Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Sự tham gia của nam giới vùng cao trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Nghiên cứu trường hợp xã Cẩm Ân - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 155 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC






NGUYỄN HOÀNG NGA


Đề Tài:
SỰ THAM GIA CỦA NAM GIỚI VÙNG CAO TRONG
VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
(Nghiên cứu trường hợp xã Cẩm Ân - Huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái)





LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
TS. HOÀNG BÁ THỊNH










HÀ NỘI - 2007
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
2

MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài 6
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 9
2.1. Ý nghĩa khoa học 9
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
3.1. Mục đích nghiên cứu 10
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 10
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 11
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 11
4.2. Khách thể nghiên cứu 11
4.3. Lĩnh vực nghiên cứu 11
4.4. Phạm vi nghiên cứu 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 11
6.1. Giả thuyết nghiên cứu 11
6.2. Khung lý thuyết 12
Nội dung chính

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 13
1. Cơ sở lí luận 13
1.1. Phƣơng pháp luận Mac – xit 13
1.2. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác DS -
KHHGĐ.15
1.3. Các lí thuyết nghiên cứu 19
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 29
3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và đối tƣợng khảo sát 33
3.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 33
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
3
3.2. Đối tƣợng khảo sát 35
4. Các khái niệm công cụ 36
Chương 2: Các khía cạnh về sự tham gia của nam giới vùng cao trong
việc thực hiện KHHGĐ 39
I. Thực trạng sự tham gia của nam giới trong việc thực hiện KHHGĐ 39
1. Vài nét về tình hình sử dụng các BPTT, thực hiện KHHGĐ trong cả
nƣớc hiện nay 39
2. Nhận thức của nam giới về chủ trƣơng, chính sách, chƣơng trình
KHHGĐ và thái độ của họ đối với việc thực hiện KHHGĐ 40
2.1. Nhận thức của nam giới về chủ trƣơng, chính sách, chƣơng trình
KHHGĐ40
2.2. Thái độ của nam giới đối với việc thực hiện KHHGĐ 49
3. Sự tham gia của nam giới trong việc thực hiện KHHGĐ 55
3.1. Ngƣời quyết định số con và khoảng cách giữa các lần sinh con
trong gia đình 57
3.2. Ngƣời quyết định việc lựa chọn và sử dụng BPTT 62
3.3. Nam giới với việc lựa chọn và sử dụng BPTT 68
3.3.1. Lựa chọn và sử dụng BPTT 68

3.3.2. Lý do sử dụng các BPTT 79
3.3.3. Cách xử lý của nam giới trong trƣờng hợp vợ gặp khó khăn
khi sử dụng các BPTT 82
3.3.4. Lý do không sử dụng các BPTT 83
II. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của nam giới vùng cao trong
việc thực hiện KHHGĐ hiện nay 87
1. Nhóm những nhân tố thúc đẩy sự tham gia của nam giới 88
1.1. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc về công tác DS -
KHHGĐ 88
1.2. Truyền thông đại chúng 94
2. Nhóm những nhân tố hạn chế sự tham gia của nam giới 97
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
4
2.1. Gia đình 97
2.2. Cộng đồng………………………………………………… 102
2.3. Hệ thống cung cấp dịch vụ KHHG……………………… 104
2.4. Tâm lý cá nhân…………………………………………… 108
III. Sự cần thiết của việc nam giới tham gia vào thực hiện KHHGĐ… 111
1. Tầm quan trọng của việc thực hiện KHHGĐ……………… 111
2. Sự cần thiết của việc nam giới tham gia vào thực hiện KHH 115
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận 124
2. Khuyến nghị……………………………………………………… 126



















Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Biện pháp tránh thai : BPTT
Cao đẳng/đại học/trung cấp chuyên nghiệp : CĐ/ĐH/TCCN
Dân số - kế hoạch hoá gia đình : DS - KHHGĐ
Kế hoạch hoá gia đình : KHHGĐ
Kinh tế - xã hội : KT - XH
Sức khỏe sinh sản : SKSS
Trung học cơ sở : THCS
Trung học phổ thông : THPT















Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
6
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn đề dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS - KHHGĐ) là một vấn đề
đƣợc quan tâm nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết 04 -
NQ/HNTƢ cũng đã khẳng định “công tác DS - KHHGĐ là một bộ phận
của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã
hội (KT - XH) hàng đầu, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc
sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội” [26]. Sở dĩ vấn đề
dân số đƣợc nhiều ngƣời quan tâm là bởi nó có ảnh hƣởng nhất định đến
quá trình phát triển KT - XH của đất nƣớc. “Theo dự báo của Liên Hợp
Quốc, nếu Việt Nam thực hiện tốt chương trình DS - KHHGĐ thì quy mô
dân số sẽ ổn định ở mức 120 triệu người vào năm 2035 và GDP bình quân
đầu người sẽ bằng 31,2 lần GDP bình quân đầu người năm 1990. Ngược
lại, nếu không thực hiện tốt chương trình DS - KHHGĐ thì quy mô dân số
sẽ ở mức 160 triệu người vào năm 2035 và GDP bình quân đầu người chỉ
bằng 25 lần bình quân đầu người của năm 1990”[38]. Phép so sánh trên để
chúng ta thấy rằng công tác DS - KHHGĐ có tác động đến quá trình phát

triển KT - XH của đất nƣớc. Chính vì thế, mục tiêu tổng quát của chƣơng
trình dân số quốc gia thời kỳ 2001 - 2010 là: "Thực hiện gia đình ít con,
khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống
ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần vào
sự phát triển nhanh và bền vững trong đất nước”[21].
Để có thể thực hiện đƣợc những mục tiêu của chƣơng trình quốc gia
nhƣ đã đề cập ở trên thì kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) đóng một vai trò
rất quan trọng bởi thực hiện "KHHGĐ chính là điều chỉnh mức sinh giảm
tỷ lệ gia tăng dân số góp phần nâng cao chất lượng dân số tiến tới bảo đảm
một cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc"[29].
Hiện nay, nƣớc ta đƣợc xếp vào một trong những nƣớc đông dân trên
thế giới với khoảng 83 triệu ngƣời (dân số Việt Nam năm 2006 là 83, 892,
2 ngàn người) [33,15]. Mặc dù trong thập kỷ qua, chiến lƣợc DS - KHHGĐ
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
7
của Việt Nam đã có nhiều thành tựu nổi bật trong việc làm giảm mức sinh
và đang tiến đến gần mức sinh thay thế. Song kết quả giảm sinh này vẫn
chƣa thực sự vững chắc và đồng đều giữa các vùng. Vì vậy đẩy mạnh thực
hiện KHHGĐ giảm mức sinh tiến tới ổn định quy mô dân số là công việc
vô cùng cần thiết. Có thể nói rằng, nhận đƣợc sự quan tâm sâu sắc của các
cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và sự hƣởng ứng mạnh mẽ của
nhân dân, chính sách DS - KHHGĐ ở nƣớc ta đã thực sự đi vào cuộc sống
và đạt đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ; quy mô gia đình có một hoặc
hai con đƣợc chấp nhận ngày càng rộng rãi. "Số con bình quân của một
người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 2,25 con năm 2001 đến 2,11
con năm 2005. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai
(BPTT) đặc biệt là các BPTT hiện đại tiếp tục tăng từ 61,1% năm 2001 lên
65,7% năm 2005" [34,17]. Những thành tựu của công tác DS - KHHGĐ ở

trên hết sức ấn tƣợng nhƣng nhƣ thế không phải là không còn tồn tại một số
bất cập ví nhƣ những con số đã đƣợc đề cập ở trên là rất khác nhau giữa
các vùng miền, địa phƣơng. Đặc biệt có một vấn đề mà chúng ta cần phải
quan tâm tìm hiểu trong giai đoạn hiện nay đó là bất bình đẳng giới trong
việc thực hiện KHHGĐ. Tại sao chúng ta lại phải quan tâm đến vấn đề
này? Là bởi vai trò của ngƣời nam giới trong việc thực hiện KHHGĐ còn
nhiều hạn chế. Nam giới - một trong hai chủ thể chính tham gia vào hành vi
sinh sản cần phải đƣợc cung cấp thông tin và thực hiện vai trò, chia sẻ trách
nhiệm với ngƣời vợ trong việc thực hiện KHHGĐ.
Quan tâm đến vấn đề giới trong việc thực hiện KHHGĐ, đã có nhiều
chƣơng trình hành động đƣợc đƣa ra nhằm thu hút sự tham gia của nam
giới chẳng hạn nhƣ trong chƣơng trình hành động đƣợc nhất trí thông qua
tại Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại Cairo - Ai Cập năm 1994 đã
nhấn mạnh tầm quan trọng về quyền sinh sản và sức khỏe sinh sản (SKSS)
của nam và nữ bằng cách nhấn mạnh sự cần thiết về bình đẳng nam nữ và
hành vi tình dục có trách nhiệm: "Nam giới đóng vai trò chủ chốt trong
việc đem lại bình đẳng về giới, vì đa số trong các xã hội thì quyền lực luôn
luôn thuộc về nam giới trên mọi khía cạnh của cuộc sống, từ việc quyết
định quy mô gia đình cho đến các quyết định về chính sách trong chương
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
8
trình ở mọi cấp độ Sự tham gia bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong
mọi khía cạnh của trách nhiệm gia đình, bao gồm KHHGĐ, nuôi dạy con
cái trong công việc gia đình cần được tăng cường và khuyến khích bởi các
chính phủ"[19, 268]. Chƣơng trình hành cũng động lƣu ý, nam giới cũng
nhƣ nữ giới cần phải tiếp cận với các thông tin và dịch vụ thích hợp để đạt
đƣợc SKSS của mình. Một thỏa thuận tại Cairo cũng nhấn mạnh rằng: Cần
phải có những nỗ lực đặc biệt để nhấn mạnh trách nhiệm chia sẻ của ngƣời
đàn ông và cổ vũ lôi cuốn họ một cách tích cực về trách nhiệm làm cha,

hành vi sinh sản và tình dục trong đó có KHHGĐ.
Chiến lƣợc dân số của nƣớc ta giai đoạn 2001 - 2010 cũng xác định:
"Cần phải xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội để nâng cao vị thế
và quyền năng cho người phụ nữ. Khuyến khích nam giới chia sẻ trách
nhiệm trong chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình. Việc thu
hút nam giới tham gia vào các vấn đề sức khỏe là hết sức quan trọng. Do
vậy, công tác tuyên truyền vận động phải làm như thế nào để nam giới
cùng với vợ trao đổi và gánh vác trách nhiệm trong quyết định về số con,
về thời điểm sinh và khoảng cách giữa các lần sinh, cùng nhau quyết định
lựa chọn và thực hiện những biện pháp thích hợp và chia sẻ trách nhiệm
trong việc chăm sóc nuôi dạy con cái"[21].
Các nhà hoạch định chính sách dân số hiện nay đang kiểm định các
chƣơng trình lôi cuốn nam giới tham gia vào các quyết định trong
KHHGĐ. Các chƣơng trình thấy rằng, một bạn tình tích cực sẽ dễ dàng cho
phụ nữ sử dụng các BPTT, phòng chống bệnh suy giảm miễn dịch (AIDS)
và sự gia tăng dần tỷ lệ mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục hay cụ thể
nhất có thai ngoài ý muốn từ đó dẫn đến làm cho hoạt động tình dục trở nên
an toàn.
Có thể thấy các chƣơng trình hành động ở trên cho chúng ta thấy
rằng sự tham gia của nam giới trong việc thực hiện KHHGĐ sẽ thể hiện
đƣợc hành vi tình dục có trách nhiệm của nam giới tạo điều kiện thuận lợi
để ngƣời phụ nữ chăm sóc SKSS cho mình; sự quan tâm, chia sẻ trách
nhiệm với ngƣời phụ nữ trong vai trò là những ngƣời chồng và với sự tham
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
9
gia có trách nhiệm trong việc thực hiện KHHGĐ, ngƣời nam giới cũng đạt
đƣợc SKSS của mình. Do vậy, lôi cuốn sự tham gia của nam giới vào việc
thực hiện KHHGĐ là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Nhƣ vậy là nam giới đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện

KHHGĐ. Sự tham gia của họ sẽ phần nào giảm bớt gánh nặng trách nhiệm
thực hiện KHHGĐ của ngƣời phụ nữ. Vậy trên thực tế họ tham gia vào
KHHGĐ nhƣ thế nào? Trƣớc tiên chúng ta phải khẳng định một điều rằng
cả giới nam và giới nữ đều có trách nhiệm và quyền lợi trong việc thực
hiện KHHGĐ, ngƣời vợ và ngƣời chồng cùng thực hiện các BPTT thế
nhƣng gánh nặng thực hiện KHHGĐ vẫn do phụ nữ đảm nhận là chính, sự
tham gia của nam giới còn tồn tại khá nhiều bất cập và đúng là nam giới
chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình trong việc thực hiện KHHGĐ. "Số
liệu điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2004 đã cho thấy sự bất
bình đẳng về giới trong việc sử dụng các BPTT hiện đại giữa phụ nữ và
nam giới vẫn còn chênh lệch khá lớn. BPTT hiện đại mà phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ lựa chọn là 75,9% trong khi đó nam giới chỉ chiếm 9,7%"
[32,33].
Những con số ở trên đã cho chúng ta thấy rằng sự tham gia của nam
giới trong việc thực hiện KHHGĐ còn rất nhiều hạn chế. Đặc biệt nam giới
sống ở vùng cao, điều kiện tiếp cận thông tin và hệ thống các dịch vụ còn
gặp khó khăn, vậy họ tham gia vào việc thực hiện KHHGĐ nhƣ thế nào?
Mức độ nhiều hay ít? Có nhân tố nào hạn chế họ tham gia vào KHHGĐ
hay không? Sự tham gia của họ có mang lại ích lợi gì ?
Trăn trở trƣớc những vấn đề trên đồng thời có mong muốn tìm hiểu,
đánh giá và phán xét vai trò của nam giới - một chủ thể rất quan trọng trong
việc thực hiện KHHGĐ, tôi đã chọn đề tài: "Sự tham gia của nam giới
vùng cao trong việc thực hiện KHHGĐ" làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
2.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
10
- Thông qua đề tài nghiên cứu, tôi muốn mang đến một cái nhìn khái
quát hơn về sự tham gia thực hiện KHHGĐ của nam giới vùng cao, một số

nhân tố ảnh hƣởng đến vấn đề này và hơn cả là mong muốn thúc đẩy nam
giới tham gia tích cực hơn, chia sẻ trách nhiệm thực hiện KHHGĐ với
ngƣời phụ nữ.
- Qua đề tài nghiên cứu, tôi muốn khẳng định hơn nữa những lí
thuyết xã hội học đã đƣợc học trong nhà trƣờng nhƣ lí thuyết hành động xã
hội và lý thuyết vai trò xã hội.
- Những kết quả trong báo cáo này sẽ phần nào gợi mở cho những
nghiên cứu tiếp theo về vấn đề DS - KHHGĐ.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ cho chúng ta thấy đƣợc một số nét khái quát
về sự tham gia thực hiện KHHGĐ của nam giới vùng cao. Ngoài ra, đề tài
của tôi còn có ý nghĩa thực tiễn là tìm hiểu những nhân tố có ảnh hƣởng
đến sự tham gia thực hiện KHHGĐ của nam giới vùng cao (bao gồm cả
nhân tố có ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực) để từ đó với việc phân tích
những thông tin thu đƣợc sẽ giúp cho các nhà quản lí, những nhà hoạch
định chính sách có cái nhìn khoa học và thực chứng về vấn đề này, đƣa ra
đƣợc những giải pháp cần thiết và hợp lý, huy động đƣợc sự tham gia nhiệt
tình của nam giới vùng cao vào việc thực hiện KHHGĐ.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sự tham gia của nam giới vùng cao trong việc
thực hiện KHHGĐ hiện nay.
- Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của nam giới
vùng cao trong việc thực hiện KHHGĐ.
- Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm thu hút nam giới
vùng cao tham gia tích cực hơn vào việc thực hiện KHHGĐ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích các cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp cho việc nghiên cứu
thực trạng sự tham gia của nam giới vùng cao trong việc thực hiện KHHGĐ.
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga

Khoá: 2004 - 2007
11
- Phân tích thực trạng sự tham gia của nam giới vùng cao trong việc
thực hiện KHHGĐ hiện nay.
- Phân tích và làm rõ những nhân tố tác động đến việc ngƣời nam
giới tham gia thực hiện KHHGĐ.
- Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp giúp cho nam giới tham gia
ngày càng tích cực hơn, chia sẻ với ngƣời phụ nữ trách nhiệm thực hiện
KHHGĐ.
4. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Sự tham gia của nam giới vùng cao
trong việc thực hiện KHHGĐ.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Nam giới đã lập gia đình
4.3. Lĩnh vực nghiên cứu: Xã hội học dân số, xã hội học giới
4.4. Phạm vi nghiên cứu:
* Không gian nghiên cứu: Xã Cẩm Ân - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái
* Thời gian nghiên cứu: Tháng 11 năm 2006.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Phỏng vấn bằng bảng hỏi: đƣợc tôi sử dụng đối với các nam giới
đã lập gia đình tại xã Cẩm Ân - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái, đƣợc chọn
theo phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Tổng số phiếu phát ra là 220 phiếu,
số phiếu thu về là 209 phiếu. Kết quả nghiên cứu đƣợc xử lý bằng chƣơng
trình SPSS.
* Phương pháp phỏng vấn sâu: Tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 2 đối
tƣợng là cán bộ xã, cán bộ dân số nhằm thu thập thêm những thông tin
chung về tình hình thực hiện KHHGĐ ở xã; ngoài ra tôi cũng thực hiện 15
phỏng vấn sâu (13 nam, 2 nữ) đối với ngƣời dân để thu thập những thông
tin cụ thể và sâu sắc hơn, giúp cho chúng ta thấy đƣợc rõ hơn quan điểm,
thái độ của ngƣời đƣợc phỏng vấn đối với vấn đề KHHGĐ và sự tham gia
của họ trong việc thực hiện KHHGĐ.

* Phương pháp phân tích tài liệu: bao gồm việc phân tích các công
trình thực nghiệm, kết quả của những đề tài nghiên cứu có liên quan, số
liệu thống kê… phục vụ cho cuộc nghiên cứu.
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
12
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Dƣới tác động của các chủ trƣơng, chính sách về DS - KHHGĐ và
theo đó là rất nhiều hình thức tuyên truyền, vận động nhằm thu hút sự tham
gia của nam giới, nam giới vùng cao tham gia ngày càng tích cực hơn vào
việc thực hiện KHHGĐ.
- Các nhân tố chủ trƣơng chính sách, truyền thông đại chúng, gia
đình, cộng đồng, tâm lý cá nhân là những nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến
sự tham gia của nam giới vùng cao trong việc thực hiện KHHGĐ (bao gồm
cả các nhân tố có tính chất thúc đẩy và các nhân tố có tính chất cản trở).
Trong các nhân tố, nhân tố làm cho nam giới ít tham gia vào việc thực hiện
KHHGĐ nhất đó là nhân tố tâm lý cá nhân.
- Nam giới vùng cao tham gia tích cực vào việc thực hiện KHHGĐ
là yếu tố quan trọng đảm bảo thực hiện bình đẳng giới, tiến bộ và công
bằng xã hội cho vùng cao.
6.2. Sơ đồ khung lý thuyết















Bối cảnh KT - XH
Nhóm nhân tố thúc đẩy
- Chủ trương, chính sách DS -
KHHGĐ
- Truyền thông đại chúng
Nhóm nhân tố cản trở
- Hệ thống cung cấp các dịch
vụ KHHGĐ
- Gia đình
- Cộng đồng
- Tâm lý cá nhân

Sự tham gia của nam
giới vùng cao trong việc
thực hiện KHHGĐ

Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
13
NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Phƣơng pháp luận Mác - xít: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử là nguyên tắc phƣơng pháp luận cơ bản cho mọi khoa

học nói chung và xã hội học nói riêng. Vận dụng tổng hợp những lí luận
này tôi tuân theo các nguyên tắc sau:
 Tuân thủ nguyên tắc lịch sử cụ thể: nghiên cứu vấn đề trong điều
kiện lịch sử cụ thể về không gian, thời gian, vùng, miền, khu vực bởi trên
thực tế mọi sự vật đều tồn tại trong không gian và thời gian nhất định. Tuân
thủ nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải chú ý đúng mức tới hoàn cảnh
lịch sử - cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đời và phát triển của
nó, tới bối cảnh hiện thực - cả khách quan lẫn chủ quan. Khi xem xét và
nhìn nhận một vấn đề, cũng cần phải đặt nó trong những mối liên hệ nhƣ
vậy.
 Xem xét các sự vật trong thế giới, trƣớc hết, phải nhìn nhận trong
mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác
nhau của chính sự vật đó. Tiếp theo, phải nhìn nhận các sự vật trong mối
liên hệ qua lại với nhau (kể cả trực tiếp và gián tiếp). Và, phải xem xét sự
vật trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con ngƣời. Các loại liên hệ
này có vai trò khác nhau đối với quá trình vận động và phát triển của các sự
vật và hiện tƣợng, nhờ đó giúp cho chúng ta tới chỗ khái quát để rút ra bản
chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật.
 Xem xét các sự vật phải hƣớng tới cái bản chất, không hƣớng tới cái
ngẫu nhiên, bất bình thƣờng. Vì bản chất là cái tất nhiên, tƣơng đối ổn định
ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật. Còn hiện
tƣợng là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài, là cái không ổn định và
biến đổi nhanh hơn so với bản thân. Vì vậy, khi nhìn nhận sự vật, để có thể
nắm bắt và hiểu biết đầy đủ, đúng đắn về sự vật, không nên dừng lại ở hiện
tƣợng mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của nó. Bản chất không tồn tại dƣới
dạng thuần tuý mà bao giờ cũng bộc lộ ra bên ngoài thông qua các hiện
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
14
tƣợng vì thế chỉ có thể tìm ra cái bản chất thông qua nghiên cứu các hiện

tƣợng. Bản chất tồn tại khách quan ngay ở trong bản thân sự vật nên chỉ có
thể tìm ra bản chất của sự vật đó ở trong chính sự vật cứ không thể ở ngoài nó.
 Những quy luật vận động phát triển của xã hội phải đƣợc xem
xét khách quan nhƣ nó đang tồn tại. Với tƣ cách là cái tồn tại trong hiện
thực, quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các
sự vật, hiện tƣợng, giữa các đối tƣợng, giữa các nhân tố tạo thành đối
tƣợng, giữa các thuộc tính của sự vật cũng nhƣ giữa các thuộc tính của
cùng một sự vật, hiện tƣợng. Trong thực tế, sự vận động và phát triển của
bất kì một sự vật hay hiện tƣợng nào cũng là sản phẩm tác động tổng hợp
của tất cả các quy luật. Vì thế, khi xem xét một sự vật tồn tại trong thế giới
cần phải nhìn nhận cái tác động này. Nó giúp cho ta thấy đƣợc sự vận động
và phát triển của các sự vật cũng nhƣ lí giải đƣợc quá trình vận động và
phát triển của các sự vật đó.
 Xem xét yếu tố con ngƣời mang bản chất xã hội, trong tính hiện
thực của nó, con ngƣời là “tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, đồng thời
cũng là chủ thể của xã hội. Từ đó, coi việc ra sức phát huy nhân tố con
ngƣời, coi chiến lƣợc con ngƣời là điểm mấu chốt của sự phát triển KT -
XH.
Tôi nghiên cứu đề tài mà mình đã chọn một cách khách quan đặt
trong mối liên hệ với nhiều hiện tƣợng xã hội khác. Thêm vào đó, đặt hiện
tƣợng này trong bối cảnh lịch sử cụ thể để hƣớng tới cái bản chất của hiện tƣợng.
Khi xem xét vấn đề sự tham gia của nam giới trong việc thực hiện
KHHGĐ, tôi đã chọn cho mình một địa bàn nghiên cứu nhất định với một
khoảng thời gian cụ thể. Chính vì thế, những kết luận mà đề tài đƣa ra chỉ
đúng cho vấn đề này trong không gian của địa bàn đó và trong khoảng thời
gian đó. Tìm hiểu về vấn đề, tôi đã nghiên cứu đặt trong mối liên hệ với sự
tham gia của ngƣời phụ nữ bởi trên thực tế, thực hiện KHHGĐ vẫn do
ngƣời phụ nữ đảm nhận là chính. Ngoài ra, để có một cái nhìn tổng hợp về
sự tham gia của họ, phải tìm hiểu trên rất nhiều khía cạnh: hiểu biết về vấn
đề, nhận định và tham gia vào thực hiện. Với việc nhìn nhận những nhân tố

ảnh hƣởng, xoáy sâu vào bản chất của vấn đề sẽ lí giải đƣợc sự tham gia
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
15
của nam giới: có hay không tham gia? Tham gia tích cực hay không tích
cực? Nhân tố nào làm cho nam giới ít tham gia vào việc thực hiện
KHHGĐ…Qua đó sẽ cho chúng ta một cái nhìn khái quát về việc thực hiện
KHHGĐ của nam giới vùng cao, giúp chúng ta đƣa ra đƣợc những khuyến
nghị phù hợp.
1.2. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác DS - KHHGĐ
Mục tiêu cuối cùng trong quá trình phát triển của mỗi một quốc gia
là nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân. Chính vì vậy, Đảng và Nhà
nƣớc ta ngay từ khi thành lập đến nay, đã có nhiều biện pháp nhằm nâng
cao từng bƣớc đời sống của nhân dân đặc biệt là thông qua các chính sách
dân số và chính sách bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.
Trong quá trình tìm hiểu các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà
nƣớc về công tác DS - KHHGĐ cũng nhƣ tìm hiểu một số tài liệu liên
quan, tôi thấy các tác giả đã chia quá trình hình thành và phát triển của
chính sách dân số thành 4 giai đoạn. Trong 4 giai đoạn này, chúng ta đã
thấy Đảng và Nhà nƣớc quan tâm đến công tác DS - KHHGĐ cũng nhƣ
công tác DS - KHHGĐ của đồng bào các dân tộc thiểu số nhƣ thế nào khi
có rất nhiều chủ trƣơng, chính sách đƣợc ban hành.
- Giai đoạn từ 1960 đến 1975:
Đây là thời kì chiến tranh, đất nƣớc bị chia cắt làm 2 miền. Trong
giai đoạn này, các hoạt động dân số đƣợc đề cập lần đầu tiên đƣợc đề cập
vào năm 1961, thông qua Quyết định của Hội đồng Chính phủ về việc sinh
đẻ có hƣớng dẫn (Quyết định 216 - CP, ngày 26 tháng 12 năm 1961. Đến
năm 1963, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chỉ thị 99 - TTg chính thức phát
động cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1970, Hội đồng Chính phủ
một lần nữa nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc vận động sinh đẻ có kế

hoạch qua Quyết định số 94 - CP ngày 13 tháng 5 năm 1970. Cuộc vận động
trên đƣợc triển khai trên khắp mọi miền của tổ quốc.
Trong giai đoạn này, sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đến đồng
bào dân tộc thiểu số đƣợc thể hiện rõ trong chỉ thị 99/TTg. Chỉ thị này đã
đề cập đến vấn đề hƣớng dẫn sinh đẻ có kế hoạch đối với đồng bào dân tộc
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
16
ở miền núi nói chung, nhƣng mới chỉ giới hạn trong phạm vi những đối
tƣợng là nhân viên cán bộ nói chung còn đối với đồng bào dân tộc thiểu số
nếu chƣa sẵn sàng thì chƣa vội, cần phải có phƣơng thức tuyên truyền thích
hợp.

- Giai đoạn 1975 - 1993:
Trong giai đoạn này, nhận thấy tốc độ gia tăng dân số vẫn còn mất
cân đối so với tốc độ phát triển KT - XH, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng
sản Việt Nam lần thứ IV về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm
1976 - 1980 đã nêu rõ: "Đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế
hoạch, kiên quyết giảm dần tốc độ tăng dân số hàng năm, phấn đấu đến
năm 1980 tỷ lệ tăng dân số là trên 2% một ít. Mọi ngành, mọi cấp phải coi
cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch là công tác có tầm quan trọng to lớn, có
ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội góp phần tích cực vào việc nâng cao đời
sống của nhân dân ta" [1,113].
Để cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, tháng 10 năm
1978, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra chỉ thị 265/CP về việc đẩy mạnh cuộc
vận động sinh đẻ có kế hoạch. Hƣớng của cuộc vận động này là: "Phải nói
rõ tác hại của sinh đẻ quá nhiều, sinh đẻ dày và sinh đẻ sớm. Đồng thời
nêu rõ lợi ích và yêu cầu sinh đẻ có kế hoạch là phụ nữ sinh đẻ vừa phải
(2,5 con), sinh đẻ thưa (cách nhau 4,5 năm) và sinh đẻ khi người phụ nữ đã
có cơ thể được phát triển hoàn thiện (20 tuổi trở lên)"[1,114].

Ngày 12 tháng 8 năm 1981, Hội đồng Bộ trƣởng đã ra chỉ thị 29 -
HĐBT về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong 5 năm 1981 -
1985. Trong chỉ thị nêu rõ: "Sinh đẻ ít, sinh đẻ thưa, nam nữ thanh niên đã
kết hôn thì vận động chậm sinh con đầu lòng. Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên đẻ
và đẻ thưa cách nhau 5 năm, người phụ nữ nên sinh đẻ khi cơ thể đã phát
triển hoàn thiện, tốt nhất từ 22 tuổi trở lên"[1,115]. Tuy nhiên, kết quả đạt
đƣợc vẫn không nhƣ mong muốn, tỷ lệ tăng dân số vẫn còn cao.
Đến năm 1981, năm đầu thực hiện Hiến pháp mới. Trong Hiến pháp
mới, điều 47 đã ghi rõ: " Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ trẻ em, vận
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
17
động sinh đẻ có kế hoạch". Toàn Đảng, toàn dân ta đã ra sức thi đua, phấn
đấu hoàn thành vƣợt mức các mục tiêu đề ra và cuộc vận động sinh đẻ có
kế hoạch cũng đƣợc đẩy lên một bƣớc mới.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, cuộc vận động sinh đẻ có kế
hoạch một lần nữa đƣợc nêu rõ: "Giảm tốc độ tăng dân số là nhiệm vụ có
tính chiến lược. Các cấp uỷ Đảng, cấp chính quyền, đoàn thể từ Trung
ương đến cơ sở phải coi đó là công việc thường xuyên, cấp bách trong
chương trình hoạt động của mình. Củng cố và tăng cường hoạt động của
cơ quan dân số và KHHGĐ, bảo đảm đủ kinh phí, phương tiện, cán bộ để
đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch"[1,115].
Đến năm 1988, Hội đồng Bộ trƣởng ban hành quyết định 161/HĐBT
về một số chính sách DS - KHHGĐ.
Trong quá trình vận động sinh đẻ có kế hoạch, rất nhiều địa phƣơng
cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết, nghị định nhƣ tại tỉnh Thái Bình đã có
Nghị quyết 12/NQ - TU ngày 16 tháng 3 năm 1981 về đẩy mạnh cuộc vận
động sinh đẻ có kế hoạch trong những năm tới. Hay ngày 22 tháng 7 năm
1982, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tuyên đã ban hành quyết định 647/QĐ - UB
về việc qui định tạm thời chế độ khuyến khích thực hiện sinh đẻ có kế hoạch

Tiếp đó, đến năm 1992, Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Quyết định về
Chiến lƣợc Thông tin - Giáo dục - Truyền thông DS - KHHGĐ (1992 -
2000) (Quyết định 315/CP ngày 24/8/1992). Đây là văn bản đầu tiên về
truyền thông dân số và là kim chỉ nam cho các hoạt động thuộc lĩnh vực
truyền thông dân số Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Trong giai đoạn này, việc khuyến khích sinh đẻ có kế hoạch cho các
dân tộc ở vùng cao cũng đƣợc quan tâm. Thông tƣ 4200/BYT/CB do Bộ Y
tế ban hành năm 1978 có ghi: "Đối với đồng bào dân tộc ít người, nếu gia
đình đông con từ 4 con trở lên mà tự nguyện xin đặt vòng hoặc áp dụng
BPTT thì giải quyết theo yêu cầu của họ" [1,122]. Hay trong quyết định
161/HĐBT do Hội đồng Bộ trƣởng ban hành năm 1988 cũng có một số
điều khoản quy định số con của mỗi cặp vợ chồng dân tộc ít ngƣời ở các
vùng cao: "Gia đình các dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên,
Tây Nam, mỗi cặp vợ chồng cũng chỉ được sinh tối đa 3 con"[1,123].
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
18
- Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2000:
Nhận thức đƣợc những khó khăn trong quá trình vận động sinh đẻ
có kế hoạch, Đảng và Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản quan
trọng về công tác DS - KHHGĐ nhƣ: Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban
chấp hành TƢ Đảng ngày 14/1/1993. Trong Nghị quyết này, "công tác DS
- KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước,
là một trong những vấn đề KT - XH hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ
bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và
của toàn xã hội" [4,643]. Mục tiêu tổng quát đƣợc đƣa ra là: "Thực hiện gia
đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Mục tiêu cụ thể là mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con, để tới năm 2015 bình
quân trong toàn xã hội mỗi gia đình (một cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới
ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21" [4,643].

Sau khi Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng thông qua Nghị quyết về
chính sách DS - KHHGĐ, Thủ tƣớng ban hành Quyết định về việc phê
duyệt chiến lƣợc DS - KHHGĐ, trong đó nêu lên các phƣơng hƣớng cần
thực hiện đến năm 2000 (Quyết định 270/TTG ngày 3/6/1993). Chiến lƣợc
này triển khai theo hai giai đoạn:
a. Giai đoạn 1993 - 1995: Xây dựng các mô hình và chuẩn bị ngân sách
b. Giai đoạn 1996 - 2000: Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác
DS - KHHGĐ
- Giai đoạn từ năm 2001 đến nay:
Đây là giai đoạn triển khai Chiến lƣợc dân số Việt Nam giai đoạn
2001 - 2010. Các văn bản khác có liên quan ra đời trong giai đoạn này đều
phục vụ cho mục tiêu của Chiến lƣợc này. Có thể kể đến một số văn bản
đƣợc ban hành nhƣ: Chiến lƣợc quốc gia về chăm sóc SKSS giai đoạn 2001
- 2010 của Bộ y tế, Chiến lƣợc Truyền thông Giáo dục thay đổi hành vi về
dân số, Pháp lệnh dân số 2003
Ngày 22 tháng 3 năm 2005, Nghị quyết số 47 - NQTW về tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ của Bộ chính trị đƣợc
ban hành. Nghị quyết này tiếp tục quán triệt và kiên quyết thực hiện các
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
19
quan điểm cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TƢ
Đảng khoá VII về chính sách Dân số và KHHGĐ; phấn đấu sớm đạt đƣợc
mục tiêu về ổn định quy mô dân số, đồng thời từng bƣớc nâng cao chất lƣợng
dân số Việt nam. Toàn Đảng, toàn dân kiên trì thực hiện chủ trƣơng "mỗi cặp
vợ chồng chỉ có một đến hai con để có điều kiện nuôi dạy tốt [4,653].
Mới đây, ngày 6 tháng 06 năm 2007, thay mặt Thủ tƣớng Chính
phủ, Phó Thủ tƣớng Thƣờng trực Nguyễn Sinh Hùng đã ký ban hành Chỉ thị
số 13/2007/CT - TTg về việc tăng cƣờng thực hiện Chƣơng trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47 - NQ/TƢ ngày 22 tháng 03 năm

2005 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và
KHHGĐ.
Trong hai giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2000 cũng nhƣ trong giai
đoạn từ 2000 đến nay, trong các văn bản về DS - KHHGĐ không thấy có
văn bản nào đặc biệt nhấn mạnh đến công tác DS - KHHGĐ ở các dân tộc
vùng cao. Tuy nhiên, trong các văn bản này, họ luôn đề cập dến việc tuyên
truyền, vận động cũng nhƣ cung ứng những dịch vụ KHHGĐ thích hợp đến
các vùng khó khăn, có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa nhằm thu hút các
cặp vợ chồng ở mọi lứa tuổi, mọi vùng miền tích cực tham gia.
Nhƣ vậy, với việc điểm qua các chủ trƣơng, chính sách, ta có thể
thấy Đảng và nhà nƣớc ta đã có sự quan tâm sâu sắc đến công tác DS -
KHHGĐ trong đó không thể không nhắc đến công tác DS - KHHGĐ ở
vùng cao. Có thể thấy, nhận thức đƣợc những khó khăn trong quá trình phát
triển kinh tế và xây dựng đất nƣớc do sự gia tăng dân số quá nhanh gây
nên, Đảng và nhà nƣớc đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách quyết
định kiểm soát sự gia tăng dân số thông qua chƣơng trình DS - KHHGĐ,
nhằm làm cho sự phát triển dân số phù hợp với sự phát triển KT - XH, góp
phần cải thiện đời sống nhân dân và tăng phúc lợi gia đình.
1.3. Các lý thuyết nghiên cứu
1.3.1. Lí thuyết hành động xã hội
Các lí thuyết xã hội học về hành động xã hội có nguồn gốc từ V.
Pareto, M. Weber, G. Mead, T. Parsons và nhiều nhà xã hội học khác. Nội
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
20
dung chủ yếu của lý thuyết này coi hành động xã hội có cơ sở xuất phát từ
nhu cầu, động cơ của cá nhân xã hội, và kết quả của nó là sự thiết lập các
quan hệ xã hội.
Các lý thuyết gia khẳng định khi mỗi cá nhân tham gia vào cuộc
sống xã hội, họ tất yếu phải thực hiện các hành động xã hội. Hành động xã

hội xuất hiện ngay từ khi xã hội loài ngƣời đƣợc hình thành, nhu cầu hợp
tác để tồn tại và phát triển đã làm xuất hiện quan hệ tƣơng tác giữa các chủ
thể hành động; đến lƣợt mình, các hành động xã hội lại tạo ra kết quả là các
mối quan hệ cá nhân - cá nhân, cá nhân - xã hội, Không phải ngẫu nhiên
mà các cá nhân thực hiện hành động, ngƣợc lại, họ hành động nhằm đạt
đƣợc các mục đích riêng của bản thân và những mục đích chung.
Mặc dù mỗi nhà xã hội học trên đều tiếp cận hành động xã hội ở các
góc độ khác nhau, song họ đều thống nhất ở một số điểm:
 Hành động xã hội bao giờ cũng có sự tham gia của yếu tố ý thức
dù ở mức độ khác nhau, có nghĩa là chủ thể hành động luôn gắn
cho hành động một ý nghĩa chủ quan nhất định.
 Hành động xã hội có tính định hƣớng mục đích
 Hành động xã hội là hành động hƣớng tới ngƣời khác
Trên thực tế, không phải hành động nào cũng có tính xã hội hay đều
là hành động xã hội. Những hành động chỉ nhằm tới các sự vật mà không
tính đến hành vi của ngƣời khác nhƣ việc hai ngƣời đi xe đạp vô tình va
quệt vào nhau trên đƣờng phố không phải hành động xã hội, hành động
giống nhau của các cá nhân trong một đám đông nhƣ hành động mọi ngƣời
cùng mặc áo mƣa khi đột nhiên trời đổ mƣa cũng không đƣợc coi là hành
động xã hội… Với những hành động nhƣ thế này, chúng ta thấy hầu nhƣ
không có sự tham gia của yếu tố ý thức mà đó chỉ là sự phản ứng một cách
tự nhiên trƣớc hoàn cảnh mà thôi. Chúng ta thực hiện hành động đó hoàn
toàn không có sự suy nghĩ. Thêm nữa, những hành động này thƣờng diễn ra
bất chấp ý chí hay mong muốn chủ quan của chúng ta. Các nhà xã hội học
gọi đây là hành động vật lí - bản năng.
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
21
Chúng ta cũng có thể so sánh hành động của loài vật với hành động
của con ngƣời. Chẳng hạn nhƣ, khi một con thú bị đói, nó sẽ ăn một cách

ngấu nghiến những gì mà nó có thể ăn đƣợc chỉ để thoả mãn cơn đói.
Trong khi đó, ngay cả khi con ngƣời bị bỏ đói, họ cũng sẽ ăn theo văn hoá,
theo thói quen, cách ăn của họ cũng hƣớng đến những ngƣời xung quanh,
nghĩa là làm sao để việc ăn của mình không gây phản cảm cho ngƣời khác,
và họ lựa chọn thức ăn phù hợp với họ; ví dụ nhƣ một nhà tu hành theo
Phật giáo thì khi đói vẫn chỉ lựa chọn thức ăn chay, hay một ngƣời theo Ấn
Độ giáo sẽ không chọn món thịt bò để ăn khi đói.
So sánh nhƣ vậy để thấy sự khác biệt giữa con ngƣời và con vật khi
thực hiện hành động. Rõ ràng, hành động ăn của con ngƣời trong trƣờng
hợp nêu trên đƣợc coi là hành động xã hội, vì nó có tính văn hoá, tính chủ định
và sự định hƣớng đến ngƣời khác của các cá nhân xã hội khi thực hiện hành
động.
Lý thuyết hành động xã hội ra đời nhằm phản ứng lại quan điểm của
các nhà hành vi luận cho rằng chúng ta không thể nghiên cứu đƣợc những
yếu tố bên trong qui định hành vi của các cá nhân mà chỉ có thể biết đến
những phản ứng bên ngoài. Theo các nhà xã hội học, chúng ta không đơn
thuần chỉ nghiên cứu phản ứng của các cá nhân trƣớc các kích thích, mà
chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu những gì đang diễn ra bên trong,
những gì tiềm ẩn trong mỗi cá nhân có tác dụng thôi thúc cá nhân hành
động để đạt đích.
Để minh chứng cho quan điểm của mình, các nhà xã hội học đã đƣa
ra mô hình sau:





[3,137]
Nhu cầu
Hoàn cảnh

Chủ thể
Mục
đích
Công cụ phương
tiện
Động cơ
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
22
Mô hình trên đã cho thấy cấu trúc của hành động xã hội, những nhân
tố của hành động xã hội đƣợc đề cập đến trong mô hình này có mối quan hệ
nhân - quả khăng khít với nhau. Xem xét các nhân tố của hành động xã hội,
chúng ta có thể nhận thấy mỗi hành động xã hội của con ngƣời có “điểm
gốc” là nhu cầu, động cơ của chủ thể, và “điểm ngọn’ là mục đích cần đạt
đƣợc của chủ thể đó, tất nhiên, chu trình của hành động chịu sự chi phối
của yếu tố hoàn cảnh thực hiện hành động của chủ thể. Chúng ta hãy quay
trở lại ví dụ về một cá nhân khi bị đói, họ có nhu cầu là đƣợc ăn. Tuy
nhiên, nếu anh đang ở nơi mà anh ta chỉ có một mình, anh ta có thể sẽ ăn
nhanh hơn để đạt đích (đƣợc ăn no) nhanh hơn; ngƣợc lại, khi anh ta đang
ở trong một đám đông, anh ta sẽ lựa chọn cách ăn từ tốn hơn, vì hành động
của anh ta lúc này là định hƣớng vào đám đông nơi anh ta đang tham gia.
Điều này cho thấy là, hành động xã hội mà con ngƣời thực hiện
không phải là cách con ngƣời phản xạ trực tiếp đối với tác nhân kích thích;
mà ở đây, họ phản ứng qua các biểu trƣng có ý nghĩa, có nghĩa là họ phản
ứng một cách gián tiếp. Nói nhƣ G.H.Mead, con ngƣời tiếp nhận kích thích,
tƣ duy về tình huống hành động, đặt mình vào vị trí của đối tƣợng hành
động để dự đoán xu hƣớng hành động, từ đó, họ mới đƣa ra phản ứng trƣớc
kích thích. Những yếu tố này khiến cho hành động của con ngƣời mang
tính xã hội cao hơn (hành động hƣớng đến ngƣời khác), và do đó, tính khách
quan của hành động, tính định hƣớng về môi trƣờng hành động cũng đƣợc

nâng lên.
Vận dụng lý thuyết này vào đề tài của mình, tôi thấy hành động nam
giới tham gia vào việc thực hiện KHHGĐ đƣợc coi là hành động xã hội.
Đây là một hành động có ý thức, có sự cân nhắc của nam giới, ngƣời chồng
(với vai trò là một chủ thể hành động) - một trong hai đối tƣợng rất quan
trọng trong việc tham gia vào thực hiện KHHGĐ. KHHGĐ nhƣ chúng ta
đã biết là biện pháp nhằm điều chỉnh mức sinh góp phần đảm bảo cuộc
sống bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Do đó, xuất phát từ nhu cầu muốn điều
chỉnh mức sinh và số con mong muốn, khoảng cách giữa các lần sinh đã
làm nảy sinh động cơ phải tham gia vào việc thực hiện KHHGĐ. Các
BPTT mà các cặp vợ chồng sử dụng chính là công cụ, phƣơng tiện giúp
cho họ đạt đƣợc mục đích của mình. Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu đƣợc
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
23
hành động này của các cặp vợ chồng bởi nhìn nhận trên thực tế, việc tham
gia vào KHHGĐ mang lại rất nhiều lợi ích. Một mặt, nó là biện pháp nhằm
điều chỉnh mức sinh nhƣng mặt khác nó cũng đóng góp to lớn cho việc
nâng cao chất lƣợng dân số, mang đến cho ngƣời dân một cuộc sống ấm
no, hạnh phúc. Tuy nhiên, tìm hiểu sự tham gia vào việc thực hiện
KHHGĐ, ta có thể thấy tỷ lệ phụ nữ tham gia nhiều hơn nam giới rất nhiều.
Trong các tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan, ngƣời ta đƣa ra
nhiều lý do khiến nam giới ít tham gia vào việc thực hiện KHHGĐ. Có thể
đó là lý do nhận thức, lý do tác động từ bên ngoài xã hội hay lý do về tâm
lý Mặc dù có nhiều nguyên nhân đƣợc đƣa ra nhằm chứng minh đó là lý
do nam giới ít tham gia nhƣng việc nam giới có tham gia hay không chính
là xuất phát từ nhu cầu, động cơ của bản thân họ. Đây chính là tính định
hƣớng mục đích của hành động tham gia vào việc thực hiện KHHGĐ. Đặt
trong "hoàn cảnh" của hành động xã hội, rõ ràng việc tham gia vào thực
hiện KHHGĐ tất nhiên chịu tác động của rất nhiều hệ giá trị, chuẩn mực xã

hội vì vậy không thể không khẳng định rằng việc nam giới tham gia vào
thực hiện KHHGĐ không hƣớng tới những ngƣời khác đặt trong tƣơng tác
với chủ thể hành động.
1.3.2. Lý thuyết vai trò
Khái niệm vai trò ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi trong xã hội học
và tâm lý học xã hội. Khái niệm này xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Ngƣời
đầu tiên sử dụng khái niệm này là Ralph Linton, nhà nhân học văn hoá
ngƣời Mỹ. Ông đã sử dụng khái niệm "vai trò" và "vị thế" để nghiên cứu
cấu trúc bên trong của hệ thống xã hội, của mối quan hệ giữa nhân cách và
xã hội, và kết hợp chủ nghĩa chức năng với tiếp cận lịch sử để nghiên cứu
văn hoá [5,216]. Trong xã hội học, khái niệm "vai trò" đã xuất hiện trong
một số công trình nghiên cứu của Herbert Mead, Robert K.Merton và có
thể nói, khái niệm "vai trò" đƣợc dùng nhƣ một trong những yếu tố căn bản
để lý giải các quan hệ xã hội (giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và
nhóm, cá nhân và xã hội…). Vậy vai trò là gì?
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
24
Trong Từ điển xã hội học của G. Endruweit và G. Trommdorff thì
vai trò đƣợc hiểu nhƣ sau: "Vai trò là tập hợp những kỳ vọng ở trong một
xã hội gắn với hành vi của một người mang các địa vị nhất định" [2, 536].
Theo một cách nhìn nhận khác: "Một vai trò là một tập hợp các mong
đợi, các quyền, và những nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể" [3,212].
"Ralph Linton (1937) mô tả vai trò như sự diễn đạt động lực của một
địa vị. Mỗi địa vị bao gồm các quyền lợi và và nghĩa vụ khác nhau, nói
cách khác, những ai nắm giữ địa vị thường được nghĩ là phải hành xử theo
những cách cụ thể. Ralph Linton giải thích, trong khi cá nhân nắm giữ một
địa vị thì họ thực hiện một vai trò" [6,192]. Chẳng hạn nhƣ chúng ta kỳ
vọng tất cả các giảng viên sẽ chuyển tải đƣợc tất cả các kiến thức cho học
trò của mình hay tất cả cảnh sát sẽ hành động khi thấy một công dân bị đe

dọa Nhƣ vậy, đi liền với một địa vị kể cả với địa vị gán cho và địa vị đạt
được đều gắn với những kỳ vọng vai trò chuyên biệt. Tuy nhiên, năng suất
thực tế ở mỗi người là rất khác nhau [7,151]. Một thƣ ký có thể đảm trách
cả những trách nhiệm quản lý đồ sộ, trong khi một cô thƣ ký khác có thể
chỉ làm mỗi chuyện của những ngƣời thƣ ký. Ví dụ này để chúng ta thấy
rằng chúng ta đều có những kỳ vọng chuyên biệt cho một địa vị nhƣng trên
thực tế sự thể hiện vai trò trong cùng một địa vị là rất khác nhau.
Các nhà xã hội học đã vay mượn từ kịch bản của sân khấu để miêu
tả các vai trò ảnh hưởng như thế nào trong đời sống xã hội. Giống như các
nghệ sỹ trên sân khấu, tất cả chúng ta đóng các vai trò khác nhau trong đời
sống hàng ngày của chúng ta. Gắn với mỗi vai trò là một kịch bản mà nó
nói với chúng ta sẽ ứng xử như thế nào với người khác và họ sẽ tương tác
trở lại chúng ta ra sao. Như vậy, mỗi một cá nhân sẽ có rất nhiều vai trò,
được đem lại từ những hình mẫu xã hội khác nhau mà anh ta tham dự [3, 211].
Vậy là, vì cá nhân nắm giữ nhiều địa vị khác nhau vào cùng một thời
điểm nên họ thực hiện nhiều vai trò. Thế nhƣng trên thực tế sẽ có người
thậm chí có nhiều vai trò hơn địa vị bởi lẽ một địa vị bất kì thường bao
gồm việc thực hiện một vài vai trò trong mối quan hệ với nhiều người khác
nhau [7,192]. Chẳng hạn, khi nói đến ngƣời phụ nữ và xem xét ngƣời phụ
nữ này nắm giữ là địa vị của một "ngƣời vợ". Tƣơng ứng với địa vị này là
Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Hoàng Nga
Khoá: 2004 - 2007
25
tập hợp vai trò bao gồm hành vi của cô đối với chồng và trách nhiệm của
cô trong việc chăm sóc chuyện nhà cửa hay khi xem ngƣời phụ nữ này nắm
giữ địa vị là một "ngƣời giáo viên", cô sẽ tƣơng tác với sinh viên (vai trò
giảng dạy) hay những giáo viên khác (vai trò đồng nghiệp) Những ví dụ
trên cho thấy một ngƣời có thể nắm giữ hàng chục địa vị cùng một lúc và
mỗi địa vị đều liên kết với một tập hợp vai trò.
Ngoài ra, cá nhân không hoàn toàn thực hiện đƣợc vai trò của anh ta

nếu không có sự hợp tác của nhóm xã hội mà anh ta tham gia. Thêm vào
đó, sự thực hiện vai trò đƣợc hoàn thành bởi sự tƣơng tác với tác nhân
khác. Các quyền của một tác nhân đồng thời cũng là những nghĩa vụ về vai
trò của đối tác của anh ta, do đó tất cả các vai trò đều có các quyền và các
nghĩa vụ. Thực hiện vai trò chính là những hành vi thực tế của một cá nhân
đang chiếm giữ một địa vị. Những sự mong đợi xác định hành vi của con
ngƣời đƣợc xem là phù hợp hay không phù hợp đối với ngƣời chiếm giữ
một địa vị bởi trong đời sống hiện thực, thƣờng tồn tại khoảng cách giữa
cái ngƣời ta sẽ làm và cái mà ngƣời ta thực sự làm. Thực tế chỉ ra, việc
thực hiện vai trò có thể rất dễ bị thay đổi.
Vận dụng lý thuyết vai trò vào trong đề tài của mình, có thể thấy
những điểm đáng chú ý nhƣ sau: Trƣớc hết, chúng ta thấy gia đình là một
trong những thiết chế quan trọng trong xã hội. Nó thực hiện những chức
năng quan trọng, thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội và góp phần duy
trì trật tự xã hội. Một trong những chức năng quan trọng trong gia đình
chúng ta không thể không nhắc tới đó là chức năng tái sinh sản. Thực hiện
chức năng này lẽ dĩ nhiên có sự tƣơng tác của cả ngƣời chồng và ngƣời vợ.
Tuy nhiên, trong đề tài của mình, cái mà tôi quan tâm không phải là các
cặp vợ chồng sẽ thực hiện chức năng tái sinh sản nhƣ thế nào mà đó là với
địa vị là ngƣời chồng, ngƣời chồng thể hiện vai trò của mình nhƣ thế nào
trong quan hệ với địa vị của ngƣời vợ trong việc thực hiện chức năng này.
Là một trong hai chủ thể quan trọng trong việc thực hiện chức năng
tái sinh sản thì với địa vị là một ngƣời chồng, xã hội mong đợi anh ta phải
thể hiện đƣợc vai trò ngƣời chồng của mình. Điều đó có nghĩa là anh ta
phải tham gia vào rất nhiều các quyết định quan trọng trong việc tái sinh

×