdro’h ngày càng tăng, nhất là với những hộ
đã định cư sớm. Từ kết quả điều tra cho thấy số hộ có thu nhập trên 100
triệu đồng/năm có tỷ lệ khá cao (48% ở xã Cư Suê và 29,6% ở Ea
Mdro’h). Nếu so với ở quê cũ thì nhu nhập của người Dao ở Cư M’gar là
điều mơ ước. Nguồn thu nhập chính từ các loại cây công nghiệp đã mang
đến cho người Dao cuộc sống khá ổn định, mua sắm được nhiều trang
thiết bị sinh hoạt hiện đại. Nhiều hộ gia đình không chỉ thoát nghèo mà
còn vươn lên làm giàu trên vùng quê mới.
4.3.2. Tác động đến tình hình sử dụng đất của người Dao
Từ số liệu điều tra, trung bình một hộ tại xã Cư Suê sở hữu 16.378 m2
đất, trong khi đó tại xã Ea Mdro’h là 18.830 m2, hầu hết là đất sản xuất, đất
dành cho cây công nghiệp có diện tích lớn nhất với 10.822 m2/hộ (Cư Suê)
và 9.806 m2/hộ (Ea Mdro’h). Đất dành cho sản xuất nông nghiệp cũng được
người dân quan tâm với diện tích không hơn kém bao nhiêu giữa hai xã, đối
với đất cây hàng năm thì trung bình mỗi hộ điều tra rất thấp, tại Ea Mdro’h
chỉ là 1.684 m2/hộ trong khi đó tại Cư Suê là 1.047m2/hộ. Giá trị đất nông
nghiệp qua điều tra cho thấy tại Cư Suê trung bình khoảng 46,31 triệu
đồng/sào, còn đối với Eamdro’h là 21,93 triệu đồng/sào. Đất canh tác trở
thành loại hàng hoá đặc biệt và người Dao cũng như các dân tộc tại chỗ rất
coi trọng việc mở rộng diện tích canh tác. Do vậy, nhiều vấn đề về quản lý
và sử dụng đất đang đặt ra ở huyện Cư M’gar liên quan đến quyền sử dụng
và mua bán đất đai, đặc biệt trong những năm gần đây.
4.3.4. Tác động đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa
Sinh kế đã mang lại thu nhập cho hộ gia đình, người dân dễ dàng
tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và văn hóa hơn. Ngay tại số liệu điều
tra thực tế tại xã Ea Madro’h và Cư Suê cũng cho thấy tình trạng tương
18
tự, khi mà bản thân chủ hộ hầu hết có học vấn thấp, chưa tốt nghiệp trung
học phổ thông. Tuy nhiên hiện nay 100% trẻ em trong độ tuổi đều được
tới trường, bản thân các hộ người Dao cũng rất chú ý tới việc học tập của
con em mình.
Tiểu kết chƣơng 4
Nhằm ổn định đời sống đồng bào dân tộc thiểu số đến nay hàng loạt
các chính sách, dự án đã được thực hiện tại xã Cư Suê và Ea Mdro’h
dưới nhiều hình thức khác nhau, những chính sách đó đã giúp người dân
phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống của đồng bào dân tộc thiểu số
trong đó có người Dao. Mối quan hệ giữa người Dao và các tộc người
cùng sinh sống, đặc biệt là người Ê đê ngày càng được cải thiện rõ nét
thông qua các nghi lễ có tính chất cộng đồng (lễ hội đoàn kết dân tộc)
hay của hộ gia đình như việc cưới, tang ma…
Cùng với việc định cư, những nghi lễ tôn giáo trong các hoạt động
nông nghiệp được duy trì trong đồng bào, tuy nhiên những yếu tố nguyên
gốc đã thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của đồng bào tại nơi ở
mới. Các hoạt động được giản trừ về mặt số lượng, thời gian và vật phẩm
nhưng vẫn đảm bảo tính thiêng và đáp ứng các nhu cầu tâm linh của
người dân tại nơi ở mới.
Đời sống của người Dao tại Cư M’gar ngày càng tốt hơn, thu nhập
của hộ dân ngày càng tăng cao, cùng với đó là sự đa dạng trong các
nguồn thu của hộ thông qua chăn nuôi, buôn bán nhỏ, tiền tích luỹ, làm
thuê…Mặc dù vậy thu nhập chính của người dân vẫn là từ trồng các loại
cây công nghiệp như: Cà phê, tiêu..Từ việc đa dạng hoá nguồn thu cũng
như từ cà phê và tiêu số hộ có tích luỹ cao ngày càng tăng. Nhiều hộ đã
vươn lên có kinh tế khá giả và giàu có. Cùng với sự cải thiện kinh tế hộ
gia đình cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công như y tế, giáo dục của
người Dao di cư cũng được cải thiện...Trẻ em người Dao có nhiều cơ hội
đến trường hơn và người Dao đã được tiếp cận đầy đủ hơn với các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe
CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
5.1. Kết quả
5.1.1. Tây Nguyên là mảnh đất hấp dẫn với những điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc đảm bảo sinh kế của người Dao di cư tự do
Tây Nguyên với thế mạnh có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên
đã trở thành mảnh đất hấp dẫn các dân tộc miền núi phía Bắc di cư đến.
19
Về khí hậu, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ôn hòa, mát mẻ thuận lợi cho
cây trồng phát triển. Mật độ dân số còn thấp cũng là cơ hội thuận lợi cho
người Dao có thể đưa một lượng lớn người đồng tộc, có quan hệ họ hàng,
làng bản vào khai phá vùng đất mới, an cư lập nghiệp. Với diện tích đất
trồng cây công nghiệp khá lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thực sự là
sức hút mạnh mẽ đối với người Dao di cư với mong muốn tìm được vùng
đất mới để ổn định cuộc sống.
5.1.2. Biến đổi sinh kế là quá trình thích ứng của người Dao ở nơi ở
mới và phù hợp với xu thế phát triển
Với sự thích ứng nhanh chóng trong lao động, sản xuất và đặc biệt là
các phương thức sinh kế mới ở vùng đất Tây Nguyên, người Dao di cư
đã sớm ổn định đời sống. Nguồn thu nhập của người Dao tăng lên đáng
kể, ngoài thu nhập từ cây lương thực, chăn nuôi theo phương thức truyền
thống, người Dao di cư còn có thêm nguồn thu nhập lớn từ các loại cây
công nghiệp như cà phê, tiêu, điều,… Đời sống của người Dao di cư từng
bước được cải thiện, hầu hết các hộ gia đình đã xây dựng được nhà ở
khang trang, mua sắm được nhiều tiện nghi đắt tiền và đã có tiền tích lũy
làm vốn sản xuất cho gia đình và đầu tư vào việc học hành cho con cháu.
Với các nguồn lực như vậy, người Dao di cư ở huyện Cư M’gar đang có
những bước phát triển ổn định và bền vững.
5.1.3. Quá trình biến đổi sinh kế diễn ra nhanh chóng, vừa bảo lưu
những yếu tố truyền thống và tiếp nhận những giá trị mới
Khi định cư tại Cư M’gar việc canh tác nương rẫy truyền thống của
nguời Dao tại quê cũ không thể thực hiện, việc diện tích rừng thu hẹp và
lệnh cấm phá rừng đã phần nào ảnh hưởng tới canh tác truyền thống. Từ cư
dân canh tác nương rẫy là chính họ chuyển sang làm ruộng với hai loại hình
ruộng nước và ruộng khô. Ruộng nước tại Cư M’gar không nhiều nhưng
canh tác được 2 vụ, trong khi đó đối với ruộng khô người dân trồng thêm các
loại rau củ để phục vụ cho nhu cầu gia đình. Trong những năm gần đây việc
chuyển dịch sang trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, tiêu diễn ra
nhanh chóng trong cộng đồng nguời Dao tại Cư M’gar và đây đuợc coi là
nguồn thu chính và chủ yếu của người dân.
5.2. Bàn luận
5.2.1. Sinh kế có tác động đến quan hệ tộc ngƣời giữa ngƣòi Dao di
cƣ và các dân tộc khác tại Tây Nguyên
Tác động đến quy hoạch và phát triển sản xuất
Do đa số người dân sống bằng nông nghiệp vì vậy việc đầu tư công
sức và tiền của vào đất để tăng thu nhập là điều tất yếu. Có tới 68,6% số
người được hỏi tại xã Cư Suê và 60,2% ở xã Ea Mdro’h khẳng định họ sẽ
20
đầu tư thêm vào đất đai của gia đình. Lý do họ đầu tư thêm là có nhiều
giống cây lương thực mới cho năng suất tốt với 47,1% (Cư Suê) và
76,3% (Ea Mdro’h). Trong khi đó với lý do hệ thống thủy lợi tốt hơn hay
được nhà nước có chính sách hỗ trợ có tỷ lệ đồng ý không cao chỉ đạt từ
10 đến 16,9% trên cả hai xã.
- Vấn đề quản lý và sử dụng đất
Những người di cư thường là những hộ thiếu đất sản xuất, chính vì vậy mục
tiêu được sở hữu một mảnh đất để canh tác là một trong những mong muốn
hàng đầu của người dân. Bằng nhiều con đường khác nhau như phá rừng làm
rẫy, xâm lấn đất lâm trường, mua bán chuyển nhượng đất đai.... Chính vì vậy
dẫn đến những rủi ro và phát sinh khiế u kiện liên quan tới đất. Hầu hết các hộ
gia đình người Dao chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hơn
70%), gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý và sử dụng đất ở địa phương.
5.2.2. Sinh kế và biến đổi sinh kế của người Dao ảnh hưởng tới việc bảo vệ
môi trường bền vững
Như vậy có thể thấy trong 10 năm qua cùng với sự gia tăng của số người di
cư (trong đó có người Dao) vào Cư M’gar là diện tích đất nông nghiệp tăng
theo, song song đó là giá trị trong sản xuất nông nghiệp năm sau tăng cao hơn
năm trước, nếu như năm 2001 giá trị nông nghiệp toàn huyện chỉ đạt 601.553
triệu đồng thì tới năm 2005 tăng lên 1.549.125 triệu đồng và tới năm 2011 tổng
giá trị nông nghiệp đạt 5.481.467 triệu đồng. Cùng với sự gia tăng diện tích và
giá trị trong nông nghiệp là việc rừng tự nhiên bị đốn hạ dẫn tới tình trạng xói
mòn đất cũng như nhu cầu tưới nước cho cây trồng vào mùa khô ngày càng cao
đã dẫn tới vấn đề suy kiệt nguồn nước ngầm, nhất là trong mùa khô. Điều này
cho thấy những thách thức được đặt ra ngày càng lớn đối với cộng đồng dân cư
nói chung và người Dao nói riêng trong việc phát triển kinh tế xã hội trong
những năm tiếp theo. Như vậy có thể thấy diện tích đất rừng giảm, đất nông
nghiệp gia tăng, tuy nhiên việc sản xuất lương thực đang co nguy cơ suy giàm
do diên tích đất bạc màu tăng lên.
5.2.3. Ổn định sinh kế góp phần quan trọng trong ổn định đời sống và phát
triển của người Dao di cư và phát triển bền vững Tây Nguyên
Những người di cư thường sinh sống tập trung thành các làng bản riêng, từ
nhà cửa tới phong tục tập quán trong sinh nở, hôn nhân, ma chay... vấn giữ được
như ở quê cũ. Mặc dù vậy do coi nơi định cư mới là nơi sinh sống gắn bó lâu
dài, vì thế vấn đề hòa nhập với cộng đồng dân tộc tại chỗ cũng như cộng đồng
tộc người di cư khác luôn được đặt ra đối với người Dao
Do số hộ di cư đến tăng lên nhanh chóng do đó vấn đề đất canh tác cho
các hộ người Dao định cư trở thành nỗi lo thường trực của người dân và chính
quyền địa phương. Giai đoạn đầu khi đất còn nhiều người dân được chính
21
quyền giúp đỡ trong việc khai phá đất để đảm bảo sinh kế. Tuy nhiên số lượng
đất do chính quyền địa phương quản lý có hạn không thể đáp ứng đuợc nhu
cầu ngày cao của người dân nhất là những hộ mới di cư tới.
Chính từ sự bức xúc của người dân dẫn tới địa bàn trở thành điểm nóng
trong vấn đề an ninh trật tự tại địa phương, những phần tử xấu từ nơi khác tập
trung khai thác, lôi kéo người dân theo đạo, chống đối lại chính quyền địa
phương. Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự vào cuộc của chính quyền địa
phương hiện nay tình hình đã ổn định, các hộ dân đều có đất đảm bảo cuộc
sống của gia đình, tuy nhiên có tới 70% số hộ không có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Đây cũng là một trong những thiệt thòi của các hộ dân vì như vậy
không thể thế chấp để vay vốn ngân hàng nhằm đầu tư làm ăn theo hướng lâu
dài và ổn định.
5.3. Một số vấn đề tiếp tục nghiên cứu
- Vấn đề đất đai và quan hệ tộc người của người Dao di cư đối với các nông
trường, xí nghiệp và các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên
- Vấn đề quản lý và sử dụng đất của người dân tộc thiểu số di cư tới Tây nguyên.
- Hoạt động sinh kế của người Dao di cư có so sánh với các dân tộc thiểu số di
cư từ miên núi phía Bắc vào Tây nguyên như Hmông, Thái, Tày, Nùng.
5.4.
Một số khuyến nghị
Di cư, tái định cư cũng như sinh kế của người di cư nhất là liên quan tới
DTTS, trong đó có người Dao đang là vấn đề đặt ra tại Tây Nguyên. Các chính
sách của tỉnh và Trung ương cần tập trung vào các giải pháp ổn định đồi sống và
sinh kế cho các hộ dân. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại địa phương tôi đưa ra
nhóm kiến nghị nhằm ổn định đời sống của người di cư trong đó tập trung vào
các hộ DTTS.
Một là kiến nghị về ổn định sinh kế gắn với quản lý và sử dụng đất đai với
người di cư ở Tây Nguyên; Rà soát và có kế hoạch phân bổ lại đất một cách hợp
lý đủ cho người Dao di cư nhằm đảm bảo đời sống và ổn định sinh kế người
dân. Tạo điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất để người
Dao yên tâm ổn định đời sống lâu dài; Hỗ trợ sản xuất đối với người Dao di cư;
Hai là tăng cường và cải cách các chính sách liên quan nhằm cải thiện hiệu quả
di dời, di cư và tái định cư để nâng cao khả năng thích ứng của người dân.
Ba là đẩy mạnh thực hiện các chương trình của quốc gia và của tỉnh để cải thiện
điều kiện sống, giải pháp sinh kế cho người di cư, tái định cư, cộng đồng di dời
và cộng đồng tiếp nhận.
Bốn là tăng cường năng lực thể chế và quy trình hoạt động, đảm bảo thực hiện
bảo trợ xã hội đối với người nhập cư trong bối cảnh hiện nay. Nâng cao kiến
thức và hiểu biết về mối quan hệ giữa nhu cầu của người di cư, tái định cư và tư
22
cách pháp nhân của người nhập cư tại địa phương và nâng cao nhận thức về vấn
đề này.
KẾT LUẬN
Để đảm bảo sinh kế, người Dao đã di cư từ các tỉnh Quảng Ninh, Cao
Bằng và các địa phương khác ở miền núi phía Bắc vào huyện Cư M’gar tỉnh
Đăk Lăk. Họ di cư thành nhiều đợt khác nhau, đến năm 2009 toàn huyện có tới
hơn 9000 người.Lý do di cư của người Dao chủ yếu là do ở quê cũ vùng miền
núi phía Bắc họ thiếu đất sản xuất, đời sống gặp nhiều khó khăn, trong khi đó có
nghe theo họ hàng vào trước và định cư tại đây về một vùng đất có nhiều tiềm
năng phát triển sản xuất vì có nhiều đất, chủ động được nguồn nước và quan
trọng nhất là đã có người cùng họ sinh sống từ trước. Chủ hộ người Dao đi cư đa
phần là nam, hầu hết trong độ tuổi lao động, tuy nhiên học vấn không cao, quy
mô hộ không lớn chủ yếu từ 4 đến 5 người/hộ do đó hầu hết họ hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu.
Canh tác là phương thức sinh kế chủ yếu của người Dao di cư và luôn giữ vị
trí quan trọng, kể cả trong truyền thống và hiện nay. Với đặc điểm sinh kế truyền
thống là canh tác nương rẫy trên đất dốc với cây trồng chủ đạo là ngô, lúa nước
và các loại hoa màu khác chỉ mang tính chất hỗ trợ thêm do đó việc thiếu đói
luôn thường trực trong các hộ dân nhất là giai đoạn giáp hạt. Các hoạt động sinh
kế khác như săn bắt, hái lượm hay trao đổi hàng hoá vẫn chỉ mang hình thức
kinh tế phụ trợ là chủ yếu chứ chưa chuyển thành thị trường chuyên biệt.
Ở địa bàn cư trú mới, các hoạt động canh tác nương rẫy truyền thống vẫn
được duy trì, tuy nhiên đã có sự thay đổi đáng kể trong kỹ thuật canh tác, giống,
mùa vụ để phù hợp với điều kiện tự nhiên tại vùng đất mới. Các loại cây trồng
có tính hàng hóa và cho thu nhập cao như cà phê, tiêu được người dân tiếp thu,
học hỏi và phát triển đã góp phần thay đổi đời sống của người Dao di cư, tuy
nhiên những cây lương thực truyền thống khác vẫn được người dân duy trì và
đóng góp đáng kể vào đời sống của người dân.
Khi người Dao di cư tự do đặt chân vào vùng Cư M’gar, điều kiện sản xuất
và các hoạt động sống của họ thay đổi không giống như quê cũ. Các loại giống
và nông cụ mang theo đều không phát huy hiệu quả khi sử dụng vì chúng chỉ
phù hợp với khu vực đất dốc và khí hậu như ngoài Bắc. Để tồn tại, họ đã học hỏi
cách canh tác của những những tộc người tới trước và tộc người tại chỗ nơi họ
di cư tới. Từ những thời điểm học hỏi kinh nghiệm về giống, mùa vụ đã đảm
bảo cho người dân có đủ lương thực để sinh sống và bám trụ nơi đất mới. Đất
đai là mối quan tâm hàng đầu với người di cư, do đó việc sở hữu một cuộc đất là
nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Diện tích đất trung bình của một hộ tại địa bàn điều
tra khá lớn trên 10.000m2/hộ. Giá trị đất ngày càng tăng vì vậy những hộ sở hữu
23