Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lêi më ®Çu
Phát âm chính xác là điều bắt buộc đối với bất cứ người học ngoại
ngữ nào, bởi nếu người nói phát âm chính xác thì người nghe mới hiểu
được. Và tương tự, nếu người nói phát âm chính xác mà người nghe
không nắm được các phát âm đó thì cũng không sao hiểu được những gì
mình nghe. Với Tiếng Anh, phát âm chính xác càng quan trọng vì Tiếng
Anh là ngôn ngữ đa âm. Nếu phát âm sai một từ thì sẽ thành từ khác làm
người nghe hiểu sai hoặc không hiểu được.
Bộ sách giáo khoa mới Tiếng Anh THPT đã rất chú trọng vấn đề
này: bên cạnh thiết kế bài dạy về GRAMMAR, READING,
WRITTING như bộ sách giáo khoa cũ , bộ sách giáo khoa mới còn có
các phần SPEAKING, LISTENING và PRONUNCIATION nhằm phát
triển toàn diện các kỹ năng cho người học. Đây chính là một trong
những cái hay của bộ sách giáo khoa lần này. Và cũng vì vậy mà nội
dung kiểm tra học sinh theo chương trình mới đương nhiên cũng bao
gồm cả phần phát âm( PRONUNCIATION).
Trên thực tế, hầu hết học sinh rất đối phó với nội dung này vì chưa
nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phát âm cộng với hạn chế khách
quan về môi trường giao tiếp hầu như không có . Về phía giáo viên, đây
cũng là nội dung dạy mới mà khi học chương trình phổ thông (cũ) chưa
được tiếp cận. Khi học đại học thì các giáo viên tương lai cũng không
được học nhiều và chuyên sâu về phát âm . Và các giáo viên dạy Anh
Văn THPT hiện tại cũng không có một tài liệu chuẩn để dạy ngữ âm nên
phải tự tìm tòi nghiên cứu để phục vụ cho việc giảng dạy phát âm của
mình nên không tránh khỏi những khó khăn.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh nên tôi
luôn tìm tòi giúp học sinh cải thiện khả năng phát âm của mình để tự tin
hơn khi đọc và nói.
Vì thế tôi chọn “ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHONICS VÀ
MỘT SỐ QUI TẮC PHÁT ÂM ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ
ĐỌC TỪ TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 11A2 TRƯỜNG
THPT QUAN SƠN 2” làm đề tài nghiên cứu của mình
2. Thùc tr¹ng cña vÊn ®Ò nghiªn cøu
Tất cả các bài học (Units) trong sách giáo khoa Tiếng Anh mới, hệ
7 năm đều được thiết kế với thời gian dạy là 5 tiết hoặc 6 tiết. Mỗi tiết là
một kỹ năng và phần Language Focus có thể là 2 tiết bao gồm cả dạy
Ngữ Âm và Ngữ Pháp. Đối với học sinh trường THPT Quan Sơn 2 mỗi
tiết học có khối lượng từ vựng và kiến thức rất nhiều.
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
1
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
Với đặc thù là một trường miền núi, học sinh chủ yếu là người dân
tộc Thái và Mông. Vì thế với phần lớn học sinh ở đây Tiếng Anh là
môn học rất khó. Vốn từ vựng các em có là rất ít. Cộng thêm với kiến
thức ngữ pháp ít ỏi , điều đó thực sự là rào cản lớn trong quá trình tiếp
thu kiến thức trên lớp của học sinh cũng như ảnh hưởng đến quá trình
dạy của giáo viên.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em còn gặp
nhiều khó khăn trong việc đọc từ và nhớ cách đọc của từ đó. Đọc được
coi là việc quan trọng đầu tiên, đọc được và nói được là cơ sở giao tiếp.
Khi biết đọc biết nói tiếng anh học sinh sẽ thấy tự tin hơn, tích cực tham
gia bài học, kết quả học tập sẽ tốt hơn. Và nếu quen nói sai, đọc sai thì
cũng không thể nghe được, hiểu được mấy. Đồng thời biến việc học
Tiếng Anh trở thành một hoạt động đầy lý thú, vơi đi cảm giác nặng nề,
nhàm chán làm cho giờ học nhờ đó mà có hiệu quả hơn.
Từ vựng trong chương trình tiếng anh hệ 7 năm mới có rất nhiều từ
với các cách đọc khác nhau nhiều khi làm học sinh cảm thấy bối rối.
Học sinh thấy khó để đọc hoặc phát âm từ vì các em chưa hiểu rõ bản
chất của nó. B»ng kinh nghiÖm cña b¶n th©n m×nh qua thùc tiÔn gi¶ng
d¹y trªn líp t«i nhËn thÊy nÕu sö dông nh÷ng kiÕn thøc của phương pháp
phonics và một số qui tắc phát âm có thể nâng cao được khả năng đọc từ
của học sinh. Từ đó học sinh có thể suy luận, đoán ra cách phát â m
của các từ khác.
Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau: thời gian, quy định về số tiết,
nội dung, … mà đề tài mới chỉ đưa ra một số qui tắc phát âm giúp học
sinh phát triển khả năng đọc từ Tiếng Anh dựa trên phương pháp
Phonics và bước đầu được áp dụng thử nghiệm tại lớp 11 A2, trường
THPT Quan Sơn 2.
Đề tài này (“ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHONICS VÀ MỘT
SỐ QUI TẮC PHÁT ÂM ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ ĐỌC
TỪ TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 11A2 TRƯỜNG THPT
QUAN SƠN 2) là kết quả của những gì mà bản thân đã được học, được
trải nghiệm, và đặc biệt là qua công việc giảng dạy, tiếp xúc với học sinh
hàng ngày của mình. Tôi hi vọng nó sẽ phần nào giúp ích cho các đồng
nghiệp của mình ở các trường THPT
Tôi tin rằng đây cũng sẽ là sự khởi đầu để tôi mạnh dạn áp dụng
thực hiện ở các lớp mà tôi trực tiếp tham gia giảng dạy, cũng như tiếp
tục công việc nghiên cứu tìm tòi của mình.
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
2
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
B. gi¶i quyÕt vÊn ®Ò
1. Một số kiến thức cơ bản về Phonics và phương pháp Phonics
1. 1. Phương pháp Phonics
Khi đọc và nói chúng ta sử dụng âm thanh (sounds). Khi đọc, âm
thanh được thể hiện bằng 26 chữ cái trong bảng chữ cái. Mối liên hệ
giữa âm thanh và chữ cái được gọi là Phonics( ngữ âm).
Phương pháp Phonics là phương pháp dạy tiếng anh theo cách
ghép vần từng âm tương tự như tiếng việt. Sau khi nắm được các qui tắc
cơ bản của Phonics học sinh có thể nhìn chữ và đoán ra cách đọc. Dần
dần hình thành khả năng đọc chính xác bất kì từ nào cho dù chúng đã
được học từ đó hay chưa.
Vận dụng phươn pháp Phonics để học đọc từ có thể giúp học sinh
tự phát âm, tự đoán cách đọc các từ mà không phụ thuộc quá nhiều vào
giáo viên. Bên cạnh đó giúp học sinh phát âm chuẩn hơn, không bị nuốt
âm cuối và hơn nữa còn cải thiện kĩ năng viết sau này.
Tuy nhiên không phải tất cả các từ tiếng anh đều tuân theo qui tắc
Phonics nhưng nắm được qui tắc này học sinh cũng có thể đọc được
tương đối nhiều từ trong sách giáo khoa.
1.2. Một số kiến thức cơ bản về Phonics
1.2.1. Âm của chữ cái Tiếng Anh ( English Letter Sounds)
Cũng giống như tiếng Việt, các chữ cái tiếng Anh có tên chữ cái và
âm chữ cái.
- Tên chữ cái: trong tiếng Việt là A, Bê, Xê
Còn trong tiếng Anh là : /ei/, /bi/, /si:/
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
3
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
- Âm chữ cái: trong tiếng Việt là : a, bờ , cờ và khi đọc thì ta dùng
những âm này để ghép vần và đọc được từ. Ví du: nờ a na, bờ a ba
Trong tiếng Anh cũng vậy. Có tất cả 46 âm nhưng chỉ có 26 chữ cái
và âm được phân loại như sau:
* Nguyên âm: a, e, i, o, u. Được chia làm 2 loại nguyên âm dài và
nguyên âm ngắn và phát âm khác nhau như sau:
- Nguyên âm ngắn:
+ Short a đọc là /æ/ (e: miệng mở rộng, hàm dưới kéo xuống) apple
+ Short e đọc là /e/ (e: rộng dài miệng như khi cười thật tươi) elephant
+ Short i: đọc là /i/ giống trong chữ igloo
+ Short o: đọc là /o/ giống trong chữ octopus
+ Short u: đọc là /٨/ (ă/u) giống trong chữ umbrella, push
- Nguyên âm dài và các nguyên âm đôi:
+ Long a: đọc là /ei/ (ây) là âm của các chữ cái:
a :acorn
ai : rain, drain
a-e : date, plate
ay : day, play, stay
+ Long e: đọc là /i/ (i) là âm của các chữ cái
e : ear
ee : seed, bleed, street
ea : seat, read
+ Long i: đọc là /ai/ (ai) là âm của các chữ cái
i : ice- cream
ie : pie, tie, die
i-e : pipe, line
igh : high, night
y : my, cry
+ Long o : đọc là /o/ là âm của các chữ cái
o : ocean
oa : boat, goat, coat
o-e : bone, close, smoke
ow : snow, slow
+ Long u : đọc là /ju:/ là âm của các chữ cái
u : uniform
ue : Tuesday, due, cue
u-e : cube, tube
ew : few, new
- Các nguyên âm đôi khác:
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
4
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
+ Short oo: cook, book (đọc hơi lai giữa u và ơ một chút)
+ Long oo: moon, spoon (đọc thành u)
+ The “ar” sounds: ar : car
+ The “er” sounds:
er : tiger, teacher
ur : turn, burn
ir : bird, shirt
+ The “or” sounds:
or : fork, port
au : august, pause
aw: law, straw
al: tall, walk
+ The “oi” sounds:
oi: oil, coin
oy: joy, boy
+ The “ou” sounds:
ou: cloud, shout
ow: clown, cow.
* Phu âm:
- Phu âm đơn:
+ B, D, H, P, S, T, V: đọc gần giống tiếng Việt nhưng ko đọc rõ âm “ơ”
+ C: đọc là /sз:/ VD: circus ; hoặc /k/ VD: cat.
+ F: phát âm giống ph tiếng Việt nhưng không đọc phần "ơ"
+ G: phát âm /g/ VD: girl hoặc /dʒ:/ như giraffe.
+ J: /dʒ:/ VD: jump
+ K: /k/ VD: kitten
+ L, N đọc cong lưỡi, phát âm trong họng, lưỡi không rời hàm trên và
không đọc thành "lờ","nờ" VD: Leg, nose
+ M phát âm lúc hai môi vẫn khép, không đọc thành "mờ". VD: mouth
+ Qu: /kw/ đọc giống qu trong tiếng Việt. VD: question
+ R: /r/ VD: rabbit
+ W: /w/ đọc giống “guà” VD: water
+ X: /ks/ VD: box
+ Y: /јə/ giống như trong từ "yes".
+ Z: /z/ VD: zebra.
- Phu âm kép: gồm 2 loại diagraph và blend.
+ Digraph: 2 phụ âm đứng cạnh nhau và tạo thành 1 âm (giống như chữ
ch, th trong tiếng Việt). Digraph sounds gồm có:
- Voiced Th: /ð/ : the, this ( đọc là d)
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
5
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
- Unvoiced th: /θ/ thin, thick (đọc là th)
- Sh: /∫/ VD: ship ( s uốn lưỡi)
- Ch:/t∫/ VD: chicken ( đọc là tr uốn lưỡi)
- Wh: /w/ VD: what ( gùa)
- Ph: VD: alphabet
+ Blend sounds: 2 phụ âm đúng cạnh nhau và tạo thành 2 âm khác nhau
- Âm đầu:: bl cl fl gl pl sl br cr dr fr gr pr tr st sc sm sn tw shr thr scr spr
str
Spring (sờ pờ rờ+ing= s p ring)
- Âm cuối: lb, ld, lf, lk, lm, ln, lp, lt, ct, ft, nt, pt, xt, mp, nd
Land (lờ +a+nd)
1.2. Cấu tạo của từ Tiếng Anh( English Word Formation)
Nguyên âm là yếu tố cơ bản trong việc cấu tạo thành các từ Tiếng
Anh. Bất kỳ một âm tiếng Anh nào cũng phải có sự hiện diện của
nguyên âm. Từ được cấu tạo hoàn chỉnh khi có sự phối hợp giữa nguyên
âm và phụ âm.
Tiếng Anh được cấu tạo bằng các hình thức sau:
(1) Một nguyên âm đứng đầu một âm:
a. nguyên âm (vowel); eg: I [ai] (tôi)
a [ə , ei] (một)
Oh! [əʊ] (ồ)
b. nguyên âm + phụ âm (consonant); eg: at [æt, ət] (ở, tại)
it [it] (nó- chỉ
vật)
c. nguyên âm + phụ âm + phụ âm ; eg: ask [ɑ:sk] (hỏi, yêu cầu)
and [ænd, ənd, ən]
(và)
d. nguyên âm + phụ âm + phụ âm + phụ âm; eg: eight [eit] (tám)
(2) Một nguyên âm đứng cuối một âm ( một hay nhiều phụ âm đứng
trước nguyên âm)
a. phụ âm + nguyên âm; eg: do [du:] (làm)
me [mi:] (tôi)
b. phụ âm + phụ âm + nguyên âm; eg: slow [sləu] (chậm)
stay [stei] ( ở lại)
c. phụ âm + phụ âm + phụ âm + nguyên âm;
eg: spray [sprei] (phun, xịt)
d. phụ âm + phụ âm + phụ âm + phụ âm + nguyên âm; eg
schwa [∫wɑ:] (âm không nhấn)
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
6
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
(3) Một nguyên âm đứng giữa một âm:
a. phụ âm + nguyên âm + phụ âm; eg: let [let] (để cho)
sit [sit] (ngồi)
b. phụ âm + phụ âm + nguyên âm + phụ âm; eg: swim [swim]
(bơi)
clip [klip] (cái
kẹp)
c. phụ âm + phụ âm + phụ âm + nguyên âm + phụ âm;
eg: spread [spred] (trải ra, mở rộng)
d. phụ âm + nguyên âm + phụ âm + phụ âm;
eg: call [kɔ:l] (gọi)
mill [mil] ( nhà máy)
e. phụ âm + nguyên âm + phụ âm + phụ âm + phụ âm;
eg: height [hait] ( chiều cao
(4) Hai nguyên âm đứng giữa một âm:
phụ âm + nguyên âm + nguyên âm + phụ âm;
eg: head [hed] (cái đầu)
coat [kəut] (áo khoác)
Do đó, khi phát âm một từ của Tiếng Anh, ta phải nhận định âm
chính xác của nguyên âm, rồi ta ghép với phụ âm đứng trước nguyên
âm, sau cùng là ghép phụ âm đứng sau nguyên âm;
eg: face [f ei s] (gương mặt)
3 1 2
1.2.3 Sự phân vần trong từ Tiếng Anh (English Syllable Division)
Muốn tự đọc được các từ Tiếng Anh một cách dễ dàng , phải biết
được từ đó có bao nhiêu âm tiết. Phương pháp phân vần như sau:
(1) Đầu tiên ta đếm xem trong từ có bao nhiêu:
Nguyên âm đơn: a, e, i, o, u, y
- Nguyên âm đôi:
ai, ay ie
au, aw oa
ea oi, oy
ee ou
ei, ey oo
eu, ew ow
- Nguyên âm ba:
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
7
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
air, are oar
ear our
ear+ phụ âm oor
eer ower
là có bấy nhiêu vần.
(2) Nếu giữa 2 nguyên âm chỉ có 1 phụ âm , ta sẽ ghép phụ âm đó với
nguyên âm đứng sau nó; eg: pa/per ['peipə]
mo/ment ['moumənt]
stu/dent ['stju:dnt]
(3) Nếu giữa 2 nguyên âm chỉ có 2 phụ âm, ta phân làm 2 phần riêng
biệt : 1 phụ âm ghép với nguyên âm đứng trước nó, 1 phụ âm ghép với
nguyên âm đứng sau nó;
eg: an/ger ['æηgə]
pen/cil ['pensl]
win/dow ['windou]
sup/per ['sʌpə]
(4) Nếu giữa 2 nguyên âm chỉ có 2 phụ âm, nếu “r” là phụ âm thứ nhất
và phụ âm thứ 2 có thể bất kỳ phụ âm nào ta cũng chia thành 2 phần
riêng biệt: phụ âm “r” ghép với nguyên âm đứng trước nó, phụ âm còn
lại ghép với nguyên âm đứng sau nó và nguyên âm có “r” sẽ được nhấn
giọng;
eg: par/ty ['pɑ:ti]
bur/den ['bə:dn]
cor/ner ['kɔ:nə]
(5) Nếu giữa 2 nguyên âm chỉ có 1 phụ âm là “r” thì “r: thuộc về
nguyên âm đứng sau nó, nhưng nguyên âm đứng trước phải đọc thêm
âm [ə] nếu là vần nhấn giọng;
eg: fu/ry ['fjuəri]
inqui/ry [in'kwaiəri]
(6) Khi 2 nguyên âm đọc chung 1 âm, thì không thể phân làm 2 phần
riêng biệt;
eg: read [ri:d]
goal [goul]
(7) Hai nguyên âm đi kèm với nhau , được phân làm 2 phần riêng biệt
khi phát âm mà chúng ta thường gặp là: e/ate ; eg: cre/te [kri:'eit]
o/ic ; eg: hero/ic [hi'rouik]
u/i ; eg: su/icide ['su:isaid]
i/ ence; eg:sci/ence ['saiəns]
i/o ; eg: vi/olence ['vaiələns]
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
8
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
i/ate ; eg:associ/ate [ə'sou∫iit]
(8) Cuối từ có “le”, “re”, hoặc “”er” phải có 1 phụ âm đi kèm với nó để
tạo thành vần; eg: ar/ti/cle ['ɑ:tikl]
peo/ple ['pi:pl]
mus/cle ['mʌsl]
(9) Nếu giữa 2 nguyên âm có “qu” thì “qu” sẽ thuộc về nguyên âm
đứng sau nó; eg: li/quid ['likwid]
e/quality [i:'kwɔliti]
(10) “x” là 1 mẫu tự nhưng phát thành 2 phụ âm , theo nguyên tắc phân
vần nó thuộc về nguyên âm đứng trước nó, nhưng khi đọc thì thành 2 âm
[ks] hoặc [gz];
eg: lu/xury ['lʌk∫əri]
an/xious ['æηk∫əs]
e/xotic [eg'zɔtik]
(11) Nếu “sc” không phát thành âm [s] hoặc [∫] thì được xem là 2 phụ
âm , ta phải phân làm 2 phần riêng biệt: 1 phụ âm ghép vào nguyên âm
đứng trước nó, 1 phụ âm ghép vào nguyên âm đứng sau nó; eg:
mis/count ['miskaunt]
dis/covery [dis'kʌvəri]
(12) Phụ âm đứng trước “l”, “r” được đọc chung khi nó đứng đầu 1 từ;
eg: blue [blu:]
brain [brein]
crook [kruk]
(13) Khi có tiếp vĩ ngữ -ing và trước nó có chùm âm (cluster), ta ghép
chùm âm với _ing; eg: trou/bling ['trʌbləs]
cen/tring ['sentriη]
(14) Khi “g’ đi kèm với “i” hoặc “e” sẽ phát âm thành [dʒ];
eg: gi/ant ['dʒaiənt
ge/ne/ral ['dʒenərəl]
gen/tle ['dʒentl]
gi/gan/tic [dʒai'gæntik]
1.2.4 Mẫu tự câm trong Tiếng Anh ( Silent letters)
Trong Tiếng Anh có một số phụ âm câm trong các trường hợp
sau. Do đó, trong cách phiên âm người ta không ghi vào phần phiên âm:
(1) “b” là âm câm khi có dạng: -mb, -bt (khi “b” đi kèm với “m” và
“t”);
eg: comb [kəum]
dumb [dʌm]
debt [det]
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
9
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
doubt [daut]
(2) “c” là âm câm, xảy ra trong từ : muscle ['mʌsl]
(3) “d” là âm câm khi đứng giữa 2 phụ âm khác;
eg: handkercheif ['hæηkət∫if]
sandwich ['sænwidʒ]
(ngoại lệ: Wednesday ['wenzdi])
(4) “e” là âm câm khi đứng cuối từ;
eg: bite [bait]
ripe [raip]
(5) “g” được phát âm [n] khi “g” đứng trước “n” có dạng gn-, -gn;
nhưng phát âm là [η] khi có dạng -ng;
eg: sign [sain]
champagne [∫æm'pein]
song [sɔη]
(6) “gh” là âm câm khi “gh” có dạng –gh, -ght (“gh” đứng cuối từ hoặc
đi với “t”)
eg: high [hai]
plough [plau]
eight [eit]
height [hait]
(Ngoại lệ: cough [kɒf]
laugh [lɑ:f]
rough [rʌf]
enough [i'nʌf]
tough [tʌf]
chough [t∫ʌf]
trough [trɔf] )
(7) “h” là âm câm trong các từ sau đây:
honest ['ɒnist]
honour ['ɒnə]
hour ['auə]
heir [eə]
John ['dʒɒn]
Oh [əu]
(8) “k” là âm câm khi có dạng kn- và đứng đầu của một từ (chỉ phát âm
âm [n])
Eg: know [nəu]
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
10
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
knife [naif]
knee [ni:]
(9) “l” là âm câm khi có dạng -alf; eg: calf [kɑ:f]
-alv; eg: calves [kɑ:f]
-alm; eg: calm [kɑ:m]
-alk; eg: walk [wɔ:k]
-aulk; eg: caulk [kɔ:k]
-olk; eg: folk [fouk]
-ould; eg: could [kud]
-oln; eg: Lincoln ['liηkən]
(10) “n” là âm câm khi đứng sau “m” và có dạng –mn ở cuối từ;
eg: autumn ['ɔ:təm]
hymn [him]
(11) "p" là âm câm khi đứng dầu chữ và dạng ps-, pn- và pt-;
eg: psalm [sɑ:m]
pneumatic [nju:'mætik]
ptisan [ti'zæn]
(12) "s" là âm câm khi đứng sau 1 nguyên âm và đứng trước 1 phụ
âm;
eg: island ['ailənd]
aisle [ail]
+"s" cũng là âm câm trong những từ sau: debris ['debri:]
demesne [di'mein]
(13) "t" là âm câm khi có dạng -sten, -stle, -ft; eg: listen ['lisn]
castle ['kɑ:sl]
often ['ɔfn]
(14) "r" là âm câm duy nhất trong từ : iron ['aiən], còn các trường
hợp khác “r” phát âm [r]
(15) “w” là âm câm khi đứng đầu 1 từ và đi kèm với “r” tạo thành “
wr”;
eg: write [rait]
wrap [ræp]
+ “w” cũng là âm câm trong các từ : sword [sɔ:d]
two [tu:]
answer ['ɑ:nsə]
+ “wh” đọc là [h] khi “wh” đứng trước “o”; eg: who [hu:]
whose [hu:z]
whole [houl]
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
11
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
+ “wh” đọc là [w] khi “wh” không đứng trước “o”; eg: when [wen]
why [wai]
where [weə]
what [wɔt]
2. Một số qui tắc phát âm
2.1. Phát âm các nguyên âm
2.1.1 / Nguyên âm “ a ”:
(1)- “a” phát âm [ei] khi có cấu trúc:
a. “a” + phụ âm + âm câm e*
+ e* : Trong bất kỳ chữ Tiếng Anh nào, mẫu tự “e” đúng cuối
cũng là âm câm , nghĩa là chúng ta không phát âm , trừ trường hợp “e”
đi kèm với “c”, “s” hay “g” thành ce, se hay ge thì phát âm thành âm gió
(hissing sounds- ce phát âm [s], se phát âm [s] hoặc [z]) , ge phát âm
[dʒ];
eg: age [eidʒ] (tuổi, thời đại)
race [reis] ( cuộc đua)
gate [geit] (cổng)
name [neim] (tên)
pane [pein] ( ô cửa kính)
decade ['dekeid] ( thập niên)
cake [keik] (bánh)
b. “a” + phụ âm + phụ âm + âm câm e*;
eg: chance (cơ hội)
(2) “a” phát âm [e] trong các chữ: any ['eni] một vài
many ['meni] nhiều
area ['eəriə] khu vực
care [keə] cẩn thận
bare [beə] trơ trụi
(3) “a” phát âm [eə] khi có cấu trúc:
“a” + phụ âm (+phụ âm);
eg:back [bæk]
pan [pæn ]
(4) “a” phát âm [a] khi có cấu trúc dạng ar, ast, aff, ath, alm;
eg: part [pɑ:t]
fast [fɑ:st]
staff [stɑ:f]
father ['fɑ:đə]
calm [kɑ:m]
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
12
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
(5) “a” phát âm [ɔ:] khi có dạng al, alk, wa, qua; eg: call
[kɔ:l]
chalk [t∫ɔ:k]
water ['wɔ:tə]
quality
['kwɔliti]
(5) a” phát âm [i] khi có dạng –age ở cuối từ;
eg: village ['vilidʒ]
cottage ['kɒtidʒ]
orphanage ['ɔ:fənidʒ]
2.1.2 / Nguyên âm “ e ”:
(1) “e” phát âm [i:] khi có cấu trúc: “e” + phụ âm + mẫu tự “e”
câm;
eg: scene
intervene
(2)“e” phát âm [e] khi có cấu trúc: “e” + phụ âm (+ phụ âm);
eg: ten
pet
debt
send
(3) “e” phát âm [eə] xảy ra trước “re”;
eg: there [đeə]
where [weə]
( ngoại lệ: here [hiə])
(4) “e” phát âm [a] trong chữ : sergeant
2.1.3 / Nguyên âm “ i ”:
(1) “i” phát âm [i] xảy ra trước 1 hoặc 2 phụ âm theo cấu trúc:
“i” + phụ âm (+ phụ âm)
Eg: pin [pin]
ship [∫ip]
till [til]
ability [ə'biliti]
(2) “i” phát âm [ai] xảy ra ở từ 1 vần hoặc vị trí cuối 1 từ theo cấu
trúc:
“i” + phụ âm + “e” câm
Eg: strike [straik]
file [fail]
provide [prə'vaid]
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
13
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
(3) “i” phát âm [i: ] xảy ra trong các từ mượn từ Pháp ngữ:
machine [mə'∫i:n]
routine [ru:'ti:n]
police [pə'li:s]
marine [mə'ri:n]
(4) “i” phát âm [ə] xảy ra xảy ra trước “r” ( tạo thành “ir”)
Eg: bird [bə:d]
shirt [∫ə:t]
circus ['sə:kəs]
2.1.4 / Nguyên âm “ o ”:
(1) “o” phát âm [ɒ ] khi có cấu trúc: “o” + phụ âm (+ phụ âm)
Eg: fossil ['f ɒsl]
coffee ['kɒ3]
(2) “o” phát âm [əu] khi có cấu trúc: “o” + phụ âm + “e” câm
Eg: hope [həup]
home [həum]
close [kləus]
(3) “o” phát âm [ɔ:] chủ yếu xảy ra trước “re” (tạo thành “ore” hoặc
“or”)
Eg: store [stɔ:]
before [bi'fɔ:]
(4)“o” phát âm [ə:] xảy ra trước “r” khi “or” đứng sau “w”;
eg: worm [wə:m]
worth [wə:θ]
(5) “o” phát âm [u] trong các chữ: woman ['wumən]
wolf [wulf]
womanly ['wumənli]
wolverine ['wulvəri:n]
(6)“o” phát âm [u:] trong các chữ: move [mu:v]
do [du:]
to [tu:, tu, tə]
who [hu:]
whose [hu:z]
whom [hu:m]
movie ['mu:vi]
(7)“o” phát âm [ʌ] khi sau “o” là m, n, v, the; eg: some [sʌm]
son [sʌn]
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
14
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
love [lʌv]
mother ['mʌđə]
1. 5 / Nguyên âm “ u ”:
(1) “u” phát âm [u] khi “u” đứng sau “l”, “r’, “j”; eg: put
[put]
full [ful]
(2) “u” phát âm [ju:] khi có cấu trúc:“u”+phụ âm + “e “ câm;
eg: tune [tju:n]
tube [tju:b]
cube [kju:b]
+ “u” cũng phát âm [ju:] ở những vần nhấn giọng; eg: human
['hju:mən]
duty ['dju:ti]
tuesday
['tju:zdi]
2. 2. Phát âm các phụ âm
Hầu hết các phụ âm đều được đọc giống âm chữ cái và chỉ có một
âm trừ một số trường hợp sau:
2. 2.1 . Phụ âm c
(1) c đọc là /s/ nếu nó được theo sau bởi e, I hoặc y như trong từ cinema,
city, cycle, ceiling, celebrate….
(2) c đọc là /k/ nếu nó được theo sau bởi nguyên âm và các phụ âm còn
lại như trong từ car, corn….
2.2.2. Phụ âm g
(1) g đọc là /j/ nếu nó được theo sau bởi e, I hoặc y như trong từ general,
gentlement, ginger, gym…
(2) g đọc là /g/ nếu nó được theo sau bởi nguyên âm hoặc các phụ âm
còn lại như trong từ gas, go….
2.2.3 phụ âm q
Thường được đọc là /qu/ trừ trường hợp là từ - que cuối câu khi đó q đọc
là / k/
2.2.4 Phụ âm s
Đọc là / s/ hoặc /z/ phụ thuộc vị trí nó đứng và đứng sau nguyên âm, phụ
âm vô thanh hay hữu thanh. Thường đọc là /z/ khi từ có đuôi là – es
hoặc - ies
3. Áp dụng và kết quả
3.1. Khảo sát đối tượng học sinh
Khi bắt đầu vào lớp 11, các em đối phó với việc học phát âm . Qua
thực tế các lớp tôi giảng dạy thì một số các em khi học đọc qua loa, đọc
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
15
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
sai … rồi khi làm bài thì các em làm ngẫu nhiên, chọn lung tung chứ
không dựa vào căn cứ nào cả. Số khác các em thì làm bằng sự hiểu biết
của mình và số câu đúng rất ít. Kết quả thể hiện kiểm tra về phát âm qua
giờ kiểm tra viết 15 phút và một tiết vào cuối tháng 10 tại lớp 11A2 năm
học 2012- 2013 như sau:
Trong bài kiểm tra 15’ : Đề gồm 3 câu về phát âm và tổng điểm
của 3 câu phát âm là 1,5 điểm (mỗi câu 0,5 điểm).
Kiểm tra 15 phút về phát âm
STT Họ và tên học sinh Điểm
1 Ngân Thị Huy 0,5
2 Lương Văn Nguyến 0
3 Len Thị Dung 0,5
4 Lương Thị Thảo 0,
5 Phạm Văn Mạnh 0
6 Hà Văn Tám 0,5
…
Đề kiểm tra 1 tiết gồm 4 câu về phát âm và tổng điểm của 4 câu phát âm
là 2 điểm (mỗi câu 0,5 điểm). Điểm số của cũng 6 em trên như sau:
STT Họ và tên học sinh Điểm
1 Ngân Thị Huy 0
2 Lương Văn Nguyến 0,5
3 Len Thị Dung 0,5
4 Lương Thị Thảo 0,5
5 Phạm Văn Mạnh 0
6 Hà Văn Tám 1
…
Kiểm tra 45’ về phát âm
Với kết quả về kiểm tra ngữ âm rất thấp như trên, tôi luôn cho các em
bài tập kiểm tra về phát âm dạng trắc nghiêm( dựa trên các từ vựng
trong bài học) trong các tiết học về phát âm và luôn yêu cầu học sinh
đọc từng từ và giải thích cho câu trả lời lựa chọn của mình, sau đó sửa
và luyện chung bằng cách cho cả lớp luyện đọc lại với các từ sai. Phần
“Post” của các tiết học còn lại về Reading, Speaking, Lisening, Writing
tôi cũng luôn cho bài tập về phát âm để các em có nhiều cơ hội luyên tập
và thực hành.
3.2. Kết quả thực hiện đề tài
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
16
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
*. Kết quả: Đề tài được thử nghiệm tại lớp 11 A2 từ đầu tháng 11 cho
đến cuối tháng 2 tại trường THPT Quan Sơn 2 và thu được kết quả như
sau:
Kiểm tra 15 phút về phát âm
STT Họ và tên học sinh Điểm
1 Ngân Thị Huy 1,5
2 Lương Văn Nguyến 1
3 Len Thị Dung 1,5
4 Lương Thị Thảo 1,5,
5 Phạm Văn Mạnh 0,5
6 Hà Văn Tám 1,5
Kiểm tra 45 phút về phát âm
STT Họ và tên học sinh Điểm
1 Ngân Thị Huy 1,5
2 Lương Văn Nguyến 1,5
3 Len Thị Dung 1,5
4 Lương Thị Thảo 2
5 Phạm Văn Mạnh 1
6 Hà Văn Tám 2
*. Nhận xét, đánh giá:
Kết quả trên là khá khả quan và cho ta thấy rằng hầu hết các em
đều có thể đọc đúng từ nếu các em nắm được qui tắc và rèn luyện nhiều.
Điều này cũng cho thấy được mức độ hiệu quả của việc kết hợp học đọc
từ bằng phương pháp phonics với học các qui tắc phát âm để từng bước
nâng cao khả năng đọc từ vựng tiếng anh của học sinh.
Cv
C . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc học Tiếng Anh đòi hỏi phải có sự nỗ lực, cố gắng nhất định
để đọc, nghe, hiểu, làm và nhắc lại một cách chính xác để rồi vận dụng
vào giao tiếp, viết luận …
Bên cạnh đó kiến thức là vô bờ bến, phương pháp dạy học cũng vô
cùng phong phú, biến hóa linh hoạt tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau. Do vậy, người giáo viên cần biết tìm cho mình con đường đi đúng
đắn nhất để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong công việc, khuyến khích,
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
17
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
kích thích trí thông minh, tò mò của học sinh, giúp học sinh hình thành
được nhiều kỹ năng, khắc phục được sự mỏi mệt, chán nản trong giờ
học, biến công việc buồn tẻ thành hoạt động thú vị, có sức lôi cuốn.
Trên đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ mà qua tìm tòi, nghiên cứu,
học hỏi và đặc biệt là qua các giờ giảng trên lớp, tự bản thân tôi đã rút ra
được. Có thể đây chưa phải là cách dạy hay nhất nhưng tôi vẫn hi vọng
và tin rằng nó sẽ giúp ích cho không chỉ bản thân tôi mà còn là tài liệu
tham khảo cho các bạn đồng nghiệp của tôi trong quá trình giảng dạy
Qua đây tôi cũng rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
nhiệt tình, quý báu của tất cả các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện
hơn.
2. Hướng phát triển đề tài
Vì nhiều hạn chế khách quan cũng như chủ quan mà đề tài chỉ thu
hẹp ở phần cách đọc từ. Tôi hi vọng trong tương lai sẽ phát triển đề tài
này rộng hơn về cách phát âm từ ( bao gồm cả phần trọng âm và ngữ
điệu)
3. Đề xuất, kiến nghị
Ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường cần đầu tư trang
thiết bị, máy móc, phòng đa năng, phòng học ngoại ngữ, sách, báo,
băng, đĩa tiếng anh… để học sinh có môi trường học ngoại ngữ tốt hơn.
MỤC LỤC
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
18
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
A. Đặt vấn đề
Trang 1
1. Lời mở
đầu Trang 1
2. Thực trạng vấn đề nghiên
cứu Trang 1
B. Giải quyết vấn đề
Trang 3
1. Một số kiến thức cơ bản về Phonics và phương pháp
Phonics Trang 3
1.1Phương pháp
Phonics Trang 3
1.2. Một số kiến thức cơ bản về
Phonics Trang 3
1.2.1. Âm của chữ cái Tiếng
Anh Trang 3
1.2.2. Cấu tạo của từ Tiếng
Anh Trang 5
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
19
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
1.2.3. Sự phân vần trong từ Tiếng
Anh Trang 6
1.2.4. Mẫu tự câm trong Tiếng
Anh Trang 8
2. Một số qui tắc phát
âm Trang 10
2.1. Phát âm các nguyên
âm Trang 10
2.2. Phát âm các phụ
âm Trang 13
3. Áp dụng và kết
quả Trang 13
C. Kiết luận và kiến
nghị Trang 15
Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trình Quang Vinh , Ráp vần tiếng Anh- Phiên âm quốc Tế.
2. Michael Swan, Practical English Usage
3. English Phonetics and Phonology
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
20
Trường THPT Quan Sơn 2 Sáng kiến kinh nghiệm - 2013
4. Nguyễn Kim Hiển, Hướng Dẫn Ôn Tập Thi Tốt Nghiệp Trung Học
Phổ Thông năm học 2012- 2013
5. Hoàng Văn Vân (chủ biên), Tiếng Anh 11, Nhà Xuất Bản Giáo Dục
Việt Nam, 2010.
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HÀ TỔ XÃ HỘI
21