VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------------
ĐÀO THANH THÁI
BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƢỜI DAO DI CƢ TỰ DO
TẠI HUYỆN CƢ M’GAR TỈNH ĐĂK LĂK
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
Hà Nội, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung trình bày
trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả tại huyện Cƣ M‟gar tỉnh Đăk Lăk và
Quảng Ninh. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và trích dẫn trong Luận án là hoàn toàn
trung thực.
Nghiên cứu sinh
Đào Thanh Thái
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án Tiến sĩ về đề tài: Biến đổi sinh kế của ngƣời Dao di cƣ tự
do tại huyện Cƣ M‟gar, tỉnh Đăk Lăk, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
- Học viện Khoa học xã hội và Khoa Dân tộc học đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho
tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án;
- Tập thể hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Hoa và TS.Vi Văn An đã tƣ vấn,
định hƣớng khoa học rõ ràng cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Tập
thể hƣớng dẫn đã có những ý kiến gợi mở và đóng góp trực tiếp vào các nội dung
nghiên cứu của luận án.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn tới đồng bào ngƣời Dao và cán bộ ở huyện
Cƣ M‟gar, nơi tôi đến công tác đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình thu thập tài liệu, điền dã tại địa phƣơng
Xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Nghiên cứu sinh
Đào Thanh Thái
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
4. Nguồn tài liệu......................................................................................................3
5. Đóng góp của luận án .........................................................................................4
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của Luận án
4
7. Bố cục của luận án ..............................................................................................4
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................5
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................17
CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGƢỜI DAO Ở
HUYỆN CƢ M‟GAR ........................................................................................................ 32
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên tỉnh Đăk Lăk ...............................................32
2.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hóa của ngƣời Dao tại huyện Cƣ M‟gar... ...41
2.3. Quá trình di cƣ tự do của ngƣời Dao đến Đăk Lăk .......................................46
2.4. Một số đặc điểm của ngƣời Dao di cƣ ...........................................................52
CHƢƠNG 3: BIẾN ĐỔI CÁC LOẠI HÌNH SINH KẾ CỦA NGƢỜI DAO ..................
TẠI HUYỆNCƢ M‟GAR ................................................................................................. 58
3.1. Một số phƣơng thức sinh kế truyền thống .....................................................58
3.2. Biến đổi phƣơng thức sinh kế truyền thống của ngƣời Dao ở huyện Cƣ
M‟gar tỉnh Đăk Lăk ..............................................................................................71
CHƢƠNG 4: CÁC YẾU TÁC ĐỘNG TỚI SINH KẾ CỦA NGƢỜI DAO DI CƢ Ở
HUYỆN CƢ M‟GAR ........................................................................................................ 93
4.1. Các chính sách Đảng và Nhà nƣớc liên quan đến di cƣ và sinh kế của ngƣời
Dao ........................................................................................................................93
4.2. Biến đổi của phong tục tập quán và nghi lễ liên quan tới nông nghiệp .......101
4.3. Tác động của biến đổi sinh kế tới đời sống kinh tế, xã hội của hộ gia đình
ngƣời Dao di cƣ ..................................................................................................108
CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................... 122
5.1. Kết quả .........................................................................................................122
5.2. Bàn luận ................................................................................................................ 127
5.3. Một số vấn đề tiếp tục nghiên cứu ...............................................................138
5.4. Một số kiến nghị.................................................................................................. 139
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 166
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 185
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Dân số, dân tộc xã Ea Mdro‟h
Bảng 2.2: Dân số dân tộc xã Cƣ Suê
Bảng 2.3: Thời gian di chuyển
Bảng 2.4: Thời điểm di cƣ của ngƣời Dao ở Cƣ M‟Gar
Bảng 2.5: Số thế hệ ngƣời Dao định cƣ tại Cƣ M‟Gar
Bảng 2.6: Lý do di cƣ
Bảng 2.7: Lý do di cƣ chia theo thời điểm di cƣ của hộ gia đình
Bảng 2.8: Lý do lựa chọn địa phƣơng sinh sống
Bảng 2.9: Quy mô hộ gia đình
Bảng 2.10: Độ tuổi chủ hộ gia đình
Bảng 2.11: Học vấn của chủ hộ
Bảng 3.1: Lịch Nông nghiệp của ngƣời Dao
Bảng 3.2: Lịch Nông nghiệp của ngƣời Dao huyện Cƣ M‟gar
Bảng 3.3: Lý do ngƣời dân không khai thác nguồn lợi tự nhiên
Bảng 4.1: Tình trạng đời sống kinh tế gia đình
Bảng 4.2: Thu nhập hộ gia đình chia theo thời điểm di cƣ
Biểu Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất tại huyện Cƣ M‟gar
Bảng 4.4: Phân loại đất tại địa bàn điều tra
Bảng 4.5: Diện tích đất trung bình của hộ
Bảng 4.6: Giá trị các loại đất
Bảng 5.1: Hệ thống tƣới (thủy lợi)
Bảng 5.2: Diện tích ngày càng thu hẹp
Bảng 5.3: Sản xuất lƣơng thực ngày càng kém hiệu quả
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Giới tính của chủ hộ
Biểu đồ 2.2: Nghề nghiệp của chủ hộ
Biểu đồ 2.3. Ngƣời làm chính trong gia đình
Biểu 2.4: Ngƣời ra quyết định trong gia đình
Biểu đồ 4.1: Đánh giá việc thực hiện các chính sách tại địa phƣơng
Biểu đồ 4.2: Tổng thu nhập hộ gia đình
Biểu đồ 4.3: Thu nhập trung bình theo phân loại hộ
Biểu Bảng 4.4: Tình hình sử dụng đất tại huyện Cƣ M‟gar
Biểu đồ 4.5: Thu nhập của hộ theo nhóm
Biểu đồ 4.6: Nguồn chi tiêu tăng lên của ngƣời dân
Biểu đồ 4.7: Đánh giá cơ sở hạ tầng tại địa phƣơng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CT 135
Chƣơng trình 135
CT 134
Chƣơng trình 134
CCB
Cựu chiến binh
DTTS
Dân tộc thiểu số
ĐBKK
Đặc biệt khó khăn
ĐCĐC
Định canh Định cƣ
TN
Thanh niên
XĐGN
Xóa đói giảm nghèo
UBND
Ủy ban Nhân dân
WB
Ngân hàng thế giới
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành công trong xóa đói,
giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo đói giảm xuống nhanh chóng qua các năm và chỉ còn 12%
năm 2008 (so với 53% của năm 1993), tuy nhiên một bộ phận lớn ngƣời nghèo là
ngƣời dân tộc thiểu số tập trung cƣ trú ở vùng sâu, vùng xa. Trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, nhất là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, áp
lực về dân số do di dân và bảo đảm sinh kế cho ngƣời dân di cƣ đang đặt ra với nhiều
địa phƣơng, đặc biệt là các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Môi trƣờng tự nhiên là nguồn
sống cơ bản của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Dao đang biến đổi
nhanh chóng. Bên cạnh đó, quá trình thay đổi nơi cƣ trú từ miền núi phía Bắc vào Tây
Nguyên cũng đã có những tác động mạnh mẽ đến sinh kế và đời sống của ngƣời Dao.
Dân tộc Dao hiện nay có trên 751.000 ngƣời, cƣ trú tập trung ở các tỉnh: Bắc
Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai thuộc vùng miền núi phía
Bắc. Ngƣời Dao là một trong số ít các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta có tập quán du canh
du cƣ. Từ năm 2000 đến nay, một bộ phận ngƣời Dao đã di cƣ vào Tây Nguyên và cƣ
trú tập trung tại tỉnh Đăk Lăk (15.300 ngƣời) và tỉnh Đăk Nông (13.900 ngƣời). Trong
khoảng 10 năm, số ngƣời Dao ở Tây Nguyên đã có sự gia tăng đột biến, từ 160.000
năm 1999 ở tỉnh Đắk Lắk (bao gồm cả tỉnh Đắk Lắk và Đăk Nông hiện nay) lên tới
hơn 280.000 ngƣời năm 2009. Luồng di cƣ chủ yếu của ngƣời Dao vào Tây Nguyên là
từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Hà Giang [63].
Tại huyện Cƣ M‟gar, ngƣời Dao có hơn 6.700 ngƣời, chiếm 7,8% dân số toàn
huyện, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 sau dân tộc tại chỗ (Ê đê). Cƣ M‟gar là huyện
có dân số dân tộc Dao đông nhất của tỉnh Đăk Lăk. Vốn là tộc ngƣời có truyền thống
du canh, du cƣ, sự biến động di cƣ của ngƣời Dao đã có những ảnh hƣởng không nhỏ
tới đời sống của đồng bào Dao nói riêng và quản lý xã hội của các cấp chính quyền cả
nơi đi và nơi đến nói chung. Đời sống sinh hoạt và sản xuất của ngƣời Dao ở tỉnh Đăk
1
Lăk đang đặt ra nhiều vấn đề, gây ra những khó khăn trong quản lý của chính quyền
địa phƣơng với ngƣời Dao.
Đồng bào ngƣời Dao là một tộc ngƣời có kinh tế truyền thống là canh tác nƣơng
rẫy đất dốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, khi di cƣ vào Tây Nguyên đã phải thay đổi
trong các hoạt động sản xuất để thích ứng với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở địa
bàn cƣ trú mới. Quá trình thích ứng đó đã diễn ra và có nhiều yếu tố tác động tới thói
quen sinh hoạt, canh tác cũng nhƣ đời sống văn hóa tộc ngƣời.Từ kinh tế tự cung tự
cấp, sản xuất cây lƣơng thực là chính chuyển sang sản xuất hàng hóa và thích ứng với
nền kinh tế thị trƣờng, từ sản xuất quy mô nhỏ với diện tích canh tác hạn chế sang sản
xuất quy mô lớn với các máy móc hiện đại. Điều này đã có những tác động không nhỏ
tới đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của đồng bào Dao ở Tây Nguyên.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc đang có những chính sách quan
trọng hỗ trợ để phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng các mô hình nông thôn
mới, những biến đổi trong sinh kế của ngƣời Dao di cƣ đã có những đóng góp gì cho
công cuộc xây dựng nông thôn mới và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây
Nguyên. Đây là những vấn đề đặt ra cần đƣợc nghiên cứu thấu đáo, một mặt góp phần
cung cấp những luận cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế
xã hội vùng Tây nguyên, mặt khác cũng góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền
thống của tộc ngƣời trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, hội nhập và phát triển.
Do vậy, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Biến đổi sinh kế của người Dao
di cư tự do tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk”làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Nhân
học. Luận án góp phần làm rõ những biến đổi và thích ứng của ngƣời dân trong quá
trình định cƣ tại vùng đất mới, những vấn đề đặt ra trong việc hoạch định chính sách và
hỗ trợ đồng bào Dao phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo tồn các giá trị văn
hóa tộc ngƣời.
2
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá những biến đổi trong sinh kế của ngƣời Dao di cƣ tại huyện Cƣ
M‟gar, tỉnh Đăk Lăk.
- Phân tích những yếu tố tác động đến sinh kế của ngƣời Dao di cƣ, từ đó đề
xuất những giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm hỗ trợ đồng bào Dao phát
triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo tồn các giá trị văn hóa tộc ngƣời trên vùng
đất Tây Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của Luận án là sinh kế và biến đổi sinh kế của
ngƣời Dao di cƣ tự do tại huyện Cƣ M‟gar tỉnh Đăk lăk.
Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án tập trung làm rõ những biến đổi trong
hoạt động sinh kế của ngƣời Dao di cƣ tự do tại huyện Cƣ M‟gar, có so sánh với sinh
kế tại điểm xuất cƣ tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Luận án cũng quan tâm tới
các thời điểm di cƣ của ngƣời Dao từ 1975 đến nay và những biến đổi trong sinh kế
của ngƣời Dao trong quá trình định cƣ tại Tây Nguyên.
4. Nguồn tài liệu của Luận án
Để thực hiện luận án này, tôi sử dụng các nguồn tài liệu chính sau. Nguồn tài
liệu điền dã thực địa tại xã Ea Mdro‟h và xã Cƣ Suê, huyện Cƣ M‟gar tỉnh Đăk Lăk nơi
có đông ngƣời Dao di cƣ sinh sống, việc nghiên cứu cũng đƣợc thực hiện tại quê cũ
của ngƣời Dao tại huyện Hoành Bồ và Tiên Yên của tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, chúng
tôi sử dụng các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến sinh kế
ngƣời Dao ở Quảng Ninh và Tây nguyên đã đƣợc công bố trên các tạp chí chuyên
ngành nhƣ: Dân tộc học, Văn hóa Dân gian, Văn hóa Nghệ thuật… hoặc đã in thành
sách, kỷ yếu.
3
5. Đóng góp của luận án
Luận án đƣợc xem là một công trình đầu tiên nghiên cứu tổng thể, toàn diện và
có hệ thống về biến đổi sinh kế ngƣời Dao di cƣ tự do tại huyện Cƣ M‟gar tỉnh Đăk
Lăk dƣới góc độ Nhân học.
Luận án phân tích và làm rõ những biến đổi trong sinh kế của ngƣời Dao di cƣ
và những đóng góp của ngƣời Dao đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới và góp
phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của Luận án
Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách đối với
ngƣời Dao di cƣ trong xây dựng các mô hình nông thôn mới. Các tƣ liệu và phân
tích trong luận án là luận cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách phát triển
kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên. Mặt khác đây cũng là tài liệu tham khảo về di cƣ,
sinh kế của ngƣời Dao di cƣ cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, góp phần bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống của tộc ngƣời trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, hội
nhập và phát triển.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận án đƣợc chia thành 5 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu của đề tài, cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp
nghiên cứu
Chƣơng 2: Khái quát về điều kiện tự nhiên và ngƣời Dao ở huyện Cƣ M‟gar
Chƣơng 3: Biến đổi các loại hình sinh kế của ngƣời Dao ở huyện Cƣ M‟gar
Chƣơng 4: Các yếu tố tác động tới sinh kế của ngƣời Dao di cƣ huyện Cƣ M‟gar
Chƣơng 5: Kết quả và bàn luận
4
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về sinh kế
Các hoạt động sinh kế từ lâu đã đƣợc các học giả trên thế giới quan tâm nghiên
cứu. Cho tới nay không ít các công trình chuyên sâu về các loại hình sinh kế truyền
thống cũng nhƣ hiện đại của các cộng đồng trên thế giới đã đƣợc công bố rộng rãi, qua
các công trình đó chúng ta có thể nhìn thấy một bức tranh khá toàn diện về những hoạt
động sinh kế đầy đa dạng và nhiều màu sắc của các cƣ dân nhiều vùng trên thế giới.
Trong tác phẩm Do fences make good Neighbours? The influence of
territoriality in state - Sasmi relations (Các hàng rào làm cho hàng xóm tốt ? Sự
ảnh hưởng của lãnh thổ trong quan hệ nhà nước của người Sasmi)của tác giả
ScottM.Forrest (1996) cho thấy khu vực các nƣớc Bắc Âu trƣớc đây là địa bàn sinh
sống và chăn nuôi tuần lộc truyền thống của ngƣời Sami. Quá trình hình thành các
nhà nƣớc tại khu vực này đã làm ngƣời Sami đã mất hầu hết các quyền đối với đất
đai và các nguồn lực tài nguyên trong khu vực truyền thống của họ. Các quốc gia
Bắc Âu cho rằng ngƣời Sami sống nhƣ du canh du cƣ, do đó không có quyền sở
hữu đất đai, cho dù đây là khu vực sinh sống truyền thống của họ. Các hoạt động
kinh tế truyền thống của ngƣời Sami, đặc biệt là chăn nuôi tuần lộc, bị xem là b ất
hợp pháp;các ho ạt đô ̣ng sinh k ế truyền thống của ngƣời Sami bi ̣cho là không phù
hợp với s ản xuất kinh tế hiện đại; ngƣời Sami bi ̣ép buô ̣c ph ải từ bỏ phƣơng thức
chăn nuôi của mình và định cƣ.Những chính sách đó đã phá v ỡ bản sắc văn hóa - xã
hội của ngƣời Sami [107]
5
Cùng với quan điểm của ScottM.Forrest, Edward Lahiff (2003) khi nghiên cứu
quá trình cải cách ruộng đất tại Mozambique, Zimbabwe và Nam Phi đã cho thấy rằng
việc tái phân phối đất luôn là vấn đề phức tạp ở mỗi quốc gia. Các cuộc cải cách ruộng
đất không đáp ứng đƣợc mục tiêu chính trị mà chính quyền đề ra cũng nhƣ cung cấp
đất cho những ngƣời nông dân thực sự cần ruộng đất. Những biến động chính trị ở
Zimbabwe hay thể chế chính trị của Nam Phi cũng nhƣ các quy định trong luật pháp
của Mozambique gây ra nhiề u khó khăn cho đời số ng của những ngƣời nghèo ở nông
thôn, đặc biệt là những nhóm nhƣ phụ nữ, thanh niên, ngƣời thất nghiệp, ngƣời tàn tật
và các hộ gia đình bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS[102].
Trong nghiên cứu của Priya Deshingkar và Daniel Start (2003) tại Ấn Độ với tác
phẩm: Seasonal Migration for Livelihoods in India:Coping, Accumulation and
Exclusion (Di cư theo mùa sinh kế ở Ấn Độ: Đối phó, tích lũy và loại trừ) đã chỉ ra
rằng di cƣ theo mùa ở Ấn Độ không chỉ là lựa chọn của ngƣời nghèo mà còn của một
bộ phận đáng kể của các cƣ dân tại nông thôn, họ coi đây là một trong những nguồn
sinh kế để cải thiện cuộc sống của gia đình tại quê nhà. Với một chiến lƣợc tích lũy của
những lao động trong quá trình di cƣ đã giúp những ngƣời dân nghèo tại Andhra
Pradesh (AP) và Madhya Pradesh (MP) có thể cải thiện đời sống của họ cũng nhƣ có
tiền để đầu tƣ trở lại cho nông nghiệp cũng nhƣ việc học hành của con cái họ. Tuy
nhiên những ngƣời di cƣ không đƣợc hỗ trợ bởi các chính sách của nhà nƣớc, họ không
thể tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội cũng nhƣ có nguy cơ không đƣợc các nhà thầu
trả lƣơng đầy đủ, trong đó có một bộ phận là phụ nữ và trẻ em. Nghiên cứu chỉ ra rằng
cần có chính sách hỗ trợ những ngƣời di cƣ lao động theo mùa để giảm nguy cơ gây
tổn thƣơng và giúp họ tồn tại [101].
Charlotte Seidenberg,Ole Mertz & Morten Bilde Kias (2003) trongmột nghiên
cứu về đời sống du canh của ngƣời dân ba ngôi làng Pieng Xai, Keo Xik và Khang
Khao thuộc tỉnh Huaphan Huamuang ở Bắc Lào, kết quả nghiên cứu của nhóm đã chỉ
ra các thay đổi trong tập quán canh tác và chiến lƣợc sinh kế của ngƣời dân; họ cũng lý
giải những áp lực về dân số và tái định cƣ đã ảnh hƣởng tới thời gian bỏ hóa của đất.
6
Tuy nhiên khi điều tra cho thấy những khu đất mà ngƣời dân canh tác và bỏ hóa là
rừng tái sinh chứ không phải là rừng nguyên sinh. Từ những phát hiện đó nhóm tác giả
đã khẳng định: trong những điều kiện về kinh tế - xã hội của khu vực, du canh là có thể
là hình thức phù hợp nhất để duy trì hệ thống canh tác trong tƣơng lai gần [103].
Một trong những xu hƣớng nghiên cứu sinh kế đó là sử dụng khung sinh kế phát
triển bền vững của DFID đã đƣ ợc ứng dụng trong nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế
giới, nó đƣợc coi nhƣ một cách tiếp cận toàn diện trong phân tích về sinh kế và
đói nghèo.
Tim Hanstad, Robin Nielsen and Jennife Brown (2004) đã sử dụng khung sinh
kế phát triển bền vững nghiên cứu và đƣa ra những cách thức tiếp cận cho việc cấp
quyền sử dụng và hỗ trợ ngƣời dân sử dụng đất đai phát triển kinh tế tại Ấn Độ. Trong
tác phẩm Land and livelihoods Making land rights real for India’s rural poor,các tác
giả đã cho thấy rõ việc hình thành những nỗ lực trong việc kết hợp giữa ngƣời dân và
sự giúp đỡ từ các tổ chức phi chính phủ giúp hơn một triệu ngƣời lĩnh canh tại Đông
Bengal (Ấn Độ) đăng ký tên mình trên đất và khẳng định quyền của họ đối với đất đai
mà ho ̣ đang canh tác . Các dịch vụ hỗ trơ ̣ pháp lý đƣ ợc các sinh viên luật tại Andhra
Pradesh thực hiện để giúp ngƣời dân giải quyết những tranh chấp về đất đai [101].
Marcus Colchester và các cộng sự (2006) khi nghiên cứu những ảnh hƣởng
việc thƣ̣c thi pháp luật trong việc bảo vệ rừng đối với sinh kế của ngƣời dân sống dựa
vào rừng tại các quốc gia Bolivia, Cameroon, Canada, Honduras, Nicaragua và
Inđônêxia. Pháp luật hiện hành tại các quốc gia kể trên đã hạn chế quyền và sinh kế của
cộng đồng phụ thuộc vào rừng. Họ bị gạt ra ngoài lề trong khi sinh kế của họ hoàn toàn
phụ thuộc vào môi trƣờng rừng, các yếu tố liên quan tới luật tục hay những quy định
của cộng đồng cũng bị luật pháp xem nhẹ. Trong khi đó pháp luật lại ủng hộ các doanh
nghiệp khai thác lâm nghiệp quy mô lớn, chính điều này dẫn tới mâu thuẫn trong việc
chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp và các cƣ dân địa phƣơng. Từ những nhận định trên
tác giả đã đƣa những giải pháp có tính chọn lọc nhƣ: tăng cƣờng tính minh bạch trong
7
hệ thống tƣ pháp, quản lý công khai ngồn tài nguyên, cho phép các tổ chức dân sự
tham gia vào quá trình giám sát [99].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về sinh kế và người Dao
Khái niệm về sinh kế mới đƣợc nhắc tới tại Việt Nam gần đây, tuy nhiên những
nghiên cứu có liên quan tới sinh kế đã đƣợc rất nhiều học giả trong và ngoài nƣớc quan
tâm từ rất sớm. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX xuất hiện hàng loạt những chuyên
khảo cũng nhƣ những nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học Pháp về các dân
tộc thiểu số tại Việt Nam, tuy nhiên giai đoạn này sinh kế vẫn chỉ đƣợc coi là các hoạt
động kinh tế và nó chỉ đƣợc trình bày rất khiêm tốn trong những nghiên cứu đó.
Năm 1937, Nguyễn Kính Chi và Nguyễn Đổng Chi đã xuất bản tác phẩm Mọi
Kontum, sau này tái bản bằng tiếng Việt đổi thành Người Ba - Na ở Kon Tum (2011),
đây là một trong những khảo tả đầu tiên về một tộc ngƣời, trong đó có mô tả sơ lƣợc
qua các loại hình trồng trọt, chăn nuôi và trao đổi hàng hóa, đất đai, thổ nhƣỡng, hành
chính, tâm linh, giao tế, tục ngữ, câu đố…Mặc dù là những ghi chép sơ lƣợc nhƣng đây
cũng đƣợc coi là một trong những cứ liệu quan trọng cho những ngƣời quan tâm tới
Tây Nguyên của những năm đầu thế kỷ XX [6].
Xứ người Mạ lãnh thổ của thần linh (J. Boulbet,1967) (bản tiếng Việt năm
1999). Khi mô tả cách thức mà ngƣời Mạ ăn rừng, tác giả đã mƣợn cách nói của ngƣời
dân để chỉ dẫn bằ ng cách phân bi ệt rừng để ăn và rừng của Yang. Phụ nữ nơi đây
thƣờng quan tâm tới tới các mầm non, cây trái để ăn, trong khi đó đàn ông lại quan tâm
những cây lớn để lấy nhựa và gỗ dùng chế tạo các loại vũ khí khác nhau. Việc chọn đất
canh tác cũng đƣợc thực hiện theo chỉ dẫn của thần linh, họ thƣờng chọn những khu
rừng tre nứa để phát và canh tác đúng nhƣ quan niệm rừng tre để ăn, rừng rậm không
đƣợc đụng tới [3].
Nhà nghiên cứu Georges Condomin as đã đến với dân làng Sar Luk ở Tây
Nguyên chia sẻ cuộc sống cùng họ trong suốt một năm tƣơng đƣơng ứng với một chu
kỳ nông nghiệp trọn vẹn bắt đầu là lúc ăn rừng Đá Thần Gôo và kết thúc khi chuyển
8
sang ăn rừng Phii Kó. Năm 1982, tác phẩm Chúng tôi ăn Rừng Đá - Thần Gôo (bản
dịch tiếng Việt 2003) ra đời. Tác phẩm đã cho chúng ta thấy ngƣời Mnông Gar, cũng
nhƣ phần lớn những ngƣời miền núi Tiền - Đông Dƣơng, "ăn rừng", theo cách nói của
họ, nghĩa là họ canh tác bằng cách đốt rẫy. Qua những mô tả cụ thể của tác giả cho
thấy mọi mặt của cuộc sống của ngƣời Mnông Gar luôn tuân thủ chặt chẽ theo các nghi
lễ: lễ kết nghĩa, hội cúng đất, lễ buộc thóc, v.v…khiến chúng ta nhƣ đang đứng trong
không gian thực của ngƣời Mnông Gar [33].
Ở bài viết Hai khía cạnh của văn minh thực vật Đông Nam Á [trong Không gian
xã hội vùng Đông Nam Á (2011)], khi so sánh phƣơng thức canh tác của ngƣời Mnông
Gar, ngƣời Lào và ngƣời Việt, Georges Condoninas nhận thấy rằ ng ngƣời Mnông Gar
có một kỹ thuật sản xuất tinh vi cho phép sản lƣợng hàng năm cao hơn sản lƣợng của
những ngƣời trồng lúa nƣớc và khung xã hội của họ vẫn là xã hội thị tộc theo họ mẹ.
Đối với ngƣời Lào kỹ thuật của họ chủ yếu là ruộng lúa nƣớc chờ mƣa, với kỹ thuật
này cho phép họ trồng trọt và cƣ trú thƣờng xuyên ở một nơi, có mật độ dân số cao hơn
và có tổ chức không gian cao hơn. Trong khi đó với ngƣời Việt có sự tập trung đông
dân cƣ thuâ ̣n lơ ̣i cho việc thâm canh đất và tiến tới dứt bỏ hoàn toàn việc du canh và
những việc nhƣ hái lƣợm, săn bắt cũng dầ n trở nên mờ nha ̣t [32].
Đối với những học giả trong nƣớc trƣớc đây việc nghiên cứu sinh kế chƣa đƣợc
quan tâm nhiề u, trong các chuyên khảo về một số tộc ngƣời đã đƣợc nghiên cứu thì
việc coi sinh kế là các hoạt động kinh tế của tộc ngƣời trở thành chủ đạo cho các
chuyên khảo sau này.
Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn trong một nghiên cứu sơ lƣợc các nhóm dân tộc
Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (1968) đã đƣa sinh kế của các dân tộc kể trên vào chƣơng
II với nội dung là các hình thái kinh tế. Các tác giả đã mô tả sinh hoạt kinh tế của ngƣời
dân qua kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và một số nghề thủ nhƣ dệt thổ cẩm hay nghề
làm bàn ghế trúc tại Cao Lộc (Lạng Sơn) và Nguyên Bình (Lạng Sơn). Các hoạt động
bổ trợ khác nhƣ thu nhặt, khai thác lâm thổ sản và săn bắn cũng đƣợc trình bày một
9
cách hệ thống và chi tiết. Có thể nói giai đoạn này các nhà nghiên cứu Việt Nam đồng
nghĩa sinh kế với các hoạt động kinh tế của các tộc ngƣời [42].
Cũng trong thời gian này bắt đầu có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới các hoạt
động liên quan tới sinh kế, chúng ta có thể tìm thấy trên các tạp chí chuyên
ngànhnhững bài viết liên quan. Năm 1974, Nông Trung có bài viết về sinh hoạt kinh tế
và văn hoạt của các dân tộc Tạng - Miến; Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Thịnh Nhi đã
bƣớc đầu tìm hiểu về canh tác nƣơng rẫy và phƣơng pháp đánh bắt cá cổ truyền trên
sông Dinh. Năm 1975, tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng có nghiên cứu vấn đề
canh tác nƣơng rẫy tại miền núi phía Bắc. Nhìn chung những tác giả kể trên đã bƣớc
đầu tiếp cận nghiên cứu sinh kế tộc ngƣời theo nhiều hƣớng khác nhau, tuy nhiên
những nghiên cƣ́u này mới chỉ mang tính chất nhỏ lẻ và chƣa có chuyên sâu về vấn đề
sinh kế tộc ngƣời.
Một số tác giả đi sâu nghiên cứu về sinh kế và sử dụng đất đai nhƣ Bùi Minh
Đạo, Vũ Thị Hồng, Vũ Lợi,...Trong tác phẩm Trồng trọt truyền thống của các dân tộc
tại chỗ Tây Nguyên(1999), khái niệm nương rẫy đƣợc tác giả làm rõ một cách khoa
học, ngoài ra các giống cây trồng truyền thống cũng nhƣ các loại hình ruộng nƣớc và
vƣờn truyền thống cùng các quy trình và kỹ thuật canh tác của các dân tộc tại chỗ ở
Tây Nguyên đƣợc giới thiệu một cách hệ thống và công phu. Kế t quả nghiên cƣ́u cho
chúng ta có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về sinh kế các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên
[23]. Vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên là một trong những vấn
đề mà các tác giả Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo và Vũ Thị Hồng (2000) quan tâm
nghiên cứu. Các tác giả đã trình bày những đặc điểm truyền thống của việc sở hữu và
sử dụng đất đai tại Tây Nguyên cùng những thay đổi qua các thời kỳ lịch sử khác nhau
và cho thấy những chính sách của nhà nƣớc trong việc di dân kinh tế mới, việc thành
lập các Lâm nông trƣờng quốc doanh cũng nhƣ sức ép từ dân di cƣ tự do đã tác động
và thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội Tây nguyên một cách sâu sắc [44]. Ngoài ra vấn đề
quản lý đất đai và đời sống ngƣời dân tại khu tái định cƣ cũng đƣợc các tác giả Nguyễn
10
Văn Chính (2015) và Nguyễn Văn Sửu (2010) quan tâm nghiên cứu [17, 54]. Đặc biệt
là nghiên cứu về biến đổi sinh kế ở một làng ven đô của Nguyễn Văn Sửu (2014).
Tác giả Trần Bình khi nghiên cứu tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc
ở Tây Bắc Việt Nam (2001) đã chỉ ra rằng ngƣời dân nơi đây đều lấy trồng trọt, trong
đó cây lúa đƣợc coi là nguồn sống chính với các loại hình cơ bản là canh tác ruộng
nƣớc và phát nƣơng. Chăn nuôi cũng là một trong những bộ phận không thể thiếu trong
hoạt đô ̣ng kinh t ế của các hộ dân, tuy nhiên chăn nuôi chƣa bao giờ trở thành một
ngành kinh tế chính. Các ngành nghề thủ công nghiệp của các dân tộc khá đa dạng,
nhƣng chƣa đạt đế n trình đô ̣ chuyên môn hóa cao và cũng ch ỉ mang tính hỗ trợ trong
nền kinh tế tự cung tự cấp của ngƣời dân [ 5].
Lê Trọng Cúc, A. Terry Rambo trong báo cáo cuối cùng của dự án Giám sát xu
hướng phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam (2001) đã chỉ ra rằng việc phát triển
vùng núi phía Bắc luôn là ƣu tiên hàng đầu của Chính phủ, các chính sách đƣa ra nhằm
phát triển kinh tế - xã hội cho các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau nên hiệu quả của
chính sách ở các vùng và các cộng đồng không giống nhau. Nền kinh tế mang tính
thuần nông chủ yếu là các ngành nghề phi nông nghiệp kém phát triển, kết cấu hạ tầng
không đáp ứng đƣợc nhu cầu, thu nhập bin
̀ h quân đầu ngƣời quá thấp, tình trạng đói
nghèo, phân hóa xã hội đang diễn ra nhanh chóng, dân số tăng nhanh nhƣng dân trí
thấp, văn hóa hụt hẫng do cái cũ bị phá vỡ, cái mới chƣa hình thành chính là trở thành
những trở ngại trên đƣờng phát triển của miền núi [9].
Trong Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam (2003) tác giả
Bùi Minh Đạo tái hiện thực trạng đói nghèo cũng nhƣ những nguyên nhân đói nghèo
của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mô ̣t số chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc trong việc xóa đói giảm nghèo, các chƣơng trình, dự án đƣợc triển khai rộng khắp
đã đạt đƣợc những kết quả khả quan đáng khích lệ. Tác giả cho rằng , phƣơng pháp
đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân (PRA) cùng những kỹ thuật
đặc thù đƣợc áp dụng cho từng vùng đƣợc coi là những phƣơng pháp hữu ích khi thực
hiện các chƣơng trình giảm nghèo tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống [23].
11
Sarah Turner trong nghiên cứu về ngƣời Hmông tại Lào Cai (2007) đã tập trung
nghiên cứu các hệ thống trao đổi, sản xuất hàng hoá, các địa điểm liên quan đến buôn
bán sản phẩm, và cái cách mà ngƣời dân đã xây dựng đƣợc hệ thống trao đổi hàng hóa.
Việc nghiên cứu dựa trên sƣ̣ phân tích chuỗi hàng hóa của các sản phẩm cũng nhƣ sự
phân cấp trong từng công đoạn nhƣ sản xuất, chế tác và các bên liên quan trong quá
trình phân phối sản phẩm. Từ đó tác giả cho rằng việc tham gia vào thị trƣờng thƣơng
mại của những sản phẩm thủ công đã dẫn đến việc đa dạng hóa trong lựa chọn sinh kế
của ngƣời Hmông. Phụ nữ không hoàn toàn bi ̣phu ̣ thuô ̣c vào việc bán các sản phẩm
của mình làm ra, họ tham gia vào chuỗi hàng hóa với một hình thức linh hoạt và đã
mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình [108].
Claire Tugault-Lafleur and Sarah Turner trong một nghiên cứu tại Lào Cai
(2009) họ đã nhận thấy việc trồng và bán các lo ại cây dƣợc liệu đang dầ n trở thành
nguồn thu nhập đáng kể cho các h ộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao.
Qua phân tích các cấu trúc không gian - xã hội và quá trình buôn bán vận chuyển
các sản phẩm, tác giả đã nhận thấy việc xuất hiện, vận hành các cơ chế này chủ yếu
dựa trên các mối quan hệ dân tộc và từ đó họ cùng nhau duy trì để đảm bảo lợi ích
nhóm của mình [109].
Các công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngƣời Dao ở Việt Nam.
Ngƣời Dao ở Việt Nam đƣợc nhắc tới khá sớm trong chuyên khảo Một cuộc công cán
ở vùng người Mán từ tháng 10 năm 1901 đến tháng giêng năm 1902 của Auguste
Bonifacy những năm đầu thế kỷ XX. Từ báo cáo này cho thấy những tƣ liệu về ngƣời
Dao ở thƣợng du Bắc Bộ và ở Thanh Hóa của Robequain đã đƣợc Nguyễn Văn Huyên
dẫn lại, tuy nhiên những tƣ liệu này chỉ có tính khái quát và giới thiệu về ngƣời Dao tại
Việt Nam [47].
Phải kể tới nhóm tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung,
Nguyễn Nam Tiến trong tác phẩm Ngƣời Dao ở Việt Nam (1971) mới cho chúng ta
12
một cái nhìn tổng thể và khá chi tiết về ngƣời Dao tại Việt Nam. Với nhiều nguồn tƣ
liệu điền dã phong phú, chính xác, cụ thể, các tác giả đã đề cập khái quát về tên gọi,
nguồn gốc lịch sử, địa bàn cƣ trú, các hình thái kinh tế, đời sống vật chất, phong tục tập
quán, tôn giáo tín ngƣỡng, văn học nghệ thuật, tri thức dân gian và những biến đổi
trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Dao ở nƣớc ta từ sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945 [26].
Sự biến đổi kinh tế - xã hội của ngƣời Dao tại Việt Nam và các nƣớc trong
khu vực. Năm 1998, Hội nghị quốc tế học về ngƣời Dao đƣợc tổ chức tại Thái
Nguyên về chủ đề Sự phát triển kinh tế xã hội của người Dao: Hiện tại và tương
lai với hàng chục tham luận của các tác giả trong nƣớc và quốc tế đã làm rõ các vấn
đề liên quan tới văn hóa và phát triển.
Một trong những chuyên khảo đầu tiên về ngƣời Dao phải kể đế n tác phẩm Văn
hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang của Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý
(1999). Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu hai nhóm Dao tập trung và cƣ trú đông ở Hà
Giang là Dao Đỏ và Dao Áo dài và làm rõ những nét đặc trƣng nhất trên tất cả các lĩnh
vực lịch sử tộc ngƣời, các hoạt động kinh tế, văn hoá vật chất, tổ chức làng bản, gia
đình và nghi lễ gia đình, tín ngƣỡng tôn giáo, văn hoá dân gian, tri thức dân gian [36].
Các công trình nghiên cứu có tính chuyên khảo về văn hoá vật chất về nhà ở
ngƣời Dao của các tác giả Nguyễn Khắc Tụng (1971), Nguyễn Minh Phúc (2013). Về
Trang phục có các nghiên cứu của Nông Quốc Tuấn (2002) Nguyễn Anh Cƣờng
(2003). Về văn hoá tinh thần, có khá nhiều công trình nghiên cứu, trong đó đáng chú ý
là Lý Hành Sơn (2003) về “Các nghi lễ chủ yếu trong chu kì đời người của nhóm Dao
Tiền ở Bắc Kạn”, trên cơ sở miêu tả khá sinh động các nghi lễ chủ yếu trong chu kì đời
ngƣời và quá trình biến đổi của những nghi lễ đó, tác giả đã làm rõ vai trò, chức năng,
giá trị của những nghi lễ này cũng nhƣ đặc trƣng văn hoá của nhóm Dao Tiền
ở Bắc Kạn [53].
13
Ngoài các công trình có tính chuyên khảo nhƣ trên chúng ta có thể tìm thấy khá
nhiều bài viết liên quan tới mọi mặt đời sống của ngƣời Dao trong cả nƣớc qua các tác
giả nhƣ Lý Hành Sơn, Nguyễn Anh Cƣờng, Võ Mai Phƣơng, Nguyễn Thế Loan, Trần
Hữu Sơn… đã đƣợc công bố trên tạp chí Dân tộc học, Văn hóa nghệ thuật... Đối với
luận án tiến sỹ chúng ta có thể tìm thấy những nghiên cứu chuyên sâu của Phạm Văn
Dƣơng (2010) về thầy cúng ngƣời Dao họ tại Lào Cai.
Điểm lại các công trình nghiên cứu của ngƣời Dao ở Việt Nam cho thấy, các
nhà nghiên cứu Dân tộc học quan tâm tới nhiều khía cạnh, lĩnh vực đời sống văn hóa xã hội của ngƣời Dao. Mặc dù vậy vấn đề nghiên cứu về sinh kế của ngƣời Dao đến
hiện nay chƣa nhiều, đặc biệt đối với ngƣời Dao di cƣ vào Tây Nguyên.
1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về di cư
Ở nƣớc ta, thời kỳ trƣớc năm 1986, để thực hiện cho mục tiêu phân bố lại
dân cƣ và lao động trong cả nƣớc, nhiều công trình nghiên cứu về di dân đƣợc triển
khai. Song, cũng nhƣ một số nƣớc ở châu Á, nghiên cứu về di dân chỉ thực sự
đƣợc triển khai nhiều trong những năm gần đây, trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, khi mà vấn đề di cƣ đã và đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết
nhằm đảm bảo an sinh xã hội ở các đô thị. Mục tiêu của các nghiên cứu đó là tìm
lời giải cho việc hoạch định các chính sách nhằm kiểm soát chặt chẽ tình hình di
dân và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ an sinh xã hội đối với cƣ dân đô thị, cƣ
dân nông thôn.
Nhiều nhà nghiên cứu các chuyên ngành dân số học, xã hội học, quản lý kinh tế
nhƣ: Tƣơng Lai, Trịnh Duy Luân, Đặng Nguyên Anh, Hoàng Văn Chức, Trần Hữu
Quang, Nghiêm Xuân Đạt, Đồng Bá Hƣớng, Lê Bạch Dƣơng, Thân Văn Liên, v.v…
đã có các công trình nghiên cứu, bài luận khoa học về di dân, tác động của di dân đến
các vấn đề thuộc về an sinh xã hội, kiến nghị thiết lập các chính sách để quản lý quá
trình di dân.
14
Đề tài Di dân theo mùa vụ nông thôn – đô thị và các giải pháp do Lê Đăng
Giang chủ nhiệm [31] đã làm rõ: di dân theo mùa vụ gần sát nghĩa với di dân “con
lắc” và di dân tạm thời; di dân theo mùa vụ diễn ra vào thời kỳ nông dân không “bận
việc”, những ngày ngƣời nông dân “không có việc làm”, thời điểm “nông nhàn”;
nguyên nhân chủ yếu của di dân theo mùa vụ là tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, bảo
đảm cuộc sống. Đề tài có những nghiên cứu sâu về hiện trạng di dân theo mùa vụ vào
thành phố, chỉ ra mặt tích cực, tiêu cực và kiến nghị các giải pháp hạn chế, quản lý di
cƣ theo mùa vụ nông thôn - đô thị. Về các tác động tiêu cực, đề tài chỉ ra, di dân theo
mùa vụ nông thôn - đô thị gây ra sự lộn xộn về trật tự xã hội, gây ách tắc giao thông…
“tạo sức ép về mặt xã hội, an ninh của thành phố”. Với một vài số liệu, đề tài đã cho
thấy mức độ, loại hình tệ nạn xã hội, tội phạm của những ngƣời nông dân vào thành
phố, lang thang kiếm sống. Đề tài đƣa ra dẫn chứng, phân tích 4.958 ngƣời lang thang
thu gom đƣợc trong các năm ở Hà Nội trong các năm 1989, 1990, 1991, cho con số:
trộm cắp 357 ngƣời, mại dâm 435 ngƣời, lừa đảo 190 ngƣời, buôn bán vé, chèo kéo
khách đi ô tô 49 ngƣời... Con số đó cho thấy, mại dâm và trộm cắp là hai hiện tƣợng
nổi trội trong nhóm ngƣời từ nôngthôn vào thành phố Hà Nội kiếm sống. Số liệu và
một vài nhận định về tác động tiêu cực của di dân theo mùa vụ từ nông thôn vào thành
phố là những tài liệu tham khảo cho nghiên cứu của đề tài luận án.
Đề án“Kiểm soát dòng di dân nông thôn - đô thị trong quá trình đô thị hóa
ở Việt Nam” đƣợc thực hiện bởi Viện quy hoạch đô thị và nông thôn [96]. Mục
đích của đề án là tìm ra một số giải pháp kiểm soát dòng ngƣời từ nông thôn tới
các đô thị hiện nay ở Việt Nam. Một số nghiên cứu nhƣ, Dự án VIE/95/004 “Tăng
cường năng lực cho chính sách di dân nội địa ở Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn thực hiện, “Di dân và sức khỏe ở Việt Nam”, đƣợc thực
hiện với sự giúp đỡ của Quỹ dân số Liên Hợp quốc và Trƣờng đại học Tổng hợp
Brown [55]. Mục tiêu của các nghiên cứu này là tập trung làm rõ một số vấn đề
nhƣ: Đánh giá nguyên nhân, hậu quả của quá trình di dân và ảnh hƣởng của di dân
đối với sức khỏe, sức khỏe sinh sản trong quá trình chuyển đổi kinh tế thị trƣờng ở
Việt Nam; đƣa ra một số giải pháp quản lý di dân ở Việt Nam.
15
Nghiên cứu về di dân của các dân tộc thiểu số từ miền núi phía Bắc vào Tây
Nguyên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân di cƣ của ngƣời dân là do đời
sống kinh tế khó khăn, thiếu đất sản xuất, điều này đã đƣợc các tác giả Bùi Minh Đạo
(2003), Nguyễn Bá Thủy (2004) đề cập trong các nghiên cứu của mình. Ngoài ra tác
động di dân còn do các chính sách của nhà nƣớc nhƣ xây dựng kinh tế mới, di dân do
xây dựng thủy điện những vấn đề này đã đƣợc tác giả nhƣ Đặng Nguyên Anh (2006)
nghiên cứu chi tiết [1] [63].
Nguyễn Bá Thủy (2004) trong nghiên cứu về di dân tự do của đồng bào Tày,
Nùng, Hmông, Dao từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắk Lắk giai đoạn 1986 - 2000, đã chỉ
ra những nguyên nhân di cƣ là do đời sống kinh tế khó khăn, thiếu đất sản xuất, nƣớc
sinh hoạt v.v. Tuy nhiên những ngƣời di cƣ đã làm thay đổi cơ cấu dân tộc cũng nhƣ
tác động sâu sắc tới kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trƣờng tại Đăk Lăk [63].
Đặng Nguyên Anh (2006) trong Chính sách di dân trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi cho thấy thực trạng di dân ở các tỉnh miền núi phía
Bắc và Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhóm di dân có tổ chức và
nhóm di dân tự phát có tỷ lệ biết đến các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc phục vụ
cho chƣơng trình di dân khá cao. Các chƣơng trình đinh canh định cƣ, kinh tế mới
đƣợc triển khai đã phát huy tác dụng tích cực, tuy nhiên hiệu quả chƣa cao nhƣng vẫn
có thể ổn đinh đời sống cho ngƣời dân. Mặc dù chính sách đã đƣợc bổ sung và hoàn
chỉnh liên tục nhƣng vẫn chƣa có tính đồng bộ và chậm so với thực tiễn. Chính vì vậy
chính phủ cần đƣa ra những chính sách phù hợp để quản lý, giám sát các dòng di cƣ [1].
Một trong những hội thảo quốc tế với chủ đề Di dân, Phát triển và Giảm nghèo
được tổ chức tại Hà Nội (2009) đã quy tụ đƣợc rất nhiều tham luận của các học giả
trong và ngoài nƣớc. Các tham luận của Đặng Nguyên Anh, Robyn Iredale đã chỉ ra
các vấn đề mà ngƣời di cƣ gặp phải cũng nhƣ các chính sách liên quan tới họ. Vấn đề
di dân nông thôn và các tác động tại nơi xuất cƣ cũng đƣợc đề cập qua bài viết của Đỗ
Xuân Hòa, Nguyễn Việt Cƣờng; những thách thức trong quá trình đô thị hóa cũng các
vấn đề về nghèo đói tại các đô thị đƣợc Cristina Lim, Nguyễn Thanh Liêm quan tâm,
16
chia sẻ. Thông qua hội thảo, các đại biểu đã đƣa ra nhiều kiến nghị liên quan tới chính
sách nhằm hƣớng tới một xã hội công bằng và phát triển.
Veronique Marx và Katherine Fleischer (2010) với tác phẩm Di cư trong nước
cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã chỉ ra rằng,
ngƣời di cƣ đã gặp khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ xã hội hơn so với những ngƣời
không di cƣ. Địa bàn họ chọn di cƣ thƣờng là các thành phố lớn và khu công nghiệp
dẫn tới viê ̣c dân số tăng nhanh, gây áp lực tới cơ sở hạ tầng tại các khu vực đô thị nhƣ
nhà ở, y tế, giao thông, nƣớc sạch. Họ phải sống tại các khu nhà trọ chật chội và không
hợp vệ sinh, ngƣời di cƣ còn có trách nhiệm gửi tiền giúp đỡ gia đình, ngoài ra di cƣ
cũng đã tác động tới cơ cấu gia đình trong phân công lao động giữa giới và độ tuổi.
Mặc dù có sự tác động tích cực đối với kinh tế hộ và gia đình nhƣng vấn để lây nhiễm
HIV cho vợ/chồng ở quê nhà là vấn đề đáng ngại từ kết quả nghiên cứu [45].
Từ kết quả tổng quan nghiên cứu trên đây cho thấy, các nghiên cứu về sinh kế
trên thế giới và ở Việt Nam đƣợc đề cập ở nhiều góc độ. Các nghiên cứu về sinh kế
trên thế giới thƣờng gắn với các hoạt động di cƣ và quan tâm nhiều hơn sự đảm bảo
sinh kế cho các nhóm cƣ dân, tộc ngƣời di cƣ. Đối với các nghiên cứu ở Việt Nam, hầu
hết các nghiên cứu tập trung chủ yếu ở dƣới hình thức các hoạt động kinh tế tộc ngƣời
mà chƣa làm nổi bật lên những sinh kế chính mà các tộc ngƣời đã lựa chọn phù hợp
với điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sống của họ. Đặc biệt, chƣa có nghiên cứu cụ thể
nào về sinh kế và biến đổi sinh kế của ngƣời Dao di cƣ ở địa bàn Tây Nguyên.
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1. Cơ sở lý thuyết
1.2.1.1.Một số khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài
Nghiên cứu sinh kế của của ngƣời Dao di cƣ tự do tại huyện Cƣ M‟Gar tỉnh
Đăk Lăk là vấn đề cần đƣợc nhìn nhận đa chiều. Do đó để phục vụ cho việc nghiên
cứu, trƣớc hế t tôi tìm hiểu một số khái niệm liên quan tới đề tài.
17