ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DƯƠNG THỊ NGỌC THỦY
LỖI PHÁT ÂM TRỌNG ÂM TỪ TIẾNG
ANH CỦA HỌC SINH VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
Người hướng dẫn: GS.TS. Đoàn Thiện Thuật
HÀ NỘI - 2004
- 2 -
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
5
1. Lịch sử nghiên cứu
5
2. Đối tượng, nhiệm vụ, giới hạn của luận văn
7
3.Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
8
4. Những đóng góp của luận văn
9
5. Bố cục của luận văn
9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
10
1.1 Khái quát về vấn đề trọng âm
10
1.2 Vấn đề trọng âm từ trong tiếng Anh
11
1.2.1 Âm tiết mạnh và âm tiết yếu
11
1.2.2 Hiện tượng nhược hoá nguyên âm
12
1.2.3 Các mức độ trọng âm từ trong tiếng Anh
12
1.2.4 Trọng âm từ và ảnh hưởng của nó trong cấu trúc từ và các
13
đơn vị âm học
1.2.5 Vị trí trọng âm từ trong tiếng Anh
15
1.3 Trọng âm tiếng Việt
25
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT LỖI PHÁT ÂM TRỌNG ÂM TỪ
28
TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH VIỆT NAM
2.1 Thực trạng dạy phát âm tiếng Anh ở trường PTTH
28
- 3 -
2.2 Căn cứ xác định lỗi phát âm trọng âm từ tiếng Anh
29
2.2.1 Xây dựng các bảng từ thử để khảo sát lỗi
30
2.2.2 Danh sách từ thử ở dạng trích dẫn
30
2.2.2.1 Danh sách từ thử ở dạng trích dẫn ( từ đơn)
31
2.2.2.2 Danh sách từ thử ở dạng trích dẫn ( từ phức)
33
2.2.3 Vấn đề chọn đối tượng khảo sát
39
2.2.4 Cách thức tiến hành thu thập tài liệu về lỗi phát âm trọng âm
39
từ tiếng Anh
2.3 Lỗi phát âm trọng âm từ tiếng Anh
40
2.3.1 Khái niệm về lỗi phát âm
40
2.3.2 Phân loại các dạng lỗi phát âm trọng âm từ tiếng Anh
42
2.3.2.1 Lỗi phát âm sai vị trí trọng âm từ
42
2.3.2.2 Lỗi phát âm không trọng âm trên tất cả các âm tiết trong từ
49
2.3.2.3 Lỗi không chuyển đổi trọng âm từ
53
CHƢƠNG 3 : CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI PHÁT ÂM TRỌNG
57
ÂM TỪ TIẾNG ANH VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
3.1 Các nguyên nhân gây lỗi
57
3.1.1 Nguyên nhân chủ quan
57
3.1.2 Nguyên nhân khách quan
60
3.2 Các biện pháp khắc phục các lỗi phát âm trọng âm từ tiếng Anh
62
3.2.1 Biện pháp mang tính chủ quan
62
- 4 -
3.2.2 Biện pháp mang tính khách quan
63
KẾT LUẬN
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
74
PHỤ LỤC
81
- 5 -
MỞ ĐẦU
Tiếng Anh vốn được coi là ngôn ngữ quốc tế, đã được dạy và học ở Việt
Nam một cách rộng rãi từ năm 1975. Từ khi nước ta thực hiện chính sách mở
cửa số người học tiếng Anh, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam ngày một gia
tăng và chiếm vị trí số một trong tất cả các ngoại ngữ. Điều đó chứng tỏ vai
trò quan trọng không thể thiếu của tiếng Anh ngày nay trên mọi lĩnh vực của
cuộc sống.
Ngày nay, nhu cầu học tiếng Anh ở nước ta ngày càng phát triển. Đối
với tất cả mọi người, khi học tiếng Anh ai cũng muốn mình nghe giỏi, nói tốt.
Nhưng để nói tốt tiếng Anh thì điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết
cách phát âm các từ mà chúng ta sẽ nói.
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh, phát âm đúng là một
trong những việc tập luyện ban đầu nhằm tiến đến việc làm cho người khác
hiểu được điều mà chúng ta muốn giao tiếp trực tiếp qua nghe nói. Một trong
những vấn đề liên quan đến phát âm là trọng âm.
Việc đọc đúng trọng âm tiếng Anh là một trong những khó khăn với
người Việt học tiếng Anh. Lỗi về trọng âm có thể coi là lỗi nặng nhất trong
qui trình học tiếng Anh của người Việt. Vì nếu phát âm sai trọng âm thì
người nghe không hiểu hoặc hiểu sai ý nghĩa của câu.
Với tâm huyết của một giáo viên tiếng Anh, chúng tôi mong muốn giúp
các em học sinh phần nào trong việc ý thức được tầm quan trọng của việc đọc
đúng trọng âm, nhằm truyền đạt thông tin chính xác theo ý muốn.
1-Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những vấn đề có liên quan đến lỗi của người học ngoại ngữ đã được
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.
- 6 -
Ở Anh, Hoa Kỳ rộ lên nhiều công trình nghiên cứu về lỗi của các tác
giả có tên tuổi như : J.Norris [69,1992] ; J.C. Richards [70,1984] ; M.Swan &
B. Smith [72,1991]
Ở Việt Nam cho đến nay các vấn đề liên quan đến lỗi phát âm đã được
ít nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đề cập đến trong những phạm vi nhất
định. Nguyễn Thị Hồng Mai với “ Thiết kế chương trình dạy phát âm tiếng
Anh cho sinh viên năm thứ nhất tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Qui Nhơn”
[67,2000]; Hoàng Minh Hiền với “ Phân tích lỗi phát âm và biện pháp để
phát âm tốt hơn trong giảng dạy tiếng Anh tại Trường Đại Học Xây Dựng Hà
Nội” [55,2000] ; Phan Quang Bảo với “Khó khăn người học tiếng Anh ở Huế
gặp phải khi phát âm một số âm vị tiếng Anh ”[38,1999]; Nguyễn Thị Phúc
Hoa với “ Một số vấn đề phát âm sinh viên Đại Học Huế gặp phải khi nói
tiếng Anh một cách tự nhiên ” [56,1999]; Lê Thi Minh Trang với “ Nghiên
cứu sự lược bỏ cụm phụ âm cuối âm tiết trong quá trình nói tiếng Anh của
người Việt Nam” [73,2000]; Trần Thị Mai Đào với “ Lỗi phát âm phụ âm
tiếng Anh của học sinh Việt Nam” [11,2003].
Điểm qua một số tác giả và công trình nghiên cứu của họ về vấn đề lỗi
trong dạy học ngoại ngữ cũng như vấn đề xung quanh việc khắc phục lỗi,
chúng tôi nhận thấy:
- Phần lớn các tác giả đều khẳng định vấn đề phát âm tiếng Anh chiếm
một vị trí quan trọng trong qui trình dạy tiếng.
- Một số tác giả đã khảo sát lỗi phát âm tiếng Anh của người học Việt
Nam và những vấn đề liên quan đến lỗi phát âm như các dạng lỗi phát âm (
lỗi trong nội bộ từ), nguyên nhân mắc lỗi ( chuyển di tiêu cực ) cũng như đề
xuất những biện pháp chung để khắc phục lỗi.
- 7 -
- Nhưng hầu hết các tác giả chỉ dừng lại ở việc khảo sát lỗi của loại âm
vị đoạn tính ( nguyên âm, phụ âm) chưa có tác giả nào đề cập đến lỗi của âm
vị siêu đoạn tính ( trọng âm, ngữ điệu ) một cách có hệ thống.
2-Đối tượng, nhiệm vụ, giới hạn của luận văn
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trọng âm từ tiếng Anh và các loại
lỗi phát âm trọng âm từ tiếng Anh của học sinh Việt Nam học tiếng Anh mà
cụ thể là học sinh trường PTTH (phổ thông trung học ) Trần Quốc Tuấn, thị
xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định các dạng lỗi mà các em thường mắc phải trên cơ sở khảo sát
cách phát âm trọng âm tiếng Anh của học sinh trường PTTH Trần Quốc
Tuấn, thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- Lý giải các nguyên nhân gây lỗi từ những đặc điểm của hiện tượng
trọng âm từ tiếng Anh, từ phía giáo trình, từ phía môi trường dạy và học
tiếng, từ phía học sinh.
- Đề nghị giải pháp khắc phục lỗi phát âm trọng âm từ tiếng Anh cho
học sinh. Các giải pháp này có tính đến đặc điểm của học sinh, môi trường
tiếng, vấn đề dạy và học ngữ âm của giáo viên và học sinh. Bài tập phát âm
nhằm khắc phục từng loại lỗi học sinh mắc phải. Từ đó giúp học sinh trong
thời gian ngắn có thể phát âm lưu loát và chuẩn xác.
2.3 Giới hạn của đề tài
Luận văn này giới hạn ở phạm vi trọng âm từ trong tiếng Anh trên bình
diện khu biệt. Chúng tôi không nghiên cứu trọng âm với tư cách một bộ phận
của ngữ điệu. Chúng tôi cũng không chú ý đến sắc thái biểu cảm hay ý nghĩa
- 8 -
lôgich của trọng âm. Chúng tôi có đề cập đến trọng âm trong tiếng Việt,
nhưng không hề có mục đích đối chiếu.
Trong khuôn khổ bản luận văn này chúng tôi chỉ nghiên cứu trọng âm
trong những từ tách rời ( riêng lẻ) không nằm trong ngữ lưu. Chúng tôi không
thể giải quyết tất cả các từ Anh ngữ mà chỉ tập trung vào những loại từ vựng
quan trọng, có tần số xuất hiện cao như danh từ, động từ, tính từ, trạng từ.
Chúng tôi cũng không giải quyết những từ đơn có hơn ba âm tiết và nhất là
không có đủ thời gian để bàn về ngoại lệ của các qui tắc.
Các lỗi phát âm của học sinh được chúng tôi thu thập chủ yếu trong
môi trường dạy và học tiếng Anh tại lớp trong phạm vi nhà trường.
3-Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Tư liệu nghiên cứu
Số đối tượng được chúng tôi khảo sát là 10 học sinh trường PTTH
Trần Quốc Tuấn, thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi ( gồm 04 nam và 06
nữ, từ lớp 10 cho đến lớp 12, nằm trong độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi). Số học
sinh này đang học tiếng Anh theo giáo trình English 10,11,12 của bộ GD-ĐT
có sửa đổi và bổ sung.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát cách phát âm bằng cách quan sát trực
tiếp lời nói và thông qua các bản điều tra viết của các đối tượng là học sinh
PTTH. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của máy ghi âm.
Bằng cách quan sát trực tiếp các đối tượng lần lượt phát âm các từ đã
chọn trong bảng từ thử theo yêu cầu. Chúng tôi ghi lại và đánh dấu trọng âm
vào bảng từ thử của mình.
Bằng cách điều tra viết, chúng tôi yêu cầu các đối tượng ngồi cách xa
nhau, các đối tượng tự phát âm và tự đánh dấu vào bảng từ thử theo yêu cầu.
- 9 -
Thực hiện đề tài này chúng tôi vận dụng phương pháp của ngôn ngữ
học điền dã.
Phương pháp thống kê cho phép chúng tôi xác định được tỷ lệ mắc lỗi
phát âm trọng âm từ của học sinh Việt Nam.
4-Những đóng góp của luận văn
Thực trạng các lỗi phát âm trọng âm tiếng Anh của học sinh Việt Nam
lần đầu tiên được nghiên cứu có hệ thống theo phương pháp của ngôn ngữ
học hiện đại.
Từ kết quả thu được chúng tôi đưa ra những lý giải chung nhất về
những lỗi phát âm trọng âm mà người học thường mắc phải.
Cuối cùng để người học đạt được mục đích giao tiếp tiếng Anh của
mình, chúng tôi đưa ra vài biện pháp cơ bản giúp người dạy và người học rèn
luyện cách phát âm chính xác hơn .
5-Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, gồm 03
chương.
Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận.
Chƣơng 2 : Khảo sát lỗi phát âm trọng âm từ
tiếng Anh của học sinh Việt Nam.
Chƣơng 3 : Các tác nhân gây lỗi phát âm trọng âm từ
tiếng Anh và các biện pháp khắc phục.
- 10 -
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái quát về vấn đề trọng âm
- Theo Cruttenden [44,1997], Halliday [51,1970], Oconnor [41,1980],
Roach.P [71,1988], trọng âm ( Stress) là một trong các hiện tượng ngôn điệu,
xảy ra khi một âm tiết nào đó ( Syllable) được phát âm to hơn( louder), dài
hơn (longer) và cao hơn ( higher) so với các âm tiết khác không có trọng âm
trong phát ngôn ( Utterance).
- Các phương thức thể hiện trọng âm
+ Trọng âm lực:
Trọng âm có thể được thể hiện bằng sức mạnh của luồng hơi thở. Âm
tiết có trọng âm được phát ra mạnh hơn các âm tiết khác. Người ta gọi đó là
trọng âm lực ( hay trọng âm cường độ ).
+ Trọng âm nhạc tính:
Trọng âm cũng có thể được thể hiện bằng cao độ, tức là tăng cường
hoặc thoái giảm tần số dao động của dây thanh. Âm tiết có trọng âm được
phát ra cao hơn hoặc thấp hơn các âm tiết phi trọng âm khác. Người ta gọi đó
là trọng âm nhạc tính.
+ Trọng âm lượng :
Trọng âm cũng có thể được thể hiện bằng trường độ. Âm tiết có trọng
âm được phát ra dài hơn các âm tiết phi trọng âm khác. Người ta gọi đó là
trọng âm lượng.
Ba nhân tố tạo nên trọng âm vừa nêu có thể đồng thời phối hợp cùng
nhau, điều đó có nghĩa là âm tiết mang trọng âm có thể vừa được phát âm dài
hơn, mạnh hơn và cao hơn các âm tiết phi trọng âm khác. Tuỳ theo từng ngôn
ngữ mà một trong những nhân tố nói trên được ưu tiên sử dụng.
- 11 -
- Tiếng Anh có hai loại trọng âm được nhắc đến là trọng âm từ và
trọng âm câu.
+ Trọng âm từ ( word stress):
Trọng âm từ trong tiếng Anh là loại trọng âm cố định, có nghĩa là khi
trọng âm đã rơi vào từ nào đó thì chỉ rơi vào âm tiết nhất định của từ ấy. Ví dụ
trong từ ambition ( tham vọng ) bao giờ trọng âm cũng rơi vào âm tiết thứ 2
am
bition.
+Trọng âm câu ( sentence stress):
Là loại trọng âm không cố định, có nghĩa là bất cứ một từ nào đó trong
phát ngôn / câu đều có thể mang trọng âm vì mục đích giao tiếp, nêu bật
thông tin. Nhưng khi trọng âm của phát ngôn / câu đã rơi vào từ nào thì đó
cũng là trọng âm vốn có của từ đó nhưng được nổi trội hơn trọng âm của các
từ khác.
1.2 Vấn đề trọng âm từ trong tiếng Anh
1.2.1 Â m tiết mạnh và âm tiết yếu ( strong and weak syllables)
Âm tiết mạnh là âm tiết có đỉnh nguyên âm ở dạng điển hình, trong số
các biến thể của cùng một vị âm.
Âm tiết yếu có 4 loại đỉnh:
- Nguyên âm ә( shwa).
- Nguyên âm hàng trước, môi tròn trong vùng của i: và i.
- Nguyên âm hàng sau, môi tròn trong vùng của u: và ừ.
- Phụ âm âm tiết tính ( l, r hoặc âm mũi m, n làm đỉnh của âm tiết ).
Khi chúng ta so sánh âm tiết yếu có nguyên âm với âm tiết mạnh,
chúng ta thấy nguyên âm ở âm tiết yếu ngắn đi, cường độ hạ thấp và âm sắc
- 12 -
khác đi. Ví dụ: trong từ “ father” / fa:ðә / âm tiết 2 yếu ngắn hơn âm
tiết 1, không to bằng nguyên âm ở âm tiết mạnh. Trong từ “bottle”/ bɒtl/ âm
tiết 2 yếu không có nguyên âm gì cả, chúng hoàn toàn chứa phụ âm /l/.
Chúng ta gọi đây là phụ âm âm tiết tính.
1.2.2 Hiện tượng nhược hoá nguyên âm ( vowel reduction).
Khi ta chuyển dịch trọng âm trong tiếng Anh ta thường thay đổi phẩm
chất nguyên âm. Ví dụ “a” trong từ Invalid mang trọng âm, nó được phát âm /
ổ /, nhưng khi “a” không mang trọng âm, nó được phát âm /ә/, sự thay đổi về
phẩm chất nguyên âm từ một nguyên âm trọn vẹn mang trọng âm chẳng hạn /
ei, , ổ,,Ɔ , oƱ, u/ sang một nguyên âm trung hoà ngắn /l/ hay /ә/ được gọi
là hiện tượng nhược hoá hay trung hoà nguyên âm không mang trọng âm.
Những nguyên âm trong các âm tiết không mang trọng âm nằm ngay
trước hay sau những âm tiết mang trọng âm thường bị nhược hoá.
Các nguyên âm dòng trước / i, i:, ei, / (thường được đánh vần “ i ”
hay “e” ) được rút gọn thành / i / khi chúng không mang trọng âm.
Các nguyên âm thấp và dòng sau / ổ,, Ɔ oƱ, u, Ʊ/ ( thường được đánh
vần “a”, “o”, “u”) được rút gọn thành /ә/ khi chúng không mang trọng âm.
Các nguyên âm được theo sau bởi / ɚ / ( thường được đánh vần “er”,
“ar”, “or”, “ure ”) được rút gọn thành / ɚ / khi không mang trọng âm.
1.2.3 Các mức độ trọng âm từ trong tiếng Anh
Theo Rebecca M. Dauce [46] có 3 mức độ trọng âm từ trong tiếng Anh
đó là:
(1) Trọng âm bậc nhất ( Primary Stress) ( )
(2) Trọng âm bậc nhì ( Secondary stress ) ( ₡ )
(3) Không trọng âm ( Unstressed syllable ) ( -)
- 13 -
Để đánh dấu các âm tiết mang trọng âm, người ta sử dụng các ký hiệu
theo quy tắc / / , / / , / ′ /, / ₡ / nhưng qui ước cho cách dùng của từng
ký hiệu và vị trí đặt trên hay dưới chân từ được sử dụng tuỳ theo ý của người
dùng.
Trong bản luận văn này chúng tôi dùng ký hiệu / / được quy ước cho
trọng âm chính và ký hiệu / , / qui ước cho trọng âm phụ . Vị trí đánh dấu
trọng âm chính nằm phía trên và trước âm tiết mang trọng âm của từ. Vị trí
đánh dấu trọng âm phụ nằm phía dưới và trước âm tiết mang trọng âm. Đây
cũng là ký hiệu được dùng trong cuốn từ điển The Oxford Advanced
Learner
s Dictionary of Current English của A.S Hornby [58,1980]
Ví dụ : Re₡sponsibility
Từ này có 6 âm tiết, theo thứ tự từ trái qua phải trọng âm của từ này là :
Không trọng âm – trọng âm bậc nhì - không trọng âm – trọng âm bậc nhất –
không trọng âm – không trọng âm.
Tuy nhiên để tiện cho việc theo dõi trong luận văn này chúng tôi chỉ
chủ yếu đề cập đến hai mức độ trọng âm đó là : Trọng âm (trọng âm bậc nhất
- primary stress) và không trọng âm (unstressed syllable ).
1.2.4 Trọng âm từ và ảnh hưởng của nó trong cấu trúc từ và các đơn
vị âm vị học.
Trọng âm có thể phục vụ đánh dấu từ loại, ở cấp độ từ. Mỗi thực từ
tiếng Anh được đánh dấu bởi ít nhất một trọng âm chính và có xu hướng tạo
thành những khuôn mẫu xác định về phân bố trọng âm theo cấu trúc từ. Tuỳ
theo vị trí của trọng âm theo yêu cầu hình thái học mà những âm vị bên trong
một cấu trúc từ có thể bị biến đổi đi một cách đáng kể.
Ví dụ : Một mô hình khá nổi tiếng về phân bố trọng âm theo từ loại
kiểu như :
- 14 -
Ví du1:
Danh từ
Động từ
1. Transport [trổnspƆ:t]
Transport [trổnspƆ:t]
2. Overflow [әƱvәflәƱ]
Overflow [әƱvәflәƱ]
3. Convert [kɒnv3:t]
Convert [ kәnv3:t]
Trong các ví dụ này, thấy rõ trọng âm của danh từ thì rơi vào âm tiết
thứ nhất trong cấu trúc, còn khi thể hiện động từ thì trọng âm lại rơi vào âm
tiết cuối. Mức độ mạnh nhẹ của trọng âm ở đây có thể làm ảnh hưởng đến
chất lượng các yếu tố âm thanh và làm chúng không còn giữ nguyên được
dạng tương ứng với bất biến thể do hình thái học qui định nữa ( ví dụ 3 bảng
trên ). Khi các từ phái sinh hiện tượng phân bố trọng âm cũng đụng chạm đến
sự thể hiện âm vị ( xem ví dụ 2 dưới đây)
Ví dụ 2:
Động từ
Danh từ
1.Concentrate [kɒnsntreit]
Concentration [kɒnsntrei∫n]
2.Admire [әdmaiә]
Admiration [ổdmәrei∫n]
Ví dụ 3:
Tính từ
Danh từ
1.Sensitive [sensәtiv]
Sensitivity [sensәtivәti]
2.Objective [әbʤektiv]
Objectivity [ɒbʤektivәti]
- 15 -
1.2.5 Vị trí trọng âm từ trong tiếng Anh
Vị trí trọng âm từ khác nhau tuỳ theo ngôn ngữ. Trong tiếng Tiệp,
Hung, Mông Cổ, La Tinh, trọng âm luôn luôn rơi vào âm tiết đầu từ ; trong
tiếng Balan, Malasia, trọng âm bao giờ cũng ở âm tiết áp chót của từ ; trong
tiếng Thổ Nhĩ Kỳ trọng âm lúc nào cũng ở âm tiết cuối cùng của từ. Loại
trọng âm như vậy gọi là trọng âm cố định. Trong trường hợp đó, chúng ta có
thể đánh dấu trọng âm từ cho dù chúng ta không biết nghĩa của từ và như vậy
trọng âm từ không có tính khu biệt. Như vậy, trong một số ngôn ngữ như đã
kể trên và còn nhiều ngôn ngữ nữa, mô tả trọng âm
từ*************************************************************
**************************************************************
**************************************************************
**************************************************************
**************************************************************
**************************************************************
**************************************************************
**************************************************************
*****************ây nhiều khó khăn đối với học sinh ngoại quốc học tiếng
Anh nói chung và học sinh Việt Nam học tiếng Anh nói riêng. Làm thế nào
phát âm từ tiếng Anh đúng trọng âm. Nhiều tác giả cho rằng trọng âm của
Anh ngữ khó đoán nên tốt nhất cứ coi việc định nơi có trọng âm là đặc tính
của riêng từng từ phải học thuộc khi học từ đó. Chắc chắn bất cứ ai cố gắng
phân tích vị trí trọng âm đều phải công nhận rằng thật là một công việc phức
tạp .
Tuy nhiên đa số các tác giả khác cho rằng vì trọng âm từ trong tiếng Anh là
loại trọng âm bất biến ( fixed word stress) nên ta có thể xác định được một số
qui tắc trọng âm từ.
- 16 -
1.2.5.1 Trọng âm ở từ đơn ( stress with simple words)
1.2.5.1.1 Từ có một âm tiết ( One- syllable words)
Từ một âm tiết luôn mang trọng âm ( trọng âm chính ) khi phát âm từng
từ một.
1.2.5.1.2 Từ có hai âm tiết ( Two- syllable words)
Đối với từ hai âm tiết, trọng âm có thể rơi vào hoặc là âm tiết đầu hoặc
là âm tiết thứ hai.
1.2.5.1.2.1Đối với động từ (V), tính từ (adj) , trạng từ (adv) và giới từ
( prep) có qui luật cơ bản sau :
1-Nếu âm tiết thứ hai có nguyên âm dài hay nguyên âm đôi ( ngoại trừ
/ әƱ/ ) hoặc có tận cùng bằng hơn một phụ âm thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ
hai.
Ví dụ:
Động từ : ( arrive /әraiv/ : đến, tới ( một nơi nào))
attract / әtrổkt/ : Lôi cuốn
Tính từ : (correct /kәrekt/ : đúng)
Trạng từ :( behind /bi haind/ : chậm trễ,sau )
Giới từ : ( inside / insaid/ : phía trong)
2- Nếu âm tiết thứ hai có nguyên âm ngắn hoặc nguyên âm đôi / әƱ/ và
một hoặc không có phụ âm cuối , trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất .
Ví dụ :
Động từ : (borrow / bɒrәƱ/ : mượn )
Tính từ : (sorry / sƆri/ : lấy làm tiết, xin lỗi )
- 17 -
Trạng từ : ( rather /raðә(r) / : hơn )
1.2.5.1.2.2 Đối với danh từ
1- Nếu âm tiết thứ hai có chứa nguyên âm ngắn thì trọng âm rơi vào âm
tiết đầu.
Ví dụ :
Danh từ : (product / pr ɒdậkt/ : sản phẩm)
2- Nếu âm tiết thứ hai có chứa nguyên dài hoặc nguyên âm đôi thì
trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai .
Ví dụ :
Danh từ : (design / dizain/ : bản thiết kế )
(Balloon/ bәlu:n/ : khinh khí cầu )
1.2.5.1.3. Từ có ba âm tiết ( three syllable words)
1.2.5.1.3.1Đối với động từ
1- Nếu âm tiết cuối có nguyên âm ngắn hoặc tận cùng không quá một
phụ âm , trọng âm sẽ rơi vào âm tiết trước nó.
Ví dụ :
Động từ : (Determine/ dit3: min/ : quyết định)
2- Nếu âm tiết cuối có nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hay tận cùng
bằng hơn một phụ âm , trọng âm rơi vào âm tiết cuối.
Ví dụ :
Động từ : (Disabuse / disәbju:z/ : làm cho tỉnh ngộ)
1.2.5.1.3.2 Đối với danh từ và tính từ :
- 18 -
1- Nếu âm tiết cuối có nguyên âm ngắn hay nguyên âm đôi /әƱ/ và âm
tiết trước âm tiết cuối chứa nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hay nó kết thúc
bằng hơn một phụ âm, trọng âm rơi vào âm tiết giữa .
Ví dụ :
Danh từ : (Potato / pәteitәƱ/ : khoai tây)
2- Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất khi các âm tiết còn lại có chứa
nguyên âm ngắn hay nguyên âm đôi /әƱ/ hay kết thúc bằng một phụ âm.
Ví dụ :
Danh từ : ( Cinema / sinә mә/ : rạp chiếu bóng)
1.2.5.2 Trọng âm ở từ phức( complex word stress)
Từ phức có hai loại từ chính :
- Từ tạo thành do gốc từ thêm tiếp ngữ.
- Từ ghép do hai hay hơn từ độc lập tạo nên.
1.2.5.2.1 Từ tạo thành do gốc từ thêm tiếp ngữ ( Stem+ affix)
1.2.5.2.1.1 Tiếp vĩ ngữ (suffix)
1- Tiếp vĩ ngữ mang trọng âm :
Nhấn mạnh tiếp vĩ ngữ ở các từ tận cùng bằng <-ee, -eer, -ese, -ette, -
esque, -ique, -ain >
Ví dụ :
<-ee> employee : người làm thuê
<-eer > Volunteer : người tình nguyện
<-ese> Japanese : người Nhật Bản
<-ette > cigarette : thuốc lá
<-esque> picturesque : đẹp mắt
- 19 -
<-ique> unique : độc nhất vô nhị
<-ain> entertain : chiêu đãi , tiêu khiển
2- Tiếp vĩ ngữ ảnh hưởng đến vị trí trọng âm ở từ căn
+ Nhấn mạnh âm tiết ngay trước tiếp vĩ ngữ ở các từ tận cùng bằng <-
ial, -ual, -ian, -ion, - cient, - ious, - eous, - uous, - ic, - ical, - ity, - ify, - itive, -
itude, - logy , -graphy >
Ví dụ :
<-ial> official : chính thức
<-ual> in tellectual : thuộc về trí tuệ
<-ian> optician : chuyên viên quang học
<-ion> direction : sự điều khiển
< -cient> sufficient : đủ
< - ious> curious : tò mò
<- eous> Simultaneous : đồng thời
<- uous> ambiguous : mơ hồ
<- ic> fantastic : kỳ quái
<- ical> physical : vật chất
<- ity> publicity : sự công khai
<- ify> classify : sắp xếp thành lớp
<-itive> repetitive : có đặc trưng lặp đi lặp lại
<- itude>attiude : thái độ
<-logy> biology : sinh học
<- graphy> geography : địa lý học
- 20 -
+ Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai trước tiếp vĩ ngữ ở các từ tận cùng
bằng <-ate,-ize, -ary>
Ví dụ :
<-ate> operate : hoạt động
<- ize> apologize : xin lỗi
<- ary>secretary :thư ký
3-Một số tiếp vĩ ngữ không ảnh hưởng đến vị trí trọng âm.
<-able, -al , -ed,-en, -er, -est, -ful, - ing, -ish, -ist, -ism, -less, -ly, -
ment, - ness,- ous, -y>
Ví dụ :
<-able> reason reasonable : biết điều
<-al> refuse refusal : sự từ chối
<-en> wide widen : mở rộng
<-er> interpret interpreter : nười phiên dịch
<-est> pharmacy pharmacist : người bán dược phẩm
<-ful> wonder wonderful : tuyệt vời
<-ing> amaze amazing : kinh ngạc
<-ish> Spain Spanish : Tây Ban Nha
<-ist> social socialist : người theo chủ nghĩa xã hội
<-ism> material materialism : chủ nghĩa vật chất
<-less>Job Jobless : thất nghiệp
<-ly> quick quickly : một cách nhanh chóng
<-ment> employ employment : việc làm
- 21 -
<-ness>happy happiness : sự hạnh phúc
<-ous>danger dangerous : nguy hiểm
<-y> fun funny : thú vị
1.2.5.2.1.2 Tiếp đầu ngữ
Tiếp đầu ngữ là một hay hai âm tiết thêm vào ở đầu của một số từ.
Chúng chứa những ý nghĩa nhất định để bổ nghĩa cho các từ này. Với tiếp đầu
ngữ chúng ta quả thật khó đoán được vị trí các trọng âm vì tác dụng của
chúng đối với từ căn không xác định. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp có
thể được.
* Các tiếp đầu ngữ một âm tiết :
1- Những từ có hai âm tiết, mà âm tiết đầu là tiếp đầu ngữ a- thì trọng
âm luôn luôn rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: <a-> alive : còn sống
2- Các tiếp đầu ngữ một âm tiết không mang trọng âm.
Ví dụ :
<co-> cooperate : hợp tác
<con-> continue : tiếp tục
<com-> commitee : uỷ ban
<de-> deliver : phát
<dis-> discuss : bàn luận
<ex-> exhibit : trưng bày
<e-> enough : đủ
<mis-> mistake : sai lầm
<pre-> prepare : chuẩn bị
- 22 -
<pro-> protest : phản kháng
<re-> reward : phần thưởng
* Các tiếp đầu ngữ hai âm tiết: ante-; anti-; auto-; inter-; circum-;
counter-; hyper-; hypo-; micro-; mono-; multi-; poly-; uni-; ultra
1- Khi các tiếp đầu ngữ này hình thành một từ ba âm tiết, thường có
trọng âm ở âm tiết đầu tiên.
<ante-> antedate : đề lùi ngày tháng
<anti-> antifreeze : hoá chất chống đông
<auto-> automate : tự động hoá
<circum -> circumflex : dấu mũ
<counter -> counterpoint : giai điệu thêm vào…
<micro -> microscope : kính hiển vi
<mono -> monorail : đường xe lửa một ray
<multi -> multiply : gồm nhiều loại
<uni -> universe : vũ trụ
<ultra -> ultrasound : siêu âm
2- Khi các tiếp đầu ngữ hai âm tiết hình thành một từ bốn âm tiết hay
nhiều hơn, thường trọng âm phụ ở âm tiết đầu tiên và trọng âm chính rơi vào
âm tiết thứ ba.
Ví dụ :
antisocial : phản xã hội
automatic : tự động
circumvention : việc tìm cách để vượt qua
hyperactive : quá hiếu động
- 23 -
hypodermic : tim dưới da
interaction : sự tương tác
1.2.5.2.2 Từ ghép
Từ ghép là từ được kết hợp bởi hai từ đơn lập ( vài từ do hơn hai từ
ghép thành, nhưng chúng tôi không xét những trường hợp đó ). Từ ghép được
viết theo 3 cách khác nhau:
- Có thể viết như một từ như : armchair, sunflower
- Có thể viết có gạch nối như : fruit-cake, gear-change.
- Có thể viết tách rời nhau như : desk lamp, battery charger.
* Một số qui tắc trọng âm đối với từ ghép :
1- Hầu hết những từ ghép gồm hai danh từ đơn thì trọng âm rơi vào
một trong những âm tiết của từ đầu.
Ví dụ : tea-pot : ấm trà
2- Đối với loại từ ghép theo công thức : tính từ + danh từ thêm ed (Adj
+N-ed) thì trọng âm rơi vào một trong những âm tiết của từ thứ hai.
Ví dụ: bad-tempered : bực bội
3- Đối với loại từ ghép với từ đầu là số đếm hoặc số thứ tự thì trọng
âm rơi vào một trong những âm tiết của từ thứ hai.
Ví dụ : three - wheeler : xe ba bánh
4- Đối với tính từ ghép có dạng tính từ + động từ thêm ing (Adj+ V-
ing) thì trọng âm rơi vào một trong những âm tiết của từ thứ hai.
Ví dụ : hard- working : chăm chỉ
5- Đối với loại từ ghép có chức năng như trạng từ thì trọng âm rơi vào
một trong những âm tiết của từ thứ hai .
Ví dụ : head - first : lao đầu xuống
- 24 -
6- Đối với loại từ ghép có dạng tính từ + động từ ( Adj + V) thì trọng
âm rơi vào động từ.
Ví dụ : ill-treat : xử tệ
7- Đối với tính từ ghép có dạng danh từ + động từ thêm ing (N+ V- ing)
thì trọng âm rơi vào danh từ.
Ví du: paper-making : chế tạo giấy
8- Đối với tính từ ghép có dạng danh từ + quá khứ phân từ (N + V3) thì
trọng âm rơi vào quá khứ phân từ.
Ví dụ : man-made : nhân tạo
9- Đối với tính từ ghép có dạng trạng từ + quá khứ phân từ (Adv+ V3)
thì trọng âm rơi vào một trong những âm tiết của của từ thứ hai.
Ví dụ : Well-qualified : chất lượng tốt
1.2.5.2.3.Cặp từ loại
Có vài chục cặp từ loại hai âm tiết đánh vần giống hệt nhưng khác
nhau về vị trí trọng âm tuỳ từ loại ( danh từ, động từ hay tính từ ) tất cả đều có
tiếp đầu ngữ + từ cản. Qui tắc trọng âm đối với các cặp từ này là: Khi có một
cặp từ gồm tiếp đầu ngữ + từ cản, cả hai đánh vần giống hệt nhau, một tiếng
là động từ, tiếng kia là danh từ hay tính từ, thì trọng âm ở âm tiết thứ 2 của
động từ, còn trọng âm của danh từ hay tính từ thì ở âm tiết 1.
Ví dụ : Danh từ (produce : nông phẩm)
Động từ (produce : sản xuất)
1.3 Trọng âm tiếng Việt
Trong các ngôn ngữ Âu châu như tiếng Anh, tiếng Nga trọng âm có vai
trò đáng kể. Trong tiếng Việt và các ngôn ngữ có thanh điệu khác vai trò của
trọng âm có bị “mờ nhạt ” đi trước sự tồn tại của thanh điệu. Tuy nhiên sẽ là
- 25 -
không đúng nếu như có thái độ cực đoan cho rằng tiếng Việt hoàn toàn không
có trọng âm.
Trong tiếng Việt, trọng âm được nêu bật chủ yếu bằng cách tăng cường
trường độ của nguyên âm ( Đoàn Thiện thuật[30,1996]). Nói cách khác, trọng
âm trong tiếng Việt chủ yếu là trọng âm lượng.
Theo Thompson [74,1984], có sự khác biệt giữa ba mức độ trọng âm (
độ vang và độ mạnh khi phát ra âm tiết ): Hầu hết các âm tiết có độ vang
trung bình: trọng âm vừa, trong mỗi ngữ đoạn, có ít nhất một âm tiết mang
trọng âm mạnh, có độ vang lớn hơn trọng âm vừa, còn các âm tiết khác thì có
trọng âm yếu.
Trọng âm mạnh rơi vào một âm tiết của từ truyền đạt thông tin mới
hay có tầm quan trọng lớn nhất; trọng âm yếu thì đi với những từ không có
hay ít thông tin mới.
Theo Cao Xuân Hạo [14,1978], trong câu nói tiếng Việt có sự tương
phản giữa các tiếng ( các âm tiết kế tiếp nhau, về độ dài, độ mạnh và tính trọn
vẹn của đường nét thanh điệu. Sự tương phản này không có tác dụng trực tiếp
phân biệt các tiếng (hay các “từ ”) về nghĩa, mà có tác dụng đánh dấu chỗ
phân giới các ngữ đoạn và góp phần xác định quan hệ kết hợp giữa các tiếng.
Ta gọi sự tương phản đó là sự đối lập về trọng âm.
Ví dụ : Hoa / đi mua mắm / với lại muối / về nấu ăn.
Mỗi câu nói đều mang một hay nhiều trọng âm, mỗi trọng âm đánh dấu
một ngữ đoạn: Nó được đặt vào tiếng ( âm tiết ) cuối cùng hay duy nhất của
ngữ đoạn. Như vậy trọng âm có chức năng phân giới giữa từng ngữ đoạn với
ngữ đoạn kế theo sau trong câu.
Tóm lại: Theo các nhà nghiên cứu trọng âm trong tiếng Việt không có
giá trị khu biệt ý nghĩa từ vựng như trong các ngôn ngữ Âu châu, mà chỉ được