Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Kiến thức về đau ốm và sự lựa chọn cách chữa trị của người Tày ở nông thôn miền núi tỉnh Yên Bái (nghiên cứu trường hợp xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên[162600]162600

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THU QUỲNH

KIẾN THỨC VỀ ĐAU ỐM VÀ SỰ LỰA CHỌN CÁCH
CHỮA TRỊ CỦA NGƯỜI TÀY Ở NÔNG THÔN MIỀN NÚI
TỈNH YÊN BÁI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ KIÊN THÀNH, HUYỆN TRẤN YÊN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2013


122


ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THU QUỲNH

KIẾN THỨC VỀ ĐAU ỐM VÀ SỰ LỰA CHỌN CÁCH CHỮA
TRỊ CỦA NGƯỜI TÀY Ở NÔNG THÔN
MIỀN NÚI TỈNH YÊN BÁI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ KIÊN THÀNH, HUYỆN TRẤN YÊN)


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành Dân tộc học
Mã số: 60 22 70

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN CHÍNH

HÀ NỘI - 2013
123


MỤC LỤC

DẪN LUẬN ...................................................................................................................... 130
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 130
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 132
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 140
4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................ 141
5. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................. 147
CHƢƠNG 1: SƠ LƢỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................................. 149
1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Kiên Thành ............................................................... 149
1.2. Một số đặc điểm kinh tế xã hội của xã Kiên Thành .......................................... 157
1.3. Vài nét về ngƣời Tày ở địa phƣơng .................................................................... 166
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................................ 170
CHƢƠNG 2: QUAN NIỆM VỀ ĐAU ỐM.................................................................... 171

2.1. Quan niệm về tình trạng ốm đau ........................................................................ 171
2.1.1. Ranh giới giữa các khu vực chữa trị ............................................................... 172
2.1.2. Những lí giải khác biệt .................................................................................... 176
2.2. Hình dung về cơ thể con ngƣời và cách thức xác định đau ốm ........................ 179
2.2.1. Hình dung về cơ thể con người ....................................................................... 179
2.2.2. Các cách thức xác định ốm đau ...................................................................... 182
2.3. Biểu hiện, phân loại ốm đau và nguyên nhân gây ốm ....................................... 187
2.3.1.Biểu hiện, phân loại ốm đau thuần túy thuộc về thể chất ................................ 187
2.3.2.Biểu hiện và phân loại ốm đau do các thế lực siêu nhiên gây ra ..................... 192
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................ 194
CHƢƠNG 3: LỰA CHỌN PHƢƠNG THỨC CHỮA TRỊ ......................................... 195
3.1. Lựa chọn phƣơng thức chữa trị .......................................................................... 195

3.1.1. Tự chữa trị ....................................................................................................... 195
3.1.2. Tìm đến khu vực y học dân gian ...................................................................... 197
3.1.3. Khám chữa bệnh ở trạm y tế và bệnh viện ...................................................... 203
3.1.4. Chữa trị đồng thời ở nhiều khu vực y tế khác nhau ........................................ 205
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới lựa chọn chữa trị ...................................................... 207
126


3.2.1.Quan hệ thân tộc .............................................................................................. 207
3.3.2.Kiến thức về đau ốm ......................................................................................... 208
3.3.3. Điều kiện kinh tế .............................................................................................. 209
3.3.4. Điều kiện giao thông ....................................................................................... 211

Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................ 213
CHƢƠNG 4: CÁC DỊCH VỤ Y TẾ Ở ĐỊA PHƢƠNG ............................................... 214
4.1.Khu vực y học dân gian ........................................................................................ 214
4.1.1.Bà lang vườn .................................................................................................... 214
4.1.2.Thầy cúng ......................................................................................................... 216
4.2.Khu vực y học hiện đại.......................................................................................... 218
4.2.1.Các cơ sở khám chữa bệnh............................................................................... 218
4.2.1. Nơi mua thuốc Tây .......................................................................................... 225
4.2.3.Tình trạng bán dạo thuốc và thiết bị hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ...................... 226
Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................................ 228
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 229


127


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân

TH

Tiểu học


THCS

Trung học cơ sở

PTTH

Phổ thông trung học

THCN

Trung học chuyên nghiệp


CĐ, ĐH

Cao đẳng, đại học

BHYT

Bảo hiểm y tế

KTL

Không trả lời


NGO

Tổ chức phi chính phủ

128


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Danh mục biểu đồ

Trang


Biểu đồ 0.1: Trình độ học vấn của người trả lời bảng hỏi

21

Biểu đồ 1.3. Tỉ lệ hộ gia đình người Tày phân theo các nguồn thu chính

41

Biểu đồ 1.4. Tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng các nguồn nước khác nhau

43


Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ người dân sử dụng thuốc nam của các bà lang

78

Biểu đồ 3.2. Quan niệm của người dân về tác dụng phụ của thuốc Tây

79

Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ người khám chữa bệnh ở trạm xá phân theo thôn bản

93


Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ người dân tin rằng cúng bái góp phần khỏi ốm

98

Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ bệnh nhân đến khám chữa tại trạm xá phân theo nhóm tuổi

101

Danh mục bảng
Bảng 0.2: Nghề nghiệp của người trả lời bảng hỏi


21

Bảng 1.1: Số hộ, nhân khẩu trong xã Kiên Thành phân theo dân tộc

35

Bảng 1.2: Quy mô gia đình của người Tày ở xã Kiên Thành

36

Bảng 2.1. Thống kê một số một số cách lí giải về “ốm đau” và “bệnh tật”


52

của người dân
Danh mục các hình
Hình 2.1. Minh họa “Ốm đau” và “bệnh tật”

51

Danh mục bản đồ
Bản đồ 1.1. Bản đồ xã Kiên Thành

27


129


DẪN LUẬN
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Lý do chọn đề tài
Ốm đau bệnh tật là vấn đề xuyên suốt của mọi cộng đồng bởi con người luôn phải
duy trì sức khỏe hay đối mặt với tình trạng đau yếu. Do đó, họ phải có những hình dung
về cơ thể, kiến thức về đau ốm, cách chăm sóc một cơ thể khỏe mạnh... Tất cả những
kiến thức ấy không chỉ đơn thuần là những trải nghiệm mang tính cá nhân mà còn do tư
duy của cả cộng đồng quy định. Và đó là sản phẩm đúc kết tư duy của nhiều thế hệ dựa

trên kinh nghiệm từ thời nguyên thủy cho đến các xã hội hiện đại. Trong trường rộng lớn
của các nghiên cứu về văn hóa tộc người, tìm hiểu vấn đề chăm sóc sức khỏe trong nhân
học góp phần đem lại những lí giải về kiến thức, thái độ và thực hành y tế của người
trong cuộc ở các xã hội khác nhau. Vì thế, cùng với những nghiên cứu văn hóa xã hội
khác, nghiên cứu về chăm sóc y tế góp phần khám phá, hiểu biết thêm về văn hóa tộc
người.
Các nghiên cứu trong nước đề cập nhiều tới vấn đề chăm sóc sức khỏe của người
dân. Tuy vậy, vẫn ít người quan tâm tới hành vi lựa chọn trong chữa trị, nó diễn ra như
thế nào trong bối cảnh văn hóa và khơng gian tộc người cụ thể? Nó là sản phẩm của
những tính tốn duy lý cá nhân hay được quy định bởi kiến thức, niềm tin và các thiết
chế truyền thống?
Với mong muốn trả lời những câu hỏi đó, góp phần tìm hiểu những lí giải của người

trong cuộc về ốm đau, chúng tôi lựa chọn đề tài “kiến thức về đau ốm và lựa chọn trong
chữa trị của người Tày ở nông thôn miền núi tỉnh Yên Bái, nghiên cứu trường hợp xã
Kiên Thành, huyện Trấn Yên”.
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu kiến thức về ốm đau và hành vi lựa chọn
chữa trị của người dân tại địa bàn một xã miền núi phía Bắc. Để trả lời được câu hỏi
nghiên cứu chính đó, chúng tơi mong muốn giải quyết được các vấn đề sau:
- Quan niệm, sự phân loại về ốm đau, bệnh tật của người dân:
130


Kiến thức về ốm đau của người dân ln có độ chênh với tri thức khoa học. Người
dân giải thích hiện tượng đau ốm bằng thế giới quan, kinh nghiệm của họ, nhiều khi

những giải thích đó cịn mang đậm màu sắc tơn giáo, huyền bí thậm chí có phần phi lý.
Phải tìm hiểu được kiến thức, quan niệm của người dân về ốm đau để hiểu các kiến thức
ấy chi phối như thế nào tới các thực hành chăm sóc sức khỏe.
- Sự lựa chọn các khu vực chữa trị (khu vực y học chuyên nghiệp, y học dân gian
hay tự chữa trị), quá trình chữa trị của người dân khi ốm đau như thế nào:
Đây có thể là một hành động hoặc là chuỗi hành động của người ốm và gia đình họ
khi gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Hành động của mỗi cá nhân là kết quả của q trình
văn hóa thẩm thấu vào, là sự phản ánh của các hệ giá trị, tư duy và hình ảnh cộng đồng.
Do đó, sự lựa chọn các khu vực chữa trị bao giờ cũng chịu ảnh hưởng bởi kiến thức,
niềm tin về đau ốm và cách thức chữa trị. Đặc điểm, tính sẵn có của các khu vực chữa trị
mở ra các lựa chọn cho người dân. Trong khi đó, khả năng chi trả cũng có vai trò rất
quan trọng đối với lựa chọn khu vực chữa trị và cả quá trình chữa trị. Mặt khác, chúng tơi

cũng duy trì quan điểm cho rằng mỗi con người chịu sự chi phối của nhiều mối quan hệ
trong cộng đồng (cấu trúc, thiết chế, quan hệ mạng lưới...), do đó, các mối quan hệ này
sẽ tác động lên quyết định chữa trị.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Chúng tôi hi vọng nghiên cứu này sẽ đóng góp một mơ tả sâu về kiến thức, hành vi
lựa chọn của người dân ở khu vực nơng thơn trong việc chăm sóc sức khỏe. Với lối tiếp
cận toàn thể, sự lựa chọn chữa trị bệnh tật được hiểu như là một quá trình chịu ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau. Chúng tơi hi vọng tiếp cận này sẽ
mang tới một cái nhìn đầy đủ về vấn đề chăm sóc sức khỏe này.
Trong thực tiễn, những người làm công tác y tế cũng thừa nhận mối quan hệ giữa
bệnh tật và văn hóa là hiển nhiên và có tác động tới sức khỏe con người, họ không phủ
nhận thế giới quan quy định đến suy nghĩ và thực hành về thuốc. Nhiều người vẫn nghĩ y

học hiện đại được chào đón ở các nước đang phát triển, nhưng không hẳn vậy, trong
quan điểm của người bệnh, nhiều khi, tác động của hệ thống y tế hiện đại không được
đánh giá cao hơn y học dân gian; thậm chí kể cả khi hệ thống y học hiện đại rất phổ biến,
131


người dân vẫn tự chữa trị. Và việc làm rõ những điều đó có tính ứng dụng cao (Chen,
L.C, Kleinman, A., Ware, N.C.: 275-299, 1993; Foster, G.M., Anderson, B.G., 1978:
248-261).
Do đó, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa quan niệm về đau ốm và thực hành chăm sóc
sức khỏe của nghiên cứu này cũng có đóng góp thực tiễn đối với cơng tác chăm sóc sức
khỏe cho người dân tộc thiểu số. Nhiều băn khoăn vẫn để ngỏ về hành vi khám chữa

bệnh của người dân tộc thiểu số: tại sao họ lại tự chữa trị nhiều hơn là tìm tới bệnh viện?
tại sao họ lại sử dụng đồng thời nhiều phương pháp chữa trị khác nhau?... do chưa có sự
thấu hiểu cặn kẽ quan niệm của người dân. Về các chính sách của Nhà nước trong chăm
sóc sức khỏe cho người dân tộc thiểu số, đã có nhiều câu hỏi đặt ra về hiệu quả của chính
sách ấy, như chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo có khả năng can thiệp vào hành
vi khám chữa bệnh của người dân tộc thiểu số như thế nào? Vai trò thực sự của các
chương trình truyền thơng tun truyền chăm sóc sức khỏe?... Chúng tơi cũng hi vọng
rằng với việc mơ tả kĩ lưỡng, sẽ có thể giải thích được một phần những câu hỏi đó.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nhân học Việt Nam, mảng nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe đã được quan
tâm nhưng chưa phải là chủ đề được đông đảo nhà nghiên cứu theo đuổi. Những năm gần
đây, chủ đề này được chú ý vì tính ứng dụng của nó. Nhiều kết quả nghiên cứu được

phục vụ trực tiếp cho các dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhưng khơng chỉ có các
nhà nhân học mới quan tâm tới chăm sóc y tế như là một vấn đề của văn hóa xã hội. Mà
y học, y tế công cộng cũng xây dựng nhiều nghiên cứu trong bối cảnh riêng của từng
cộng đồng. Ngoài ra, những cuộc điều tra, khảo sát thường kỳ đã đóng góp nguồn thơng
tin chính xác, cập nhật và các đánh giá sát với thực tế chăm sóc sức khỏe ở khu vực nông
thôn.
Khi phân loại về khuynh hướng tiếp cận các vấn đề trong nhân học y tế, giới học giả
nước ngoài thường phân ra các cách tiếp cận chủ yếu: tiếp cận sinh thái – chú trọng tới
thích nghi, tiếp cận giải thích đặt trong bối cảnh văn hóa xã hội và tiếp cận phê phán
nhấn mạnh tới sự bất cơng bằng trong thụ hưởng chính sách (Sargent, C.F. & Johnson
132



T.M., 1996:12). Ở Việt Nam có thể thấy hai khuynh hướng khá phổ biến là: 1) mô tả
truyền thống chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh văn hóa; 2) các khảo sát thực trạng chăm
sóc y tế với những những ngụ ý phê phán bất bình đẳng trong thụ hưởng chính sách của
Nhà nước. 3) Khuynh hướng tiếp cận sinh thái chủ yếu được thể hiện dưới các miêu thuật
tri thức bản địa về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đôi khi hướng tiếp cận sinh thái cũng
được nhắc tới trong những giải thích của tác giả khi cho rằng các hành vi ăn uống, chăm
sóc sức khỏe cũng được coi là cơ chế thích nghi của con người với môi trường sống.
Trước đây, nghiên cứu dân tộc học trong nước vẫn đề cập đến các hoạt động chăm
sóc sức khỏe trong các mơ tả sâu về văn hóa truyền thống của nhiều tộc người khác nhau.
Phần viết này không chiếm nhiều trong toàn bộ khảo tả nhưng tương đối kỹ, bao giờ
cũng mô tả kỹ và cố gắng lý giải các kiêng kị trong chăm sóc sức khỏe. Càng về thời

gian gần đây, càng có nhiều miêu tả rất tỉ mỉ, chi tiết về kiến thức, thực hành y tế của
người dân. Với dân số đông, người Kinh được quan tâm nhiều, hàng loạt cuốn sách, bài
viết ra đời ở mọi khía cạnh chuyên biệt nhất. Đồng thời, cũng xuất hiện nhiều nghiên cứu
xã hội học chỉ ra sự khác biệt trong lựa chọn chăm sóc y tế giữa các nhóm cư trú ở các
khu vực khác nhau. Cịn với cộng đồng dân tộc thiểu số, nhiều tác giả viết rất sâu, trong
đó các kiêng kị được đặc tả và giải thích cặn kẽ.
Đóng góp lớn nhất của khuynh hướng tiếp cận giải thích văn hóa này là trình bày
quan niệm, kiến thức của người dân về ốm đau - vấn đề kinh điển trong nghiên cứu nhân
học y tế. Thơng thường, người ta tự nhận biết tình trạng bệnh tật của mình bằng các giác
quan. Định nghĩa và cách phân loại bệnh tật chịu sự ảnh hưởng bởi thế giới quan, quan
niệm về tơn giáo tín ngưỡng, thậm chí là những niềm tin mơ hồ chính người dân cũng
khơng thể lý giải được. Cách giải thích ngun nhân ốm đau vừa mang tính khoa học vừa

mang tính siêu hình. Người ta cho rằng ốm đau có thể do tác động của thời tiết, chế độ
làm việc, chế độ ăn uống sinh hoạt, quan hệ xã hội hay do sự tách rời của linh hồn khỏi
cơ thể, sự trừng phạt của các thần (Nguyễn Văn Thắng, 2006). Thế giới quan đó ảnh
hưởng tới các chữa trị của người dân, dẫn với việc họ sẽ lựa chọn việc chữa trị bằng thảo
dược hay tìm đến các cơ sở y tế. Hoặc trong nhiều trường hợp, người bệnh tìm đến thầy
cúng, cầu xin chữa khỏi và chịu các nghi thức phức tạp, sử dụng bùa chú, rồi kết thúc
133


bằng nghi lễ buộc chỉ vào tay để hồn không rời khỏi cơ thể người bệnh (Đặng Thị Hoa,
Khổng Thị Kim Anh, 2004).
Chủ đề chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ sơ sinh được tiếp cận nhiều vì ở đây

cịn bảo lưu nhiều thực hành chăm sóc sức khỏe đặc biệt, hiện rõ những dấu ấn tơn giáo
tín ngưỡng, quan niệm về sự uế tạp/ trong sạch cũng như các quan niệm khác về sự cân
bằng trong cơ thể người. Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều cho rằng máu của người
phụ nữ sau khi sinh hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt là “vấy bẩn”, sẽ làm ảnh hưởng tới
những đấng thiêng liêng (Nguyễn Thị Song Hà, 2005; Nguyễn Thị Quế Loan, 2006; Bế
Viết Đẳng, 1971). Sản phụ kiêng đến những nơi thờ cúng, không ra gian nhà lớn, không
ngồi cạnh bếp nấu ăn hay nơi tiếp khách. Điều đó ảnh hưởng nhiều tới hành vi tìm kiếm
sự chữa trị của người dân, thậm chí, trong nhiều trường hợp ảnh hưởng không tốt tới sức
khỏe của người bệnh. Trước đây, nhiều phụ nữ phải chịu những kiêng kị ngặt nghèo,
nhiều khi hà khắc như phải sinh con trong những căn lều ở trong vườn, trong rừng vì
kiêng “vận xui”, “máu bẩn”. Người dân có niềm tin rằng việc tn thủ/ hoặc khơng tn
thủ kiêng kị có liên quan tới sức khỏe của sản phụ, của đứa trẻ theo một cách riêng nào

đó mà chính bản thân họ cũng chưa chắc đã định hình cụ thể được.
Mặt khác, những nghiên cứu kiểu này có tính ứng dụng rất cao, vì nhà nước và các
tổ chức phi chính phủ liên tục triển khai nhiều cuộc điều tra về thực trạng chăm sóc sức
khỏe của bà mẹ, trẻ em. Điều này cũng giống nhân học thế giới, phân nhánh nhân học y
tế ra đời và phát triển vì những nhu cầu của thực tế, có nhiều chương trình cung cấp,
khảo sát chất lượng dịch vụ y tế...cần tới vai trò của những nhà nhân học (Schultz, E.A.
& Lavenda, R.H.2001). Ở Việt Nam, nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng
của bà mẹ trẻ em, HIV/ AIDS, sức khỏe cộng đồng ... đã dẫn đến yêu cầu chú trọng
nghiên cứu những vấn đề thiết thực này. Tuy vậy, có sự khác biệt giữa nghiên cứu của
các nhà dân tộc học so với xã hội học hay y tế công cộng. Các khảo sát ngoài dân tộc học
thường chỉ xem trọng thơng tin định lượng, thống kê tình trạng sức khỏe, bệnh tật, nhu
cầu của người dân với các ngụ ý chính sách. Nghiên cứu dân tộc học thuần túy vẫn chú

trọng mô tả tỉ mỉ về quan niệm, các tập tục truyền thống của người dân trong vấn đề sinh
đẻ, chăm sóc thai – sản phụ và trẻ sơ sinh.
134


Không chỉ dừng lại ở mô tả đơn thuần, các nhà nghiên cứu cố gắng đi tìm lời giải
cho câu hỏi cái gì chi phối hành vi chăm sóc sức khỏe của người dân ở khu vực nông
thôn? Ở thời điểm hiện tại có những biến chuyển gì xảy ra so với truyền thống trong quá
khứ?
Hầu hết các tác giả đều thừa nhận người dân cúng bái khi bị ốm đau do quan niệm
về phần xác và phần hồn luôn hằn sâu trong tâm trí từ nhiều đời nay. Do đó, nhiều
nghiên cứu đặt trọng tâm tìm hiểu vấn đề niềm tin tôn giáo gây ảnh hưởng như thế nào

tới việc chăm sóc sức khỏe, và có hay khơng sự thay đổi hành vi chữa trị khi có yếu tố
tơn giáo mới đi vào. Nguyễn Văn Thắng đã tìm hiểu rất kĩ cách giải thích mang tính tơn
giáo về nguồn gốc bệnh tật trong nghiên cứu động thái ứng xử với bệnh tật của người
Hmơng. Tác giả cho rằng tín ngưỡng truyền thống ảnh hưởng tới cách giải thích siêu
hình về ốm đau. Người Hmơng theo tín ngưỡng đa thần giáo, họ tin có sự tồn tại của
phần hồn trong cơ thể con người, động, thực vật, và tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ
phụ thuộc vào trạng thái của linh hồn tồn tại bên trong hay di chuyển ra ngoài cơ thể.
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật là do linh hồn rời khỏi thể xác, điều này
dẫn tới cách chữa bệnh rất phổ biến là gọi hồn. Mặt khác, sự trừng phạt của các nhiên
thần cũng gây ra tình trạng đau ốm, bệnh tật của con người. Tác giả cũng cho rằng tôn
giáo mới – đạo Tin lành du nhập vào làm thay đổi quan niệm và hành vi ứng xử với bệnh
tật của người dân (Nguyễn Văn Thắng, 2006).

Ở một bình diện khác, một số nhà nghiên cứu chọn hướng xem xét điều kiện kinh tế
và chính sách y tế tác động tới xu hướng chữa bệnh của người dân như thế nào. Có
những nơi, người dân gần như “buộc” phải dùng thuốc nam khi mắc các bệnh nhẹ hoặc
bệnh nan y vì khơng có một lựa chọn nào khả dụng hơn, chỉ có thuốc nam mới phù hợp
với túi tiền của họ (Nguyễn Bảo Đồng, 2005). Trong khi đó, một trong những nguyên
nhân chính gây nên khó khăn trong việc cải thiện tình hình chăm sóc sức khỏe của người
dân tộc thiểu số là chất lượng của dịch vụ y tế chưa tốt. Chính chất lượng dịch vụ y tế
cơng yếu kém, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn và việc chậm thay đổi hành vi chăm
sóc sức khỏe tạo thành vịng luẩn quẩn mãi khơng cải thiện được chăm sóc y tế (Đoàn
Kim Thắng, 2007). Cùng quan điểm này, Hoàng Thị Lê Thảo cho rằng cơ chế chính sách
135



của Nhà nước, sự thay đổi điều kiện kinh tế gia đình, trình độ học vấn là các yếu tố chính
làm thay đổi hành vi ứng xử trong phịng và chữa bệnh của người Nùng. Tác giả miêu tả
kỹ lưỡng sự biến đổi trong quan niệm, định nghĩa về bệnh tật và quá trình chữa bệnh
đồng thời áp dụng lý thuyết sự lựa chọn duy lý vào phân tích hành vi (Hoàng Thị Lê
Thảo, 2009). Dù vậy những miêu tả chưa cho người đọc thấy rõ các quyết định, hành vi
chăm sóc, điều trị bệnh là quyết định duy lý dựa trên sự cân nhắc kỹ càng giữa chi phí,
lợi ích như thế nào. Bản thân cách tiếp cận này cũng khó đem lại một sự giải thích thỏa
đáng vì tìm kiếm khu vực chữa trị khơng đơn thuần là một hành vi duy lý. Tính duy lý
của nó có lẽ được thể hiện khi người nhà bệnh nhân lựa chọn và mong chờ một kết quả
tốt nhưng không phải khi nào người ta cũng tính tới nguyên tắc an tồn, tránh rủi ro cho
việc chữa bệnh được. Đó là chưa kể tới các truyền thống văn hóa đã quy định nên cách

hành xử ở mỗi cộng đồng người, con người sinh ra ở đâu sẽ chịu ảnh hưởng của cấu trúc
xã hội, của thiết chế ấy.
Hành vi tìm kiếm điều trị chăm sóc sức khỏe cho người bệnh được cho là ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, do vậy, một cái nhìn tồn diện là cần thiết. Nguyễn
Văn Chính là người đưa ra một nghiên cứu mẫu mực về chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và
trẻ em ở khu vực nông thôn. Tác giả cho một bản mơ tả đầy đủ về thực hành chăm sóc trẻ
sơ sinh và sản phụ ở nông thôn Việt Nam qua nghiên cứu trên diện rộng với các mẫu có
tính đại diện cho nơng thơn miền núi phía Bắc, miền Trung và Đồng bằng sông Cửu
Long. Một thực trạng thường thấy là thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh và sản phụ ở nơng
thơn chịu ảnh hưởng rất lớn của thói quen, kiến thức và niềm tin tôn giáo. Đồng thời,
thực hành chăm sóc sức khỏe nói chung, chăm sóc trẻ sơ sinh và sản phụ nói riêng cũng
chịu sự quy định của điều kiện kinh tế gia đình; tình trạng nghèo đói là một trong những

ngun nhân chính cản trở người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng (Nguyễn
Văn Chính, 2006).
Tương tự, trong cơng trình của mình, David Craig mơ tả khá cụ thể về những kiến
thức chữa trị và thực hành y tế thường ngày của người dân nông thôn Việt Nan. Người
dân nông thơn khơng tìm tới một khu vực y tế duy nhất mà thường có bệnh thì vái tứ
phương. David Craig cho rằng hành vi tìm kiếm nhiều khu vực y tế khác nhau như vậy
136


hình thành do điều kiện lịch sử: ảnh hưởng các yếu tố văn hóa Trung Hoa, sang thời kỳ
cận đại lại bắt đầu ảnh hưởng Pháp và phương Tây. Còn việc thường xuyên tự chữa trị
được cho là bắt nguồn từ việc chữa trị bằng đông y (Craig, D., 2002).

Tiếp cận chăm sóc sức khỏe dưới góc độ kinh tế chính trị được nhiều nghiên cứu
hướng tới. Tất cả khảo sát đều đưa ra một thực trạng kinh tế kém phát triển, tình trạng
chăm sóc y tế của người dân ở nông thôn, đặc biệt là khu vực dân tộc thiểu số cịn gặp
nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất tạm bợ, trang thiết bị y tế thiếu, số bác sĩ với trình độ chủ
yếu là chuyên tu, tại chức mới chỉ đáp ứng chưa được 50% nhu cầu, bệnh viện ln ở
trong tình trạng q tải… phổ biến ở mọi vùng nơng thơn. Có rất nhiều người dân tự điều
trị, không đến bệnh viện để khám bệnh. Nhiều trường hợp không được khám, chữa bệnh
kịp thời đã nặng hơn, chữa trị tốn kém và thời gian điều trị cũng kéo dài (Đức Thuận,
2010). Thiếu cơ sở vật chất y học hiện đại và ưu thế về khả năng tài chính là một trong
những yếu tố tác động tới ứng xử với bệnh tật của người dân nông thôn; tỉ lệ mắc bệnh ở
người nghèo là 13%, trong khi ở những người giàu có chỉ là 7%. Tỉ lệ người dân tộc
thiểu số có sức khỏe yếu và tỷ lệ suy dinh dưỡng rất cao do điều kiện nước sạch, vệ sinh

môi trường, chất lượng bữa ăn ở vùng sâu vùng xa còn kém. Tỉ lệ khai thác dịch vụ y tế
công ở nông thôn cũng ở mức thấp. Trên 50% số người bị ốm tự điều trị cho mình, 12 –
14% đến trạm y tế để được điều trị và số còn lại đi khám bác sĩ tư hoặc lên tuyến trên
(Đôn Tuấn Phong, Amador F., Romero J.J., 2007). Cư dân sống ở vùng sâu vùng xa, các
tộc người dân tộc thiểu số càng ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ cơng cơ bản vì giao
thơng khó khăn, tình trạng nghèo đói ở mức cao, trình độ học vấn thấp và chất lượng
dịch vụ y tế cấp cơ sở vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay, mạng lưới y tế cơ sở đảm đương
nhiệm vụ chăm lo sức khỏe, trực tiếp giải quyết những sự cố cho khoảng 75% dân số.
Nhưng vẫn có tới 98,8% trạm y tế xã hoạt động chỉ với 4 - 7 cán bộ, trong đó cán bộ có
trình độ đại học là 8,5%; trung học 73,2% và sơ học 12,44% (Quỳnh Hương, 2009).
Tập quán sinh hoạt của người dân tộc thiểu số cũng được coi là quá cũ kỹ, lạc hậu,
không tốt cho sức khỏe, vì thế chính sách của Nhà nước phải làm sao thay đổi được tư

duy, thói quen chăm sóc sức khỏe của người dân. Nguyễn Văn Quyết khảo sát trong
trường hợp tác động của yếu tố kinh tế, xã hội đến hai tộc người (người Kinh với các
137


nhóm dân tộc thiểu số) là tương đương nhau thì vẫn tồn tại rất nhiều khác biệt trong
chăm sóc sức khỏe sinh sản. Sự khác biệt duy nhất ở đây là tập qn văn hóa, tâm lý tộc
người và trình độ học vấn (Phạm Văn Quyết, 2006). Hay bằng phương pháp thống kê xã
hội học, nhiều người cũng cho thấy các tập quán cũ ở người thiểu số có liên quan chặt
chẽ với tỉ lệ bệnh tật cao. Tình trạng sử dụng nước sạch, vệ sinh nhà ở, tỉ lệ sử dụng các
cơng trình phụ, mức độ vệ sinh mơi trường không đảm bảo vệ sinh dẫn tới bệnh tật
đường hơ hấp, đường tiêu hóa ở một người Dao rất cao (54,24% và 10,51%) (Đàm Khải

Hồn, Nguyễn Đình Học, Nguyễn Hương Nga, 2003). Do đó, một khuyến nghị tăng
cường mạng lưới chăm sóc sức khỏe cũng như vai trị của tuyên truyền là cần thiết
Trên cơ sở khẳng định tập quán cũ vẫn tồn tại như là trở lực trong việc nâng cao
chất lượng chăm sóc y tế ở người dân tộc thiểu số, các khảo sát cũng chỉ rõ sự bất bình
đẳng trong việc thụ hưởng các chính sách y tế nói riêng, chính sách phát triển kinh tế xã
hội nói chung. Do sự thiếu thốn cơ sở vật chất y tế ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, Nhà
nước bù đắp bằng việc thực hiện cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, khu vực
khó khăn. Tuy vậy, chính sách cấp phát thẻ BHYT có thể làm thay đổi hành vi chữa trị
hay làm tăng chất lượng chăm sóc sức khỏe của người dân vẫn chỉ là niềm tin có tính lí
trí nhiều hơn là một thực tế được chứng minh. Báo cáo của Nhà nước đưa ra kết quả khả
quan: “Hệ thống y tế nông thôn được quan tâm xây dựng đã và đang trở thành tuyến
chăm sóc sức khoẻ ban đầu quan trọng của nhân dân: hệ thống y tế thôn đã được mở

rộng, nâng cấp, bình qn 1 trạm y tế xã có 0,63 bác sỹ và 1 vạn dân có 1 bác sỹ” (Tổng
cục thống kê, 2006). Tuy vậy, con số 1 vạn dân có 1 bác sỹ khơng phải chỗ nào cũng
giống nhau, với điều kiện địa hình núi non, chia cắt như miền núi và kiểu cư trú rải rác
của người dân tộc thiểu số thì tỉ lệ đó khơng có ý nghĩa lớn lao. Dịch vụ y tế chưa tốt,
điều kiện dinh dưỡng, vệ sinh kém và chủ yếu tự điều trị bệnh nên tỉ lệ tử vong mẹ và trẻ
em giữa người Kinh và các dân tộc thiểu số chênh nhau rất lớn. Tỉ suất chết trẻ em và tỉ
suất chết trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh ở mức 1,05% cịn ở tỉnh miền núi
như Kon Tum lại lên tới 8,6%. Luôn tồn tại mức bất bình đẳng trung bình về tử vong trẻ
em Việt Nam, chủ yếu ở phụ nữ nghèo và con cái của họ. Những yếu tố góp phần vào sự
138



bất bình đẳng tử vong quan sát được bao gồm: trình độ học vấn, yếu tố dân tộc và chỉ số
nghèo (Knowlegs, J.C., 2010).
Các tộc người thiểu số ở tỉnh Yên Bái cũng là đối tượng khảo sát của nhiều cuộc
đánh giá về tình hình chăm sóc sức khỏe, chất lượng của mạng lưới dịch vụ y tế. Năm
1999, văn phòng UNFPA Hà Nội tiến hành dự án VIE 97/ P03 nghiên cứu định tính vai
trị của mạng lưới nhân viên y tế trong cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Yên Bái.
Sau đó, năm 2000, Hội đồng dân số cũng phân tích tình hình dịch vụ sức khỏe sinh sản
trong khu vực y tế nhà nước tại bảy tỉnh, trong đó có Yên Bái.
Các báo cáo đều trình bày những yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng tới nhận
thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe. Hoạt động kinh tế của người dân tộc chủ yếu
vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tự cung tự cấp. Hầu hết các xã người dân
tộc thiểu số sinh sống có điều kiện kinh tế rất khó khăn, có nhiều nơi tỉ lệ các hộ gia đình

thuộc diện thiếu ăn hơn 1 tháng chiếm 33,8% (Hoàng Quý Tỉnh, Nguyễn Thị Thùy Linh,
Nguyễn Hữu Nhân, 2007). Địa bàn rừng núi, kinh tế không phát triển hạn chế nhiều tới
việc triển khai và hiệu quả công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho người dân. Diện tích
các xã rất rộng, từ bản tới trung tâm xã phải đi cả ngày đường; việc đi lại, khám bệnh gặp
nhiều khó khăn vì vậy người bệnh ngại đi khám tại trạm xá. Nhiều gia đình cịn du canh,
du cư hoặc định cư ở vùng sâu vùng xa đi lại càng khó khăn, khả năng tiếp cận dịch vụ y
tế càng khó. Vẫn tồn tại tình trạng sinh nhiều con, đẻ dày, chưa thực hiện việc chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe sinh sản. Ngồi ra, trình độ học vấn thấp, dân trí chưa cao, phong tục
tập quán lạc hậu cũng là vấn đề lớn. Đến 1999 chỉ có 81% số xã đạt phổ cập tiểu học và
chống mù chữ, 80% dân số ở vùng cao của tỉnh chưa biết chữ hoặc tái mù chữ, tỉ lệ trẻ
em 11 – 14 tuổi đi học trung học cơ sở đạt 54%, tỉ lệ trẻ em 15 – 17 đi học trung học phổ
thông đạt 25%, ở vùng cao chỉ đạt 6,3%. Trong khi đó lực lượng cán bộ y tế mỏng, trang

thiết bị cịn thơ sơ và ít ỏi cũng khó đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người
dân. Trong nhiều năm qua, đã có những nỗ lực của nhiều chương trình y tế và chăm sóc
sức khỏe được triển khai như chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình dinh dưỡng, tiêm
chủng mở rộng, phịng chống sốt rét... hạn chế được những bệnh dịch phổ biến với các
139


dân tộc thiểu số như sốt rét, tả, lỵ, đậu mùa... Tuy nhiên, cho đến nay, chăm sóc sức khỏe
cho người dân tộc thiểu số ở Yên Bái vẫn là một vấn đề cần quan tâm rất nhiều.
Gần đây có nhiều cuộc điều tra trên phạm vi tồn quốc có tiến hành tại Yên Bái,
trong đó có số liệu của tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản năm 2006.
Nguồn số liệu này chỉ dừng lại ở phạm vi nông thôn và cụ thể tới từng huyện của tỉnh

Yên Bái sẽ rất hữu ích cho nghiên cứu của chúng tôi.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Yên Bái là
một tỉnh miền núi ở phía Bắc Việt Nam có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, có điều kiện
tự nhiên khắc nghiệt, địa hình đồi núi khó khăn cho giao thơng, thường chịu những ảnh
hưởng nặng nề của thiên tai như lũ quét, lở đất vào mùa hạ, sương muối vào mùa đông.
Người dân nông thôn chủ yếu canh tác nông nghiệp lâm nghiệp. Canh tác lúa nước và
nương rẫy đóng vai trị chính yếu trong nơng nghiệp, việc khai thác nguồn lợi từ rừng
cũng đang suy giảm dần do điều kiện tự nhiên thay đổi và sự hạn chế của Nhà nước. Chất
lượng sống của người dân chưa cao, các dịch vụ cơng ở khu vực nơng thơn vẫn cịn thiếu
thốn nhiều. Tỉ lệ nghèo rất cao, 26,5% so với tỉ lệ nghèo của cả nước là 14,2% (Tổng cục

thống kê, 2011). Tỉ lệ các cơ sở y tế công dành cho nông thôn được xây dựng kiên cố
mới chỉ đạt mức 51,57%. Hầu hết các xã chưa có cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, chỉ có
11,32% trong tổng số xã có cơ sở khám bệnh và nhà thuốc tư nhân (Tổng cục thống kê,
2010). Chất lượng sống và cơ sở vật chất của y tế chưa cao có tác động tới chăm sóc sức
khỏe của người dân.
Xã Kiên Thành là xã miền núi đặc biệt khó khăn (theo phân loại của Nhà nước
trong Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng
sâu, vùng xa 135 năm 1998). Xã có 734 hộ gia đình, cư dân chủ yếu làm nơng nghiệp với
87,7% hộ canh tác nông lâm nghiệp, 7,2% hộ chỉ làm lâm nghiệp. Đây là khu vực sinh
sống chủ yếu của các tộc người: Tày, Hmông, Dao. Điều kiện kinh tế xã hội của hai tộc
người ở đây còn hết sức khó khăn.
140



4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1.Cơ sở lý thuyết
Tiếp cận tồn thể
Nỗ lực của chúng tơi nhằm tìm hiểu kiến thức và lựa chọn chữa trị khi đau ốm của
con người bị chi phối bởi cách tiếp cận toàn thể. Ở cách tiếp cận toàn thể này, con người
được hiểu như là một sản phẩm văn hóa, mà ở đó anh ta phản ánh tồn bộ xã hội và các
áp lực xã hội, hành động của anh ta bị xác định bởi cấu trúc mà anh ta sống trong đó.
Trong nỗ lực tìm hiểu về con người, các nhà nhân học thường tiếp cận con người ở ba
chiều cạnh: cấp độ cá nhân, cấp độ xã hội và cấp độ chính trị. Trong đó, tiếp cận con
người ở cấp độ xã hội là một đặc trưng của tiếp cận cấu trúc luận và thuyết biểu trưng.

Và ở cấp độ đó, việc phân tích con người được đặt trong bối cảnh văn hóa xã hội (Nancy,
S.H. & Margaret M.L., 1987:8). Đối với các vấn đề sức khỏe, những hình dung của con
người về cơ thể, cấu trúc bên trong, cũng như là những quan niệm về nóng/ lạnh, quan
niệm về máu... chịu ảnh hưởng của nền tảng văn hóa xã hội (Helman, C.G., 1990: 11).
Khái niệm “ốm đau” (sickness) và “bệnh tật”(disease): Bác sĩ và bệnh nhân có
cách nhìn rất khác nhau về “ốm – khỏe” kể cả khi có cùng một nền tảng văn hóa. Những
quan điểm của bác sĩ và bệnh nhân được định hình từ những hệ thống tri thức khác nhau,
do đó, những cách chữa trị cũng được thực hiện khác và có hiệu năng khác nhau. Định
nghĩa thế nào là “khỏe mạnh” và “ốm đau” giữa các cá nhân, nhóm xã hội cũng không
giống nhau (Helman, C.G, 1990: 87-97). Những quan niệm của mỗi cá nhân, mỗi nhóm
người trong những văn hóa khác nhau, bối cảnh khác nhau về sức khỏe, bệnh tật sẽ dẫn
tới hành vi tìm kiếm quá trình chữa trị không giống nhau. Trong nghiên cứu này, chúng

tôi sẽ tìm hiểu những khn mẫu ốm đau của người dân, những kiến thức và cách phân
loại bệnh tật của họ. Trong bối cảnh cụ thể, họ sẽ có lý giải như thế nào là ốm đau, bệnh
tật, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm đau là gì, và họ có hình dung gì về cơ thể khi ốm.
Khái niệm các khu vực chữa trị (medical sectors): Một cơ sở để phân loại sự lựa
chọn của người dân trong việc tìm kiếm phương thức chữa trị bệnh tật là sự phân loại
khu vực chữa trị. Theo lý thuyết của Athur Kleinman, hệ thống y tế là một đa nguyên văn
hóa bao gồm các khu vực: “y học thường thức” (popular sector), “y học dân gian” (folk
141


sector) và “y học hiện đại” (professional sector). Kleinman lưu ý rằng mỗi khu vực chữa
trị có kiến thức mơ hình giải thích khác nhau về tình trạng sức khỏe của con người

(Helman, C.G., 1990: 55-71). Ví dụ: người dân tự chữa trị lý giải về tình trạng “ốm đau”
của mình theo một cách riêng, nhưng khi đến bệnh viện, bác sĩ lại giải thích khác. Khi
một người bị ốm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, họ sẽ đứng giữa lựa chọn tự chữa trị, y học
dân gian hay y học hiện đại; người bệnh là trung tâm của mạng lưới chữa trị.
Hình 1: Mơ hình đa ngun về hệ thống y tế gồm 3 khu vực

Y học thường thức
Bệnh nhân
lựa chọn
chữa trị
Y học hiện đại


Y học dân gian

(Nguồn: Tổng hợp, vẽ lại từ Helman, C.G., 1990: 55-71)
Với kiến thức, quan niệm khác nhau, mỗi khu vực chữa trị sẽ đưa ra mơ hình giải
thích khác nhau về “ốm đau”. Kleinman đã đưa ra mơ hình giải thích (explanatory
model) và sự lựa chọn phân cấp trong chữa trị bệnh.
Mơ hình giải thích về ốm đau của người dân gồm các yếu tố (Kleinman, A., 1980:
104-105):
+ Tri thức và niềm tin về dấu hiệu, định nghĩa, phân loại ốm đau;
+ Tri thức về nguyên nhân gây bệnh, sự tiến triển của bệnh và mức độ trầm trọng của nó;
+ Tri thức và niềm tin về các phòng ngừa đau ốm và cách chăm sóc sức khỏe.
Mơ hình giải thích có sự khác biệt giữa các khu vực y tế, bởi ở mỗi khu vực y tế

trên, người dân và người thực hành chữa trị lại có tri thức và cách giải thích khác nhau về
142


ốm đau, bệnh tật. Chúng tơi chú ý việc tìm hiểu kiến thức của người dân về ốm đau, họ
đưa ra các lý giải và phân loại như thế nào. Kiến thức về đau ốm chính là một trong các
yếu tố quan trọng chi phối đến sự lựa chọn chữa trị của người dân.
Ba mơ hình hành vi lựa chọn trong chữa trị:
+ Lựa chọn đồng thời: cùng lúc chữa ở nhiều thầy thuốc ở những khu vực y tế khác nhau,
theo đuổi nhiều biện pháp chữa trị;
+ Lựa chọn phân cấp: người bệnh lần lượt tìm đến các liệu pháp khác nhau;
+ Lựa chọn hỗn hợp: kết hợp hai mơ hình trước.

Ở đây, Kleinman đã phân tích hành động lựa chọn trong một bối cảnh văn hóa của
người bệnh để đưa ra sự giải thích - xem xét hành động dưới cách tiếp cận tồn thể mà ở
đó hành vi lựa chọn chữa trị bị chi phối bởi:
+ Khả năng cung cấp dịch vụ ở các khu vực y tế;
+Tri thức về bệnh tật, các cách lí giải, phân loại ốm đau;
+ Khả năng chi trả của gia đình bệnh nhân.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ sự lựa chọn của người bệnh, có
hay khơng sự lựa chọn nhiều hình thức chữa trị khác nhau, sự lựa chọn ấy có đúng bị chi
phối bởi 3 yếu tố như trên đã nêu hay khơng, hay nó còn bị chi phối bởi các yếu tố khác
nữa. Đặc biệt, chúng tôi lưu ý tới quan niệm, các cách lí giải ốm đau của người dân.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu ở thực địa: Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi

sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: quan sát tham gia; phỏng vấn sâu; bảng hỏi cấu
trúc; thảo luận nhóm; thu thập tài liệu báo cáo ở địa phương. Trong đó quan sát tham gia
vẫn là phương pháp trọng tâm vì những ưu điểm của nó trong mơ tả dân tộc học.
Chúng tơi có 2 đợt điền dã chính:
Đợt 1: 15 – 29/8/ 2011): Chúng tơi thu thập thơng tin chung về tình hình kinh tế, xã
hội của xã, làm quen với địa bàn và ghi chép một số số liệu thống kê cơ bản về bệnh tật
trong sổ bệnh án của trạm y tế xã trong 6 tháng cuối năm 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm
2011 (tổng số 2752 ca khám bệnh). Số liệu được nhập vào phần mềm SPSS để xác định
cơ cấu độ tuổi, giới, dân tộc, bệnh tật của những bệnh nhân đến khám ở trạm xá.
143



Đợt 2: 10 tháng 2 tới 01 tháng 4 năm 2012: Thực hiện bảng hỏi, phỏng vấn sâu,
quan sát tham gia.
+ Khảo sát bằng bảng hỏi cấu trúc: chủ yếu xoay quanh các nội dung chính:
- Hồn cảnh kinh tế, nhân khẩu học của các gia đình.
- Tình trạng ốm đau hiện nay của các thành viên trong gia đình.
- Lựa chọn khu vực chữa trị, phương pháp chữa trị và phí tổn.
- Đánh giá, quan điểm của người dân về các khu vực chữa trị khác nhau.
Việc lựa chọn mẫu là ngẫu nhiên, cỡ mẫu được đưa ra theo nguyên tắc chọn cỡ mẫu
xã hội học (theo Krejcie, R.V., Morgan, D.W., Determining sample size for research
activities, Educational and psychologogical measurement, vol. 30 1970, pg 607 – 610.
Kỹ thuật xây dựng bảng hỏi được tham khảo từ: Bernard, H.R., Handbook of methods in
cultural anthropology, Walnut Creek, Lanham, New York, Oxford, AltaMira Press,

1998). Chúng tôi thực hiện 45 bảng hỏi (15 bảng hỏi/ 1 thôn) ở ba thôn tập trung chủ yếu
người Tày là An Thịnh, Kiên Lao và Đồng An của xã Kiên Thành, tỉ lệ bảng hỏi được
thực hiện trên tổng số hộ của từng thôn là tương đương nhau, ở mức từ 28 – 30%. Tổng
số hộ ở các thôn Đồng An, Kiên Lao, An Thịnh tương ứng là 50, 53 và 51 hộ. Tổng số hộ
khẩu của ba thơn này là 154 hộ.
Biểu đồ 0.1: Trình độ học vấn của người trả lời bảng hỏi

Nguồn: Nguyễn Thu Quỳnh, Điều tra bảng hỏi, tháng 2 năm 2012
144


Trình độ học vấn của những người trả lời bảng hỏi chủ yếu là THCS (cấp 2) với tỉ lệ

67%, tỉ lệ có trình độ tiểu học (cấp 1) đứng thứ hai với 18%. Có 9% người trả lời đã học
trung học chuyên nghiệp hoặc trường nghề, 4% đã qua trung học phổ thơng (cấp 3), chỉ
có 2% đã qua cao đẳng hoặc đại học.
Bảng 0.2: Nghề nghiệp của người trả lời bảng hỏi

Nguồn: Nguyễn Thu Quỳnh, Điều tra bảng hỏi, tháng 2 năm 2012
Tương ứng với báo cáo của xã về nghề nghiệp chính của người dân nơi đây chủ yếu
làm nông nghiệp và lâm nghiệp. 75,6% số người trả lời bảng hỏi của chúng tôi là nông
dân, chỉ có 8,9% là cán bộ, viên chức đang làm việc tại xã, 4,4% làm buôn bán nhỏ. 4,4%
trong số người trả lời bảng hỏi làm cơng tác đồn thể và chỉ có 2,2% là học sinh sinh
viên.
+ Phỏng vấn sâu: tiến hành phỏng vấn sâu như một cuộc trò chuyện với mọi người,

chúng tơi phân loại ra thành các nhóm khác nhau dựa trên sự khác biệt về giới tính, độ
tuổi, nghề nghiệp, vai trị trong xã hội. Chúng tơi cũng dành nhiều thời gian trò chuyện
với những người giữ vai trò thầy thuốc nam của cộng đồng, cán bộ y tế ở trạm xá xã và y
tế thôn bản. Lắng nghe câu chuyện của họ để có thể hiểu được những trải nghiệm trong
quá trình chữa trị bệnh tật như thế nào.
Trong q trình điền dã, chúng tơi đã tiến hành hơn 30 cuộc trị chuyện khác nhau.
Tồn bộ các cuộc trò chuyện này đều được ghi âm và có đánh mã số theo thời gian thực
145


hiện và tên của người trả lời và số thứ tự cuộc phỏng vấn đó (có những trường hợp chúng
tơi tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn khác nhau trong vài ngày).

Ví dụ: KT.2012.MrTuyen01.amr, trong đó, KT là Kiên Thành; 2012 là năm thực
hiện cuộc phỏng vấn; MrTuyen: là tên người trả lời, 01: là số thứ tự băng ghi âm cuộc
phỏng vấn.
Tương tự, khi gỡ băng, chúng tôi cũng tạo mã số theo trình tự này trên từng tên file
word. Trong nội dung file word đó có ghi rõ ràng ngày tháng thực hiện cuộc phỏng vấn.
+ Thảo luận nhóm: Chúng tơi tiến hành thảo luận nhóm để lắng nghe ý kiến của
nhiều người cùng một lúc, những tranh luận, trao đổi của họ về bệnh tật, nguyên nhân
gây ra bệnh tật, thái độ của bác sĩ…Chúng tôi thực hiện được 5 cuộc thảo luận nhóm tại
địa bàn. Các cuộc thảo luận nhóm này khơng được chúng tơi chủ ý sắp xếp mà ngẫu
nhiên ngồi cùng vài người đang nói chuyện về chủ đề chữa trị ốm đau, cách chăm sóc
sức khỏe một người nào đó trong gia đình. Khi đó, chúng tơi cùng ngồi nói chuyện, lắng
nghe và cùng tham gia nói chuyện để hướng cuộc thảo luận tập trung vào nội dung xuyên

suốt.
+ Tiếp cận các nguồn báo cáo, ghi chép của địa phương: Các báo cáo kinh tế xã hội
của xã: các báo cáo này đem lại hình dung chung về tình hình kinh tế xã hội, các chính
sách phát triển kinh tế xã hội nói chung, y tế nói riêng đã được triển khai tại địa phương,
những chuyển biến trong đời sống của người dân... Tiếp cận nguồn tài liệu về chăm sóc
sức khỏe ở trạm y tế sở tại: Các cơ quan y tế luôn có thơng tin về tình hình chăm sóc sức
khỏe người dân theo năm. Chúng tơi đã tìm đến những nguồn tài liệu này để biết được
những thông tin chung nhất về chăm sóc y tế, tình trạng cơ sở vật chất y tế của địa
phương. Trạm xá xã ln có thống kê thường niên về các loại bệnh, số lượng bệnh nhân,
tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử vong… Những thống kê cụ thể này giúp chúng tôi nắm được thực trạng
bệnh tật của cả xã.
+ Các nghiên cứu đi trước: Thu thập các tài liệu của nhiều nhà nghiên cứu đi trước

về chăm sóc sức khỏe của cư dân nơng thơn, phong tục tập qn trong chăm sóc sức
khỏe của người Tày trong các thư viện, viện nghiên cứu.
146


Phương pháp phân tích
+ Với các nghiên cứu đi trước: phân tích, so sánh các nghiên cứu của nhiều tác giả
khác nhau để khái quát lên được xu hướng nghiên cứu, thành quả họ đã làm được là gì.
Các nghiên cứu đó đã đóng góp gì cho việc khám phá những quan niệm về bệnh tật, cách
chữa trị, chăm sóc sức khỏe của người dân nông thôn.
+ Với các nguồn tài liệu về chăm sóc sức khỏe:
- Phân tích các văn bản của các cơ quan y tế để thấy được chủ trương chính, mục

tiêu, và các hoạt động cụ thể trong chăm sóc sức khỏe cho cư dân nơng thơn là gì.
- Phân tích và tổng hợp số liệu thống kê của xã: Cơ cấu bệnh tật trong xã là gì: loại
bệnh gì hay mắc nhất, ở độ tuổi, giới nào; số lượng người mắc bệnh trong các năm: độ
tuổi, giới nào hay đến khám ở trạm xá, số lượng người mắc bệnh tăng hay giảm qua các
năm ra sao, tỉ lệ sinh, tử vong… Tình trạng sử dụng thuốc tây, thuốc nam của người dân:
số lượng thuốc cấp phát hàng năm, thống kê số người lấy thuốc từ một số bà lang trong
vùng; công tác y tế dự phòng được thực hiện như thế nào ở xã.
+ Với các nguồn dữ liệu định tính và định lượng
- Sử dụng phần mềm phân tích số liệu định lượng (phần mềm SPSS phiên bản 13.0)
- Lập các hồ sơ phỏng vấn, hồ sơ thực hiện bảng hỏi với từng cá nhân. Khi phân
tích sẽ đối chiếu kết quả phỏng vấn, kết quả thực hiện bảng hỏi với điều kiện của từng cá
nhân đó (giới, tình trạng sức khỏe, độ tuổi, nghề nghiệp...) để hiểu được những lý giải

của họ.
5. Cấu trúc của luận văn
Dẫn luận
Chƣơng 1: Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu
Chúng tơi trình bày những nét khái lược nhất về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh
tế xã hội của khu vực nghiên cứu. Một số thông tin liên quan đến vệ sinh dịch tễ cũng
được phân tích vì đây là những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

147


Chƣơng 2: Quan niệm về ốm đau

Trong chương này, chúng tôi mô tả quan niệm của người dân về “ốm đau”, quan
niệm này có sự khác biệt với các lý giải của bác sĩ về “bệnh tật”. Dựa vào kinh nghiệm
truyền đời, người dân phân biệt được các loại ốm đau và nguyên nhân gây ra. Sự phân
loại ốm đau ấy chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi thế giới quan, tín ngưỡng. Do đó, bên ngồi
những ngun nhân thuộc về thiên nhiên, lao động, nguồn nước uống, thực phẩm, con
người cũng có thể bị “ốm” do ma làm hại. Tùy thuộc vào nguyên nhân và biểu hiện bệnh
tật mà người dân có cách chữa tương ứng.
Chƣơng 3: Lựa chọn phƣơng thức chữa trị
Người dân thường tự chữa trị trong những trường hợp có thể dựa vào kiến thức bản
địa để xác định, phân loại đau ốm và tìm kiếm thuốc. Khi tình trạng đau ốm vượt quá khả
năng chữa trị của mình, họ sẽ tìm tới khu vực chữa trị khác như khu vực dân gian hoặc
khu vực y học hiện đại. Sự kết hợp đồng thời nhiều cách chữa ở các khu vực chữa trị

khác nhau cũng thường xuyên xảy ra.
Chƣơng 4: Các dịch vụ y tế ở địa phƣơng
Lựa chọn chữa trị không chỉ chịu ảnh hưởng bởi quan niệm, kiến thức về đau ốm
của người dân cũng như khả năng chi trả của gia đình họ mà cịn liên quan đến tính sẵn
có của các dịch vụ y tế ở địa phương. Nhìn chung, việc tiếp cận khu vực y học hiện đại
khó khăn hơn khu vực y học dân gian. Khu vực y học chuyên nghiệp ở địa phương mới
chỉ đảm bảo được khâu khám chữa bệnh ban đầu đối với các loại bệnh thông thường.
Tiếp cận bệnh viện tuyến huyện/ tỉnh tương đối khó khăn trong điều kiện giao thơng cách
trở và nguồn tài chính của người dân còn hạn hẹp.
Kết luận

148



×