Tải bản đầy đủ (.pdf) (276 trang)

Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí khảo sát những di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận và đang được đề cử c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 276 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o

LÊ VŨ ĐIỆP


TÓM TẮT
VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ
CỦA VIỆT NAM TRÊN BÁO CHÍ
(Khảo sát những di sản văn hoá phi vật thể đã được công nhận
và đang được đề cử công nhận của UNESCO tại Việt Nam)






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ





HÀ NỘI, NĂM 2007









2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o

LÊ VŨ ĐIỆP

VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ
CỦA VIỆT NAM TRÊN BÁO CHÍ
(Khảo sát những di sản văn hoá phi vật thể đã được công nhận
và đang được đề cử công nhận của UNESCO tại Việt Nam)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS HÀ MINH ĐỨC







Hà Nội- tháng 11 năm 2007
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề………………………………………………………… …01
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………… ………03
3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu…………………………………………………………05
4. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………………… 06
5. Kết cấu luận văn…………………………………………………………………… …06

PHẦN I- DI SẢN VĂN HÓA- NHẬN THỨC VÀ QUAN NIỆM TRONG
HỘI NHẬP TOÀN CẦU…………………………………………………………….07
1. DI SẢN VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC…………………………………………… ……07
1. 1. Khái niệm "Di sản văn hóa dân tộc"………………………………… 07
1.2. Cấu trúc, đặc điểm của di sản văn hóa dân tộc…………………………….…08
1.2.1. Cấu trúc ……………………………………………………… 08
1.2.2. Di sản văn hóa dân tộc trong hệ thống Văn hoá………………….…16
1.2.2.1. Văn hóa là gì? ………………………………………… 16
1.2.2.2. Cấu trúc của văn hoá………………………………….…18
1.2.3. Di sản văn hoá phi vật thể……………………………………………… …19
1.2.3.1. Khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể……………… …19
1.2.3.2. Đặc điểm của Di sản văn hóa phi vật thể…………… …21
2. DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP TOÀN CẦU 32
2.1. Hội nhập- xu thế tác động mọi mặt của đời sống xã hội 32
2.2. Văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam thời kì toàn cầu hóa 37
3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 45
3.1. Khẳng định bản sắc của văn hóa dân tộc Việt Nam 45
3.2. Phƣơng hƣớng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc của Đảng 48


PHẦN II- BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
Ở VIỆT NAM……………………………………………………………………… 53
1. UNESCO VỚI VAI TRÒ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TẠI VIỆT
NAM………………………………………………………………………… ……… 53
1.1. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc- UNESCO………….53
1.2. Các tiêu chí bình chọn kiệt tác phi vật thể của UNESCO………………… 54
1.3. Những di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam đã đƣợc công nhận là di sản văn hóa thế
giới………………………………………………………………… ……… ….… 54
1.3.1. Nhã nhạc cung đình Huế……………………………………………….55
1.3.2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên…………….… ……56
1.4. Các di sản văn hóa phi vật thể đang đƣợc đề cử là di sản văn hóa thế giới…… 58
1.4.1. Ca trù…………………………………………………………….… 59
1.4.2. Quan họ…………………………………………………….…….… 60
1.4.3. Rối nƣớc………………………………….……………………… 60
1.4.4. Sử thi Tây Nguyên……………………………………… ….…… 63
2. BÁO CHÍ VIỆT NAM TRONG VAI TRÒ GÌN GIỮ VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ………………………………………………….……….……64
2.1. Báo chí và nhiệm vụ truyền bá văn hoá…………………….……………….…64
2.2. Báo chí với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể…………65
2.2.1.Toàn cảnh văn hóa phi vật thể Việt Nam trên báo chí………….……66
2.2.2. Đâu là cái khó trong việc thiết lập hồ sơ đề cử lên UNESCO công
nhận các di sả.n văn hóa phi vật thể…………………………………….…93

PHẦN III- HƯỚNG ĐI VÀ GIẢI PHÁP CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT
TRIỂN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở VIỆT NAM………… ….103
1. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA- CẦN CÓ NHỮNG ĐIỀU CHỈNH PHÙ HỢP……… ….104
1.1.Chính sách văn hóa chung…………………………………………………… 104
1.1.1 Đối thoại văn hóa song hành cùng bảo tồn và gìn giữ ………………104
1.1.2. Hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá… 106

1.1.3. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong nƣớc, tăng cƣờng vốn đầu
tƣ, bảo đảm hành lang pháp lý thông thoáng cho công tác bảo tồn và phát
triển văn hóa bền vững………………………………………………… 108
1.2. Chính sách với văn hóa phi vật thể……………………………………… ….108
1.2.1.Cần có cơ chế thống nhất quản lý nhà nƣớc đối với nhiệm vụ nghiên
cứu, sƣu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa phi vật
thể…………………………………………………………………… … 108
1.2.2. Cần có những chính sách thích hợp và ƣu đãi đặc biệt cho việc đầu tƣ
khoa học và đầu tƣ kinh phí cho việc sƣu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa phi vật thể. ………………………………………………………….…109
1.2.3. Phải cập nhật thông tin, mở rộng giao lƣu quốc tế …………………109
1.2.4. Tăng cƣờng việc đề xuất công nhận là di sản văn hóa nhân loại ….109
1.2.5. Nhà nƣớc, Chính phủ cần đƣa ra những văn bản hƣớng dẫn hoạt động
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tới các cấp, các ngành,
đoàn thể, các địa phƣơng trên toàn quốc…………………………………110
1.2.6. Đề xuất một số phƣơng pháp mới trong việc bảo tồn và phát huy các di
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, khoa học, hiện đại và gần gũi với đời
sống hơn……………………………………………………………………110
1.2.7. Cho phép ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài; tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài
nghiên cứu, sƣu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam………….….112
2. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ- MỘT THỰC TIỄN
TƢƠI SÁNG…………………………………………………………………………… 112
2.1. Đó là việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa thông tin cơ sở……… 114
2.2. Hỗ trợ cho hoạt động điện ảnh 115
2.3. Tổ chức khai thác theo hƣớng du lịch văn hoá và nghỉ ngơi, không thƣơng mại
hoá ……………………………………………………………………………….115
2.4. Chọn lọc những vùng, miền văn hóa thực hiện thí điểm việc bảo tồn và lƣu giữ
văn hóa………………………………………………………………………… 116
2.5. Nơi nào chính quyền quan tâm nơi đó vốn văn hoá cổ đƣợc bảo tồn……….117


KẾT LUẬN………………………………………………………………………… 120

PHỤ LỤC…………………………………………………………………………… 122




BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT
VIẾT TẮT
GIẢI NGHĨA
1
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)
2
BVHTT
Bộ Văn hóa- Thông tin
3
GP
Giấy phép
4
GS
Giáo sư
5
GS.TSKH
Giáo sư- Tiến sỹ khoa học
6

PGS
Phó giáo sư
7
TS
Tiến sỹ
8
NXB
Nhà xuất bản
9
TCN
Trước Công nguyên
10
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation
(Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương)
11
WTO
World Trade Organization
(Tổ chức Thương mại thế giới)
12

Nghị định
13
CP
Chính phủ






Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

1



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề
Trong một xã hội hiện đại, phát triển luôn là mục tiêu tối cao cần
hƣớng tới. Xây dựng các hoạch định về phát triển là mối quan tâm của bất kì
quốc gia nào. Tuy nhiên, phát triển cũng nhƣ mọi sự vận động xã hội khác,
đều có hai mặt của nó. Bên cạnh những nhân tố tích cực, phát triển luôn hàm
chứa trong nó những rủi ro tất yếu. Năm 1988, Uỷ ban UNESCO quốc tế đã
đề xuất một chƣơng trình lớn về thập kỉ phát triển văn hóa trên tinh thần
chung là "Văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau" và "Phát triển
cần thừa nhận văn hóa giữ một vị trí trọng tâm, một vai trò điều tiết xã hội".
Từ đây, nhân loại đã tiếp nhận thêm một quan điểm mới- "Văn hóa vừa là
động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển".
Vấn đề văn hóa trở thành trung tâm chú ý của giới nghiên cứu trên thế
giới. Ở nƣớc ta, mấy năm gần đây, đặc biệt là từ khi bƣớc vào thời kỳ đổi
mới, vấn đề văn hóa cũng đƣợc tập trung đề cập. Mặc dù góc độ nghiên cứu,
phƣơng pháp tiếp cận có thể khác nhau nhƣng ngƣời ta đều nhất trí rằng văn
hóa là một cái gì đó giúp cho con ngƣời "không bị đứt đoạn với quá khứ",
"không bị hẫng hụt trước tương lai", và là sự chuẩn bị đầy đủ "hành trang
của con người để bước vào thế kỷ XXI"
(1)
.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những nền văn hóa mang những đặc
trƣng điển hình của quốc gia, dân tộc đó. Văn hóa đƣợc chia tách thành hai

lĩnh vực, một thuộc thế giới vật chất, một thuộc thế giới tinh thần. Nhƣng dù
là vật chất hay tinh thần thì mỗi nền văn hóa bao giờ cũng mang những bản
sắc riêng. Bản sắc văn hóa là cốt lõi của của nền văn hóa, đƣợc lƣu truyền,

(1)
Vũ Thị Kim Dung, Cách tiếp cận vấn đề văn hóa theo quan điểm triết học Mác- ĐHSP Hà Nội, Tạp chí
Triết học, 2/1998



Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

2


phát triển, bổ sung qua nhiều thế hệ. Bản sắc văn hóa là sức đề kháng của mỗi
nền văn hóa trong giao lƣu, hội nhập giữa các nền văn hóa trên thế giới để nền
văn hóa ấy luôn là chính mình. Bản sắc văn hóa là nền tảng, là động lực thiết
yếu cho sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc trong bất kì thời đại nào. Tại
Đại hội VIII, Đảng ta khẳng định: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,
vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội" chính
là vì thế.
Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú
trọng tới việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc của nền văn hóa nƣớc
nhà. Vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát huy lại càng trở nên cấp bách hơn khi
Việt Nam giong thuyền ra biển lớn, hội nhập với toàn cầu. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ V- Ban chấp hành trung ƣơng Đảng khóa VIII đã nhận định
mục tiêu của chiến lƣợc phát triển văn hóa Việt Nam thời kì mới là "tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Hơn bao giờ hết, nhiệm vụ bảo vệ và phát
huy bản sắc dân tộc, bảo vệ các giá trị văn hóa quý giá của ngƣời Việt Nam

lại đƣợc đặt ra cấp bách nhƣ vậy. Đây là sứ mệnh cao cả của cả cộng đồng.
So với văn hóa vật chất, văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần khó nắm
bắt và cảm nhận hơn bởi phi hình thể của nó. Văn hóa tinh thần bao gồm
các phong tục tập quán, lối sống, lễ hội, các loại hình nghệ thuật dân gian
(âm nhạc, ca múa, sân khấu, truyện kể, huyền thoại, tạp kĩ…). Do tính chất
phi hình thể, văn hóa phi vật thể dễ bị biến đổi và biến đổi nhanh chóng
hơn so với văn hóa vật thể. Một di sản văn hóa phi vật thể sẽ dễ dàng biến
mất nếu không đƣợc quan tâm chú ý chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn.
Những chứng tích của di sản văn hóa phi vật thể không hiển thị rõ ràng,
thƣờng phải đƣợc thể hiện thông qua các nhân chứng sống. Vì thế, việc gìn
giữ và bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể thƣờng diễn ra phức tạp hơn.
Đến thời điểm tháng 11 năm 2005, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã chính thức công nhận 2 di sản văn hóa
phi vật thể ở Việt Nam là Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian Văn hóa



Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

3


Cồng chiêng Tây Nguyên. Ngoài 2 di sản này, các nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu và bảo tồn văn hóa Việt Nam đang cố gắng xây dựng hồ sơ để xin
công nhận một số tinh hoa tinh thần văn hóa Việt khác nhƣ ca trù, quan họ
Bắc Ninh, rối nƣớc hay sử thi Tây Nguyên… là di sản văn hóa thế giới. Tất cả
những di sản ấy đều đang đứng trƣớc nguy cơ biến dạng và mất đi hoàn toàn.
Nhiệm vụ vô cùng cấp thiết đặt ra đối với chúng ta là phải lƣu giữ, bảo tồn và
phát triển những di sản văn hóa quý giá, lƣu giữ những biểu hiện sống động
và quý báu của bản sắc Văn hóa Việt Nam.

Báo chí chiếm một vai trò quan trọng trƣớc nhiệm vụ đó. Báo chí Việt
Nam là sản phẩm từ sự xâm lƣợc của chủ nghĩa thực dân. Nhƣng cũng
không thể phủ nhận việc sự ra đời của báo chí Việt Nam không phải xuất
phát từ nhu cầu khách quan của xã hội Việt Nam, nhất là nhu cầu bảo tồn và
gìn giữ những giá trị văn hóa của cuộc sống hiện đại. Khi hội nhập với thế
giới, bắt tay với bạn bè toàn cầu, Việt Nam vẫn luôn phải là mình, là chính
mình, hòa nhập mà không hòa tan. Những tinh hoa văn hóa Việt Nam là căn
cốt của sự "là mình" ấy.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc là đề
tài mà rất nhiều luận văn tốt nghiệp ngành báo chí đã đề cấp tới. Tuy nhiên,
thực tế lại luôn luôn thay đổi và biến chuyển, luôn đặt ra những vấn đề mới
đòi hỏi chúng ta phải trả lời. Không tham vọng nhiều hơn việc sẽ là một tƣ
liệu tham khảo, luận văn thạc sĩ này mong có thể đóng góp một vài ý kiến nhỏ
để các nhà nghiên cứu, những ngƣời quan tâm đến văn hóa Việt Nam có thể
tìm ra những hƣớng đi mới cho mình.

Luận văn giới hạn việc khảo sát tƣ liệu báo chí trong khoảng thời gian
từ năm 2002 đến nay. Cụ thể nhƣ sau:




Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

4


Tạp chí Di sản văn hóa

- Cơ quan ngôn luận về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa
- Giấy phép xuất bản 150/GP-BVHTT
- Định kì xuất bản- 3 tháng/số; Số 1- tháng 12/2002
- Tôn chỉ, mục đích:
o Phổ biến kịp thời đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
o Các kết quả sƣu tầm, nghiên cứu
o Kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân
o Những thông tin trên thế giới về gìn giữ và phát huy di sản văn hóa
o Diễn đàn văn hóa của cán bộ, nhân dân và những ngƣời làm công
tác di sản văn hóa
o Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản
văn hóa
Tạp chí Xƣa và Nay
- Cơ quan chủ quản: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
- Định kì xuất bản: 2 kỳ/tháng; Số 1: năm 1994
- Tổng biên tập: Dƣơng Trung Quốc
- Trụ sở tòa soạn: 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật
- Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa Thông tin
- Giấy phép xuất bản: 19/GP- BVHTT ngày 12/1/2006
- Tổng biên tập: Phạm Vũ Dũng
- Trụ sở tòa soạn: 32 Hào Nam- Đống Đa- Hà Nội
- Website:www.vanhoanghethuat.org.vn
Tạp chí Văn hóa dân gian
- Cơ quan chủ quản: cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên cứu Văn hoá, thuộc
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
- Trụ sở tòa soạn: Số 1- Liễu Giai- Ba Đình- Hà Nội




Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

5


- Hội đồng biên tập: GS TS Nguyễn Xuân Kính, PGS Chu Xuân Diên,
PGS.TS Nguyễn Bích Hà, GS.TS Kiều Thu Hoạch, TS Đỗ Hồng Kỳ, PGS.TS
Lê Hồng Lý, GS.TSKH Phan Đăng Nhật…
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 1/2007 đến nay
Báo Văn hóa
- Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa Thông tin
- Định kì xuất bản: 3 số/ tuần (thứ 4, thứ6, chủ nhật); Số 1: năm 1957
- Tổng biên tập: Trần Đăng Khoa
- Trụ sở tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội, Việt Nam
- Thời hạn nghiên cứu: từ tháng 1/2007 đến nay
… Và một số nguồn báo chí khác.

3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu
Với chức năng phản ánh hiện thực, báo chí đã ghi nhận khá sinh động
và toàn diện những biến động của đời sống xã hội, những biến động của nền
văn hóa Việt Nam. Khi đƣa ra vấn đề "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
phi vật thể của Việt Nam trên báo chí", ngƣời viết mong muốn đƣợc tìm
hiểu một cách tƣơng đối sâu về những đóng góp của báo chí trong việc bồi
đắp, vun xới những tinh hoa văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Trên cơ sở cụ thể của những tƣ liệu đƣợc khảo cứu, luận văn sẽ đƣa
ra phác họa về xu hƣớng vận động của nhận thức con ngƣời việc trong việc
gìn giữ những di sản mà họ đang có. Từ đây, chúng ta có thể dễ dàng nhìn
nhận con đƣờng phù hợp cho sứ mệnh của báo chí đối với nền văn hóa
nƣớc nhà. Việc này có thể giúp cho báo chí tìm ra những con đƣờng hoạt
động có hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu từ thực tiễn là cơ sở để ngƣời

viết có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và mạnh dạn đề xuất một số
giải pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của báo
chí, giúp báo chí thực hiện tốt hơn chức năng của mình đối với sự phát
triển của văn hóa dân tộc.



Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

6


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn thạc sĩ "Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật
thể của Việt Nam trên báo chí" này vận dụng một số lý luận, phƣơng pháp
nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
- Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
- Đƣờng lối, quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà
nƣớc nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về văn hóa.
- Khảo sát, phân tích các tƣ liệu báo chí thực tế đề cập đến các lĩnh vực văn hóa,
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trong nƣớc.
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học để tập hợp những ý kiến, nhận xét, đánh giá
của công chúng báo chí Việt Nam về việc thực hiện chức năng, vai trò của
báo chí đối với nền văn hóa dân tộc nói chung.

5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm những phần cơ bản sau:
- Phần Mở đầu
- Chƣơng I: DI SẢN VĂN HÓA- NHẬN THỨC VÀ QUAN NIỆM TRONG
HỘI NHẬP TOÀN CẦU

- Chƣơng II: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT
THỂ Ở VIỆT NAM
- Chƣơng III: HƢỚNG ĐI VÀ GIẢI PHÁP CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT
TRIỂN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở VIỆT NAM
- Phần Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục







Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

7


CHƢƠNG I
DI SẢN VĂN HÓA- NHẬN THỨC VÀ QUAN NIỆM
TRONG HỘI NHẬP TOÀN CẦU

1. DI SẢN VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC
1. 1. Khái niệm "Di sản văn hóa dân tộc"
Di sản- trong tiếng Anh có nghĩa là “heritage”, trong tiếng Pháp là “héritage”-
đều có nghĩa là gia tài, của kế thừa.
Theo Từ điển tiếng Việt- NXB Khoa học Xã hội (1996) có nghĩa là: Di
sản là cái của thời đi trước để lại (Chẳng hạn, kế thừa di sản văn hoá; kinh tế,
văn hoá lạc hậu là di sản của chế độ cũ).

Vậy, di sản văn hóa là gì?
Văn hoá- xét về mặt thuật ngữ, có thể hiểu là: toàn bộ hoạt động sáng
tạo của con ngƣời trong quá khứ cũng nhƣ trong hiện tại, đƣợc đúc kết thành
một hệ thống các giá trị và chuẩn mực xã hội. Nó đƣợc biểu hiện thông qua
vốn di sản văn hoá và lối sống của một cộng đồng xã hội nhất định. Theo
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, thì “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt
động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội”
(1)
. “Di sản văn hoá là toàn bộ sản phẩm sáng tạo của các thành viên
trong cộng đồng dân tộc. Nó đƣợc thể hiện ra dƣới dạng những đối tƣợng vật
thể (hữu hình) và phi vật thể (vô hình) mang tính biểu tƣợng, đƣợc lan toả (vô
thức) và trao truyền (hữu thức) từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ thế
hệ trƣớc cho thế hệ sau”
(2)
.
Di sản văn hóa là tài sản vô giá, là giá trị điển hình của bất kì quốc gia
nào. Do đó, chúng đƣợc gọi tên bằng một cụm từ là “di sản văn hóa dân tộc”.

(1)
Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, tr 10, NXB Giáo dục- 1999
(2)
Diêm Thị Đƣờng, Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hóa truyền thống Việt Nam, tr 23, NXB Văn
hóa Thông tin- 1998



Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí


8


Di sản văn hóa dân tộc kết tinh trí tuệ, ý chí, tình cảm và công sức của mỗi cá
nhân và tập thể, hình thành nên những chuẩn mực giá trị xã hội, phản ánh
những sắc thái riêng biệt và truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc. Di sản văn
hóa dân tộc đóng dấu ấn của mỗi thời đại, là bức thông điệp của các thế hệ đi
trƣớc gửi lại cho các thế hệ hôm nay, là chứng tích phản ánh bƣớc đi của mỗi
dân tộc trải qua những giai đoạn lịch sử nhất định. Khác với các loài động vật
khác- chỉ tồn tại đơn thuần theo ý nghĩa là tồn tại, con ngƣời bằng thực tiễn
sống của mình, bằng những gì đã trải nghiệm lại thƣờng đặt ra những cơ sở
mới cho tƣơng lai. Những sản phẩm do con ngƣời làm ra trong quá khứ, mà
hiện tại vẫn đang đắc dụng, sẽ trở thành di sản văn hoá. Rồi các thế hệ con
ngƣời, thế hệ sau tiếp nối thế hệ trƣớc, học tập, tiếp thu, tiến tới chiếm lĩnh
toàn bộ vốn di sản văn hoá của cộng đồng. Và mỗi sản phẩm văn hoá luôn
đƣợc cộng đồng chấp nhận (tức là không phải mọi thứ con ngƣời sáng tạo ra
đều có thể trở thành văn hoá, di sản văn hoá mà chỉ những giá trị nào đƣợc số
đông thừa nhận mới trở thành văn hoá và đƣợc thừa nhận là di sản khi tiếp tục
đƣợc lƣu truyền lại).

1.2. Cấu trúc, đặc điểm của di sản văn hóa dân tộc
1.2.1. Cấu trúc
Dựa theo quan điểm của UNESCO
(1)
, ngƣời ta phân chia di sản văn hoá
nói chung thành hai loại: Di sản văn hoá vật thể và Di sản văn hoá phi vật thể.
 Di sản văn hoá vật thể: bao gồm những vật thể (hữu hình- Tangible) có giá
trị đặc biệt về các mặt văn hoá, lịch sử và tự nhiên, do một cộng đồng văn
hoá- xã hội nào đó tạo ra. Đó là những di vật, di tích nhƣ đền đài, cung
điện, chùa tháp, lăng mộ, những hiện vật bảo tàng, thƣ tịch, tài liệu lƣu trữ,

mẫu vật tự nhiên, thắng cảnh thiên nhiên và những hiện vật quý hiếm khác.
 Di sản văn hoá phi vật thể: bao gồm những tạo phẩm phi hình thể (vô
hình- Intangible) có giá trị đặc biệt về các mặt văn hoá, lịch sử do một

(1)
Công ước di sản thế giới, UNESCO- 16/11/1972



Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

9


cộng đồng văn hoá- xã hội nào đó tạo ra. Nó đƣợc lƣu truyền và biến
tấu theo các phƣơng thức truyền khẩu, mô phỏng và bắt chƣớc. Thuộc
về di sản văn hoá phi vật thể bao gồm có các loại hình văn nghệ dân
gian (âm nhạc, ca múa, sân khấu, truyện kể, huyền thoại, tạp kỹ…), lễ
hội, phong tục tập quán, nghệ thuật chữa bệnh dân gian, nghệ thuật nấu
ăn, bí quyết trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, các nghệ nhân, danh
nhân văn hoá

H1: SƠ ĐỒ CẤU TRÚC DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC

Trƣớc thời điểm Công ƣớc Bảo vệ di sản văn hóa và Thiên nhiên Thế giới
đƣợc UNESCO thông qua vào năm 1972, vấn đề về di sản văn hóa phi vật thể
chƣa từng đƣợc nhắc đến trong bất kì văn kiện chính thống nào. Ngay cả khi
UNESCO thông qua Công ƣớc năm 1992, việc bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa
phi vật thể cũng không đƣợc nhắc đến. Mãi đến năm 2003, công ƣớc về Bảo vệ
di sản văn hóa phi vật thể mới đƣợc UNESCO chính thức thông qua.

Tại sao vậy?
Vì nhận thức và quan niệm của loài ngƣời về đặc trƣng, đặc điểm của
các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có nhiều điểm khác nhau.

Di sản Văn hóa vật thể là văn hóa tồn tại một cách hữu thể, thƣờng
đƣợc nhận thức ở dạng hình khối, tác động trực tiếp vào thị giác con ngƣời.
Các di sản văn hóa vật thể là nghệ thuật của không gian.
DI SẢN VĂN HÓA
DÂN TỘC
DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ



Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

10


Những di sản văn hóa vật thể của nhân loại tồn tại cho đến ngày nay
trên khắp thế giới thƣờng bao giờ cũng tác động trực tiếp vào cảm xúc của con
ngƣời khi đứng trƣớc chúng. “Đến Trung Quốc, điều gây “sốc” đối với du
khách ngay từ phút đầu là quy mô của các công trình. Cố Cung rộng tới
720.000 m2 với 100 cung điện và 9.999 phòng (nay còn 8.600 phòng). Thiên
Đàn được xây dựng trên một diện tích tới 2.730.000 m2, tức là lớn gấp 4 lần
diện tích Cố Cung. Di hoà viên nằm trên cả một vùng đất rộng hơn 290 ha,
trong đó có dãy Trường lang chạy dài tới 728m với những bức tranh tuyệt đẹp
về lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc”
(1)
. Nếu đến Vạn Lý Trƣờng

Thành, hẳn không ai là không kinh ngạc trƣớc sức sáng tạo không cùng của
loài ngƣời. “Đây là bức tường thành nổi tiếng được xây dựng bằng đất và đá
từ thế kỷ V- TCN cho tới thế kỷ XVI, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi
những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du
mục khác đến từ những vùng nay thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn
tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ V- TCN, trong đó nổi tiếng nhất là
phần tường thành do hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng
ra lệnh xây dựng”
(2)
. Dải tƣờng thành vạn lý hơn 6.700 km trải dài từ Đông
sang Tây đất nƣớc là công trình duy nhất mà các nhà du hành vũ trụ từ trên
chín tầng mây cũng nhìn thấy. Mao Trạch Đông đã từng nói rằng "Bất đáo
trường thành phi hảo hán" (Chƣa đến Vạn lý Trƣờng Thành chƣa phải là hảo
hán) chính là bởi bất kì ai cũng sẽ cảm thấy mình quá nhỏ bé, bị chinh phục,
khuất phục khi đứng trƣớc Vạn Lý Trƣờng Thành.
Hình ảnh của những Kim Tự Tháp đã trở thành linh hồn, thành biểu
tƣợng, thành niềm tự hào của cả dân tộc Ai Cập, niềm tôn kính của toàn nhân
loại. Từ lâu, các Kim Tự Tháp đã đƣợc coi là một trong những kì quan của thế
giới. Nhân loại chiêm ngƣỡng các Kim Tự Tháp để ngƣỡng mộ và thán phục
khả năng kỳ diệu của con ngƣời đã có thể xây dựng một công trình kì vĩ nhƣ

(1)
Đất nước của những di sản văn hóa- Chân trời UNESCO, - 2/10/2007
(2)
Bảy tuyệt tác mới của văn minh nhân loại- An ninh thế giới, - 20/7/2007



Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí


11


vậy chỉ bằng những công cụ thô sơ. Quần thể Kim Tự Tháp là mộ của ba vị
pharaon đã cai trị một vƣơng quốc vĩ đại, trong đó cao nhất là Đại kim tự tháp
đƣợc xây dựng cho hoàng đế Kheops- ngƣời đã trị vì vào khoảng 2650 năm
trƣớc công nguyên. Kim tự tháp này cao 147 mét (nay còn 138 m), có đáy
vuông mỗi cạnh là 230 mét, trên một diện tích 5,3 héc ta. Tháp đƣợc xây bằng
2.300.000 khối đá, trung bình mỗi khối từ 2- 3 tấn, có khối nặng đến 15 tấn;
còn những khối đá hoa cƣơng trên phòng mộ nặng đến 50 tấn. Các nhà khoa
học trên thế giới ngày nay vẫn còn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Vì sao tổ
tiên xƣa có thể làm đƣợc và làm tốt đến thế?” Nhƣng dù đáp án cho câu hỏi ấy
có nhƣ thế nào, chúng ta cũng không thể phủ nhận đƣợc sức mạnh sáng tạo
của loài ngƣời qua suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm.
Cảm xúc của con ngƣời trƣớc các di sản văn hóa vật thể bao giờ cũng là
cảm phục.

Di sản văn hóa phi vật thể có tính “di động” mạnh hơn do không bị
trói buộc bởi các đặc tính về hình thể, thƣờng gắn liền với các loại hình nghệ
thuật (âm nhạc, văn chƣơng, múa…), có tác động tới xúc cảm, cách cảm của
con ngƣời, có khả năng truyền bá lớn hơn, khó nhận biết, khó nắm bắt hơn.
Văn hóa phi vật thể thƣờng đƣợc coi là thuộc về nghệ thuật của thời gian.
Mỗi quốc gia, dân tộc lại có cách quan niệm riêng về di sản văn hoá phi
vật thể của mình và có những cách ứng xử khác nhau với những di sản đó.
Chẳng hạn, ngƣời Nhật Bản coi tài năng của nghệ nhân dân gian cũng thuộc
về di sản văn hoá vô hình và gọi đó là “kho báu sống” của dân tộc. Ở một số
nƣớc châu Phi, ngƣời ta quan niệm khi một cụ già mất đi, điều đó cũng có
nghĩa là một thƣ viện cổ đã bị cháy.
Ngƣời Việt Nam trong cách quan niệm về thế nào là di sản văn hoá phi vật
thể so với các dân tộc khác không có nhiều khác biệt. Trong cách hiểu của ngƣời

Việt thì “di sản văn hoá phi vật thể” nhiều khi đƣợc hiểu trùng khớp với khái
niệm “bản sắc văn hóa”. Chẳng hạn, PGS Trƣờng Lƣu trong “Truyền thống và



Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

12


bản sắc dân tộc trong văn hoá hiện đại” có viết: “Người Việt ở phương Nam
có một cử chỉ rất đẹp và cảm động là vào ngày cúng giỗ tổ tiên, thường quay mặt
về phương Bắc tưởng nhớ thần tiên, nơi chôn rau cắt rốn của giống nòi. Đúng
như nhà thơ Nam Bộ Huỳnh Văn Nghệ đã nói trong hai câu thơ:
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long…”
(1)


Đây là một dạng trong cái tinh tuý của tƣ tƣởng văn hoá dân tộc- một bộ phận
của di sản văn hoá phi vật thể. Nó trở thành bản sắc chung của dân tộc đƣợc thể
hiện trong văn hoá và làm cho dân tộc trƣờng tồn qua không gian và thời gian.
Xa xƣa, cha ông ta đã truyền miệng nhau nhiều câu ca dao, tục ngữ,
nhiều làn điệu dân ca, nhiều bài hát đồng dao… Ngƣời ta thƣờng cho rằng đồng
dao là thuộc về thế giới của trẻ thơ vì chỉ có trẻ em là hát đồng dao trong lúc
chơi đùa. Nghĩ nhƣ thế cũng là có lý song chƣa hẳn là thoả đáng. Những bài
đồng dao đều là những bài hát có vần điệu nhịp nhàng, chỉ có điều cấu trúc ngữ
nghĩa thì không thể qui về một sự sáng tạo thơ ca thông thƣờng của ngƣời lớn,
nhƣng cũng không thể nghĩ rằng nó do trẻ em “vui miệng” mà sáng tác. Ví dụ:
Ông giẳng ông giăng

Ông giằng búi tóc.
Ông khóc ông cười.
Mời ông xuống chơi
hay:
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt liền bà.
Phải tội liền ông
Cơm trắng như bông.
Gạo tiền như nước
hoặc:

(1)
Trƣờng Lƣu, Văn hoá Việt Nam- truyền thống và hiện đại- tr 14



Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

13


Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương.
Ba vương ngũ đế.
Bắt dế đi tìm.
Con chim làm tổ…
“Có lẽ đồng dao thuộc về thời kỳ mà ở đó ý nghĩa của ngôn từ chỉ thấp
thoáng trong một kết hợp nhường chỗ cho vẻ đẹp kỳ lạ của vần điệu. Đây là
dạng những bài ca rất xa xưa của dân gian với tư duy thẩm mỹ hồn nhiên gần

gũi với thế giới trẻ thơ và cũng rất gần với nghệ thuật “thuần tuý”
(1)
.
Lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam đƣợc bắt đầu bằng lịch sử hàng
nghìn năm của cuộc đấu tranh song hành dựng nƣớc và giữ nƣớc. Trải qua hàng
nghìn năm bị giặc ngoại xâm đô hộ, con đƣờng đi đến chữ viết riêng của tổ tiên
ngƣời Việt hoặc đã bị kẻ thù phá huỷ hoặc đã không thể đƣợc sáng tạo ra. Vì thế
văn học nƣớc ta trong buổi đầu mở nƣớc chỉ mới là một nền văn học dân gian
truyền miệng, nhƣng nền văn học đó đã sớm xác định một bản lĩnh và truyền
thống riêng biệt. Trong hoàn cảnh ấy, thơ ca dân gian một mặt liên tục phát triển
để đáp ứng những nhu cầu tự nhiên của đời sống cộng đồng và mặt khác nó
chính là một pháo đài vững chắc để bảo vệ và lƣu giữ những mạnh nguồn cốt lõi
nhất trong tâm thức dòng giống. Có thể nói, thơ ca dân gian vừa nhƣ là kết quả
vừa nhƣ là một thành tố tích cực trong dòng chảy văn hóa tinh thần của cấu trúc
làng xã Việt Nam suốt hàng ngàn năm luôn luôn bền vững và ổn định.
Nói chung, trên những mức độ nhất định có thể hệ thống đƣợc nội dung
của văn hóa dân gian. Đó là sự biểu hiện trên tất cả mọi phƣơng diện quan hệ
của con ngƣời với thiên nhiên, xã hội, gia đình, tình bè bạn, lứa đôi, tình làng,
nghĩa nƣớc, lòng yêu đời, lòng hận thù áp bức bất công, những ƣớc mơ lãng
mạn, lòng khát khao hạnh phúc Các tác phẩm của văn hóa dân gian thƣờng
diễn đạt nhiều khía cạnh, nhiều cung bậc nhƣng đều gắn liền với tâm hồn tính

(1)
Nguyễn Đức Hạnh- Con đường của thơ ca dân gian- - 29/10/2007



Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

14



cách con ngƣời ở mỗi vùng, mỗi địa phƣơng. Nó là trạng thái tâm hồn của mỗi
con ngƣời mà cũng là của toàn thể cộng đồng. Nhƣng giá trị của loại hình văn
hóa phi vật thể ấy thực tế còn vƣợt xa cả những gì có thể thống kê đƣợc.
Chúng tồn tại trong trạng thái linh hoạt, sống động trong những hoàn cảnh,
điều kiện hết sức khác nhau.
Nói đến văn hóa, văn nghệ dân gian cũng là nói đến tƣơng quan giữa
nội dung và nghệ thuật biểu hiện trong quá trình phát triển của nó. Những
phức tạp trong các quan hệ xã hội, sự phát triển phong phú về tinh thần đòi
hỏi một nghệ thuật biểu hiện ngày càng tinh vi. Đó không chỉ đơn giản là sự
hình thành và vận dụng thuần thục các công thức truyền thống mà còn phải đi
đến biểu hiện đầy đủ những trải nghiệm phức tạp nhất.
Nếu quan sát chúng ta sẽ thấy nhiều ca từ của nhiều bài quan họ nổi bật
lên bởi phong cách hồn nhiên mộc mạc, đó là những bài ca gắn liền với sinh hoạt
diễn xƣớng dân gian, là những câu hát đối đáp để “giải bài toán tâm trạng” nhƣ:
Người ơi! Người ở đừng về,
Người về em vẫn (í i ì í i í i i) có mấy trông (i ì) theo,
Trông (ì í a a) nước tình (a) chung là như nước chảy,
Mà này cũng có a trông bèo, trông bèo là bèo trôi.
Người ơi người ở đừng về.

Người về em vẫn (í i ì í i í i i) có mấy khóc (i ì) thầm,
Đôi (ì í a a) bên là bên sóng như vạt áo,
Mà này cũng có (a) ướt đầm, ướt đầm như mưa,
Người ơi người ở đừng về.

Người về em dặn (í i ì í i í i i) có mấy lời này rằng,
Sông (ì í a a) sâu là sâu sông nên chớ lội,
Mà này cũng có (a) đò đầy, đò đầy người chớ qua,

Người ơi người ở đừng về.



Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

15



Người về em dặn (í i ì í i í i i) có mấy lời này rằng,
Đâu (ì í a a) hơn là hơn đâu hơn người kết,
Mà này rằng có (a) đâu bằng, đâu bằng người đợi em,
Người ơi người ở đừng về.

Người về em dặn (í i ì í i í i i) có mấy cau
Yêu (ì í a a) em thời em mong anh gìn giữ
Mà này cũng có (a) đừng ngồi, đừng ngồi với ai.
Người ơi người ở đừng về.
Người ơi! Người ở em về!
Bên cạnh đó chúng ta cũng nhận thấy có nhiều “bài ca” đọng lại ở
những tâm tình sâu lắng nhất. Đó là những “tác phẩm” đã vƣợt ra khỏi tính
chất ứng khẩu của diễn xƣớng; tính chất hồn nhiên, mộc mạc cũng không còn
hoặc chỉ còn rất ít. Trên những mức độ nhất định có thể coi đó là những bài đã
tiến đến sự tinh diệu của ngôn ngữ thơ. Ở đây đã xuất hiện kịch tính của
những quan hệ có chiều sâu trải nghiệm và mang những tâm sự riêng tƣ:
Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi
Em ơi anh vẫn đợi bèo dạt
Mây trôi chim ca, tang tính tình cá lội
Ngậm 1 tin trống

Hai tin đợi, ba bốn tin chờ
Sao chẳng thấy đâu
Một mình trăng treo, suốt đêm thâu
Em ơi, trăng đã ngả ngang đầu
Thương nhớ ai, sương rơi
Đêm sắp tàn trăng tàn
Nghềnh tre đưa truớc ngõ
Là gió la đà em vẫn mong chờ



Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

16


Sao chẳng thấy đâu
Ngày ngay, ra trông, chốn xa xăm
Em ơi anh vẫn đợi, mỏi mòn
Ra trông, sao xa, tang tính tình cá vờn
Người đi xa có nhớ, là nhớ ai ngồi
Trông cánh chim trời, sao chẳng thấy đâu
Trong câu hát xuất hiện những trạng thái tâm tình riêng tƣ. Phải chăng
đó là con đƣờng của thứ nghệ thuật bằng ngôn từ này, con đƣờng đi từ ngôn
ngữ của những bài ca hồn nhiên, mộc mạc đến ngôn ngữ của những bài thơ
giàu tính trải nghiệm, giàu suy tƣ và nhiều xúc cảm?
Cảm xúc con ngƣời trƣớc những tinh hoa nghệ thuật phi vật thể thƣờng
bao giờ cũng là niềm say mê.

1.2.2. Di sản văn hóa dân tộc trong hệ thống Văn hoá

1.2.2.1. Văn hóa là gì?
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá và mỗi khái niệm đều
mang những đặc trƣng riêng của nó. Việc tìm hiểu các khái niệm này có ý
nghĩa quan trọng bởi đây là “công cụ- khái niệm” hay “công cụ- nhận thức”
(chữ dùng của Trần Quốc Vƣợng)
(1)
để tiếp cận mọi vấn đề nghiên cứu.
Chúng tôi xin trích dẫn một số khái niệm cơ bản sau đây:
* Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng
ngày về mặt ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hoá”
(2)
.
* Đào Duy Anh: “Văn hoá là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của
loài người. Văn hoá tức là sinh hoạt”
(3)
.

(1)
Trần Quốc Vƣợng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, tr 17, NXB Giáo dục, 2006
(2)
Hà Minh Đức, Một nền văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc, tr 8, NXB Khoa học Xã hội- 2005.
(3)
Đào Duy Anh- Việt Nam văn hoá sử cương, tr 13, NXB Đồng Tháp- 1998



Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí


17


* Phan Ngọc: “Không có cái vật gì gọi là văn hoá cả và ngược lại bất kì vật
gì cũng có cái mặt văn hoá. Văn hoá là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa
thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu
lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một
cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau,
tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi cái mà tộc
người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh
vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác”
(1)
.
* Trần Ngọc Thêm- Cơ sở văn hoá Việt Nam: “Văn hoá là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội”
(2)
.
* UNESCO: “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt
tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội
hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống
các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hoá đem lại cho con
người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành
những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một
cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được
bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét
những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ

và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”
(3)
.
Nhƣ vậy, từ tất cả những định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng
văn hoá không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hoá là tổng thể nói chung
những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra. Văn hoá là chìa khoá
của sự phát triển. Văn hoá là cái thuộc về con ngƣời và chỉ dành cho con ngƣời.

(1)
Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, tr 19-20, NXB Văn học- 2002
(2)
Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, tr 10, NXB Giáo dục- 1999.
(3)
Trần Quốc Vƣợng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, tr23-24, NXB Giáo dục, 2006



Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

18


1.2.2.2. Cấu trúc của văn hoá
Văn hoá có thể đƣợc phân chia thành nhiều cách khác nhau (chia hai,
chia ba, chia bốn…) căn cứ trên các tiêu chí khác nhau.
* Căn cứ theo quan điểm hệ thống, Trần Ngọc Thêm chia văn hoá thành 4
thành tố (tiểu hệ) cơ bản:
- Tiểu hệ Văn hoá nhận thức: Nhận thức về vũ trụ, Nhận thức về con ngƣời.
- Tiểu hệ Văn hoá tổ chức cộng đồng: Văn hoá tổ chức đời sống tập thể,
Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân.

- Tiểu hệ Văn hoá ứng xử với môi trƣờng tự nhiên: Văn hoá tận dụng
môi trƣờng tự nhiên, Văn hoá ứng phó với môi trƣờng tự nhiên.
- Tiểu hệ Văn hoá ứng xử với môi trƣờng xã hội: Văn hoá tận dụng môi
trƣờng xã hội, Văn hoá ứng phó với môi trƣờng xã hội.
Cả 4 thành tố này đều bị quy định bởi một gốc chung là loại hình văn
hoá. Loại hình văn hoá cho thấy cái khác biệt trong tính hệ thống của văn hoá.
* Nguyễn Tất Đắc lại chia văn hoá thành hoạt động sinh tồn, hoạt động xã hội,
hoạt động tinh thần, hoạt động nghệ thuật…
* Đào Duy Anh trong cuốn Việt Nam văn hoá sử cƣơng lại căn cứ vào giới
thuyết của Félix Sartiaux (“Văn hoá, về phương diện động, là cuộc phát triển
tiến bộ mà không ngừng của những tác dụng xã hội về kỹ thuật, kinh tế, tư
tưởng, nghệ thuật, xã hội tổ chức, những tác dụng ấy tuy liên lạc mà vẫn riêng
nhau. Về phương diện tĩnh thì văn hoá là trạng thái tiến bộ của những tác
dụng ấy ở một thời gian nhất định, và tất cả những tính chất mà tác dụng ấy
bày ra ở các xã hội loài người”
(1)
) để chia văn hoá ra thành 3 bộ phận:
- Kinh tế sinh hoạt
- Xã hội sinh hoạt
- Trí thức sinh hoạt
* L.White thì chia văn hoá thành ba tiểu hệ: công nghệ, xã hội và tƣ tƣởng
(2)
.

(1)
Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, tr 10, NXB Đồng Tháp- 1999
(2)
Trần Ngọc Thêm, Tạp chí Người đưa tin UNESCO, tr.5, 11/1989




Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí

19


Tuy vậy, cách chia phổ biến và thông dụng nhất hiện nay là cách chia
văn hoá thành hai dạng: hữu thể (vật thể) và vô thể (phi vật thể). UNESCO
căn cứ vào cách chia này để phân định di sản văn hoá thành hai loại: di sản
văn hoá vật thể (Tangible) và Di sản văn hoá phi vật thể (Intangible).
Nhƣ vậy, di sản văn hóa là một bộ phận không thể thiếu của văn hóa
nhân loại nói chung. Di sản là những giá trị văn hóa tinh túy (cả vật chất và
tinh thần) thuộc phân đoạn quá khứ của văn hóa. Di sản văn hoá là các giá
trị văn hoá do lịch sử dể lại. Các giá trị này sẽ trở thành truyền thống khi đƣợc
thế hệ sau lựa chọn, tiếp nhận, mô phỏng, làm sống lại.



H2. MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH TỐ TRONG
CẤU TRÚC CỦA VĂN HÓA

1.2.3. Di sản văn hoá phi vật thể
1.2.3.1. Khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể
Trong Luật Di sản văn hóa đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2001, di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc
nhìn nhận là: “Di sản văn hóa quy định tại luật này bao gồm di sản văn hóa phi
vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch

×