ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐOÀN THỊ PHƢƠNG LIÊN
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH HỖ TRỢ PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG VÀ HƢỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ CHO
TRẺ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC HIỆN ĐANG SỐNG
TẠI LÀNG HỮU NGHỊ VIỆT NAM
(Xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐOÀN THỊ PHƢƠNG LIÊN
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH HỖ TRỢ PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG VÀ HƢỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ CHO
TRẺ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC HIỆN ĐANG SỐNG
TẠI LÀNG HỮU NGHỊ VIỆT NAM
(Xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội)
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
GV hƣớng dẫn
GS.TS. Tô Duy Hợp
Chủ tịch hội đồng
PGS. TS Nguyễn Hồi Loan
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những thông tin, số liệu trong luận văn hoàn toàn là
sự thật và đã được những người có liên quan đồng ý cho sử dụng. Tôi xin chịu
trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin có trong luận văn.
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: Tìm hiểu hoạt
động mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho
trẻ nhiễm chất độc hóa học hiện đang sống tại làng Hữu Nghị Việt Nam.
Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy, cô giáo, Ban giám đốc Làng Hữu Nghị Việt Nam và người thân.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin chân thành
cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo GS. TS Tô Duy Hợp người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc
Làng Hữu Nghị Việt Nam cùng các y bác sỹ, giáo viên và đông đảo các em
nhỏ khuyết tật đang sinh sống tại Làng Hữu Nghị Việt Nam đã giúp đỡ tôi
trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp tại Làng.
Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của
tôi không tránh khỏi những thiếu xót nhất định, rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy, cô giáo, các bạn và những người quan tâm đến nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
Học viên
Đoàn Thị Phương Liên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 12
6. Câu hỏi nghiên cứu 12
7. Giả thuyết nghiên cứu 13
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 14
9. Kết cấu của luận văn 17
PHẦN NỘI DUNG 19
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 19
1. Cơ sở lý luận 19
1.1 Khái niệm chủ chốt 19
1.1.1. Người hoạt động kháng chiến: 19
1.1.2. Chất độc hóa học: 19
1.1.3. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: 19
1.1.4. Trẻ em 20
1.1.5. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 21
1.1.6.Trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học 21
1.1.7. Phục hồi chức năng 21
1.1.8. Nghề 23
1.1.9. Dạy nghề 23
1.1.10. Hướng nghiệp trong dạy nghề 23
1.1.2 Lý thuyết áp dụng trong đề tài 23
1.1.2.1. Lý thuyết chức năng 23
1.1.2.2. Lý thuyết quản trị công tác xã hội 26
1.2. Cơ sở thực tiễn 28
1.2.1 Tình hình thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước 28
1.2.2. Đặc điểm địa bàn khảo sát 31
1.2.3. Quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội 36
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH HỖ TRỢ
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG, HƢỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ CHO TRẺ
BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC ĐANG SỐNG TẠI LÀNG HỮU
NGHỊ VIỆT NAM HIỆN NAY 45
2.1. Nền tảng triết lý của mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng, hƣớng
nghiệp dạy nghề cho trẻ bị nhiễm chất độc hóa học đang sống tại Làng
Hữu Nghị Việt Nam. 45
2.2. Tình hình hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng và hƣớng nghiệp
dạy nghề ở Làng Hữu Nghị Việt Nam 47
2.2.1 Hoạt động chữa trị và phục hồi chức năng 47
2.2.2 Hoạt động hướng nghiệp dạy nghề 71
2.2.3. Nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động của Làng Hữu Nghị. . 89
CHƢƠNG 3 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH HỖ TRỢ PHỤC
HỒI CHỨC NĂNG VÀ HƢỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ CHO TRẺ BỊ
NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC SỐNG TẠI LÀNG HỮU NGHỊ VIỆT
NAM 95
3.1. Đánh giá mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hƣớng nghiệp dạy
nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học của Làng Hữu Nghị Việt Nam. 95
3.1.1 Về điều kiện môi trường, khuôn viên nhà ở của các em ở Làng
Hữu Nghị 95
3.1.2 Sức khỏe, dinh dưỡng 98
3.1.3 Về giáo dục, dạy nghề 101
3.1.4 Về văn hóa, thể thao và giải trí 104
3.2 Những việc cần làm để nâng cao hiệu quả của mô hình hỗ trợ phục
hồi chức năng và hƣớng nghiệp dạy nghề cho trẻ bị nhiễm chất độc hóa
học đang sống tại Làng Hữu Nghị sao cho phù hợp với tình hình Hà
Nội hiện nay. 107
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 116
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người bị nhiễm chất độc hóa học là một trong những vấn đề đang nhận
được nhiều sự quan tâm không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn trên toàn thế
giới. Theo con số thống kê của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội ở Việt
Nam có 4,8 triệu người bị phơi nhiễm chất da cam, trong đó có 3 triệu người
là nạn nhân chất độc da cam và 150.000 trẻ em- con của những người tham
gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị tật bẩm sinh trực tiếp từ hậu
quả của chất độc da cam/dioxin [38.2.1]. Nguyên nhân gây nên tình trạng này
chính là do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ hậu quả của chiến tranh và dự
báo trong nhiều năm tới số lượng người bị nhiễm chất độc hóa học ở Việt
Nam vẫn chưa phải đã chấm dứt hẳn.
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và triển khai nhiều
hoạt động nhằm trợ giúp cho những người bị nhiễm chất độc hóa học, đặc biệt
là con đẻ của họ như xây dựng chính sách mới, thành lập các trung tâm nuôi
dưỡng, điều dưỡng người có công, trung tâm phục hồi chức năng, trung tâm
dạy nghề… Nhiều chính sách, chế độ ưu đãi được thực hiện đã có những hỗ
trợ hữu ích cho người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất
độc hóa học trong đời sống hằng ngày, nhất là trong việc phục hồi chức năng
và hướng nghiệp dạy nghề.
Làng Hữu Nghị Việt Nam được xây dựng để nuôi dưỡng, chăm sóc,
chữa trị, dạy nghề, phục hồi chức năng có thời hạn cho một số người hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trong thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ cứu nước và con của những cựu chiến binh bị khuyết tật do hậu quả của
chất độc hóa học gây ra. Mặc dù đây là Làng Hữu Nghị lớn nhất của Việt
Nam, có đội ngũ cán bộ giáo viên tâm huyết với nghề, là trung tâm áp dụng
mô hình hoạt động giáo dục, dạy nghề cho trẻ khuyết tật khá hiệu quả nhưng
bên cạnh những hoạt động đã làm được thì việc quan tâm đến các vấn đề tâm
2
lý, hỗ trợ nhóm đối tượng này như: chế độ ăn uống, chữa trị phục hồi chức
năng, học nghề, tìm kiếm việc làm… vẫn chưa được nhìn nhận và đánh giá
đúng đắn trong khi số lượng người bị nhiễm chất độc hóa học ở Việt Nam
hiện nay lại quá đông và các kiến thức, kỹ năng mang tính bài bản chuyên
nghiệp của của cán bộ, nhân viên trong làng Hữu Nghị - với tư cách là một
nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp lại còn nhiều hạn chế
Tất cả những vấn đề trên đã gợi lên trong chúng tôi hướng nghiên cứu:
“Tìm hiểu hoạt động mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng
nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học hiện nay đang sống tại Làng
Hữu Nghị Việt Nam xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước chính vì vậy các em là một
trong các nhóm đối tượng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên
cứu, các nhà khoa học, các chuyên gia từ trong nước đến quốc tế. Trong phạm
vi nghiên cứu này tác giả lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, bài
viết tiêu biểu về trẻ em nói chung và trẻ em nhiễm chất độc hóa học nói riêng.
Khi nói đến các các tổ chức quốc tế chuyên nghiên cứu về trẻ em thì
trước tiên mọi người thường nghĩ tới các công trình của UNICEF. Đây là tổ
chức có uy tín, đi đầu thế giới trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên phạm
vi toàn cầu.
Năm 2009 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với
UNICEF tiến hành nghiên cứu và xây dựng tài liệu “xây dựng môi trường bảo
vệ trẻ em Việt nam đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt
là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam”. Tài liệu này đã trình bày một
cách tổng quan về tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em dễ bị tổn
thương ở Việt Nam, các hoạt động phòng ngừa sơ cấp và thứ cấp để bảo vệ
trẻ em ở Việt Nam. Cuốn sách này đã phân tích các quy định của quốc tế, tiêu
chuẩn quốc tế trong việc chăm sóc từng nhóm trẻ em, hệ thống luật pháp,
3
chính sách và hoạt động thực tiễn chăm sóc các nhóm trẻ em, các hoạt đông
trợ giúp chăm sóc về y tế và phục hồi Trong số các phân tích về về xây
dựng môi trường bảo vệ các nhóm trẻ em thì phân tích về nhóm trẻ khuyết tật
được phân tích khá kỹ. Phân tích này đã chỉ ra quyền của trẻ em khuyết tật, hệ
thống luật pháp, chính sách hỗ trợ trẻ em khuyết tật của Việt Nam, những
dịch vụ chăm sóc y tế và phục hồi đối với các em, chính sách giáo dục đối với
trẻ khuyết tật, các hoạt động trợ giúp cho gia đình các em, vấn đề chăm sóc
thay thế và dạy nghề và tạo việc làm cho các em khuyết tật. Có thể, nói với
những phân tích chi tiết và cụ thể này cuốn tài liệu hướng dẫn đã chỉ ra thực
trạng, đưa ra những khuyến nghị sát với thực tế để việc chăm sóc bảo vệ trẻ
em khuyết tật nói riêng và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được tốt hơn [5].
Năm 2010 UNICEF tiến hành thực hiện“Báo cáo Phân tích tình hình
trẻ em ở Việt Nam”. Báo cáo lấy cách tiếp cận dựa trên quyền con người, xem
xét tình hình trẻ em dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con
người như bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình. Kết
quả nghiên cứu đã làm rõ tình hình trẻ em nam và nữ, nông thôn và thành thị,
dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, trẻ em giàu và trẻ em nghèo hiện nay ở Việt
Nam. Trong đó, nhóm trẻ em thiếu sự chăm sóc của bố mẹ ở Việt Nam có
diễn biến phức tạp. Các cơ sở chăm sóc cả công lập và dân lập có ở hầu hết
các tỉnh thành trong cả nước dưới nhiều hình thức như chăm sóc tại nhà, chăm
sóc tập trung và các hình thức chăm sóc hỗ trợ không chính thức khác. Tình
trạng số lượng cho con nuôi ra nước ngoài cao trong khi đây được quy định là
biện pháp cuối cùng chỉ sử dụng khi không còn cách nào khác. Ngoài ra, báo
cáo cũng chỉ ra rằng Việt Nam còn thiếu các quy định cụ thể cho việc truy tố
những đối tượng hoạt động môi giới cho nhận con nuôi trái pháp luật. Báo
cáo còn chỉ ra nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng giới ở trẻ em, sự bất
cập trong chăm sóc, giáo dục trẻ em ở Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó
báo cáo đưa ra khuyến nghị là cần phải lồng ghép vấn đề giới vào các chính
4
sách, chiến lược và các hoạt động thực tiễn, và sử dụng các số liệu phân tổ để
giám sát vấn đề bình đẳng giới. Bình đẳng giới, đặc biệt là bình đẳng giới cho
trẻ em gái dân tộc thiểu số vẫn chưa được quan tâm đầy đủ [35].
Tháng 5 năm 2013 Báo cáo tình hình Trẻ em thế giới năm 2013 của
UNICEF với chủ đề: Trẻ em Khuyết tật cho biết trẻ em khuyết tật là nhóm ít
có khả năng được chăm sóc y tế hoặc được đi học nhất. Báo cáo này chỉ ra trẻ
khuyết tật và cộng đồng sẽ được lợi nhiều hơn nếu xã hội quan tâm tới những
gì trẻ khuyết tật có thể đạt được thay vì tập trung chú ý vào những khiếm
khuyết của các em. Quan tâm đến những khả năng và tiềm năng của trẻ
khuyết tật sẽ tạo ra lợi ích cho toàn xã hội. Báo cáo chỉ ra những cách thức để
hòa nhập trẻ khuyết tật vào xã hội bởi vì khi các em được tham gia đầy đủ vào
xã hội thì tất cả mọi người đều có lợi. Ví dụ, giáo dục hòa nhập mở mang tri
thức cho mọi trẻ em và đồng thời mang lại cho trẻ em khuyết tật cơ hội thực
hiện hoài bão của mình. Rút cuộc trẻ em khuyết tật trở thành những người yếu
thế nhất trên thế giới. Trẻ em nghèo thuộc nhóm ít có khả năng được đi học
hoặc chăm sóc y tế nhưng các em vừa nghèo lại vừa khuyết tật thì còn có ít
khả năng hơn nữa trong việc tiếp cận các dịch vụ này. Giới là một yếu tố quan
trọng, vì trẻ em gái khuyết tật thường ít được nhận thức ăn và sự chăm sóc
hơn trẻ em trai khuyết tật.
Báo cáo kêu gọi các Chính phủ phê chuẩn và thực hiện Công ước về
Quyền của Người khuyết tật và Công ước Quyền Trẻ em, và có những hỗ trợ
cho các gia đình để họ có thể đáp ứng được các chi phí thường cao hơn mức
bình thường trong chăm sóc trẻ em khuyết tật. Đồng thời, báo cáo cũng kêu
gọi các biện pháp chống phân biệt đối xử trong cộng đồng, những nhà hoạch
định chính sách và những người cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục
và y tế [36].
Ngoài các nghiên cứu của UNICEF còn có nhiều công trình nghiên cứu
về trẻ em của các tác giả trong nước được đánh giá cao. Trong số các tác giả
5
và các nghiên cứu đó ta có thể kế tới tiến sỹ Mai Thị Kim Thanh với chuyên
đề “Tìm hiểu ảnh hưởng của quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia
đình với nhau và với trẻ tới sức khỏe của trẻ em trong các gia đình Việt Nam
hiện nay”. Nghiên cứu này được đăng trên Kỉ yếu Hội nghị Khoa học nữ Đại
học Quốc gia Hà Nội lần thứ 6 năm 2001. Trong nghiên cứu này thông qua
các biện pháp thu thập thông tin tác giả đã nhận định mức độ tâm sự của
những người thân trong gia đình đối với trẻ em được thể hiện như sau: tâm sự
giữa bố, mẹ với con chiếm 46,2%, ông bà với cháu chiếm 24,8%, mẹ với con
chiếm 24,7%, ít tâm sự chiếm 8,0%, anh chị em với nhau chiếm 5,8%, bố với
con chiếm 4,6% và không tâm sự chiếm 4,5%. Với kết quả này nghiên cứu
đã chỉ ra tỷ lệ tâm sự giữa bố, mẹ, ông, bà với con cái càng thấp thì càng ảnh
hưởng đến sự phát triển sức khỏe của con cái, đặc biệt là sự phát triển của sức
khỏe tinh thần. Từ nghiên cứu này tác giả đã đưa ra sự cảnh báo cho các bậc
phụ huynh trong việc làm bạn với con mình, đây là một yếu tố quan trọng
trong sự phát triển về tâm lý và thể chất của trẻ. Các bậc phụ huynh và các
thành viên trong gia đình cần có sự quan tâm, chia sẻ nhiều đối với trẻ, hãy là
những người bạn lớn của trẻ. Điều này không chỉ giúp cho sự phát triển về
tâm lý của trẻ được tốt hơn mà còn làm gắn kết tình cảm gia đình đang có xu
hướng rời rạc trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay [26].
Tác giả Trịnh Hòa Bình với nghiên cứu “Sự hiểu biết giữa gia đình và
trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay” đăng trên Tạp chí Xã hội học số
4/2005 đã tập trung điều tra về kiến thức, thái độ, hành vi của cộng đồng về
quyền trẻ em, (2004- 2005) trên quy mô 10 tỉnh, thành phố trong cả nước với
sự tham gia của 3.000 cha mẹ. Một trong những phát hiện quan trọng trùng
khớp với những kết quả nghiên cứu nêu trên là giữa cha mẹ và con cái thiếu
hiểu biết lẫn nhau, thậm chí trong gia đình Việt Nam hiện nay thường sảy ra
mâu thuẫn, xung đột giữa các thế hệ [8].
6
Ngoài các nghiên cứu về trẻ em và trẻ em khuyết tật nói chung của các
nhà khoa học, nhà nghiên cứu có chuyên môn và kinh nghiệm thì những năm
gần đây còn có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về chất độc hóa học, trẻ
em khuyết tật do nhiễm chất độc hóa học.
Chất độc hóa học, một loại chất được tạp chí Time của Mỹ liệt vào
danh sách “50 phát minh tồi tệ nhất của loài người ”. Sở dĩ chất da cam bị liệt
vào danh sách đó là bởi những tác hại lâu dài nó gây ra đối với sức khỏe con
người và môi trường khi bị nhiễm phải. Chính bởi tính chất độc hại của nó mà
trong suốt nhiều năm qua các nhà khoa học đã không ngừng có những công
trình nghiên cứu về nó. Trong những năm gần đây các nhà khoa học Việt
Nam và trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về các tác hại của
chất da cam, ảnh hưởng của nó tới sức khỏe của con người như thế nào?
Những bệnh tật nào mà con người mắc phải mà nguyên nhân là nhiễm chất da
cam? Bao nhiêu thế hệ sẽ bị ảnh hưởng bởi chất da cam? Cách thức chữa trị,
giải độc đối với người phơi nhiễm chất da cam như thế nào? Có cách nào để
khắc phục môi trường nơi bị nhiễm chất độc da cam? Biện pháp nào có thể hỗ
trợ nạn nhân chất độc da cam?
Trong phạm vi nghiên cứu này tôi quan tâm một số nghiên cứu, bài viết
của một số tác giả về đề tài nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em nhiễm chất độc
hóa học.
Bài viết: “Người mẹ 35 năm nuôi con bệnh tật” của tác giả Cao Tuân-
Duy Tuyên đăng trong cuốn sách “Khát vọng và sẻ chia” được Hội nạn nhân
chất độc da cam dioxin xuất bản năm 2011. Bài viết đã kể lại câu chuyện của
một bà mẹ có con bị nhiễm chất độc hóa học, suốt 35 năm bà cố gắng làm
việc kiếm tiền để có thể chăm sóc, thuốc men cho đứa con gầy gò, co quắp,
người lở loét. Suốt 35 năm mọi sinh hoạt của đứa con trai ấy chỉ nằm gọn
trong một góc buồng chật hẹp. Mọi chuyện ăn uống, vệ sinh, tắm giặt đều do
một tay bà Bình người mẹ khổ hạnh đó lo toan. Đến nay tuổi của người mẹ đó
7
đã cao, sức đã yếu việc lao động kiếm tiền lo cho bữa ăn hàng ngày của hai
mẹ con càng thêm khó khăn. Kết thúc bài viết là hình ảnh người mẹ già hàng
đêm thức trắng trông đứa con bệnh tật. Một bài viết khiến cho tất cả những
người đọc đều cảm thấy xót thương và cảm phục tấm lòng của người mẹ có
con bị nhiễm chất độc hóa học đồng thời căm phẫn về tội ác chiến tranh mà
Mỹ đã để lại sau cuộc chiến ở nước ta [16; tr105-108].
Bài viết “Tiếng khóc của người lính già” của tác giả T. Phan đăng trên
báo điện tử Vietnamnet.vn và sau đó đã được Hội nạn nhân chất độc da
cam/dioxin Việt Nam in trong cuốn sách “Khát vọng và sẻ chia”. Bài viết đã
mô tả một cách chân thực, sinh động và cảm động hoàn cảnh sống đầy khó
khăn giữa thủ đô Hà Nội của gia đình một cựu chiến binh. Một gia đình hai
vợ chồng đều từng là quân nhân sống trong căn hộ tập thể 6 m2 với 2 người
con, đứa con gái thì may mắn bình thường còn đứa con trai thì ngây dại suốt
bao nhiêu năm chưa đi được một bước nào, chưa nói được một tiếng tròn
vành rõ nghĩa, khuôn mặt méo mó và bị bệnh tim bẩm sinh. Mọi việc tắm
giặt, ăn uống của đứa con đó hoàn toàn theo bản năng chính vì vậy người mẹ
đó từ khi sinh con ra đã phải nghỉ việc ở nhà chăm sóc con. Mọi khoản chi
tiêu của gia đình chỉ trông chờ vào tiền lương hưu ít ỏi và tiền chở hàng thuê
của người lính già. Vậy đó, giữa thủ đô hai con người từng trải qua kháng
chiến lại có cuộc sống khổ cực như vậy. Vì đâu họ khổ đến vậy? Tất cả vì thứ
chất độc hóa học mang tên chất độc màu da cam [16; tr 114- 119].
Ngày 11 tháng 3 năm 2011 trên báo điện tử của Hội khuyến học Việt
Nam có đăng tải bài viết “ Năm lần đào hố chôn con” của tác giả Nguyễn
Duy- Hậu Bá. Các tác giả đã phản ánh hoàn cảnh bi thương của cựu chiến
binh là ông Nguyễn Văn Đính và vợ là bà Hoàng Thị Điểm 9 lần sinh con thì
5 lần ông phải tự tay mua quan tài, đào hố chôn con. Những đứa con của ông
đều chết vì các di chứng như: điếc, xuất huyết tiểu cầu, tràn dịch màng bụng,
bầm tím da, lở loét toàn thân, phù toàn thân không đi lại được, vỡ u ở đầu,
8
hoại thân nặng và đái ra màng, thậm chí có đứa vừa ra đời chưa kịp đặt tên đã
chết. Đứa con út của gia đình ông là niềm hi vọng cuối cùng nhưng trong
người luôn mang trọng bệnh, suy kiệt về sức khỏe, máu không đông, thân
hình tiều tụy, đầy những vết lở loét, bầm tím. Con trai cả của ông tuy đã lấy
vợ nhưng lại bị liệt bả vai trái và con gái anh cũng bị ảnh hưởng chất độc da
hóa học dẫn tới khuyết tật co quắp tay chân. Hiện tại bản thân ông Đính đang
bị viêm gan nặng, không thể lao động nuôi sống gia đình chứ nói gì đến chữa
bệnh. Căn nhà của ông mái nhiều chỗ có lỗ thủng mà chưa có tiền sửa chữa.
Chất độc hóa học đã khiến cho gia đình ông nghèo đói, bệnh tật, bất hạnh, con
cháu sinh ra không sống được. Đây là nỗi đau dai dẳng không chỉ về thể chất
mà còn cả tinh thần khiến cho bất kỳ ai có lương tri cũng phải rơi nước mắt
khi thấy hoàn cảnh của những gia đình như gia đình ông Đính [38.4].
Bên cạnh những bài viết, những công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học thì còn có những cuốn sách viết về đề tài nạn nhân chất độc da cam
như cuốn sách: “Vì nỗi đau da cam” của Thông tấn xã Việt Nam, cuốn “120
câu hỏi và đáp về chất độc da cam Dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh”
của Bộ Tài Nguyên môi trường. Những cuốn sách này đã nói lên tác hại của
chất da cam tới sức khỏe của con người cùng những căn bệnh nguy hiểm mà
người nhiễm chất độc da cam có thể mắc phải.
Gần đây vào năm 2010 Th.s Nguyễn Bá Đạt có đề tài nghiên cứu “Tư
vấn hướng nghiệp trong công tác dạy nghề cho thanh niên, thiếu niên khuyết
tật nạn nhân chất độc hóa học”. Nghiên cứu này đã tìm hiểu và đánh giá được
thực trạng và nhu cầu của thanh thiếu niên khuyết tật là nạn nhân chất độc hóa
học. Những khó khăn của các em thanh thiếu niên khuyết tật do nhiễm chất
độc da cam khi tham gia học nghề. Mặt khác nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò
của công tác tư vấn hướng nghiệp dạy nghề cho nhóm đối tượng này. Với
những kết quả nghiên cứu được tác giả còn đề xuất biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động hướng nghiệp trong dạy nghề cho nhóm đối tượng này [14].
9
Tuy nhiên hạn chế chung của tất cả các đề tài trên đều tập trung nghiên
cứu tác hại của chất độc hóa học cùng với vai trò hướng nghiệp trong dạy
nghề cho nhóm đối tượng khuyết tật do nhiễm chất độc hóa học mà chưa có
công trình nào hướng tới việc nghiên cứu và tìm hiểu đặc điểm hoạt động của
các mô hình phục hồi chức năng và hướng nghiệp trong dạy nghề cho trẻ bị
nhiễm chất độc hóa học. Đây chính là lý do chúng tôi lựa chọn và tiến hành
nghiên cứu đề tài này tại Làng Hữu Nghị Việt Nam.
Đề tài này hướng tới việc nghiên cứu mô hình hỗ trợ trẻ em bị khuyết
tật là con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học phục hồi
chức năng và học nghề hiện đang sống tại Làng Hữu Nghị Việt Nam. Từ
những hiểu biết đó sẽ có những so sánh với hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật do
bị nhiễm chất độc hóa học ở các trung tâm khác. Trên cơ sở đó tôi đề xuất
những việc cần làm để nâng cao hiệu quả hỗ trợ cả về thể chất, tinh thần và
nhu cầu học nghề cho nhóm đối tượng này.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm kiểm chứng những phương pháp
và kỹ năng can thiệp phù hợp đối với đối tượng trẻ bị khuyết tật do nhiễm
chất độc hóa học là con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học. Từ đó kiểm chứng trong thực tế một số lý thuyết ứng dụng trong
Công tác xã hội bao gồm: Lý thuyết chức năng và lý thuyết quản trị công tác
xã hội. Đồng thời cũng nêu rõ vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt
động hỗ trợ cho con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học tại Làng Hữu nghị, củng cố sâu sắc hơn những hiểu biết về các lý thuyết
và phương pháp, kỹ năng Công tác xã hội đã được học và thực hành.
Bên cạnh đó thông qua việc tìm hiểu mô hình và tính hiệu quả của nó,
nghiên cứu cũng góp phần cung cấp thêm tài liệu, kiến thức cho những người
quan tâm đến vấn đề hỗ trợ kỹ năng sống, chăm sóc cho trẻ bị nhiễm chất độc
10
hóa học sống trong Làng Hữu Nghị. Đặc biệt, nó còn góp phần hình thành lên
nhãn quan khoa học về hoạt động của các mô hình hỗ trợ, chăm sóc đang diễn
ra hiện nay. Vì trên thực tế vẫn còn những sai lầm khi cho rằng mô hình chăm
sóc trẻ là con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học phải
như một gia đình và hỗ trợ như người trong gia đình. Nếu hoạt động hỗ trợ
chưa làm được như vậy thì bị coi là kém hiệu quả, đây là một cách nhìn lệch
lạc cần được điều chỉnh, khắc phục.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần cùng với Làng Hữu nghị xây dựng và
hoàn thiện mô hình chăm sóc, giáo dục và dạy nghề cho trẻ khuyết tật do bị
nhiễm chất độc hóa học kết hợp với dạy kỹ năng sống và hỗ trợ về mặt tâm lý
cho những trẻ em ấy- một hoạt động gắn liền với đặc trưng của công tác xã
hội. Từ đó mở rộng áp dụng mô hình, nhằm giúp cho trẻ khuyết tật bị nhiễm
chất độc hóa học là con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học tăng cường kỹ năng sống tiến tới hòa nhập cộng đồng được tốt hơn.
Nghiên cứu giúp cho ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên nhận thức rõ hơn về tầm
quan trọng của việc kết hợp chăm sóc và dạy nghề, dạy kỹ năng sống song
song cùng các hoạt động hiện có tại Làng Hữu nghị.
Nghiên cứu giúp cho trẻ khuyết tật do bị nhiễm chất độc hóa học trong
Làng không những được chăm sóc chữa trị tốt hơn, được học nghề phù hợp
với khả năng và có thể tự nuôi sống bản thân bằng chính sức lao động của
mình mà còn được tham gia và quan tâm nhiều hơn về mặt tâm lý và được
tiếp cận các khóa học về kỹ năng sống, nâng cao kỹ năng đối phó với các biến
cố xảy ra khi hòa nhập xã hội.
Nghiên cứu này giúp cho gia đình người có công hiểu hơn về công việc
mà những nhân viên công tác xã hội ở Làng Hữu Nghị đang làm từ đó có sự
quan tâm, trợ giúp họ trong việc chăm sóc, dạy nghề cho con mình và yên tâm
11
hơn khi trẻ được giáo dục và đào tạo một cách một cách đầy đủ và bài bản cả
về chuyên môn nghề nghiệp và tâm lý.
Đồng thời thông qua tìm hiểu các hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật do
nhiễm chất độc hóa học ở Làng, nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò cần có của
Nhân viên Công tác xã hội trong các hoạt động hỗ trợ trẻ, từ đó đề xuất cách
thức hoàn thiện mô hình và định hướng phát triển vai trò Nhân viên Công tác
xã hội trong tương lai.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích: Tìm hiểu, làm rõ đặc điểm hoạt động của mô hình hỗ trợ
phục hồi chức năng, hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ bị nhiễm chất độc hóa
học và đánh giá hiệu quả của mô hình đó. Trên cơ sở đó đưa ra đề xuất những
việc cần làm để nâng cao hiệu quả hoạt động cho mô hình.
4.2 Nhiệm vụ:
- Xây dựng cơ sở lý thuyết và thao tác hóa các khái niệm
- Tìm hiểu những đặc điểm về nhóm trẻ bị nhiễm chất độc hóa học tại
Làng Hữu nghị.
- Tìm hiểu các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ bị nhiễm chất độc
hóa học trong Làng và đánh giá hiệu quả mà những hoạt động đó đem lại.
- Tìm hiểu các hoạt động của Nhân viên Xã hội xem họ đã làm tốt vai
trò của mình hay chưa trong việc chăm sóc, dạy nghề, dạy kỹ năng sống cho
trẻ bị nhiễm chất độc hóa học.
- Tìm hiểu: Các đối tượng được nuôi dưỡng phục hồi chức năng và học
nghề tại Làng Hữu Nghị Việt Nam là những ai? Quy trình tiếp nhận đối tượng
ở đây như thế nào? Chữa trị phục hồi chức năng cho các em bị nhiễm chất
độc da cam bao gồm bao nhiêu giai đoạn? Quá trình trị liệu tâm lý, hòa nhập
cộng đồng của các em được tiến hành như thế nào, bằng các biện pháp nào?
Có hiệu quả ra sao? Các nghề mà các em bị nhiễm chất độc da cam có thể
được học tại Làng Hữu Nghị Việt Nam là gì? Việc học nghề của các em có
12
hiệu quả không? Sau khi học nghề các em có xin được việc không? Các em
tái hòa nhập cộng đồng có thành công không?
Tìm hiểu nhu cầu của trẻ hiện đang sống tại Làng và điều kiện thực tế
của Việt Nam để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mô hình hiện
có nhằm hỗ trợ cho đối tượng chính sách - trẻ em bị khuyết tật là con đẻ
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được nhiều hơn.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng: Tìm hiểu hoạt động của mô hình hỗ trợ phục hồi chức
năng và hướng nghiệp trong dạy nghề cho trẻ khuyết tật do bị nhiễm chất độc
hóa học hiện nay đang sống tại làng Hữu Nghị Việt Nam.
5.2 Khách thể: Ban lãnh đạo Làng Hữu Nghị Việt Nam, cán bộ làm
việc tại Làng, trẻ bị nhiễm chất độc hóa học đang sống tại Làng.
5.3 Phạm vi: Trẻ bị nhiễm chất độc hóa học mà đề tài này hướng tới là
trẻ em khuyết tật do ảnh hưởng chất độc hóa học từ ông, cha, mẹ những người
hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã được Đảng và Nhà nước
công nhận và được hưởng chính sách người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc hóa học.
Nội dung của mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và học nghề cho trẻ
khuyết tật do bị nhiễm chất độc hóa học bao gồm: chữa trị bệnh lý do hậu quả
của chất độc hóa học, phục hồi chức năng cho đối tượng bị nhiễm chất độc
hóa học, liệu pháp âm nhạc trị liệu, tổ chức chò trơi nâng cao khả năng hòa
nhập cộng đồng, học nghề theo khả năng và sở thích… nhưng do điều kiện có
hạn tôi chỉ tập trung vào hoạt động chữa trị bệnh lý, phục hồi chức năng và
học nghề theo khả năng.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Nền tảng triết lý cho hoạt động của mô hình chăm sóc, hỗ trợ trẻ bị
nhiễm chất độc hóa học tại Làng Hữu nghị là gì?
13
- Những nội dung nào trong hoạt động chăm sóc, hỗ trợ trẻ nhiễm chất
độc hóa học mà Làng Hữu nghị quan tâm và triển khai nhiều ? Hiệu quả ra
sao?
- So với mô hình những cơ sở phục hồi chức năng, dạy nghề cho trẻ
khuyết tật bị nhiễm chất độc hóa học khác thì mô hình Làng Hữu Nghị Việt
Nam có sự khác biệt và ưu việt gì?
- Nhân viên Công tác xã hội cần bổ sung thêm hoạt động gì để đảm
nhận được tốt hơn nữa vai trò của mình trong mô hình nâng cao này?
- Cần làm gì và làm như thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ
phục hồi chức năng và dạy học nghề cho con đẻ người hoạt động kháng chiến
bị nhiễm chất độc hóa học?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Đặc điểm hoạt động của mô hình chăm sóc, hỗ trợ trẻ cho trẻ bị
nhiễm chất độc hóa học tại Làng Hữu Nghị là dựa trên nền tảng triết lý lấy
con người làm trung tâm, tất cả vì sự phục hồi và sự hoàn thiện của con
người, nhất là các em nhỏ bị khuyết tật do nhiễm chất độc da cam họ là con
đẻ của những người hoạt động kháng chiến.
- Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ trẻ bị nhiễm chất độc hóa học mà Làng
Hữu nghị quan tâm và triển khai chủ yếu là chăm sóc, trị liệu và dạy nghề.
- Đại đa số trẻ bị nhiễm chất độc hóa học khi sống trong Làng và sau
này ra bên ngoài đều có thể hòa nhập với xã hội và có đủ sức khỏe, năng lực
tự kiếm sống nuôi bản thân.
- So với mô hình những cơ sở phục hồi chức năng, dạy nghề cho trẻ bị
nhiễm chất độc hóa học khác thì mô hình Làng Hữu Nghị Việt Nam ưu việt
hơn bởi đây là mô hình lớn của cả nước được Đảng và Chính phủ quan tâm
đầu tư cả về chuyên môn cho nhân viên công tác xã hội và cơ sở vật chất.
14
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8. 1 Phương pháp tiếp cận
Trong đề tài này quan điểm biện chứng là nền tảng để tôi tiếp cận với
vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.
Quan điểm biện chứng, nguyên tắc về sự phát triển của các sự vật, hiện
tượng được áp dụng để lí giải các vấn đề trong nghiên cứu. Hoạt động hỗ trợ
cho trẻ bị nhiễm chất độc hóa học sống tại Làng Hữu Nghị được coi trọng đã
đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử phát triển xã hội của đất nước.
Chiến tranh bảo bảo vệ tổ quốc đã tạo lập ra nhóm những người hoạt động
kháng chiến có con bị khuyết tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học. Họ
không phải là những cá nhân tồn tại riêng biệt mà là một bộ phận trong hệ
thống xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức và thiết chế khác, vì vậy khi
nghiên cứu về hoạt động hỗ trợ cho trẻ em bị khuyết tật là con đẻ người hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chúng ta phải đặt nó trong mối
tương quan với điều kiện kinh tế - xã hội, hoàn cảnh sống Thông qua cái
nhìn biện chứng ấy, chúng ta sẽ có một cái nhìn khái quát nhất về hoạt động
hỗ trợ này của các Trung tâm chăm sóc nói chung, Làng Hữu Nghị nói riêng.
Quan điểm lịch sử, nguyên tắc lịch sử cụ thể, khách quan, toàn diện luôn được
quan tâm vận dụng và tuân thủ một cách chặt chẽ. Để tìm hiểu vấn đề nghiên
cứu một cách chân thực và chính xác nhất chúng ta không được áp đặt những
ý chí chủ quan, nóng vội, phiến diện mà phải tìm hiểu một cách khách quan,
đặt vấn đề nghiên cứu vào thời điểm lịch sử cụ thể và thực tế. Soi vào đề tài
nghiên cứu có thể thấy nhóm trẻ khuyết tật do bị nhiễm chất độc hóa học là
một nhóm xã hội đặc thù, hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn cả về mặt tinh
thần lẫn vật chất, vì vậy khi nghiên cứu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho nhóm
người này chúng ta cần phải lấy quan điểm lịch sử làm cơ sở phương pháp
luận cho suốt quá trình nghiên cứu. Nói một cách khác, phải đặt trẻ vào những
15
điều kiện cụ thể, có như vậy mới biết chính xác nguyên nhân và có những giải
pháp nâng cao chất lượng chăm sóc và dạy nghề cho các em.
8.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Đề tài được triển khai dựa trên các phương pháp: quan sát, phỏng vấn
sâu, thảo luận nhóm, phân tích tài liệu.
8.2.1 Phương pháp quan sát
Đối tượng quan sát
Nội dung quan sát
Nhóm Thân chủ
(Nhóm trẻ bị nhiễm
chất độc hóa học)
- Trẻ bị nhiễm chất độc hóa học với các phản
ứng của chúng trước các tình huống nảy sinh
trên thực tế
- Sự thích ứng của trẻ bị nhiễm chất độc hóa
học trong môi trường hiện tại được thể hiện
như thế nào? (Trong học tập và vui chơi, kết
bạn)
- Giao tiếp của trẻ bị nhiễm chất độc hóa học
đối với các thành viên trong Làng Hữu nghị.
- Giao tiếp của trẻ bị nhiễm chất độc hóa học
với cán bộ trung tâm và sinh viên thực tập,
người lạ.
- Sự tham gia của trẻ trong các hoạt động
Hoạt động hỗ trợ cho
trẻ bị nhiễm chất độc
hóa học tại Làng Hữu
Nghị
- Các hoạt động cụ thể mà Làng triển khai: Nội
dung, hình thức…
- Cách thức mà cán bộ, nhân viên triển khai
trong chăm sóc, hỗ trợ và hướng dẫn trẻ khi
chúng tham gia.
16
8.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sâu với:
- 1 Đại diện Ban lãnh đạo Làng Hữu Nghị.
- 5 Cán bộ, nhân viên tại Làng Hữu Nghị
- 10 Trẻ bị nhiễm chất độc hóa học
- 2 người đại diện bên gia đình trẻ bị nhiễm chất độc hóa học
8.2.3. Thảo luận nhóm: 2 cuộc thảo luận nhóm (Nhóm trẻ bị nhiễm
chất độc hóa học và Nhóm cán bộ, nhân viên)
Đề cương thảo luận nhóm:
Nhóm trẻ bị nhiễm chất độc hóa học:
Mục đích: Tìm hiểu về suy nghĩ, cảm nhận của trẻ bị nhiễm chất độc
hóa học về các hoạt động hỗ trợ trẻ trong Làng. Những khó khăn, thuận lợi
của trẻ khi sống tại Làng…
Số lượng trẻ tham gia: 10
Nhóm cán bộ, nhân viên:
Mục đích: Thu thập thông tin từ phía nhóm cán bộ, nhân viên về mô
hình hoạt động của Làng. Những khó khăn và thuận lợi khi triển khai các hoạt
động mà Làng đang gặp phải, đồng thời tìm hiểu sáng kiến của họ (dựa trên
nhận thức, kinh nghiệm đã có và điều kiện thực tế của Làng, của Việt Nam)
để bổ sung, hoàn thiện thêm mô hình đang có, ý kiến của cán bộ, nhân viên về
công việc họ đang tham gia giúp trẻ….
Số lượng tham gia: 8 người
8.2.4 Phân tích tài liệu sẵn có
Công trình sử dụng, trích dẫn, tổng hợp các số liệu, thông tin từ các
nguồn tài liệu có như:
+ Các báo cáo: Báo cáo phân tích tình hình trẻ em Việt Nam 2010 của
UNICEF, báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2013 của UNICEF, báo cáo
số liệu trẻ em năm 2010 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, báo cáo
17
của Trung ương hội cựu chiến binh Việt Nam, báo cáo tình hình hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy nghề cho cựu chiến binh, trẻ khuyết tật của Làng
Hữu Nghị Việt Nam.
+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-
UBTVQH 11 ngày 29/6/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có
công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH 13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội.
+ Thông tư số 04 /TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 2 năm 2011 quy định
tiêu chuẩn chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội.
+ Các công trình nghiên cứu về đề tài chất độc da cam như: Thực trạng
ô nhiễm đất tại phía Nam và sân bay Đà Nẵng” do văn phòng 33 cùng với
công ty tư vấn Hatfield dưới sự tài trợ của Quỹ Ford. Nghiên cứu biến đổi
một số chỉ tiêu sinh học về di truyền, sinh hóa, miễn dịch, huyết học ở bệnh
nhân có nguy cơ phơi nhiễm Đioxin. Tư vấn hướng nghiệp trong công tác dạy
nghề cho thanh niên, thiếu niên khuyết tật nạn nhân chất độc hóa học…
+ Các bài viết về đề tài học nghề và việc làm của người khuyết tật nói
chung và trẻ nhiễm chất độc hóa học nói riêng.
Thông tin trên mạng Internet: các trang web:www.vava.org.vn, trang
,
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn chia làm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luân và thực tiễn của đề tài: Chương này giới thiệu
về các khái niệm chủ chốt, lý thuyết áp dụng, phương pháp nghiên cứu, địa
bàn khảo sát của đề tài.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của mô hình hỗ trợ phục hồi chức
năng, hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ bị nhiễm chất độc hóa học đang sống
18
tại Làng Hữu Nghị Việt Nam hiện nay: Chương này nói về tình hình chữa trị,
phục hồi chức năng và dạy nghề cho trẻ em nhiễm chất độc hóa đang sống tại
Làng Hữu Nghị Việt Nam. Những nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động
của Làng.
Chương 3: Hiệu quả hoạt động của mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng
và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học đang sống tại
Làng Hữu Nghị Việt Nam: Chương này đánh giá hiệu quả hoạt động của Làng
Hữu Nghị và đề xuất những việc cần làm để nâng cao hiệu quả mô hình hỗ trợ
phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ khuyết tật do nhiễm
chất độc hóa học đang sống tại Làng Hữu Nghị Việt Nam.